Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà 6 Ngón nuôi tại xã Mai Pha – thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN KHÁNH TOÀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ 6 NGÓN NUÔI
TẠI XÃ MAI PHA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
- TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN KHÁNH TOÀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ 6 NGÓN NUÔI
TẠI XÃ MAI PHA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
- TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Liên


THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Toàn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và được
tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới người hướng dẫn
khoa học: TS. Nguyễn Thị Liên; cô đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn của các
thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, phòng Đào tạo – Trường Đại học

Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên trong suốt thời gian học tập.
Xin cảm ơn tới bà con nông dân xã Mai pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi theo dõi và thu thập số liệu làm cơ sở
cho luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Toàn


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.1.1. Phân loại và nguồn gốc gia cầm ....................................................... 3
1.1.2. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ở gia cầm ................... 4
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ở gia cầm 5
1.1.4. Các tính trạng ở gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ........................... 7
1.1.5. Một số đặc điểm của gà 6 ngón ...................................................... 21
1.1.6. Một số đặc điểm tự nhiên của xã Mai Pha – Lạng Sơn .................. 22
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 24
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 24
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 29
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 29
2.1.3.Thời gian thực hiện luận văn: từ tháng 8/2015 - 8/2016 ................. 29


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
2.2.1. Nghiên cứu về số lượng, cơ cấu, quy mô đàn gà 6 ngón nuôi tại xã
Mai Pha – Lạng Sơn ................................................................................. 29
2.2.3. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà 6 ngón................................. 29
2.2.4. Nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng và chất lượng
thịt của gà 6 ngón ...................................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình chăn nuôi của gà 6 ngón tại xã

Mai Pha – Lạng Sơn ................................................................................. 30
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của gà 6 ngón ........... 30
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của gà 6 ngón ........... 30
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt
của gà 6 ngón ............................................................................................ 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 37
3.1. Số lượng, cơ cấu và sự phân bố đàn gà 6 ngón tại xã Mai Pha – Lạng Sơn37
3.1.1. Biến động về số lượng gà nuôi tại xã Mai Pha qua 3 năm ............. 37
3.1.2. Cơ cấu đàn gà theo giống nuôi tại xã Mai Pha – Lạng Sơn năm 2016..... 38
3.1.3. Quy mô đàn gà 6 ngón nuôi trong nông hộ tại xã Mai Pha ............ 40
3.1.4. Nguồn gốc nhân giống đàn gà 6 ngón nuôi tại xã Mai Pha – Lạng Sơn.... 41
3.2. Một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh học của gà 6 ngón nuôi tại xã Mai Pha
– Lạng Sơn ................................................................................................... 42
3.2.1. Đặc điểm màu lông ......................................................................... 42
3.2.2. Đặc điểm kiểu mào ......................................................................... 44
3.2.3. Đặc điểm ngón và màu chân ........................................................... 47
3.2.4. Tập tính sinh hoạt của giống gà 6 ngón nuôi tại xã Mai Pha – Lạng Sơn .... 49
3.3. Một số chỉ tiêu thành thục về tính và sinh sản của giống gà 6 ngón nuôi
tại xã Mai Pha – Lạng Sơn ........................................................................... 51
3.3.1. Chỉ tiêu về thành thục sinh dục....................................................... 51


v

3.3.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất, chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở của gà 6 ngón52
3.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của gà 6 ngón
nuôi tại xã Mai Pha – Lạng Sơn ................................................................... 60
3.4.1. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................... 60
3.4.2. Khả năng sinh trưởng của gà 6 ngón nuôi tại xã Mai Pha – Lạng Sơn 62

3.4.3. Khả năng cho thịt của gà 6 ngón lúc 28 tuần tuổi .......................... 68
3.4.4. Một số thành phần hóa học của thịt gà 6 ngón ............................... 71
3.4.5. Hàm lượng một số axit amin của thịt gà 6 ngón............................. 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

cs

: Cộng sự

cm2

: Centimet vuông

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

g


: Gram

h2

: Hệ số di truyền

ha

: Hecta

km

: Kilomet

kcal

: Kilocalo

mm

: Milimet, đơn vị đo chiều dài

NST

: Năng suất trứng

STT

: Số thứ tự


SS

: Sơ sinh

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

VCK

: Vật chất khô


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu của một số giống gà Việt Nam...................... 8
Bảng 1.2: Thành phần cấu tạo trứng của một số giống gia cầm (%) ............... 13
Bảng 1.3: Hệ số di truyền của tính trạng khối lượng ở gà ............................... 17
Bảng 1.4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thịt của một số loài
gia cầm………………………………………………….....21
Bảng 2.1. Đánh giá chất lượng trứng theo đơn vị Haugh: ............................... 32
Bảng 2.2. Sơ đồ thí nghiệm theo dõi khả năng sinh trưởng gà 6 ngón ............ 33
Bảng 3.1. Số lượng gà nuôi tại xã Mai Pha qua 3 năm (2014 – 2016) ............ 37
Bảng 3.2. Cơ cấu phân bố đàn gà theo giống nuôi tại xã Mai Pha .................. 39
Bảng 3.3. Quy mô đàn gà 6 ngón tại xã Mai Pha ............................................ 40
Bảng 3.4. Nguồn gốc nhân giống đàn gà 6 ngón nuôi tại xã Mai Pha ............ 41
Bảng 3.5. Đặc điểm màu lông của gà 6 ngón trưởng thành ............................. 42
Bảng 3.6. Kiểu mào của gà 6 ngón trưởng thành............................................. 45
Bảng 3.7. Số ngón 2 bên chân của gà 6 ngón trưởng thành............................. 47

Bảng 3.8. Màu da chân của gà 6 ngón trưởng thành ....................................... 48
Bảng 3.9. Tập tính sinh hoạt của gà 6 ngón ..................................................... 49
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về tuổi thành thục sinh dục gà 6 ngón .................. 52
Bảng 3.11. Chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ và năng suất trứng .......................................... 53
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà 6 ngón ............................ 55
Bảng 3.13. Các chỉ tiêu ấp nở của gà 6 Ngón .................................................. 58
Bảng 3.14. Tỷ lệ nuôi sống của gà 6 ngón qua các tuần tuổi (%) ................... 61
Bảng 3.15. Sinh trưởng tích lũy của gà 6 ngón ................................................ 64
Bảng 3.16. Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của gà 6 ngón ........................ 66
Bảng 3.17. Khảo sát thành phần thân thịt của gà 6 ngón lúc 28 tuần tuổi....... 69
Bảng 3.18. Phân tích một số thành phần hóa học của thịt đùi và thịt
ngực gà 6 ngón lúc 28 tuần tuổi........................................................ 73
Bảng 3.19. Phân tích hàm lượng một số axit amin của thịt gà 6 ngón lúc
28 tuần tuổi ....................................................................................... 74


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Một số màu lông gà 6 ngón............................................................. 44
Hình 3.2: Một số kiểu mào gà 6 ngón ............................................................. 47
Hình 3.3: Chân gà 6 ngón lúc mới nở ............................................................. 48
Hình 3.4: Chân gà 6 ngón 20 tuần tuổi ........................................................... 48
Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà 6 ngón .......................................................... 54
Hình 3.6: Ấp nở gà 6 ngón .............................................................................. 60
Hình 3.7: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà 6 ngón ...................................... 65
Hình 3.8: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà 6 ngón .................................. 67
Hình 3.9. Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà 6 ngón ................................... 68
Hình 3.10: Gà 6 ngón mổ khảo sát.................................................................. 71



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay khi kinh tế đất nước phát triển, mức sống của người dân
ngày càng được nâng cao. Con người không chỉ có nhu cầu về số lượng mà
còn có nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm chăn nuôi nói chung và sản
phẩm gia cầm nói riêng. Trên thực tế những gen quy định những tính trạng
có chất lượng cao về thịt và trứng của gia cầm lại thường là những giống
gà địa phương mang đầy đủ các đặc điểm của phẩm giống nguyên thủy hay
phẩm giống quá độ. Các gen này phải trải qua hàng nghìn năm tiến hóa và
chọn lọc tự nhiên mới hình thành được như ngày nay. Nếu để mất đi những
gen này chúng ta sẽ không có cơ hội khôi phục lại khi ta cần để phục vụ cho
chính mục đích của chúng ta. Vì thế bảo tồn các nguồn gen quý hiếm và sử
dụng tốt quỹ gen vật nuôi đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các
nhà khoa học.
Gắn với câu chuyện truyền thuyết trên núi Tản Viên (Ba Vì – Hà Nội)
với lời thách cưới của Vua Hùng “Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng
mao”. Có một loài gia cầm được chọn làm lễ vật gả công chúa, một loài gia
cầm mà nhân dân chỉ tin có trong truyền thuyết đó là gà chín cựa. Ngày nay
loài gà này đã xuất hiện ở một số vùng miền của Tổ quốc với những tên gọi
theo cách gọi của người dân địa phương. Người dân vùng đất tổ Phú Thọ gọi
loài gà này là gà Đa Cựa, còn người dân vùng Mẫu Sơn - Lạng Sơn gọi loài
gà này là gà 6 ngón. Loài gà này từ khi mới nở đã có nhiều ngón chân, các
ngón chân mọc thành chùm ở cổ chân gần với vị trí cựa của các giống gà
khác. Gà được nuôi chăn thả tự nhiên, chủ yếu sống trên đồi, quanh các thửa
ruộng bậc thang, tối mới tìm về chuồng ngủ. Nguồn thức ăn chính là các côn
trùng sống ngoài tự nhiên do gà tự tìm kiếm được, một phần là ngô, thóc và

các sản phẩm phụ nông nghiệp khác.
Gà 6 ngón là gà quý hiếm của đỉnh núi Mẫu Sơn – Lạng Sơn, nay đã
được nuôi phổ biến với diện rộng ở các xã như Mai Pha, Yên Trạch, Công
Sơn và một số xã lân cận khác, theo kết quả nghiên cứu, bảo tồn chọn lọc và
phát triển của đề tài Đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia do Viện Chăn


2

Nuôi thực hiện với sự hỗ trợ của FAO, Tổ chức nghiên cứu phát triển Đức
(DFG) thông qua Chương trình nghiên cứu hỗ trợ vùng cao (Uplands
Program) miền núi Đông Nam Châu Á, nhưng chưa được bảo tồn ở mức an
toàn, hiện tại số lượng ít, phân tán, tỷ lệ nuôi sống thấp, thường bị lai tạp và
khả năng đồng huyết cao.
Trên thực tế có rất ít tài liệu, tổng kết viết về gà 6 ngón và cũng còn rất ít
đề tài nghiên cứu về nó. Để góp phần cung cấp thêm các số liệu khoa học cho
việc đánh giá khẳng định giá trị của gà 6 ngón, cho các nghiên cứu tiếp theo
trên loài gà quý này cũng như góp phần nâng cao chất lượng, số lượng và bảo
tồn loài gà này tại địa phương, nhằm xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân
tộc ở các xã, thôn, bản, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà 6 Ngón nuôi tại xã
Mai Pha – thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn”. Từ đó có cơ sở khuyến
cáo vào thực tế sản xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được đặc điểm sinh học, sức sống, khả năng sinh trưởng, sinh
sản và khả năng sản xuất của gà 6 ngón nuôi tại xã Mai Pha - Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin về tình hình chăn nuôi gà 6
ngón nuôi trong nông hộ tại xã Mai Pha – Lạng Sơn.

Bổ sung và cung cấp thêm số liệu về đặc điểm sinh học và khả năng sản
xuất của gà 6 ngón.
Làm tài liệu cho học tập, giảng dạy và tham khảo cho người sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các số liệu thu được phục vụ cho công tác bảo tồn quỹ gen vật nuôi,
đồng thời làm cơ sở cho định hướng công tác giống sau này.
Kết quả nghiên cứu làm rõ về đặc điểm sinh học, sinh trưởng và khả năng
sản xuất của gà 6 ngón. Từ đó cung cấp những kỹ thuật cần thiết giúp cho
người chăn nuôi bảo tồn giống và phát triển quy mô chăn nuôi cho phù hợp.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Phân loại và nguồn gốc gia cầm
1.1.1.1. Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [45], gà thuộc:
- Giới (Kingdom): Animal
- Ngành (Class): Aves
- Lớp (Order): Gallijonmes
- Họ (Family): Phasianidae
- Chủng (Genus): Gallus
- Loài (Species): Gallus Gallus
1.1.1.2 Nguồn gốc
Gà nhà hiện nay có nguồn gốc từ gà rừng Gallus Gallus, gà được nuôi ở
Ấn Độ khoảng 2000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs
(1994) [14] ở Việt Nam gà được nuôi cách đây 3000 năm. Theo Đặng Hữu
Lanh và cs (1999) [25], gà rừng có thể chia thành 3 loại kiểu hình sau:

+ Kiểu Bankiva (gà nguyên thủy): Lông nhiều, dán vào mình, ức nở,
mào và dái tai lớn, mỏ hơi cong, dài và nhọn.
+ Kiểu Mã Lai (gà chọi): Ít lông, cấu trúc lông cứng, mào và dái tai nhỏ,
đầu nhỏ, mắt lõm vào hốc mắt, mỏ ngắn, khỏe.
+ Kiểu Cochin: Nhiều lông, bồng, nhiều lông tơ, mào và dái tai vừa, tai
nhỏ màu đỏ, mỏ tương đối ngắn.
Theo Mignon-Grasteau S. và cs (2005) [80] cho biết phía Nam lục địa
Châu Á, trải dài từ bắc Ấn Độ đến duyên hải miền nam Trung Quốc là chiếc
nôi quan trọng trong việc thuần hóa các giống vật nuôi. Ở đây có khá nhiều
loại vật nuôi được thuần hóa như: lợn, gà, ngỗng, vịt, trâu, bò.
Ở nước ta, cho đến nay các công trình nghiên cứu về nguồn gốc của gà
chưa thật đầy đủ, nhưng sơ bộ có thể nói nước ta là một trong những trung
tâm thuần hóa gà đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Gà nhà ở nước ta bắt
nguồn từ gà rừng Gallus banquiva.


4

Như vậy, thông qua các di chỉ khảo cổ với các niên đại khác nhau cho
phép khẳng định Gallus banquiva là tổ tiên các giống gà nhà hiện nay. Có
nhiều tài liệu chứng minh rằng gà được thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á và
từ đây phân bố đi khắp thế giới. Trải qua hàng nghìn năm thuần hóa và không
ngừng chọn lọc đã hình thành các giống gà địa phương thích nghi tốt với điều
kiện riêng biệt của các nước khác nhau, đồng thời hình thành nên các giống
gà theo hướng sản xuất khác nhau như hiện nay.
1.1.2. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ở gia cầm
1.1.2.1. Ngoại hình của gia cầm
Gà có dạng điển hình của lớp chim (aves), một động vật có xương
sống bậc cao đã thích ứng với điều kiện sống bay nhảy. Toàn thân được
bao phủ bằng lông và yếm. Lông cườm và lông trên lưng có sự khác biệt

giữa trống và mái.
Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ thuộc vào sự biểu
hiện dưới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố melanin và dạng dịch của sắc
tố lipocrom. Sắc tố melanin quy định từ màu cafe - vàng đến màu đen; còn
lipocrom quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh sẫm. Ở gia cầm màu sắc
lông khác nhau có thể chia làm 2 nhóm lớn là lông màu và lông trắng.
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp nên có thể phân biệt trống mái. Mào
gà rất đa dạng cả về hình dáng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho
từng giống. theo hình dạng mào người ta phân biệt các loại: mào cờ, mào hạt
đậu, mào mâm xôi, mào nụ.
Chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau
về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipocrom đồng thời thiếu vắng
melanin. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của melanin. Khi màu đen có
mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục
(xanh lá cây).
1.1.2.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm là yếu tố quan trọng giúp
cho chăn nuôi đạt hiệu quả. Tổn thất do dịch bệnh ở gia cầm là rất lớn nên cần
phải có những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa để giảm bớt tổn thất đó.


5

Marco A.S và cs (1992) (dẫn Theo Hoàng Toàn Thắng, 1996) [50] cho
biết: sức sống được thể hiện ở thể chất và xác định trước hết bởi khả năng có
tính di truyền ở động vật có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi
của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [24] thì mối liên quan giữa chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa máu đối với sức sống và sản lượng trứng được Kotris và cs tại Viện
Thú y Matxcơva (1988) xác định: Số lượng bạch cầu trong máu gà Hybro liên

quan đến sức sống và sản lượng trứng, những gà mái có số lượng bạch cầu cao
giai đoạn 60 - 110 ngày thì tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao.
Theo Gavano J.F (1990) [77] hệ số di truyền tỷ lệ chết ở gia cầm là 0,07; hệ
số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25. Robertson A. và Lerner I.M (1949) [84]
xác định hệ số di truyền tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thấp, phụ thuộc vào
dòng, giống, giới tính và phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nuôi dưỡng.
Theo Lê Viết Ly (1995) [28] động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm
khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh
cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc
(1995) [45] cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33.
Phan Cự Nhân và cs (1998) [39] cho biết khi điều kiện sống thay đổi
(thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng,…), gà lông màu
có khả năng thích ứng tốt với môi trường sống.
Theo Nguyễn Thị Khanh và cs (2000) [20] nghiên cứu trên gà Tam
Hoàng cho biết, dòng 882 có tỷ lệ nuôi sống đến 6 tuần tuổi đạt 96,15 % - 20
tuần tuổi đạt 95,55 % và dòng Jiangcun các tỷ lệ nuôi sống đến 6 tuần tuổi đạt
96,85 %, 7 - 20 tuần tuổi đạt 95,91 %.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ở gia cầm
Sự hình thành và phát triển của các cá thể động vật nói chung hay gia
cầm nói riêng là đồng nghĩa với quá trình hình thành và phát triển của các
tính trạng di truyền. Vì vậy bản chất của sự di truyền đó là sự truyền đạt các
tính trạng (Character) của bố mẹ cho đời con (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn
Khánh Quắc, 1998) [47].
Các tính trạng ở gia súc, gia cầm là vô cùng phong phú và đa dạng,
Theo quan điểm di truyền học hiện đại thì sự di truyền các tính trạng của gia
súc nói chung hay gia cầm nói riêng chịu sự tác động của qui luật di truyền
các tính trạng số lượng (Quantitative characteristic) hay còn gọi là các tính
trạng năng suất và qui luật di truyền của các tính trạng chất lượng
(Qualitative characteristic) (Nguyễn Ân, 1994) [2].



6

1.1.3.1. Bản chất di truyền của các tính trạng chất lượng
Tính trạng chất lượng là tính trạng được quy định bởi một hay vài cặp gen
có hiệu ứng lớn (major gene). Theo Brandsch H. và Biichell H. (1978) [5] cho
biết các tính trạng chất lượng không bị hoặc ít bị tác động của môi trường, điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng và là tính trạng có hệ số di truyền khá cao. Di truyền
học đối với tính trạng chất lượng tuân theo ba định luật di truyền cơ bản của
Mendel đó là: Định luật tính trội (hay định luật đồng nhất), định luật phân ly
(hay còn gọi là định luật giao tử thuần khiết), và định luật di truyền độc lập của
các tính trạng (hay còn gọi là tổ hợp tự do của hai hay nhiều cặp tính trạng).
Vì vậy sự di truyền các tính trạng chất lượng có vai trò vô cùng quan
trọng trong công tác giống nó đảm bảo sự bền vững của các tính trạng mang
tính đặc trưng cho giống và loài qua các thế hệ.
1.1.3.2. Bản chất di truyền của các tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng hay còn gọi là các tính trạng năng suất đó là những
tính trạng mà khi nghiên cứu sự di truyền của nó chúng ta phải thông qua sự
đo lường biểu hiện kiểu hình các tính trạng ấy như: Sản lượng trứng, kích
thước các chiều đo, tốc độ tăng trọng…
Theo Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [47]. Sự biểu
hiện bên ngoài của các đặc tính của cơ thể được gọi là kiểu hình (Phenotype –
P), nó được qui định bởi giá trị kiểu gen (Genotype value – G) và sự sai lệch
môi trường (Environment value – E). Ta có thể biểu diễn mối quan hệ này
bằng công thức sau:
P=G+E
Biểu hiện kiểu hình được quyết định bởi giá trị kiểu gen: Để so sánh với
các tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng năng suất do nhiều
gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Tuy rằng hiệu ứng của từng
gen riêng biệt là rất nhỏ, nhưng nếu tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ

rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng đa gen
(Poly gene). Thành phần của giá trị kiểu gen bao gồm:
- Giá trị cộng gộp A (addictive value) hay giá trị giống (breeding value).
Đây chính là thành phần vô cùng quan trọng của kiểu gen vì nó mang tính bền
vững và có thể di truyền cho các thế hệ sau.


7

- Sai lệch trội D (dominance deviation). Đó là sự khác nhau giữa giá trị
kiểu gen G và giá trị giống A của một kiểu gen nào đó. Sai lệch trội được tạo
ra từ tác động qua lại giữa các cặp alen ở trong cùng một lô cút (đặc biệt là cả
cặp alen dị hợp tử) và đó là thành phần duy nhất mà người ta có thể xác định
được từ sự đo lường các tính trạng ở quần thể. Ta có thể biểu diễn như sau :
G=A+D
- Sai lệch tương tác I (interaction deviation) hoặc sai lệch át gen (epstatic
deviation) : Đó là kiểu sai lệch khi kiểu gen được cấu thành từ hai lô cút trở
lên do đó giá trị kiểu gen có thêm một sai lệch từ sự tương tác giữa các gen
thuộc các lô cút khác nhau.
Biểu hiện kiểu hình của các tính trạng số lượng còn chịu sự tác động rất
lớn của điều kiện ngoại cảnh, môi trường – E (environment). Có hai loại sai
lệch môi trường chính đó là :
- Sai lệch môi trường chung Eg (general deviation) là nhân tố tác động
lên cả đời con vật hay tác động lên toàn thân con vật một cách lâu dài và liên
tục tới một nhóm các cá thể hay một quần thể. Do đó sự sai lệch này là sai
lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể. Điều này cũng đúng như C.Darwin
(1941) đã viết : Cơ thể động vật trong tự nhiên có thể thay đổi theo nhiều
hướng khác nhau dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống lâu dài của nó
(Trích theo Trần Đình Miên và cs, 1975) [32].
- Sai lệch môi trường riêng Es (special – deviation) : Các sai lệch do

nhân tố môi trường tác động riêng rẽ đến một vài bộ phận khác nhau đối với
từng cá thể riêng biệt trong một nhóm vật nuôi hay một quần thể và chỉ xảy ra
trong một giai đoạn ngắn ở trạng thái khác nhau.
Có thể hiểu được khi kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai lô cút
trở lên thì giá trị biểu hiện kiểu hình của nó được biểu thị như sau :
P = A + D + I + Eg + Es
Tóm lại, theo quan điểm sinh vật học thì sự biểu hiện kiểu hình được
quyết định bởi kiểu gen và điều kiện ngoại cảnh. Hay nói một cách khác năng
suất các giống vật nuôi nói chung, gia cầm nói riêng là kết quả tác động của
yếu tố di truyền và điều kiện môi trường.
1.1.4. Các tính trạng ở gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.4.1. Các chỉ tiêu về sức sinh sản của gia cầm
a, Khả năng sinh sản của gia cầm


8

Sinh sản của gia cầm là hoạt động bản năng mang đặc điểm đặc trưng
cho loài đó là xảy ra quá trình thụ tinh trong, con mái sinh sản bằng cách đẻ
trứng và gia cầm non được sinh ra bằng cách ấp nở ở môi trường bên ngoài cơ
thể mẹ. Theo Neumeister H. (1978) [38] thì khả năng sinh sản của gia cầm có
liên quan và ảnh hưởng tới ba khía cạnh:
- Ảnh hưởng đến sự sinh tinh, từ đó ảnh hưởng đến sự thụ tinh và chất
lượng phôi.
- Ảnh hưởng đến quá trình hình thành trứng trong cơ thể gà mái do đó
ảnh hưởng đến sức đẻ trứng.
- Tác động lên chất lượng của trứng và từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ nở.
Khả năng sinh sản của gia cầm ở các giống, loài, từng cá thể khác nhau
thì khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs (1994) [22] trên
gà Mía và gà Đông Tảo và kết quả của Nguyễn Thị Thu (1998) [54] trên

Ngỗng cỏ đã chỉ rõ điều này.
b, Tuổi đẻ quả trứng đầu
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm tại đó gia cầm bắt đầu thành thục
về tính.
Tuổi đẻ quả trứng đầu là chỉ tiêu đánh giá sự thành thục về sinh dục
có liên quan và phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là: nhân tố di truyền và
ngoại cảnh.
- Các nhân tố ngoại cảnh như: điều kiện thời tiết, khí hậu và độ dài ngày
chiếu sáng, nếu phù hợp gia cầm sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn.
- Nhân tố di truyền đó là sự qui định của loài, giống và trọng lượng cơ thể.
Những gia cầm thuộc giống bé, thể trọng nhẹ thường có tuổi thành thục sinh dục
sớm hơn so với những gia cầm có thể trọng lớn hơn. (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu của một số giống gà Việt Nam
Lê Viết Ly (2001) [29]
Giống gia cầm
Gà Ác
Gà Ri
Gà Mía
Gà Đông Tảo

Tuổi đẻ quả trứng đầu (ngày)
121
127
165 – 170
159


9

Theo Brandsch H. và Biichell H. (1978) [5]: Hệ số di truyền tuổi đẻ quả

trứng đầu tiên của gà là: h2 = 0,14 – 0,15. Giữa tuổi thành thục sinh dục và kích
thước cơ thể gia cầm có mối tương quan nghịch. Nếu chọn lọc theo hướng tăng về
khối lượng quả trứng sẽ dẫn đến sự tăng khối lượng cơ thể gà mẹ và tăng tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên.
Ngoài ra các nhân tố như thức ăn, hướng sản xuất, và kỹ thuật nuôi
dưỡng cũng gây ảnh hưởng lớn. Trong cùng một giống cá thể nào được chăm
sóc nuôi dưỡng tốt hơn sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn.
c, Sức đẻ trứng
Sức đẻ trứng là bản năng của gia cầm nó là một trong những chỉ tiêu
quan trọng phục vụ cho mục đích của con người. Đối với gia cầm đây là chỉ
tiêu đánh giá khả năng sinh sản của loài, giống đó.
Theo Brandsch H. và Biichell H. (1978) [5] cho rằng có năm yếu tố ảnh
hưởng đến sức đẻ trứng trong một năm đẻ:
- Tuổi bắt đầu đẻ trứng hay tuổi bắt đầu thành thục đây là yếu tố có
tương quan nghịch với kích thước cơ thể.
- Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng là sức đẻ trong một thời gian
ngắn nó có tương quan chặt với sức đẻ trứng cả năm (r = 0,46).
- Tần số thể hiện bản năng đòi ấp. Đây là đặc điểm phụ thuộc nhiều vào
yếu tố di truyền song ảnh hưởng của môi trường cũng rất rõ rệt.
- Thời gian nghỉ đẻ cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng trứng trong
một năm. Tuy nhiên nó cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường như: thời
tiết mùa vụ, chế độ dinh dưỡng.
- Thời gian đẻ kéo dài hay tính ổn định của sự đẻ trứng.
Ngoài ra khả năng đẻ trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như
giống, tuổi đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm của từng cá thể (Bùi Đức Lũng và
cs, 1995) [23].
d, Năng suất trứng và các yếu tố ảnh hưởng
Năng suất trứng gia cầm là số trứng thu được của mỗi đàn, mỗi mái đẻ
trong một khoảng thời gian nào đó, có thể là một tháng, một mùa, sau một
năm tuổi, sau một năm đẻ hay cả một đời mái đẻ.



10

Năng suất trứng là đặc điểm di truyền học số lượng. Tác giả Nguyễn Văn
Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [47] cho biết sản lượng trứng có hệ số
di truyền khá thấp (h2 = 0,12 – 0,13).
Theo Nguyễn Thị Bạch Yến (1997) [73] cách tính năng suất trứng ở các
nước khác nhau thì có những quy định khác nhau.
Năng suất trứng cũng phụ thuộc vào bản thân cá thể gia cầm như: Tuổi, độ
béo, tình trạng sức khỏe, thể trạng, sự thay lông, tính ấp bóng, độ thành thục.
Năng suất trứng còn phụ thuộc rất lớn vào các yêu tố ngoại cảnh như chế
độ dinh dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi, chế độ chiếu sáng trong ngày, cách
quản lý chăm sóc của con người.
* Ảnh hưởng của dòng giống:
Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trực tiếp đến
năng suất trứng gia cầm. Với mỗi loài sản lượng trứng chỉ giao động trong
giới hạn nhất định và mang đặc trưng riêng cho loài, giống đó. Năng suất
trứng còn phụ thuộc vào các giống gia cầm, hướng sản xuất. Giống gà
Goldline là giống chuyên trứng có sản lượng trứng là 220 – 280 quả/năm. Gà
Rôt Ri là giống gà kiêm dụng đạt 150 quả/năm (Trương Lăng và Nguyễn
Hiền, 1995) [21].
* Ảnh hưởng của tuổi:
Tuổi gia cầm có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến năng suất trứng
của gia cầm. Mối tương quan giữa năng suất trứng và tuổi đẻ của gia cầm phụ
thuộc vào loài. Theo một quy luật năng suất trứng gia cầm thay đổi theo tuổi
và năm đẻ của gia cầm. Theo nghiên cứu của tác giả N.V.Pigarev (1977);
G.P.Iochius và N.I.Statikov (1979): năng suất trứng của gà thường cao nhất ở
những năm đẻ đầu tiên còn những năm sau giảm dần từ 10% - 20% so với
những năm trước (Nguyễn Bạch Yến, 1997) [73]

* Ảnh hưởng của mùa vụ:
Mùa vụ cùng với thời tiết, khí hậu, gây ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng
suất trứng của gia cầm đặc biệt đối với gia cầm chăn nuôi theo phương thức
chăn thả tự do. Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên cao năng suất trứng gia cầm
thường giảm nhưng mùa thu và mùa đông năng suất trứng lại tăng cao hơn.
Chế độ chiếu sáng phù hợp có thể làm tăng năng suất trứng của gia cầm.
Theo M.Moris cho rằng chế độ chiếu sáng làm kích thích cơ thể gia cầm tiết ra
hoormon FSH từ tuyến yên, từ đó kích thích sự phát triển của bao noãn. Tác giả
Lweddeckens M, (1978) [26] cho rằng độ dài ngày chiếu sáng thích hợp cho gia
cầm đẻ trứng là 13h – 14h/ ngày.


11

Nhiệt độ được quyết định theo mùa vụ nó là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh
hưởng đến sức đẻ trứng gia cầm. Khi nhiệt độ ở giới hạn cao cơ thể gia cầm phải
tăng khả năng thải nhiệt và đồng thời lượng thức ăn vào giảm do khả năng tiêu
hóa giảm dẫn đến số lượng và khối lượng trứng sẽ giảm. Khi nhiệt độ ở giới hạn
thấp gia cầm phải tốn năng lượng cho duy trì nhiệt độ cơ thể dẫn đến sức đẻ của
gia cầm cũng giảm (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999) [16].
Theo tác giả Lweddeckens M. (1978) [26] cho biết rằng nhiệt độ thích hợp
nhất để gia cầm đạt được năng suất trứng tối đa là 10 – 180C.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc
quản lý:
Khẩu phần thức ăn cũng là yếu tố không kém phần quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất trứng gia cầm. Sự mất cân đối hàm lượng các chất trong
khẩu phần ăn làm giảm năng suất trứng. Nếu thiếu hụt một số chất muối
khoáng hay một số chất có hoạt tính sinh học cao có thể gây cho gia cầm phản
xạ ngừng đẻ ( Auaas R.và Wilke R. 1978) [1].
Lê Thị Thúy (1996) [55] cho biết sự thiếu hụt một số chất khoáng như

canxi, photpho sẽ là nguyên nhân gây ra tỷ lệ mềm vỏ, dập vỡ trứng cao.
Năng lượng cũng là yếu tố quyết định đến năng suất trứng nếu năng lượng
quá cao sẽ gây tình trạng quá béo cho gia cầm làm giảm phản xạ nhảy ổ, nếu
quá thấp sẽ gây tình trạng gầy sút của cơ thể và làm giảm sản lượng trứng.
Gà 6 ngón là loài gà được nuôi chăn thả tự nhiên và được con người sử
dụng với những mục đích khác nhau nên kỹ thuật nuôi dưỡng cũng được khai
thác theo nhiều hướng khác nhau. Đối với đàn gà sinh sản và đàn gà hướng
thịt thì việc thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng khác nhau là nhằm để có sản lượng
thịt và chất lượng trứng cao.
1.1.4.2. Đặc điểm sinh học trứng gia cầm
a, Khối lượng trứng
Khối lượng trứng phụ thuộc vào hình dạng trứng bao gồm các chỉ tiêu
như: Dài trứng, rộng trứng, khối lượng lòng trắng, khối lượng lòng đỏ và khối
lượng vỏ. (Awang, 1984) [74].
Theo kết quả nghiên cứu của Pingel H. (1986) [83] cho biết: khối lượng trứng
có tương quan âm so với sản lượng trứng (r = - 0,36) và có tương quan dương so với
tuổi thành thục về tính dục (r = 0,35) và với khối lượng cơ thể (r = 0,31).


12

Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [14] cho biết: ở các loài khác nhau
khối lượng trứng của chúng cũng khác nhau và phụ thuộc rất nhiều yếu tố sản
lượng trứng, kích thước quả trứng, chu kỳ đẻ trứng.
Khối lượng trứng gia cầm thuộc nhóm tính trạng số lượng nhưng do di
truyền quyết định nhiều hơn có hệ số di truyền khá cao h2 = 0,6 – 0,74 và chịu
ảnh hưởng của rất nhiều gen tác động lên tính trạng này (Nguyễn Văn Thiện
và Nguyễn Khánh Quắc, 1998) [47].
b, Hình dạng trứng
Hình dạng quả trứng là một đặc điểm phụ thuộc rất lớn vào loài giống

gia cầm và có liên quan đến từng cá thể gia cầm.
Trứng gia cầm có hình bầu dục với một đầu lớn và một đầu bé hoặc hình
elip với hai đầu trứng tròn đều. Người ta dùng trị số chỉ số hình dạng để đánh
giá hình dạng trứng theo hai cách:
- Tỷ số giữa chiều dài và rộng trứng (được gọi là chỉ số hình dạng)
- Tỷ lệ % giữa chiều rộng và chiều dài trứng
Theo Nuemeister H. (1978) [38] thì người ta dùng chỉ số này để đánh giá
chất lượng của vỏ trứng. Chỉ số này nếu lệch nhiều so với khoảng dao động
cho phép sẽ có nguy cơ dập vỡ trứng cao.
Ở gà chỉ số hình dạng dao động trong khoảng (1,32 – 1,67). Trị số này ở
mỗi loài gia cầm khác nhau là khác nhau (Tạ An Bình và cs, 1985) [4].
Xecgeev V.A (1984) cho biết: Tính trạng hình dạng ở trứng gia cầm gồm
nhiều gen qui định và số gen cũng không giống nhau ở các loài gia cầm. Tác
giả cũng cho biết ở gà số gen này là 78 – 84 gen, ở vịt là 61 – 63 gen (Nguyễn
Minh Quang, 1994) [41].
Theo quan điểm của Rwillson H. (1991) cho rằng có sự tương quan di
truyền giữa chỉ số hình dạng với tỷ lệ ấp nở và sự phát triển của phôi. Tác giả
còn cho biết những quả trứng quá tròn hoặc quá dài thường cho tỷ lệ ấp nở
thấp (Nguyễn Thị Bạch Yến, 1997) [73].
Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [47]: đã cho biết hình
dạng trứng có hệ số di truyền khá cao (h2 = 0,6). Sự biến dạng của hình dạng
trứng là không rõ rệt và không bị ảnh hưởng hay biến động bởi yếu tố môi
trường hay mùa vụ.


13

c, Thành phần cấu tạo trứng
Bảng 1.2: Thành phần cấu tạo trứng của một số giống gia cầm (%)
Thành phần


Tên giống gia cầm
Gà Ri

Gà Ác

Gà Tây

Vỏ

11,88

13,76

11,18

Lòng trắng

54,94

52,01

55,90

Lòng đỏ

33,14

34,23


32,30

(Trích theo Trần Huê Viên (1999) [68]; Lê Viết Ly (2001) [29];
Nguyễn Văn Thiện và cs (1998 – 1999) [48]).
Trứng gia cầm là một tế bào sinh dục đặc biệt bao gồm các thành phần
vỏ cứng, màng, lòng trắng và lòng đỏ. Ở mỗi loài mỗi giống khác nhau thì tỷ
lệ giữa các phần là khác nhau và mỗi phần có các chức năng riêng biệt đảm
bảo cho sự tồn tại duy trì trao đổi chất của tế bào trứng (Bảng 1.2)
* Vỏ trứng:
Vỏ trứng là phần ngoài cùng bao bọc lấy lòng trắng và lòng đỏ của trứng
gồm hai thành phần chính là vỏ cứng và lớp màng.
Lớp vỏ cứng có thành phần hóa học chủ yếu là Ca và có độ dày trung
bình 0,2 – 0,6mm (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998) [15]. Đây là thành phần cơ
bản để tạo nên độ cứng của vỏ, nó có tác dụng bảo vệ các phần chứa bên
trong trứng tránh sự dập vỡ và đồng thời là nguồn khoáng cung cấp cho gia
cầm non trong quá trình ấp nở.
Lớp thứ hai là 2 lớp màng mỏng ngay sát dưới lớp vỏ cứng có khả năng đàn
hồi đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí của tế bào trứng.
Tỷ lệ vỏ trứng có tương quan tỷ lệ thuận với độ dày vỏ trứng nếu tỷ lệ vỏ
cao thì độ dày vỏ cũng cao và ngược lại.
Ngoài yếu tố di truyền thì khối lượng vỏ trứng phụ thuộc vào tuổi gia
cầm, thời tiết khí hậu, mùa vụ, tình trạng cơ thể gia cầm, và đặc biệt là chế độ
dinh dưỡng. Giữa độ bền vỏ trứng và độ dày vỏ có mối tương quan chặt r =


14

0,5 – 0,9. Tác giả J.Pikul (1995) đã cho biết: tỷ lệ vỏ của trứng vịt cao hơn
trứng gà nên độ bền của vỏ trứng vịt cao hơn (Trần Huê Viên, 1999) [68].
Màu sắc của vỏ trứng chỉ có ý nghĩa đối với biểu hiện tính đặc trưng cho

giống gia cầm, nó không có ý nghĩa đối với sự quyết định chất lượng vỏ trứng
hay chất lượng trứng. Màu sắc của vỏ trứng chỉ có ý nghĩa khi dùng để đáp ứng
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng (Brandsch H. và Biichell H. 1978) [5].
* Lòng trắng:
Là phần tiếp giáp ngay với lớp màng mỏng nó bao bọc toàn bộ lòng đỏ,
đây là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong trứng gia cầm. Theo Nguyễn
Duy Hoan và cs (1998) [15] lòng trắng trứng gà chiếm khoảng 56% khối
lượng trứng và bao gồm 2 phần: Lòng trắng đặc và lòng trắng loãng.
Khối lượng lòng trắng cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lòng trắng.
Wegner (1990) đã tính được hệ số di truyền của khối lượng lòng trắng là h2 = 0,27.
Ngoài ra chất lượng lòng trắng còn bị chi phối bởi các yếu tố như giống, tuổi, thức ăn,
chăm sóc và nuôi dưỡng (Nguyễn Đức Hưng, 1992) [12].
Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta còn dùng đơn vị Haugh (HU) như là
một trị số để so sánh. Theo Singh R.A. (1992) [86] thì trong cùng một điều kiện
những trứng có khối lượng tương đương trứng nào có độ cao lòng trắng đặc cao hơn
thì sẽ có HU cao hơn, chứng tỏ chất lượng trứng tốt hơn.
Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [16] cho biết: Đơn vị HU của trứng đạt chất
lượng loại 1 là từ 72 – 80.
Awang (1984) [74] đã cho biết khối lượng trứng có tương quan rõ rệt với khối
lượng lòng trắng (r = 0,86), với khối lượng lòng đỏ (r = 0,71), với khối lượng vỏ (r =
0,48), với chỉ số lòng trắng (r = - 0,43) và với chỉ số lòng đỏ (r = - 0,3).
* Lòng đỏ:
Lòng đỏ là tế bào trứng đặc biệt được bao bọc bởi một lớp màng mỏng
có tính đàn hồi và có tính thẩm thấu chọn lọc để thực hiện trao đổi chất
giữa lòng trắng và lòng đỏ. Ở chính giữa lòng đỏ chứa lõi lòng đỏ màu nhạt
và phần trên cùng của lòng đỏ là đĩa phôi có mang vật chất di truyền trong
đó chứa đầy đủ thông tin di truyền của giống, loài với vai trò là một tế bào


15


sinh dục cái. Tạ An Bình và cs (1985) [4] cho biết rằng chỉ số này trên gà Ri
là 0,43 và theo Nguyễn Văn Trụ (2000) [52] ở gà Mèo chỉ số này là 0,46.
d, Khả năng thụ tinh và tỷ lệ nở
* Sự thụ tinh:
Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [47] đã cho biết: Sự
thụ tinh là một quá trình trong đó các giao tử (Gamete) tức là trứng và tinh
trùng đã hợp nhất lại thành một hợp tử (Zygote). Tác giả cũng cho biết hệ số
di truyền của tỷ lệ thụ tinh ở gia cầm là tương đối thấp với h2 = 0,11 – 0,13.
Berneir, Taylor và Guns (1951) đã cho biết sự thích ứng của cá thể trong
giao phối có ý nghĩa lớn với sự thụ tinh. Có những cá thể trống sự thụ tinh cao
với mái này nhưng lại đạt tỷ lệ rất thấp với con mái khác. Giao phối cận huyết
cũng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ thụ tinh giảm (Lê Thị Thúy, 1996) [55].
Tỷ lệ trống mái hợp lý cũng làm nâng cao tỷ lệ thụ tinh. Theo Nguyễn
Duy Hoan và cs (1998) [15] tỷ lệ trống mái hợp lý là từ 8 – 10 mái/trống.
Thông qua sự thụ tinh các nhà chọn giống có thể đánh giá sức sinh sản
của đời bố mẹ.
* Tỷ lệ ấp nở:
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số gia cầm nở
ra so với tổng số trứng có phôi hoặc so với tổng số trứng ấp. Tỷ lệ nở cũng do
một vài gen chi phối nhưng nó bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường rất lớn.
Schuberth L. và Ruhland R. (1978) [42]; Khummenk T. và cs, (1990)
[78] đã cho thấy khối lượng quả trứng, tỷ lệ giữa lòng đỏ và lòng trắng trứng,
độ dày vỏ xốp của vỏ trứng có ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ lệ ấp nở. Tỷ lệ ấp
nở cao ở trứng có khối lượng trung bình, trứng quá to hoặc quá nhỏ đều dẫn
đến tỷ lệ nở thấp.
Theo Neumeister H. (1978) [38] cho thấy rằng trong khẩu phần ăn cho gia
cầm hàm lượng protein nếu thấp hơn 12% đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả nở.
Bên cạnh đó phương thức ấp và chế độ ấp cũng là yếu tố gây ảnh hưởng,
ấp trứng nhân tạo thường có tỷ lệ nở thấp hơn so với ấp tự nhiên. Ở gia cầm

hoặc ngay trong cùng một giống hay cùng một đàn bản năng ham ấp của
những gia cầm khác nhau cũng dẫn đến tỷ lệ nở khác nhau. Thậm chí phương
thức thu nhận bảo quản trứng, vệ sinh thú y, kỹ thuật hay mùa vụ cũng là


×