Tải bản đầy đủ (.ppt) (6 trang)

Tiết 25: Bánh trôi nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.52 KB, 6 trang )


Tiết 26 Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương
I Giới thiệu chung
1- Tác giả :
Là nhà thơ nữ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19
Bà để lại khoảng 50 bài thơ Nôm
Thơ bà ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN, bênh vực, cảm thông, đấu tranh
cho cuộc đời và số phận của người PN dưới XHPK.
2-Bài thơ : Là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương
I I Đọc hiểu văn bản
1- Chú thích : SGK
2- Thể thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
( Cả bài 4 câu mỗi câu 7 chữ - gieo vần ở tiếng cuối các câu 1,2,4 )
3- Phân tích
-
Nghĩa đen :
Tả thực bánh trôi nước khi đang được luộc chín
-
Nghĩa bóng :
Vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

Tiết 26 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương
-> Nghĩa bóng là nội dung chính của bài thơ. Vì nghĩa đen chỉ là phương tiện để chuyển tải
nghĩa bóng. Có nghĩa bóng, bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn.
a- Tả thực bánh trôi nước đang được luộc chín
-
Màu sắc : trắng
-
Hình dáng : tròn
-


Cách nặn bánh: rắn nát
-
Cách luộc bánh : bảy nổi ba chìm
-
Nhân bánh : son ( viên đường màu đỏ giữa bánh )
-> Bánh trôi nước là thứ bánh bột nếp nặn thành viên tròn, nhân đường phên đỏ. Khi
làm bánh nếu không khéo thì bánh sẽ rắn hoặc nát. Lúc luộc, bánh chìm là chưa chín,
bánh nổi lên là chín
=> Tả rất đúng với thực tế bởi tác giả đã chọn được những chi tiết tiêu biểu đặc trư
ng của loại bánh này.
-
Lời thơ là lời bánh trôi - thân em
-> Nghệ thuật nhân hoá đã được sử dụng để biến bánh trôi nước thành con người.
Bài thơ là lời bộc bạch của chiếc bánh về hình dáng, đặc điểm của mình.
-
Cách mở đầu Thân em là mô típ quen thuộc trong ca dao trữ tình VN -> gợi nhớ đến n/v
người phụ nữ trong xã hội PK xưa thường than thở cho số phận mình


Người đọc cảm nhận được đằng sau lời xưng hô kia là một người phụ nữ dịu dàng, kín đáo,
khiêm nhường. Như thế từ thân em là cơ sở đầu tiên gắn kết 2 nét nghĩa của bài thơ : tả
thực bánh trôi và cũng là nói về người phụ nữ.
b- Vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
-
Hình thức : xinh đẹp, trong trắng, duyên dáng ( 2 vế tiểu đối : vừa trắng vừa tròn
có giá trị gợi tả vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người phụ nữ )
-
Thân phận : bảy nổi ba chìm ( gắn với câu tục ngữ Ba chìm bảy nổi chín lênh
đênh )
-> Gợi thân phận long đong, vất vả, cuộc đời chìm nổi, bấp bênh, vô định, không

tự định đoạt được số phận cuộc đời mình
-
Rắn nát gắn với Mặc nặn -> hàm chỉ thân phận người phụ nữ lệ thuộc
hoàn toàn vào cha mẹ, chồng con
=> Thân phận người phụ nữ vất vả, phải chịu nhiều thiệt thòi, bị lễ giáo phong
kiến trói buộc bời luật lệ hà khắc, bởi tam tòng, tứ đức
- Phẩm chất : hình ảnh ẩn dụ tấm lòng son -> tấm lòng son sắt cho dù cảnh ngộ xô đẩy,
dập vùi. Đó cũng chính là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha tâm hồn trong sáng của người phụ nữ Việt
Nam nói chung
Tiết 26 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

Tiết 26 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

Sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập, thân phận bảy nổi ba chìm thì cũng
không thể tàn phá nổi vẻ đẹp tâm hồn , tấm lòng kiên trinh son sắt của người
phụ nữ. Phẩm chất ấy càng đáng quý trọng khi đặt trong xã hội phong kiến
trọng nam khinh nữ.

Bài thơ đã đem đến 1 ấn tượng không phai mờ trong lòng người đọc về vẻ đẹp
của người phụ nữ vượt lên những bi kịch của số phận, cuộc đời.

Hồ Xuân Hương không chỉ là một thân phận chìm nổi mà còn là 1 nhân cách
phụ nữ cứng cỏi , dám chấp nhận thua thiệt nhưng đầy lòng tin vào phẩm giá
của mình.
* Tổng Kết : Ghi nhớ ( SGK )

* Củng cố :
Khi ví mình với bánh trôi nước , người phụ nữ nhận thức được
giá trị cùng với thân phận mình. Theo em, trong nhận thức của họ có
chứa đựng những tình cảm nào sau đây ?

A- Cảm xúc tự hào
B- Cảm xúc thương thân
C- Cảm xúc oán ghét
D- Cả A-B-C
Tiết 26 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×