Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chia Sẻ Bài Học Kinh Nghiệm Và Kiến Nghị Chương Trình Vệ Sinh Tổng Thể Do Cộng Đồng Làm Chủ Ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.36 KB, 35 trang )

CHIA SẺ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ CHƯƠNG TRÌNH
VỆ SINH TỔNG THỂ DO CỘNG ĐỒNG LÀM CHỦ Ở VIỆT NAM

Tổ chức hội thảo:

Phối hợp bởi Cục Quản lý môi trường Y tế (VIHEMA)
Quan hệ đối tác Cấp nước và VSMT nông thôn
(RWSSP) Tầm nhìn Thế Giới (World Vision)
Plan International tại Việt Nam

Đà Nẵng 23-24/08/2012


CHIA SẺ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ CHƯƠNG TRÌNH
VỆ SINH TỔNG THỂ DO CỘNG ĐỒNG LÀM CHỦ Ở VIỆT NAM
Giới thiệu hội thảo
Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ CLTS được xem là một cách tiếp cận mới
trong việc thúc đẩy vệ sinh môi trường nông thôn. Nhiều quốc gia đã thúc đẩy thực
hiện CLTS, và nhờ vào đó góp phần nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn cầu
cũng như tăng cường tính bền vững của kết quả đã đạt được. Tại Việt Nam, CLTS
đã và đang được triển khai thực hiện ở 1 số tỉnh với sự hỗ trợ của các tổ chức phi
chính phủ Quốc tế, tổ chức phi chính phủ địa phương và các tổ chức đoàn thể. Bên
cạnh đó, Cục Quản lý Môi trường Y tế VIHEMA, Bộ Y tế dưới sự hợp tác với
UNICEF cũng thực hiện Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ CLTS.
Chương trình Nước sạch, vệ sinh và môi trường là một trong những chương trình
nhận được sự ưu tiên của cả 2 tổ chức Tầm nhìn Thế Giới Quốc tế tại Việt Nam
(WVV) và tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Plan). WVV hỗ trợ thực hiện ở 13 tỉnh
thành thông qua chương trình Phát triển khu vực, trong khi đó tổ chức Plan thực
hiện tại 5 tỉnh thành thông qua 5 vùng dự án của tổ chức tại Viêt Nam. WVV bắt đầu
thực hiện CLTS từ năm 2011 với mục tiêu chính tiếp cận 27 thôn thuộc 3 xã của 3
huyện: Yên Thủy (Hòa Bình), Như Xuân (Thanh Hóa), Tiên Lữ (Hưng Yên). Bên


cạnh những vùng dự án mục tiêu như ở trên, một số huyện ở các tỉnh thành khác
như: Hướng Hóa, Hải Lăng, Triệu Phong (Quảng Trị); Tủa Chùa (Điện Biên); Lang
Chánh (Thanh Hóa); Trà My, Hiệp Đức, Nông Sơn (Quảng Nam) và Sơn Tây
(Quảng Ngãi) cũng thực hiện CLTS.
Plan bắt đầu thực hiện CLTS từ cuối năm 2010. Ban đầu, Plan thực hiện CLTS tại
22 thôn thuộc 14 xã ở Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Trị và Kon Tum. Sau đó,
chương trình được mở rộng ra 29 xã thuộc 9 huyện (Xín Mần, Mèo Vạc, Yên Minh,
Quảng Ninh, Hướng Hóa, DakRong, Sơn Hà, Ba Tơ và Kon Plong) của 4 tỉnh trên
và tỉnh Quảng Ngãi. Tính đến nay, 151 thôn đã được kích hoạt, trong đó 38 thôn đã
đạt thôn Chấm dứt tình trạng đi tiêu tự do.
WVV và Plan triển khai thực hiện Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ trên cơ sở
hợp tác chặt chẽ với cộng đồng và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, WVV và
Plan cũng quan tâm đến việc hướng dẫn tập huấn CLTS cho hỗ trợ viên cũng như
phát triển các tài liệu hướng dẫn CLTS cho đối tác.
WVV và Plan cam kết tiếp tục thực hiện Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ ở
Việt Nam. WVV và Plan phối hợp với Cục Quản lý Môi trường Y tế/Bộ Y tế và Quan
hệ đối tác Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức hội thảo chia sẻ kinh
nghiệm, đóng góp đề xuất kiến nghị để thúc đẩy chất lượng thực hiện chương trình,
đảm bảo tính bền vững của giai đoạn hậu ODF (Chấm dứt tình trạng đi tiêu tự do)
và nhân rộng mô hình CLTS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.


Kết quả mong đợi qua hội thảo: 1) Chia sẻ, phân tích và tài liệu hóa những thành
tựu đạt được (tiến độ thực hiện), thách thức và bài học kinh nghiệm; 2) Xây dựng và
thống nhất tiêu chuẩn cơ bản trong việc thực hiện và đảm bảo chất lượng CLTS, 3)
Các đề xuất chính để nhân rộng mô hình CLTS, thông qua đó góp phần đạt được
Chương trình mục tiêu Quốc Gia giai đoạn 3.
Sau 2 ngày hội thảo với hơn 60 đại biểu bao gồm cán bộ dự án (thực hiện CLTS)
của WVV và Plan và các bên liên quan (đối tác cấp tỉnh, huyện, xã). Đại diện của
các cơ quan Chính phủ như Cục Quản lý Môi trường Y tế, Trung tâm Nước sạch Vệ

sinh môi trường Quốc Gia, Văn phòng Chương trình mục tiêu Quôc gia về NSVSMT
và Quan hệ đối tác Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã chia sẻ kinh
nghiệm, thảo luận tích cực và hiệu quả. Kết quả như sau:

1. CLTS tại Việt Nam
Tại Việt Nam, từ năm 2009 Bộ Y tế, UNICEF, SNV đã thực hiện thí điểm CLTS trực
tiếp tại cộng đồng thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Kon Tum, Ninh
Thuận, An Giang và Đồng Tháp. Năm 2010, Child Fund, Plan International, CWS đã
thực hiện mô hình CLTS tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Bình, Kon Tum,
Mường Tè -Lai Châu. Năm 2011 Tổ chức Tầm nhìn thế giới, Plan International,
SNV, EMW, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện mô hình này tại các tỉnh
Hòa Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An. Trong năm
2011 Bộ Y tế, UNICEF đã tổ chức tập huấn về CLTS cho cán bộ Trung tâm Y tế dự
phòng thuộc 30 tỉnh ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Năm 2012 mô hình CLTS được các
tổ chức mở rộng thực hiện tại Gia Lai, Ninh Bình, Hải Dương, Trà Vinh, Bến Tre,
Sơn la, lạng Sơn…. Sau gần 3 năm thực hiện kết quả thu được từ việc triển khai mô
hình CLTS đã cho thấy đây là một phương pháp tiếp cận tốt, có khả năng áp dụng
tại cộng đồng khác nhau kể cả ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng đồng bằng
ven biển.
Vệ sinh tổng thể với mục tiêu đầu tiên là ODF tiến đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh, Quản lý phân gia súc, rác và hành vi vệ sinh một cách bền vững. Cộng đồng
làm chủ khi cộng đồng đó tự xác định những khó khăn, vấn đề, cùng nhau bàn
cách giải quyết, lập kế hoạch và thực hiện bao gồm việc phân công và huy động
nguồn lực trong và ngoài cộng đồng. Cộng đồng cũng tự giám sát hoạt động, tự
đánh giá để rút ra những bài học sẵn sàng giải quyết những vấn đề tiếp theo.
Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS) là một phương pháp tiếp cận có
sự tham gia nhằm đạt được và duy trì tình trạng chấm dứt triệt để đi tiêu bừa bãi
đến cộng đồng tự quản lý được phân người và cuối cùng là vệ sinh môi trường bền
vững thông qua việc hướng dẫn cộng đồng phân tích thực trạng vệ sinh, thói quen
đi vệ sinh và hậu quả của nó. Không giống các cách tiếp cận khác trợ cấp bằng tiền

mặt hay vật tư cho hộ gia đình và tập trung vào xây dựng nhà vệ sinh, CLTS tập
trung vào động cơ thay đổi hành vi vệ sinh của cộng đồng. Vì vậy CLTS là giải pháp
phù hợp trong điều kiện khó khăn về ngân sách, nguồn lực từ phía Chính phủ.


Điểm khác biệt của mô hình CLTS chính là chú ý đến các động lực thay đổi. Đó là
những yếu tố nội tại bên trong mỗi cá nhân, cộng đồng nếu được đánh thức, giải
phóng thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về nhận thức và hành vi. Một người chỉ có thể thay
đổi một cách bền vững khi họ có nhu cầu thay đổi hoặc thực sự mong muốn thay
đổi. Vì vậy mục tiêu của CLTS là việc kích hoạt, giải phóng những động lực có sẵn
trong mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Tập hợp những động lực dẫn đến sự thay đổi trong
nhận thức và hành vi vệ sinh có thể là: sự lo sợ, xấu hổ, kinh tởm, sự riêng tư hay
danh dự đối với cá nhân, ô nhiếm môi trường, sức khỏe cộng đồng, thiệt hại kinh tế
đối với cá nhân, tập thể hay cộng đồng.
Các nguyên tắc Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ bao gồm: Bắt đầu từ
hành vi chấm dứt triệt để đi tiêu bừa bãi đến cộng đồng tự quản lý được phân
người; Tin tưởng và tạo mọi cơ hội để người dân tham gia vào chương trình; Tập
trung vào hỗ trợ người dân thay đổi hành vi vệ sinh hơn là hỗ trợ làm nhà tiêu.
Người dân tự quyết định về loại hình và nguyên vật liệu và cách làm nhà tiêu phù
hợp trên cơ sở các thông tin được cung cấp; Tập trung vào trao thưởng tôn vinh
hơn là cung cấp trợ cấp bằng hiện vật trực tiếp; Nguồn lực của cộng đồng là chủ
yếu trong việc thực hiện mô hình CLTS công nhận mọi sự tiến bộ trong quá trình
thay đổi nhận thức và hành vi dù là nhỏ nhất. Lấy trẻ em làm trung tâm của chương
trình, khuyến khích sự tham gia của trẻ em, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe và đảm bảo sự an toàn cho trẻ em. Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa chính
quyền địa phương với các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức dân sự và các bên liên
quan. Không cam kết, không hỗ trợ để làm nhà tiêu.
Mục đích của mô hình CLTS trên phạm vi cả nước là hướng tới việc thay đổi nhận
thức, hành vi vệ sinh của người dân từ việc xóa bỏ hoàn toàn đi tiêu bừa bãi đến
việc quản lý được phân người trong cộng đồng, tăng tỷ hộ gia đình có và sử dụng

nhà tiêu hợp vệ sinh. Trên cơ sở đó cải thiện tình hình vệ sinh môi trường của các
cộng đồng một cách bền vững, góp phần đạt được mục tiêu của Chương trình Mục
tiêu quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường giai đoạn 2012-2016.
CLTS là mô hình hiệu quả. Mục đích là tạo cầu vì vậy tạo ra được sự bền vững.
Trong thời gian qua, CLTS đã góp phần tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS)
nhờ vậy giảm được các dịch bệnh và góp phần tăng thêm sức khỏe cho người dân.

2. Tại sao chọn lựa CLTS ?
2.1
Chương trình về Vệ sinh thành công nhất về mặt giá trị so với kinh phí.
CLTS là chương trình về Vệ sinh thành công nhất về mặt giá trị so với kinh phí. Vì
tiết kiệm hơn so với các chương trình trợ cấp xây nhà tiêu; Nhấn mạnh vào việc tạo
ra nhu cầu vệ sinh; Phương pháp hiệu quả làm thay đổi thái độ và hành vi; Thay đổi
bền vững (động lực và quyết định thay đổi được tạo ra bởi người dân, vượt ra ngoài
khuôn khổ của chương trình). Báo cáo của SNV


2.2
Sự phù hợp với năng lực của cán bộ thôn, xã. Chúng tôi lựa chọn CLTS
vì: (i) Phù hợp với vùng dự án là vùng núi có kinh tế thấp; (ii) Ít tốn kém và dễ thực
hiện, người dân có nhiều sự lựa chọn tùy theo điều kiện kinh tế.(iii) Phương pháp
thực hiện đơn giản và có sự tham gia của người dân.(iv) Đội ngũ y tế thôn bản, thôn
trưởng nếu được tập huấn và hướng dẫn cụ thể sẽ triển khai tốt.
Ví dụ: Sau khi tổ chức thực hiện từ tháng 8/2011 đến 4/2012 tại 8 thôn/7 xã vùng dự
án, với số hộ tham gia là 430, hiện đã có 200 hộ làm nhà vệ sinh. Báo cáo của
Huyện Sơn Tây, Tỉnh Quảng Ngãi.
2.3
Sự hạn chế của các phương pháp truyền thông VSMT hiện có. Chất
lượng truyền thông VSMT còn hạn chế: Người truyền thông chỉ áp dụng truyền
thông theo lý thuyết về vệ sinh môi trường, không có những dụng cụ trực quan để

người dân nắm bắt, chưa có một thực hành thực tế về con đường lây bệnh của
phân người để người dân hiểu và nhớ lâu hơn. CLTS là phương pháp có thể giúp
người truyền thông giải quyết vấn đề trên. Báo cáo của Xã Trà Nú, Trà My, Quảng
Nam
2.4
Sức ép mục tiêu, kinh phí hỗ trợ lớn nhưng tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh tăng chậm là nguyên nhân tìm đến CLTS. “Huyện có đề án
100% người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ đạo 100% đảng viên phải xây
dựng NVS, đó cũng là một mục tiêu mà chúng tôi cần thực hiện. Hiện tại tỉ lệ người
dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 62.13%. Tỉ lệ tăng hằng năm rất thấp (2.13%),
để đạt được chỉ tiêu 100% người dân có hố xí hợp vệ sinh phải mất gần 20 năm.
Ngân sách để thực hiện: 8,5 tỉ đồng (với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/ hộ). Để thực hiện
các chương trình mục tiêu chỉ có một cách đó là: Huy động sự tham gia của cộng
đồng và các thành phần xã hội và CLTS chính là cách mà chúng tôi lựa chọn để
thực hiện.” Ông Nguyễn Phúc Luy, huyện Hải Lăng
2.5
Sự kém hiệu quả của các chương trình hỗ trợ. Nhiều chương trình, dự án
đã hỗ trợ nhưng sau nhiều năm tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu vẫn rất thấp toàn xã mới có
12/689 hộ gia đình có nhà tiêu. Như vậy việc hỗ trợ chưa mang lại hiệu quả. Để cải
thiện tình hình phải tìm đến cách tiếp cận khác. Và đó là nguyên nhân thực hiện
CLTS. Báo cáo của xã Bình Lương, Huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.


3. Thành công của CLTS là gì?
3.1. CLTS BƯỚC ĐẦU ĐƯỢC SỰ QUAN TÂM CỦA CÁC CƠ QUAN CHÍNH PHỦ
CLTS đã bước đầu được sự quan tâm của các cơ quan Chính phủ như: Bộ Y
tế, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Trung tâm Nước sạch Vệ sinh môi trường Quốc
Gia, Văn phòng Chương trình mục tiêu Quôc gia về NSVSMT. Hiện tại Cục Quản lý
Môi trường Y tế đang chuẩn bị ban hành hướng dẫn mô hình CLTS trong toàn quốc.
CLTS cũng đã được Sở Y tế các tỉnh và nhiều tổ chức Chính trị - Xã hội, các tổ

chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam triển khai thực hiện.
Được chấp nhận và nhanh chóng mở rộng phạm vi, địa bàn thực hiện. Theo
Báo cáo kết quả của Tỉnh Điện Biên. Tháng 7/2009 Điện Biên triển khai thí điểm
CLTS tại 15 thôn bản/2 xã Nà Tấu - Điện Biên và xã Quài Cang - Tuần Giáo. Năm
2010 triển khai nhân rộng thêm 167 thôn bản/15 xã, trong đó huyện Mường Ảng
triển khai 10/10 xã . Năm 2011 tiếp tục triển khai tại 54 thôn bản/5 xã. Đến nay tỉnh
Điện Biên đã và đang triển khai CLTS tại 236 thôn bản/22 xã/5 huyện. Kết quả tại
các xã thực hiện CLTS:
Năm 2009: Hộ có nhà tiêu trước kích hoạt từ 24,9% tăng lên 82,6% sau khi kích
hoạt. Trong đó hộ có NTHVS tăng từ 10,4% lên 61,2%;
Năm 2010: Hộ có nhà tiêu trước kích hoạt từ 43,4% tăng lên 63,4% sau khi kích
hoạt. Trong đó hộ có NTHVS tăng từ 10,6% lên 58,6%.
Năm 2011: Hộ có nhà tiêu trước kích hoạt từ 30,2% tăng lên 82,0% sau khi kích
hoạt. Trong đó hộ có NTHVS tăng từ 8,5%- lên 76,3%.
Theo báo cáo của Plan Inernational Việt Nam. Kể từ tháng 9 năm 2010, Chương
trình WASH của Plan Việt Nam đã triển khai thực hiện mô hình Vệ sinh tổng thể do
cộng đồng làm chủ tại 14 xã, 22 thôn của Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Tri và Kon
Tum. Năm 2011, chương trình đã được mở rộng ra 29 xã ở 9 huyện (Xín Mần, Mèo
Vạc, Yên Minh, Quảng Ninh, Hướng Hóa, Dak Rông, Sơn Hà, Ba Tơ và Kon Plong)
thuộc 5 tỉnh (Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Kon Tum). Cho đến
nay đã kích hoạt được 151 thôn với sự tham gia của 13.950 hộ. Đã có 38 thôn đạt
ODF.
3.2. CLTS ĐÓNG GÓP VÀO KẾT QUẢ CỦA NTP III
3.2.1 Nhanh chóng chấm dứt tình trạng đi tiêu bừa bãi, đạt tiêu chí ODF
Huyện Hướng Hóa đã thực hiện kích hoạt 32 thôn/4 xã (Húc, Thanh, A Xing, Xy)
đến nay có 70% số hộ gia đình từ tình trạng không có nhà tiêu đã tự làm nhà tiêu để
sử dụng. Số thôn đạt tiêu chí ODF gồm 8 thôn/3 xã, đã được trao Giấy chứng nhận
cho các tập thể đạt tiêu chí ODF ngày 7/6/2012. Báo cáo của huyện Hướng Hóa,
Tỉnh Quảng Trị.



Xã Húc, Hướng Hóa là xã kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (chiếm
61,6%). Người dân chưa quan tâm đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng
đồng, đến vấn đề nước sạch-vệ sinh môi trường, thói quen phóng uế bừa bãi rất
phổ biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe,
đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn xã. 34 cán bộ xã, thôn tham gia tập
huấn phương pháp "Vệ sinh tổng thể do cộng đồng quản lý - CLTS" trong đó có 18
nam, 16 nữ (gồm Y tế xã, y tế thôn, phụ nữ thôn, trưởng thôn và giáo viên). Có
20/34 người đã được tập huấn có khả năng tiến hành các buổi kích hoạt tại thôn.
09/09 thôn đã được kích hoạt CLTS. Có 45 trẻ em tham gia vào quá trình thực hiện
CLTS. Có 02/09 thôn đã đạt tiêu chí ODF. Thôn Ta Ry 1 đã đạt tiêu chí ODF trong 3
tháng và hơn 5 tháng sau, thôn Húc Ván đã đạt được tiêu chí ODF. Báo cáo của Xã
Húc, Hướng Hóa, Quảng Trị
Xã Trường Sơn, Phương pháp CLTS đã được Plan Quảng Bình hỗ trợ áp dụng từ
tháng 9 năm 2011 trên địa bàn xã . 70 cộng tác viên cấp thôn bản đã được tập huấn
CLTS trong đó 33 nữ. Trước khi kích hoạt toàn xã có 471 nhà vệ sinh. Sau một năm
triển khai hoạt động đến nay đã có 636 nhà vệ sinh, tăng 165 nhà so với đầu năm.
Tính từ thời điểm kích hoạt tháng 1/2012 cho 14 thôn đến thời điểm kiểm tra tình
trạng vệ sinh thôn/bản là tháng 5/2012, đã có hai Thôn Long Sơn và Xuân Sơn xã
Trường Sơn đã đạt ODF. Báo cáo của xã Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình.
3.2.2 Tăng tỷ lệ hộ gia đình làm nhà tiêu trong một thời gian ngắn
Huyện Ba Tơ, Sơn Hà: Vấn đề thay đổi hành vi của các hộ gia đình ở 03 xã triển
khai dự án rất tích cực, qua số liệu báo cáo hàng tháng của các xã cho thấy tỷ lệ hộ
gia đình làm công trình vệ sinh tăng lên rõ rệt: xã Ba Xa từ 12% tăng lên 84% sau
04 tháng kích hoạt; xã Ba Tô từ 20% tăng lên 94% sau 05 tháng kích hoạt, xã Sơn
thành từ 35% tăng lên 92% sau 05 tháng kích hoạt. Hầu hết các thôn đã chấm dứt
tình trạng đi tiêu bừa bãi, vấn đề vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân cũng được các
hộ gia đình quan tâm hơn rất nhiều. Báo cáo kết quả của huyện Ba Tơ, Sơn Hà,
Tỉnh Quảng Ngãi
Huyện Xín Mần, 29 buổi làm mẫu NVS tại 29 thôn của 3 xã đã thu hút được 1,000

lượt hộ dân tham gia. Số hộ làm NVS ngay sau khi tham dự buổi làm mẫu đã tăng
vọt: xã Nấm Dẩn có 8/12 thôn đạt ODF (5 thôn 100% hộ có hố xí riêng); xã Tả Nhìu
có hơn 85% hộ đã làm NVS. Báo cáo của Huyện Xín Mần, Hà Giang
3.2.3 Tăng tỷ lệ hộ gia đình làm nhà tiêu hợp vệ sinh trong một thời gian ngắn
Hữu Lợi là một xã thuộc vùng 2 của huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình với tổng số dân
là: 3786 khẩu, 866 hộ. Dân tộc Mường chiếm 96,13% . Toàn xã có 11 thôn. Theo
khảo sát KAP vào 20/9/2010 chỉ có khoảng 20% hộ gia đình có nhà vệ sinh tuy
nhiên chỉ có 2,7% đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh tập trung vào gia đình khá giả trong
xã. Một vài hộ trong xã có nhà vệ sinh tạm bợ không có mái, không có miếng che
xung quanh hoặc chỉ có hai cây tre bắc qua một cái hố nhỏ. Những hộ còn lại là đi


vệ sinh ở ngoài đồng ruộng, vườn nhà hoặc lên rừng cạnh nhà. Thí điểm tổ chức
phát động kích hoạt nhu cầu về NSVS tại xóm Rộc ( Chỉ trong 02 tháng đã có 64
hộ/ 164 hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Hiện nay trong xóm đã đạt 97 hộ làm nhà tiêu
hợp vệ sinh đạt 59,7% so với trước khi kích hoạt là <3%). Nếu tính toàn Xã Hữu
Lợi sau một năm thực hiện CLTS tỉ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 3% lên
40% (7/2011-6/2012). Báo cáo của Xã Hữu Lợi, Yên Thủy, Hòa Bình.
3.2.4 Đóng góp vào kết quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia về NSVSMT II
và III.
CLTS đóng góp vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức và hành vi vệ sinh
của người dân giúp cho việc nâng cao tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng NTHVS tại các
tỉnh thực hiện mô hình CLTS. Qua đó đã tham gia đóng góp vào kết quả của
Chương trình mục tiêu Quốc gia về NSVSMT II và III.
3.3. CLTS GÓP PHẦN XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO CÁC ĐỐI TÁC
Đào tạo được một đội ngũ hỗ trợ viên, thúc đẩy viên/cộng tác viên về CLTS
nhiệt tình, có năng lực. Đội ngũ này được quản lý, sử dụng thường xuyên trong
các mạng lưới thúc đẩy viên. Đây là nguồn lực quan trọng để nhân rộng CLTS.
Kể từ tháng 9 năm 2010, Chương trình WASH của Plan Việt Nam đã triển khai thực
hiện mô hình Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ. Cho đến nay đã kích hoạt

được 151 thôn với sự tham gia của 13.950 hộ. Đã có 38 thôn đạt ODF. Số thành
viên được tập huấn hỗ trợ viên nguồn ToT về CLTS là 110 người. Số người ở cấp
thôn, xã được đào tạo Kích hoạt CLTS bởi các giảng viên nguồn là 732 người đang
hoạt động trong 151 mạng lưới thúc đẩy viên CLTS. Theo báo cáo của Plan
Inernational Việt Nam.
Cán bộ thôn, xã có thể tự thực hiện thành công mô hình CLTS. Phương pháp
của CLTS thực hiện đơn giản, vui vẻ và có sự tham gia của người dân. Đội ngũ y tế
thôn bản, thôn trưởng nếu được tập huấn và hướng dẫn cụ thể sẽ triển khai tốt. Sau
khi tổ chức thực hiện từ tháng 8/2011 đến 4/2012 tại 8 thôn/7 xã vùng dự án với số
hộ tham gia là 430 hộ và hiện đã có 200 hộ tham gia thực hiện làm nhà vệ sinh .
Báo cáo của Huyện Sơn Tây, Tỉnh Quảng Ngãi.
Tăng mức độ tham gia của người dân. Ý thức của cộng đồng thay đổi hẳn sau
buổi kích hoạt CLTS, có đến 98% hộ đăng ký thay đổi hành vi. Mức độ tham gia xây
dựng nhà vệ sinh của cộng đồng thay đổi hẳn, người dân trong thôn tự vận động để
100% hộ trong thôn làm nhà vệ sinh: Trong thời điểm kích hoạt thì có 52 hộ đăng ký
nhưng khi triển khai làm hố xí thì có 78 hộ xây dựng hố xí dội, khô. Mức độ tham gia
của người dân cao hơn hẳn: Người dân đào hố, đóng góp công cùng thợ xây dựng,
làm khung và lợp nhà vệ sinh bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương một cách vui
vẻ. Theo báo cáo của Xã Trà Nú, Trà My, Quảng Nam
3.4. CLTS CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO NHIỀU VÙNG KHÁC NHAU
Cần ít nguồn lực tài chính. Với CLTS chỉ cần ít nguồn lực tài chính để thực hiện
cách tiếp cận, chủ yếu dựa vào cộng đồng để đạt được mục tiêu. Khả thi để nhân


rộng sang các địa phương khác mà không tốn kém kinh phí. Báo cáo của xã Hữu
Lợi, Yên Thuỷ, Hoà Bình
CLTS tại các vùng đồng bằng, ven biển. Đầu năm 2012 theo kết quả khảo sát tại
huyện Hải Lăng thì tỉ lệ người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 62.13%. Huyện
có đề án 100% người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ đạo 100% đảng viên
phải xây dựng NTHVS. Sau khi đã lựa chon mô hình CLTS huyện đã: (i) Tổ chức hội

thảo bàn kế hoạch và đề xuất phương án thực hiện với các ban ngành và các xã.(ii)
Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ huyện về CLTS và Tổ chức tập
huấn lại cho các Ban phát triển thôn (VDB) để thực hiện kích hoạt & hậu kích hoạt
tại cộng đồng. (iii) Chọn thôn thực hiện thí điểm để kích hoạt tại 7 thôn. Tăng cường
công tác truyền thông bằng nhiều phương pháp đặc biệt là truyền tải bằng phương
pháp nghệ thuật. (iv) Thành lập các ban giám sát và hỗ trợ cộng đồng và tập huấn
kỹ thuật các mô hình xây dựng hố tiêu hợp vệ sinh.
Sau 4 tháng thực hiện CLTS đã thu được kết quả: (i)Huy động được nhiều cơ quan
ban ngành tham gia như trạm y tế, hội phụ nữ, xã và người dân tham gia.(ii) Huy
động được các nguồn ngân sách để thực hiện các hoạt động truyền thông và nâng
cao năng lực cộng đồng. (iii) 362 hộ gia đình thực hiện xây dựng nhà tiêu hợp vệ
sinh (tại 7 thôn kích hoạt) Theo báo cáo của Huyện Hải Lăng, Quảng Trị.

4. Người dân nói gì về CLTS?
“Thôn tôi có 47 hộ. Trong các cuộc họp thôn, trưởng thôn thường tuyên truyền các
hộ dân đào hố xí để đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhà nào cũng có nhà vệ sinh từ
hố xí đào cho đến hố xí tự hoại. Nhà tôi mới đào lại hố xí cách đây 2 tháng vì hố xí
cũ đã đầy. Tôi làm nhà tiêu vì không có nhà tiêu thì ô nhiễm môi trường, ruồi nhặng
đậu vào phân gây ra các bệnh đường ruột”. Chị Trần Thị Oanh, thôn Xuân Sơn, xã
Trường Sơn, Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình (20/08/2012)
“Nếu người dân đi tiêu tự do, ruồi nhặng sẽ đậu vào phân người rồi đậu vào thức
ăn, nước uống. Người dân không biết ăn vào sẽ bị bệnh tiêu chảy, ảnh hưởng
đường ruột, có thể gây ung thư và các bệnh nội tạng khác. Plan đã và đang hỗ trợ
người dân xã Trường Sơn thực hiện chương trình NSVSMT thông qua phương pháp
tiếp cận CLTS từ năm ngoái đến năm nay. Ban Giám sát thôn đã được thành lập với
5 thành viên. Mỗi thành viên phụ trách hỗ trợ tuyên truyền, giám sát khoảng hơn 10
hộ dân (trừ Trưởng Ban chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu và báo cáo). Nội dung
NSVSMT được lồng ghép trong các cuộc họp thôn hàng tháng. Trưởng thôn, bí thư,
y tế thôn bản là những người trực tiếp truyền thông về NSVSMT trong các cuộc họp
thôn đó. Nội dung truyền thông là không đi tiêu tự do, đào hố xí và rửa tay bằng xà

phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tôi vẫn thường xuyên rửa tay vào những
thời điểm như vậy. Tuy nhiên, thỉnh thoảng lại quên dùng xà phòng. “ ông Hoàng
Minh Chiên, thôn Xuân Sơn, xã Trường Sơn, Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình
(20/08/2012):


“Tôi thấy cái hay của cách tiếp cận này là giúp cộng đồng thay đổi nhận thức và
hành vi một cách thực sự, đấy chính là điều thành công. Tôi đã thấy nhiều nơi, ngay
như cả ở một số xã của Yên Thủy được hỗ trợ nguyên vật liệu, thậm chí xây cho họ
dùng nhưng một thời gian sau quay lại thì họ dùng rất bẩn, một số hộ hỗ trợ nguyên
vật liệu vẫn xây dựng sai kỹ thuật và không đảm bảo hợp vệ sinh..” Ông Nguyễn
Văn Vinh- Trung tâm y tế dự phòng huyện Yên Thủy, Tỉnh Hòa Bình
“Hoạt động kích hoạt mà TNTG thực hiện rất có ý nghĩa. Tuy rất đơn giản nhưng rất
phù hợp với đời sống của bà con trong xóm. Trước kia động tới nhà vệ sinh thì
không ai muốn nghe vì nó bẩn. Bây giờ tôi thấy không có nhà vệ sinh còn bẩn hơn
gấp ngàn lần ấy chứ”- Bùi Văn Thập- trưởng xóm Cương, xã Hữu Lợi, Huyện Yên
Thủy, Tỉnh Hòa Bình.
“Bà con tại Xín Mần đã được nhân viên dự án WASH xuống tận thôn trực tiếp
hướng dẫn cách làm NVS “không tốn một xu” sử dụng các vật liệu tự có tại địa
phương”, “Đối với bà con dân tộc miền núi, nói thôi là chưa đủ, một phần do bất
đồng ngôn ngữ, một phần do bà con khó hình dung được tiêu chuẩn, kích thước,
yêu cầu nhà tiêu, nên việc làm mẫu để bà con nhìn thấy tận mắt cách thức làm là
rất cần thiết” Long Văn Kiên, chuyên viên khoa YTCC của TTYT Xín Mần, người đã
hỗ trợ kỹ thuật làm NVS cho bà con.
Tuy mới thành công ở bước đầu nhưng đã cho thấy một sự đổi thay mạnh mẽ trong
nhận thức cộng đồng và cán bộ địa phương, riêng thôn Kon chênh xã Măng cành,
các hộ gia đình đã ký cam kết không đi tiêu và chăn thả gia súc tự do. “Kết quả trên
càng thêm ý nghĩa hơn khi so sánh với những cố gắng của bao chương trình, dự án
trước đây đã tốn rất nhiều nhân lực, vật lực nhưng không thể làm thay đổi nhận thức
của cộng đồng về việc làm sạch đẹp môi trường sống xung quanh.” Theo nhận định

của nhiều cán bộ tham gia CLTS như: A Nuông, A In, thầy giáo Nguyễn Đình Hợp
(xã Măng Cành), già làng A Breo, anh Trần Văn Thành (xã Hiếu).

5. Thách thức của CLTS là gì?
5.1
Người dân. Trình độ dân trí hạn chế, phong tục tập quán còn lạc hậu, kinh tế
nghèo. Còn thói quen đi tiêu bừa bãi, sử dụng phân tươi trong trồng trọt… Nhận
thức chưa đầy đủ về tác hại của việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Tư tưởng
phụ thuộc của các hộ dân vào hỗ trợ của chính phủ - chờ đợi các khoản trợ cấp của
Chính phủ làm giảm động lực của người dân.
5.2
Hiểu biết chưa đầy đủ về các mô hình Nhà tiêu hợp vệ sinh. 90% người
dân tại xã Cương Chính, Tiên Lữ, Hưng Yên chỉ muốn làm nhà vệ sinh tự hoại trong
khi chưa có điều kiện kinh tế thực hiện. Đa số người dân tại các xã huyện Hải lăng,
Quảng Trị chỉ muốn làm nhà vệ sinh tự hoại vì cho rằng đó mới là nhà tiêu hợp vệ
sinh. Đặc biệt một số thành viên trong ban giám sát vẫn còn duy ý chí về việc mô
hình vệ sinh: “Chỉ có nhà tiêu tự hoại và bán tự hoại mới hợp vệ sinh và phù hợp với


điều kiện của thời đại”. Thiếu kiến thức kỹ thuật về xây dựng nhà tiêu và hạn chế về
thông tin về các thiết kế nhà tiêu có thể dẫn đến sự sợ hãi khi xây nhà tiêu và quan
niệm rằng xây nhà tiêu rất tốn kém. Tư tưởng cho nhà tiêu là bẩn nên chỉ cần làm
một lần thật bền lâu, không muốn phải động đến nhà tiêu. Tiêu chuẩn vệ sinh còn
thấp, dẫn đến tâm lý chung là "nhà vệ sinh tạm thời" thường bẩn hoặc không an
toàn.
5.3
Chính quyền các cấp chưa quan tâm sâu sắc đến công tác VSMT. Địa
phương không có kinh phí hỗ trợ cho CTV theo dõi giám sát. Ban quản lý các cấp
còn có tư tưởng kỳ vọng vào biện pháp khuyến khích và áp lực từ các nhà lãnh đạo.
5.4

Vai trò quản lý các cấp yếu, thực hiện cam kết thấp: Có kế hoạch thực
hiện nhưng hành động cụ thể vẫn chưa đạt theo yêu cầu. Công tác kiểm tra, giám
sát, hỗ trợ chưa làm một cách có hiệu quả và triệt để. Sự phối hợp liên ngành chưa
chặt chẽ, chưa thống nhất.
5.5
Kiến thức, nhận thức về NS, VSMT của các thành viên thuộc ban ngành
đoàn thể cũng còn hạn chế. Khả năng tuyên truyền, vận động của CTV tuyến xã
và thôn bản còn nhiều hạn chế. Công tác theo dõi giám sát của CTV ngay sau khi
kích hoạt chưa sát sao.Hầu hết các thành viên BQL xã, mạng lưới NSVS kiêm
nhiệm nhiều nên thường khó khăn trong việc triển khai hoạt động của dự án. Cán
bộ y tế thôn có năng lực, trình độ hạn chế, phạm vi quản lý sức khỏe rộng (1 y tế
thôn tại thôn Đặng Xá xã Cương Chính phụ trách 400 hộ gia đình về vấn đề sức
khỏe, NS, VSMT)
5.6
Do là thí điểm nên việc thực hiện mô hình chưa được thể chế hóa. Chưa có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể. Chưa có cuộc điều tra KAP về
VSMT. Do thí điểm sớm nên chưa có tài liệu hỗ trợ truyền thông vận động cộng
đồng. Chưa có các chỉ số đo lường sự thay đổi hành vi, biểu mẫu theo dõi, giám sát
CLTS. Đây là một mô hình mới cần nhiều thời gian để giới thiệu, tập huấn chuyên
môn, kỹ thuật cho đối tác. Sau đó triển khai hoạt động cho người dân.
5.7
Sự chồng chéo, không nhất quán trong việc thực hiện các chương trình
(CT MTQGNSVSMTNT và CT 135), chính sách hỗ trợ tiền mặt cho các hộ nghèo
làm nhà tiêu HVS, ảnh hưởng của một số dự án trước đó (cấp phát hoặc hỗ trợ kinh
phí cho người dân đã gây cản trở lớn cho việc thí điểm mô hình. Sự khác nhau của
các phương pháp tiếp cận giữa các nhà tài trợ/ Chính phủ/ các tổ chức phi chính
phủ và các chương trình cũng là cản trở đến mô hình.
5.8
Chia sẻ thông tin và kết nối giữa các nguồn lực can thiệp về NSVSMT
còn yếu. Năng lực của mạng lưới còn hạn chế, .Các ban ngành đoàn thể trong

thôn /xã /huyện chưa thực sự tham gia nhiệt tình và chưa có sự phối kết hợp với
vấn đề NS, VSMT
5.9
Những hạn chế của nhà tiêu tạm, nhà tiêu chìm đơn giản như: Người
dân còn nghèo, các vật liệu làm nhà tiêu chủ yếu là tự kiếm thô sơ dể bị hư hỏng,


không kín đáo và an toàn cho người sử dụng. Tuổi thọ của nhà tiêu tự đào ngắn và
rất dễ sạt lở, các đồ dùng thưng che dễ mục nát, mối mọt, do đó không an toàn.
Thiếu giấy vệ sinh và nước (người dân đa số là sử dụng lá cây và que) nên không
đảm bảo vấn đề vệ sinh trong nhà tiêu. Nhà tiêu chìm có nhiều mùi hôi vì nước
mưa, nước tiểu dễ thấm vào do đó không đảm bảo vệ sinh. Nhà tiêu chìm có mùi
hôi nên phải làm xa nhà, không thuận tiện cho trẻ em và phụ nữ mang thai đặc biệt
là buổi tối và mùa mưa. Những hạn chế của nhà tiêu tạm, nhà tiêu chìm đơn giản
dẫn đến khả năng người dân sẽ thay thế/nâng cấp các nhà tiêu tạm thời bằng nhà
tiêu khác hay họ sẽ để xuống cấp và từ bỏ hành vi mới được thiết lập. Khả năng
người dân quay trở lại đi tiêu tự do rất cao, vì nhà tiêu sau một thời gian sẽ hư
hỏng, có thể có mùi hôi khó chịu khiến người dân ngại sử dụng, nếu ban giám sát
không hoạt động thường xuyên sẽ không vận động được người dân làm nhà tiêu
mới...

6. Bài học kinh nghiệm
6.1. TỔ CHỨC
6.1.1 Vai trò của các bên trong CLTS. Thực hiện mô hình CLTS theo phương
châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các các chính sách, cơ chế hỗ trợ và
hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn
bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Triển khai thực hiện mô hình CLTS
cần xác định là nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành,
cơ quan y tế các cấp có nhiệm vụ triển khai trực tiếp và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã

hội vận động người dân phát huy vai trò chủ thể trong việc thực hiện và nhân rộng mô hình
CLTS. Khuyến khích có sự tham gia của các ban ngành đoàn thể như phụ nữ, thanh niên
vào việc đào tào, đào tạo lại, thực hiện và theo dõi giám sát mô hình.
6.1.2 Sự vào cuộc của hệ thống chính trị cơ sở, chính quyền địa phương
ngay từ đầu: Sự tham gia nhiệt tình của chính quyền địa phương là rất quan trọng.
Khi họ tham gia một cách tích cực, sự tiến bộ trong thay đổi hành vi và thực hiện
của người dân địa phương được thể hiện rõ ràng. Với sự giúp đỡ của chính quyền
địa phương, ban dự án CLTS được thành lập để giám sát việc thực hiện CLTS tại
cộng đồng. Ban dự án thường bao gồm các thành viên nòng cốt của ủy ban nhân
dân xã, hội phụ nữ và trung tâm y tế xã. Ở những vùng dự án mà có triển khai Vệ
sinh tổng thể do trường học làm chủ SLTS, thì ban dự án còn bao gồm cả giáo viên.
Cần sự cam kết mạnh của lãnh đạo các cấp.
6.1.3 Vai trò nòng cốt của hệ thống y tế theo ngành dọc và sự tham gia các tổ
chức đoàn thể: Ở cấp huyện, phòng y tế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ/hướng dẫn lập kế hoạch và giám sát cấp xã thực hiện CLTS. Ở cấp xã, trung
tâm y tế xã đóng vai trò quan trọng trong bộ máy giám sát và quản lý bao gồm chính
quyền địa phương (ủy ban nhân dân xã – CPC, trưởng thôn), các tổ chức đoàn thể


(Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên) và trung tâm y tế (trung tâm y tế xã,
nhân viên y tế thôn/bản). Các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn
thanh niên) là những tổ chức có nhiều thuận lợi nhất do bản chất công việc của họ
cũng có nhiều điểm tương đồng với mục tiêu phát triển của dự án như: hỗ trợ cộng
đồng trong phát triển xã hội, bao gồm cải thiện sức khỏe trẻ em và người lớn, bình
đẳng giới, bảo vệ môi trường trong sạch, giảm nghèo…
6.1.4 Phân công trách nhiệm - kinh nghiệm của Điện Biên: Mỗi thôn bản có
nhóm CTV (trưởng bản, Y tế, phụ nữ, thanh niên) tham gia thúc đẩy tại cộng đồng;
thu thập số liệu BC lên xã, huyện và tỉnh. Tuyến xã có Ban ĐH, gồm: lãnh đạo xã,
CB Y tế, đoàn TN, phụ nữ, hội nông dân, MTTQ, giáo viên trường tiểu học thực hiện
giám sát hỗ trợ. Tuyến huyện có Y tế huyện, thanh niên, phụ nữ thực hiện giám sát

hỗ trợ. Tuyến tỉnh: đầu mối XDKH, đào tạo, huy động và kết hợp các nguồn lực,
giám sát hỗ trợ là TTYT dự phòng tỉnh phối hợp với tư vấn SNV, tư vấn Unicef.
Các tổ chức quốc tế Unicef, SNV hỗ trợ kỹ thuật đào tạo, kích hoạt, giám sát và hỗ
trợ kinh phí cho đội ngũ cộng tác viên xã, huyện, tỉnh thực hiện hoạt động giám sát
vận động cộng đồng.
6.1.5 Sự tham gia của các tổ chức và cá nhân khác: Bên cạnh đó, tùy thuộc vào
tình hình thực tế, mỗi tỉnh cũng có các tổ chức và cá nhân khác tham gia vào thực
hiện CLTS và quá trình giám sát như: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh (pCERWASS) trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
DARD, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh (pCMP), trung tâm giáo dục sức khỏe và
truyền thông (pCHEC) hoặc giáo viên.
6.2. XÂY DỰNG NĂNG LỰC
6.2.1 Xây dựng năng lực cho đối tác địa phương yếu tố đảm bảo tính bền
vững của chương trình: Giáo viên tập huấn CLTS của trường cao đẳng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ thực hiện đào tạo hỗ trợ viên/ giảng viên
nguồn (ToT) cho đối tác địa phương. Học viên: Số lượng 20-25 người. Bao gồm cán
bộ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe,
cán bộ sở Y tế, Giáo dục, các hội Hội phụ nữ, hội Nông dân tỉnh, huyện. Cấp xã: 2-3
học viên (thuộc xã sẽ kích hoạt một thôn/bản trong chương trình tập huấn). Hỗ trợ
viên/ giảng viên nguồn sau đó trực tiếp đào tạo lại cho các hỗ trợ viên CLTS cấp xã
và thôn cũng như hỗ trợ họ trong việc thực hiện kích hoạt tại một số thôn trong thời
gian đầu. Học viên: Số lượng 20-25 người. Bao gồm cán bộ thôn : mỗi thôn bản
gồm 3 người: Trưởng Bản, y tế thôn bản, và 1 người đại diện các ban ngành doàn
thể trong thôn như Bí thư chi đoàn, chi hội trưởng phụ nữ và cán bộ xã: Đại diện
Lãnh đạo xã, Y tế xã; đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên...
6.2.2 Năng lực của đội ngũ Giảng viên/ Hỗ trợ viên, cộng tác viên. Để đảm bảo
có được một đội ngũ giảng viên có chất lượng tại địa phương. Tập huấn ToT chưa
đủ, cần có sự hỗ trợ thêm của địa phương để đảm bảo giải quyết rào cản về ngôn
ngữ để đáp ứng được với yêu cầu đào tạo đề ra.



6.2.3 Bình đẳng giới: Phụ nữ là những người được chịu tổn thương nhiều nhất
khi không có nhà tiêu nên ý kiến của họ có ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư
xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho gia đình. Tuy nhiên việc quyết định có làm nhà tiêu hay
không chủ yếu do chủ hộ là nam giới thực hiện. Việc kết hợp giữa vai trò vận động
của phụ nữ với vai trò quyết định việc làm nhà tiêu của chủ hộ là nam giới cần được
tiến hành.
6.2.4 Phụ nữ là những người được chịu tổn thương nhiều nhất khi không có nhà
tiêu nên ý kiến của họ có ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư xây nhà tiêu hợp
vệ sinh cho gia đình. Tuy nhiên việc quyết định có làm nhà tiêu hay không chủ yếu
do chủ hộ là nam giới thực hiện. Việc kết hợp giữa vai trò vận động của phụ nữ với
vai trò quyết định việc làm nhà tiêu của chủ hộ là nam giới cần được tiến hành.
6.2.5

6.3. QUY TRÌNH
6.3.1 Kích hoạt CLTS tại thôn/bản: Các bước kích hoạt phải đảm bảo sự tham gia
của các đối tượng trong thôn, bản (nam, nữ thanh niên, người già, trẻ em, vv.) và
tạo được sự quan tâm của người dân. Đại diện Ban quản lý xã, Ban lãnh đạo thôn
và toàn thể người dân trong thôn (mỗi hộ ít nhất có một người). Số lượng người
tham gia nên dưới 100. Những thôn có số hộ nhiều có thể chia thành nhiều buổi
kích hoạt. Nhóm giảng viên tỉnh chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 người thực
hiện kích hoạt tại một thôn, bản. Tư vấn trực tiếp tham dự để hỗ trợ và chia sẻ.
Giảng viên tỉnh thực hiện kích hoạt tại các thôn còn lại (tùy theo số lượng thôn đã
lựa chọn). Mỗi thôn/bản có một Giảng viên tỉnh hoặc tư vấn vẫn tiếp tục giám sát và
hỗ trợ (một tư vấn phụ trách nhiều thôn).

6.3.2 Giám sát: Một trong những yếu tố quyết định góp phần thành công trong việc
hình thành và duy trì thói quen sử dụng NVS của người dân. Đây là nhân tố quan
trọng để đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện CLTS. Thông thường sau khi
kích hoạt, bên cạnh các hoạt động giám sát của ban dự án CLTS xã, ở mỗi thôn

nhóm hỗ trợ viên/thúc đẩy viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng thôn cũng tham
gia giám sát. Thực hiện trực tiếp là Ban quản lý CLTS thôn. Tham gia đôn đốc, giám
sát tại cộng đồng là cán bộ y tế xã, cán bộ xã, và đoàn thể tại địa phươ ng. Trưởng
trạm y tế xã chịu trách nhiệm giám sát tại xã và thu thập thông tin theo chế độ báo
cáo để đôn đốc, giám sát, hỗ trợ khi cần thiết. Báo cáo giám sát chuyển cho Ban chỉ
đạo/ Tổ công tác huyện, tỉnh hàng tháng. Nhóm giảng viên nòng cốt tỉnh cử một
giảng viên hoặc nhóm giảng viên phụ trách một xã và thực hiện giám sát, hỗ trợ cho
cấp xã, cộng đồng.
Mỗi thành viên trong ban giám sát sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể, thông
thường mỗi thành viên sẽ được phân công theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện dự
án của khoảng 10 đến 15 hộ gia đình. Phát huy vai trò Đảng viên phụ trách nhóm


hộ. Việc làm này tăng cường thêm sự sâu sát trong việc giám sát, đôn đốc, thúc đẩy
hoạt động dự án.
Các hoạt động sau buổi kích hoạt thôn cần thực hiện ngay như kiểm tra, giám sát,
hỗ trợ các hộ gia đình thực hiện chấm dứt đi tiêu tự do, làm nhà tiêu theo như đăng
ký. Ban giám sát thôn không phải chỉ đi giám sát (xem các hộ có làm nhà tiêu hay
không) mà phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên hỗ trợ hướng dẫn
trực tiếp cách làm nhà tiêu sao cho đảm bảo quy cách, hợp vệ sinh.
Các cuộc họp nhóm sẽ được tổ chức hàng tuần hoặc hàng tháng để báo cáo tiến
trình thực hiện cho trưởng thôn. Sau đó, trưởng thôn sẽ báo cáo lại cho ban dự án
CLTS xã về tiến trình thực hiện dự án của thôn mình. Dựa trên báo cáo của các
thành viên trong nhóm, ban dự án sẽ tổ chức cuộc họp với tất cả bà con tại thôn mà
các vấn đề còn tồn tại, nổi cộm, sau đó các giải pháp đã được nhất trí sẽ được thực
hiện.

6.3.3 Thực hiện các hoạt động sau kích hoạt hướng tới sự thay đổi bền
vững: Thành lập nhóm giám sát xã 4 thành viên (2 cán bộ UB xã, 2 cán bộ trạm Y
tế xã) hàng tháng giám sát các thôn được phân công, hướng dẫn làm nhà tiêu.

Thành lập Ban giám sát thôn 03 người (trưởng thôn, y tế thôn, phụ nữ thôn) phân
công cụm để giám sát và báo cáo lên cho xã, giám sát 4 lần/tháng. Đội giám sát các
em học sinh 5 em/thôn đi giám sát 4 lần/tháng, nộp báo cáo hàng tháng cho trưởng
thôn. Hàng tháng tổ chức họp thôn để nắm bắt tình hình và giải quyết khó khăn, trở
ngại ở thôn. Hàng tháng tổ chức giao ban BĐH xã, BDA xã, ban giám sát thôn, đội
giám sát học sinh để cập nhật tình hình làm nhà tiêu, giải quyết các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện.
6.3.4 Thực hiện thường xuyên các hoạt động sau ODF. Tạo nhận thức & nhu
cầu vệ sinh cho hộ dân nông thôn thông qua CLTS là bước đầu tiên. Nhưng không
phải là cách duy nhất và không đủ để có sự can thiệp thành công. Cần sự theo dõi
và nhiều thông tin hơn nữa về các lựa chọn vệ sinh và tiêu chuẩn hợp vệ sinh
của nhà tiêu. Nhu cầu ban đầu cần được liên kết với nguồn cung cấp dịch vụ có chi
phí thấp và thiết bị vệ sinh để giúp các hộ di chuyển lên các nấc thang vệ sinh.
Các cơ quan địa phương dần dần kết hợp thêm thông điệp về hành vi vệ sinh, tận
dụng các công cụ truyền thông thay đổi hành vi sáng tạo và tiến xa hơn ngoài việc
"nâng cao nhận thức". Những nỗ lực này có thể được kết hợp vào việc lập kế hoạch
& học hỏi tại địa phương, thu hút sự tham gia của các bên liên quan địa phương
khác nhau và khuyến khích họ đầu tư vào vệ sinh.
Đối với những thôn hoàn thành ODF cần tiếp tục triển khai bước tiếp theo như phát
động vệ sinh thôn bản và vệ sinh cho gia đình/cá nhân. Không để cho tiến trình của
CLTS bị gián đoạn đồng thời vận động chính quyền các cấp đưa tiêu chí ODF vào
hương ước của thôn bản


Giám sát ở thôn chủ yếu là y tế thôn và y tế xã để nắm tình hình và truyền thông, tư
vấn. Duy trì họp BĐH, BDA, y tế thôn bản hàng tháng giao ban y tế thôn tại trạm và
họp thôn lồng ghép các chương trình để truyền thông.
6.3.5 Tiếp thị vệ sinh cần được tiến hành sau CLTS để duy trì bền vững nhu
cầu và hành vi vệ sinh mới sau CLTS. Giới thiêu loại nhà tiêu đơn giản giá rẻ, phù
hợp vùng miền; Cần có các mô hình trực quan để người dân dể hiểu và lựa chọn;

Hướng dân người dân tiếp cận vốn vay, có bảo lãnh của địa phương
6.3.6 Triển khai SLTS: CLTS và SLTS cần được tiến hành song song và bổ sung
cho nhau. Các hoạt động truyền thông (rửa tay với xà phòng, đánh răng hàng ngày
và thực hiện vệ sinh cá nhân) đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của gia đình,
nhà trường và các em học sinh. Đẩy mạnh các hoạt động về NS-VSMT trong nhà
trường để tăng cường sự tham gia của trẻ em, lấy trẻ em là trung tâm và tác nhân
của sự thay đổi.
6.4. PHƯƠNG PHÁP, CÁCH LÀM
6.4.1 Cách tiến hành “ từ điểm nhân ra diện rộng” . Bắt đầu từ 1-2 thôn, bản và
sau khi rút ra kinh nghiệm, bài học thì nhân ra diên diện rộng. Dự án thực hiện mô
hình CLTS thí điểm ở thôn Thắng Lộc và sau đó thực hiện nhân rộng từng thôn khác
và trong toàn xã Bình Lương. Thực hiện CLTS (10/2010- 3/2012) số hộ dân có
NVS hợp vệ sinh tăng từ 12/689 lên 203/689 hộ, tất cả điểm chính của các trường
tiểu học, trung học cơ sở sử dụng nước giếng khoan đảm bảo chất lượng. Báo cáo
của xã Bình Lương, Như Xuân, Thanh Hoá
6.4.2 Tin vào người dân. Người dân có rất nhiều sáng kiến, vấn đề cơ bản là hỗ
trợ viên phải cung cấp thông tin đầy đủ để học hiểu được bản chất của sự việc để
họ phát huy muốn vậy hỗ trợ viên phải hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn người dân. Khi
biết phân người phải ủ trên 6 tháng mới dùng được người dân đã đề xuất sử dụng 2
ống bi khác nhau để chuyển từ nhà tiêu một ngăn thành 2 ngăn hợp vệ sinh và hỗ
trợ viên nhất trí ngay. Vì vậy nhóm hỗ trợ phải được nâng cao năng lực về chuyên
môn, kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi, giám sát kỹ càng và nhất là thái độ tôn
trọng, tin tưởng vào người dân trước khi triển khai hoạt động. Báo cáo của xã Hữu
Lợi, Yên Thuỷ, Hoà Bình
6.4.3 Nói đi đôi với làm: Tại Huyện Xín Mần, Hà Giang đã được nhân viên dự án
WASH xuống tận thôn trực tiếp hướng dẫn cách làm NVS sử dụng các vật liệu tự
có tại địa phương để bà con nhìn thấy tận mắt cách thức làm nhà tiêu. 29 buổi làm
mẫu NVS tại 29 thôn của 3 xã đã thu hút được 1,000 lượt hộ dân tham gia. Số hộ
làm NVS ngay sau khi tham dự buổi làm mẫu đã tăng vọt: xã Nấm Dẩn có 8/12 thôn
đạt ODF (5 thôn 100% hộ có hố xí riêng); xã Tả Nhìu có hơn 85% hộ đã làm NVS.

6.4.4 Xây dựng mô hình điểm tại mỗi xã: mỗi xã xây dựng thành công tối thiểu 1
đến 2 mô hình điểm (thôn ODF, sạch sẽ, người dân thực hành tốt vệ sinh cá nhân).


Mô hình này sẽ tạo niềm tin cho cán bộ và người dân trong khu vực lân cận thăm
quan học tập để cải thiện hành vi vệ sinh trong cộng đồng của họ.
6.4.5 Phát động thành phong trào tạo sự thay đổi của cả cộng đồng: Sau khi
kích hoạt, không chờ người dân làm NVS một cách tự phát mà cần phát động chiến
dịch “Ngày ra quân làm nhà vệ sinh”, lấy sức mạnh cộng đồng để thay đổi hành vi
của từng cá nhân. Người dân tập trung làm việc thì sự hỗ trợ lẫn nhau về công sức,
nguyên liệu cũng tốt hơn và cũng thuận tiện hơn trong việc hỗ trợ kỹ thuật, hạn chế
trường hợp đã làm xong nhưng chưa đúng kỹ thuật. Cần tổ chức những chiến dịch
truyền thông vệ sinh tổng thể với sự tham gia của cộng đồng để họ nhận thấy sự
quan trọng của việc thực hiện các hành vi vệ sinh.
6.4.6 Động viên, khen thưởng: Cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời đối
với những cá nhân, tập thể hoàn thành nhanh, tốt các hoạt động của dự án. Việc
làm này không chỉ để ghi nhận sự tham gia tốt của họ mà còn nêu lên tấm gương
cho những người khác noi theo. Có thể treo bản đồ đăng ký trên nhà văn hóa,

theo dõi và ghi danh những hôô làm NVS trên bảng trong nhà văn hóa thôn, để
mọi người khi đến nhà văn hóa có thể theo dõi sự tiến triển của viêôc làm NVS
6.4.7 Chứng minh được ý nghĩa của CLTS . Các dịch bệnh và tác động môi
trường ảnh hưởng ngày càng lớn đến sức khỏe của người dân. CLTS góp phần tích
cực vào đề án của huyện nên được các ban ngành cấp xã quan tâm hỗ trợ, tích cực
tham gia. CLTS là giải pháp cho việc hoàn thành tiêu chí về vệ sinh môi trường nông
thôn trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.Theo báo cáo của Huyện Hải
Lăng, Quảng Trị.
6.4.8 Kết hợp CLTS với các cách tiếp cận/các chương trình/dự án khác. Các
đơn vị quản lý và các Tổ chức nên có phương pháp tích hợp giữa các mô hình can
thiệp CLTS, Tiếp thị vệ sinh (SM), vv. và Chương trình mục tiêu Quốc gia NTP để

hiệu quả, chất lượng công việc được tốt hơn. Thông tin, chia sẻ các mô hình đạt kết
quả để nhân rộng mô hình giữa các dự án và đơn vị quản lý nhà nước.
6.4.9 Hỗ trợ, khuyến khích và huy động sự tham gia của các đoàn thể có mạng
lưới sâu rộng và thành phần hội viên đông đảo như Hội Phụ nữ. Chính sách tín
dụng của Chương trình sử dụng mô hình Quỹ vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý để
cho vay vốn sửa chữa, cải tạo và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
6.4.10 Lồng ghép: Kết quả thực hiện CLTS và cải thiện vệ sinh thường được lồng
ghép vào chỉ tiêu “Làng văn hóa” và chương trình phát triển “Nông thôn mới” của
chính phủ. Chính vì vậy, chương trình CLTS cũng nhận được sự quan tâm nhiều
hơn từ phía lãnh đạo xã, huyện, các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ của mạng lưới
thực hiện CLTS (ví dụ: mạng lưới thúc đẩy viên/hỗ trợ viên). Hoàn toàn có thể bổ
xung nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo Nông thôn mới các xã, Ban giám sát cộng đồng và
ban phát triển thôn về nông thôn mới.


6.4.11 Mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh. Thành lập và tổ chức tập huấn kỹ thuật xây
dựng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các tuyến xã, thôn. Tập trung tuyền truyền, vân động,
đưa ra mô hình phù hợp với nhiều hộ gia đình (có cả hộ nghèo) …> tăng cường bền
vững của dự án. Đa dạng hoá các mô hình nhà tiêu về công nghệ và chi phí thấp,
khuyến khích áp dụng nhà tiêu đảm bảo vệ sinh, chất lượng bền vững. Áp dụng mô
hình nhà tiêu giá rẻ cho những vùng đặc biệt khó khăn để giải quyết tình trang đi
tiêu bừa bãi. Để có kỹ thuật có thể kết hợp với các mô hình khác: SM (tác đôông vào
cung), tạo ra những đôôi thợ xây, liên kết cầu và cung, cung cấp kỹ thuâôt, mô hình,
thiết kế cho đôôi thợ xây.
6.5. CLTS VÀ HỖ TRỢ
6.5.1 CLTS và hỗ trợ.
Hỗ trợ là con dao 2 lưỡi, có thể đáp ứng được mục tiêu trong một giai đoạn nhất
định nhưng cũng tạo ra tâm lý chờ đợi, ỷ lại của người dân.
Nếu có nguồn hỗ trợ thì cần lưu ý:
Hỗ trợ vào việc gì : hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng, quản lý và duy trì hệ thống, hỗ

trợ làm nhà tiêu. Thông thường hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng, quản lý và duy trì
hệ thống do Chính phủ và các tổ chức thực hiện. CLTS không khuyến khích hỗ trợ
làm nhà tiêu, tuy nhiên trên thực tế trong điều kiện nguồn lực của cộng đồng, người
dân hạn chế thì nguồn hỗ trợ cũng là một nguồn lực quý giá. Vấn đề là hỗ trợ như
thế nào để tăng tính hiệu quả.
Đối với việc hỗ trợ xây dựng nhà tiêu cho các hộ gia đình cần chú ý:
Phân loại đối tượng : Hộ nghèo, hộ khó khăn, hộ ở vùng đặc biệt khó khăn. Hình
thức phân loại có thể theo tiêu chí quy định của Chính phủ, của các tổ chức hoặc do
cộng đồng bình chọn.
Thời điểm hỗ trợ nên là sau khi kích hoạt cho những hộ thuộc đối tượng và hỗ trợ
cho những hộ gia đình có nhu cầu thực sự làm nhà tiêu.
Cách hỗ trợ có thể linh hoạt nhưng phải đảm bảo nguồn hỗ trợ phải được sử dụng
đúng mục đích và hiệu quả. Ví dụ: hưởng sau khi xây dựng, (thưởng sau khi làm
tốt). Cách tiếp cận CHOBA là một cách tiếp cận đang được thực hiện tại Việt Nam.
6.5.2 Cũng cần phân biệt giữa hỗ trợ và các nguồn lực do cộng đồng tự huy
động từ bên ngoài, kể cả những chương trình, đề án, dự án do cộng đồng xây dựng
và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đầu tư kinh phí một phần hoặc toàn
bộ. Đó cũng chính là việc chuyển từ cơ chế cấp phát, sang cơ chế đáp ứng nhu cầu
của cộng đồng.


6.6. THỂ CHẾ HOÁ
6.6.1 Thể chế hoá các hoạt động - kinh nghiệm từ Điện Biên.
Thể chế hóa công tác lập kế hoạch ở cấp tỉnh, huyện và xã, tăng cường sự hỗ trợ
kỹ thuật của cấp trung ương và các tổ chức
Điều tra, đánh giá các chỉ số đầu vào
Chuẩn hóa các hoạt động theo dõi đánh giá - xây dựng chỉ số theo dõi-giám sát,
cách giám sát hướng dẫn hoạt động
Chuẩn hóa tài liệu tập huấn, tài liệu hỗ trợ truyền thông vận động cộng đồng, cho
cấp tỉnh huyện xã

Cần có sự định hướng của Bộ Y tế, UBND tỉnh đối với CLTS
6.6.2 Hệ thống thông tin, báo cáo. Công tác theo dõi và báo cáo số liệu cần
được cập nhật để có những điều chỉnh phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả của
các chương trình. Hệ thống thông tin, báo cáo kết quả triển khai thực hiện mô hình
CLTS đảm bảo tính tính xác, cập nhật thường xuyên và đồng bộ giữa các cấp.

7. Các giai đoạn thực hiện mô hình CLTS
Quy trình thực hiện mô hình CLTS gồm 3 giai đoạn
(i)
Giai đoạn một: Tập huấn và thực hiện kích hoạt bao gồm: Đào tạo giảng viên
nòng cốt cấp tỉnh, huyện; Tập huấn cho nhóm nòng cốt tại các xã, thôn/bản về
CLTS; Thực hiện kích hoạt CLTS tại cộng đồng và Giám sát, hỗ trợ sau kích hoạt.
(ii)
Giai đoạn hai: Tập huấn và thực hiện hậu kích hoạt bao gồm: Tập huấn cho
giảng viên về Hậu kích hoạt; Tập huấn cho nhóm nòng cốt tại các xã, thôn/bản về
Hậu kích hoạt; Thực hiện hậu kích hoạt CLTS tại thôn bản; Giám sát hỗ trợ thực
hiện sau hậu kích hoạt.
(iii) Giai đoạn ba: Đánh giá và công nhận tình trạng ODF và các hoạt động hậu
ODF để đảm bảo tính bền vững của mô hình này.

Tham khảo
Các giai đoạn CLTS của Plan International Việt Nam
7.1 Giai đoạn 1 – kích hoạt CLTS (đang thực hiện)
Các hoạt động chính
7.1.1 Xây dựng năng lực
Tập huấn ToT CLTS cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện/ tỉnh, sử dụng giáo trình
“Tài liệu hướng dẫn tập huấn Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ” do UNICEFVIHEMA xuất bản năm 2011 (thành phần tham gia – CPM, WU, Giáo viên, Hội nông
dân, TT truyền thông GD sức khỏe)
Tập huấn CLTS cho đội ngũ CTV cấp thôn bản và CB cấp xã chịu trách nhiệm triển
khai thực hiện CLTS, sử dụng “Tài liệu hướng dẫn tập huấn Mô hình Vệ sinh tổng



thể do cộng đồng làm chủ - dành cho cộng tác viên cộng đồng” do UNICEF-VIHEMA
xuất bản năm 2011 (thành phần tham gia – UB xã, Trạm y tế xã, trưởng thôn, WU,
Hội nông dân, Giáo viên, CB y tế thôn bản, cộng tác viên thôn)
7.1.2 Tổ chức thực hiện
Ban điều hành các chương trình của Plan ở cấp huyện – (Nhiều thành phần)
Tiểu ban-Ban điều hành dự án nước sạch vệ sinh cấp huyện (do CPM chủ trì)
Ban điều hành các chương trình của Plan ở cấp xã – (Nhiều thành phần)
Ban dự án-Ban điều hành dự án CLTS (do UB xã ra quyết định), (thành phần tham
gia – UB xã, Trạm y tế xã, WU xã, trưởng thôn, GV trường học)
7.1.3 Kích hoạt CLTS tại cộng đồng
Hình thức: Tổ chức kích hoạt theo qui mô từng thôn/bản có sự tham gia của tất cả
mọi người, bao gồm cả trẻ em ở độ tuổi 13-18
Xây dựng lịch tiến hành kích hoạt cho các thôn/bản của từng xã
Kích hoạt sẽ do đội ngũ tập huấn viên cấp huyện chủ trì có sự hỗ trợ tham gia của
đội ngũ cộng tác viên cấp xã và thôn đã qua tập huấn CLTS theo trình tự 12 bước
kích hoạt
Ủy ban nhân dân xã và trưởng thôn chịu trách nhiệm hỗ trợ tổ chức kích hoạt bao
gồm thông báo, huy động tham gia đầy đủ, tạo điều kiện về địa điểm, thời gian để
kích hoạt thành công
7.1.4 Theo dõi giám sát thực hiện chấm dứt phóng uế bừa bãi
Theo dõi giám sát thực hiện các cam kết của cộng đồng sau buổi kích hoạt đóng vai
trò quan trọng trong việc thực hiện chấm dứt phóng uế bừa bãi và sử dụng nhà tiêu
hợp vệ sinh, phù hợp với nội dung của 12 bước kích hoạt đó có phần:
Cam kết của từng hộ gia đình (và cả cộng đồng) chấm dứt phóng uế bừa bãi
Đăng kí làm và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
Hình thức: Việc theo dõi giám sát sẽ do các cộng tác viên cấp thôn bản trực tiếp
theo dõi, có sự hỗ trợ của ban điều hành dự án cấp xã, kiểm tra theo dõi định kỳ của
cấp huyện (và tỉnh)

Khoảng thời gian từ khi kích hoạt cho đến khi đạt được tiêu chí ODF dự kiến là từ 69 tháng
7.1.5 Xác nhận và cấp chứng nhận “Cộng đồng đạt tiêu chí ODF”


Sau giai đoạn này sẽ tổ chức kiểm tra, xác nhận và cấp chứng nhận “Cộng đồng đạt
tiêu chí ODF” (Cấp độ 1) cho các thôn bản. Việc kiểm tra và cấp chứng nhận sẽ do
cấp huyện chủ trì. Cấp xã (UBND xã) sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra trước và báo cáo
cấp huyện đề nghị kiểm tra xác nhận và cấp chứng nhận “Cộng đồng đạt tiêu chí
ODF”
7.2 Giai đoạn 2: Hậu kích hoạt (đang tiến hành)
Mục đích:
Duy trì tình trạng “Chấm dứt phóng uế bừa bãi – ODF” và 50% (?) số hộ sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh (cấp độ 2)
Cải thiện vệ sinh môi trường theo từng nấc thang vệ sinh là bước đi tiếp theo sau
khi đạt tiêu chí ODF (cấp độ 1)
Các hoạt động chính
7.2.1 Xây dựng năng lực
Tập huấn ToT cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện/ tỉnh về:
Phương pháp giáo dục hành động và xây dựng bảng kiểm, sử dụng giáo trình
“Giáo dục hành động”
Tập huấn ToT cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện/ tỉnh về:
Các loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó chú trọng đến các nhà tiêu hợp vệ sinh,
giá rẻ, sử dụng vật liệu địa phương
Tập huấn thợ xây trong huyện, xã về xây dựng một số loại nhà tiêu hợp vệ sinh, giá
rẻ
Tập huấn thợ xây trong huyện, xã về kĩ năng tiếp thị và kinh doanh trong lĩnh vực vệ
sinh môi trường, …
7.2.2

Xây dựng bảng kiểm


Hình thức: Hướng dẫn cộng đồng tham gia xây dựng bảng kiểm bao gồm các nội
dung liên quan đến thực hiện cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như: làm
và sử dụng nhà tiêu HVS, thu gom, xử lý phân gia súc, rác thải hộ gia đình an toàn,
giữ gìn nguồn nước sinh hoạt HVS, rửa tay bằng xà phòng,…
Xây dựng lịch tiến hành xây dựng bản kiểm cho từng thôn/bản của từng xã
Hướng dẫn sẽ do đội ngũ tập huấn viên cấp huyện chủ trì có sự hỗ trợ tham gia của
đội ngũ cộng tác viên cấp xã và thôn đã qua tập huấn xây dựng bảng kiểm


Ủy ban nhân dân xã và trưởng thôn chịu trách nhiệm hỗ trợ phối hợp với các đoàn
thể, đặc biệt là Hội/Chi hội phụ nữ xã/thôn tổ chức các hoạt động liên quan hướng
tới đạt mục tiêu của giai đoạn 2
7.2.3 Theo dõi giám sát thực hiện sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh sau khi đạt
tiêu chí ODF (cấp độ 1)
Theo dõi giám sát thực hiện các cam kết của cộng đồng sau các buổi hướng dẫn
xây dựng bảng kiểm đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện duy trì chấm dứt
phóng uế bừa bãi và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,
Hình thức: Việc theo dõi giám sát sẽ do các cộng tác viên cấp thôn bản trực tiếp
theo dõi, có sự hỗ trợ của ban điều hành dự án cấp xã, kiểm tra theo dõi định kỳ của
cấp huyện (và tỉnh)
Khoảng thời gian từ khi tổ chức hướng dẫn thực hiện bảng kiểm cho đến khi đạt
được tiêu chí cấp độ 2 dự kiến là từ 6-9 tháng.
7.2.4 Xác nhận và cấp chứng nhận “Cộng đồng đạt tiêu chí cấp độ 2”
Sau giai đoạn này sẽ tổ chức kiểm tra, xác nhận và cấp chứng nhận “Cộng đồng đạt
tiêu chí cấp độ 2 – ODF và 50% HH sử dụng nhà tiêu HVS” cho các thôn bản. Việc
kiểm tra và cấp chứng nhận sẽ do cấp huyện chủ trì. Cấp xã (UBND xã) sẽ chịu
trách nhiệm kiểm tra trước và báo cáo cấp huyện đề nghị kiểm tra xác nhận và cấp
chứng nhận “Cộng đồng đạt tiêu chí cấp độ 2”
7.2.5 Tham quan hướng dẫn thực hành làm nhà tiêu HVS

Thông qua đội ngũ thợ xây và tập huấn viên đã được đào tạo nhằm nâng cao kiến
thức, nhận thức và tiếp tục kích cầu làm nhà tiêu hợp vệ sinh
7.2.6 Các hoạt động cải thiện VSMT-VSCN trong trường học
Là một phần trong chương trình nhằm đạt tới các mục tiêu CLTS, nhằm tạo điều
kiện để trẻ em cùng tham gia và hành động phù hợp với các mục tiêu CLTS, đem lại
lơi ích cho cộng đồng và chính bản thân các em.
7.3 Giai đoạn 3: Hậu kích hoạt tiếp theo giai đoạn 2 (dự kiến)
Mục đích:
Duy trì tình trạng “Chấm dứt phóng uế bừa bãi (ODF)và 100% (?) số hộ sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh” ( cấp độ 3)
Cải thiện vệ sinh môi trường theo từng nấc thang vệ sinh là bước đi tiếp theo sau
khi đạt tiêu chí cấp độ 2
Các hoạt động chính:


7.3.1 xây dựng bảng kiểm - tương tự như trên, nhưng nội dung xây dựng bảng kiểm
sẽ mở rộng hơn liên quan đến thay đổi hành vi vệ sinh, đến cải thiện VSMT ở nấc
thang cao hơn như là đăng kí làm nhà tiêu dội nước, sinh thái,…
7.3.2 Mở rộng các dịch vụ vệ sinh - tiếp tục mở rộng các hình thức dịch vụ liên quan
đến tiếp thị vệ sinh để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu vệ sinh đã hình thành
7.3.2 Cấp chứng nhận đạt tiêu chí VSMT cấp độ 3 - Việc xác nhận và cấp chứng
nhận cộng đồng đạt tiêu chí vệ sinh cấp độ 3: “Chấm dứt phóng uế bừa bãi (ODF)
và 100% số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh” sẽ được cấp tỉnh tham gia nhiều hơn
và hình thức khen thưởng sẽ khác hơn – Ví dụ: cấp bằng khen do Chủ tịch UBND
tỉnh kí
Thời gian để từ vệ sinh cấp độ 2 vươn đến vệ sinh cấp độ 3 khoảng từ 9-12 tháng

8. Các ví dụ cụ thể:
8.1 Kinh nghiệm thực hiện dự án CLTS của huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
(dự án có sự hỗ trợ của Plan International Việt Nam)

8.1.1 Bộ máy quản lý - Thiết lập cụ thể tại mỗi xã một “Ban điều hành dự án Plan
xã” (commune core group - CCG). CCG là đầu mối tiếp nhận, quản lý, điều phối các
dự án, chương trình, hoạt động do Plan hỗ trợ. CCG được hỗ trợ bởi một hoặc
nhiều Ban dự án cấp xã (Project Implementation Committee - PIC) chịu trách nhiệm
thực hiện các hoạt động dự án như PIC Giáo dục, PIC Bảo vệ Trẻ em, PIC
NSVSMT. PIC NSVSMT chịu trách nhiệm thực hiện cự án CLTS tại 3 xã thuộc
huyện Quảng Ninh với sự hỗ trợ kỹ thuật của PIC NSVSMT cấp huyện là Trung Tâm
Y tế Dự phòng huyện (CPM) Quảng Ninh và PIC NSVSMT cấp tỉnh là Trung tâm
NSVSMT nông thôn tỉnh (pCERWASS).
8.1.2 Tổ chức đi tham quan, học tập mô hình CLTS ở huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị cho cán bộ chủ chốt xã và các thôn bản cho 3 xã Vạn Ninh, Trường Xuân
và Trường Sơn nhằm học tập kinh nghiệm và hình thức triển khai thực hiện về
chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
8.1.3 Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức về giới trong các hoạt động liên quan
đến nước sạch, vệ sinh môi trường cho cộng đồng các thôn bản có dự án.
8.1.4 Thực hiện 12 bước kích hoạt CLTS (vệ sinh tổng thể do cộng đồng quản lý)
đến 23 thôn bản của 3 xã có dự án.
8.1.5 Theo dõi giám sát tiến độ thực hiện - Tổ chức các cuộc họp thôn, bản nhằm
cập nhật, theo dõi về tình hình vệ sinh thôn bản, hướng dẫn các hộ gia đình làm nhà
tiêu hợp vệ sinh ở các thôn bản có dự án.
8.1.6 Kiểm tra cấp chứng chỉ ODF - Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
về vệ sinh môi trường, cấp chứng chỉ ODF (verification and ODF certicifation.


8.2

Kinh nghiệm thực hiện của xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

8.2.1 Thiết lập mạng lưới hỗ trợ dự án (Ban quản lý cấp xã), các nhóm hỗ trợ tại
thôn (4 nhóm/thôn)

8.2.2 Thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến nước sạch – vệ sinh để xây
dựng, thiết kế dự án tại xã.
8.2.3 Khảo sát Kiến thức – Thái độ - Thực hành về Nước sạch và vệ sinh tại
các thôn
8.2.4 Thực hiện vẽ bản đồ thôn bản bằng phương pháp đi bộ lát cắt
8.2.5 Lựa chọn cách tiếp cận - Thảo luận, xây dựng tiêu chí lựa chọn cách tiếp cận
phù hợp là CLTS
8.2.6 Nâng cao năng lực - Tập huấn về tiếp cận CLTS (kích hoạt, hậu kích hoạt và
các chủ đề liên quan đến nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và VSMT) cho mạng lưới
hỗ trợ dự án
8.2.7 Tổ chức kích hoạt - Thí điểm tổ chức kích hoạt tại xóm Rộc.
8.2.8 Truyền thông nhóm nhỏ tại các thôn, xóm
8.2.9 Tư vấn hộ gia đình và giám sát hỗ trợ kỹ thuật
8.2.10 Tổ chức các cuộc họp rút kinh nghiệm hàng tháng và vinh danh các tấm
gương tiêu biểu.
8.2.11 Sử dụng đa dạng hóa các hình thức truyền thông: truyền thông bằng các
hình thức nghệ thuật như “rung chuông vàng”, vẽ tranh…..
Kết quả: chỉ trong 02 tháng đã có 64 hộ/ 164 hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Hiện nay
trong xóm đã đạt 97 hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 59,7% (so với ban đầu là <3%)
8.2.12 Tổ chức phát động phong trào Nước sạch - vệ sinh tại 11/11 thôn
8.2.13 Thực hiện kích hoạt tại các thôn khác.
8.2.14 Theo dõi giám sát thực hiện
Ban quản lý cấp xã chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ các thôn bàn về cách tiếp cận và thực
hiện
Họp chi bộ tại thôn, các ban ngành đoàn thể trong thôn, triển khai nhiệm vụ đến các
thành viên: Phân công cán bộ theo dõi, thúc đẩy giám sát hộ gia đình
8.3

Kinh nghiệm của Xã Trà Nú, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam


8.3.1 Nâng cao năng lực - Xây dựng nhóm nòng cốt và tập huấn nâng cao kỹ năng
truyền thông cho họ


8.3.2 Kế hoạch truyền thông - Lập kế hoạch cho các thôn trong dự án
8.3.3 Thực hiện - triển khai thí điểm đầu tiên tại thôn 1, bao gồm:
Tổ chức kích hoạt cho cụm dân cư 52 hộ dân thôn 1
Hỗ trợ vật liệu xây dựng nhà vệ sinh cho người dân
8.3.4 Giám sát và đánh giá kết quả

9. Thông tin về tài chính khi thực hiện CLTS
9.1. Xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng yên: (1.822 hộ) Sau hơn 1 năm
áp dụng mô hình CLTS, số hộ gia đình có và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ
30.1% lên tới 50%.
Như vậy Chỉ số hiệu quả của dự án = (50%- 30.1%)/30.1%= 66,1%.
Về tài chính thực hiện CLTS tập trung thay đổi nhận thức của 100 hộ gia đình
- Với 01 buổi kích hoạt:
4,000,000.
- Truyền thông 5 nhóm nhỏ :
1,000,000
- Thăm và tư vấn hộ gia đình :
500,000.
(Báo cáo của xã Cương Chính, Tiên Lữ, Hưng Yên)
9.2 Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình:
Toàn xã có 20 thôn/bản, 5 thôn người Kinh và 15 bản Vân Kiều. Tổng số hộ là 987,
số khẩu là 3.972. Hộ dân tộc Vân Kiều chiếm 60,2%.
Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 52,8%
Năm 2012 - Kích hoạt CLTS 14 thôn bản
Tổng chi phí các hoạt động trong năm là: 103 triệu đồng
Các hoạt động:

Họp thôn, họp ban giám sát thông bản ( 14 ban), ban điều hành dự án xã
Hỗ trợ lắp đặt hệ thống lọc nước cho trường Mầm non
Hỗ trợ tổ chức hoạt động rửa tay bằng xà phòng tại trường Trung học cơ
sở
Kiểm tra tình hình chấm dứt đi tiêu tự do và cấp chứng chỉ. Kết quả kiểm
tra 5 thôn/bản, có 2 thôn Xuân Sơn và Long Sơn đủ điều kiện để cấp
chứng chỉ ODF.
(Báo cáo của Xã Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình)
9.3 Huyện Kon plong, tỉnh Kon Tum :
CLTS đang triển khai trên địa bàn 31 thôn, 5 xã của huyện KonPlong (Pờ Ê, Hiếu,
Đak Long, Măng Cành, Đak Tăng)
Suất hỗ trợ trung bình 7,5 triệu/thôn/năm.
Các hoạt động:
Truyền thông kích hoạt CLTS thôn bản,
Họp thôn định kỳ, họp ban chỉ đạo xã, theo dõi-giám sát,…
Nhìn tổng thể công tác hỗ trợ và hiệu quả hỗ trợ dự án khá tốt đã thay đổi được
nhận thức của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chấm dứt đi tiêu tự do, sử
dụng nhà tiêu đúng cách, hợp vệ sinh, và chăn thả gia súc đúng nơi quy định, giúp
cho thôn/bản xanh sạch đẹp.


×