HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
&
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản
xuất của gà Rod Island nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật
nuôi - Viện Chăn nuôi”.
HÀ NỘI - 2014
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta là một nghề truyền thống có từ lâu đời và đang góp
phần quan trọng trong cải thiện kế sinh nhai của hàng trăm nghìn hộ nông dân. Hàng
năm, chăn nuôi gia cầm đã cung cấp một khối lượng thịt, trứng lớn thứ hai sau chăn
nuôi lợn, chiếm khoảng 18-20% trong tổng khối lượng thịt các loại (thịt lợn chiếm vị
trí thứ nhất với tỷ lệ 75-76%).
Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt
ngày 16/01/2008, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng vẫn giữ
được vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nước ta trong nhiều năm tới.
Mục tiêu đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương
thức trang trại, công nghiệp đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng
cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt
trên 42% trong cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp (năm 2010 đạt khoảng 32% và
năm 2015 đạt 38%).
Nhằm đạt được mục tiêu trên chúng ta cần phải có những giải pháp đồng bộ về
quy hoạch, tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đào tạo nguồn
nhân lực, trong đó đột phá là giải pháp về khoa học và công nghệ, đặc biệt cần bảo
tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các
giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản
xuất. Đi theo hướng này tháng 7/2007, Viện chăn nuôi đã tiếp nhận 3 giống gà hướng
trứng nhập nội là Hisex White, Rod Island và Pologi, mỗi giống 300 quả trứng giao
cho Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi cho ấp nở sau đó nuôi khảo nghiệm.
Để chủ động tạo ra con giống cung cấp cho sản xuất chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu
quý này, tôi đã chọn đề tài:
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
1
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
“Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Rod
Island nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đặc điểm ngoại hình của gà Rod Island
- Xác định được khả năng sản xuất trứng của gà Rod Island
- Cung cấp một số thông số kỹ thuật cơ bản của gà Rod Island
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
2
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Phần thứ hai. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sự thích nghi của gia cầm
Nhằm chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp, ngoài việc khai
thác tốt các giống vật nuôi bản địa thì việc nhập nội các giống vật nuôi có năng suất cao
ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đối với việc nhập nội giống vật
nuôi, vấn đề tiên quyết cần đặt ra là làm thế nào để giống mới thích nghi với điều kiện
tự nhiên của địa phương. Vì nếu không thích nghi tốt, giống mới sẽ không tồn tại, hoặc
nếu tồn tại thì cũng giảm khả năng sản xuất do đó sẽ không có hiệu quả kinh tế.
Thích nghi là sự thay đổi, phù hợp của cơ thể đối với điều kiện môi trường, sao
cho trong điều kiện mới con vật vẫn có thể sinh trưởng, phát triển bình thường, đồng
thời vẫn giữ được những đặc tính vốn có và có khả năng di truyền những đặc tính đó
cho thế hệ sau (Nguyễn Văn Thiện, 1994).
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích nghi của gia cầm như: điều kiện khí
hậu, dinh dưỡng, đặc tính của phẩm giống, tình hình bệnh tật, lứa tuổi, khoa học kỹ
thuật,… Các giống gà khác nhau cũng có khả năng thích nghi khác nhau. Trong cùng
một giống thì mỗi cá thể có khả năng thích nghi khác nhau, con non sẽ thích nghi tốt
hơn con trưởng thành.
Với những giống gà nhập nội thường trong thời gian đầu nuôi, thích nghi năng
suất của giống sẽ thấp hơn chỉ tiêu chuẩn của hãng, đôi khi tỷ lệ chết còn rất cao.
Ngày nay với với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ việc chọn lọc, chọn phối và
nuôi dưỡng tốt hơn, vì vậy địa bàn thích nghi của các giống gà nhập nội, giống địa
phương cũng rộng hơn.
Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, vì vậy cần phải có những hiểu biết
về đặc tính sinh học của giống, các chỉ tiêu sản xuất và đặc biệt cần biết rõ nguồn gốc
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
3
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
xuất phát của giống, những khả năng kinh tế cũng như tính năng di truyền của phẩm
giống trước khi quyết định nhập giống về để nhân thuần và nuôi thích nghi.
2.2 Sinh trưởng
2.2.1 Khái niệm sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng có vai trò quan trọng, là một trong những chỉ tiêu đánh giá quyết định
đến hiệu quả chăn nuôi. Có rất nhiều khái niệm khi nói về sinh trưởng. Theo viện sỹ I.I.
Somangeozen (1935) cho rằng sự phát triển của cơ thể sống là sự tích luỹ các tế bào tăng
lên về khối lượng, thể tích ở các phần hoạt động của cơ thể đồng thời sinh ra năng lượng tự
do cơ thể lớn lên về khối lượng, tăng lên về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Theo
Chambers (1990) thì sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận thịt, xương, da của động vật.
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều
cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ
sở tính chất di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất
chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất cũng chính là tốc độ hoạt
động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường, 1992). Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp
protein nên người ta thường lấy khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng. Tuy nhiên, có trường hợp tăng trọng mà không phải tăng trưởng (chẳng hạn là
béo mỡ, chủ yếu là tích nước không có sự phát triển của mô cơ). Vì vậy, tăng trưởng
từ lúc trứng rụng cho đến khi cơ thể đã trưởng thành được chia làm hai giai đoạn
chính, giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là thời kì hậu phôi
và thời kì trưởng thành. Sinh trưởng sẽ thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để
tăng số lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Số lượng và độ
lớn tế bào là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về độ lớn cơ thể. Đặc tính hình thành
các bộ phận, hình thành quá trình sinh trưởng là tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di
truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
4
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Phát dục luôn luôn gắn liền với sinh trưởng. Phát dục là quá trình thay đổi về
chất . Tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Somangozen (1964) cho rằng: phát dục là sự hình thành từng phần của cơ thể, là tính
đặc hiệu của ARN và AND trong sự phát triển của phôi, là vai trò của gen mang tính
di truyền của tổ tiên. Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ
thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo, chức năng,
hình thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai
đoạn khác nhau đến kì trưởng thành.
2.2.2. Cách đánh giá sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng
Có rất nhiều cách đánh giá sinh trưởng, người ta thường dùng phương pháp cân
khối lượng và đo kích thước các chiều cơ thể để đánh giá. Nếu nghiên cứu phát dục
của từng cơ quan, bộ phận hoặc từng tổ chức tế bào thì phải dùng máy siêu âm, kính
hiển vi điện tử,… Trong chăn nuôi gia cầm, các nhà chọn giống thường sử dụng cách
đo đơn giản và thực tế.
Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể ở một thời điểm nào đó là một chỉ số được
sử dụng quen thuộc nhất về sinh trưởng, song chỉ tiêu này không nói lên được mức độ
khác nhau về tốc độ trong một thời gian. Xác định được khối lượng cơ thể ở các
khoảng thời gian khác nhau như ở các tuần tuổi ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ
thị sinh trưởng tích luỹ.
Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng hoặc kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát với lúc đầu khảo sát( TCVN2.40.1997).
Đơn vị tính %, đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gia cầm non sinh
trưởng tương đối cao sau đó giảm dần theo tuổi.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
5
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong
khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN2.39.1997). Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối
dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Đường cong sinh trưởng: Biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia cầm và của gia súc
nói chung. Theo Chambers (1990) đường cong sinh trưởng chia làm bốn pha với bốn
đặc điểm chính sau:
- Pha tốc độ: Sinh trưởng tăng dần sau khi nở
- Điểm uốn là thời điểm tốc độ sinh trưởng cao nhất chuyển sang tốc độ sinh
trưởng chậm dần.
- Pha tốc độ sinh trưởng chậm dần tới đường tiệm cận
- Đường tiệm cận là đường trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành.
Thông thường người ta dùng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể hiện bằng đồ thị
sinh trưởng tích luỹ cũng cho biết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng.
Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần ảnh hưởng do
các yếu tố của bản thân con vật (giống, giới tính, ) chúng còn chịu ảnh hưởng của các yếu
tố môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức ăn, phương thức chăn nuôi, )
2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh được biểu thị bằng tỷ lệ nuôi sống, đó là tỷ lệ
phần trăm giữa số con còn sống đến cuối kì so với số con đầu kì. Theo Ngô Giản
Luyện, mối quan hệ giữa chỉ tiêu sinh lý máu với sức sống và sản lượng trứng được
Kris và cộng sự tại viện thú y Maxcova (1968) xác định số lượng bạch cầu trong gà mái
Hybro liên quan đến sức sống và sản lượng trứng. Những gà có số lượng bạch cầu cao
ở giai đoạn 60-110 ngày thì cũng có sức sống và sản lượng trứng cao.
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm bị chi phối bởi các yếu tố bên
trong cơ thể (di truyền) và điều kiện ngoại cảnh (nuôi dưỡng, chăm sóc, thú y).
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
6
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Các nghiên cứu trước đây cho biết tỷ lệ nuôi sống là một tính trạng có hệ số di
truyền thấp. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33;
Lerner và Taylor (1943) lại cho biết hệ số di truyền của sức sống của gà là 0,13; theo
Hill và cộng sự (1954) đã chỉ ra được hệ số di truyền sức sống là 0,66. Như vậy, các
yếu tố ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến tỷ lệ nuôi sống.
Những yếu tố ngoại cảnh đó là: tiểu khí hậu chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng, chế
độ chăm sóc và quy trình thú y.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, và sự thông thoáng trong
chuồng nuôi. Trong đó, yếu tố nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, vì mỗi một loài, một cơ
thể sống đều có một ngưỡng nhiệt độ nhất định, là khoảng nhiệt độ mà con vật có thể tồn
tại, phát triển. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến gia cầm. Khi
nhiệt độ xuống quá thấp cơ thể không còn tự điều tiết được thân nhiệt làm cho hoạt động
sinh lý bình thường của cơ thể bị rối loạn dẫn đến sức đề kháng giảm làm cơ hội cho
mầm bệnh phát sinh. Đặc biệt là giai đoạn gà con, các nghiên cứu cho thấy trong bốn
ngày đầu tiên nếu nhiệt độ môi trường là 1-10ºC thì tỷ lệ gà chết từ 40-50%, sau 10 ngày
tỷ lệ chết là 60 %, số còn lại sinh trưởng kém, còi cọc, ảnh hưởng đến sức sản xuất sau
này. Ngược lại, khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng tối đa sẽ làm gia cầm tăng hô hấp gây
kiềm hoá máu làm rối loạn quá trình sinh lý của cơ thể gây chết cho gia cầm.
Không khí trong chuồng nuôi thường xuyên bão hoà với hơi nước, do đó muốn đẩy
lượng hơi nước thừa ra bên ngoài cần có hệ thống thông khí. Độ ẩm cũng ảnh hưởng tới
sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm. Nếu chuồng nuôi quá nóng ẩm sẽ làm gia
cầm giảm thu nhận thức ăn hàng ngày, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng đẻ trứng
và chất lượng trứng giảm, sức đề kháng giảm, gia cầm dễ mắc bệnh.
2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm tới 70-75% giá thành sản phẩm do vậy người
chăn nuôi phải biết tính toán khẩu phần hợp lý đảm bảo được hiệu quả cao sử dụng
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
7
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
thức ăn của gia súc, gia cầm. Hiệu quả của sử dụng thức ăn được đánh giá dựa trên
mức độ tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTA) của gà ở
giai đoạn gà con và hậu bị là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng
tiêu chuẩn hay nói cách khác TTTA là hiệu xuất giữa thức ăn trên kg tăng khối lượng.
Ở giai đoạn đẻ của gà thường tính TTTA để sản xuất ra trứng, gà sẽ ăn nhiều hơn
trong những tuần đẻ cao nhưng giai đoạn này TTTA thường không cao. Tiêu tốn thức
ăn/ kg tăng trọng hay TTTA/trứng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào giống, loài gia cầm. Theo Nguyễn Thị Mai
(2005) chỉ ra rằng chi phí cho 10 quả trứng của gà Goldline-54 là 1,92kg; gà Brown
Nick là 1,6-1,8kg; gà Hy-Line là 1,7kg. TTTA phụ thuộc vào độ tuổi của gà, ở những
tuần đầu tiên TTTA thấp nhưng càng về sau TTTA càng cao. Các hãng gia cầm nổi
tiếng trên thế giới đã công bố kết quả nghiên cứu của mình cho thấy khi nuôi gà
Broiler Ross-208 đến 6 tuần tuổi TTTA ở mức 1,85-2,2kg/kg tăng trọng (theo nghiên
cứu của Crovinam, 1994); gà Vedehe do viện chọn giống gia cầm Pháp nuôi 42 ngày
tuổi tiêu tốn 1,9 kg thức ăn/kg tăng trọng ( theo Phan Sĩ Điệt); gà Broiler ở 9 tuần tuổi
tiêu tốn 2,39-2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Tuỳ từng cơ thể gà mà TTTA khác nhau, đối với gà sinh trưởng chậm sẽ tiêu tốn
thức ăn hơn gà tăng trọng nhanh vì gà sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian nhiều hơn
đồng nghĩa với duy trì năng lượng cao hơn dẫn tới lượng thức ăn cao. Mặt khác tăng
trọng nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn, trao đổi chất mạnh hơn làm cho
hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến TTTA thấp.
Thức ăn chất lượng cao và cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ tăng hiệu quả sử
dụng thức ăn và giảm TTTA. Ngoài ra hiệu quả sử dụng thức ăn còn phụ thuộc vào
điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ.
2.5. Sức sản xuất của gia cầm
2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
8
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Chức năng sinh sản không những liên quan đến sự sinh tồn của loài gia cầm mà
từ đó con người mới có số lượng đông đảo gia cầm để sử dụng hai sản phẩm quan
trọng của chúng là thịt và trứng. Sức đẻ trứng của gia cầm là số lượng trứng đẻ ra
trong một khoảng thời gian nhất định, thường tính là một năm. Người ta có thể tính
sức đẻ trứng trong 365 ngày từ khi con gia cầm bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên hoặc
500 ngày tính từ khi gia cầm nở (Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994). Có rất nhiều
chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm, đó là những chỉ tiêu sau:
+ Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục
sinh dục của mỗi cá thể là khoảng thời gian tính từ khi gia cầm mới nở ra tới khi gia
cầm đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là khoảng
thời gian tính từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi tỷ lệ đẻ toàn đàn đạt 5%.
Tuổi thành thục sinh dục là đặc điểm di truyền cá thể. Theo Brandach và Brichel
(1978) cho biết hệ số di truyền của tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là h
2
= 0,14 - 0,15. Theo
Đặng Hữu Bình và cộng sự (1999) và thông báo của Kiney (1978) tìm được h
2
= 0,32.
Tuổi thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố chính là giống và phương
thức chăn nuôi. Các giống khác nhau sẽ có tuổi thành thục sinh dục khác nhau, theo
Nguyễn Thị Mai (2007) tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% gà hướng trứng là 18-22 tuần tuổi; gà
hướng thịt là 22-24 tuần tuổi. Khối lượng của cơ thể và độ chiếu sáng dài hay ngắn
cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục sinh dục của gia cầm. Khi thời gian chiếu sáng dài
thì quá trình thành thục sinh dục sớm và ngược lại, trích theo Vũ Đăng Cường (2007).
Tuy nhiên, nếu thành thục sinh dục quá sớm thì gia cầm sẽ đẻ khi cơ quan sinh dục
phát triển chưa toàn diện, số trứng nhỏ nhiều và chu kì đẻ trứng sinh học ngắn.
Tuổi thành thục sinh dục được coi là yếu tố cấu thành năng suất của gia cầm, nó quyết
định năng suất của gia cầm về sau nên người chăn nuôi phải hết sức lưu ý.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
9
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
+ Sản lượng trứng
Sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu
tiên (theo Bandsch và Bilchel, 1978). Thường thì sản lượng trứng được tính đến khi
gà đạt 70-80 tuần tuổi. Đối với giống gà Plymouth Rock tại Cu Ba, sản lượng trứng
được tính từ tuần 23-74 (theo Macro, 1982).
Cường độ đẻ trứng cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sản lượng trứng của
gia cầm (theo Albada, 1956). Cường độ đẻ trứng càng lớn thì sản lượng trứng càng
tăng và ngược lại. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng của gia cầm trong một thời gian
ngắn. Theo Card (1968) và Nesheim (1970), cường độ đẻ trứng được xác định theo
khoảng thời gian 30 ngày, 60 ngày và 100 ngày. Các tác giả này còn cho rằng biến đổi
với các giống chuyên trứng cao sản thường có cường độ đẻ trứng lớn nhất vào tháng
thứ hai và thứ ba sau đó giảm dần. Chính vì vậy mà người ta thường dùng cường độ
đẻ trứng 3-4 tháng tuổi đầu để dự đoán sức đẻ trứng của gia cầm mà ghép đôi chọn
lọc giống, cường độ đẻ trứng còn liên quan mật thiết tới thời gian hình thành trứng và
chu kì đẻ trứng. Khi cường độ đẻ trứng giảm dần, gà thường hay biểu hiện bản năng
đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền thể hiện ở các
giống khác nhau với mức độ khác nhau.
+ Năng suất trứng
Năng suất trứng là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trạng thái sinh lý và khả
năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng xác định bằng số lượng trứng của
một gia cầm mái sinh ra trong một đơn vị thời gian. Các giống gà khác nhau thì không
giống nhau về năng suất trứng. Theo Vũ Ngọc Sơn và cộng tác viên (1999) đã nghiên
cứu trên gà Lương Phượng Hoa trong 48 tuần đẻ trung bình 158,63 quả/mái. Đối với
gà Moravia thương phẩm cho năng suất 242 quả/mái/năm (theo nghiên cứu của
Nguyễn Huy Đạt và cộng sự, 1996). Còn theo Bùi Quang Tiến và cộng sự (1999) đã
cho biết năng suất trứng của gà Ross-208 trong 9 tháng đẻ của dòng mái đạt 151,08
quả, dòng trống đạt 106,39 quả.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
10
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
+ Chất lượng trứng
Màu sắc vỏ có giá trị trong chọn giống và thị hiếu người tiêu dùng, đây là tính
trạng đa gen, có hệ số di truyền biến động h
2
= 0,55-0,75 (theo nghiên cứu của
Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Chỉ số hình dạng trứng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình ấp nở và độ bền
của vỏ trứng, nếu trứng đồng đều sẽ cho quá trình phát triển của phôi đồng đều, số gà
con nở ra cùng thời gian sẽ nhiều hơn ( theo Romanof và Sarenke, 1978). Trứng bình
thường cho tỷ lệ ấp nở cao hơn trứng quá dài hay quá tròn. Thực tế trứng có tỷ lê ấp
nở tốt nhất khi tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng trong khoảng 71-76%
hoặc 1,3-1,4. Theo Nguyễn Quý Khiêm (1996) cho biết trứng gà Tam Hoàng có chỉ
số hình dạng nằm trong khoảng 1,24-1,39 thì cho tỷ lệ ấp nở cao nhất.
Độ dày và độ bền của vỏ trứng ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và vận chuyển. Hệ
số di truyền độ dày vỏ trứng theo Macro và cộng sự (1982) là 0,3-0,6; theo Nguyễn
Văn Thiện (1995) là 0,3. Khảo sát trên gà Tam Hoàng trứng có độ dày vỏ trung bình
0,24-0,37mm, độ chịu lực đạt 3,47kg/cm
2
(Nguyễn Quý Khiêm, 1996).
Chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng lòng đỏ, chỉ số này càng cao
càng tốt, trứng gia cầm tươi chỉ số này là 0,4-0,5. Chỉ số này thay đổi phụ thuộc vào
loài, giống, cá thể, nó giảm dần theo thời gian bảo quản trứng. Một số kết quả nghiên
cứu cho biết chỉ số lòng đỏ của gà Ri là 0,46; của gà Leghorn dòng BVI là 0,49; dòng
BVII là 0,50 (theo tài liệu của trung tâm gà giống Ba Vì).
Đơn vị Haugh được dùng để đánh giá chất lượng trứng, nó phụ thuộc vào khối
lượng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì trứng có chất lượng
càng tốt. Đơn vị Haugh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống, tuổi gia cầm, điều kiện
ngoại cảnh (nhiệt độ, bệnh tật, thời gian bảo quản, ) Theo Peniind JkeVich và cộng
sự, chất lượng trứng rất tốt có chỉ số Haugh 80-100; tốt có 65-79; trung bình có 55-64,
trứng xấu có Haugh nhỏ hơn 55.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
11
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
2.5.2. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức sản xuất của gia cầm
+ Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng là nhân tố quan trọng có liên quan chặt chẽ với khả năng
đẻ trứng. Một khẩu phần ăn phù hợp là một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất
dinh dưỡng, quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các
axit amin, chất khoáng và vitamin. Trong giai đoạn hậu bị phải đặc biệt chú ý đến
khẩu phần ăn của gia cầm, nếu gia cầm quá béo hoặc quá gầy sẽ làm giảm sức đẻ
trứng. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) chỉ ra rằng cho gà ăn hạn chế hợp
lý sẽ kéo dài thời kì đẻ trứng có hiệu quả 7-14 ngày. Trong giai đoạn gia cầm đẻ trứng
nếu không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về protein, khoáng, vitamin thì gia cầm đẻ trứng
nhỏ và tăng tỷ lệ trứng dị hình. Theo Phùng Đức Tiến và cộng sự (2007) nuôi gà
Hubbard-Isa với mức năng lượng 2750 Kcal/kg thức ăn, ba mức protein là 16,5%;
17,5%; 18,5%; thì gà đạt tỷ lệ đẻ cao nhất nếu khẩu phần chứa 18,5% protein.
+ Nhiệt độ và ẩm độ
Khi nói đến sức sản xuất của gia cầm thì phải chú ý đến yếu tố nhiệt độ. Một số
nghiên cứu cho rằng nhiệt độ thích hợp cho quá trình đẻ trứng từ 18-24ºC. Nhiệt độ quá
cao hay quá thấp đều không có lợi cho gia cầm, ảnh hưởng đến sức sản xuất của gia cầm.
Khi nhiệt độ môi trường tăng lên, cơ thể bắt đầu điều tiết bằng cách giảm sự hoạt
động của tuyến giáp kéo theo giảm cường độ trao đổi chất, gà uống nước nhiều hơn,
ăn ít hơn làm cho sức sản xuất giảm, khối lượng trứng và chất lượng trứng cũng giảm
theo. Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, sẽ làm cho khả năng sản xuất bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, nhiệt độ thấp kèm với ẩm độ cao gà dễ nhiễm một số bệnh.
Cùng với nhiệt độ thì ẩm độ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất chăn nuôi, do
gà không có tuyến mồ hôi, khi môi trường nóng sự thoát nhiệt gần như gắn liền với sự
thoát hơi nước được thực hiện qua hô hấp. Độ ẩm không khí cao làm hạn chế sự bốc
hơi nước của gà dẫn tới hạn chế sự thoát nhiệt của chúng, điều này có thể làm cho gà
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
12
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
bị stress hoặc gây chết cho gà. Ẩm độ trong chuồng nuôi tốt nhất từ 65-70%, mùa
đông ẩm độ không nên vượt quá 80% (Theo Nguyễn Mạnh Hùng, 1994).
Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa vì vậy gió mùa ảnh hưởng trực tiếp đến sức
đẻ trứng, điều này gây không ít khó khăn trong công tác chăn nuôi. Vấn đề chống nóng
và chống rét cần phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện chăn nuôi từng trại. Trong
chăn nuôi cần có hệ thống thông khí làm chuồng nuôi thông thoáng đảm bảo độ ẩm
thích hợp ngoài ra còn giúp giải độc trong chuồng nuôi.
+ Chế độ chiếu sáng
Ánh sáng quyết định tuổi thành thục và khả năng đẻ trứng của gia cầm vì ánh
sáng tác động mạnh đến tuyến Yên, tuyến Yên tiết ra hai loại Hormone đó là FSH
(Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteino Stimulating Hormone). Đối với con
trống, hormone FSH có tác dụng kích thích dịch hoàn, ống sinh tinh phát triển, tăng
sinh tế bào sinh dục đực. Đối với con mái, hormone FSH kích thích nang trứng sinh
trưởng và phát triển tiếp đó LH kích thích trứng tăng trưởng nhanh đến chín và rụng.
Ánh sáng tác động đến sức sản xuất của gia cầm thông qua độ dài chiếu sáng,
cường độ và màu sắc ánh sáng.
Độ dài chiếu sáng: Độ dài chiếu sáng có ảnh hưởng đến tuổi thành thục của gia
cầm. Độ dài chiếu sáng trong năm tăng dần làm gà thành thục sớm và ngược lại. Theo
Bùi Đức Lũng (2004), gà ở 7 tuần tuổi cần 8-10 giờ chiếu sáng/ngày, đến giai đoạn đẻ
thì thời gian chiếu sáng từ 12-18 giờ/ngày. Nếu dùng ánh sáng nhân tạo bổ sung gà sẽ
thành thục sớm khi chưa thành thục về thể vóc làm cho trứng đẻ ra sẽ bé và chu kì
sinh học ngắn, kết thúc giai đoạn đẻ sớm.
Nếu chiếu sáng bổ sung vào buổi tối sẽ làm giảm năng suất của gia cầm. Do
hormone điều tiết sự chín và rụng của tế bào trứng (hormone LH của tuyến yên) chỉ
tiết vào ban đêm, khi chiếu sáng sẽ làm tuyến yên chậm tiết hormone này dẫn đến
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
13
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
giảm sự rụng trứng 3-4 giờ làm đàn gà đẻ rải rác. Thực tế, muốn gà đẻ tập trung vào
khoảng 8-11 giờ thì phải đảm bảo thời gian chiếu sáng từ 15-18 giờ/ngày.
Theo Moris và cộng sự quan sát được những gà mái được chuyển từ chế độ chiếu
sáng ngắn sang chế độ chiếu sáng dài thì làm sức đẻ trứng tăng lên, còn nếu chuyển từ
chế độ chiếu sáng dài sang chế độ chiếu sáng ngắn sẽ cho kết quả ngược lại. Nhiều
nghiên cứu cho thấy chiếu sáng ngắt quãng có hiệu quả hơn chiếu sáng liên tục tuy
nhiên phương pháp này ít áp dụng vì nó phức tạp và tốn nhiều công sức. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Đức Hưng và Lê Hồng Phi (1983), trích dẫn theo Vũ Đăng Cường
(2007) chiếu sáng 14 giờ/ngày trong 2 tuần và 16 giờ/ngày trong 2 tuần tiếp theo cho
kết quả tốt hơn chiếu sáng 15 giờ/ngày liên tục trên gà Leghorn.
Cường độ và màu sắc ánh sáng: Cường độ và màu sắc ánh sáng ánh sáng ảnh
hưởng đến tỷ lệ ấp nở của gia cầm mặc dù ở mức độ thấp hơn so với độ dài chiếu sáng.
Theo Otrander và cộng sự cho rằng cường độ chiếu sáng là 10,8 lux thì gà mái sẽ
có năng suất cao nhất. Còn theo Nikolas và cộng sự (1978), trích dẫn theo Vũ Đăng
Cường (2007)cho biết giới hạn chiếu sáng từ 5,4-10,9 lux thì khả năng đẻ trứng của gia
cầm là như nhau. Laudau cho thấy trong điều kiện chiếu sáng tự nhiên cần từ 10-30 lux
(theo hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Liên Xô), còn đối với chiếu sáng nhân tạo nên
dùng ánh sáng với cường độ là 20 lux. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy ở các nghiên cứu
của các tác giả trên là do từng giống gà và điều kiện tự nhiên từng địa phương.
Ngày nay, người ta chiếu sáng bằng rất nhiều màu sắc ánh sáng nhưng nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng đỏ làm hạn chế sự phát triển các tật xấu như cắn,
mổ nhau. Theo Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (1983), trích dẫn theo Vũ Đăng Cường
(2007) đã dùng ánh sáng đỏ chiếu cho gà thì thấy tỷ lệ đẻ tăng, tỷ lệ chết, loại giảm so
với ánh sáng trắng.
Ở nước ta chuồng trại chủ yếu thiết kế theo kiểu thông thoáng tự nhiên vì vậy tận
dụng được ánh sáng tự nhiên nhiều. Tuỳ thuộc vào mùa vụ, vị trí địa lý của từng địa
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
14
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
phương mà người chăn nuôi có chế độ bổ sung ánh sáng thích hợp, tạo điều kiện gia
cầm có năng suất trứng cao nhất
2.5.3. Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất của gia cầm. Đối với
gà giống thì tỷ lệ ấp nở còn được dùng để đánh giá khả năng tái sản xuất của đàn, là
kết quả cuối cùng trong quá trình chăn nuôi gà giống đồng thời nó là nền tảng của thế
hệ kế tiếp.
Tuỳ vào mục đích của cơ sở sản xuất mà tỷ lệ ấp nở được xác định bằng nhiều
công thức khác nhau. Trong sản xuất, tỷ lệ ấp nở được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa
số gà con nở ra với số trứng đem ấp. Để đánh giá chất lượng đàn giống, người ta tính
tỷ lệ ấp nở bằng tỷ lệ phần trăm giữa số gà con nở ra với số trứng đẻ ra. Tỷ lệ ấp nở
còn bằng số tỷ lệ phần trăm giữa số gà con nở ra với số trứng có phôi khi ta muốn xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở hoặc xác định chất lượng máy ấp và quy
trình ấp. Ngoài ra ở các Trung tâm giống hay Trạm nghiên cứu Di truyền - Giống, để
xác định toàn diện chất lượng đàn giống, có thể tính tỷ lệ ấp nở bằng tỷ lệ phần trăm
giữa số gà con nở ra với số trứng đẻ ra.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở, người ta có thể tổng hợp chúng
thành hai nhóm đó là: các yếu tố di truyền và điều kiện môi trường.
- Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền
Tỷ lệ ấp nở trứng gia cầm chịu ảnh hưởng từ chất lượng trứng, hình dạng trứng,
khối lượng trứng và sự cân đối giữa các thành phần trứng như tỷ lệ lòng đỏ, chỉ số
lòng đỏ… Theo Nguyễn Quý Khiêm và cộng sự (2003), những quả trứng quá to hay
quá bé có tỷ lệ ấp nở thấp hơn những quả trứng trung bình của giống. Nguyên nhân là
do sự mất cân đối giữa thành phần cấu tạo của trứng, phôi thường chết do sự không
cân đối giữa lòng trắng và lòng đỏ. Tỷ lệ nở cao nhất ở những quả trứng có tỷ lệ lòng
trắng/lòng đỏ là 2/1. Ngoài ra, những quả trứng quá lớn hay quá nhỏ sẽ có diện tích bề
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
15
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
mặt tính trên một đơn vị khối lượng sẽ nhỏ hơn hay lớn hơn so với những quả trứng
có khối lượng trung bình, điều đó ảnh hưởng tới sự hao hụt trong thời gian ấp nở nên
ảnh hưởng tới kết quả ấp nở.
Trọng lượng riêng của trứng, độ dày, độ xốp của vỏ trứng có mối quan hệ phụ
thuộc với khả năng ấp nở vì nó liên quan đến sự bốc hơi nước qua vỏ trứng trong thời
gian ấp. Theo Olsen và Hayces (1959), trích dẫn theo Vũ Đăng Cường (2007) cho biết
những quả trứng biến dạng có khả năng ấp nở chỉ bằng 49% so với trứng có hình
dạng bình thường, đã ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi trong quá trình ấp.Trứng
chủ yếu có hình ovan. Hiệu quả ấp nở phụ thuộc vào chỉ số hình dạng của trứng vì nó
ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi gia cầm. Đối với những quả trứng quá tròn hoặc
quá dài hoặc dị dạng đều cho tỷ lệ ấp nở thấp. Theo Romanoff và Andresonff, trích
dẫn theo Vũ Đăng Cường (2007) thì chỉ số hình dạng phù hợp với trứng gà là 1,3-1,4.
- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường
Tỷ lệ ấp nở phụ thuộc vào chất lượng đàn bố mẹ cũng như quy trình ấp trứng.
Chất lượng đàn bố mẹ quyết định tới chất lượng trứng ấp hay nói cách khác sự
phát triển của phôi chịu ảnh hưởng từ đàn bố mẹ. Một khẩu phần ăn hợp lý sẽ đảm
bảo chất lượng trứng tốt, phôi phát triển bình thường.
Hàm lượng protein rất quan trọng. Hàm lượng protein thích hợp cho quá trình phát
triển phôi từ 12-16%. Nếu quá cao hay quá thấp cũng không làm tỷ lệ ấp nở cao lên.
Trong khẩu phần ăn của gia cầm cần cung cấp đầy đủ protein thực vật và protein động
vật. Protein động vật thường chiếm 1/3, trong chăn nuôi người ta hay dùng bột cá.
Các nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong khẩu phần ăn vì nó cũng ảnh
hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Các vitamin nhóm B và vitamin C rất cần thiết. Vitamin B có
tác dụng nâng cao kết quả ấp nở và tăng hiệu quả sử dụng protein thực vật (theo
nghiên cứu của Khaveman và cộng sự). Bổ sung với liều 450 - 150 ppm vitamin C
cho gà trống trong giai đoạn 25 - 34 tuần tuổi làm tăng tỷ lệ trứng có phôi từ 9,9
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
16
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
-4,6%; tỷ lệ tăng từ 11,2 - 3,3% so với gà không được bổ sung vitamin C (theo nghiên
cứu của Bùi Hữu Đoàn, 2003).
Trong quá trình ấp chú ý loại bỏ những quả trứng không đạt tiêu chuẩn và những
quả trứng dập vỡ để không ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở.
Do trên vỏ trứng có rất nhiều vi trùng nấm có thể xâm nhập vào trứng qua các lỗ
khí bất cứ lúc nào. Hơn thế nữa vi khuẩn càng có điều kiện phát triển trong môi
trường máy ấp, mầm bệnh sẽ phát triển nhanh và làm tăng tỷ lệ chết của phôi. Vì vậy,
khâu sát trùng trứng trước khi đem trứng vào ấp là khâu bắt buộc. Có nhiều phương
pháp khử trùng khác nhau như khử trùng bằng focmadehyde, bằng tia tử ngoại hay
ozon. Nếu chiếu bằng tia tử ngoại trước khi đem vào ấp còn kích thích sinh trưởng và
phát triển của phôi, tăng tỷ lệ nở 5-6% (theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994).
Chú ý rằng sau khi thu trứng, trứng cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 15-18ºC với
độ ẩm tương đối từ 75-80%, thời gian bảo quản không quá bảy ngày trước khi đưa vào ấp.
Trong thời gian này cũng không thể không chú ý tới nhiệt độ, độ ẩm, sự thông
thoáng, đảo trứng, làm mát,…
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi, thời hạn nở cũng như sức sống của
gia cầm con. Nhiệt độ máy ấp vượt quá 41ºC làm cho phôi chết hàng loạt bất cứ lúc
nào. Ngược lại khi nhiệt độ thấp hơn tiêu chuẩn phôi phát triển chậm, gà nở chậm và
thời gian nở kéo dài (theo Nguyễn Thị Mai, 2007) nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn quy
định tỷ lệ nở thấp hơn 5-15%, thời gian nở ngắn hơn hoặc dài hơn 3-7 giờ.
Trong giai đoạn gà sắp nở độ ẩm trong máy ấp thấp sẽ làm cho màng niệu khô
sớm dính chặt vào màng vỏ và rất dai, gà con không mổ được vỏ nên tỷ lệ chết tắc rất
cao. Chính vì vậy độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, nó tác động
điều hoà sự bay hơi nước và điều hoà độ toả nhiệt của chúng.
Phôi có thể chết hàng loạt khi hàm lượng C0
2
trong máy tăng lên quá cao hoặc
giảm xuống quá thấp. Theo Nguyễn Thị Mai (2007), trong ngày ấp đầu tiên nếu
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
17
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
không đảo trứng, phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ dính vào màng vỏ làm ngừng phát
triển. Do vậy, cần đảm bảo cho máy luôn thông thoáng. Theo Willson.H.R (1990), tỷ
lệ nở tối đa khi đảo trứng 15 phút/lần nhưng trong thực tế đảo trứng 24 lần/ngày đêm
cho kết quả tốt nhất.
Phôi có khả năng tự sinh nhiệt vào giữa thời kì ấp nên làm mát trứng trong thời
kì này sẽ giúp phôi phát triển tốt hơn.
Ấp nở đòi hỏi người chăn nuôi phải biết kết hợp nhiều khâu, từ khâu dinh dưỡng
của đàn gà bố mẹ đến việc đảm bảo khâu kĩ thuật trong quy trình ấp trứng. Nếu làm
tốt được tất cả các khâu trên sẽ đem lại tỷ lệ ấp nở cao nhất, từ đó đem lại hiệu quả
kinh tế cao trong chăn nuôi gia cầm.
2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp, địa bàn dân cư chủ yếu là nông thôn, chăn
nuôi gia cầm là một ngành truyền thống và phổ biến. Đây là một nghề giải quyết công
ăn việc làm, vừa cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đồng thời tăng thu nhập
góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Chăn nuôi gia
cầm đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt Nam, nhiều giống gia cầm mang địa
danh vùng quê Việt Nam như gà Hồ, gà Đông Tảo, vịt Bầu Quỳ. Ngày nay, với khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển, bên cạnh những giống gà hiện có chúng ta đang
tiến hành chọn lọc và lai tạo ra những giống mới từ những giống nhập nội và địa
phương nhằm làm phong phú tập đoàn giống vật nuôi cung cấp cho sản xuất.
Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tạo và cộng sự (1975-1985) đã lai tạo gà Rhoderi
từ gà Rhode Island và gà Ri Hải Dương, gà qua bốn thế hệ chọn lọc có sản lượng
trứng cao hơn gà Ri. Khối lượng cơ thể lúc 1 năm tuổi có ưu thế nghiêng về gà Rod
Island với sản lượng trứng 151quả/mái, khối lượng trứng là 49,3 gram.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
18
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1994) nghiên cứu tổ hợp lai gà lông màu thả vườn
ở miền Bắc cho biết ở 70 ngày tuổi, con lai Lương Phượng và gà Ri có khối lượng cơ
thể từ 1145,28-1224,07g; con lai Kabir và gà Ri vó khối lượng cơ thể từ 1122,9-
1195,49g; tỷ lệ nuôi sống tương ứng là 90,1% và 90%.
Phạm Thị Hiền Lương (1997) cho biết gà Tam Hoàng sức chống chịu tốt, ít mắc
bệnh, tỷ lệ nuôi sống từ 3-15 tuần tuổi đạt 100%, khối lượng cơ thể lúc 15 tuần tuổi
đạt 1617g.
Theo Vũ Ngọc Sơn (1999) gà Lương Phượng ít mắc bệnh của gà công nghiệp
ISA, AA, Ross,… tỉ lệ nuôi sống đạt 90-95%. Giống gà này dễ thích ứng với mọi yêu
cầu dinh dưỡng khác nhau trong điều kiện nuôi dưỡng nông hộ. Nếu thâm canh 90
ngày gà trống đạt 2700g, gà mái đạt 2000g, chi phí thức ăn/kg tăng trọng từ
2500 - 2600g, nuôi chăn thả từ 110 - 120 ngày bình quân khối lượng trống, mái đạt
2100 - 2300g. So sánh với gà Ri (Trần Long, 1994) khối lượng của gà Lương Phượng
đạt cao hơn khối lượng của gà Ri 81,8% và cao hơn khối lượng của gà Tam Hoàng
34,90% (theo Trần Công Xuân và cộng sự, 1995).
Lương Thị Hồng (2005) nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà
trống H’mông và gà mái Ai Cập. Con lai F1 mang đặc điểm di truyền về tính trạng da
đen, thịt đen của gà H’mông là 62,19% và cải thiện được tính trạng năng suất trứng,
tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ hao hụt đàn và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng
Năm 2005, viện chăn nuôi đã tiến hành khả năng sản xuất thịt của 6 tổ hợp lai gà
thịt thương phẩm của các dòng gà thịt lông màu nhập nội gồm HB01; HB02; KBCT2;
Sasso và Lương Phượng tại xí nghiệp gà giống Hoà Bình. Thực tế nuôi cho thấy gà
mái của các tổ hợp lai đếu có năng xuất trứng tương đối cao và tỷ lệ chọn trứng giống
từ 90 - 95%. Do đó tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng tương đối thấp (1,8 - 2,7kg). Sản
lượng trứng tính đến 66 tuần tuổi của các dòng gà từ 168 - 214 quả, cao gấp 2 lần so
với gà Ri cùng lứa tuổi và gấp 2,5 lấn với gà Mía cùng lứa tuổi
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
19
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Theo Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2006) nghiên cứu khả năng sản xuất của
giống gà ông bà lông màu TĐ12 và TĐ24 (giống gà được chọn tạo ra từ nguồn gien
Sasso ông bà) cho biết hai giống gà rất dễ nuôi, có sức kháng bệnh cao, tỷ lệ nuôi
sống trong giai đoạn hậu bị của TĐ12 là 92,5% của TĐ 34 là 93,6%. Năng suất trứng
đến 64 tuần tuổi tương ứng là 150,93 quả/mái và 172,53 quả/mái với tỉ lệ gà con loại I
đạt 82,6% và 83,6% so với trứng ấp.
Trên thế giới, vấn đề thực phẩm sạch đang được quan tâm, phương thức chăn
nuôi chăn thả hay chăn nuôi công nghiệp các giống gà nhập nội lông màu chất lượng
cao ngày càng phổ biến hơn. Những giống gà nhập nội có năng suất cao, sinh trưởng
nhanh, thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh nước ta đã và đang phát triển nhanh về
số lượng, chiếm ưu thế trong các giống gà hiện nay.
2.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện
thì nhu cầu về tiêu dùng càng lớn. Xuất phát từ nhu cầu trên trong thời gian qua ngành
chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng
và chất lượng. Từ 1990 -2005, sản lượng trứng của toàn thế giới đã tăng gấp đôi, đạt
64 triệu tấn, ít hơn 1% so với năm 2004.
Ngày nay, cả thế giới đang nuôi khoảng 4,93 tỷ con gà đẻ, năng suất trung bình
là 300 trứng/năm. Theo dự kiến của FAO, đến năm 2015, thế giới sẽ sản xuất 72 triệu
tấn trứng.
Trong hơn bốn thập kỷ vừa qua, sản xuất trứng liên tục tăng lên ở Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Ấn Độ, và Mê-hi-cô. Sản lượng trứng ở Hoa Kỳ năm 2005 tăng 13% so
với năm 1995.
Hầu hết các nước đang phát triển cũng có sản lượng trứng tăng nhằm đáp ứng
nhu cầu của sự tăng dân số. Năm 2000, các nước đang phát triển ở châu Á đã sản xuất
gấp hai lần sản lượng trứng của tất cả các nước công nghiệp phát triển.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
20
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Từ 1990 đến 2005, Trung Quốc chiếm 64 % sự tăng trưởng sản lượng trứng
của toàn thế giới. Năm 2005, một mình Trung Quốc sản xuất gần 44% sản lượng
trứng toàn cầu, đạt 28,7 triệu tấn, gấp năm lần nước đứng tiếp theo trong bảng phân
loại. Dự đoán, đến năm 2015, sản lượng trứng của nước này sẽ tăng lên 23%.
Trung Quốc đã cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả
nhỏ lẻ sang trang trại quy mô lớn, đã xuất hiện rất nhiều các trang trại quy mô công
nghiệp. Thực tế, gần 60 % trứng của Trung Quốc sản xuất năm 2005 đã được sản xuất
trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên.
Năm 2005, Đài Loan sản xuất 390.000 tấn trứng từ 1.400 trang trại có quy mô
trung bình là 40.000 gà đẻ. Ở quốc gia này, chăn nuôi gia cầm tập trung quy mô lớn và
công nghiệp là phương hướng được chính phủ ưu tiên và tập trung khuyến khích đầu tư.
Một số thành tựu nghiên cứu trên thế giới:
Hãng Sasso của Cộng Hòa Pháp, đã chọn lọc, nhân giống lai tạo ra nhiều tổ hợp
lai gà thịt lông màu có năng suất chất lượng cao có thể nuôi thâm canh, bán thâm canh
và công nghiệp. Đặc biệt các dòng: X44N, T55, T55N và dòng gà mái IS131 có lông
màu đỏ, trọng lượng lúc 20 tuần tuổi 2,1-2,3 kg, tiêu tốn thức ăn là 2,38-2,46 thức
ăn/kg tăng trọng. Gà IS131 có khối lượng lúc 20 tuần tuổi là 1,41kg; sản lượng trứng
từ 188-190 quả/mái/năm.
Ai Cập nổi tiếng với giống gà Fayoumi, khối lượng gà trống trưởng thành đạt
2kg, gà mái đạt 1,5kg sản lượng trứng 141 quả/mái/năm (theo Ellsalhia, 1984, trích
dẫn bởi Horst 1989).
Theo Inkhan 1998, trích theo Nguyễn Văn Thiện (2004), tình hình chăn nuôi
không ngừng phát triển, năng xuất trung bình đạt 270-280 quả/mái/năm, gà thịt nuôi
đến 42 ngày tuổi đạt 1,8-2,0kg, chi phi thức ăn cho mỗi đơn vị sản phẩm là 1,8-2,0kg
thức ăn hỗn hợp. Trong những năm 1960-1970, việc nuôi gà thịt kéo dài 63 ngày tuổi
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
21
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
giảm xuống 56 ngày tuổi nhưng trọng lượng bình quân chỉ đạt 1,6-1,8kg, chi phí thức
ăn là 1,8-2,0kg hỗn hợp/kg tăng trọng.
Triệu Xương Đình và Vương Tuyền (2001) cho biết một số giống gà da, thịt,
xương đen được gọi theo vị trí địa lý như Thái Hoà, Hắc Phượng, Dử Can, Giang
Sơn, Kim Dương, Tuyết Phong mà khối lượng cơ thể của các giống gà này có khác
nhau đôi chút. Nhìn chung khối lượng lúc trưởng thành gà mái từ 1-1,2kg , gà trống
từ 1,3-1,5kg, năng suất trứng đạt từ 100-130 quả/mái/năm, khối lượng trứng nhỏ chỉ
đạt 35 – 45g, tỷ lệ nở đạt khoảng 80 - 85%.
Ở Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã lai tạo thành công và đưa ra thị
trường nhiều giống gà lông màu thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng, Lô Hoa,
… Ngoài ra, các hãng gia cầm nổi tiếng trên thế giới như Lohman, Arbor Acres
Avian,… cũng nghiên cứu tạo ra gà Broiler có năng suất cao và ưu thế lai so với bố
mẹ và dòng thuần.
Qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy các nghiên cứu về gà
Rod Island và số liệu nghiên cứu về giống gà này còn rất ít. Vì vậy trong thời gian tới
các nhà chọn giống, nhà chăn nuôi,… cần quan tâm đến giống gà này nhiều hơn, để
cung cấp một số thông số kĩ thuật, đưa giống gà này vào trong sản xuất.
2.7. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu đối tượng
2.7.1. Giới thiệu về Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi
* Vị trí địa lý
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện chăn nuôi thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Trụ sở chính đặt tại xã Thuỵ Phương - Từ Liêm – Hà
Nội, Trung tâm (TT) được nằm ở vị trí khá thuận lợi:
- Phía Đông giáp khu dân cư xã Thuỵ Phương.
- Phía Tây giáp TT nghiên cứu lợn - Viện Chăn nuôi.
- Phía Bắc giáp Công ty cám Guyomach.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
22
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
- Phía Nam giáp khu tập thể Viện chăn nuôi.
* Diện tích canh tác
TT nằm trên một khuôn viên có diện tích 4 ha gồm:
- Khu hành chính
- Nhà ấp trứng gia cầm
- Phòng bảo vệ
- Hệ thống kho tàng nhà xưởng
- Khu chuồng nuôi giữ quỹ gen vật nuôi
- Khu chuồng nuôi gia cầm, gia súc, nghiên cứu thí nghiệm cơ bản
- Khu đồng cỏ chăn thả
- 0,7 ha ao nuôi cá để điều hoà tiểu khí hậu khu vực chăn nuôi.
* Cơ cấu tổ chức nhân sự
Hiện nay toàn bộ TT có 70 CBCNV (trình độ trên đại học 3 người, kỹ sư 10
người, bác sỹ thú y 7 người, cao đẳng 5 người, trung cấp 15 người, công nhân kỹ
thuật 30 người) được chia thành các bộ phận:
- Một Giám đốc là chủ tài khoản, vừa đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho
người lao động, tổ chức thực hiện mọi hoạt động của TT.
- TT được bố trí: + Tổ nghiên cứu kỹ thuật đại gia súc
+ Tổ nghiên cứu kỹ thuật tiểu gia súc, gia cầm
+ Tổ sản xuất thử nghiệm
+ Tổ nghiệp vụ
2.7.2. Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu
Gà Rod Island có lông màu nâu vàng lúc 01 ngày tuổi, khi trưởng thành gà có màu
nâu sẫm (màu cánh gián) đồng nhất ở cả con trống và con mái, mào đơn, chân vàng, tầm
vóc cơ thể trung bình thể hiện hướng gà kiêm dụng.
Tháng 7/2007, Viện Chăn nuôi tiếp nhận giống gà Rod Island với 300 quả trứng,
số lượng đầu con tăng dần qua các thế hệ được thể hiện ở bảng 2.1
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
23
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B
Bảng 2.1: Quy mô đàn giống của 3 thế hệ gà Rod Island (con)
Giai đoạn Thế hệ Số lượng và tỷ lệ chọn giống ♂ ♀
63
ngày tuổi
XP
Gà 01 ngày tuổi
Gà hậu bị
Tỷ lệ chọn (%)
106
21
19,85
132
105
81,3
TH1
Gà 01 ngày tuổi
Gà hậu bị
Tỷ lệ chọn (%)
492
80
16,9
530
420
83,9
TH2
Gà 01 ngày tuổi
Gà hậu bị
Tỷ lệ chọn (%)
660
200
33,6
760
550
73,4
133
ngày tuổi
XP
Gà lên đẻ
Tỷ lệ chọn (%)
14
66,6
96
94,1
TH1
Gà lên đẻ
Tỷ lệ chọn (%)
60
76,9
400
95,2
TH2
Gà lên đẻ
Tỷ lệ chọn (%)
70
35,6
400
74,2
2.7.3. Công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh cho đàn gà giống
* Công tác vệ sinh sát trùng của TT
Vệ sinh sát trùng đối với CBCNV đến TT làm việc: phải có bảo hộ lao động, rửa
tay bằng nước có thuốc sát trùng Haniodine hoặc Cloramin T.
Vệ sinh sát trùng trạm ấp, khu vực xung quanh gần chuồng nuôi, trong khu vực
chuồng nuôi: định kỳ 2 lần/tuần dọn phân sân chơi, 1 lần/tuần phun thuốc sát trùng
trong chuồng nuôi và cả đàn gia súc gia cầm bằng thuốc sát trùng Haniodine hoặc
Cloramin T.
* Lịch tiêm phòng cho đàn gà giống
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
24