Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ - Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc - Chương 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.18 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày lý thuyết cơ sở về tính vị chủng của người mua với
thang đo CETSCALE. Mô hình lý thuyết được xây dựng gồm biến phụ thuộc là
sẵn lòng mua (hàng ngoại) và ba biến độc lập : chất lượng cảm nhận, giá cả cảm
nhận và tính vị chủng được. Cùng với mô hình này là một loạt giả thuyết liên
quan. Chương 3 tập trung trình bày các phương pháp nghiên cứu gồm ba phần
chính: 1) thiết kế nghiên cứu, 2) kết quả nghiên cứu sơ bộ hay hiệu chỉnh thang đo
và mô hình, 3) giới thiệu mở đầu cho nghiên cứu chính thức.
1.2 Thiết kế nghiên cứu
Như đã trình bày, nghiên cứu được tiến hành theo hai bước chính :
Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu
Bứơc

Dạng Phương
pháp
Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi

09-2003
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn qua thư tín
Xử lý, phân tích dữ liệu
10 12-2003
1.2.1 Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu này sử dụng các thang đo đã được kiểm định (trình bày ở Bảng 3.2).
Mục tiêu chính của nghiên cứu sơ bộ là hiệu chỉnh các thang đo này cho nghiên
cứu chính thức.
Bảng 3.2: Thang đo các khái niệm
Stt


Khái niệm Diễn giải
1
Tính Vị Chủng
Thang CETSCALE: Shimp & Sharma (1987) : 17
biến (trích dẫn từ Luthy & Parsa (1998)
2
Chất Lượng
Cảm Nhận
3
Giá Cả
Cảm Nhận

Thang đo tham khảo: Product Judgment
(Darling & Arnold (1988), Darling & Wood
(1990), Wood & Darling (1993) (trích dẫn từ
Klein, Attenson & Morris (1998))

4
Sự Sẵn Lòng Mua
Thang đo Willingness To Buy (Darling & Arnold
(1988), Darling & Wood (1990), Wood & Darling
(1993) (trích dẫn từ Klein, Attenson & Morris
(1998))

Thang đo CETSCALE tuy đã được kiểm định ở nhiều nơi trên thế giới
nhưng việc chuyển tải các khái niệm này sang ngôn ngữ Việt Nam vẫn cần sự cẩn
trọng để bảo đảm độ tin cậy và giá trị của nó. Các đặc trưng văn hoá, tâm lý-xã hội
và kinh tế của người Việt rõ ràng có sự khác biệt rất nhiều so với phương Tây.
Ngoài ra, các tiêu chí về chất lượng, giá cả cảm nhận của người mua đối với xe
gắn máy Nhật hoặc Trung Quốc cũng phải được xác định theo cảm nhận của

người tiêu dùng.
Vì vậy, các thang đo khái niệm sẵn có cần được thẩm định với một phương
pháp mở, qua đó có thể hiệu chỉnh các biến để phù hợp với ngữ cảnh mà vẫn bảo
đảm sự đúng đắn về ý nghĩa của khái niệm cần đo lường. Kỹ thuật thảo luận tay
đôi sẽ được dùng cho bước này dựa trên một dàn bài lập sẵn về tất cả các khái
niệm liên quan (xem Phụ lục 1). Dự kiến, 15 người sẽ được mời tham gia thảo
luận.
Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở cho việc điều
chỉnh và bổ sung các biến, các khái niệm để hình thành thang đo (2), và có thể mô
hình lý thuyết cũng sẽ được hiệu chỉnh. Từ đó, Bảng câu hỏi sẽ được thiết kế, lấy
ý kiến chuyên gia, phát hành thử và hiệu chỉnh lần cuối trước khi phát hành chính
thức cho bước nghiên cứu định lượng (Hình 3.1) .
1.2.2 Nghiên cứu chính thức:
Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn
theo bảng câu hỏi qua thư tín. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS
10. Sau khi được mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ trải qua các phân tích chính sau:
1) Đánh giá độ tin cậy và giá trị các thang đo, 2) Kiểm định sự phù hợp của mô
hình lý thuyết (Hình 3.1).
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach alpha, qua đó,
các biến rác sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng nhỏ (<0.3). Thang đo sẽ
được chấp nhận khi hệ số Cronbach alpha đạt yêu cầu (>0.6).
Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định giá
trị hội tụ của các biến đo lường. Các biến có trọng số thấp (<0.4) sẽ bị loại và
thang đo được chấp nhận khi cho tổng phương sai trích >50%.
Để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết, trước hết, việc hồi qui đa
biến sẽ được tiến hành để kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết. Hai bộ
mẫu (Nhật Bản và Trung Quốc) sẽ được phân tích độc lập. Phương trình hồi quy
có dạng như sau:
1. Sẵn lòng mua = B
1

+
B
2
* Tính vị chủng +
B
3
*Chất lượng cảm nhận+
B
4
*Giá cả cảm nhận
Dựa vào kết quả này, các giả thuyết về quan hệ giữa tính vị chủng, giá cả
cảm nhận, chất lượng cảm nhận và sẵn lòng mua (H
1
, H
2
, H
3
, H
5
, H
6
) sẽ được
kiểm định.
Sau cùng, để kiểm định sự khác biệt tính vị chủng theo các biến nhân khẩu
học, các phân tích ANOVA, T-Test sẽ được thực hiện. Trường hợp này, hai bộ
mẫu Nhật Bản và Trung Quốc sẽ được hợp nhất cho phân tích.


Cơ sở lý thuyết và kết quả
các nghiên cứu liên quan

- Thang đo CETSCALE
- Chất lượng cảm nhận
- Giá cả cảm nhận
- Sẵn lòng mua
Mô hình &
Thang đo
(1)
Thảo luận tay đôi
Điều chỉnh
mô hình và
các thang đo
Mô hình &
Thang đo
(2)
Bảng câu hỏi.
Phỏng vấn thư tín
Kiểm tra hệ số Cronbach alpha
Phân tích nhân tố
Hồi quy đa biến
Kiểm đònh giả thuyết
Kiểm đònh sự phù hợp
Đánh giá thang đo
Độ tin cậy và giá trò
Điều chỉnh mô hình
Kiểm đònh
mô hình lý thuyếtâ

Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu,
dựa theo qui trình Nguyễn Đình Thọ & ctg (2003)


1.3 Nghiên cứu sơ bộ
1.3.1 Hiệu chỉnh thang đo
Như đã trình bày ở phần trên, các thang đo dùng trong nghiên cứu dựa trên
các thang đo đã được kiểm định. Từ các thông tin thu thập được sau quá trình thảo
luận tay đôi với 15 người, các thang đo này đều có những nội dung cần phải hiệu
chỉnh, được trình bày tuần tự sau đây:
1.3.1.1 Tính Vị Chủng (CET)
Tính vị chủng của người mua được đo lường bằng thang CETSCALE do Shimp &
Sharma (1987) (trích dẫn theo Luthy & Parsa (1998)) thiết lập gồm 17 biến, trình
bày ở Bảng 3.3
Bảng 3.3: Thang đo CETSCALE
1
Người Việt Nam nên mua hàng Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm
nhập khẩu.
2
Chỉ nên nhập khẩu các hàng hóa không thể sản xuất được ở Việt Nam
3
Mua hàng nội là góp phần bảo đảm việc làm cho người Việt Nam
4
Mua hàng ngoại không là hành vi đúng đắn của người Việt Nam
5
Ung hộ mua hàng ngoại là góp phần làm một số người Việt bị mất công ăn việc
làm
6
Người Việt Nam chân chính luôn mua hàng Việt Nam
7
Mua hàng ngoại chỉ giúp cho nước khác làm giàu
8
Tốt nhất là mua hàng Việt Nam
9

Nên hạn chế tối đa mua bán, trao đổi với nước ngoài trừ phi quá cần thiết
10
Mua hàng ngoại có thể gây ra thất nghiệp và tổn hại kinh doanh của người trong
nước
11
Cần đặt rào cản cho hàng nhập khẩu
12
Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn thích dùng hàng nội
13
Không nên cho phép nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa
14
Hàng ngoại phải bị đánh thuế nặng
15 Chúng ta chỉ nên mua hàng ngoại khi hàng hóa đó không thể sản xuất được trong
nước
16
Người mua hàng ngoại phải chịu trách nhiệm do gây ra thất nghiệp cho đồng bào
của mình
17
Hàng nội luôn luôn đứng đầu

Kết quả thảo luận tay đôi cho thấy cần hiệu chỉnh một số biến. Cụ thể, Việt
Nam là quốc gia có sức sản xuất hàng hóa yếu, không đa dạng, trình độ công nghệ
không cao, trong khi nhu cầu tiêu dùng không phải nhỏ, nên việc nhập và tiêu
dùng hàng ngoại được xem là tất yếu. Do đó, các biến 6 (Người Việt Nam chân
chính luôn mua hàng Việt Nam), 17 (Hàng nội luôn luôn đứng đầu) tỏ ra không
thực tế và cực đoan, cần được biến đổi để phù hợp.
Ngoài ra, biến 4 (Mua hàng ngoại không là hành vi đúng đắn của người
Việt Nam), 16 (Người mua hàng ngoại phải chịu trách nhiệm do gây ra thất
nghiệp cho đồng bào của mình) là quá gay gắt và thiếu tế nhị, cần làm nhẹ sự phê
phán về đạo đức trong hành vi mua hàng ngoại. Sau cùng, biến 1 (Người Việt Nam

nên mua hàng Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nhập khẩu) được cắt
gọn để tránh lỗi có hai ý .
Bảng 3.4: Thang đo CETSCALE đã hiệu chỉnh
1
Người Việt Nam nên mua hàng Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế nước
nhà
2
Chỉ nên nhập khẩu các hàng hóa nào không thể sản xuất được ở Việt Nam
3
Mua hàng nội là góp phần bảo đảm việc làm cho đồng bào mình
4
Chuộng mua hàng ngoại là hành vi không đúng của người Việt Nam
5
Chuộng mua hàng ngoại là góp phần làm một số người Việt bị mất việc làm
6
Người Việt Nam phải ưu tiên mua hàng Việt Nam
7 Mua hàng ngoại chỉ giúp cho nước khác làm giàu
8
Tốt nhất là mua hàng Việt Nam
9
Nên hạn chế tối đa việc giao thương với nước ngoài, trừ phi quá cần thiết
10
Mua hàng ngoại có thể gây ra tổn hại kinh doanh cho người Việt
11
Cần đặt rào cản cho hàng nhập khẩu
12
Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn ủng hộ dùng hàng nội
13
Không nên cho phép nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa
14

Hàng nhập khẩu phải bị đánh thuế nặng
15
Ta chỉ nên mua hàng ngoại khi nó không thể sản xuất được trong nước
16
Người chuộng mua hàng ngoại phải có trách nhiệm về việc gây thất nghiệp cho
đồng bào mình
17
Hàng nội không hề thua kém hàng ngoại

1.3.1.2 Chất Lượng Cảm Nhận (QUA)
Thang đo chất lượng cảm nhận tương ứng với trường hợp xe Trung Quốc và Nhật
Bản gồm các biến trình bày ở Bảng 3.5
Bảng 3.5. Thang đo Chất lượng cảm nhận
Trung Quốc Nhật Bản
1
Xe Trung Quốc có độ bền rất thấp Xe Nhật có độ bền rất cao
2
Xe Trung Quốc có độ tin cậy rất thấp Xe Nhật có độ tin cậy rất cao
3
Xe Trung Quốc có hình thức rất kém Xe Nhật có hình thức vượt trội
4
Xe Trung Quốc có công nghệ sản xuất rất
thấp
Xe Nhật có công nghệ sản xuất rất cao

5
Xe Trung Quốc có uy tín rất thấp Xe Nhật có uy tín rất cao

Kết quả thảo luận tay đôi cho thấy cần hiệu chỉnh một số nội dung. Để có
thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa chất lượng, các biến đánh giá được chuyển

sang so sánh tương đối giữa xe Nhật hoặc Trung Quốc với xe nội. Điều này không
hề làm mất đi ý nghĩa của chất lượng cảm nhận. Thuật ngữ “độ tin cậy” bộc lộ khả
năng gây lúng túng, khó hiểu cho người trả lời (có thể vì khá chuyên môn). Nếu
dùng “độ ổn định” để thay thế, thì người được hỏi có hình dung dễ dàng hơn và
hiểu nó với nội dung đúng của “độ tin cậy”. Do đó, thuật ngữ này được thay thế.
Bảng 3.6: Thang đo Chất lượng cảm nhận đã hiệu chỉnh

Trung Quốc Nhật Bản
1
Xe Trung Quốc có độ bền kém xa xe nội Xe Nhật có độ bền vượt xa xe nội
2
Xe Trung Quốc có độ ổn định kém xa xe nội

Xe Nhật có độ ổn định vượt xa xe nội
3
Xe Trung Quốc có mẫu mã, hình thứ
c kém xa
xe nội
Xe Nhật có mẫu mã, hình thức vượt xa
xe nội
4
Xe Trung Quốc được sản xuất với công
nghệ kém xa xe nội
Xe Nhật được sản xuất với công nghệ
vuợt xa xe nội
5
Xe Trung Quốc có uy tín kém xa xe nội Xe Nhật có uy tín vượt xa xe nội

1.3.1.3 Giá Cả Cảm Nhận (PRI)
Thang đo giá cả cảm nhận tương ứng với trường hợp xe Trung Quốc và Nhật Bản

gồm các biến trình bày ở Bảng 3.7
Bảng 3.7: Thang đo Giá cả cảm nhận
Trung Quốc Nhật Bản
1
Giá xe Trung Quốc rất dễ mua Giá xe Nhật rất khó mua
2
Giá xe Trung Quốc rất rẻ Giá xe Nhật là rất đắt
3
Số tiền mua xe Trung Quốc không uổng phí

Số tiền mua xe Nhật là uổng phí

Về cơ bản, các biến được giữ như ban đầu, có bổ sung thêm biến 4 với mục
đích đo lường thêm về chi phí cơ hội.
Bảng 3.8: Thang đo Giá cả cảm nhận đã hiệu chỉnh
1
Giá bán xe Trung Quốc quá dễ mua Giá bán xe Nhật quá khó mua
2
Với chất lượng có được, giá bán xe Trung
Quốc là rất rẻ
Với chất lượng có được, giá bán xe
Nhật là rất đắt
3
Số tiền mua xe Trung Quốc là hoàn toàn
thích đáng
Số tiền mua xe Nhật là hoàn toàn
không thích đáng
4
Số tiền dôi ra khi mua xe Trung Quốc so
với mua xe nội có thể sử dụng vào các việc

khác hữu ích hơn.
Số tiền dôi ra khi mua xe nội thay vì
mua xe Nhật có thể sử dụng vào các
việc khác hữu ích hơn.
1.3.1.4 Sẵn Lòng Mua (WIL)
Thang đo sẵn lòng mua tương ứng với trường hợp xe Trung Quốc và Nhật Bản
gồm các biến trình bày ở Bảng 3.9.
Bảng 3.9: Thang đo Sẵn lòng mua
Trung Quốc Nhật bản
1
Tôi cảm thấy có lỗi nếu phải mua xe Trung
Quốc
Tôi cảm thấy có lỗi nếu phải mua xe
Nhật
2
Tôi không bao giờ mua xe gắn máy Trung
Quốc
Tôi không bao giờ mua xe gắn máy
Nhật
3
Bất cứ khi nào có thể
, tôi tránh mua xe Trung
Quốc
Bất cứ khi nào có thể, tôi tránh mua xe
Nhật
4
Khi có đủ điều kiện để mua, tôi thích mua
xe Trung Quốc hơn
Khi có đủ điều kiện để mua, tôi thích
mua xe Nhật hơn

5
Ý nghĩ mình sở hữu một chiếc xe Trung
Quốc không gây cho tôi bất cứ thích thú gì
Ý nghĩ mình sở hữu một chiếc xe Nhật
Bản không gây cho tôi bất cứ thích thú

6
Nếu hai xe gắn máy là như nhau về chất
lượng, một là của Trung Quốc, một là của
Việt Nam, tôi sẽ mua hàng Việ
t Nam cho dù
giá cao hơn 10%
Nếu hai xe gắn máy như nhau về chất
lượng, một là của Nhật, một là của Việ
t
Nam, tôi sẽ mua hàng Việ
t Nam cho dù
giá cao hơn 10%

Qua thảo luận tay đôi, các nội dung cần hiệu chỉnh như sau: biến 1 (Tôi
cảm thấy như có lỗi nếu phải mua xe Nhật /Trung Quốc) và 5 (Ý nghĩ mình sở hữu
một chiếc xe Nhật /Trung Quốc không gây cho tôi bất cứ thích thú gì) có vẻ rất xa
lạ với tình cảm, quan niệm thông thường. Biến 4 (Khi có đủ điều kiện để mua, tôi
thích mua xe Nhật /Trung Quốc hơn) sử dụng kỹ thuật đảo chiều có thể tạo bất lợi
cho độ tin cậy của hồi đáp. Ngoài ra, sự sẵn lòng mua là có khác nhau khi so sánh
với hàng nội thương hiệu Việt Nam và thương hiệu nước ngoài. Trên cơ sở các
nhận xét, đánh giá này và cân nhắc ý nghĩa của khái niệm, đề nghị các biến như
Bảng 3.10.
Bảng 3.10: Thang đo Sẵn lòng mua đã hiệu chỉnh
Trung Quốc Nhật bản

1
Nếu cần xe, tôi tin rằng mình không mua
xe Trung Quốc
Nếu cần xe, tôi tin rằng mình không
mua xe Nhật
2
Với tôi, việc mua xe Trung Quốc có khả
năng xảy ra rất thấp
Với tôi, việc mua xe Nhật có khả năng
xảy ra rất thấp
3
Tôi tránh mua xe Trung Quốc khi có thể
được.
Tôi không mua xe Nhật ngay cả khi có
thể .
4
Giả định hai xe là như nhau về chất
lượng một là Trung Quốc có giá 7 triệu,
một là xe nội có giá cao hơn 10% (700
ngàn), tôi sẽ mua xe nội.
Giả định hai xe là như nhau về
chất lượng một là Nhật có giá 25
triệu,
một là xe nội có giá cao hơn 10%,
tôi sẽ mua xe nội.
5
Giả định hai xe là như nhau về chất
lượng một là Trung Quốc có giá 7 triệu,
một là xe nội nhưng có thương hiệu Việt
Nam, của doanh nghiệp Việt Nam và có

giá cao hơn 10% (700 ngàn), tôi sẽ mua
xe nội.
Giả định hai xe là như nhau về
chất lượng một là Nhật có giá 25
triệu,
một là xe nội nhưng có thương
hiệu Việt Nam, của doanh nghiệp
Việt Nam và có giá cao hơn 10%,
tôi sẽ mua xe nội.
1.3.2 Bổ sung khái niệm và hiệu chỉnh mô hình
Kết quả thảo luận còn làm nổi lên một khái niệm khác có quan hệ đến tính vị
chủng của người tiêu dùng và việc sẵn lòng mua hàng ngoại: niềm tin hàng nội.
Hàng nội thường được đánh giá thấp, nhất là về chất lượng và uy tín khi so sánh
với hàng ngoại , kể cả các quốc gia Đông Nam Á láng giềng. Niềm tin hàng nội
thấp có thể là một tác nhân thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng ngoại. Việc đưa
thêm khái niệm niềm tin hàng nội vào mô hình nghiên cứu là hữu ích để có thể
khám phá thêm các yếu tố có ý nghĩa và mối tương quan giữa chúng.
Theo Han & Terstra (1988) (trích dẫn từ Cheron & Propeck (1997)), niềm
tin (Beliefs) đối với hàng hóa xuất xứ từ một quốc gia gồm 5 thuộc tính : 1) ưu
thế công nghệ, 2) uy tín, 3) tay nghề, 4) giá và 5) năng lực phục vụ. Niềm tin này
sẽ tác động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng với hàng hóa đó.
Với thang đo Likert 5 điểm, các biến của niềm tin hàng nội như Bảng 3.11

Bảng 3.11: thang đo Niềm tin hàng nội
1
Hàng Việt Nam có chất lượng rất ổn định
2
Doanh nghiệp trong nước rất có uy tín với khách
hàng
3

Công nghệ của Việt Nam không thua kém các
nước
4
Công nhân Việt nam có tay nghề rất cao
5
Giá cả hàng Việt Nam rất hấp dẫn
Như vậy, qua kết quả thảo luận tay đôi và, mô hình lý thuyết được hiệu
chỉnh (lần 1) như Hình 3.2 .

QUA
Chất Lượng Cảm Nhận
BEL
Niềm Tin Hàng Nội
PRI
Giá Cả Cảm Nhận
CET
Tính Vò Chủng
WIL
Sẵn Lòng Mua

Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh (1)
Các giả thuyết sau cũng được bổ sung:
H
7
: Niềm tin hàng nội quan hệ âm với sẵn lòng mua (hàng ngoại)
Như đã biết, tính vị chủng có xu hướng làm người tiêu dùng đánh giá thiên
lệch thuận lợi cho hàng nội và bất lợi cho hàng ngoại. Vậy có thể cho rằng, người
có mức vị chủng càng cao càng đặt nhiều niềm tin vao hàng nội. Điều này sẽ
được kiểm định qua giả thuyết.
H

8
: Tính vị chủng tương quan dương với niềm tin hàng nội
Bảng câu hỏi chính thức sau nghiên cứu sơ bộ đã được hình thành (xem
Phụ lục 2 và 3). Các khái niệm tập trung ở phần II với ký hiệu và số thứ tự câu hỏi
tương ứng như sau
Tính vị chủng 17biến : CET_1 CET_17 (câu 1 - 16 và 23)
Niềm tin hàng nội 5 biến : BEL_1 BEL _5 (câu 17 - 22)
Chất lượng cảm nhận 5 biến : QUA_1 QUA_5 (câu 23 - 28)
Giá cả cảm nhận 4 biến : PRI_1 PRI_4 (câu 29 - 32)
Sẵn lòng mua 5 biến : WIL_1 WIL_5 (câu 33 - 36)
Toàn bộ các biến đo lường của thang đo sẵn lòng mua thể hiện mức tiêu
cực tăng theo sự đồng ý (tên khái niệm chính xác nên là không sẵn lòng mua). Để
bảo đảm nhất quán và thuận tiện đối chiếu với cơ sở lý thuyết ở Chương 2, các
biến đo lường sẽ được đảo giá trị sau khi nhập dữ liệu để phân tích.
1.4 Nghiên cứu chính thức
1.4.1 Mẫu
Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Theo Hair& ctg(1998), trong phân
tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không được
<100. Mô hình đang nghiên cứu có 36 biến, vậy kích thước mẫu 200 - 250 là
chấp nhận được.
Căn cứ vào danh bạ điện thoại, các thư gửi bảng câu hỏi sẽ kèm theo phong
bì dán tem sẵn đã ghi địa chỉ gửi về một hộp thư bưu điện. Những người chưa hồi
đáp sau một tuần sẽ được gọi điện thoại để đề nghị cộng tác. Trong trường hợp
thuận lợi và được sự đồng ý, việc phỏng vấn sẽ tiến hành trực tiếp tại nhà của họ.
1.4.2 Thông tin mẫu
Sau khi làm sạch, tổng số hồi đáp hợp lệ cho phân tích tiếp sau là 242 với trường
hợp xe gắn máy Trung Quốc và 216 với trường hợp xe Nhật. Số lượng này thỏa
mãn được yêu cầu đề ra ở phần trên.
Dưới đây là một số thông tin về phân bố mẫu theo các biến phân loại chính.
Số lượng thành viên từng nhóm là đủ cho việc kiểm định giá trị trung bình. Lưu ý

rằng số người có thu nhập cao khá ít nên được nhóm chung lại ở mức >2.0 triệu.
Nhóm học vấn từ đại học trở trên chiếm tỉ trọng cao (~35%). Nhìn chung, số
lượng từng nhóm là thỏa điều kiện cần cho việc kiểm định các giả thuyết về các
biến nhân khẩu học.
Bảng 3.12: Thông tin mẫu

Trung Quốc Nhật Bản

Tần
suất
Tỉ lệ
(%)
Tần
suất
Tỉ lệ
(%)
Độ Tuổi

<26 78

32.4

49

22.7

26 35 72

29.9


66

30.6

36 45 62

25.7

64

29.6

>45 29

12.0

37

17.1

Total 241

100.0

216

100.0

Phái





NAM 116

48.5

119

57.2

NU 123

51.5

89

42.8

Total 239

100.0

208

100.0

Học Vấn





THCS 16

6.8

15

7.0

THPT 69

29.5

53

24.9

THCN, CD 66

28.2

67

31.5

DH 83

35.5


78

36.6

Total 234

100.0

213

100.0

Thu Nhập




<0,5 tr 37

16.1

25

12.1

0,5 1,0 tr 75

32.6

57


27.7

1,0 1,5 tr 73

31.7

63

30.6

1,5 2,0 tr 24

10.4

29

14.1

>2,0 tr 21

9.1

32

15.5

Total 230

100.0


206

100.0

Loại Xe Đang
Dùng





Trung Quốc Nhật Bản

Tần
suất
Tỉ lệ
(%)
Tần
suất
Tỉ lệ
(%)
NHAT (nhap
khau)
65

28.3

68


32.9

NHAT (Viet
Nam)
80

34.8

68

32.9

TRUNG QUOC 55

23.9

54

26.1

KHAC 30

13.0

17

8.2

Total 230


100.0

207

100.0






1.5 Tóm tắt
Chương 2 tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quá trình này bao gồm hai bước: 1) nghiên
cứu sơ bộ định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi, có nhiệm vụ khám phá,
hiệu chỉnh các biến đo lường của các khái niệm và nếu có thể, hiệu chỉnh cả mô
hình nghiên cứu; 2) nghiên cứu chính thức định lượng thực hiện bằng phỏng vấn
thư tín với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, sau đó dữ liệu sẽ được xử lý và phân
tích bằng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo các khái niệm và mô hình lý
thuyết. Chương này cũng trình bày cụ thể kết quả của nghiên cứu sơ bộ với các
thang đo đã được hiệu chỉnh. Mô hình lý thuyết cũng được hiệu chỉnh với sự bổ
sung khái niệm niềm tin hàng nội (đóng vai trò biến độc lập cùng với tính vị
chủng, chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận) và hai giả thuyết liên quan. Như
vậy, mô hình có tổng cộng 36 biến : 17 biến tính vị chủng, 05 biến niềm tin hàng
nội, 05 biến chất lượng cảm nhận, 04 biến giá cả cảm nhận và 05 biến sẵn lòng
mua.
Sau cùng, các dữ liệu ban đầu của nghiên cứu chính thức cũng được giới
thiệu. Kết quả làm sạch dữ liệu cho cỡ mẫu 242 ở trường hợp xe Trung Quốc và
216 ở xe Nhật Bản là đạt yêu cầu về số lượng. Các thông tin cơ bản về phân bố
mẫu theo nhân khẩu học chứng tỏ mẫu thỏa mãn các điều kiện cho các phân tích.

Hai bộ mẫu này nói chung sẽ được phân tích một cách độc lập ở Chương 4 tiếp
sau đây.

×