Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường khu dân cư xung quanh khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

NGUYỄN PHÚC HƯNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
KHU DÂN CƯ XUNG QUANH KHU CÔNG
NGHIỆP BỈM SƠN, THỊ XÃ BỈM SƠN,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên- 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

NGUYỄN PHÚC HƯNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU
DÂN CƯ XUNG QUANH KHU CÔNG NGHIỆP BỈM
SƠN, THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã ngành: 60.44.03.01

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên- 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Hưng


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và đặc
biệt TS. Nguyễn Thanh Hải trực tiếp hướng dẫn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành đề tài khoa học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi
trường, UBND thị xã Bỉm Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Bỉm Sơn,
Ban Quản lý KCN Bỉm Sơn - Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh
Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện để tôi triển khai đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Phúc Hưng


i

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................3
1.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................4
1.2. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam .......5
1.2.1. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp trên thế giới ..........................5
1.2.2. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ở Việt Nam ..........................7
1.2.3. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa .............12
1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài..............................................................16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................18

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................18
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................18
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ..................................18
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ...................................19
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích .................................................................19


ii

2.4.4 Phương pháp mô hình hóa ...............................................................................21
2.4.5. Phương pháp so sánh.......................................................................................22
2.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................22
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................23
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ............................23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................31
3.2. Tình hình hoạt động và thực trạng môi trường của KCN Bỉm Sơn ...................35
3.2.1. Thực trạng đầu tư phát triển của khu công nghiệp Bỉm Sơn ..........................35
3.2.2. Thực trạng chất lượng môi trường của khu công nghiệp Bỉm Sơn.................38
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường khu dân cư xung quanh khu công nghiệp Bỉm
Sơn.............................................................................................................................43
3.3.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí khu dân cư xung quanh khu công
nghiệp Bỉm Sơn .........................................................................................................43
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước khu dân cư xung quanh khu công
nghiệp Bỉm Sơn .........................................................................................................53

3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường và sức khỏe người dân sinh sống xung quanh
khu công nghiệp Bỉm Sơn thông qua phiếu điều tra .................................................62
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường của khu dân cư
xung quanh khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa................67
3.4.1. Giải pháp về kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường ..............................67
3.4.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN
Bỉm Sơn .....................................................................................................................68
3.4.3. Giải pháp về quy hoạch ...................................................................................69
3.4.4. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường .............................70
3.4.5. Giải pháp về tuyên truyền, tăng cường sự tham gia cộng đồng về bảo vệ
môi trường. ................................................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................72
1. Kết luận .................................................................................................................72
2. Đề nghị ..................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL KCN
BVMT
CNH, HĐH
CN
ĐTNN
GTSX
GHCP
HĐND
KCN

KCX
KKT
KTXH
KPHĐ
NSLĐ

: Ban quản lý Khu công nghiệp
: Bảo vệ môi trường
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Công nghiệp
: Đầu tư nước ngoài
: Giá trị sản xuất
: Giới hạn cho phép
: Hội đồng nhân dân
: Khu công nghiệp
: Khu chế xuất
: Khu kinh tế
: Kinh tế - xã hội
: Không phát hiện được
: Năng suất lao động

Nxb
PTBV
QCCP
UBND
XHCN

: Nhà xuất bản
: Phát triển bền vững
: Quy chuẩn cho phép

: Ủy ban nhân dân
: Xã hội chủ nghĩa


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí thực hiện lấu mẫu ............................................................................20
Bảng 3.1. Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các năm ...............................................28
Bảng 3.2. Tổng hợp độ ẩm không khí qua các năm..................................................28
Bảng 3.3. Tốc độ gió (m/s) khu vực nghiên cứu .......................................................29
Bảng 3.4. Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi qua các năm .............................................30
Bảng 3.5. Các dự án đầu tư vào KCN Bỉm Sơn tính đến năm 2016.........................36
Bảng 3.6: Tình hình thu hút lao động trong KCN của thị xã Bỉm Sơn.....................37
Bảng 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí của các nhà máy trong khu Công
Nghiệp Bỉm Sơn ........................................................................................................39
Bảng 3.8. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu dân cư năm
2014 ...........................................................................................................................43
Bảng 3.9. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu dân cư năm
2015 ...........................................................................................................................45
Bảng 3.10. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu dân cư
năm 2016 (thông qua công tác lấy mẫu) ...................................................................46
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp kết quả tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn ...........................51
Bảng 3.12: Khả năng phát tán bụi từ nhà máy xi măng Bỉm Sơn.............................52
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2014 .................................54
Bảng 3.14: Kết quả phân tích môi trường nước thải năm 2014 ...............................54
Bảng 3.15. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2015 .................................55
Bảng 3.16. Kết quả phân tích môi trường nước thải năm 2015 ...............................56
Bảng 3.17. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2016 .................................57
Bảng 3.18. Kết quả phân tích môi trường nước thải năm 2016 ...............................58

Bảng 3.19. Kết quả hỏi ý kiến người dân về tình hình bụi phát sinh ........................62
Bảng 3.20: Kết quả hỏi ý kiến người dân về nguyên nhân phát sinh bụi .................63
Bảng 3.21: Kết quả hỏi ý kiến người dân về chất lượng tiếng ồn ............................64
Bảng 3.22. Tình trạng sức khỏe của người dân khu dân cư xung quanh ..................66


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí khu vực thực hiện đề tài ..................................................................24
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Bụi ...............................................................48
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NOx ..............................................................48
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO................................................................49
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 ...............................................................49
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện độ ồn ..............................................................................50
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong nước mặt .....................................59
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong nước thải .....................................59
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD trong nước mặt ...................................59
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+ trong nước mặt ...............................60
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+ trong nước thải ...............................60
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 trong nước mặt ................................60
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 trong nước thải ................................60
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Colifrom trong nước mặt ..........................61
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Colifrom trong nước thải ..........................61
Hình 3.16. Tỷ lệ đánh giá chất lượng nước mặt trong khu vực ................................65
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn ............66


1


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hình thành, xây dựng các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu chế
xuất (KCN, KKT, KCX) là động lực quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá (CNH, HĐH), thu hút đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng.
Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã gặt hái được những thành công trong
phát triển kinh tế nhờ phát triển các KCN [7].
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển ngành công
nghiệp khá sớm. Trước khi thực hiện công cuộc đổi mới nước ta đã có một số điểm
công nghiệp (CN) tập trung như khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên, Điểm
công nghiệp tập trung ở Biên Hòa... Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, trên phạm
vi cả nước hiện có 461 KCN trong quy hoạch tổng thể phát triển các KCN ở Việt
Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 142,1 nghìn ha. Trong đó khoảng
82,8 nghìn ha của các KCN đã được thành lập/cấp Giấy chứng nhận đầu tư và 59,4
nghìn ha của các KCN chưa được thành lập[15].
Nhờ các chính sách đổi mới thích hợp, các KCN ở Việt Nam đã phát triển
nhanh chóng và từng bước khẳng định vị trí, vai trò của chúng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế quốc dân nói chung, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nói
riêng.Trong xu thế chung đó, là một tỉnh Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa có đủ điều kiện
để phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư nói chung, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) nói riêng, coi đó là nguồn lực tốt để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa
Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 như
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra[15]. Tuy nhiên mặt trái của
sự phát triển của khu công nghiệp đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu
vực sản xuất và ra môi trường xung quanh. Trong phạm vi quy hoạch Khu công
nghiệp Bỉm Sơn hiện nay vẫn còn khoảng 1.964 hộ dân sinh sống thuộc các khu
phố của phường Lam Sơn và phường Ba Đình, do đó hoạt động của khu công
nghiệp đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và sức khỏe của khu dân
cư xung quanh khu công nghiệp này, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu

hiện trạng môi trường khu dân cư xung quanh khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã
Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” nhằm đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng môi trường


2

sống của khu dân cư xung quanh.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá cứu hiện trạng môi trường khu dân cư xung quanh khu công nghiệp
Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm đưa ra giải pháp cải thiện chất
lượng môi trường sống của khu dân cư xung quanh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước và môi trường không khí
của khu dân cư xung quanh KCN Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường của khu dân cư xung
quanh khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi
trường của khu dân cư và một số giải pháp được đưa ra trong đề tài là tài liệu tham
khảo có giá trị cho công tác quản lý môi trường của UBND thị xã Bỉm Sơn.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này.
- Tạo cơ sở cho những định hướng nghiên cứu khoa học mới.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn của đề tài nhằm hướng tới những
giải pháp mang tính khả thi sẽ có ý nghĩa đáng kể cho định hướng, quy hoạch khu

công nghiệp của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý địa phương, các
doanh nghiệp thấy được những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp tới đời sống
của người dân để đưa ra những giải pháp và hỗ trợ thích đáng để tháo dỡ khó khăn
của người dân.
- Qua đề tài, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức cũng như các bài
học kinh nghiệm có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường, báo cáo hiện
trạng môi trường hàng năm, vai trò của việc quy hoạch khu công nghiệpvà quy
hoạch khu đô thị, khu dân cư để đản bảo chất lượng môi trường sống của người dân.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật” [13].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến đến
con người và sinh vật” [13].
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó kịp thời
với sự cố; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh

học[17].
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường[13].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”[13].
- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,


4

tái sử dụng, tái chế, sử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải [13].
- Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp
nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm[13].
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính
kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường[13].
- Khu công nghiệp: Là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ quyết định thành lập[15].
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Hóa chất số: 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về việc quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều Nghị


5

định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
1.2. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp trên thế giới
Vấn đề về ô nhiễm công nghiệp mà các nước khác nhau trên toàn thế giới
phải gánh chịu là khác nhau.
a. Tại các nước Bắc Âu
Ở các nước phát triển, vào đầu thế kỷ XX, lượng khí thải gây ô nhiễm môi
trường không khí và môi trường nước tại cơ sở sản xuất là rất lớn. Bên cạnh đó một

lượng lớn các chất thải phát sinh từ nhà máy sản xuất ra môi trường xung quanh gây
ô nhiễm môi trường nặng nề. Một ví dụ điển hình là khu công nghiệp ở miền Bắc
nước Anh, nơi bụi phóng xạ của muội đã đặt một lớp phủ bóng tối trải lên toàn bộ
cảnh quan khu vực.
Giống như Anh khu vực Ruhr ở Đức, một lượng lớn không mong muốn bụi
phóng xạ từ các ngành công nghiệp thép đã gây ô nhiễm không khí nặng nề cho khu
vực. Tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, tình huống tương tự xảy ra.
Những nỗ lực ở các nước OECD trong việc giảm thiểu ô nhiễm bắt đầu được
thực hiện vào năm 1980 đến nay, và sự đền đáp cho cho những nỗ lực đó trở nên rõ
ràng khi việc xả early- chất ô nhiễm được xác định đã được giảm đến một mức độ
lớn kể từ đầu năm 1970 và nhiều vấn đề môi trường đã được giải quyết.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thường đi kèm với sự gia tăng tiêu thụ năng
lượng và nguyên liệu thô. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm sản xuất công nghiệp ở
nhiều quốc gia cho thấy tốc độ tăng trưởng công nghiệp có thể có lợi trong công tác
bảo vệ môi trường và quản lý nghiên cứu và phát triển, do đó thúc đẩy công nghệ
mới trong ngành công nghiệp để tiếp tục giảm thiểu rủi ro môi trường cần được phát
huy. Công nghiệp phát triển sẽ cung cấp các điều kiện tài chính cần thiết, các khoản


6

đầu tư lớn cho công cuộc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp cũng như đầu
tư các thiết bị xử lý môi trường tại nguồn phát thải. Kết quả, tạo ra cho một sự phát
triển công nghiệp bền vững tác động nhỏ tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và
tăng cường tái chế chất thải [12].
Tuy nhiên đến nay các vấn đề môi trường vẫn còn tồn tại ở nhiều nước
OECD. Ở nhiều địa phương, ô nhiễm công nghiệp nằng nề mới chỉ được thay thế
bởi khu vực khác hoặc tăng diện tích phát tán ô nhiễm... các khu vực cũng như nhà
máy gây ô nhiễm vẫn còn tồn tại, các sự cố môi trường đôi khi vẫn xảy ra.
b. Tại các nước Đông Âu

Các ngành công nghiệp nặng chiếm ưu thế ở Đông Âu và thường tập trung
vào một khu vực nhất định nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên cho đến
nay những tác động môi trường của công nghiệp hóa ở các khu vực này rất ít quan
tâm. Kết quả là, các nước Đông Âu đang đối mặt rất nghiêm trọng vấn đề ô nhiễm
công nghiệp. Tuy nhiên sự thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội trong thời gian qua đã
dẫn đến trong những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp. Các ngành công nghiệp
nặng và ô nhiễm môi trường tại các nước Đông Âu đã được giảm đáng kể trong thời
gian qua [12].
c. Tại các quốc gia đang phát triển
Tình hình ô nhiễm công nghiệp tại các quốc gia đang phát triển nghiêm trọng
và phức tạp hơn trong các quốc gia phát triển nguyên nhân là do quá trình công
nghiệp hóa ở các nước này là ít nâng cao. Các ngành công nghiệp điển hình ở các
nước này bao gồm hoạt động sản xuất gang thép; hoạt động khai thác khoáng sản;
các ngành công nghiệp dệt may, thuộc da và các ngành công nghiệp giấy và bột
giấy..... Tuy nhiên để phát triển kinh tế các quốc gia đnag phát triển vẫn đưa ra
nhiều chính sach Nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau đã coi thị trường
của các nước đang phát triển là thị trường
Trong những năm 2000, một số nhà đầu tư không thể hoặc không sẵn sàng
để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn đã chuyển đến "vùng tự do công
nghiệp" ở nhiều nước đang phát triển, mà làm cho tình hình ô nhiễm môi trường ở
các nước này phức tạp hơn. Nhiều nhà đầu tư ở các nước phát triển đã lựa chọn đầu


7

tư phát triển doanh nghiệp tại các nước đang phát triển do chính sách ưu đãi của cơ
quan quản lý nhà nước, do nguồn nguyên liệu cũng như lực lượng lao động rồi rào...
bên cạnh lợi ích mà các nhà đầu tư mà các doanh nghiệp đem lại cho kinh tế của các
nước đang phát triển thì vấn đề môi trường lại càng nghiêm trọng hơn nguyên nhân
là do có nhiều doanh nghiệp tới đầu tư phát triển tuy nhiên công nghệ sản xuất lại

chưa được đầu tư đồng bộ, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư đã coi nhẹ vấn đề môi
trường dẫn đến chất lượng môi trường ngày càng sụt giảm [12] [29].
1.2.2. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ở Việt Nam
Để phục vụ các khu công nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi,
trong 5 năm từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy là gần 370
nghìn ha. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi được thu hồi đất
nhiều nhất, trong đó những địa phương đứng đầu là: Tiền Giang (20,3 nghìn ha),
Đồng Nai (19,7 nghìn ha), Bình Dương (16,6 nghìn ha), Hà Nội (7,7 nghìn ha),
Vĩnh Phúc (5,5 nghìn ha)... Điều đó tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu người
với gần 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho thấy, trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi,
sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc. Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có
tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang
nghề mới, 20% không có việc làm hoặc có việc nhưng không ổn định, 53% số hộ
nông dân bị thu hồi đất có thu nhập sụt giảm so với trước đây nên đời sống gặp
nhiều khó khăn[14].
a. Môi trường ở các KCN Miền Nam
- Tại Đồng Nai: Nổi bật tình hình ô nhiễm khu công nghiệp tại Đồng Nai là
vi phạm về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Vedan gây hậu quả nghiêm trọng
tới môi trường: Từ đầu năm 1994, công ty Vedan đã lắp đặt và vận hành hệ thống
bơm, đường ống kĩ thuật để bơm dịch thải lỏng và các chất dịch thải đặc vào sông
Thị Vải với lưu lượng 4000m3/ngày[2].
Hậu quả của Vedan Việt Nam: Cả con sông Thị Vải đã ô nhiễm trầm trọng
và đặc biệt khúc sông có hệ thống nước thải của Vedan đổ ra đã biến thành con
khúc sông “chết”. Nước sông thì đen đặc còn mùi hôi thi bốc lên nồng nặc. Ngoài


8

việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông này cũng bị điêu đứng bởi tình

trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ
sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Không những thế,
tình hình sức khỏe của người dân sống gần sông cũng đang bị đe dọa. Theo khảo
sát, nồng độ oxi trong nước ở khu vực này là 0.5mg/lít trở xuống [2].
- Tại Cần Thơ: Theo sở TN-MT cần Thơ, hiện có 3 KCN đang hoạt động là
Trà Nóc l, Trà Nóc 2 và Thốt Nốt chưa xây dựng hệ thống nước thải tập trung. Các
doanh nghiệp thuộc các KCN này đang bắc các ống cống thải trực tiếp nước thải ra
sông Hậu.
Theo thống kê sơ bộ, tại TP cần Thơ, nước ở sông Hậu đã bị ô nhiễm cấp độ
2, rạch Sang Trắng (Phước Thới, Ô Môn) ô nhiễm cấp độ 7, rạch Bò Ót (Thới
Thuận, Thót Nốt) ô nhiễm cấp độ 4.
- Tại Long An: Với các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện có trên
địa bàn mỗi ngày dự tính thải ra môi trường khoảng 363 tấn rác công nghiệp và
151.000 m3 nước thải công nghiệp...
- Tại TPHCM: Trên địa bàn hiện có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động
với tổng số 611nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt
động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu
công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng
10.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130
tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy
hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng [2].
b. Môi trường ở các khu công nghiệp Miền Bắc
- Tại Hà Nội: Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức xúc tác động tiêu
cực đến đời sống và kìm hãm sự phát triển của Hà Nội. Thành phố đang thực sự bị
“bủa vây” bởi đủ các loại ô nhiễm rác thải, khí thải và nước thải...
Theo kết quả của sở Tài Nguyên Môi Trường và nhà đất, tại Hà Nội có hom
400 cơ sở công nghiệp thì có tới 200 cơ sở gây ô nhiễm không khí. Hàng năm các
cơ sở này “đóng góp” thêm vào bầu không khí khoảng 80000 tấn khói bụi, 9000 tấn



9

SO2; 19000 tấn khí NO2. Chất lượng không khí ở Hà Nội, đặc biệt là khu vực nội
thành đã có biểu hiện suy thoái, nồng độ các chất độc hại, bụi trong không khí đã
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1-2 lần, nhiều nơi gấp 6-7 lần. Tại các khu vực có
nhiều công trường xây dựng như Hà Đông, Mỹ Đình, Từ Liêm, cầu Giấy, Hoàng
Mai bụỉ cuốn mù mịt, làm người đi đường tức ngực, nhức mắt [22].
Nguồn nước ở thành phố (cả nước mặt và nước ngầm) cũng đang bị ô nhiễm
nặng. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất đều xả thẳng ra môi trường mà
không qua xử lý. Đa số các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải hoặc có
nhung hoạt động không hỉệu quả. 90% lượng nước thải công nghiệp, y tế ở thành
phố không được xử lý. Mới có 1/10 khu công nghiệp vừa và nhỏ, 8/48 bệnh viện,
trung tâm y tế trên địa bàn thành phố (chưa kể đến số bệnh viện, trung tâm y tế do
Trung ương quản lý đóng trên địa bàn thành phố) có trạm xử lỷ nước thải tập trung.
- Tại Phú Thọ: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp của tỉnh Phú Thọ bị phát hiện
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt mới đây là trường hợp của là công
Công ty Miwon, gây bất bình trong dư luận.
Ngoài ra các cơ sở công nghiệp như: Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty dệt
Vĩnh Phú, Công ty rượu bia Vieger Phú Thọ, Công ty giấy Lửa Việt, Công ty
Pangrim Neotex cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải, khí thải,
chất thải rắn có chứa hoá chất độc hại.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái môi trường ở Phú Thọ
chính là vấn đề chất thải sản xuất công nghiệp. Thực tế cho thấy, tại nhiều cơ sở
công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng công nghệ, thiết bị lạc
hậu. Việc đổi mới dây chuyền sản xuất còn nhiều hạn chế dẫn tới việc chất thải ra
môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp,
nước sông Hồng bị ô nhiễm nặng cục bộ tại các khu công nghiệp và đô thị, nước
sông Lô đã có biểu hiện ô nhiễm càn phải có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời;
một số nơi đã và đang trở thành “điểm nóng” do ô nhiễm môi trường như xã Thạch
Sơn, huyện Lâm Thao và mới đây nhất là những vi phạm của công ty Miwon.

- Tại Kính Môn Hải Dương: Khói bụi xi măng đã làm cho nhiều người
chết,trẻ em bị suy nhược cơ thể với tỉ lệ cao,gần 1300 người dân khắc khoải chìm


10

ngập trong khói bụi của 4 nhà máy xí măng lò đứng đang ngày đêm toả khí độc.
Không chỉ khói bụi, nước thải của các nhà máy xi măng cộng với bụi chảy ra ruộng
gây chai cứng mặt ruộng, không thể canh tác gì được.. Ông Nguyễn Tá Dước, Giám
đốc Sở Tài nguyên - môi trường huyện Kinh Môn cũng khẳng định, mức độ ô
nhiễm về bụi, khí thải S02 và tiếng ồn đều vượt quá mức cho phép [21].
- Tại Hải Phòng: Ô nhiễm bụi tại các khu công nghiệp đang ở mức độ trầm
trọng. Ở một số khu dân cư gần các KCN nồng độ khí sulfíure vượt chỉ số tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần cụ thể khu dân cư thôn An Thọ gần nhà máy xi măng Hải
Phòng nồng độ khí sulfure trung bình ngày là 0,407 mg/m3 gấp 1,4 làn tiêu chuẩn
cho phép[21].
- Tại Quảng Ninh : Nổi bật về ô nhiễm môi trường là của ngành than, ở các
bến cảng tiếp nhận than phân tán, nhỏ lẻ, hạ tàng yếu kém và đa số không có công
trình bảo vệ môi trường. Nhiều bến - bãi đã có quyết định của tỉnh Quảng Ninh
ngừng hoạt động nhưng không chấp hành, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng như
tuyến đường 337 (Hạ Long) hoặc Mông Dương (Cẩm Phả). Đánh giá của Sở TNMT
cho thấy: Nồng độ bụi ở khu vực Mông Dương (Cẩm Phả); Hà Trung, Hồng Hải
(TP.Hạ Long); Khe Ngát (Uông Bí) - đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều làn.
Kiểm ứa nước thải tại Cty than Hà Lầm có hàm lượng BOD (nhu cầu ôxy sinh hoá),
COD (nhu cầu ôxy hoá học)[21].
TSS (hàm lượng cặn lửng lơ) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,9- 5,7 lần; hàm
lượng TTS trong nước thải của Cty than Dương Huy (Cẩm Phả) vượt đến 16 lần...
Chưa kể nhiều DN không hề có hệ thống xử lý nước thải.
c. Môi trường xung quanh các khu công nghiệp Miền Trung:
Theo thống kê chưa đầy đủ, khu vực kinh tế động lực của miền Trung (từ

Thừa Thiên - Huế đến Bình Định) đã có khoảng 20 khu công nghiệp (KCN) được
xây dựng và thu hút gần 500 dự án. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho miền Trung
chậm phát triển. Thế nhưng cùng với việc phát triển nhanh các KCN thì môi trường
nơi đây cũng đang trong tình trạng báo động bởi nạn ô nhiễm nặng nề do chất thải
từ các nhà máy.
- Đà Nẵng: Từ ngày KCN Hòa Khánh hình thành, toàn bộ đất trên cánh đồng


11

Gia Tròn, đồng Phở, đồng Cửa nằm sát hồ Bàu Tràm bị nước thải của Nhà máy sản
xuất giấy Wei Sen Xin làm ô nhiễm. Nước thải chảy tràn lâu ngày thấm sâu vào Nu
đất khiến đất chuyển sang màu đen đục, mùi hôi thối gây bệnh lở loét, ghẻ quánh
đặc trong không khí.
Không những thế, tại khu vực Nam Ô (thuộc KCN Liên Chiểu) bụi xi măng
của nhà máy xỉ măng Hải Vân làm cho không khí đặc quánh vì nồng độ bụi tăng
cao. Không chỉ có Nhà máy ximãng Hải Vân thải bụi, Nhà máy Thép Đà Nằng ở
gần đó cũng mặc nhiên xả mạt sắt thép ra ngoài khiến không khí ở đây càng đặc
quánh lại[22].
- Quảng Nam: KCN Điện Nam - Điện Ngọc được xem là KCN lón nhất và là
niềm tự hào về phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Và KCN này cũng
đang nổi lên như một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở miền Trung. Bởi vì, cũng
như nhiều KCN khác ở miền Trung, KCN này vẫn chưa xây dụng hệ thống xử lý
chất thải.
Sau hơn sáu năm hoạt động, các nhà máy tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
chẳng được cơ quan chức năng nào giám sát chất thải được xử lý như thế nào. Và
toàn bộ chất thải, kể cả rắn, khí, lỏng đều tự do thải ra ngoài môi trường. Con
mương dẫn nước thải của KCN chảy tự do ra sông Ngân Hà, làm dòng sông trong
xanh từ bao đờỉ nay trở nên đen kịt. Cá tôm chết tiệt. Trạm bơm Tứ Câu gần như
ngừng hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm không thể tưới tiêu cho gần 200ha mộng

của Điện Ngọc 1, Điện Ngọc 2.
- Tại Quảng Ngãi : KCN Quảng Phú được chính thức hoạt động từ đầu năm
2000 và đến nay đã thu hút trên 24 dự án sản xuất lâm sản, thủy sản, phân bón, bao
bì, giấy... Đây là KCN lán nhất của Quảng Ngãi, thế nhưng từ khi đi vào hoạt động
đến nay KCN này chưa có hệ thống xử lý nước thải chung, nên các nhà máy đã xả
chất thải ra kênh Đầu Lăng. Trước đây người dân dùng nước kênh để sinh hoạt sản
xuất, nhưng bây giờ nguồn nước trở nên đen ngòm và hôi thối. Ngoài kênh Bầu
Lăng thì sông Trà Khúc cũng chung số phận, bởi một số nhà máy của Công ty
Đường Quảng Ngãi đã đưa chất thải trực tiếp ra sông. Nhiều lần cá trên sông Trà
Khúc bị chết nổi trắng dòng do ô nhiễm. Kết quả quan trắc môỉ trường của Sở Tài


12

nguyên - môi trường Quảng Ngãi mới đây cho thấy nước thải KCN Quảng Phú vượt
tiêu chuẩn cho phép (về các chỉ tiêu COD, BOD, dầu, ss, CN), trong đó đáng chú ý
là chỉ tiêu CN - chất có mức độc hại cao gây nguy hiểm đến đời sống của thủy sinh
vật cũng như con người[22].
1.2.3. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa
Theo Báo cáo số 186/BC – STNMT ngày 27/11/2015 của Sở TN&MT
Thanh Hóa thì toàn tỉnh có KKT Nghi Sơn và 8 KCN nằm trong quy hoạch đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đồng ý bổ sung bao gồm: KCN
Lễ Môn, KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga, KCN Bỉm Sơn, KCN Lam Sơn – Sao
Vàng, KCN Hoàng Long, KCN Thạch Quảng, KCN Ngọc Lặc và KCN Bãi Trành.
Cùng với chất thải, sự ô nhiễm không khí tại các cụm công nghiệp, làng nghề
từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải,
thực phẩm thừa, thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở chế biến thủy sản, lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi và giết mổ, chất chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan từ các
làng nghề thủ công mỹ nghệ… cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Đặc biệt, tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản

xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi
trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô
nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Trong khi đó tại các KCN mới, do được đầu tư công
nghệ hiện đại, hệ thống xử lý khí thải đồng bộ trước khi xả thải ra môi trường, dẫn
đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các KCN này đã được cải thiện
một cách rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có KCN Lễ Môn có hệ thống xử lý nước
thải tập trung, KCN Tây Bắc Ga đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải nhưng
không vận hành. KKT Nghi Sơn và các KCN khác đều trong giai đoạn đầu tư kết
cấu hạ tầng. Các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động trong KKT và các KCN đã có
hệ thống xử lý nước thải cục bộ, tuy nhiên chất lượng nước thải ra môi trường tại
nhiều cơ sở còn một số chỉ tiêu như: TSS, COD, BOD, Colifrom vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 1 – 5 lần [17],[18].
a. Hiện trạng chất lượng môi trường tại KKT Nghi Sơn.
- Chất lượng không khí: Theo số liệu quan trắc năm 2011 của Sở Tài nguyên


13

và Môi trường, cho thấy: Chất lượng không khí tại các khu dân cư gần KKT chủ
yếu bị ô nhiễm bởi bụi và tiếng ồn: Có 9/12 vị trí quan trắc có nồng độ bụi cao hơn
Quy chuẩn Việt Nam (QCVN); đặc biệt trong mùa khô; Có 6/12 vị trí quan trắc có
độ ồn cao hơn QCVN từ 5 đến 10 dBA.
- Chất lượng môi trường nước: Theo kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm
tại KKT Nghi Sơn đợt I năm 2012, cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong
GHCP, riêng chỉ tiêu Mn vượt QCCP 1,26 lần. Chất lượng nước biển ven bờ khu
vực KKT Nghi Sơn, hàm lượng COD trong nước vượt QCVN từ 1,7 đến 6,25 lần
(tuỳ theo mỗi đợt quan trắc). Tổng lượng nước thải phát sinh do hoạt động của các
cơ sở trong KKT khoảng 3500 m3/ngày, trong đó nước thải sinh hoạt là 2000
m3/ngày và nước thải công nghiệp là 1500 m3/ngày. Hiện tại, KKT Nghi Sơn chưa
có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất tự đầu tư xây dựng hệ

thống xử lý nước thải cục bộ, sau đó thải ra cống thoát nước chung của khu vực.
Nguồn tiếp nhận nước thải là Sông Tuần Cung và Sông Lạch Bạng [1].
- Chất lượng môi trường đất: Kết quả quan trắc môi trường đất có nguy cơ
suy thoái tại KKT năm 2012, cho thấy hàm lượng Photpho dễ tiêu và Kali dễ tiêu có
giá trị thấp so với tiêu chí của tổ chức FAO-UNESCO. Đối với tất cả các chỉ tiêu
phân tích so với QCVN 03:2008/BTNMT và 15:2008/BTNMT, chưa có dấu hiệu
vượt GHCP trong các năm trở lại đây [1].
- Chất thải rắn: Tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 221,5 m3/ngày,
trong đó CTR công nghiệp là 100 m3/ngày, CTR sinh hoạt là 120 m3/ngày, CTR
nguy hại là 1,5 m3/ngày. Hiện tại, KKT chưa có khu vực tập kết rác thải công
nghiệp, rác thải sinh hoạt và chưa có đơn vị phụ trách công tác thu gom rác thải.
Các sơ sở sản xuất, kinh doanh hầu hết phải tự xử lý bằng nhiều hình thức khác
nhau hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý. Tỷ lệ thu gom, xử lý CTR
công nghiệp đạt 60%, CTR sinh hoạt đạt 50% [1].
b. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Lễ Môn:
KCN Lễ Môn được thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng tại Quyết định số 186/1998/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ trong đó giao cho Công ty Xây dựng Nông nghiệp


14

và Phát triển nông thôn Thanh Hóa làm Chủ đầu tư, có tổng diện tích quy hoạch là
62,61 ha và được chuyển giao cho Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng các KCN
Thanh Hóa nay là Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển hạ tầng Thanh Hóa.
- Nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN với lưu
lượng khoảng 400 m3/ngày đêm, được các cơ sở thu gom, xử lý sơ bộ và dẫn vào hệ
thống thu gom, xử lý tập trung của KCN và xả vào hệ thống thoát nước chung của
KCN, nguồn tiếp nhận là sông Thống Nhất. Hiện KCN đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung với công suất xử lý 2.200 m3/ngày đêm, áp dụng công nghệ sinh

học sử dụng men sinh học, công nghệ thông khí kéo dài. Hiện có 09 Doanh nghiệp
đã ký hợp đồng đấu nối nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong số đó có
07 doanh nghiệp đã đấu nối, còn lại 19 doanh nghiệp chưa đấu nối [1].
- Khí thải: Chủ yếu phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN
và do các cơ sở tự xử lý.
- Chất thải rắn công nghiệp từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN phát
sinh khoảng 16,59 tấn/ngày do các cơ sở tự thu gom và ký hợp đồng xử lý. Bùn thải
dư phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN được chuyển giao cho
Công ty Môi trường đô thị Thanh Hóa vận chuyển, xử lý
c. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Tây Bắc Ga:
KCN Tây Bắc Ga giai đoạn 1 được thành lập theo Quyết định số 3192/QĐCT ngày 06 tháng 10 năm 2003 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy
hoạch chi tiết KCN Tây Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa và được điều chỉnh bổ sung
tại Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2007, tổng diện tích quy
hoạch giai đoạn 1 là 84,3 ha; đã lấp đầy 100%, trong đó: đất xây dựng nhà máy
43,84 ha, đất công trình dịch vụ 4,5 ha, đất giao thông 22,71 ha, các loại đất khác
13,25 ha. Ngày 14/5/2010, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 1600/QĐUB phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Tây Bắc Ga giai đoạn 2 [1].
- Nước thải phát sinh từ các cơ sở đang sản xuất, kinh doanh trong KCN
khoảng 288m3/ngày đêm, được các cơ sở tự thu gom, xử lý và thải vào hệ thống
thoát nước chung của KCN, nguồn tiếp nhận là kênh Vét. Hiện tại, công trình hệ
thống xử lý nước thải tập trung KCN về cơ bản đã hoàn thành với công suất xử lý


15

3.000 m3/ngày đêm, các cơ sở đang tiến hành đầu nối về hệ thống xử lý [1].
- Khí thải: Chủ yếu phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN
và do các cơ sở tự xử lý.
- Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN do các
cơ sở tự thu gom và ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị đem đi xử lý. Hiện
KCN chưa có khu vực tập kết rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt và chưa có

đơn vị phụ trách công tác thu gom rác thải [1].
d. Hiện trạng môi trường Khu công nghiệp Lam Sơn:
KCN Lam Sơn có tổng diện tích 1.000 ha, hiện tại có Nhà máy đường Lam
Sơn, công suất 6.000 tấn mía/ngày; Nhà máy giấy Mục Sơn, công suất 10 nghìn
tấn/năm; Nhà máy sản xuất phân bón vi sinh, công suất 80.000 tấn/năm; Nhà máy
Cồn Lam Sơn, công suất 25 triệu lít/năm và nhiều xí nghiệp khác đang hoạt động.
Hiện tại chưa có hạ tầng kỹ thuật của KCN, Trưởng Ban quản lý KKT Nghi Sơn
đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng [1].
e. Diễn biến chất lượng môi trường tại các KCN
- Chất lượng môi trường không khí.
+ KCN Tây Bắc Ga: Theo kết quả báo cáo quan trắc môi trường hằng năm
tại KCN Tây Bắc Ga, các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường không khí và
tiếng ồn đều trong mức giới hạn cho phép theo QCVN 05:2008/BTNMT;
06:2008/BTNMT và 26:2010/BTNMT. Môi trường không khí xung quanh chưa có
dấu hiệu bị ô nhiễm do hoạt động của KCN [1].
+ KCN Lễ Môn: Kết quả quan trắc môi trường không khí khu dân cư cạnh
KCN Lễ Môn trong 2 đợt quan trắc đầu năm 2012 cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu đều
nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN, riêng chỉ tiêu bụi lơ lửng vượt QCCP từ
1,016 - 1,15 lần; độ ồn vào khoảng thời gian 6 giờ đến 21 giờ vượt GHCP từ 1,2 2,6 dBA[1].
+ KCN Bỉm Sơn: Kết quả quan trắc môi trường không khí KCN Bỉm Sơn từ
năm 2005 đến 2010 cho thấy: chỉ tiêu bụi vượt QCCP từ 1,6 đến 2,6 lần; độ ồn (từ
22 - 24h) vượt QCCP từ 1,12 đến 1,3 lần. Đến năm 2012, kết quả quan trắc cho
thấy: các chỉ tiêu phân tích không khí và tiếng ồn đều nằm trong GHCP, đối với chỉ


16

tiêu bụi chỉ vượt QCCP xuống còn 1,06 lần[1].
+ KCN Lam Sơn: Kết quả quan trắc môi trường không khí KCN Lam Sơn từ
năm 2005 đến 2010 cho thấy: chỉ tiêu bụi vượt QCCP từ 1,4 đến 3,2 lần; SO2 vượt

QCCP 1,03 lần; độ ồn (từ 22 - 24h) vượt QCCP từ 4 - 6 dBA. Đến năm 2012, kết
quả quan trắc cho thấy: các chỉ tiêu phân tích không khí và tiếng ồn đều nằm trong
GHCP, riêng đối với chỉ tiêu NH3 vượt QCCP 1,01 lần [1].
- Chất lượng môi trường nước.
+ KCN Tây Bắc Ga: Theo kết quả quan trắc đợt I, năm 2012, chất lượng
nước ngầm tại KCN Tây Bắc Ga cho thấy: chỉ tiêu COD vượt QCCP 2 lần;
Coliform vượt QCCP 11 lần; Mn vượt QCCP 2,06 lần. [2]
+ KCN Lễ Môn: Kết quả quan trắc đợt I, năm 2012 cho thấy một số chỉ tiêu
vượt GHCP theo QCVN như sau: chỉ tiêu COD vượt QCCP 1,6 lần; Cl - vượt QCCP
5,228 lần; độ cứng vượt QCCP 2,44 lần; chất rắn tổng số vượt QCCP 1,46 lần[1].
+ KCN Bỉm Sơn: Kết quả quan trắc đợt I, năm 2012 cho thấy: chỉ tiêu
Coliform vượt QCCP 26,3 lần. Các chỉ tiêu khác đều nằm trong GHCP[1].
+ KCN Lam Sơn: Kết quả quan trắc đợt I, năm 2012 cho thấy: chỉ tiêu COD
vượt QCCP 2 lần; Coliform vượt QCCP 43,3 lần. Các chỉ tiêu khác đều nằm trong
GHCP [1].
1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trên thế giới và Việt Nam đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
phát triển bền vững các KCN, sự ảnh hưởng của quá trình phát triển các khu công
nghiệp đến môi trường khu dân cư xung quanh, điển hình như các công trình:
Công trình nghiên cứu Implementing industrial ecology Plaining for ecoindustrial in the USA của D.Gibbs và P.Deutz. Nxb Elsevier cho rằng, mặc dù quan
điểm PTBV nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong nhiều diễn đàn quốc tế nhưng
trên thực tế, việc đạt mục tiêu “win-win-win” (cùng chiến thắng) về các mặt phát
triển kinh tế, môi trường và xã hội vẫn còn là một vấn đề nan giải [4]. Những quan
điểm ủng hộ phát triển CN sinh thái cho rằng việc dịch chuyển trong chuỗi sản xuất
CN từ một đường thẳng đến hệ thống khép kín là điều kiện để giúp đạt mục tiêu
PTBV. Trong những năm gần đây, các tiếp cận từ khái niệm công nghiệp sinh thái


×