ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------
NGUYỄN THỊ HƯNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT
ĐẬU CÔVE TẠI TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------
NGUYỄN THỊ HƯNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT
ĐẬU CÔVE TẠI TỈNH BẮC GIANG
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn Khoa học: TS. Nguyễn Thúy Hà
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Hưng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô công tác tại khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
các đồng nghiệp nơi tôi công tác.
Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia khoá đào tạo thạc sỹ khoá
K22 khoa học cây trồng của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thúy Hà đã hướng dẫn tận tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông học,
phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè bạn và gia
đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong thời gian học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Hưng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.Tinh cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Yêu cầ u ....................................................................................................................2
4. Ý nghiã ....................................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1.
Cơ sở khoa học ..................................................................................................4
1.1.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống .................................................................4
1.1.2 Cơ sở khoa học nghiên cứu phân bón ................................................................5
1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và VN ..........................................................7
1.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới ...................................................................7
1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở việt Nam .....................................................................9
1.2.3 Tình hình sản xuất đậu cô ve tại Bắc Giang ....................................................11
1.3. Tình hình nghiên cứu đậu cô ve trên thế giới và VN .......................................14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu cô ve trên thế giới ................................................14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu cô ve ở Việt Nam .................................................16
1.3.3 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam. ..............17
1.4. Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới và ở Việt Nam ....................19
1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới ..........................................19
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu phân bón ở Việt Nam ..........................................21
1.5. Kết luận phân tích tổng quan .............................................................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......24
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu .....................................24
iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ..................................................................24
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
2.3.1 Công thức, phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................24
2.3.2 Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .................................................27
2.4. Kỹ thuâ ̣t trồ ng và chăm sóc cây đâ ̣u cô ve .........................................................28
2.4.1. Thời vu ̣ ............................................................................................................28
2.4.2. Làm đấ t, bón phân, gieo ha ̣t ............................................................................29
2.4.3. Chăm sóc và phòng chố ng dich
̣ ha ̣i ................................................................30
2.4.4. Thu hoa ̣ch ........................................................................................................32
Chuơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................33
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng thích ứng của một số giống đậu cô
ve tại Bắc Giang. .......................................................................................................33
3.1.1. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của một số giống đậu cô ve......................................33
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu cô ve ..............................................33
3.1.3. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu cô ve ..............................................35
3.1.4. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu côve ...............................................38
3.1.5. Ảnh hưởng của một số giống đến sâu, bệnh hại đậu côve .............................40
3.1.6. Ảnh hưởng của một số giống đến đặc điểm quả đậu côve..............................41
3.1.7. Ảnh hưởng của một số giống đến năng suất đậu côve ....................................42
3.1.8. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ....................................................................44
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng và phát triển
của đậu côve..............................................................................................................45
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của đậu cô ve .......45
3.2.2. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến chiều cao cây của đậu cô ve ...........47
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số lá của đậu cô ve..........................49
3.2.4. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến sâu, bệnh hại đậu cô ve ..................51
3.2.5. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến đặc điểm quả đậu cô ve .........................53
v
3.2.6. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến năng suất quả đậu cô ve ................55
3.2.7 . Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ...................................................................56
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sinh trưởng và phát triển đậu
cô ve ..........................................................................................................................58
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến thời gian sinh trưởng của đậu cô ve ................58
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều cao cây của đậu cô ve ...................59
3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lá của đậu cô ve .................................61
3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sâu, bệnh hại đậu cô ve .........................63
3.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến đặc điểm quả đậu cô ve. ................................65
3.3.6. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất quả đậu cô ve. ........................67
3.3.7. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ....................................................................69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................70
1. Kết luận .................................................................................................................70
2. Đề nghị .................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT
: Công thức
CV (%)
: Coefficient of variance (hệ số biến động)
FAO
: Food Agriculture Organization (tổ chức Nông – Lương thế giới)
ha
: hecta
Đ/c
: Đối chứng
KLTB
: Khối lượng trung bình
LSD
: Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
NXB
: Nhà xuất bản
P
: Probabllity (xác xuất)
WHO
: Tổ chức Y tế Thế giới
BVTV
: Bảo vệ thực vật
ĐBSH
: Đồng bằng Sông Hồng
GDP
: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 – 2014 ..................................7
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau Châu Á ...................................................................8
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất rau Trung Quốc ............................................................8
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2014 .....................................10
Bảng 1.5: Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g rau ở một số loại rau ...............13
Bảng 1.6: Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á ......................18
Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm của một số giống đậu cô ve .............................................33
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của một số giống đến thời gian sinh trưởng đậu cô ve ..........34
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao của một số giống đậu cô ve..................36
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số giống đến động thái ra lá đậu cô ve ....................38
Bảng3.5. Ảnh hưởng của một số giống đến sâu, bệnh hại đậu côve .......................40
Bảng3.6. Ảnh hưởng của một số giống đến đặc điểm quả đậu cô ve .......................41
Bảng 3.7.Ảnh hưởng của một số giống đến năng suất đậu côve ..............................43
Bảng 3.8 . Ảnh hưởng của một số giống đến hiệu quả kinh tế đậu cô ve .................44
Bảng3.9. . Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng và phát
triển cây đậu cô ve .....................................................................................................45
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây đậu cô ve .............................................................................................................47
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến động thái ra lá cây đậu cô ve ................50
Bảng 3.12. Tình hình sâu, bệnh hại ở các công thức thí nghiệm ..............................52
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến đặc điểm quả đậu cô ve ...........53
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến năng suất quả đậu cô ve ..........55
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến hiệu quả kinh tế .......................57
cây đậu cô ve .............................................................................................................57
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lươ ̣ng kali đế n thời gian sinh trưởng......................58
của đậu cô ve .............................................................................................................58
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây đậu cô ve .............................................................................................................60
viii
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của lượng kali đến số lá của đậu cô ve ...............................62
Bảng 3.19. Tình hình sâu, bệnh hại lá ở các công thức thí nghiệm ..........................64
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến đặc điểm quả đậu cô ve..................65
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của liều lươ ̣ng kali đế n năng suất quả đậu cô ve .................67
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của liều lượng kali đế n hiệu quả kinh tế của đậu cô ve...............69
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Đồ thị năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế
của lượng phân bón sử dụng ......................................................................................6
Hình 3.1: Biểu đồ chiều cao cây của các giống đậu cô ve...............................................36
Hình 3.2: Biểu đồ ảnh hưởng của một số giống đến động thái ra lá đậu cô ve ........39
Hình 3.3: Biểu đồ ảnh hưởng của một số giống đến đặc điểm quả đậu cô ve ..........41
Hình 3.4: Biểu đồ NSLT và NSTT cây đậu cô ve trong vụ Đông - Xuân năm 2015
tại Đồng kỳ - Yên Thê – Bắc Giang..........................................................................43
Hình 3.5. Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây đậu cô ve .............................................................................................48
Hình 3.6 Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số lá của đậu cô ve .................50
đặc điểm quả đậu cô ve ............................................................................................54
Hình 3.8: Biểu đồ NSLT và NSTT cây đậu cô ve trong vụ Đông - Xuân năm 2015
tại Đồng Kỳ - Yên Thế - Bắc Giang .........................................................................56
Hình 3.9: Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
đậu cô ve ....................................................................................................................60
Hình 3.10: Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng kai đến số lá đậu cô ve ...................62
1
MỞ ĐẦU
1.Tinh cấp thiết của đề tài
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của con người
vì chúng không những cung cấp chất dinh dưỡng, chất khoáng, vitamin cần thiết
cho cơ thể con người, mà còn có tác dụng phòng chống bệnh. Do đó, nhu cầu về rau
khá lớn và sản xuất rau đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra rau còn cung cấp cho con người một lượng lớn các chất xơ, có khả
năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức
ăn qua đường tiêu hoá bằng cách giúp cho hoạt động co bóp của đường ruột được
dễ dàng, rau còn là nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến, đồng thời là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị góp phần. Trước tình hình thế giới hiện nay, dân số ngày
càng tăng nhu cầu về lương thực,thực phẩm ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế - xã hội, đời sống của con người được nâng cao chất lượng lương
thực, thực phẩm nên buộc ngành nông nghiệp phải sản xuất rau nhiều hơn.
Đậu côve tên khoa học là Phaseolis vulgaris. Thuộc họ đậu Fabaceae. Có
nguồn gốc Trung Mỹ, được trồng cách đây 600 năm.
Đâ ̣u côve là cây sinh trưởng mạnh, phù hơ ̣p với điều kiện canh tác ở nhiề u
nơi, cho thu hoạch quả 60-70 ngày sau khi gieo, thời gian thu hoạch kéo dài 30-35
ngày. Đâ ̣u côve là cây ưa ánh sáng, rất cầ n giàn leo. Cây có bô ̣ rễ khoẻ, ăn sâu nên
khả năng chịu ha ̣n tốt.( Trồ ng cây rau ở Viê ̣t Nam, 2005).
Đậu côve có nhiều công dụng. Quả non được dùng làm rau xanh giàu chất
dinh dưỡng cho người, với nhiều cách chế biến khác nhau như: salat trộn, luộc, xào
với thịt cùng các loại rau quả khác, . . .sẽ làm cho bữa cơm gia đình thêm phần hấp
dẫn và ngon miệng. Hạt đậu côve có hàm lượng protêin và bột cao nên được dùng
làm thức ăn tốt cho người và gia súc. Chính vì vậy trong nền nông nghiệp thổ dân
Châu Mỹ, đậu côve là một trong ba loại ngũ cốc cơ bản. Ở một số nước Châu Á, hạt
đậu côve được sử dụng trong các bữa ăn chay, chế biến các món ăn như chè đậu. . .
Ngoài ra, đậu côve còn được sử dụng làm thuốc. Vỏ quả đậu côve được sử dụng
làm thuốc lợi tiểu và có thể làm giảm đường huyết của người bị bệnh đái đường.
2
Trái non chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột và đặc
biệt nhiều vitamin A và C và chất khoáng, trái có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và
đông lạnh. Ở các nước Châu Á như: Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanka,
Bangladesh hạt đậu cove khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Là loại hoa màu
thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa.Loại rau quan trọng bậc nhất, được phổ
biến rộng khắp, số lượng tương đối lớn và có khả năng là nguồn thu nhập khá cao
cho các nông hộ. Do vậy chúng ta cần có các chương trình chọn tạo giống phù hợp
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu sản
xuất của nông dân.
Định hướng sản xuất nông nghiệp của nước ta trong thời gian tới là không
thiên về tăng diện tích trồng trọt mà thiên về xu hướng tăng năng suất cây trồng trên
đơn vị diện tích để tăng sản lượng.
Bắc Giang là một trong những tỉnh trung du miền núi phía Bắc, ở đây có những
điều kiện thuận lợi cho sản xuất rau phát triển, nhưng sự phát triển của nó vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng đó. Về diện tích, năng suất, sản lượng còn thấp mới chỉ cung
cấp được nhu cầu rau trong tỉnh và một phần rất nhỏ cho các tỉnh lân cận chưa có giá trị
xuất khẩu. Nguyên nhân là chúng ta chưa có bộ giống tốt và biện pháp kĩ thuật thâm
canh phù hợp cho giống. Do vậy cần phải nhanh chóng đưa các giống mới năng suất
cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên trước khi đưa vào sản xuất, các
giống này cần được nghiên cứu, thử nghiệm để chọn được giống phù hợp với điều
kiện sinh thái của vùng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và công tác nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống và ảnh hưởng một số biện
pháp kỹ thuật đến năng suất đậu côve tại tỉnh Bắc Giang’
2. Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn giống đậu cô ve có tiềm năng năng suất cao, phù hợp với điều
kiện ngoại cảnh và một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống có triển vọng tại
tỉnh Bắc Giang.
3. Yêu cầ u
- Tìm hiểu một số đặc trưng hình thái của các giống.
3
- Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh,
năng suất của giống đậu cô ve và hoạch toán hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân kali đến sinh trưởng phát triển,sâu bệnh, năng
suất của giống đậu cô ve và hoạch toán hiệu quả kinh tế.
4. Ý nghiã
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Giúp ho ̣c viên tiếp cận với công tác
nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức chuyên môn. Đồng thời, học viên học
được tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả, tiếp thu được những kinh
nghiệm mà chỉ có thể có được trong thực tiễn.
- Ý nghĩa trong sản xuất: Qua kết quả của việc nghiên cứu sẽ đưa ra được
giống tốt, năng suất cao, phù hợp với vụ Đông Xuân tại Bắc Giang từ đó khuyến
cáo cho nông dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây trồng phụ
thuộc chủ yếu vào tác dụng tổng hợp của 4 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, nước và dinh
dưỡng. Trong điều kiện sản xuất, việc điều khiển các yếu tố để tăng cường sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng rất khác nhau. Điều khiển chế độ
nước, dinh dưỡng dễ dàng hơn và thực tế người ta coi phân bón là đòn bẩy tăng
năng suất cây trồng. Cùng với cuộc cách mạng xanh về giống, nền nông nghiệp
thâm canh ra đời đã vận dụng tối đa tác dụng của phân bón.
Các đặc tính của giống cây trồng được quyết định không những bởi môi
trường và sự chọn lọc (tự nhiên và nhân tạo) đã tác động lên thành phần di truyền,
mà còn được quyết định bởi tính chất phong phú hay nghèo nàn của thành phần di
truyền giống đó. Muốn khẳng định giống mới có ưu thế hơn các giống khác thì phải
qua khảo nghiệm và đánh giá một cách cụ thể và chi tiết các loại giống. Mặt khác,
mỗi loại giống cây trồng nói chung và đậu cô ve nói riêng phù hợp với một điều
kiện đất đai, thời tiết và điều kiện ngoại cảnh nhất định. Trong sản xuất cần nắm
vững các đặc trưng và đặc tính của giống để từ đó có biện pháp kỹ thuật tác động
thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tuy vậy trong thực tế sản xuất nhiều năm qua ở nước ta nông dân chưa thực
sự chọn tạo được giống phù hợp với điều kiện của địa phương. Vì vậy việc chọn
tạo, khảo nghiệm giống mới là cần thiết và cần được duy trì liên tục.
1.1.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống
Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở áp dụng một cách khoa học giữa các
yếu tố giống, phân bón, nước, kĩ thuật thâm canh, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên tránh ô nhiễm môi trường. Trong đó, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu, sử
dụng giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận
và sâu, bệnh hại, có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là
mục tiêu quan trọng của việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, có
tính bền vững cao. Vì vậy để phát huy được hiệu quả của giống cần phải sử dụng
5
chúng hợp lí, phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu đất đai, kinh tế xã hội. Để có
những giống có năng suất cao,chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh tốt thì công tác chọn giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Công tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự thích
ứng của giống đối với địa phương trên các loại đất, các loại khí hậu và các biện
pháp kĩ thuật khác. Nếu các giống mới chưa được khảo nghiệm kĩ lưỡng và chưa
được công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đưa ra sản xuất ở diện rộng thì sẽ gây hiện
tượng rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng.
1.1.2 Cơ sở khoa học nghiên cứu phân bón
Giống mới chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi
được bón đầy đủ và hợp lí. FAO đã tổng kết bón phân không cân đối làm giảm hiệu
suất sử dụng 20-50%. Kết quả trong thí nghiệm và mô hình ở nước ta trong mấy
năm qua cho thấy nếu NPK cân đối so với chỉ bón đạm, năng suất lúa trên đất bạc
màu có thể tăng 100 – 200%. Kỹ nghệ phân bón không chỉ chú ý đến đạm, lân, kali
mà phải chú ý đầy đủ đến các nguyên tố khác như lưu huỳnh( S ), magie( Mg ), với
các nguyên tố vi lượng như: Mo, Bo, Mn, Fe…
Tuy nhiên, bón nhiều phân chưa hẳn đã tốt, nồng độ hóa học cao có thể gây
hại đối với cây trồng đồng thời ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con
người. Cây trồng cũng như các sinh vật khác có những giới hạn chịu đựng nhất
định, vượt quá giới hạn đó có thể bị hủy hoại. Bón một lượng phân lớn vượt quá
nhu cầu của cây còn gây ra lãng phí, tồn dư trong đất và sản phẩm tăng.
Trong nhiều trường hợp, năng suất cây trồng cao chưa hẳn đảm bảo hiệu quả
kinh tế, chất lượng sản phẩm giảm. Phân bón thường mang lại hiệu quả kinh tế cao
khi lượng phân sử dụng hợp lý. Trong những giới hạn xác định, năng suất cây trồng
tăng khi phân bón tăng. Tiếp tục tăng lượng phân, năng suất tiếp tục tăng nhưng
hiệu quả kinh tế bắt đầu giảm xuống, đến một giới hạn nào đó, cả năng suất và hiệu
quả kinh tế giảm xuống đến lúc không còn hiệu quả nữa.
Bón phân hợp lý là tìm ra lượng phân bón thích hợp để vừa đạt năng suất
cao, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón (hình 1.1).
6
Mỗi một nguyên tố dinh dưỡng có những vai trò nhất định đối với quá trình sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Trong đó, đạm là yếu tố quan trọng hàng
đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của protein - chất cơ bản biểu
hiện sự sống.
Năng suất - Hiệu quả
Năng suất cây trồng
Hiệu quả kinh tế
Lượng phân hợp lý
Hình 1.1: Đồ thị năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế
của lượng phân bón sử dụng
Lượng phân bón
Nguồn: Đường Hồng Dật [5].
Mặt khác, chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30% - 50% . trong
đó, mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đặt năng suất tối đa mà còn tìm lợi
nhuận cao nhất. cho nên con người phải tìm đến những biện pháp kỹ thuật bón phân
cân đối hợp lý cho từng loại cây trồng khác nhau.
Bón phân vô cơ là rất tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tuy nhiên
nếu bón không đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly không đảm bảo sẽ dẫn
đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho phép ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, trong việc sử dụng phân đạm, kali hay bất cứ loại phân nào khác ta
phải sử dụng hợp lý cho từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng, loại đất, nước,
vi sinh vật và mùa vụ khác nhau…đồng thời, bón đúng chủng loại, đúng lúc đúng
cách đúng nông độ, liều lượng, đảm bảo hời gian cách ly. Như vậy, sẽ góp phần
tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và bảo vệ môi trường.
7
1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và VN
1.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích
trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân(Mai Phương
Anh và cs, 1996) [1]. Năm 1961-1965 tổng lượng rau của thế giới là 200.234 tấn,
nhưng từ năm 1971-1975 tổng lượng rau đạt293.657 tấn và từ năm 1981-1985 là
392.060 tấn, đến năm 1996 đã lên đến 565.523 tấn. Như vậy chúng ta thấy sản
lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ nhu cầu rau của con
người ngày càng tăng.
Trong nhiều năm gần đây, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng
phát triển cả về diện tích và sản lượng, số liệu FAO được thống kê và được trình
bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 – 2014
Chỉ tiêu
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Diện tích
(triệu ha)
52,81
54,03
55,72
56,81
57,27
58,67
59,84
Năng suất
(tạ/ha)
188,413
188,629
188,210
191,371
193,133
195,176
196,103
Sản lượng
(triệu tấn)
994,98
1019,10
1048,71
1087,12
1106,13
1237,16
1334,11
(Nguồn: FAOSTAT, 2016)[27]
Theo thống kê của FAO, diện tích trồng rau năm 2008 là 52,81 triệu ha
nhưng đến năm 2014 đã mở rộng lên tới 59,84 triệu ha, tăng so với năm 2008 là
7,03 triệu ha, tăng 13,31% so với năm 2008. Như vậy, diện tích trồng rau trên thế
giới đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân đang chuyển một phần diện
tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau.
Năng suất rau bình quân trên thế giới không biến động nhiều đạt từ 188,413
– 196,103 ta/ha qua 7 năm, bởi diện tích trồng rau hiện nay không tập trung về tăng
năng suất mà chú trọng hơn đến viêc tăng chất lượng sản phẩm.
Về sản lượng rau hàng năm thu được theo chiều hướng tăng dần tính đến
năm 2014 đạt 1334,11 triệu tấn, tăng hơn so với năm 2008 là 339,13 triệu tấn,
tương đương 34,08%. Sở dĩ trong những năm từ 2008 đến năm 2011 sản lượng rau
8
tăng nhanh như vậy là do diện tích trồng trong những năm gần đây tăng lên và do
người trồng rau đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đến phục vụ sản xuất.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau Châu Á
Diện tích
( ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
( tấn)
2008
38.072.963
197
750.126.706
2009
38.843.676
197
765.562.963
2010
40.410.736
197
799.541.157
2011
41.582.219
200
832.464.119
2012
41.970.062
202
850.229.687
2013
42.159.372
210
896.475.632
2014
43.382.565
212
972.035.416
Chỉ tiêu
Năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2016)[27]
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất rau Trung Quốc
Diện tích
( ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
( tấn)
2010
23.621.416
230
545.437.622
2011
24.358.417
231
562.710.572
2012
24.698.349
233
576.658.849
2013
24.976.586
235
582.576.264
2014
25.637.421
237
603.368.164
Chỉ tiêu
Năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2016)[27]
Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất thế giới ,cao hơn nhiều so với
Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác. Ở Châu Á, Trung Quốc
là nước có sản lượng rau cao nhất, tiếp đến là Ấn Độ, còn ở nước ta sản lượng rau ở
mức thấp nhất. Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản lượng thì chất lượng rau
cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời và
việc kiểm soát dư lượng hóa chất tồn đọng trong rau ngày càng được thực hiện triệt
để hơn.
9
Về tiêu thụ rau trên thế giới theo FAO dự báo trong thời gian tới hàng năm
tăng bình quân 3,6%, trong khi tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 2,8%, như vậy thị
trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Trong những năm qua
nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8% mỗi năm. Các nước và
vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp, Đức,Canada. Một số nước
có lượng rau xuất khẩu lớn nhất trên thế giới đó là Trung Quốc, Italia, Hà Lan. Theo
dự báo của FAO ước tính đến năm gần đây giá xuất khẩu rau tươi tăng cao, như vậy
rau tươi là một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu
cầu rau trên thế giới ngày một tăng, bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới.
1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất rau sau Trung Quốc và
Ấn Độ. Trong nước rau là sản phẩm có sản lượng đứng thứ ba sau lúa gạo và sắn.
Thu nhập từ rau đứng thứ ba sau lúa gạo và thịt.
Tác giả (Tạ Thu Cúc và cs,2000) [2] cho biết, nước ta có lịch sử trồng rau từ
lâu đời, ngay từ đời vua Hùng người ta đã phát hiện thấy bầu, bí được trồng trong
vườn gia đình. Theo sổ sách ghi chép rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ X. Thế
kỷ X các vùng trồng chuyên canh rau đã được hình thành và phát triển. Mặc dù
nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước nhưng sản
xuất rau còn manh mún, các chủng loại rau còn nghèo nàn, diện tích và sản lượng
rau thấp so với tiềm năng đất đai khí đất đai, khí hậu Việt Nam.
So với các loại cây trồng khác thì sản xuất rau đem lại hiệu quả kinh tế khá
cao. Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.06.10 NN trong giai
đoạn 2001 - 2004, mỗi ha trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng thu nhập bình
quân 10,2 - 11,6 triệu đồng/ha/2 vụ, nếu trồng thêm một vụ rau đông với thu nhập
bình quân 21 triệu đồng sẽ gần gấp đôi hai vụ lúa (Trần Khắc Thi) [18].
10
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2014
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)
(tạ/ha)
( tấn)
2008
690.620
111
7.724.502
2009
787.890
115
9.064.085
2010
818.088
109
8.975.534
2011
835.918
107
9.014.988
2012
848.200
111
9.439.000
2013
873.643
113
9.625.315
2014
894.512
116
9.823.710
Chỉ tiêu
Năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2016)[27]
Qua bảng 1.4 ta thấy:
Theo số liệu thống kê của FAO những năm gần đây diện tích trồng rau của ta
ngày càng được mở rộng từ 690.620 ha năm 2008 lên 894.512 ha năm 2014. Diện
tích tăng nhanh từ năm 2008 đến năm 2014 qua 7 năm diện tích tăng 203.892 ha.
Theo tài liệu của tác giả (Phạm Thị Thùy,2006) [21] rau ở nước ta năng suất
còn thấp và bấp bênh năm 1998 năng suất cao nhất chỉ đạt 144,8 ta/ha bằng 80% so
với mức trung bình của toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Nếu so với năm 1990 là
123,5 tạ/ha thì năng suất bình quân cả nước trong 10 năm cũng chỉ tăng 11,5 tạ/ha.
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt là các tỉnh có năng suất
rau cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt năng suất bình quân ở mức 160 tạ/ha. Năng suất
trung bình thấp nhất ở các tỉnh miềm Trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất
trung bình cả nước. Số liệu thống kê của FAO những năm gần đây năng suất tương
đối ổn định đạt 116 tạ/ha.
Sản lượng rau có chiều hướng ra tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tấn tăng
81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hằng năm từ 1990-2000 là
xấp xỉ 260 nghìn tấn. Do diện tích tăng nhanh dẫn đến sản lượng rau ở nước ta tăng
lên đáng kể từ 7.724.502 tấn năm 2008 tăng lên 9.064.085 tấn năm 2009, đến năm
11
2010 lại giảm xuống 8.975.534 tấn, năm 2014 sản lượng rau lại tăng lên 9.823.710
tấn. Sản lượng rau của nước ta được thu chủ yếu từ 2 vùng chính đó là vùng chuyên
canh rau ven thành phố và vùng rau luân canh với cây lương thực.
Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của các thành phố, khu công
nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới cũng được hình thành và phát triển
nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.
1.2.3 Tình hình sản xuất đậu cô ve tại Bắc Giang
Bắc Giang có diện tích đất nông nghiệp 276 nghìn ha, chiếm 71,68% tổng
diện tích đất tự nhiên, có điều kiện để phát triển đa dạng các giống cây trồng vật
nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới, gieo trồng nhiều vụ trong năm. Đây là lợi thế có thể phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc
thù hơn so với các tỉnh trung du miền núi và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Bước đầu
đã hình thành một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung như: lúa chất lượng
26.000 ha, sản lượng 148 nghìn tấn, vải thiều 32.000 ha, sản lượng 160-200 nghìn
tấn; cây rau đậu hàng năm đạt 24.000 ha, sản lượng đạt khoảng 380 nghìn tấn (trong
đó: rau chế biến, rau an toàn 4.500 ha, sản lượng 85.000 tấn).
Vụ thu đông năm 2015, toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) trồng 110 ha đậu
cô-ve, tăng 20 ha so với cùng kỳ năm trước.
Thời điểm này, nông dân thu hoạch đậu, năng suất bình quân đạt 1 tấn/sào.
Với giá bán từ 8 - 12 nghìn đồng/kg, mỗi sào đậu cô-ve cho thu nhập bình quân
khoảng 10 triệu đồng, tương đương 270 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn nhiều lần so với
trồng các loại rau màu thực phẩm khác. Được biết, đậu côve được nông dân trên địa
bàn huyện bổ sung vào công thức luân canh 3 vụ/năm để xây dựng cánh đồng cho
thu nhập cao. Các xã có diện tích trồng đậu cô-ve nhiều là Bảo Sơn, Đông Phú, Chu
Điện, Bảo Đài.
1.2.3.1. Giá trị của cây rau
* Giá trị dinh dưỡng
- Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể
Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân
hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90-
12
110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan
trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như
protein, lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 515% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 7475%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm
lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ
khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính
hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như
khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit. - Rau là nguồn cung
cấp vitamin phong phú và rẻ tiền.
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv...
Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh
lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ
thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày
thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng
gà... do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do
thiếu vitamin C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù
do thiếu 2 vitamin B (chủ yếu là B1).
- Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể
Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của
xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra
khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong
các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100- 357mg%).
Khi xã hội ngày một phát triển thì việc dùng rau trong bữa ăn ngày càng
tăng. Trong khẩu phần ăn của người dân hiện nay rau cung cấp khoảng 95% - 99%
nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B2, gần 100% vitamin C và các loại
vitamin khác (Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân, 2000) [11]. Theo quan điểm của các
nhà dinh dưỡng học để đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm bình thường, mỗi người cần
250 - 300g rau xanh/ngày, khoảng 80 - 100kg/năm. Trong khi đó theo thống kê ở
13
nước ta mới cung cấp được 60g/người/ngày (Trần Khắc Thi, 2006) [18]. Như vậy,
mới đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu về rau. Đậu côve là một thức ăn rất thông dụng
và còn là một vị thuốc có giá trị. Thành phần dinh dưỡng gồm Protein (đạm) 0,8g;
glucid (đường) 3,0g; xenlulo (xơ) 0,7g; năng lượng 16 calo; Canxi 23mg; Phospho
27mg; Sắt 1mg; Caroten 0,30 mg; V itamin B1 0,03mg; Vitamin C 5,0mg. Thành
phần dinh dưỡng trong 100g rau của một số loại rau ở nước ta được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 1.5: Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g rau ở một số loại rau
(theo bảng thành phần hóa học thức ăn ở nước ta)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Loại
rau
Bầu
Cà rốt
Cà
chua
Đậu
đũa
Đậu cô
ve
Rau
muống
Su hào
Súp lơ
Dưa
chuột
Thành phần hoá học
(g%)
Xenl
Pr H2O Glu
ulo
6,0 91,5 2,9 1,0
1,5 88,0 8,0 1,2
Muối khoáng
Vitamin (mg%)
Calo
(mg%)
cho
Caro
100g Ca P
Fe
B1
B2 C
ten
14
21 25 0,2 0,02 0,02 0,03 12
39
43 39 0,8 1,90 0,06 0,06 8
6,0 94,0 4,2 0,8
20
12
26
1,4
2,00 0,06 0,04 10
6,0 83,0 8,3 12,0 59
47
26
1,6
0,50 0,29 0,18 3
1,8 90,0 5,4 1,6
30
48
31
1,1
0,01 0,06 0,05 36
3,2 92,0 2,5 1,5
23
100 37
1,4
2,90 0,04 0,09 3
2,8 88,0 6,3 1,7
2,5 90,9 4,9 0,9
37
30
46
26
50
51
0,6
1,4
0,15 0,06 0,05 40
0,05 0,11 0,10 70
0,8 95,0 3,0 0,7
16
23
27
1,0
0,30 0,03 0,04 5
Nguồn: Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam năm 1972
(Nguyễn Thúy Hà, 2010) [7]
* Giá trị kinh tế
Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược.
Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc
dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu có giá trị cao. Trong
những năm gần đây thị trường rau được mở rộng năm 2000 tổng kim ngạch xuất
khẩu của nước ta là 200 triệu USD. Năm 2003 là 150 triệu USD.
14
- Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một số
loại cây trồng khác 4 Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho
năng suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết
khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng trồng trên
chân đất ấy. Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1
ha rau gấp 2 - 3lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn đấu thu
nhập 50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70-100 triêụ
đồng/ha/năm. Tại vùng chuyên canh rau Hà Nội (2002-2004) theo mô hình trồng
rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76-83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới
124 -153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triêụ/ha bình quân của ngành
trồng trọt. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng
cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy đây là
điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng rau.
* Giá trị khác
- Giá trị y học
Rau không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được sử dụng như cây
dược liệu quý: hành hoa, gừng, nghệ, tía tô… Đặc biệt là cây tỏi ta được xem là cây
dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước. Người ta cho rằng nếu ăn
mướp đắng và bí ngô thường xuyên thì có thể phòng chống bệnh đái tháo đường.
- Giá trị xã hội
Khi ngành sản xuất rau được phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc
sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người dân lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của con người, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước.
Khi sản xuất rau được coi là một nghề thì những khu chuyên canh rau sẽ
được mở rộng, sẽ có điều kiện để sắp xếp lao động một cách hợp lí, giải quyết việc
làm cho người nông dân lúc nông nhàn.
1.3. Tình hình nghiên cứu đậu cô ve trên thế giới và VN
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu cô ve trên thế giới
Đậu cô ve là cây trồng đã xuất hiện từ lâu đời mà loài người đã biết sử dụng
và trồng trọt.Từ thời thượng cổ, nông dân lao động đã nhận thức thấy được giá trị