Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.1 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................................................. 3
1. Lý do chon đề tài ................................................................................................ 3
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 5
6. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN CỔ ĐỘNG ... 6
1.1. Một số khái niêm cơ bản ................................................................................. 6
1.1.1. Văn hóa ........................................................................................................ 6
1.1.2. Thông tin ...................................................................................................... 6
1.1.3. Hoạt động thông tin ...................................................................................... 7
1.1.4. Hoạt động tuyên truyền ................................................................................ 7
1.1.5. Cổ động ........................................................................................................ 8
1.1.6. Hoạt động thông tin, cổ động ........................................................................ 8
1.2. Các hình thức chủ yếu trong công tác thông tin cổ động ................................ 9
1.2.1.Cổ động miệng ............................................................................................. 9
1.2.2. Thông tin cổ động bằng tin tức ..................................................................... 9
1.2.3. Cổ động bằng hình thức văn nghệ................................................................. 9
1.2.4. Đội thông tin lưu động ................................................................................ 10
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN CỔ ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH ............................................................................... 11
2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội quận Ba Đình.................................................... 11
2.1.1. Đặc diểm tự nhiên ...................................................................................... 11
2.1.2. Đăc điểm xã hội quận Ba Đình ................................................................... 11

1


2.2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Trung tâm văn hóa quận


Ba Đình ................................................................................................................ 12
2.2.1. Vị trí ........................................................................................................... 12
2.2.2. Chức năng .................................................................................................. 12
2.2.3. Nhiệm vụ .................................................................................................... 13
2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm văn hóa quận Ba Đình ................................ 13
2.3. Thực trạng công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận Ba Đình ................. 14
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC
THÔNG TIN CỔ ĐỘNG TRÊN ĐIA BÀN QUẬN BA ĐÌNH ........................ 16
3.1. Phương hướng phát triển sự nghiệp văn hóa các địa phương theo sự chỉ đạo
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ................................................................... 16
3.2. Tầm quan trọng của công tác thông tin cổ động trong giai đoạn hiện nay ............. 17
3.2.1. Công tác thông tin cổ động là một bộ phận hợp thành của công tác
tư tưởng ........................................................................................................................ 17
3.2.2. Công tác thông tin cổ động là mũi nhọn xung kích trong hoạt động đưa
thông tin về cơ sơ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ....................... 17
3.2.3. Công tác thông tin cổ động là một bộ phận của công tác cách mạng, là nhu
cầu, là yếu tố phát triển của đời sông xã hội ......................................................... 18
3.3. Nhiệm vụ của công tác thông tin cổ động ...................................................... 19
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin cổ động trên địa
bàn quận Ba Đình ................................................................................................. 20
3.4.1. Củng cố , hoàn thiện mạng lưới trong công tác thông tin cổ động............... 20
3.4.2. Chú trọng đào tạo và sử dụng cán bộ .......................................................... 20
3.4.3. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất ............................................................ 21
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 22

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Một trong những nhiệm vụ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện
nay, là kịp thời tuyên truyền các nhiệm vụ chinh trị của Đảng và Nhà nước; động
viên khích lệ cổ vũ nhân dán thực hiện thắng lợi nhiệm và mục tiêu kinh tế,xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tạo ra con người phát triển hài
hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần và đó chính là sự phát
triển bễn vững cho đất nước. công tác thông tin cổ động ở cơ sở được coi là mũi
nhọn xung kích trong hoạt động đưa thông tin về cơ sở. Công tác thông tin cổ
động là bộ phận cấu thành là khâu trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng.
Nó không chỉ thông tin giải thích sự đúng đắn những vấn đề quan trọng trong
chính sach hiện thời của Đảng, Nhà nước; những nhiệm vụ cụ thể trước mắt của
quần chúng nhân dân hăng hái hành động thực hiện chính sách và những nhiệm
vụ đó.
Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Đảng ta thực hiện chủ trương “ Dân
biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Với chủ trương này đòi hỏi thông tin phải
đến với dân, phải nhanh chóng đưa thông tin về cơ sở, nếu dân không có thông
tin thì không có gì để làm để bàn... Chính vì lẽ đó mà thông tin tuyên truyền cổ
động giữ vai trò chủ yếu trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Tuy nhiên, trước
yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, công tác thông tin cổ động chưa đáp
ứng được với tình hình mới, còn bộc lộ không ít nhược điểm, những bất cập về
chế độ chính sách cho hoạt động thông tin cổ động như quy định về tổ chức bộ
máy, trình độ cán bộ, kinh phí, trang thiết bị chuyên dùng đảm bảo cho hoạt
động...còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, đia lý, dân số, và những phong tục
tập quán tĩn ngưỡng... Bên cạnh đó, thông tác thông tin tuyên truyền cổ động
đang bị lẫn át bởi các loại hình quảng cáo, mạng thông tin máy tính, internet với
3


sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật truyền thông và kỹ thuật nghe nhìn, đã
gây cản trở không nhỏ trong công tác thoonh tin tuyên truyền cổ động.
Quận Ba Đình là trung tâm chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, hội

nhập kinh tế quốc tế, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thực tiễn ấy
đặt ra cho công tác thông tin tuyên truyền cổ động nhiệm vụ hết sức nặng nề đó
là chủ nghĩa Mác- Lê Nin,tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, thúc đẩy toàn dân tham gia công
cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Nhận thức điều đó tôi đã tìm hiểu và
nghiên cứu về thực trạng công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận ba đình.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “ Công tác thông tin cổ động trên
địa bàn quận Ba Đình”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác thông
tin cổ động trên địa bàn quận Ba Đình, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động của công tác này trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của công tác thông tin cổ động
trên địa bàn quận Ba Đình.
Phân tíc đánh giá thực trạng công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận
Ba Đình.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của
công tác thông tin cổ động trên đia bàn quận Ba Đình trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
Nghiên cứu thực trang công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận Ba Đình
* Phạm vi:
4


Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong không gian quận Ba Đình từ năm 2010
cho đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
Là phương pháp được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin
tư liệu từ nhiều lĩnh vực, từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến đề tài
nghiên cứu, người viết sẽ chọn lọc và xử lý để có những kết quả cần thiết, có
được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thực địa:
Quá trình thực địa giúp sưu tầm thập tài liệu, nhằm nhận được thông tin
xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài.
Phương pháp thống kê, phân tích:
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn
tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới công tác
thông tin cổ động trong đề tài nghiên cứu.
5. Đóng góp của bài báo cáo
Đề tài góp phần tìm hiểu thông tin cổ động ở quận Ba Đình một cách chi tiết
cung cấp cho người muốn tìm hiểu.
Bên cạnh đó bài làm đề ra một số giải pháp, mục tiêu để phát triển hoạt động
hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của bài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác thông tin cổ động
Chương 2. Thực trạng công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận Ba Đình
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin cổ động trên địa
bàn quận Ba Đình

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN CỔ ĐỘNG
1.1. Một số khái niêm cơ bản

1.1.1. Văn hóa
Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa dần dần thâm phập vào đời sống
xã hội một cách sâu sắc, đồng thời nó cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Có thể thấy rằng, tron giao dịch
thường ngày và cả trên báo chí ít thấy khái niệm nào mà sắc thái ý nghĩa lại
phong phú nhe từ văn hóa. Chẳng hạn, người ta nói văn hóa tình cảm, văn hóa
phê bình, văn hóa tranh luận, văn hóa giao tiếp....
Đi tìm định nghĩa và xác định nội hàm của văn hóa, đã có những tìm tòi
khao học có giá trị sâu sắc, tiếp súc nhau đạt tới những nhận thức ngày càng
hoàn chỉnh hơn của con người về một lĩnh vực rất độc đáo do chính con người và
chỉ con người sáng tạo nên, đó là văn hóa.
Như vậy theo nghĩa vừa rộng lớn, vừa bản chất của nó, văn hóa là toàn
hoạt động tinh thần, sáng tạo tác động vào tự nhiên- xã hội của con người nhằm
tạo ra các giá trị vật chất tinh thần ngày càng cao hơn để vươn tới khát vọng
chân, thiện, mỹ và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển không ngừng của đời
sống xã hội...
1.1.2. Thông tin
Để tồn tại phát triển loài người phải thỏa mãn những nhu cầu cơ bản: ăn,
mặc, ở, duy trì nòi giống, đi lại, học hành, chữa bệnh, giao lưu tình cảm...
Muốn vậy, họ phải liên kết với nhau trong lao độngnhằm sản xuất ra nhiều
của cải, vật chất, đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Đồng thời, con người phải
gắn bó với nhau để cùng chế ngự, khai thác thiên nhiên, phục vụ lợi ích của
mình, giữ gìn môi trường sống cho sự tồn tại lâu dài của các thế hệ.
6


Cụm từ thông tin có gốc từ tiếng Latinh( Inpormatio – nghĩa là giải thích
giải nghĩa). Nó bao gồm những tín hiệu của nhóm người này truyền cho nhóm
người khác bằng con đường lòi nói chữ viết hoặc những phương tiện khác...
Thông tin là nội dung kết quả của sự phản ánh thực tại khách quan mang

tính chất chọn lọc được diễn đạt trong thông báo và được sử dụng trong đời sông
xã hội.
1.1.3. Hoạt động thông tin
Trong đời sống xã hội con người không thể tồn tại và phát triển được nếu
không có thông tin. Thông tin thực chất là sự giao tiếp, quan hệ, trao đổi, thông
báo, sự khám phá hiểu biết về những mặt, những lĩnh vực khác nhau của tự
nhiên và xã hội giữa con người với con người.
Sự truyền dạt nhận thức của con người về thiên nhiên, xã hội, sự hiểu biết, kiến
thức từ đối tượng này sang đối tượng khác chính là thông tin. Chính thông tin
nâng cuộc sống của loài người ngày càng phát triển và vươn tới văn minh, vươn
tới hoàn thiện.
Thông tin còn bao gồm việc tạo ra hình thức truyền đạt để có thể phản ánh
về thé giới xung quanh nhằm làm tăng sự hiểu biết, nhận thức để dẫn tới hành
động của con người.
1.1.4. Hoạt động tuyên truyền
Một chừng mực nhất định, hoạt động tuyên truyền được hiểu là việc làm
cách nào và làm như thế nào để đưa thông tin vào quần chúng nhân dân?...Thực
chất của hoạt động tuyên truyền là: hoạt động truyền bá những tư tưởng, đường
lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vào đời sống nhân dân và đến
với mỗi người dân nhưng ở một mức độ cao hơn hoạt động thông tin. Do đó,
công tác tuyên truyền còn là việc giải thích, trao đổi, thảo luận, làm cho quần
chúng hiểu sâu sắc và đầy đủ những thông tin mà người tuyên truyền đưa đến họ.
Nội dung của công tác tuyên truyền gồm có:
7


Truyền bá tri thức chung nhất của chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm cho mọi người có thể hiểu được một cách đúng đắn.
Truyền bá, phổ biến, giải thích cho quần chúng nhân dân những quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của Đảng ủy và

chính quyền địa phương để mọi người cùng hiểu và thực hiện.
Truyền bá những tri thức xã hội cần thiết khác như pháp luật, giáo dục, y tế,...
1.1.5. Cổ động
Cổ động là một từ Hán- Việt. Theo nghĩa đen cổ là cái trống còn động là hoạt
động cổ động. Vì người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thúc giục người
lính xung trận chiến đấu, hoặc thúc giục dân làng chồng bão lụt, chữa cháy...
Theo tiếng La tinh Cổ động có nghĩa là Agitation- nghĩa là tiến hành vận
động thúc đẩy. Còn A.v.Lunaxacxki nói: chúng ta hiểu cổ động là nghệ thuật
làm xúc động quần chúng, tác động vào tình cảm của quần chúng để dẫn dắt
quần chúng đi theo mình.
Căn cứ vào cách giải thích các thuật ngữ trên có thể hiểu cổ động như sau:
Cổ động là thông tin, giải thích tập trung vào một sự kiện, sự việc cụ thể, thiết
thực đang diễn ra trong đời sống xã hội nhằm tạo ra ấn tượng trong một nhóm
hay số đông người để cổ vũ, động viên họ đi đến hành động.
1.1.6. Hoạt động thông tin, cổ động
Xuất phát từ hoạt động thông tin cổ động có thể đưa ra khái niệm công tác
thông tin cổ động ở cơ sở như sau:
Hoạt động thông tin cổ động, là sử dụng những thông tin nhằm định
hướng nhận thức, tư tưởng của quần chúng theo sự chỉ đạo của cấp ủy, chính
quyền đoàn thể chính trị ở các địa phương, cơ sở để tập hợp và tổ chức quần
chúng hành động hoàn thành từng công việc, nhiệm vụ, trong từng hoàn cảnh cụ
thể, ở từng thời điểm nhất định.

8


1.2 . Các hình thức chủ yếu trong công tác thông tin cổ động
Hoạt động thông tin cổ động của chúng ta là cổ động chính trị bằng các
hình thức trực tiếp tới quần chúng, dựa trên cơ sở thông tin chính trị tức là thông
báo tin tức để cổ động, dùng tin tức để cổ động. Cổ động chính trị chủ yếu dùng

phương pháp trực tiếp với đôgn đảo quần chúng để quần chúng nghe và nhìn là
chính, đó là cổ động (tuyên truyền) miệng, tuyên truyền bằng hình thức vă nghệ,
cổ động trực quan và đội thông tin lưu động.
1.1.1. Cổ động miệng
Cổ động miệng là dùng ngôn ngữ nói trực tiếp thông tin, giải thích những
chủ trương, chính sách cụ thể của Đảng, nhà nước; những sự kiện chính trị nổi
bật đang diễn ra trong đời sống xã hội, nhằm làm cho quần chúng nhân dân có
nhận thức đúng đắn, thay đổi thái độ, hành vi và hướng dẫn,cổ động.
1.2.2. Thông tin cổ động bằng tin tức
Tin tức cổ động phải cụ thể, sát thực và phù hợp với từng đối tượng.
Chúng ta không được viết quá dài, quá cao so với trình độ của đại bộ phận
những người lao động, nội dung không tập trung sẽ không đảm bảo yêu cầu của
thông tin cổ động.
Nội dung tin phải phải có tính thời sự rõ rệt, phải nhằm vào những vấn đề
quan trọng nhất, cơ bản nhất và trong vấn đề đó phải lựa chọn ra nội dung mấu
chốt để truyền đạt cho nhân dân. Điểm chú ý trong bản tin là làm rõ được ý
nghĩa chính trị, tính chất điển hình và tầm quan trọng của sự việc được lựa chọn.
Hình thức thể hiện của tin phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhìn. Việc làm cho
nhân dân hiểu rõ vấn đề cổ động là điều kiện cơ bản để đưa vào hành động.
1.2.3. Cổ động bằng hình thức văn nghệ
Công tác thông tin tuyên truyền cổ động sử dụng hình thức này nhằm
truyền đạt nội dung thật sinh động, hấp dẫn, đem lại sự tiếp thu nhẹ nhàng, thoải
mái cho nhân dân. Tuy nhiên hình thức này yêu cầu:
9


Hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật truyền thồng, dân gian, về ca, múa nhạc
hiện đại.
Vận dụng thành thạo các hình thức văn nghệ trong công tác thông tin
tuyên truyền cổ động thích hợp với nội dung cần truyền tải.

Huy đông được các lực lượng yêu thích, có năng khiếu tham gia sinh hoạt
văn nghệ, tổ chức phục vụ tốt các yêu cầu của nhiệm vụ chính trị.
Vận dụng sáng tạo kĩ thuật ước lệ trong kĩ thuật truyền thống để tạo hiệu
quả truyền đạt cao, tiết kiệm chi phí biểu hiện.
Không lệ thuộc vào hình thức nghệ thuật mà xa rời nội dung thông tin
tuyên truyền cần phải truyền đạt tới dân.
1.2.4. Đội thông tin lƣu động
Có nguồn gốc hình thành từ hoạt động của những chiến sĩ cộng sản, đội
tuyên truyên truyền vũ trang,tuyên truyền xung phong trong những ngày chiến
đấu của cách mạng và phát triên trong cuộc kháng chến chống thực dân pháp
phục vụ đắc lực cho nhiêm vụ khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Vai trò của đội thông tin lưu động:
Là công cụ thông tin- tuyên truyền- cổ động của các cấp ủy Đảng và
chính quyền cơ sở.
Là lực lượng xung kích trong hoạt động cơ sở.
Là nòng cốt hướng dẫn, tổ chức các lực lượng thông tin- tuyên truyền cổ
động ở cơ sở.

10


CHƢƠNG 2
THỰC TRANG CÔNG TÁC THÔNG TIN CỔ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BA ĐÌNH
2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội quận Ba Đình
2.1.1. Đặc diểm tự nhiên
Nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, Ba Đình là một trong 11 quận nội thành,
phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp
quận Đống Đa, phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Quận Ba Đình là nơi lưu giữ dấu

tích lịch sử quan trọng liên quan đến truyền thống dựng nước, giữ nước của dân
tộc. Nơi có 80 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, kháng chiến được xếp hạng và
bảo tồn như Chùa một cột, cột cờ Hà Nội, bảo tàng lịch sử quân sự Viêt Nam,
bảo tàng Mỹ thuật, Hoàng thành Thăng long,... với diện tích 9,96km2, hơn 35
vạn dân phân bổ trên địa bàn 21 phường, đại bộ phận là cán bộ công nhân viên
chức chiếm tỷ lệ nhiều. Còn lại là các gia đình làm nghề thủ công, kinh doanh buôn
bán và nhiều ngành nghề khác. Quận Ba Đình được Chính là Trung tâm Hành chính,
chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
2.1.2. Đăc điểm xã hội quận Ba Đình
Tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật được ứng dụng và phát triển, đời sống
kinh tế của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Từ đó nhu cầu hưởng thụ văn
hóa cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Một thực tế khách quan là thực trạng hưởng
thụ văn hóa của người dân không còn như trước đây nữa. từ nhu cầu cuộc sống
và sự phát triển của thông tin, truyền hình thì nhu cầu vui chơi giải trí của người
dân cũng ngày càng đa dạng, phong phú, nâng cao hơn. Để đáp ứng được nhu
cầu hưởng thụ văn hóa hàng loạt các loại hình nghệ thuật, các câu lạc bộ, các
trung tâm chiếu phim, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các loại hình vui
11


chơi, giải trí…đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân
quận Ba Đình nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung.
Bên cạnh những tác động của mặt trái cơ chế thị trường cũng gây ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân như: vấn đề môi trường bị
tàn phá, vấn đề cờ bạc, nghiện hút, ma túy, mại dâm, đua xe trái phép…tất cả
đều gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
nhất của Đảng, nhà nước, các cơ quan Ngoại giao – Đại sứ quán nước ngoài và
là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại trong nước, khu vực và quốc tế.
2.2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Trung tâm văn hóa

quận Ba Đình
2.2.1. Vị trí
Trung tâm văn hóa quận Ba Đình được thành lập ngày 28/8/2002, theo
quyết định của UBND Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở từ Trung tâm văn hóa
Thanh thiếu nhi ( tiền thân là nhà thiếu nhi Ba Đình). Bổ sung thêm chức năng
nhiệm vụ mới, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND quận Ba Đình.
2.2.2. Chức năng
Chức năng của Trung tâm văn hóa là tổ chức thực hiện các hoạt động sự
nghiệp hướng dẫn nghiệp vụ cho các phường, cơ sở.
Quản lý tốt những hoạt động thông tin cổ động trực tiếp với quần chúng
nhân dân.
Phổ biến thông tin chính trị, làm giàu thế giới tinh thần của quần chúng
nhân dân bằng tin tức và các sự kiện, hiện tượng việc quan trọng của đời sông xã
hội ở trong quận và ngoài quận.
Cổ động thường xuyên bằng các hình thức thông tin nhe nhàng có tính
chất quần chúng rộng rãi làm cho quần chúng nhân dân ai ai cũng nhận thức
được trách nhiệm của mình đối với chính trị do Đảng, Nhà nước.

12


2.2.3. Nhiệm vụ
Kịp thời làm sáng tỏ quan điểm của Đảng về những sự kiện quan trọng
của đất nước. Tích cực góp phần đưa phong trào cách mạng của quần chúng phát
triển mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Kiên quyết đập tan mọi luận điệu phản ánh tuyên truyền của chủ nghĩa đế quốc
và khác thế lực thù địch khác đối với cách mạng Việt Nam. Kiên quyết đấu tranh
bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bảo vệ chế độ
XHCN và con đường đi lên CNXH.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm văn hóa quận Ba Đình

Trung tâm văn hóa quận Ba Đình có 2 địa điểm: trụ sở chính trị 180 Quán
Thánh và 60 Ngọc Hà_Ba Đình_Hà Nội.
Tại 180 Quán Thánh: gồm các phòng làm việc, có 6 phòng học, 2 hội
trường, 4 phòng làm việc, 1 bể bơi.
Tại 60 Ngọc Hà: gồm thư viện, phòng thông tin cổ động và một số CLB
cho người cao tuổi.
* Cơ cấu tổ chức Trung tâm văn hóa quận Ba Đình.

Giám đốc

02 Phó giám đốc

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

hoạt động

thông tin

thư viện

hoạt


hành

Văn hóa

cổ động,

và phong

động tại

chính

văn nghệ

tuyên

trào đọc

chỗ

quần

truyền

sách

chúng
13



2.3. Thực trạng công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận Ba Đình
Công tác thông tin cổ động trên địa bàn quận từng bước được áp dụng tiến
bộ công nghệ thông tin với máy móc hiện đại, thay dần phương thức tuyên
truyền cũ do đó đã thể hiện trên chất liệu bền đẹp, đa dạng về nôi dung, phong
phú về hình thức...đã góp phần thiết thực giáo dục, động viên mọi nhà, mọi
người dân thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước trên đia bàn quận.
Thường xuyên trang trí khánh tiết phục vụ các sự kiện chính trị lớn của
quận Ba Đình, thành phố, Trung ương bằng các hình thức như: cụm pano, khẩu
hiệu, trướng, cờ nheo... đoàn xe tuyên truyền cổ động tạo nên không khí vui tươi,
rực rỡ các tuyến phố của quận trong các dịp: Mừng Đảng mừng xuân Nhâm
Thin): kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền nam (30/4/1975- 30/4/2012 ) ngày
quốc tế lao động 1/5; kỷ niệm 122 ngày sinh nhật Bác; kỷ niệm 65 ngày thương
binh liệt sĩ; 67 năm ngày cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9; kỷ niệm 58
năm ngày Giải phóng Thủ Đô( 10/10/1954- 10/10/2012). Kỷ niệm 40 năm chiến
thắng “ Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”...
Đã kẻ vẻ trên 580 băng khẩu hiệu đường, 2.200 cờ đuôi nheo, panơ, cờ
dây các màu; 2.605 m2 pa nô in tranh, chữ tại các cụm: sanh paul, cụm ngã tư
Quán thánh- Hùng vương, cụm pa nô tại đại sứ quán Thụy Điển; các cụm pa nô
trên các tuyến đường: Ngọc Hà – Ông ích khiêm- Lê Hồng Phong; đương Kim
Mã- Nguyễn Thái Học,- Phan Đình Phùng- Liễu Giai- ĐỘi Cấn....
Kẻ vẽ 25 bức trướng lớn (1.250 m2) tại UBND quận – 25 Liễu Giai và
công an quận ( 37 Điện Biên).
Tổ chức 40 buổi tuyên truyền cổ động bằn xe ô tô mô hình, xe mô tô có
trang trí pa nô, loa đài, xe ô tô rồng lân, xe máy hồng kì tuyên truyền trên đia bàn
thành phố và quận trong các dip kỉ niệm ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị diễn ra
đột xuất ở Hà Nội.
14



Với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, công tác tuyên truyền củ đã
truyền tải nhanh và kịp thời các nhiệm vụ kinh tế- chính trị- xã hội của địa
phương đến với nhân dân.
Tuyên truyền chương trình 04 của Thành ủy về phát triển văn hóa- xã hội,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ Đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịchvăn minh giai đoạn 2011-2015; Trung tâm thông tin triển lãm Thành phố tổ chức
02 điểm tuyên truyền lưu động. Đội thông tin lưu động quận tham gia biểu diễn
tuyên truyền được Thành phố đánh giá chương trình có chất lượng chuyên môn
cao, đặc sắc có ý nghĩa tuyên truyền thiết thực và phục vụ đông đảo bà con nhân
dân đến xem.
Tham gia liên hoan Múa Rồng- Lân do thành phố tổ chức đoạt giải nhì.
Tổ chức tốt 03 đợt tuyên truyền năm An toàn giao thông 2012 với 75 khẩu hiệu
đường 2 mặt; 03 bức trướng; 252m2 Pa Nô tranh. Ngoài ra còn tuyên truyền
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “ Người tốt- Việc tôt”
Phối hợp các ngành trong quận tổ chức;
Trang trí khánh tiết lễ giao nhận quân và lễ ra quân huấn luyện BCH quân
sự quận.
Trang trí khánh tiết Hội Khỏe Phù Động quận Ba Đình lần thứ VIII.
Trang trí tháng vệ sinh an toàn phòng chống cháy nổ.
Trang trí khánh tiết Lễ khai mạc, bế mạc hè và phát động tháng hành động
vì trẻ em; điểm truyền thông phòng chông tai nạn cho trẻ em.

15


CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THÔNG TIN CỔ
ĐỘNG TRÊN ĐIA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển sự nghiệp văn hóa các địa phƣơng theo sự chỉ
đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Căn cứ 4 giải pháp lớn trong Nghị quyết Trung ương V đã chỉ ra và định

hương mục tiêu phát triển văn hóa, ngành VH, TT, và DL tập trung thực hiện các
giải pháp chủ yếu sau:
Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa; coi trọng đầu tư
cho văn hóa là coi trọng đầu tư cho con người cho phát triển kinh tế- xã hội bền
vững. Nghi quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định con người là
nguồn nội lực để phát triển kinh tế xã hội, tạo cho con người co trình độ, nhân
cách lòng yêu nước và y thức trách nhiệm của Đảng và toàn dân
Nâng cao năng lực quản lí nguông lực các hoạt động văn hóa. Đây là giải
pháp cực kì quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy mạnh mẽ tính
tích cực và tiềm năng của xã hội trong sự nghiêp xây dựng, phát triển nền văn
hóa- nghệ thuật của đất nước.
Nhà nước nâng mức chi phí cho sự nghiệ văn hóa hàng năm tăng dần đạt
mức tối thiệu 2% tổng chi thường xuyên. Đối với các năm có nhiều ngày lễ lớn
được cân đối thêm nhiệm vụ của Trung ương và thành phố giao cho ngành.Tăng
mức vốn đầu tư phát triển hàng năm cho xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ
thông tin cho nghành.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa với phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tích cực huy động các nguồn thu từ lĩnh vực
văn hóa được để lại chi bổ sung cho hoạt động sự nghiệp văn hóa bao gồm thu
qua khai thác di tích, thăm quan bảo tàng, đào tạo biểu diễn nghệ thuật... nguồn
16


vốn đóng góp vào các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân cho các hoạt
động văn hóa.
Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế với các nước trên các lĩnh vực, giới
thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu chọn lọc
các giá trị nhân văn, khoa học tiến bộ của nước ngoài; ngăn ngừa các hoạt động
văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy...
3.2. Tầm quan trọng của công tác thông tin cổ động trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Công tác thông tin cổ động là một bộ phận hợp thành của công tác
tƣ tƣởng
Công tác thông tin cổ động là phương tiện giáo dục chính tri tư tưởng
quan trọng của Đảng đối với quần chúng nhân dân là một phương pháp thuyết
phục quần chúng và đưa chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối chính sách của Đảng vào cuộc sống. Công tác thông tin cổ động là một bộ
phận hợp thành trong hoạt động tư tưởng của Đảng, là công cụ lãnh đạo chính trị
đối với quần chúng, nâng cao trình độ, giác ngộ chính trị của quần chúng tạo sự
nhât trí về quan điểm đối với những vấn đề thuộc đường lối chính sách của
Đảng. Đảng ta trong tất cả các giai đoạn cách mạng đều rất quan trọng công tác
thông tin cổ động và sử dụng như một công cụ sắc bén thúc đẩy toàn dân tham
gia vao công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3.2.2. Công tác thông tin cổ động là mũi nhọn xung kích trong hoạt động
đƣa thông tin về cơ sơ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tƣ tƣởng
Hiệu quả của công tác thông tin cổ động có thể là một phong trào, một
cuộc vận động, một tiến trình xã hội, một hình thức tập hợp lực lượng và hành
động theo một định hướng nhằm giải quyết một nhiệm vụ chính trị dặt ra. Thực
chất đó là sự cổ vũ đông viên tích cực hóa hoạt động của quần chúng nhân dân
đáp ứng yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ cách mạng. Mục đích cuối cùng của
công tác thông tin cổ động cần đạt được là hành động đông đảo quần chúng nhân
17


dân. Thông tin cổ động là mũi nhọn xung kích trong hoạt động đưa thông tin về
cơ sở cho các Đảng viên, các tổ chức chính tri xã hội, các ngành các cấp phải
phối hợp chặt chẽ với ngành Văn hóa- thông tin( nay la ngành Văn hóa, Thể thao
và Du Lịch). Tổ chức hoạt động này để nâng cao công tác tư tưởng.
3.2.3. Công tác thông tin cổ động là một bộ phận của công tác cách mạng, là
nhu cầu, là yếu tố phát triển của đời sông xã hội
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc công tác thông tin cổ động

được coi là một bộ phận của công tác thông tin cách mạng, là nhu cầu là một
trong những yếu tố phát triển của đời sông xã hội.
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin quyền được thông tin là
một trong những quyền lợi cơ bản nhất của con người. Để đáp ứng và thảo mãn
nhu cầu thông tin ngay càng cao của quần chúng nhân dân và nhận thức sâu sắc
về vị trí tầm quan trọng của thông tin trong việc góp phần nâng cao trình độ dân
trí phát triền kinh tế- xã hội...Đảng và nhà nước ta đã và đang triển khai nhiều
chương trình cấp quốc gia. Đông thới coi nhiệm vụ này là một trong những nội
dung quan trọng của công tác thông tin cổ động ở cơ sở. Nhằm góp phần hình
thành dư luận xã hội đúng dắn, lành mạnh xây dựng thế giới quan khoa học và
cổ vũ động viên thái độ tích cực hành động tích cực của nhân dân.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày cang
cao. Để thỏa mãn nhu cầu thông tin đó, người ta đã phát minh, sáng chế ra ngày
càng nhiều những phương tiện thông tin hiện đại như: Máy thu thanh, máy thu
hình, máy ghi âm,cáp quang, mạng internet...Trên thế giới này, người ta đã xem
ngành công việc sản xuất ra các phương tiện thông tin là một trong những thước
đo chủ yếu để đánh giá trình độ khoa học, trinh độ phát triển nền văn minh, văn
hóa của một đất nước, một dân tộc. Bởi vậy công tác thông tin cổ động ở nước ta
hiện nay không chỉ nhanh chóng nắm bắt, làm chủ các phương tiện thông tin
hiện đại mà còn để triệt để khai thác, sử dụng và phát huy ưu thế của các
18


phương tiện truyền thông, phục vụ tôt nữa nhu cầu của nhân dân và nhiệm vụ
phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước.
Để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vĩ đại nay, công tác
thông tin cổ động vẫn tiếp tục pháp huy sức mạnh và ưu thế của mình, tự đổi
mới, năng động hơn, sáng tạo hơn, tìm ra nhiều phương phát, hình thức mới
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn, phục vụ thiết thực hơn cho công tác
tư tưởng của Đảng trong thời kì đổi mới.

3.3. Nhiệm vụ của công tác thông tin cổ động
Công tác thông tin cổ động góp phần phát triển toàn diện về chính trị ,
kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của quận.
Hiện nay, sự ổn định xã hội ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là điều
kiện không thể thiếu của sự nghiệp đổi mới. Có ổn định chính trị - xã hội mới có điều
kiện xây dựng và phát triển kinh tế. Sự ổn định chính trị- kinh tế- xã hội- an ninh
quốc phòng, dù xét ở góc độ nào cũng không tách rời yếu tố văn hóa.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của nhà nước,
đảm bảo định hương chính trị đi đôi với vận dụng đúng đắn những đặc trưng của
hoạt động văn hóa. Gắn nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển văn hóa, xã hôi
và an ninh quốc phòng.
Phát huy vai trò của công tác thông tin cổ động trong việc vận động các
toàn thể nhân dân, các tổ chức hoạt động văn hóa đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động
văn hóa, xây dựng con người Việt Nam có 5 đức tính được xác định tại Nghị
quyết Trung ương V( khoa VIII); chú trọng xây dựng đời sông văn hóa cơ sở,
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng các thiết chế văn hóa...
Đảng và nhà nước ta cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thông tin cổ động
phát triển về chất lượng cũng như số lượng góp phần đưa thông tin về cơ sở và
đến với mọi tầng lớp nhân dân.

19


3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác thông tin cổ động trên
địa bàn quận Ba Đình
3.4.1. Củng cố , hoàn thiện mạng lƣới trong công tác thông tin cổ động
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, chơ chế quản lý của cơ quan chỉ đạo và
hệ thống quản lý thông tin tuyên truyền cổ động nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động, khắc phục tình trạng chồng chéo, phân cấp không rõ ràng, giữa Trung
tâm văn hóa quận và phòng văn hóa thông tin thành phố, đảm bảo sự tập trung,

hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý lĩnh vực này trên địa bàn quận Ba Đình
Trước mắt cần phait thực hiện là:
Xây dựng tổ chức bộ máy đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả chức năng
quản lý các loại hình thông tin cổ động.
Hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp xử lý có hiệu quả thông tin
phản hồi của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thông tin, cụm pa nô, cụm cổ
động...xác định quy mô của hình thức để từng bước xây dựng cơ chế thực hiện
thống nhất.
Phát triển các hình thức hoạt động trong công tác thông tin cổ động đi đôi
với sử dụng tốt mạng internet nhằm tăng cường quản lý trong việc xử lý nhanh
nhạy, kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền ở cơ sở nhất là những công việc đột
xuất, những sự việc trọng đại của quận và thành phố.
3.4.2. Chú trọng đào tạo và sử dụng cán bộ
Tập trung xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực thông tin cổ động. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
những người làm công tác thông tin cổ động về phẩm chất đạo đức, kỹ năng
nghề nghiệp.
Quy hoạch lại hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành VH, TT và
DL nói chung, Trung tâm văn hóa quận Ba Đình nói riêng, chú ý tạo điều kiện
20


về kinh phí, thời gian để cho họ thường xuyên đi tập huấn để nâng cao trình độ
lý luận, kỹ năng thực hành, đặc biệt là đội ngủ làm công tác thông tin cổ động
phải được nghiên cứu, học taaoj chuyên sâu về nghiệp vụ vi tính để theo kịp với
sự phát triển quá nhanh của thời kỳ hiện nay, thời kỳ bùng nổ thông tin.
3.4.3. Đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất
Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ trang thiết bị chuyên dùng hiện đại
thay thế những thiết bị cũ, hỏng, lạc hậu; đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong công nghệ tin học....
Trang bị cho đội thông tin lưu động, ưu tiên đầu tư đồng bộ về xe thông
tin lưu động, ánh sáng, loa đài, ,máy chụp ảnh, máy quay, máy vi tính....phù hợp
với thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến.

21


KẾT LUẬN
Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động luôn giữ vị trí quan trọng trong
công tác tư tưởng của Đảng nói chung, của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thành phố Hà Nôi nói riêng. Bởi lẽ, nó là công cụ trực tiếp của Đảng, chính
quyền tới nhân dân ở cơ sở. Với nhiều hình thức phổ biến, đường lối, chính sách
của Đảng pháp luật của nhà nước, sự chỉ đạo của chính quyền cơ sở để nhân dân
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn từng hoàn cảnh nhất
định với nhiều hình thức. Công tác thông tin cổ dộng dấy lên các phong trào, các
cuộc vận động sôi nổi không chỉ ở địa bàn quận mà lan xuống các phường, tổ
dân phố....không chỉ trong cán bộ Đảng viên mà lan ra toàn xã hội.
Hơn thế, do tác động trực tiếp của quần chúng, công tác thông tin tuyên
truyền cổ động không những phản ánh những hành động cách mạng của quần
chúng mà còn phản ánh tâm tư nguyện vọng của họ trong quá trình thực hiện
từng công việc cụ thể trong đời sống hàng ngày
Công tác thông tin cổ động là một hoạt động mang tính đặc thù, là chức
năng và nhiệm vụ rất quan trọng của ngành VH, TT và DL và là nhiệm vụ rất
quan trọng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Thông qua các hình thức trong công tác thông tin cổ động, các cán bộ phụ
trách trong lĩnh vực này đã nắm vững tình hình địa bàn, gần gũi nhân dân, hiểu
được tâm tư, tình cảm của nhân dân. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối
với công tác thông tin cổ động ở địa bàn quận trong giai đoạn phát triển đất nước
hiện nay.


22



×