Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân vùng thích hợp đất đai để phát triển cây cam sành tại khu vực phía Tây Bắc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

PHẠM TRUNG KIÊN

PHÂN VÙNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI ĐỂ PHÁT TRIỂN
CÂY CAM SÀNH TẠI KHU VỰC PHÍA TÂY BẮC
HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------------

PHẠM TRUNG KIÊN

PHÂN VÙNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI ĐỂ PHÁT TRIỂN
CÂY CAM SÀNH TẠI KHU VỰC PHÍA TÂY BẮC
HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH


Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Trung Kiên


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của
các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên kịp thời của gia đình và người thân đã giúp tôi vượt qua
những trở ngại và khó khăn để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ
chuyên ngành: Quản lý đất đai.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới GS.TS.
Đặng Văn Minh đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,
các giáo sư, tiến sĩ hợp tác giảng dạy sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
Xin cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, UBND huyện Lục Yên, UBND các xã Khánh Hòa,
Động Quan, An Lạc và các hộ gia đình tham gia phỏng vấn đã giúp đỡ tôi
trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời
gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo,
các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Học viên

Phạm Trung Kiên

năm 2016


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ ....................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài ............................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài .................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Những nét chung về tài nguyên cây ăn quả có múi ............................. 17
1.1.1. Đặc điểm thực vật của cây có múi ................................................ 17
1.1.2. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cây cam sành ..................................................................................... 21
1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam quýt ......................................... 25
1.2. Đánh giá thích nghi đất đai ................................................................... 4
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 4
1.2.2. Tiến trình đánh giá đất đai .............................................................. 5
1.2.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai ............................... 6
1.3. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất .................................. 9
1.3.1. Sử dụng đất và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất .............. 9


iv
1.3.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững ................................................. 13
1.4. Tổng quan về GIS ................................................................................ 29
1.4.1. Khái niệm GIS............................................................................... 29
1.4.2. Thành phần hệ thống GIS ............................................................. 30
1.4.3. Giới thiệu Modelbuilder ................................................................ 32
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai 32
1.5.1. Trên thế giới .................................................................................. 32
1.5.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 34
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 36
2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu ........................................ 36

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 36
2.1.2. Phạm vi phạm nghiên cứu ............................................................. 36
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 36
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ........................................... 36
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ............................................. 37
2.3.3. Phương pháp chuyên gia ............................................................... 37
2.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ ...................................................... 37
2.3.5. Phân vùng thích hợp cây cam sành ............................................... 37
2.4. Quy trình các bước thực hiện đề tài ..................................................... 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và sử dụng đất 3 xã khu vực
nghiên cứu ................................................................................................... 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 39
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 41
3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạng tầng........................................... 42


v
3.1.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường ... 43
3.1.5 Hiện trạng sử dụng đất 3 xã Khánh Hòa, An Lạc, Động Quan ..... 44
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn phân chia đơn vị đất đai và xây dựng bản đồ đơn
vị đât đai ...................................................................................................... 49
3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn phân chia đơn vị đất đai .............................. 49
3.2.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu ........................... 54
3.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất 3
xã nghiên cứu .......................................................................................... 65
3.3. Phân hạng khả năng thích hợp đất đai đối với cây cam sành .............. 68
3.3.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam sành .................... 68

3.3.2. Phân hạng khả năng thích hợp của cây cam sành ......................... 69
3.3.3. Xây dựng bản đồ thích hợp cây cam sành của 3 xã nghiên cứu ... 72
3.4. Đề xuất các giải pháp để phát triển vùng trồng cam mang lại hiệu quả
kinh tế cao ................................................................................................... 74
3.4.1. Quy hoạch sử dụng đất trồng cam gắn với điều chỉnh quy hoạch 3
loại rừng để phát triển cam...................................................................... 74
3.4.2. Giải pháp khoa học công nghệ ...................................................... 74
3.4.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ .................... 76
3.4.4. Giải pháp phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất cam ...................... 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 78
1. Kết luận ................................................................................................... 78
2. Đề nghị .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

FAO

(Food and Agriculture Organization)

LUT

Loại hình sử dụng đất


GIS

( Geographic Information System ) Hệ thống Thông tin Địa lý

HTTTĐL

Hệ thống Thông tin Địa lý

CSDL

Cơ sở dữ liệu.

LHSDĐ

Loại hình sử dụng đất

TIN

(Triangle Irregular Network) Mạng lưới tam giác không đều

PCA

(Principal Component Analysis ) Phân tích thành phần chính

LMU

(Land Mapping Unit): Bản đồ đơn vị đất đai

LUR


(Land Use Requirement): Yêu cầu sử dụng đất

LUT

(Land Use Type): Loại hình sử dụng đất

LC

(Land Characteristic): Đặc tính đất đai

LQ

(Land Quaility): Chất lượng đất đai

LS

(Land Sustainability): Sự thích hợp đất đai

N

(Non Suitable): Không thích nghi

S1

(High Suitable): Rất thích nghi

S2

(Monderately Suitable): Thích nghi trung bình


S3

(Marginally Suitable): Ít thích nghi


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong lá cam ............................................. 28
Bảng 1.2: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976) .......... 6
Bảng 3.1: Bảng hiện trạng sử dụng đất năm 2015 .......................................... 45
Bảng 3.2: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn vùng nghiên cứu .............................................. 47
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................... 52
Bảng 3.4. Kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng ............................................ 54
Bảng 3.5: Kết quả xây dựng bản đồ độ pH ..................................................... 56
Bảng 3.6: Kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới ................................. 57
Bảng 3.7: Kết quả xây dựng bản đồ độ dầy tầng đất ...................................... 60
Bảng 3.8 : Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc ................................................... 61
Bảng 3.9: Kết quả xây dựng bản đồ chế độ tưới ............................................. 63
Bảng 3.10: Kết quả xây dựng bản đồ độ phì của đất ...................................... 64
Bảng 3.11: Các đơn vị bản đồ đất đai (LMU) ................................................ 65
Bảng 3.12: Yêu cầu sử dụng đất của cây cam ................................................ 69
Bảng 3.13: Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam ... 70


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện đề tài ...................................................... 38
Hình 3.1: Bản đồ đất 3 xã khu vực nghiên cứu............................................... 56
Hình 3.2: Bản đồ giá trị pH 3 xã khu vực nghiên cứu .................................... 57

Hình 3.3: Bản đồ thành phần cơ giới 3 xã vùng nghiên cứu .......................... 59
Hình 3.4: Bản đồ thể hiện độ dầy tầng đất 3 xã nghiên cứu ........................... 61
Hình 3.5: Bản đồ độ dốc 3 xã nghiên cứu ....................................................... 62
Hình 3.6: Bản đồ chế độ tưới .......................................................................... 64
Hình 3.7: Bản đồ độ phì đất khu vực nghiên cứu ........................................... 65
Hình 3.8: Bản đồ đơn vị đất đai 3 xã Khánh Hòa, An Lạc, Động Quan huyện
Lục Yên ........................................................................................... 68
Hình 3.9: Bản đồ thích hợp cây cam sành 3 xã Khánh Hòa, Động Quan, An
Lạc huyện Lục Yên ......................................................................... 73


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho
công tác điều tra phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích hợp đất đai ở phạm
vi cấp tỉnh. Điều đó đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng
hợp, xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất. Thực tế sản xuất ở các địa phương hiện nay cho thấy, việc
thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nếu được dựa trên cơ
sở đánh giá thích nghi đất đai ở phạm vi cấp huyện hoặc một khu vực sản
xuất, thì thường có tính khả thi cao.
Đề án phát triển Rau quả và Hoa cây cảnh giai đoạn 2010 -2020 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cây cam vào một trong loại cây
trồng trong chương trình phát triển sản xuất và xuất khẩu[2]. Vì vậy, việc
nghiên cứu, mở rộng diện tích tại những vùng phù hợp tạo ra những vùng
chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con
nông dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, thực hiện công cuộc xoá đói giảm
nghèo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là việc làm cần thiết.

Huyện Lục Yên có diện tích đất nông nghiệp chiếm 94,63 % diện tích tự
nhiên toàn huyện, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả đặc
biệt là cây cam sành, đây là loại cây bản địa đã được trồng từ nhiều đời nay
tại xã Khánh Hòa và là một trong những loài cây trồng thế mạnh của huyện,
có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân,
giúp xoá đói giảm nghèo, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông
thôn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Để thực hiện được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, sản xuất hàng hóa
tập trung, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải có nghiên cứu đánh giá thích


2
hợp đất đai cho cây cam sành trên từng vùng không gian trong huyện. Đánh
giá thích hợp đất đai nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về sự thuận lợi và khó
khăn trong việc sử dụng đất đai, làm căn cứ để ra quyết định chiến lược về
quản lý và sử dụng đất đai. Xuất phát từ những lí do nêu trên, được sự
hướng dẫn của thầy giáo GS.TS Đặng Văn Minh đề tài “Phân vùng thích
hợp đất đai để phát triển cây cam sành tại khu vực phía Tây Bắc huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái” đã được thực hiện.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Khai thác tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển cây cam sành tại khu
vực phía Tây Bắc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 3 xã vùng nghiên cứu.
- Xây dựng tiêu chuẩn phân chia đơn vị đất đai và thành lập bản đồ đơn
vị đất đai ba xã phía Tây Bắc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Xây dựng bản đồ phân vùng thích hợp cây cam sành tại ba xã khu vực
phía Tây Bắc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển vùng trồng cam mang lại hiệu quả

kinh tế cao tại ba xã khu vực phía Tây Bắc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung lý luận khoa học cho đánh giá phân hạng thích hợp
đất đai ở quy mô cấp huyện;
- Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn,
chiều sâu của kiến thức ngành học cho bản thân. Đồng thời là cơ hội cho bản
thân tiếp cận với vấn đề đánh giá thích nghi đất đai


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai cây trồng cam sành tại địa
phương. Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phân
vùng thích hợp đất đai phục vụ phát triển sản xuất cây cam sành khu vực phía
Tây Bắc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đánh giá phân hạng thích nghi đất đai
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Đất đai (Land) là diện tích của bề mặt Trái Đất, bao gồm các thành phần
vật lý và môi trường sinh học ảnh hưởng tới sử dụng đất [10]. Đơn vị bản đồ
đất đai (Land Mapping Unit - LMU) là diện tích đất phân chia trên bản đồ,
có những tính chất đất đai và/hoặc chất lượng đất đai xác định (FAO,
1976). LMU được định nghĩa và đo vẽ bằng các cuộc khảo sát tài nguyên
thiên nhiên. Phân tích đơn vị không gian cho thích hợp đất đai là LMU [12].
Tính chất đất đai (Land Characteristic - LC) là những thuộc tính của đất đai

có thể đo đạc hoặc ước lượng được thường sử dụng làm phương tiện để mô tả
chất lượng đất đai hoặc để phân biệt giữa các đơn vị đất đai có khả năng thích
hợp cho sử dụng khác nhau. Chất lượng đất đai (Land Quaility - LQ) là những
thuộc tính phức hợp phản ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều tính chất
đất đai. Chất lượng đất đai thường được chia làm 3 nhóm: Nhóm theo yêu cầu
sinh thái cây trồng, nhóm theo yêu cầu quản trị và nhóm theo yêu cầu bảo tồn.
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) đó có thể là một một loại cây
trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kĩ thuật và kinh tế- xã
hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm: Các thông
tin về sản xuất, thị thường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, lao động, mức thu nhập,
… Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement - LUR) là toàn bộ đặc
điểm về địa hình (độ dốc, độ cao, …), đất, khí hậu (nhiệt, ẩm, bức xạ); thủy
lợi (điều kiện tưới, tiêu); thủy văn (ngập lụt, ngập mặn, ngập triều, chia ra
độ sâu ngập, thời gian ngập); các điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông lâm - ngư nghiệp; hiệu quả môi trường (khả năng che phủ mặt đất chống xói
mòn; mức độ gây phú dưỡng nguồn nước); hiệu quả kinh tế xã hội (tổng giá
trị sản phẩm, thu nhập, lãi thuần, yêu cầu lao động, …) đảm bảo thỏa mãn yêu


5
cầu sinh thái cũng như các điều kiện sản xuất của cây trồng thuộc loại sử
dụng đất xác định.
Yếu tố hạn chế (Limitation factor) là chất lượng đất đai hoặc tính chất
đất đai có ảnh hưởng bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng
thường được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp. Đánh giá
đất đai (Land evaluation) là tiến trình so sánh các tính chất đất đai với các
mục đích sử dụng nhất định sử dụng một kĩ thuật khoa học chuẩn. Kết quả có
thể được dùng như một chỉ dẫn cho người sử dụng, quy hoạch để xác định sử
thay đổi sử dụng đất [29].
Là đánh giá hiệu suất đất đai khi được dùng cho một mục đích xác định,
bao gồm việc tiến hành và làm sáng tỏ các khảo sát và nghiên cứu dáng đất,

đất, thực vật, khí hậu và các khía cạnh khác của đất đai để nhận diện và so
sánh giữa loại hình sử dụng đất với mục tiêu đánh giá (FAO, 1976). Đánh giá
thích hợp đất đai (Land suitability evaluation) được định nghĩa là sự đánh giá
hoặc dự đoán chất lượng đất đai cho một mục đích sử dụng nhất định, về các
mặt như khả năng sản xuất, nguy cơ suy giảm và các yêu cầu quản lý (Austin
and Basinski, 1978)[4].
1.1.2. Tiến trình đánh giá đất đai
Việc đánh giá đất đai tùy thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của
nghiên cứu. Tuy nhiên, tiến trình đánh giá đất đai được chia thành ba giai
đoạn chính: (1) Giai đoạn chuẩn bị, (2) Giai đoạn điều tra thực tế, (3) Giai
đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết quả.
- Thảo luận ban đầu về nội dung, phương pháp lập kế hoạch; phân loại
và xác định các nguồn tài liệu có liên quan, từ đó lập kế hoạch nghiên cứu.
Đồng thời, thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất
và sử dụng đất như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê về
hiện trạng sử dụng đất. Sau đó, tiến hành điều tra thực địa về hiện trạng sử
dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất nhằm mục đích
lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng, phù hợp với mục tiêu phát triển,
điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu.


6
- Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan đến
sản xuất nông nghiệp, phân lập và xác định chất lượng hoặc tính chất đất đai
(LQ/LC) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh định các
đơn vị bản đồ đất đai (LMU).
- Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường
tự nhiên, xác định các yêu cầu về đất đai (LUR) của các loại hình sử dụng đất
được đánh giá.
- So sánh giữa sử dụng đất (LUT) và tài nguyên đất đai, trong đó đối

chiếu giữa LQ/LC và LUR của các loại hình sử dụng đất để xác định các mức
độ thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn.
- Dựa trên kết quả đánh giá thích hợp đất đai, đề xuất bố trí sử dụng đất.
Trong đề tài chúng tôi ứng dụng phương pháp MCA để đề xuất sử dụng đất
theo quan điểm bền vững.
1.1.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai
FAO (1976) đã xây dựng cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích
nghi đất đai gồm 4 cấp như sau [24]:
- Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi.
- Lớp (Classes): phản ánh mức độ thích nghi của bộ.
- Lớp phụ (Sub-classes): phản ánh các hạn chế cụ thể của từng đơn vị
đất đai với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt
giữa các dạng thích nghi trong cùng một lớp.
- Đơn vị (Units): phản ánh những sự khác biệt về yêu cầu quản trị của
các dạng thích nghi trong cùng một lớp phụ.
Bảng 1.2: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976)

Bộ (Order)
S – Thích nghi
N – Không thích nghi

Hạng (Categories)
Lớp (Clas)
Lớp phụ (Subclass)
S1
S1t
S2
S2i (*)
S3
S2s

S3f
N1
N1i
N2
N2g

Đơn vị (Unit)
S2s-1
S2s-2
(**)


7
(*) Yếu tố hạn chế: khí hậu (lũ lụt: f, hạn hán: d); điều kiện đất đai (địa hình: t, độ dốc: s).
(**) Yếu tố hạn chế trong cùng 1 lớp phụ, phản ánh sự khác biệt về mức độ khác biệt về mặt quản
trị (Ví dụ: s-1 < 10%, s-2=10-20%, s-3: >20%).

Cấp phân vị từ lớp “bộ” tới lớp “phụ” được áp dụng đánh giá đất đai tới
cấp tỉnh, từ lớp “bộ” tới “đơn vị” sẽ được áp dụng tới cấp huyện điểm và các
xã thuộc huyện điểm.
Trong đề tài này, sử dụng cấp phân vị tới cấp “đơn vị”.
- Bộ thích nghi đất đai được chia làm 3 lớp: S1 (thích nghi cao), S2
(thích nghi trung bình), S3 (thích nghi kém).
+ S1 (Thích nghi cao): Đất đai không có hạn chế có ý nghĩa đối với việc
thực hiện lâu dài một loại đất sử dụng đất được đề xuất, hoặc không làm giảm
năng xuất hoặc tăng mức đầu tư quá mức có thể chấp nhận được.
+ S2 (Thích nghi trung bình): Đất đai có những hạn chế mà cộng chung
lại ở mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được
đưa ra; các giới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu
cầu đầu tư. Ở mức này lý tưởng mặc dù chất lượng của nó thấp hơn hạng S1.

+ S3 (Thích nghi kém): Đất đai có những giới hạn mà cộng chung lại là
nghiêm trọng đối với loại hình sử dụng đất được đưa vào, tuy nhiên vẫn không
làm ta bỏ loại sử dụng đất đã định. Phí tổn sản xuất cao nhưng vẫn có lãi.
- Bộ không thích nghi đất đai được chia làm 2 lớp: N1 (Không thích
nghi hiện tại) và N2 (không thích nghi vĩnh viễn).
+ N1 (Không thích nghi hiện tại): Đất đai không thích nghi với loại hình
sử dụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại. Những giới hạn đó có thể khắc
phục được bằng những đầu tư lớn trong tương lai.
+ N2 (Không thích nghi vĩnh viễn): Đất không thích nghi với loại hình
sử dụng đất trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con
người không có khả năng làm thay đổi.
* Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai
Sau khi đã xác lập các đơn vị đất đai và lựa chọn các loại hình sử dụng
đất có triển vọng để đánh giá, bước kế tiếp trong tiến trình đánh giá đất đai là


8
quá trình kết hợp, so sánh giữa LQ/LC với LUR của loại hình sử dụng đất
(LUT). Kết quả của quá trình này là xác định các mức thích nghi của từng
LUT trên từng đơn vị đất đai. Phương pháp kết hợp giữa LQ/LC và LUR theo
đề nghị của FAO có các cách đối chiếu sau:
(1) Điều kiện hạn chế: Phương pháp này thường được áp dụng trong
phân loại khả năng thích nghi đất đai, sử dụng cấp hạn chế cao nhất để xác
định khả năng thích nghi. Phương pháp này đơn giản nhưng không giải thích
được sự tương tác giữa các yếu tố.
- Ưu điểm: Đơn giản, logic và theo quy luật tối thiểu trong sinh học.
- Hạn chế: Không thể hiện được ảnh hưởng qua lại của các yếu tố và
không thấy được vai trò của các yếu tố trội, yếu tố gây ảnh hưởng có ý nghĩa
quyết định hơn.
(2) Phương pháp toán học: Phương pháp này cho điểm các chất lượng

hoặc tính chất đất đai (LQ/LC) ứng với từng LUT, cộng các giá trị và phân
cấp này thích nghi theo tổng số điểm. Đã có các nghiên cứu theo hướng này
nhưng xem mức độ ảnh hưởng của các LQ/LC đến thích nghi cây trồng có
tầm quan trọng như nhau nên kết quả không sát với thực tế sản xuất.
Để phương pháp này mang tính khả thi cao cần thiết phải kham khảo ý
kiến chuyên gia để xác định:
(1) Xác định mức độ ảnh hưởng (trọng số wi) của các LQ/LC đến thích
nghi các LUT.
(2) Thang điểm (xi) của từng LQ/LC ứng với từng LUT. Tổng giá trị
thích nghi theo miền giá trị thích nghi (Si).
(3) Phương pháp chuyên gia: Bàn bạc với các nhà nông học, kinh tế,
nông dân,…tóm lược việc kết hợp các điều kiện khác nhau và chỉnh sửa làm
sao cho chúng có thể đánh giá được cho tất cả các khả năng thích nghi.
(4) Phương pháp xem xét kết quả về kinh tế: Trên cơ sở so sánh các kết
quả đánh giá về kinh tế với tính chất đất đai, sau đó đưa ra phân cấp đánh giá.


9
Trong đề tài này, áp dụng phương pháp điều kiện hạn chế lớn nhất cho
đánh giá thích nghi tự nhiên, đồng thời kết hợp với phương pháp MCA trong
đánh giá thích nghi bền vững (đánh giá tổng hợp các lĩnh vực: Tự nhiên, kinh
tế, xã hội, môi trường).
Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, ngưỡng trong đánh giá thích nghi bền vững Chỉ
tiêu: Số liệu thống kê môi trường xung quanh, số liệu này được đo lường nó
phản ánh tình trạng môi trường hoặc thay đổi trong các điều kiện khác nhau
(ví dụ: tấn/ha do điều kiện xói mòn, tỷ lệ tăng/ giảm do xói mòn).
Tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn hoặc quy tắc (mô hình, kiểm tra hoặc biện
pháp) để quyết định phán đoán trong điều kiện môi trường xung quanh (ví dụ:
Đánh giá tác động của mức độ xói mòn vào năng suất, chất lượng nước,...)
Ngưỡng: Mức vượt quá mà hệ thống xảy ra thay đổi đáng kể, điểm mà

tại đó các tác động vào sẽ phản ứng, thay đổi (ví dụ: Mức xói mòn mà tại đó
không thể chấp nhận được) [24].
1.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất
1.2.1. Sử dụng đất và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
1.2.1.1. Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
- đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn
định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục
tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng
của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử
dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương
thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời
sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của
sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các
khía cạnh sau:


10
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai
một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
1.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đấ vừa bị chi phối bởi các điều

kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật
kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh
hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là:
- Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng
mưa, thủy văn, không khí… trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu
của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ
nhưỡng và các nhân tố khác.
+ Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn
nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và
không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm… trực tiếp ảnh
hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa
nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ
và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước.
+ Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với
mực nước biển, độ dốc hướng dốc… thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác
nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm


11
nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông
nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng,
thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt
độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo
các quy luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao
nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Yếu tố về kinh tế - xã hội

Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và
quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ
sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự
phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao
động…Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định
bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện
tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử
dụng đất. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh
giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích
kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Nếu có chính sách ưu
đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai.
Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng
đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại.
Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo
ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ
vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế
- xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi
và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao.


12
1.2.1.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất
Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp thì các hệ thống
canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống
canh tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại, có những hệ thống canh tác hiện
đại được đưa vào nhưng trong môi trường sản xuất không thích hợp nên phải
nhường chỗ cho những hệ thống cũ. Hiện nay, các hệ thống này tồn tại xen kẽ
nhau và mỗi một hệ thống phù hợp với từng điều kiện của mỗi vùng.
Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và

là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp. Nó
là thành phần các giống là loại cây được bố trí trong không gian và thời gian
của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp
lý nhất các nguồn lợi tự nhiên - kinh tế - xã hội.
Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải
kết hợp chặt chẽ với lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo cơ sở cho
ngành nghề khác phát triển. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nếu bố
trí một cơ cấu thích hợp sẽ giảm bớt sự căng thẳng thời vụ và hạn chế lao
động nhàn rỗi theo các chu kỳ sinh trưởng khác nhau, không trùng nhau theo
cây trồng vật nuôi với các hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối.
luân canh, trồng theo băng, canh tác phối hợp, mô hình nông - lâm kết hợp.
Cơ cấu cây trồng về diện tích là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh
tác. Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng
vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp
phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản
phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giá trị và xuất
khẩu thấp chứng tỏ sản xuất ở vùng đó kém phát triển và ngược lại.
Tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì
sức sản xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện
bất lợi. Để xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu trong sử


13
dụng đất thì ta phải căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong không gian và
thời gian nhất định.
1.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở
thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của loài người.
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự
tồn tại và tương lai phát triển loài người, chính bởi vậy việc tìm kiếm các giải

pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu đất và
các tổ chức quốc tế rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện theo sự phát triển
của khoa học. Thuật ngữ “Sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Use) đã
trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
Nội dung sử dụng đất bền vững bao hàm một vùng trên bề mặt trái đất
với tất cả các đặc trưng: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, động
vật - thực vật và cả những hoạt động cải thiện việc sử dụng và quản lý đất đai
như: Hệ thống tiêu nước, xây dựng đồng ruộng… Do đó, thông qua hoạt động
thực tiễn sử dụng đất chúng ta phải xác định được những vấn đề liên quan đến
khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng để tránh khỏi
những sai lầm trong sử dụng đất, đồng thời hạn chế được những tác động có
hại đến môi trường sinh thái.
Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là
sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi
trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội”
(FAO, 1994). FAO đã đưa các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thảo mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương
lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc
tốt cho mọi người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.


14
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài
nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo
được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân
bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống
ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin
trong nông dân.

Vào năm 1991 ở Nairobi đã tổ chức hội thảo về “Khung đánh giá việc
quả lý đất đai” đã đưa ra định nghĩa quản lý bền vững đất đai bao gồm các
công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã
hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất).
- Giảm tối thiểu mức rủi do trong sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nước
(bảo vệ).
- Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền).
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Rõ ràng quản lý bền vững đất đai phải bao gồm một tổ hợp để đồng thời
duy trì và nâng cao được sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm được rủi ro (an
toàn) bảo vệ được tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn ngừa thoái hóa đất và ô
nhiễm môi trường nước (bảo vệ). Hiệu quả là lợi ích lâu dài (lâu bền) được xã
hội chấp nhận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia quản lý, lợi ích quốc
gia, lợi ích cộng đồng (tính chấp nhận).
Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và
là những mục tiêu cần phải đạt được. Chúng có mối quan hệ với nhau, nếu
thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu nêu trên thì khả năng bền vững sẽ
đạt được, nếu chỉ đạt được một hoặc một vài mục tiêu mà không phải là tất cả
thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.


15
Vân dụng các nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất
được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
quân vùng có cùng điều kiện đất đai, nếu không sẽ không cạnh tranh được

trong cơ chế thị trường. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và
phụ phẩm (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả… và tàn dư để lại).
Về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương,
trong nước và xuất khẩu, tùy vào mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất
của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một
giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó
thì nguy cơ người sản xuất sẽ không có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền
vay vốn ngân hàng.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã
hội phát triển.
Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nông hộ là việc được ưu tiên hàng
đầu, nếu họ muốn quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…).
Sản phẩm thu được cần thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của người nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải phát huy. Về đất đai, hệ sử dụng
đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có thể hưởng thu lâu dài, đất đã
được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể.
Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập
quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ
màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.


×