Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Phân tích tác động của hàng rào thuế quan và phi thuế quan tới hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.42 KB, 34 trang )

1

"DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB
ASEAN
AFTA
APEC
EU
GATT
GTGT
NAFTA
NK
TRQ
TTĐB
TPP
WB
WTO
XK
NK
XNK

Ngân hàng Phát triển châu Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Khu mậu dịch Tự do ASEAN
Hợp tác Kinh tế châu Á
Liên minh châu Âu
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
Giá trị gia tăng
Hiệp định Thương mại Tự do
Nhập khẩu


Hạn ngạch
Tiêu thụ đặc biệt
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên
Thái Bình Dương
Ngân hàng Thế giới
Tổ chức thương mại thế giới
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu

DANH MỤC HÌNH, BẢNG , SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Tổng kim ngạch NK của Việt Nam từ 2010-2014 ( tỷ USD/năm)


2
Bảng 2.2 Tổng kim ngạch XK của Việt Nam từ 2010-2014 ( tỷ USD/năm)
Bảng 2.3 Biểu thuế nhập khẩu ngành nông sản và công nghiệp của Việt
Nam(%)
Bảng 2.4 Thuế suất thuế TTĐB của ô tô của 9 nước ASEAN(%)

Sơ đồ 2.1 : 10 mặt hàng NK lớn nhất 5 tháng đầu năm2015 ( đơn vị : tỷ USD)
Sơ đồ 2.2 : 10 mặt hàng XK lớn nhất 5 tháng đầu năm2015 ( đơn vị : tỷ USD)"


3

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh
tế thị trường mới – tự do hóa thương mại . Bằng việc trở thành thành viên của các

tổ chức khu vực và thế giới như IMF, WB, ADB(1992), ASEAN (1995), ADEC(1998),
WTO (2007) ... và mới đây nhât là việc tham gia tổ chức TPP ( 2015) ,Việt Nam đã ,
đang và sẽ hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều đó tác động không nhỏ
tới thị trường tài chính của mỗi quốc gia, vì vậy mỗi quốc gia đều cần có một chiến
lược thích hợp để có thể nắm bắt được cơ hội cũng như thách thức mà thị trường
mang lại. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó
Hội nhập ngày càng sâu rộng đã đặt ra bài toán quản lí nhập khẩu (NK) sao
cho phù hợp với các cam kết quốc tế là vấn đề Nhà nước Việt Nam cũng như cơ
quản lí đáng rất quan tâm. Vì đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì
việc sử dụng các chính sách thương mại là rất cần thiết cho việc xây dựng và thực
hiện các chiến lược phát triển có hiệu quả. Việc tuân thủ các biện pháp điều tiết
thương mại có ý nghĩa nghĩa quan trọng trong tiếp cần thị trường, biện pháp đó
vượt ra ngoài lĩnh vực chính sách thương mại truyền thống
Trong quá trình hội nhập đó tình trạng nhập siêu của Việt Nam luôn được duy
trì từ năm 1989 – 2011. Tình trạng này dẫn đến tăng phụ thuộc vào bên ngoài,làm
giảm hiệu quả xuất khẩu, giảm nguồn thu từ xuất khẩu của Nhà nước. Cùng với đó
là sự xuất hiện ồ ạt của những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn, chất lượng làm cho
việc sản xuất các mặt hàng trong nước bị ảnh hưởng, sức khỏe của nhân dân và các
mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Nhà nước đã sử dụng hàng rào thuế quan và phi
thuế quan với mục đích nhằm bảo hộ các nhà sản xuất trong nước cũng như tự vệ
trước tình trạng hàng hóa kém chất lượng " oanh tạc " vào thị trường là cần thiết.
Tuy nhiên ở một khía cạnh khác , hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang
dần được xóa bỏ như một nhu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập để Việt Nam có
thể hội nhập hoàn toàn xu hướng tự do hóa thương mại. Việc xác định rõ ưu điểm,
nhược điểm và tác động đối với hoạt động thương mại của hàng rào thuế quan và


4
phi thuế quan là cần thiết để Việt Nam điều chỉnh các biện pháp quản lí NK. Đó
cũng là vấn đề em muốn đề cập đến trong bài tập lớn này

Bài tập gồm 3 chương:
Chương I :Tổng quan về hàng rào thuế quan và phi thuế quan ở Việt Nam
Chương II : Tác động của hàng rào thuế quan và phi thuế quan tới hoạt động
thương mại ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp và kiến nghị đối với hàng rào thuế quan và phi thuế
quan tại Việt Nam
Để thực hiện bài tập lớn này em xin cảm ơn cô giáo …………. giảng viên môn
Logistics toàn cầu – người đã hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bài viết
Bài viết của em không thể tránh khỏi sai sót do trình độ có hạn mong sự đóng
góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn !


5

CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO THUẾ QUAN VÀ PHI
THUẾ QUAN Ở VIỆT NAM

1.1 Các loại hàng rào trong quan hệ thương mại quốc tế
Mỗi quốc gia đều có các chính sách thương mại quốc tế có lợi nhất để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài với các sản
phẩm là thế mạnh của mình. Bên cạnh đó Nhà nước cũng thực hiện các chính sách
để bảo vệ thị trường nội địa trong nước được phát triển. Công cụ giúp Nhà nước
thực hiện việc này chính là thuế quan
1.1.1 Thuế quan
1.1.1.1 Khái niệm thuế quan1
Thuế quan là khoản thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ khi chúng được
chuyển qua biên giới quốc gia, là một trong những hình thức lâu đời nhất của
chính phủ can thiệp vào nền kinh tế.Thuế quan thường được dùng cho hàng hóa

nhập khẩu nên khi nói tới thuế quan thường là chỉ thuế quan nhập khẩu
Thuế quan ra đời với 2 mục đích chính là:
- Bảo hộ , kích thích sản xuất trong nước
- Góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa NK, chính phủ đã tạo áp lực tăng giá
bán của hàng hóa NK. Việc làm đó nhằm mục đích giúp các nhà sản xuất trong
nước có thể cạnh tranh về giá cả của hàng hóa nước ngoài nhập vào.
1.1.1.2 Phân loại thuế quan2
Thuế quan có ba loại đó là :Thuế xuất khẩu, Thuế quá cảnh , Thuế nhập khẩu.

1 />2Nguyễn Việt Dũng , ngày 04 tháng 12 năm 2013
/>relatedposts_hit=1&relatedposts_origin=3009&relatedposts_position=0


6
Thuế xuất khẩu : Vì chính phủ muốn ưu tiên cho xuất khẩu nên thuế suất thuế
xuất khẩu thường bằng không, để hạn chế cho sự thất thoát các nguồn lực hay là
đảm bảo giá xuất khẩu đó là lí do để chính phủ sử dụng các mức hạn ngạch. Các
cam kết về mức thuế xuất khẩu không phải là yêu cầu bắt buộc của WTO với các
nước thành viên
Thuế quá cảnh là khi hàng hóa qua biên giới VIệt Nam nhưng không dùng cho
nội địa.
Thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến được chia thành các loại chính
sau:
 Thuế theo hạn ngạch:Chủ yếu áp dụng đối với nông sản

Ví dụ thuế suất theo hạn ngạch năm 2014- 2015 hàng hóa từ Campuchia với 2
loại : thóc, gạo các loại; lá thuốc lá khô với thuế suất thuế nhập khẩu là 0 % khi NK
vào thị trường Việt Nam
Mức hạn ngạch = Tổng nhu cầu trong nước – Tổng năng lực sản xuất trong nước

của hàng hóa đó.
Thuế quan hạn ngạch được WTO cho phép các nước thành viên sử dụng để
bảo vệ thị trường nội địa nhưng hướng tới xóa bỏ dần.
 Thuế đối kháng (Thuế chống trợ cấp xuất khẩu)

Ví dụ : khi Mỹ cho rằng chính phủ Việt Nam đã trợ cấp cá basa của mình nên
có giá rẻ 1,5USD/kg trong khi cá trên thị trường của Mỹ có giá 2,3 USD/kg thì Mỹ
sẽ áp dụng mức thuế này. Với điều kiện Mỹ sẽ phải chứng minh được việc trợ cấp
của chính phủ Việt Nam với cá basa để áp dụng được thuế này
 Thuế chống bán phá giá

Bán phá giá có nghĩa là một hàng hóa được bán dưới mức chi phí sản xuất ra
hàng hóa đó.
Thuế chống bán phá giá tương tự như thuế đối kháng, nếu Mỹ chứng minh cá
basa của Việt Nam bán giá thấp hơn giá sản xuất thì Mỹ sẽ áp dụng mức thuế này.
Ví dụ như cá basa của Việt Nam có giá 1,5USD/kg trong khi cá của Mỹ 2.3USD/kg
Mỹ áp dụng mức thuế NK là 68,88% khi đó cá basa của Việt Nam khi bán trong thị


7
trường Mỹ sẽ là 2,5USD/kg sẽ không còn khả năng cạnh tranh với thị trường nước
Mỹ
 Thuế thời vụ:

Là thuế áp dụng trong những thời kỳ nhất định trong năm. Ví dụ trong một
giai đoạn nào đó mà hàng hóa nào đó sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước thì chính phủ nước đó sẽ giảm thuế nhập khẩu để đáp
ứng kịp thời nhu cầu trong nước tạm thời và ngược
 Thuế leo thang


Thuế leo thang là việc đánh thuế quan tăng dần trong một dãy sản phẩm có
liên quan với nhau.
Ví dụ nguyên vật liệu đánh thuế 3% , bán thành phẩm đánh thuế 7%
 Các mức thuế:

Ta có mức thuế tăng dần theo thứ tự từ dưới lên trên :

-



Thuế phi tối huệ quốc (ngoài WTO)



Thuế quan tối huệ quốc( WTO)



Thuế ưu đãi phổ cập ( nước PT cho nước đang PT)



Thuế Khu vực TMTD ( Asean, AFTA, Asean +)



Thuế quan ưu đãi khác ( hợp tác chiến lược)
Thuế phi tối huệ quốc – Non MFN (thuế thông thường):
Là thuế áp dụng giữa một nước trong WTO và một nước ngoài WTO. Ví dụ các


sản phẩm cà phê, chè giảm từ 20%-40% xuống còn 5%-10% năm 2010-2012, các
sản phẩm cây ăn quả giảm từ 40% xuống còn 10% vào 2010
-

Thuế tối huệ quốc (MFN):
Là mức thuế áp dụng giữa các nước thành viên của WTO theo nguyên tắc

bình đằng. Trước khi chính thức gia nhập WTO chính phủ Việt Nam phải trải qua
các vòng đám phán với những nước là thành viên WTO, để thống nhất các mức
thuế NK khi vào Việt Nam
-

Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP)


8
Là mức thuế mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển.Hàng
hóa chia ra làm ba nhóm :Nhóm không nhạy cảm. Nhóm rất nhạy cảm, Nhóm nhạy
cảm
Hàng hóa thuộc nhóm nhạy cảm thì mức thuế sẽ càng cao; sự nhạy cảm được đo
bằng khả năng ảnh hưởng tới hàng hóa nội địa.
Tuy vậy Việt Nam được cho là Việt Nam chưa là nền kinh tế thị trường và Việt Nam
thuộc nhóm các nước nhân quyền có vấn đề nên Việt Nam chưa áp dụng thuế này
Thuế áp dụng cho một nhóm các nước. Ví dụ như khu vực tự do thương mại Asean
+ 3 (Thêm Nhật bản và Hàn quốc),Asian (Afta), Asean + 1 (Trung quốc),
-

Thuế ưu đãi khác:
Là các hiệp định song phương, đối tác chiến lược…Ví dụ như khi Việt Nam và


Mỹ ký hiệp định FAT vào năm 2015 vừa qua thì hai nước sẽ được miễn, giảm nhiều
thứ thuế khác nhau
Vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét hàng hóa đó thuộc vào nhóm nào khi
muốn hàng hóa của mình sang một nước nào đó
1.1.2 Hàng rào phi thuế quan
Việc xuất khẩu hay nhập khẩu một hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia
khác không chỉ chịu hàng rào thuế quan mà còn vấp phải hàng rào phi thuế quan
từ nước .Các khái niệm của hàng rào phi thuế quan thường không được rõ ràng
Năm 1977, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “Các hàng rào
phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể
được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế
nhập khẩu”.
Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Dương (PECC) định nghĩa: “Các
hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại,
bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995).
Tuy nhiên, Baldwin (1970) có lẽ đưa ra một định nghĩa có thể được chấp nhận
nhiều nhất về mặt khái niệm: “Một sự biến dạng phi thuế quan là bất kì một biện
pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và dịch vụ
trong mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng hóa và


9
dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập tiềm
năng thực sự của thế giới”.
1.1.2.1 Phân loại hàng rào phi thuế quan 3
Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chính là: Hàng rào hành chính; Rào cản kỹ
thuật.
Thứ nhất, hàng rào hành chính đó là các quy định có tính chất bắt buộc,
mệnh lệnh hành chính của nhà nước nhằm hạn chế ,ngăn chặn hoặc xuất khẩu,

nhập khẩu. Hàng rào hành chính gồm các quy định pháp luật về, cấm xuất, cấm
nhập, giấy phép, hạn ngạch (quota), tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc hạn chế xuất khẩu tự
nguyện,. Cụ thể:
- Việc cấm nhập hoặc cấm xuất là những quy định có tính pháp lý mỗi một nước
đều sẽ có những sản phẩm, hàng hóa không được phép xuất hay nhập khẩu nhất
định. Đặc biệt là những hàng hóa có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh ,
quốc phòng ,sức khỏe con người và môi trường thì việc cấm đó là cần thiết. Tuy
vậy, đối với những hàng hóa thông thường khi quy định này được coi là biện pháp
hành chính nhằm tạo ra hàng rào ngăn cản tự do thương mại
- Giấy phép nhập khẩu là một trong những rào cản phi thuế quan đối với hoạt động
thương mại. Nước nhập khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu phải đệ đơn để xin cấp giấy
phép nhập khẩu cho một số loại hàng hóa nhất định. Trong thực tế, các hàng hóa
nhập khẩu đã chịu không ít các rào cản từ các thủ tục hành chính này.
- Hạn ngạch là quy định một lượng tối đa theo khối lượng ,theo giá trị đối với hàng
hóa XNK trong một thời kỳ nhất định. Mỗi nhà xuất khẩu /nhập khẩu có từng hạn
ngạch hoặc là quy định mỗi hạn ngạch cho từng quốc gia có hàng hóa xuất khẩu
hoặc nhập sang quốc gia khác. Sau đó quốc gia này lại phổ biến triển thông tin về
hạn ngạch cho các nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu của quốc gia đó.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là việc thỏa thuận giữa nước xuất khẩu và nước
nhập khẩu về giới hạn tối đa một mặt hàng nào đó xuất khẩu từ nước này sang
3 PGS.,TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG truy cập ngày 27thang 06 năm 2014
/>

10
nước kia theo giá trị hoặc theo khối lượng .Cách này gần giống như hạn ngạch tuy
nhiên hạn chế xuất khẩu tự nguyện là cách thức của một hiệp định song
phương,còn hạn ngạch chỉ là quy định đơn phương của một quốc gia tự mình đặt
ra
- Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu, theo
đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội địa hóa mới

được tiêu thụ tại quốc gia đó.
Thứ hai, rào cản kỹ thuật là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy
định đối với hàng hóa khi XNK. Nhưng trong nhiều trường hợp nó được coi như
một cách mà quốc gia sử dụng nó nhằm cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị
trường trong nước. Do đó, các quy chuẩn kỹ thuật được gọi là rào cản kỹ thuật.
Hai nhóm hàng rào trên là 2 nhóm hàng rào có tính chính thống, bên cạnh đó
còn có những rào cản phi thuế quan không chính thống như sự không rõ ràng của
các quy định về xuất xứ hàng hóa ,sự nhũng nhiễu của công chức hải quan, hay sự
chậm trễ trong thực hiện các thủ tục thông quan….

CHƯƠNG II : TÁC ĐỘNG CỦA HÀNG RÀO THUẾ QUAN VÀ PHI
THUẾ QUAN ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.1 Tác động hàng rào trong hoạt động thương mại đối với Việt Nam
Việc chính phủ sử dụng hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo hộ và
tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trong nước phát triển trước sự cạnh


11
tranh của hàng hóa nhập khẩu đang ồ ạt tiến vào Việt Nam. Bằng việc áp dụng
nâng cao tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng , an toàn vệ sinh, lao động,
môi trường,... hay việc áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập
khẩu. Ví dụ như thuế suất nhập khẩu của ô tô có thể tích trên 6.000cm sẽ áp dụng
thuế suất 150% (từ ngày 1/7/2016)
2.1.1 Hiện trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam4
Việt Nam 1989-2011 tình trạng nhập siêu luôn được duy trì, tình trạng này
dẫn đến việc tăng tỉ lệ phụ thuộc của nước ta vào bên ngoài, làm cho một số nền
kinh tế còn non trẻ sẽ bị tác động. Nhập siêu cũng sẽ làm giảm hiệu quả của việc
xuất khẩu, nguồn thu ngân sách từ thuế , phí xuất khẩu của nhà nước giảm. Cùng
với đó việc nhập siêu không kiểm soát sẽ làm cho nhiều mặt hàng kém chất lượng,
không đủ tiêu chuẩn tràn trộn lẫn với các mặt hàng tron gây ảnh hưởng tới sản

xuất trong nước, sức khỏe của người dân và các mục tiêu kinh tế xã hội khác
Theo Tổng cục Hải quan, 2008-2014 tốc đô tăng trưởng NK hàng hóa trong
nước đạt mức bình quân 13,2% / năm
Bảng 2.1 Tổng kim ngạch NK của Việt Nam từ 2010-2014 ( tỷ USD/năm)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm
kim ngạch NK
( tỉ USD/năm)

2010
84,8

2011
106,7

2012
113,8

2013
131,3

2014
148,05

"Năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu kim ngạch NK là 70,06 tỉ
USD/năm. Nhưng từ năm 2010 đến 2014 kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục và
mạnh mẽ từ 84,8 tỉ USD/năm tăng lên 148,05 tỉ USD/ năm và tốc độ tăng trưởng
của năm sau hơn năm trước . Năm 2010 tăng 21,3%, năm 2011 tăng là 25,8%, năm
2012 tăng 6,6%, năm 2013 tăng 16% và năm 2014 tăng 12,1%"


4 Nguyệt Quế , truy câp ngày 16 tháng 06 tháng 2015
/>

12
Nguồn: Nguyệt Quế, 2015
Bên cạnh tình tình hình xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài cũng tăng đáng kể.
Bảng 2.2: Tổng kim ngạch XK của Việt Nam từ 2010-2014 ( tỷ USD/năm)
Nguồn: Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm
kim ngạch XK
( tỉ USD/năm)

2010
71,6

2011
96.91

2012
14,6

2013
132,2

2014
150

Có thể dễ dàng nhận ra sự tăng trưởng kim ngạch XK của Việt Nam những năm
gần đây. "Năm 2010 tổng kim ngạch XK là 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với 2009.
Năm 2011 kinh tế thế giới suy thoái nhưng tổng kim ngạch XK của Việt Nam đạt

96,91 tỷ USD gấp 122,8 lần so với 1986 và 6,7 lần 2000. Từ năm 2012 đến nay tổng
kim ngạch vẫn tăng liên tục năm sau so với năm trước"
Trong 6 tháng đầu năm 2015 kim ngạch XK ước tính đạt 77,7 tỷ USD tăng 9,3% so
với cùng kì 2014

Nguồn: Nguyệt Quế, 2015
Tình trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay rất được nhà nước quan
tâm, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo hộ trong nước cũng như
nắm bắt được cơ hội khi ngày càng hội nhập một cách sâu rộng. Bằng việc ban
hành các loại thuế quan để có thể kiểm soát được kim ngạch xuất nhập khẩu của
đất nước.
2.1.2. Hàng rào thuế quan
2.1.2.1Thuế nhập khẩu , xuất khẩu


13
Trong các loại thuế chính phủ ban hành thuế nhập khẩu, xuất khẩu được xem
như là hàng rào thuế quan. Thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập khẩu thuế
xuất khẩu đánh vào hàng xuất khẩu
Tính chất : Là công cụ quan trọng giúp nhà nước thực hiện chính sách kinh
tế, mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động XNK
Vai trò:
-

Thuế XNK là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Thuế XNK cấu
thành trong giá cả của hàng hóa, giá cao hay thấp quyết định việc tăng hoặc
giảm hàng hóa đó trên thị trường. Đồng thời, giúp nhà nước hạn chế các mặt
hàng xa xỉ hay mặt hàng ảnh hướng tới sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia.... Hiện
nay giá NK của mặt hàng bia là 65%, rượu trên 20độ là 65%
Năm 2014, tổng kim ngạch hàng hóa XK xấp xỉ 150 tỷ USD đã tăng 13,6% so

với 2013 . trong đó khu vực kinh tế trong nước 48,4 tỷ USD và khu vực FDI xuất
khẩu là 101,6 tỷ USD Hiện nay giá NK của mặt hàng bia là 65%, rượu trên 20độ
là 65%. Bên cạnh đó tổng kim ngạch NK của Việt Nam năm 2014 là hơn 148 tỷ
USD đã tăng 12,1% so với 2013, trong đó FDI nhập khẩu là 84,5 tỷ USD. Kim
ngạch thu được từ xuất nhập khẩu là 1 nguồn thu quan trong cho ngân sách
nhà nước
- Thuế XNK có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong
nước có thể cạnh tranh được với các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài Bằng
việc đánh thuế NK cao. Thuế NK , thuế XK giúp các nhà sản xuất kinh doanh
còn non trẻ trong nước có thời gian phát triển, trưởng thành hơn để có thể
cạnh tranh với các nước khác khi Việt Nam đang tiến hành hội nhập hóa.
Ví dụ : nhà nước ta đang bảo hộ các ngành mía đường, bánh kẹo trong nước

và năm 2015 Chính phủ Việt Nam đã cấp hạn ngạch NK cho 81.000 tấn đường kính
vào việt Nam. Tuy nhiên việc bảo hộ này cũng chỉ bảo hộ các nhà sản xuất mấy năm
, theo quy định AFTA đên 2018 sẽ bỏ hạn ngạnh NK đường kính. Trong những năm
tới các công ty sản xuất bánh kẹo phải tận dụng để phát triển hơn khi thị trường
Việt Nam đang dần trở nên song phẳng.


14
Có thể thây Việt Nam đang ưu tiên bảo hộ hàng nông sản qua bảng sau:

Bảng 2.3 Biểu thuế nhập khẩu ngành nông sản và công nghiệp của Việt
Nam(%)

Nguồn: Nguyễn Việt Dũng, , 2013
Bình quân chung
và theo ngành
Nông sản

Công nghiệp
Mức cam kết bình
quan chung

-

Thuế suất hiện
hành(%)
23,5
16,6
17,4

TS cam kết khi gia
nhập WTO(%)
25,2
16,1
17,2

TS cam kết vào
cuối lộ trình(%)
21
12,6
13,4

Hơn nữa thuế NK, Thuế XK còn giảm tỉ lệ thất nghiệp vì lượng hàng NK sẽ giảm
khi Nhà nước đánh thuế cao và tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống , giải

-

quyết nạn thất nghiệp trong nước.

Thuế NK,thuế XK giúp chống lại hành vi phá giá thị trường bằng cách tăng giá
NK của mặt hàng đó lên bằng với giá thị trường trong nước. Hay là hành động
trả đũa của các hành vi dựng hàng rào thuế quan của nước khác với mặt hàng
của quốc gia mình
Ví dụ như Mỹ đòi tăng mức thuế đánh vào hàng nông sản của Việt Nam nếu

như Việt Nam không giảm 30%-50% trợ cấp cho nông nghiệp khiến mặt hàng nông
sản vào thị trường Mỹ có giá rẻ hơn so với các mặt hàng khác trong nước
-

Ngoài ra thuế XK việc giảm thuế XK với một số mặt hàng không được nhà nước
khuyến khích khi các mặt hàng đó sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm hay các
mặt hàng có tính chất an toàn về lương thực hoặc an ninh các quốc gi
2.1.2.2 Bán phá giá
Bán phá giá là một số nhà nhập khẩu thực hiện để bán hàng hóa với giá mà
Hải quan nước nhập khẩu cho rằng là " quá thấp" 5
5 Tài liệu giảng dạy logistics toàn tầu, NXB HH, trang 208


15
Tại sao phải bán phá giá?
Bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần hay bán giá
thấp nhằm thu ngoại tệ mạnh... nhưng đôi khi bán phá giá cũng có thể do bất đắc dĩ
do nhà sản xuất không bán được hàng, sản phẩm lưu kho lâu ngày sẽ bị hỏng, sản
xuất đình trệ,... nên đành phải bán để thu hồi vốn
Tác động:
- Tiêu cực: giảm khả năng cạnh tranh về thị phần và giá của sản phẩm trong nước
NK
- Tích cực : người tiêu dùng có lợi vì hàng hóa giá rẻ; hàng bị phá giá nếu là nguyên
liệu đầu vào của một ngành sản xuất thì tạo tăng trưởng nhất định cho ngành đó

Chính vì vậy không phải tất cả hành vi bán phá giá đều được liệt vào danh
sách áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo WTO các biện pháp chống bán
phá giá chỉ được thực hiện khi xác định 3 điều kiên: Ngành sản xuất hàng hóa
tương tự của nước NK bị ảnh hưởng, thiệt hại đáng kể; Mối quan hệ nhân quả giữa
việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại;Hàng NK bị bán phá giá
Chống bán phá giá được các nước thành viên WTO xem như 1 hình thức " bảo hộ
hợp pháp" đối với sản xuất trong nước6
Theo số liệu WTO, 1995-2004 đã có 2647 cuộc điều ta về chống bán phá giá
trên thế giới, đứng đầu là Ấn độ(399 vụ) sau đó là Mỹ( 354 vụ) và EU(303 vụ)... với
Việt Nam đến 3/2006 đã có 21 vụ kiện và trong có 13 vụ phải chịu thuế. EU là nước
khởi kiện nhiều nhất với Việt Nam (8 vụ). Ví dụ như cá tra- basa của Việt Nam bị
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 5 năm từ năm 2014
2.1.2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt7
Thuế TTĐB là loại thuế gián thu thu vào một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước
cần điều tiết thu nhập và hạn chế hướng dẫn tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc

6 Nguyễn Thị Thu Trang, 2015

/>7 />

16
tế ; góp phần bảo đảm ổn định nguồn thu khi cắt giảm thuế NK theo cam kết quốc
tế
Hướng hoàn thiện : mở rộng đối tượng chịu thuế, điều chỉnh thuế suất và
hướng dẫn tiêu dùng
Mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB :năm 1999 thuế TTĐ đã được sửa đổi mở
rộng diện chịu thuế. Tuy nhiên diện chịu thuế TTĐB của nước ta còn hạn hẹp so với
đang phát triển và trong ASEAN . Vì vậy cần thiết phải đưa một số hàng hóa dịch vụ
như : mỹ phẩm, nước hoa, dịch vụ khách sạn ... vào diện chịu thuế. Đây là cách bù
trừ hiệu quả trong việc nước ta gia nhập WTO

Giá tính thuế : sửa đổi quy định về giá tính thuế TTĐB với sản phẩm sản cồn
sản xuất trong nước. Để đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO chính phủ
nên giảm thuế suất TTĐB đó sẽ là giải pháp hiệu quả hơn
Thuế suất: cần điều chỉnh thuế suất các mặt hàng cho phù hợp hơn và đồng
bộ với các Luật thuế XNK, GTGT và thông lệ thế giới. Áp dụng định mức thuế theo
định hướng tuyệt đối trên 1 đơn vị sản phẩm chịu thuế đối với 1 số mặt hàng trong
điều kiện giá cả không biến động lớn
-

Nâng mức thuế suất thuế TTĐB với các sản phẩm xăng nhằm bù thu hiệu
quả và bảo vệ mục tiêu khi Việt Nam gia nhập WTO. 24/9/2015 giá xăng là
117,87 USD/thùng , quy đổi ra là 15,449 đồng /lít, trong đó có 10% thuế

-

TTĐB là 1,812 đồng/lít
Xóa bỏ phân biệt thuế TTĐB với sản phẩm bia tươi và bia hơi đê đảm điều kiện
gia nhâp WTO. Luật thuế TTĐB áp dụng cùng mức thuế với tất cả các các loại

-

bia . từ ngày 1/7/2015 thuế suất thuế TTĐB của bia đã nâng từ 50% lên 65%
Loại bỏ các trường hợp miễn, miễn giảm thuế TTĐB không dung tính chất thuế
gián thu. Ví dụ như trường hợp với cơ sở sản xuất và lắp ráp ô tô nội địa
Việt Nam khi trở thành thành viên của các quốc gia thương mại thế giới như

WTO,FAT hay TPP thì chính sách về thuế suất thuế XNK cũng đã được thay đổi đáng
kể. Việt Nam đang thực hiện tiến tới cắt giảm và xóa bỏ để đáp ứng yêu cầu của "
sân chơi" quốc tế. tuy nhiên một số mặt hàng gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay nền
kinh tế vẫn được áp dụng mức thuế cao



17
Ví dụ : Từ ngày 1/7/2015, thuế suất thuế TTĐB của rượu bia và thuốc lá tăng
10%-20%. Trong đó rượu từ 20 độ trở lên là 65%, rượu dưới 20 độ là 35%. Việc
tăng thuế TTĐB với các mặt hàng này là cần thiết , để hạn chế sử dụng của người
tiêu dùng trong nước. Mặt khác, theo Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) và Ngân hàng
Thế giới ( WB) cần tăng thuế suất với mặt hàng này vì mức thuế TTĐB của Vệt
Nam đang ở mức thấp
Ngày 2/12/2015 Việt Nam đã chính thức kí hiệp định FTA Việt Nam – EU. Bản
hiệp định cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp các quy định
của WTO. EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với 99,2% dòng thuế cho Việt Nam
Thuế suất TTĐB của ô tô từ 9 chỗ có dung tích xi lanh dưới 2000 cm3 của việt
Nam trong 9 nước ASEAN là 45 % cao hơn so với mức trung bình của : Indonesia,
Malaysia, Singapore, Thái Lan
Bảng 2.4 Thuế suất thuế TTĐB của ô tô của 9 nước ASEAN(%)
Nguồn:Phương Dung,23/11/2015,
Quốc gia
Indonesia
Brunei
Campuchia
Lào

<2.000
cm3
20%
20%
30%
65%


2-3.000
cm3
40%
25%
20%
75%

>3.000
cm3
125%
35%
20%
90%

10-16
chỗ
10%
20%

Malaysia
Myanmar
Philippines
Singapore
Thái Lan
Việt Nam

90%
25%
20%
30%

45%

105%
25%
20%
40%
50%

105%
25%
20%
50%
60%

105%
25%
20%

105%

30%

15%

20%

>16 chỗ Xe Pickup
20%
10%
20%


20%

20%
20%40%
20%
3-50%
15%

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khuyến khích ngành ô tô trong nước phát
triển, có khả năng khi hội nhập ,hướng tới mục tiêu năm 2018 thuế NK ô tô từ 9
chỗ trở xuống sẽ giảm thuế suất về 0%


18
2.1.2.4 Thuế giá trị gia tăng8
Theo Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián
thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức
độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
-

Thuế GTGT loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm
hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng
là giai đoạn tiêu dùng. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ,
và do người tiêu dùng chịu khi sử dụng dịch vụ,mua hàng hoá
Điều chỉnh với các đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT :
-

Thuế GTGT có đặc điểm là mang tính lũy thoái.Đối với các hàng hóa, dịch vụ


không chịu thuế GTGT.Tuy nhiên cũng không hoàn toàn tránh khỏi tác động của thuế
GTGT vì giá trị của chúng không được khấu trừ khi tính thuế GTGT, do đó tạo ra sự
chồng chéo xuất hiện các biến động không dự kiến được về thuế suất. Điều này đã
cho thấy việc mở rộng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT quá mức
có thể tạo ra những lệch lạc quan trọng.
Việt Nam, theo Luật thuế GTGT ,Luật đã sửa đổi, bổ sung được ban hành vẫn
quy định đối tượng không chịu thuế vẫn ở mức rộng. Trong khi đó các loại hàng hóa,
dịch vụ như dịch vụ y tế công cộng, hoạt động dạy học, dạy nghề; hoạt động văn hóa ;
xuất bản báo chí; chuyển quyền sử dụng nhà đất ; nhà của Nhà nước bán cho người
tiêu dùng ...nên đưa vào trong danh sách chịu thuế GTGT nhằm tạo sự công bằng và
hợp lý
-

Về thuế suất : Thuế suất là linh hồn của thuế, do đó việc quy định mức thuế suất hợp
lý sẽ tác động tích cực cho nền kinh tế như : tăng thu Ngân sách , kích thích sản xuất
phát triển.
-

Về phương pháp tính thuế:
Chính sách thuế GTGT ở nước ta đang áp dụng 2 phương pháp tính thuế

GTGT : phương pháp trực tiếp ,phương pháp khấu trừ điều đó rất phù hợp với điều
kiện kinh tế còn kém phát triển.
8 Công ty luật Minh Khuê, 2015
/>

19
-


Về hoàn thuế:
Nên thu hẹp đối tượng hoàn thuế, chỉ nên áp dụng cho các đối tượng là các cơ

sở có đầu tư tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh phát sinh thuế đầu vào của tài sản
lớn, cơ sở kinh doanh có hàng xuất khẩu áp dụng mức thuế GTGT 0%
Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi hoàn thuế để kịp thời phát hiện
trường hợp sai phạm, giảm thiệt hại do việc gian lận hoàn thuế gây ra.
Quy định rõ hơn vềviệc hoàn thuế nhằm quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng
gian lận hoàn thuế GTGT làm thất thu Ngân sách Nhà nước
T6/2014 đã phát hiện vụ gian lận tiền hoàn thuế GTGT đầu tiên . Bà Lê Thị Kim
Phượng (quốc tịch Pháp) tại sân bay Tân Sơn Nhất đã mang theo hàng hóa có giá trị
gần 400 triệu đồng mua tại Việt Nam khi làm thủ tục xuất cảnh đi Pháp, đã được
hưởng số tiền hoàn thuế GTGT là hơn 30 triệu đồng. Tiếp sau đó, bà mang số hàng đã
được hoàn thuế vào khu cách ly, tuy nhiên lại không mang khi xuất cảnh mà chuyển
ngược lại nội địa cho người thân. Mặc dù hành vi vi phạm rất tinh vi nhưng nhanh
chóng bị cán bộ hải quan phát hiện và cho lập biên bản vi phạm. Gần đây Chi cục Hải
quan còn phát hiện nhiều vụ gian lận khác làm thất thu nhà nước hàng tỉ đồng .
2.1.3. Hàng rào phi thuế quan
Khi đất nước ta trong quá trình hội nhập thì hàng rào thuế quan nhằm hạn
chế NK dần dỡ bỏ với hầu hết các dòng thuế chính vì vậy chính sách thuế để hạn chế
NK truyền thống sẽ không có tác dụng nhiều. Hàng rào phi thuế
quan có tiêu chuẩn khác nhau ở mỗi đất nước do quan điểm, ưu thích hay tiêu
chuẩn an toàn nên rào cản thương mại phi thuế quan thường không rõ ràng. Chính
phủ đã lựa chọn biện pháp phi thuế quan để hạn chế NK trong đó có hạn ngạch là
một biện pháp được sử dụng phổ biến.
2.1.3.1 Hạn ngạch thuế quan ( TRQ)
Thuế quan được sử dụng rộng rãi để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước với
sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước đã áp dụng hạn ngạch
thuế quan là 1 trong những chính sách để thực hiện mục đích bảo hộ của mình
Vậy thế nào là hạn ngạch thuế quan?



20
Hạn ngạch thuế quan là việc Nhà nước quy định một số lượng giới hạn NK
hàng hóa nào đó vào trong nước với mức thuế suất thấp. Khi vượt qua số lượng
này thì hàng hóa NK đó sẽ phải chịu mức thuế NK cao hơn. Số lượng hàng hóa NK
với thuế suất nào sẽ được tính toán dựa trên sự cân đối giữa nhu cầu và năng lực
sản xuất của mặt hàng đó trong nước9
Ví dụ : trong nước sản xuất 50.000 tấn hàng A mà nhu cầu là 90.000 tấn thì sẽ
áp dụng thuế suất NK thấp cho 40.000 tấn đầu tiên nhập về, tấn 40.001 tấn sẽ áp
dụng mức thuế cao hơn
Việc bảo hộ bằng hạn ngạch này này đi kèm cùng với việc người tiêu dùng
trong nước phải trả giá cao hơn cho hàng hóa và làm cho nền kinh tế thông qua
việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực có thể cạnh tranh với ngành công nghiệp
trong nước
Từ năm 1948, khi mức thuế trung bình đối với hàng hóa sản xuất vượt qua
30% trong các nền kinh tế phát triển nhất, các nền kinh tế đã tìm cách giảm thuế
đối với hàng hóa sản xuất qua nhiều vòng đàm phán của Hiệp định chung về thuế
quan Thương mại ( GATT) . Vòng đàm phán thương mại và thuế quan là hạn chế
trong giải quyết nông nghiệp. Trước đây theo GATT mức thuế đánh vào một số
nông sản hàng hóa của một số nước là rất cao. Ví dụ Năm 2007 thuế suất chè, cà
phê rang của Việt Nam là 50%. Khi kết hợp với các rào cản thương mại sẽ tạo
thành rào cản lớn với tiếp cận từ thị trường sản xuất nước ngoài. Trong thực tế ,
thuế quan được thiết lập đủ cao có thể chặn tất cả hoạt động thương mại và hành
động này giống như " cấm nhập khẩu"
Các hạn ngạch thuế quan sẽ thiết lập một mức thuế thấp đối với hàng nhập
khẩu của một số lượng cố định và cao hơn thuế quan đối với bất kỳ hàng nhập
khẩu vượt quá số lượng ban đầu.
Trong một điều khoản tại WTO, các nước đang cho phép kết hợp việc sử dụng
2 mức thuế trong hình thức của một TRQ, ngay cả khi họ đồng ý không sử dụng hạn

ngạch nhập khẩu nghiêm ngặt.
9 Theo tuổi trẻ

/>

21
Tại Mĩ , điều khoản trong TRQ được thiết lập cho thịt bò, đường , đậu phộng
và nhiều sản phẩm từ sữa. Ngày 03/08/2015, Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế
quan nhập khẩu với đường tinh luyện và đường thô là 81.000 tấn.
Trong mỗi trường hợp, mức thuế ban đầu tỉ lệ khá thấp , nhưng mức thuế quá
hạn ngạch là cấm hoặc gần cấm đối với thương mại bình thường nhất . Hạn ngạch
nhập khẩu rõ ràng từng phổ biến trong thương mại nông nghiệp . Hạn ngạch cho
phép Chỉnh phủ hạn chế nghiêm ngặt số lượng NK của một mặt hàng và do đó lên
kế hoạch về một số lượng NK cụ thể trong thiết lập các chương trình hàng hóa
trong nước.
Ví dụ : như năm 2015, Việt Nam áp dụng mức hạn ngạch cho đường tinh
luyện, đường thô là 81.000 tấn
Việt Nam áp dụng mức thuế suất NK 0% với 2 nhóm mặt hàng xuất xứ từ Lào:
thóc và gạo các loại với tổng hạn ngạch năm 2015 là 70.000 tấn, cọng và lá thuốc
lá với tổng hạn ngạch năm 2015 là 3.000 tấn.
Hạn ngạch cũng có thể do "tự nguyện" ( VER) theo đó nước xuất khẩu sẽ đồng
ý để hạn chế xuất khẩu một mặt hàng của mình vào các nước nhập khẩu, mặc dù
họ thường chỉ bị đe dọa của một số ,thậm chí còn ít hơn .. đầu năm 1980, nhà sản
xuất ô tô của Nhật đống ý với hạn ngạch tuyệt đối với xe ô tô và xe tải hạng nhẹ vào
Mỹ
2.1.3.2 Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hạn chế
nhập khẩu. Theo chế độ này, các nhà xuất khẩu của một mặt hàng
cần có được một giấy phép cho mỗi lô hàng họ mang vào nước NK. Đôi khi các
nước nhằm hạn chế hay cấm nhập khẩu đã sử dụng cách tạm thức tạm thời không

cấp giấy thức NK.
Ví dụ, Mexico yêu cầu lúa mì và nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp được phép
NK chỉ khi có giấy phép NK. Hay việc hàng hóa Việt Nam gặp không ít khó khan do
biện pháp này gây ra khi XK sang Thái Lan và Trung Quốc.
Xoá bỏ giấy phép nhập khẩu mặt hàng nông sản là một mục tiêu quan trọng
của vòng đàm phán Uruguay của GATT


22

2.1.3.3 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Tất cả các nước áp đặt các quy định kỹ thuật về bao bì, định nghĩa sản phẩm,
nhãn mác,kiểm dịch vệ sinh... Trong bối cảnh thương mại quốc tế, quy định như vậy
cũng có thể sử dụng như các rào cản thương mại phi thuế quan. Tất cả các nước
cảm thấy một trách nhiệm an toàn biên giới của nước mình họ tìm cách chống lại
việc nhập khẩu không an toàn từ các sản phẩm.
Tuy nhiên, trước khi đến năm 1994, các rào cản như vậy là thường chỉ đơn
giản sử dụng như là cái cớ để giữ cho một sản phẩm mà không có bằng chứng thực
sự của bất kỳ vấn đề.Những rào cản kỹ thuật giả mạo là chỉ là một cái cớ để giữ
chân các sản phẩm cạnh tranh. WTO hiện nay thỏa thuận , đòi hỏi bất cứ khi nào
thách thức của một rào cản kỹ thuật . Một quốc gia thành viên phải cho thấy rằng
các hàng rào có chứng minh khoa học vững chắc và hạn chế thương mại càng ít
càng tốt để đạt được mục tiêu khoa học của mình. Yêu cầu này đã dẫn đến một số
các rào cản được nới lỏng trên toàn thế giới.Quy định của WTO là yêu cầu các nước
thành viên hài hòa các quy tắc hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế. Phải có một số cơ
sở khoa học cho các quy tắc đã được chấp nhận.Vì vậy, bất cứ lựa chọn cho vệ sinh
dịch tễ dựa trên khoa học và các sáng kiến được xem xét
Hiệp định của WTO đã công nhận các nước có quyền xây dựng mức bảo vệ
hợp lý cho sức khỏe của con người ,cuộc sống, động thực vật và môi trường, sẽ
không bị ngăn cản . Hiệp định khuyến khích các nước thành viên sử dụng tiêu

chuẩn quốc tế phù hợp với mình
Một trong những rào cản kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất là hàng rào kĩ
thuât, nó được sử dụng trong đa số các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm,
nông sản. Là một hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người nên rất được quan
tâm nhất là các nước như Âu – Mỹ. Không chỉ sức khỏe con người mà hàng rào kĩ
thuật còn thể hiện mối lo ngại về sự tuyệt chủng loài, tỷ lệ cao dị tật bẩm sinh, thiếu
học, ung thư, khí hậu thay đổi, suy giảm tầng ôzôn, và ô nhiễm với các chất độc hại
hóa chất và vật liệu hạt nhân được sử dụng chính vì vậy các rào cản về kiểm dich
thực vật đối với thương mại rất được quan tâm


23
Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường NK vào nước họ
phải dán nhãn theo qui định (nhãn tái sinh ,nhãn sinh thái,) và phải có chứng chỉ
được quốc tế công nhận. Hay ủy ban Châu Âu (CE) yêu cầu bắt buộc có ký mã hiệu
đối thiết bị điện áp thấp, với đồ chơi, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng,v.v
2.1.3.4 Tỷ lệ nội địa hóa
Tỷ lệ nội địa hóa là tỷ lệ sử dụng các nguyên vật liệu và phụ tùng công nghiệp
sản xuất trong nước so với nhập khẩu10
Chính phủ các nước đã sử dụng nội dung này nhằm quy định hạn chế nhập
khẩu. Mục đích thường là kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp trong
nước. Quy định tỷ lệ nội địa hóa thường chỉ định tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị
của sản phẩm đó phải được sản xuất trong nước để cho các sản phẩm
bán tại thị trường trong nước .Một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
đã áp đặt các nội dung trong nước yêu cầu để thúc đẩy nông nghiệp, ô tô, và sản
xuất dệt may. Cách thức này thường được sử dụng như một chính sách thay thế
nhập khẩu , sử dụng nguyên vật liệu trong nước sản xuất được nhằm thay thế nhập
khẩu. Tuy nhiên tỉ lệ nội địa hóa đã không được sử dụng phổ biến trong nông
nghiệp như một số ngành công nghiệp khác như sản xuất ô tô.
Ví dụ : Toyota Việt Nam là nhà sản xuất ô tô có tỷ lệ nội địa hóa đứng đầu tại

Việt Nam, (19% đến 37% theo từng mẫu xe có tỉ lệ được tính theo phương pháp
tính giá trị của ASEAN). Toyota Việt Nam đang lắp ráp 5 mẫu xe tại Việt Nam gồm:
Corolla, Vios ,Camry, Innova và Fortuner. Các mẫu xe này đều có tỷ lệ nội địa hóa ở
mức cao.11
Nhưng một vài ví dụ về nông nghiệp lại cho thấy tác động của chúng rõ nét
Australia sử dụng tỷ lệ nội địa hóa trong việchỗ trợ sản xuất thuốc lá quốc gia này
đã trả một nhập khẩu tương đối thấp thuế đánh vào thuốc lá nhập khẩu, các nhà
sản xuất thuốc lá của Úc đã được yêu cầu sử dụng 57 % nguyên liệu
lá thuốc lá trong nước.
10 />11 Công ty Toyota Việt Nam

/>

24
Các nước thành viên của thương mại hiệp định cũng sử dụng quy tắc này để
đảm bảo tỷ lệ hóa nội địaVí dụ, Bắc Mỹ sau Hiệp định Thương mại Tự do (NAFTA)
thực hiện quy tắc xuất xứ quy định rằng tất cả các đơn hàng của NAFTA nước ép
cam quýt phải được làm từ 100 % nguyên liệu nguồn gốc
trái cây cam quýt của họ
2.1.3.5 hàng rào phi thuế quan khác:
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là việc 2 quốc gia đàm phán với nhau về việc
một nước giảm XK một mặt hàng vào nước kia nếu không nước còn lại sẽ áp dụng
biện pháp trả đũa hoặc phải đổi lại một lợi ích nào đó
Biện pháp ngoại hối là việc tăng giảm tỷ giá giữa đồng nội địa và đồng tiền
trao đổi.
Ví dụ : Nhà xuất khẩu sẽ được hưởng thêm 3000đ / USD nếu Việt Nam giảm
giá tiền đồng xuống còn 25.000đ/usd do đó sẽ kích thích xuất khẩu; và nhà xuất
khẩu thì ngược lại.
Trung quốc tính tại năm 2014 thì 1(USD) = 6,15 (CNY) đồng tiền nhân dân tệ
kém hơn thực tế điều đó nghĩa 1 USD < 6,15 CNY. Một nhà xuất khẩu có thêm 1,15

CNY ở mỗi USD thì tương đương với việc mỗi nhà nhập khẩu sẽ thiệt 1.15 CNY. Nhà
xuất khẩu tận dụng lợi thế đó để lấy lãi hoặc trừ vào giá bán sản phẩm nên sẽ có
giá rẻ hơn so với nước nhà nhập khẩu. Còn ngược lại nhà nhập khẩu có thể trừ số
tiền thiệt hại do ngoại hối giá vào lợi nhuận hoặc cộng vào giá bán, điều này làm
cho nhà nhập khẩu kém cạnh tranh hơn đối với các sản phẩm trong nước.
2.2 Ưu nhược điểm hàng rào phi thuế quan đối với Việt Nam
Ưu điểm :
– Về mặt Kinh tế:
+ Tạo nên nguồn tài chính công cộng
+ Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ
+ Thực hiện phân phối lại thu nhập
+ Tạo việc làm cải thiện cuộc sống
+ Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp


25
– Về mặt Chính trị:
+ Bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp.
+ Trả đũa về kinh tế với quốc gia khác
Nhược điểm :
– Cơ cấu thuế phức tạp, trùng lặp ,đề ra nhiều mức thuế quá chi tiết làm cho hàng
hóa nhập khẩu vào nước ta bị hạn chế
– Thuế nhập khẩu có thuế suất rất cao khiến nhiều mặt hàng nhập khẩu phải bán
giá cao trong nước so với giá gốc. Do phải chịu nhiều thứ thuế bao gồm thuế TTĐB,
thuế GTGT , thuế doanh thu.
– Đánh thuế cao hoặc quá cao vào một số mặt hàng tiêu dùng trong nước đã làm
xuất hiện tình trạng buôn lậu hay hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp, có nhiều
phức thức trốn thuế tiêu cực trong đó có cả hành vi hối lộ cán bộ hải quan
– Việc thực hiện thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới chưa hợp lí. Đánh thuế

nhập khẩu cao vào nguyên vật liệu đầu vào làm giá hàng hóa cao khiến hàng của
nước ta giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
2.3 Xóa bỏ hàng rào thuế quan phi thuế quan 12
Có thể thấy các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ quan
trọng trong việc bảo hộ sản xuất trong nước đối vói mỗi quốc gia nói chung và Việt
Nam nói riêng. Nhưng khi Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu, rộng vào thị
trường quốc tế , gia nhập " sân chơi" quốc tế do đó quá trình tự do hóa thương mại
và đầu tư càng mạnh mẽ trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương trên
thế giới. Đã gần 8 năm kể từ năm 2007 Việt Nam là thành viên của WTO. WTO đã
đưa ra các nguyên tắc cơ bản nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những rào cản của
thương mại quốc tế buộc các nước thành viên phải tuân .Cụ thể như sau:

12PGS.,TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG, 27/06/2014
/>

×