Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chuyên Đề Cách Làm Các Dạng Bài Nghị Luận Chứng Minh, Giải Thích Nghị Luận Tổng Hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.56 KB, 28 trang )

CHUYÊN ĐỀ
CÁCH LÀM CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN: CHỨNG MINH, GIẢI THÍCH
NGHỊ LUẬN TỔNG HỢP
*****
PHẦNI - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống, con người gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi
phải sử dụng những phương thức biểu đạt tương ứng khác nhau. Khi cần kể một câu
chuyện, người ta dùng phương thức tự sự. Khi cần giới thiệu hình ảnh một người,
một sự vật, một con vật, một cảnh sinh hoạt hoặc cảnh thiên nhiên, người ta thường
dùng phương thức miêu tả. Khi cần bộc lộ cảm xúc người ta dùng phương thức biểu
cảm…Và, trong giao tiếp, con người cần phải bộc lộ, phải phát biểu thành lời
những nhận định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó
của cuộc sống. Tình huống này bắt buộc phải dùng phương thức nghị luận, mà
chứng minh và giải thích là hai dạng chính trong văn nghị luận.
Trong cuộc sống, có những trường hợp người ta rất cần khẳng định một sự thật
nào đó, mong muốn người tham gia giao tiếp hiểu và tin mình. Để chứng tỏ đó là
chân lí, người ta phải dùng sự thật (chứng cứ xác thực) đủ sức thuyết phục. Đây
chính là thao tác chứng minh. Trong cuộc sống, cũngcó những trường hợp người ta
rất cầnhiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực…khi đó, người ta rất cần lời
giải thích, phương thức giải thích để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình.Có thể
khẳng định chứng minh, giải thích trong đời sống là nhu cầu vô cùng cần thiết.
Với mục đích thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt; từ bỏ cái sai, cái
xấu,chứng minh và giải thích trong văn chương vì thế mà rất cần thiết.Trong làm
văn nghị luận thì chứng minh và giải thích là nền tảng cho các dạng bài còn lại.Bình
luận hay phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa chứng minh và giải
thích. Khi phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi bình luận thì phần
chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp chứng minh và giải
thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn. Dạng nghị luận chứng minh,
nghị luận giải thích xuyên suốt trong chương trình Ngữ văn THCS.Thời lượng tập
trung ở các khối lớp 7,8,9.
+ Ở lớp 7, các em hiểu về mục đích, nội dung, bố cục văn lập luận, các kiểu nghị luận


chứng minh, giải thích, có kĩ năng làm đề cương, nói và viết về nghị luận chứng
minh, giải thích. Chứng minh nhằm vào các vấn đề chính trị, đạo đức gần gũi với học
sinh. Bước đầu biết chứng minh, giải thích về tác phẩm.
+Ở lớp 8, các em tiếp tục hiểu về luận điểm và luận cứ, các yếu tố tổng hợp (miêu tả,
tự sự, biểu cảm) trong văn bản lập luận, có kĩ năng nói và viết lập luận tổng hợp
nhằm vào các vấn đề chính trị, xã hội, văn học.
+ Ở lớp 9, các em tiếp tục hiểu về các thao tác tổng hợp trong lập luận, các kiểu nghị
luận xã hội và văn học, có kĩ năng tóm tắt văn bản lập luận, bình giá đoạn văn, đoạn
thơ, tạo lập văn bản có tính tổng hợp về các vấn đề xã hội và văn học.


PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A.KHÁI QUÁT VĂN NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận là trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người
và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
I. Luận điểm
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình
thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, có cấu trúc chặt chẽ, ngắn
gọn, dễ hiểu, nhất quán. Trong mỗi bài văn có thể có một luận điểm chính và các
luận điểm phụ.Câu văn này có thể đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn. Về ý
nghĩa, luận điểm là linh hồn của bài viết, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn
văn thành một khối. Trong thực tế, một luận điểm có thể được triển khai trong một
đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu
cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
II. Luận cứ
Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức
thuyết phục. Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ.
- Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác hoặc lấy từ thực tế ( Nếu vấn đề
được nghị luận thuộc vấn đề chính trị- xã hội), hoặc lấy từ các tác phẩm văn học

(Nếu vấn đề được nghị luận thuộc lĩnh vực văn học).
III. Lập luận
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí
thì bài văn mới có sức thuyết phục. Muốn lập luận, người viết phải thực hiện các
bước sau:
- Xác định kết luận cho lập luận: Có thể là luận đề hoặc luận điểm.
- Xây dựng luận cứ cho lập luận: Tức là tìm các lí lẽ và đưa ra dẫn chứng.
- Để lập luận có sức thuyết phục, người viết cần chú ý sử dụng các phương tiện liên
kết lập luận.
B. VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH, NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH
I. VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
1. Khái niệm văn nghị luận chứng minh
Văn nghị luận chứng minh là kiểu bài sử dụng hàng loạt dẫn chứng có định hướng
để khẳng định,làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng, là chân lí từ đó thuyết phục được
người đọc, người nghe.
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng
chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng
minh) là đáng tin cậy.


2.Phân loại :Trong nhà trường có hai kiểu bài chứng minh sau:
+ Chứng minh các vấn đề chính trị xã hội.(Ý kiến, nhận định về đời sống xã hội, tư
tưởng đạolí..)
+ Chứng minh về vấn đề văn học.(Ý kiến, nhận định về hình tượng nhân vật, tác
phẩm...).
a. Chứng minh xã hội, chính trị thì nguồn dẫn chứng là các số liệu, các dẫn chứng
về người thật, việc thật trong hiện thực cuộc sống, làcác dẫn chứng về sự kiện lịch
sử, nhân vật lịch sử…
b. Chứng minh văn họcthì nguồn dẫn chứng chủ yếu là thơ văn, cũng có lúc là dẫn
chứng thơ văn- lịch sử.

3. Những tiêu chí về dẫn chứng:
-Trong bài văn nghị luận chứng minh, dẫn chứng là rất quan trọng. Dẫn chứng cần
phải được lựa chọn,thẩm tra, phân tích và đạt được những tiêu chí sau:
+ Dẫn chứng cần phong phú huy động dẫn chứng từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp
chí, internet, thực tế đời sống quanh ta… để có những số liệu cụ thể, những sự việc,
những câu chuyện có thật, những câu danh ngôn, những tác phẩm văn học….
+ Dẫn chứng phải toàn diện: Dẫn chứng phải bao quát được nhiều khía cạnh của vấn
đề.
+ Dẫn chứng phải tiêu biểu: Dẫn chứng phải thể hiện rõ nhất vấn đề hơn nữa lại
quen thuộc, ai cũng biết, ai cũng thừa nhận.
+ Dẫn chứng cần được trình bày theo trình tự hợp lí: Thứ tự trước sau về mặt thời
gian; về mặt tư duy: Chung đến riêng, khái quát đến cụ thể, rộng đến hẹp,xa đến
gần…và ngược lại; về mặt không gian…
+ Dẫn chứng cần được phân tích một cách hợp lí: Với những dẫn chứng quan trọng
cần thêm thao tác phân tích, bình giá, lí giải dẫn chứng để làm sáng rõ luận điểm. Đó
chính là lí lẽ.
- Trình bày dẫn chứng theo một trình tự nhất định:
+ Theo trình tự hệ thống luận điểm.
+ Theo trình tự hệ thống sự việc.
+ Theo trình tự hệ thống thời gian.
+ Theo trình tự hệ thống không gian.


- Chép dẫn chứng chính xác, rõ ràng đặt trong dấu ngoặc kép, chú thích tên tác giả,
nguồn gốc xuất xứ; nếu là thơ đặt cân đối khổ giấy có thế mới làm cho bài văn trang
nhã, đẹp mắt.
- Cách lập luận: Trình bày dẫn chứng sao cho tập trung, chặt chẽ. Điều này đòi hỏi
nghệ thuật lập luận của người viết. Cách sắp xếp dẫn chứng mạch lạc, lớp lang sẽ đạt
hiệu quả chứng minh cao. Ngược lại nếu không biết sắp xếp, các dẫn chứng sẽ lộn
xộn, rời rạc, không thể tập trung làm rõ vấn đề cần chứng minh.

- Có thể thấy lí lẽ không đóng vai trò chính nhưng cũng khá quan trọng bởi vì ngoài
việc nêu dẫn chứng, người viết phải đưa ra được những lí lẽ phân tích, nhận xét,
đánh giá sắc sảo, xác đáng để tạo căn cứ vững chắc làm sáng tỏ vấn đề chứng minh.
Thường thì lí lẽ trong văn chứng minh là những chân lí được mọi người thừa nhận.
Phân tích dẫn chứng xét cho cùng là thao tác- kỹ năng dựng đoạn: Diễn dịch, quy
nạp, tổng phân hợp…
4. Cách làm bài văn nghị luận chứng minh
Bước 1:Tìm hiểu đề và tìm ý
a.Tìm hiểu đề:
* Đề chứng minh thường có hai phần:
- Phần nêu vấn đề chứng minh.
- Phần nêu phương pháp lập luận. Khi nêu phương pháp lập luận chứng minh, đề
thường dùng các cụm từ (hãy) chứng minh, hoặc chứng tỏ (làm rõ, làm sáng tỏ…)
…tính chất đúng đắn, hoặc chân thực ( chân lí)…của vấn đề…
* Đọc kĩ đề để xác định:
- Kiểu bài:Chứng minh vấn đề chính trị, xã hội hay chứng minh văn học.
- Vấn đề nghị luận chứng minh.
- Kiểu đề :Hiện/ẩn (nổi/ chìm).
+ Đề hiện là dạng đề được xác định rõ mọi yêu cầu trong đầu đề: Định rõ kiểu bài
chứng minh, luận điểm hiện rõ, phạm vi dẫn chứng được giới hạn cụ thể.Điều cần
chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một
câu văn, câu thơ, ..
+ Đề ẩn là dạng đề mà yêu cầu học sinh phải suy luận mới tìm ra được các yêu cầu
nên có và phải có. Ta cần tìm hiểu nghĩa các từ ngữ, các hình ảnh ẩn dụ, các vế câu
và mối quan hệ của chúng để nắm được vấn đề.
- Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống, lịch sử , xã hội hay trong văn học…


b. Tìm ý:Tìm ý cho bài chứng minh là tìm lí lẽ biện minh và dẫn chứng minh họa
cho tính chất đúng đắn của vấn đề chứng minh.

*Để tìm được những luận cứ như thế, người ta thường tự đặt những câu hỏi tìm ý.
Dạng câu hỏi tìm ý cho bài văn chứng minh thường là:
- Luận điểm của bài văn sẽ là gì?
Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng
được để đặt nhan đề cho bài văn).
- Lập luận chứng minh theo cách nào?
Tuỳ theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng:
Cách 1:
+ Xét về lí lẽ :Nêu ra các lí lẽ.
+ Xét về thực tế: Nêu ra các dẫn chứng.
Cách 2: Chia nhỏ vấn đề thành các ý nhỏ, mỗi ý nêu ra lí lẽ rồi sau đó nêu luôn dẫn
chứng chứng minh cho từng lí lẽ đó.
Bước 2: Lập dàn bài:
Lập dàn bài theo bố cục ba phần, xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ giữa
các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho
mỗi luận điểm, lí lẽ,...
a. Mở bài:
+ Dẫn dắt, giới thiệu xuất xứ của vấn đề, giới thiệu vấn đề phải chứng minh.
+ Trích dẫn luận đề và nhấn mạnh luận đề.Trình bày rõ ràng, chính xác nguyên văn
vấn đề cần giải quyết. Đây là ý cơ bản nhất không bao giờ được thiếu.
+ Giới hạn vấn đề cần chứng minh (rất quan trọng, tránh xa đề, lạc đề, để làm bài
trúng đề).
b. Thân bài:
+ Giải thích từ ngữ khó nếu có trong luận đề.Nếu thiếu bước này, bài văn thiếu căn
cứ khoa học.
+ Lần lượt chứng minh từng luận điểm (hoặc khía cạnh của vấn đề).Khi lần lượt
chứng minh từng luận điểm, khía cạnh vấn đề, mỗi luận điểm phải có ít nhất một dẫn
chứng, phải phân tích dẫn chứng, trong quá trình phân tích có thể lồng cảm nghĩ
đánh giá, liên hệ.Khi hình thành đoạn văn cần trình bày linh hoạt theo các cách lập
luận như diễn dịch, quy nạp… Cụ thể:

+ Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ nào?
+ Dùng những lí lẽ nào để thuyết phục?
+ Lựa chọn các dẫn chứng để chứng minh cho lí lẽ.
+ Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) sao cho có sức thuyết phục
nhất.
c. Kết bài:


+ Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.
+ Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học.
*Mô hình tham khảo về bố cục bài văn chứng minh:
Mở bài

- Dẫn dắt?
- Vấn đề?
- Xuất xứ?- Nhấn mạnh?- Phạm vi
Thân bài a/
Dẫn chứng thực tế
b/
Lí lẽ
c/…
Dẫn chứng thực tế
Kết bài - Đánh giá chung
- Rút ra bài học

Lí lẽ
Dẫn chứng thực tế
Lí lẽ

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ mở bài, đến từng đoạn của thân bài cuối cùng là
kết bài.
a. Cách viết mở bài:Có các cách chủ yếu sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh.
+ Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh (lớn hơn vấn đề nhưng có liên
quan) đến hẹp ( nêu vấn đề).
+ Suy từ tâm lí con người.
b. Cách viết thân bài: Thường gồm nhiều đoạn văn.Chú ý kỹ năng dựng đoạn, cách
lập luận.
* Hệ thống luận điểm phải được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Mỗi luận điểm ứng
với ít nhất một đoạn văn. Mỗi đoạn trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ một luận
điểm cụ thể trong phần thân bài. Thường có các cách lập luận:
- Nêu luận điểm, rồi trình bày các luận cứ minh họa cho luận điểm (phép diễn dịch).
- Trình bày một hệ thống luận cứ hợp lí, rồi dẫn đến luận điểm như một kết luận của
đoạn (phép quy nạp).
- Mở ra ý khái quát cho toàn đoạn ( nêu luận điểm), rồi trình bày các luận cứ, sau đó
khẳng định lại luận điểm ( phép tổng - phân - hợp).
*Trong bài văn chứng minh, khi viết thành văn bản, biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề là điều quyết định chất lượng bài văn. Cần phân tích sao cho phù hợp
với ý nghĩa vấn đề.


- Trình tự phân tích dẫn chứng có thể là: Có một lời dẫn nhỏ, rồi đưa ra dẫn chứng,
sau đó phân tích dẫn chứng.
- Khi đưa dẫn chứng thơ, ca dao, tục ngữ thì có thể đưa nguyên văn; dẫn chứng thực
tế hoặc sự việc trong tác phẩm văn xuôi thì dùng ngôn ngữ của mình thuật lại.
- Lời phân tích dẫn chứng phải trả lời được câu hỏi: Dẫn chứng này nói rõ được điều
gì cho vấn đề chứng minh?
- Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ;
- Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận

điểm, lí lẽ của mình.
- Cần biết thay đổi giọng văn và cách đặt câu trong các đoạn văn, có thế mới tạo ra
sự sống động, hấp dẫn.
- Giữa các đoạn phải liên kết chặt chẽ thể hiện qua các hình thức chuyển tiếp ý (bằng
từ ngữ hoặc câu văn).
Ví dụ:
+ Chỉ quan hệ liệt kê theo trình tự (thứ nhất, thứ hai…).
+ Chỉ ra quan hệ bổ sung (trước hết, mặt khác, bên cạnh đó, ngoài ra,…).
+ Chỉ ra quan hệ đối lập, tương phản (trái lại, ngược lại, mặc dù vậy,…).
- Lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với
văn nghị luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,...;
Quả đúng như vậy,...; Có thể thấy rõ...; Điều đó được chứng tỏ...; ...
c. Cách viết kết bài:
Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại,...;
Như vậy,...; Đến đây, có thể khẳng định...Chú ý sự hô ứng giữa mở bài và kết bài:
Mở bài theo cách nào thì kết bài cũng phải theo cách ấy. Kết bài nhất thiết phải:
+ Khẳng đinh lại vấn đề đã chứng minh.
+ Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa (nếu cần)
- Với bước này, ta thường xem xét đến các lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết, bố cục,
mạch lạc..nếu có lỗi thì sửa lỗi.
II. VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH


1. Khái niệm văn nghị luận giải thích:
Văn nghị luận giải thích là làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ một vấn đề nào
đó(tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ…) cần được giải thích, nhằm nâng cao nhận
thức,trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
- Người ta thường giải thích bằng các cách: Nêu định nghĩa, dẫn ra các biểu hiện, so
sánh đối chiếu với các hiện tượng khác (đối lập hoặc tương tự…), chỉ ra các mặt lợi,

hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,..của hiện tượng hoặc vấn
đề cần giải thích.
- Bài văn giải thích phải mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Nên dùng
những lí lẽ, dẫn chứng người ta đã hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu,
thì bài văn mới có sức thuyết phục.
- Muốn vậy phải luôn tự nâng cao hiểu biết về các vấn đề của cuộc sống xung quanh
và vận dụngtốt các phương pháp giải thích phù hợp.
2.Phân loại : Trong nhà trường có hai kiểu bài giải thích sau:
+ Giải thích các vấn đề chính trị xã hội.(Ý kiến, nhận định về đời sống xã hội, tư
tưởng
đạo
lí..)
+ Giải thích về vấn đề văn học .(Ý kiến, nhận định về hình tượng nhân vật, tác
phẩm...).
3 .Cách làm bài văn nghị luận giải thích
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Đọc kỹ đề để xác định phương pháp lập luận, xác định vấn đề phải giải thích và các
yêu cầu khác (nếu có). Đây là cái đích mà bài viết phải hướng tới để làm sáng rõ.
- Kiểu đề:
+ Có những đề vấn đề giải thích đã được nêu ra ngay ở phần đề bài.
+ Nhưng có những đề bài, vấn đề được nêu một cách bóng bẩy, có ý nghĩa hàm ẩn,
người viết cần suy nghĩ kĩ mới chỉ ra đúng được. Loại đề này thường nêu ra một câu
thơ, câu văn hoặc lời phát biểu của một nhân vật nổi tiếng nào đó thường. Tìm hiểu
đề là tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, để nắm được vấn đề.
- Đề giải thích cũng thường có hai phần như mọi đề nghị luận khác:
+ Phần nêu vấn đề cần giải thích thường là các vấn đề về đạo lí, xã hội, hay vấn đề
văn học.
+ Phần nêu phương pháp lập luận giải thích đề thường dùng các cụm từ: (Hãy) giải
thích hoặc hãy nói lên ý nghĩa,…có khi lại được diễn đạt dưới dạng câu hỏi: Hiểu ý

nghĩa…như thế nào? Hoặc thế nào là…, Tại sao phải….
b. Tìm ý:Là tìm lí lẽ để giảng giải và dẫn chứng minh họa cho lí lẽ để làm sáng tỏ
vấn đề đã xác định.
Bước 1: Giải thích các khái niệm, thuật ngữ hoặc những từ ngữ khó.
Bước 2: Giải thích vấn đề. Tập trung trả lời câu hỏi.


Bước 3: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề: Ý nghĩa của vấn đề với đời sống và văn học?
Vấn đề ấy nhằm mục đích gì? Tác dụng ra sao? Có thể rút ra bài học gì?
Khai thác triệt để các bước trên, có nghĩa là trả lời trọn vẹn các câu hỏi, câu hỏi tìm
ý cho bài văn giải thích thường có ba nhóm sau:
a. Câu hỏi để giảng giải ý nghĩa của vấn đề (nằm trong từ ngữ, hình ảnh): Thế nào
là…? Hoặc….nghĩa là gì?...có nghĩa gì? So với…có gì giống hay khác như thế
nào?...
b.Câu hỏi để giải thích tầm quan trọng hoặc tác dụng của vấn đề đối với cuộc sống:
Tại sao phải…?...Có tác dụng gì? (lợi gì? Hại gì?);…Có ý nghĩa gì đối với cuộc
sống…?
c.Câu hỏi để hướng người đọc tới suy nghĩ và hành động đúng: Trước vấn đề này có
suy nghĩ gì? Nên có thái độ như thế nào? Nên làm gì…?
* Chú ý:
- Cần linh hoạt, không nhất thiết sử dụng tất cả các dạng câu hỏi trên.
- Ngoài lí lẽ, để giải thích được vấn đề, cũng cần tìm một số dẫn chứng tiêu biểu
trong cuộc sống, trong sách báo, thơ văn,…để minh họa thêm.
Bước 2.Lập dàn bài
a. Lập dàn bài đại cương:
*Mở bài: Nêu vấn đề (tương tự như trong bài chứng minh): Giới thiệu vấn đề cần
giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
* Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm cụ thể, các luận cứ để giải thích rõ vấn
đề. Trình bày là sự vận dụng các phương pháp giải thích một cách phù hợp.Tùy vào
nội dung đề bài mà xác định các luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần

giải thích. Tuy vậy cần áp dụng trình tự 3 bước khai thác tìm ý để triển khai nội
dung mà đề nêu ra.
* Kết bài:Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
b. Lập dàn bài chi tiết:
- Trả lời câu hỏi ở bước tìm ý.
- Ghi vào dàn ý nội dung trả lời một cách ngắn gọn, chưa cần diễn đạt thành văn.
- Các dẫn chứng đã tìm được khi sắp xếp vào dàn ý phải phù hợp với lí lẽ.
Bước 3.Viết thành văn bản hoàn chỉnh
Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ mở bài, đến từng đoạn của thân bài cuối cùng là
kết bài.
a.Cách viết mở bài: Có các cách chủ yếu sau:
- Đi thẳng vào vấn đề.
- Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
-Nhìn chung đến riêng...
b.Cách viết thân bài:


- Ở bước này, quan trọng nhất là phải biết phát triển lí lẽ. Trả lời các câu hỏi ở bước
tìm ý là sẽ có lí lẽ chính. Người viết muốn cho lí lẽ đó tiếp tục phát triển phải luôn
thường trực những thắc mắc thì mới thúc đẩy sự suy nghĩ để nảy sinh ý tiếp theo.
- Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu, giữa các phần, các đoạn cần thể hiện sự
liên kết chặt chẽ.
c.Cách viết kết bài: Chú ý sự hô ứng giữa mở bài và kết bài: Mở bài theo cách nào
thì kết bài cũng phải theo cách ấy.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa (nếu cần):
- Với bước này, ta thường xem xét đến các lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết, bố cục,
mạch lạc..nếu có lỗi thì sửa lỗi.
*Mô hình tham khảo bài viết văn nghị luận giải thích
Mở bài
- Dẫn dắt?

- Vấn đề?
- Xuất xứ?- Nhấn mạnh?- Phạm vi?
Thân bài
- Từ khó?->Vấn đề là gì?
- Tại sao?
+Mặt phải?
Lí lẽ và dẫn chứng thực tế nên có.
+Mặt trái?
Lí lẽ và dẫn chứng thực tế nên có.
- Ý nghĩa?
- Nguyên nhân?
- Tác dụng?
Kết bài
- Đánh giá chung?
- Phương hướng?
4. So sánh hai mô hình về cách làm bài văn nghị luận chứng minh và nghị luận
giải thích
- Mở bài, kết bài có những điểm giống nhau và cần căn cứ vào đề bài cụ thể.
- Điểm khác biệt lớn nhất trong phần thân bài trong văn nghị luận chứng minh và
nghị luận giải thích là:
+Văn nghị luận chứng minh dùng dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề.
+ Văn nghị luận giải thích dùng lí lẽ để thuyết phục vấn đề. Câu quan trọng nhất
trong văn giải thích là tại sao. Để làm sáng tỏ cho câu này đòi hỏi phải có lí lẽ sắc
bén, phong phú, đủ mặt ( mặt phải, mặt trái, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gần,
nghĩa xa, nói chung, nói riêng…). Muốn giải thích tốt, người viết phải có kiến thức
tốt ở tất cả các môn học, có hiểu biết xã hội, có tư duy và sự tích lũy tri thức. Tuy
nhiên lĩ lẽ ấy cần có sự hỗ trợ của các dẫn chứng thì vấn đề giải thích mới thấu đáo.


C. VĂN NGHỊ LUẬN TỔNG HỢP

I. MỘT SỐ LƯU Ý
1. Về bản chất:
- Nghị luận tổng hợp là sự kết hợp của hai dạng bài nghị luận chứng minh và
nghị luận giải thích.
2. Chuẩn bị
- Kiến thức:
+ Biết nhóm các văn bản về cùng một đề tài, một xu hướng, một trào lưu, một
đặc điểm, một hình tượng nghệ thuật,…
- Phương pháp:
+ Cần xác định rõ vấn đề cần làm sáng tỏ là gì? Giải thích cho người đọc hiểu
khái niệm của vấn đề đó; biểu hiện của vấn đề đó trong từng tác phẩm; so sánh để
chỉ ra sự giống nhau, khác nhau và giải thích nguyên nhân của sự giống và khác
nhau đó.
+ Những thao tác chính của văn nghị luận tổng hợp: giải thích, chứng minh,
phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
II. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TỔNG HỢP
- Đây là kiểu bài nghị luận hỗn hợp, yêu cầu kết hợp cả hai phương thức lập luận
giải thích và chứng minh. Yêu cầu kĩ năng của loại bài này cao hơn loại giải thích
hoặc chứng minh biệt lập.
- Cách làm như đối với việc chứng minh và giải thích đã nêu ở hai dạng bài này.
Điểm khác biệt là kiểu bài này phải sử dụng giải thích để làm sáng tỏ vấn đề, sau đó
chứng minh tính chất của vấn đề hoặc ngược lại lần lượt giải thích, chứng minh. Tỉ
lệ vận dụng cả hai kiểu lập luận tùy theo mức độ yêu cầu của đề bài.
- Có ba kiểu kết hợp chính thường gặp là:
+ Giải thích vấn đề nêu ra. Sau đó chứng minh vấn đề đó bằng dẫn chứng trong
lịch sử, trong văn học và trong đời sống.
+ Chứng minh vấn đề. Sau đó dùng lí lẽ giải thích để làm sáng tỏ thêm điều đã
chứng minh.
+ Lần lượt giải thích, chứng minh vấn đề xen kẽ nhau. Nêu lí lẽ, dẫn chứng, lập
luận như yêu cầu của hai dạng bài nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.

- Tỉ lệ của phần giải thích và chứng minh tùy theo yêu cầu cụ thể của từng đề bài.
Điều khó nhất là làm thế nào để phần giải thích và chứng minh gắn bó mật thiết,
thống nhất trong một bài viết, chứ không phải là ghép hai phần đó vào nhau tạo ra
văn bản rời rạc.
III. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TỔNG HỢP: NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC


* Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải
trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
* Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các
vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu
sau đây:
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ,
đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: Tác giả, hoàn cảnh
sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc,
biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi, chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn
chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Tìm hiểu đề
- Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho
được 4 câu hỏi sau đây:
Câu 1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.
Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó

mà xác định luận đề.
Câu 2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
- Bình giảng một đoạn thơ
- Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích một hình tượng.
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
Câu 3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
Câu 4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
b. Tìm ý:
- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm đang bàn đến.
- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội
dung? Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình
cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?


+ Xác định giá trị nghệ thuật: Để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng
những hình thức nghệ thuật nào?Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử
dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì? Chi tiết nào, hình ảnh nào,…
làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi
phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật).
2. Lập dàn bài
Cần chú ý học sinh: Khi lập dàn bài và triển khai ý phải đảm bảo bố cục 3 phần của
bài văn dựa vào các ý đã tìm được.
Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.

* Mở bài:
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (Cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho
rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
* Thân bài:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là
các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).
Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị
nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2,
trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nhận định chung: Khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế
của nó (nếu có).
(Thông thường phần thân bài của dạng bài tổng hợp có hai luận điểm chính:
- Luận điểm 1: Giải thích nội dung thơ, văn, ý kiến, nhận định nêu ở đề.
- Luận điểm 2: Chứng minh nội dung ý thơ, văn hay ý kiến vừa giải thích qua
những dẫn chứng trong các tác phẩm cụ thể ).
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
- Liên hệ.
3. Viết bài: Dựa theo dàn ý để viết hoàn chỉnh bài văn.
Cần lưu ý: Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
a. Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận
(Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa).
Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:



- Câu chủ đoạn: Nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ
ràng.
- Câu phát triển đoạn: Gồm một số câu liên kết nhau: Câu giải thích, câu dẫn
chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
- Câu kết đoạn: Là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
b. Liên kết đoạn:
Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối
liên kết: Liên kết nội dung và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi
đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở
nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn
văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường
từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em
cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn
trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm
đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết
đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các
bài làm văn. (Trước tiên, Tiếp theo đó, Ở khổ thơ thứ nhất, Sang khổ thơ thứ hai,…;
Bên cạnh đó, Song song đó, Không những thế, Song, Nhưng,…; Về cơ bản, Về
phương diện, Có thể nói, Cũng có khi, Rõ ràng, Chính vì, Tất nhiên,…; Nếu như,
Nếu chỉ có thể, Thế là, Dĩ nhiên, Thực tế là, Vẫn là, Có lẽ,…; Cũng cần nói thêm,
Trở lại vấn đề,…; Cho dù, Mặc dù vậy, Nếu như ở trên,…; Nhìn chung, Nói tóm lại,
…).


IV. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Dạng I. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1. Yêu cầu.
- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
2. Các bước tiến hành:


a. Tìm hiểu đề:
- Xác định luận đề: Nội dung ý kiến, nhận định.
- Xác định thao tác.
- Phạm vi tư liệu.
b. Tìm ý: Xác định các ý tùy thuộc vào đề bài.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: Triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
Dạng II. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
1. Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả

như thế nào?
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm,
tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây
dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,

c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
- Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm
được ở phần tìm ý).


- Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
* Kết bài:
- Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư
tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
- Liên hệ.
Dạng III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1. Yêu cầu
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số

khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
- Các thao tác nghị luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý:Xác định các ý tùy thuộc vào đề bài.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…).
- Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : Tóm tắt tác phẩm.
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề.
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
- Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo).
- Liên hệ.
Dạng cụ thể 1: Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn
xuôi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.


Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể

loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến cuộc
sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
......
- Bình luận về giá trị của tình huống.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
Dạng cụ thể 2: Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm,
đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(Chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm.
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
Dạng cụ thể 3: Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.

b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn
học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người,
sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả
năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.


+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung
thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.

+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

D.BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG – HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐỀ
I. HỆ THỐNG ĐỀ
Đề 1:“Tục ngữ luôn tôn vinh giá trị con người ,đưa ra những nhận xét ,những lời
khuyên về phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có”. Bằng hiểu biết của
mình về những câu tục ngữ đã học em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


Đề 2:Em hãy chứng minh cho các bạn thấy rằng: “ Nếu khi còn trẻ ta không chịu
khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
Đề 3:Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”củaPhạm Văn Đồng và sự hiểu
biết của em về con người Bác, em hãy chứng minh Bác Hồ rất giản dị trong đời
sống ,trong quan hệ với mọi người ,trong tác phong ,trong lời nói và bài viết.
Đề 4:Dân gian có câu:
“Lời nói gói vàng”.
Đồng thời lại có câu:
“ Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Em hiểu các câu tục ngữ trên như thế nào? Vì sao lời nói lại có giá trị và ý nghĩa
to lớn trong giao tiếp ? Bản thân em sẽ rèn luyện việc sử dụng lời nói như thế nào
trong cuộc sống?
Đề 5: Bạn em băn khoăn vì sao đã có câu tục ngữ: “ Không thầy đố mày làm
nên” mà lại còn có câu : “ Học thầy không tày học bạn”?
Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục

ngữ trên.
Đề 6:Trong bài “Ý nghĩa văn chương ”Hoài Thanh có viết: “Văn chương gây
cho ta những tình cảm ta không có ,luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ”.Em
hiểu câu nói trên như thế nào ? Bằng kiến thức về văn học em hãy chứng minh.
Đề 7:Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua
hai nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và
Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của(Lê Minh Khuê).
Đề 8:Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô”, “Hich tướng sĩ”, “ Nước ĐạiViệt ta” ,em
hãy làm sáng tỏ vai trò của những vị lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất
nước.
Đề 9:Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh
tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích
bài thơ để làm sáng tỏ.
Đề 10:Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ,Nguyễn Du đã
xót xa :
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”


Qua tác phẩm đã học “Chuyện người con gái Nam Xương”-Nguyễn Dữ và những
đoạn trích đã học của “ Truyện Kiều” –Nguyễn Du ,em hãy làm sáng tỏ điều đó.
Đề 11: Nhà thơ Tố Hữu viết:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Qua một số tác phẩm văn học hiện đại đã
học trong chương trình lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.

II. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐỀ QUA CÁC BƯỚC CHÍNH
Đề 2:Em hãy chứng minh cho các bạn thấy rằng: “ Nếu khi còn trẻ ta không chịu
khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

I. Tìm hiểu đề và tìm ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề nghị luận: Vai trò của học tập đối với bạn trẻ.
- Phạm vi : Trong đời sống, xã hội...
2. Tìm ý:
- Việc chịu khó học tập có lợi ích gì?
- Không chịu khó học tập sẽ gây ra hậu quả gì?
- Tại sao khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc
gì có ích?
- Bài học rút ra là gì?
II. Lập dàn bài:


1. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập của con người.
- Trích dẫn vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
a -Chứng minh vì sao con người cần phải học (Ích lợi của học tập).
-Có học mới có hiểu biết. Từ những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất cũng cần
phải học tập: học ăn, học nói, học gói, học mở. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi
phải học.
+ Cung cấp tri thức về cuộc sống.
+ Bồi dưỡng nhân cách.
+ Thành người có ích cho xã hội.
b - Hậu quả của việc không học tập.
+ Dốt nát, tối tăm.
+ Mắc vào những tệ nạn xã hội, xói mòn về nhân cách.
+ Vô công rồi nghề, là gánh nặng cho xã hội.
c –Vì sao lúc trẻ phải chịu khó học tập?

- Tuổi trẻ: Có đẩy đủ sức khỏe, năng lực để học tập, tiếp cận nhanh và có nhiều
hình thức học tập tiến bộ.
+ Dẫn chứng: Thầy Mạnh Tử từ lúc nhỏ chịu khó học nên sau trở thành người nổi
tiếng. Các danh nhân, các nhà bác học đều siêng năng học hành, học giỏi, nổi
tiếng ngay từ nhỏ...
+ Tuổi già: Trí nhớ suy giảm, việc học khó khăn, già mới học thì tự mất cơ hội
phát triển bản thân.
d. Lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích nếu không có vốn kiến thức tích
lũy từ việc cố gắng học hành khi còn trẻ.
- Bất cứ một công việc gì cũng cần phải có kiến thức, có trình độ, có học vấn.
+ Dẫn chứng: Từ người nông dân...đến công nhân...
- Tương lai của đất nước trông cậy phần lớn vào sự học hành của thế hệ trẻ.
3. Kết bài:
- Khẳng định học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của tuổi trẻ vì tương lai
của bản thân, gia đình, đất nước.
- Rút ra bài học cho bản thân.
III.Viết bài.
IV. Đọc lại bài và sửa chữa lỗi nếu có.
Đề 4: Dân gian có câu:
“Lời nói gói vàng”.
Đồng thời lại có câu:


“ Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Em hiểu các câu tục ngữ trên như thế nào? Vì sao lời nói lại có giá trị và ý
nghĩa to lớn trong giao tiếp ? Bản thân em sẽ rèn luyện việc sử dụng lời nói như
thế nào trong cuộc sống?

I. Tìm hiểu đề và tìm ý:

1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận giải thích.
- Vấn đề nghị luận: Khẳng định giá trị của lời nói.
- Phạm vi :Trong đời sống , trong văn học,..
2. Tìm ý:
- Giải thích các câu tục ngữ.
- Vì sao lời nói có giá trị và ý nghĩa to lớn trong giao tiếp?
- Bản thân em sẽ rèn luyện việc sử dụng lời nói như thế nào trong cuộc sống?
II. Lập dàn bài:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề:
+ Giới thiệu tục ngữ ( Tục ngữ là túi khôn của nhân loại là kho tri thức vô giá đúc
kết kinh nghiệm sống quý báu và đưa ra những lời khuyên mẫu mực).
+ Hoặc giới thiệu về vai trò ý nghĩa của lời nói trong đời sống
- Nêu vấn đề: Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết. Để khuyên
con người biết lựa chọn ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, tục ngữ có
câu:
- Trích dẫn câu tục ngữ : “…”
2. Thân bài:
a. Giải thích các câu tục ngữ:
- “Lời nói gói vàng”: Vàng là thứ quý giá, đắt tiền. Dân gian ta ví một lời nói
bằng một gói vàng ý muốn nhấn mạnh giá trị to lớn của lời nói.
- “Lời nói…lòng nhau” :
+ “Lời nói” : là công cụ giao tiếp, là tài sản có sẵn trong mỗi con người nên
không mất tiền mua.
+ “Lựa lời”: Là biết cân nhắc, lựa chọn từ ngữ, tìm cách diễn đạt chính xác, tế
nhị.
+ “Vừa lòng nhau”: là làm hài lòng, vừa ý người khác, đạt hiệu quả cao trong
giao tiếp.



=> Hai câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử giao tiếp, cách
nói năng văn minh, lịch sự.
b. Vì sao lời nói có giá trị và ý nghĩa to lớn trong giao tiếp.
- Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải thường xuyên dùng ngôn ngữ làm
phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu
nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn. Dẫn chứng minh họa…
- Xã hội càng phát triển, lời nói càng quan trọng. Lời nói thể hiện nhân cách,
trình độ văn hóa của mỗi người. Ông bà ta quan niệm lời ăn tiếng nói luôn gắn
với lễ nghĩa. Giao tiếp phải biết: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nghĩa là ăn
nói văn minh lịch sự, hợp tình, hợp lý…để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Dẫn
chứng minh họa…
- Người Việt Nam từ xưa vốn đã coi trọng lời nói. Dẫn chứng minh họa…
c. Bản thân em sẽ rèn luyện việc sử dụng lời nói như thế nào trong cuộc sống?
- Phải nói đúng: Nói đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, không nói năng tự do tùy tiện,
thiếu suy nghĩ. Phải lựa lời, phải cân nhắc ngôn từ: “ Uốn lưỡi bảy lần trước khi
nói”, lựa cách diễn đạt tế nhị, dễ hiểu.
- Phải nói văn minh lịch sự : Nói phải có tình, có lý, phải tôn trọng người đối
thoại với mình, phải nói lễ phép, khiêm nhường, chín chắn.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Thành ngữ: “ Lời nói gói vàng” và câu tục ngữ “Lời
nói…nhau” Đã đưa ra lời khuyên đúng đắn. Nó đúc kết kinh nghiệm quý báu,
một bài học sâu sắc về cách ăn nói, ứng xử trong giao tiếp.
- Liên hệ: Học cách ăn nói lễ phép, văn minh, lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc.
III.Viết bài.
IV. Đọc lại bài và sửa chữa lỗi nếu có.
Đề 9: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh
tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích
bài thơ để làm sáng tỏ.

I. Tìm hiểu đề và tìm ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận tổng hợp: Giải thích và phân tích.
- Vấn đề nghị luận: Làm rõ: Bài thơ “Đồng chí ” của Chính Hữu là một bức
tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Phạm vi : Trong trong văn học, trong đời sống ,..
2. Tìm ý:
- Giải thích ý nghĩa của nhận định.
- Chứng minhvẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ:


+ Là tình đồng chí xuất phát từ cở của sự hình thành tình đồng chí.
+ Được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao.
+ Còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong
chiến hào chờ giặc.
II. Lập dàn bài:
1. Mở bài:
- Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung
đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của
tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
- Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
2.Thân bài:
2.1. Giải thích ý nghĩa lời nhận định:
+ Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ
“Đồng chí ”.
+ Bởi lẽ, nói tới bức tượng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một người nào đó
được khắc hoạ để bền vững với núi sông, trường tồn với thời gian. Còn nói tới
sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy.
- Như vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây

dựng
được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả,
thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy được xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với
thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.
2.2. Chứng minh:
a. Trước hết người đọc cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của
người chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cở của sự hình thành tình đồng
chí.
- Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá


- Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết
tinh cảm xúc).
b. Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng ười chiến sĩ còn được thể hiện ở
tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao.
- Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo
neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là
cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh
của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm:
những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn
lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách
vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm /
bàn tay.
- Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
c. Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật

lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc.
- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ
động trong tư thế: chờ giặc.
- Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp:
Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý
nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực,
vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa lời nhận định....


×