Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

HÀ LƯƠNG HỒNG

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI
XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên -2016


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

HÀ LƯƠNG HỒNG

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI
XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ SỸ TRUNG


Thái Nguyên -2016


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn
gốc./.
Tác giả luận văn

Hà Lương Hồng


iii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ
của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê Sỹ
Trung người trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Thái nguyên, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo đã bổ
sung, cập nhật những kiến thức khoa học bổ ích cho tôi. Tôi xin cảm ơn các tập
thể, cá nhân: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên, nơi tôi đang công
tác; Chi cục Lâm nghiệp, phòng Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi

trường, Hạt kiểm lâm huyện Điện Biên; UBND xã Nà Nhạn và các hộ gia đình 2
bản Nà Nọi 1, Tẩu Pung 1 đã cùng làm việc, cung cấp những thông tin, tài liệu
quý giá cho quá trình xây dựng luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do điều kiện thời gian, trình độ và vấn đề
nghiên cứu còn mới mẻ với bản thân nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của các Thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn tốt nghiệp của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Hà Lương Hồng


iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị...)

i
ii
iii
iv

v
vi
vii

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4
1.1.1. Hình thức quản lý rừng cộng đồng, quy trình thiết lập và quản lý
rừng cộng đồng ............................................................................................ 4
1.1.2. Quan điểm nghiên cứu ...................................................................... 7
1.1.2.1. Vận dụng lý thuyết hệ thống ......................................................... 7
1.1.2.2. Lý luận về phát triển bền vững..................................................... 8
1.1.2.3. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu................................... 8
1.2. Trên thế giới .............................................................................................. 9
1.2.1. Đổi mới chính sách của ngành lâm nghiệp phục vụ tiến trình quản
lý rừng cộng đồng......................................................................................... 9
1.2.2. Các nhân tố kinh tế- xã hội và lợi ích từ rừng cộng đồng ............. 10
1.2.3. Phương pháp điều tra rừng có sự tham gia của người dân .......... 11
1.2.4. Phương pháp thống kê toán học áp dụng trong mô phỏng cấu trúc
..................................................................................................................... 12
1.2.5. Lập kế hoạch trong quản lý rừng cộng đồng ................................. 14
1.3. Ở Việt Nam ............................................................................................. 16
1.3.1. Các hoạt động nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
..................................................................................................................... 16
1.3.2. Hiệu quả từ mô hình quản lý rừng cộng đồng ............................... 19

1.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong quản lý rừng cộng đồng ........... 20
1.3.4. Xây dựng mô hình cấu trúc rừng mong muốn .............................. 24
1.4. Những kết luận rút ra phục vụ đề tài nghiên cứu .............................. 25


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu ..................................... 27
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu....................................... 28
2.3.2.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp ................................................ 28
2.3.2.2. Điều tra thu thập thông tin, số liệu sơ cấp..................................... 28
2.3.3. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia .......... 29
2.3.4. Điều tra thực địa............................................................................... 29
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích ......................................... 29
2.3.6. Phương pháp chuyên gia ................................................................. 29
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4.1. Các chính sách của nhà nước, của tỉnh liên quan đến quản lý rừng
cộng đồng .................................................................................................... 30
2.4.2. Công tác quản lý rừng cộng đồng tại xã Nà Nhạn......................... 30
2.4.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu năm 2015
..................................................................................................................... 30
2.4.4. Các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến quản lý rừng cộng đồng. ..................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 31
3.1. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý rừng cộng đồng

......................................................................................................................... 31
3.1.1. Chính sách liên quan đến quyền và trách nhiệm của cộng đồng
dân cư thôn tham gia quản lý rừng cộng đồng ........................................ 31
3.1.1.1. Vị thế pháp lý của cộng đồng dân cư thôn ................................. 31
3.1.1.2. Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn............................. 32
3.1.1.3. Chính sách về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn 33
3.1.1.4. Chính sách đầu tư ...................................................................... 34
3.1.2. Chính sách hưởng lợi liên quan đến quản lý rừng cộng đồng ...... 35
3.1.3. Hệ thống các văn bản của tỉnh ........................................................ 36
3.2. Phân tích thực trạng và các hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại xã
Nà Nhạn. ......................................................................................................... 37
3.2.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất, rừng xã Nà Nhạn .................. 37
3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................. 37
3.2.1.2. Tình hình quản lý rừng của xã Nà Nhạn .................................... 37
3.2.2. Hiện trạng rừng cộng đồng bản Nà Nọi 1 và Tẩu Pung 1 ............ 40
3.2.3. Kết quả nghiên cứu một số hoạt động quản lý bảo vệ rừng cộng
đồng ............................................................................................................. 42


3.2.3.1. Kế hoạch 5 năm quản lý các lô rừng ......................................... 43
3.2.3.1.1. Kế hoạch bảo vệ rừng ......................................................... 43
3.2.3.1.2. Kế hoạch nuôi dưỡng rừng.................................................. 43
3.2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch QLRCĐ .................. 45
3.2.2.3.Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng ........................... 48
3.2.3.4. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp bản ..................................... 49
3.3. Phân tích tác động của quản lý rừng cộng đồng ................................. 51
3.3.1. Tác động về kinh tế .......................................................................... 51
3.3.2. Tác động về xã hội: .......................................................................... 53
3.3.2.1. Nhận thức của người dân trong quản lý bảo vệ rừng ................ 53
3.3.2.2. Phong tục tập quán .................................................................... 54

3.3.2.3. Nhu cầu lâm sản trong cộng đồng ............................................. 54
3.3.3. Tác động môi trường ........................................................................ 55
3.4. Kết quả phân tích khó khăn và kiến nghị trong quá trình quản lý
rừng cộng đồng .......................................................................................... 57
3.5. Một số giải pháp hình thành, quản lý và sử dụng rừng cộng đồng
..................................................................................................................... 59
3.5.1. Cơ sở pháp lý cho thực hiện quản lý rừng cộng đồng ............... 59
3.5.2. Tổ chức thực hiện ........................................................................ 60
3.5.3. Một số giải pháp kỹ thuật trong quản lý rừng cộng đồng .......... 61
3.5.3.1. Chu trình quản lý rừng cộng đồng ......................................... 61
3.5.3.2. Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng ......................................... 63
3.5.3.3. Xây dựng quy ước, hương ước quản lý rừng cộng đồng. ...... 65
3.5.3.4. Xây dựng mô hình rừng mong muốn ...................................... 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 70
1. Kết luận ...................................................................................................... 70
2. Đề nghị ........................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..76
Tiếng Việt……………………………………………………………………………..76
Tiếng Anh……………………………………………………………………………..77
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CIFOR
ETSP
ITTO
KTXH

LNCĐ
LNXH
LSNG
QLRCĐ
SFDP
SGP/PTF
TFF
WCED

Nghĩa đầy đủ
Tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp Quốc tế
Dự án phổ cập và đào tạo nông lâm nghiệp vùng cao
Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc tế
Kinh tế - xã hội
Lâm nghiệp cộng đồng
Lâm nghiệp xã hội
Lâm sản ngoài gỗ
Quản lý rừng cộng đồng
Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà
Chương trình dự án nhỏ quản lý rừng bền vững nhiệt đới
Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp
Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

So sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng


4

Bảng 1.2:

So sánh 2 phương thức quản lý rừng truyền thống và LNCĐ

21

Bảng 3.1:

Tổng hợp diện tích các loại đất, rừng bản Nà Nọi 1, Tẩu Pung 1, xã

34

Nà Nhạn
Bảng 3.2:

Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp giao cho hai cộng đồng Bản Nà

41

Nọi 1, Tẩu Pung 1
Bảng 3.3:

Phân công nhiệm vụ quản lý rừng cộng đồng bản Nà Nọi 1

44

Bảng 3.4:


Phân công nhiệm vụ quản lý rừng cộng đồng bản Tẩu Pung 1

45

Bảng 3.5:

Tổng hợp khối lượng khai thác gỗ từ năm 2009-2013 bản Nà Nọi 1

46

Bảng 3.6:

Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình Bản Nà Nọi 1

50

Bảng 3.7:

Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình Bản Tẩu Pung 1

51

Bảng 3.8:

Nhu cầu gỗ bình quân một năm của cộng đồng bản Nà Nọi 1

54

Bảng 3.9:


Ảnh hưởng của rừng tới môi trường

55

Bảng 3.10: Tổng hợp những khó khăn, kiến nghị trong quản lý rừng cộng đồng

56

Bảng 3.11: Kế hoạch trồng rừng và chăm sóc rừng phòng hộ bản Nà Nọi 1

63


vii
DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1:

Tiến trình quản lý rừng cộng đồng

6

Hình 3.1:

Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý trước năm 2008

37

Hình 3.2:


Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý sau năm 2008

38

Hình 3.3:

Bản đồ quản lý rừng cộng đồng bản Nà Nọi 1, xã Nà Nhạn

43

Hình 3.4:

Bản đồ quản lý rừng cộng đồng bản Tẩu Pung 1, xã Nà Nhạn

44

Hình 3.5:

Chu trình quản lý rừng cộng đồng

61

Hình 3.6:

Phương pháp xây dựng mô hình rừng mong muốn

66

Hình 3.7:


Mô hình cấu trúc rừng mong muốn

68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như
an ninh chính trị của mỗi quốc gia. Từ lâu đời, rừng là nơi trú ẩn, nguồn cung
thức ăn cho con người; khi xã hội phát triển rừng cấp gỗ cho công nghiệp, xây
dựng, đồ gia dụng, chất đốt... Đối với Việt Nam rừng càng có một vị trí quan
trọng hơn khi ba phần tư diện tích đất nước là đồi núi, rừng là nguồn sống, cung
cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xuất khẩu mang lại
nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của
Việt Nam năm 2014 đạt trên 6,2 tỷ USD, như vậy, mục tiêu kim ngạch xuất
khẩu gỗ 7,8 tỷ USD theo dự kiến trong Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp
vào năm 2020 hoàn toàn có thể đạt được [12]. Rừng còn đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước tạo sự phát triển bền
vững của kinh tế xã hội, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với người dân đang
sinh sống dựa vào rừng, cộng đồng dân tộc vùng núi, nơi mức sống còn thấp, tỷ
lệ nghèo đói còn cao.
Mất rừng sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái, mất rừng là nói lên những sai lầm
nghiêm trọng trong quá trình quản lý và sử dụng rừng, đây là nguyên nhân chính
gây ra những biến động bất thường về khí hậu, thời tiết với những hiểm họa
khôn lường sảy ra ngày càng tăng về quy mô và mức độ thiệt hại. Những trận
đại hồng thuỷ khủng khiếp trong những năm vừa qua tại các tỉnh Miền Trung,
Miền Nam, mới đây nhất là năm 2015 tại Quảng Ninh; tình trạng hạn hán, xâm
nghập mặn nghiêm trọng nhất trong hàng trăm năm qua tại các tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long đầu năm 2016. Tình trạng tài nguyên rừng giảm nhanh chóng
đến như vậy có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó phải kể đến nhóm nguyên
nhân cơ bản: buông lỏng quản lý; đối tượng, cách thức, phương thức quản lý và
sử dụng rừng chưa phù hợp.
Nhà nước, hiện tại cũng như về lâu dài cũng không thể cứ chi trả mãi các
khoản kinh phí để đầu tư quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy, cần phải
nghiên cứu xây dựng cách thức tiếp cận, phương thức và đối tượng quản lý bảo
vệ rừng phù hợp theo hướng bền vững cả về kỹ thuật lẫn kinh tế-xã hội, nhất là
đối với các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Trong những năm qua, bằng nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước đã


2

tiến hành nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng như: dự án phát triển nông thôn
miền núi; dự án phổ cập và đào tạo nông lâm nghiệp vùng cao (ETSP) của
Heveltas; Năm 2006 -2009 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai dự
án thí điểm LNCĐ ở Việt Nam, được triển khai ở 40 xã, 10 tỉnh, dự án tiếp tục
kéo dài (pha II), 2010-2013 về tăng cường Lâm nghiệp cộng đồng Việt Nam.
Trong đó Điện Biên là một trong 10 tỉnh tham gia dự án... đã dần làm rõ hơn
tính hiệu quả của hình thức quản lý rừng cộng đồng.
Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây Bắc của đất nước, là đầu
nguồn của 03 hệ thống sông lớn: Sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Tổng
diện tích tự nhiên 956.290 ha, đến năm 2013 diện tích đất có rừng toàn tỉnh đạt
400.027 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 382.559,0 ha; rừng trồng 17.428 ha, tỷ lệ
che phủ của rừng đạt 40,84%. Xét trên tổng thể thì công tác quản lý bảo vệ rừng
trên địa bàn tỉnh đã có những tiến bộ nhất định xong chưa thực sự bền vững do:
Tỷ lệ che phủ của rừng thấp, diện tích rừng tự nhiên tăng về mặt số lượng nhưng
chất lượng rừng chưa cao do chủ yếu là rừng phục hồi; diện tích tích rừng, đất
lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng còn thấp,

tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng còn cao; người dân chưa
thực sự là chủ và được hưởng lợi từ rừng để gắn bó với rừng…
Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và rất quan tâm đến giao đất, giao rừng cho cộng
đồng dân cư thôn bản quản lý sử dụng và phát triển rừng. Thực tế, trên địa bàn
tỉnh từ lâu tại các thôn bản đồng bào dân tộc đã tự tổ chức quản lý rừng theo
hình thức cộng đồng một cách có hiệu quả như những khu rừng thiêng, rừng ma,
rừng đầu nguồn, mó nước, rừng lấy lâm sản. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
cộng đồng quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được lâu dài, ổn định, phù
hợp với năng lực của cộng đồng và kế thừa, khôi phục lại được những kinh
nghiệm truyền thống của họ để cộng đồng sẽ tự quản lý, sử dụng tài nguyên
rừng của mình một cách hiệu quả, đáp ứng giữa các nhu cầu trước mắt cũng như
lâu dài của người dân một cách ổn định và bền vững. Đây cũng chính là bài toán
được đặt ra hiện nay cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có những
quyết sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn phát triển.
Với mong muốn góp phần bổ sung kết quả nghiên cứu thực tế, khuyến
nghị và đề xuất giải pháp cho quá trình tổ chức thực hiện quản lý rừng cộng


3

đồng nói chung và tại tỉnh Điện Biên nói riêng trong thời gian tới, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng tại xã Nà Nhạn, huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên"
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại xã Nà Nhạn.
- Đánh giá được kết quả và tác động của quản lý rừng cộng đồng tới kinh
tế, xã hội, môi trường tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý rừng cộng

đồng để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của tỉnh Điện Biên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình nghiên cứu có tính hệ thống tiềm năng về quản lý
rừng cộng đồng ở Điện Biên. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng của tỉnh Điện Biên nói
riêng và các địa phương khác có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp các nhà quản lý tại khu vực nghiên cứu tham khảo đề xuất chính
sách quản lý phù hợp hơn.
- Là tài liệu tham khảo cần thiết trong quản lý rừng cộng đồng ở các khu
vực sinh thái, xã hội khác nhau.


4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hình thức quản lý rừng cộng đồng, quy trình thiết lập và quản lý
rừng cộng đồng
Qua các nghiên cứu thực tế, hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại một số hình
thức quản lý rừng cộng đồng như: thôn/bản, nhóm hộ/nhóm sở thích và dòng
tộc. Các hình thức này được hình thành và phát triển theo thực tiễn phát triển
của xã hội, mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm được thể hiện khái quát
qua bảng 1.1 sau: [20]
Bảng 1.1: So sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng
Hình
thức


Điểm mạnh

Điểm yếu

- Có nhiều tiềm năng về các mặt: Vị trí
địa lý (tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên);
kinh tế (tài chính, sản xuất); xã hội
(truyền thống, tổ chức, quy ước nội bộ,
quan hệ …); nguồn nhân lực (lao động,
Thôn/bản
lãnh đạo).
- Có khả năng quản lý tất cả các loại
rừng

- Chưa có ranh giới rõ ràng.
- Chưa có đủ tư cách pháp nhân
- Vai trò trưởng bản mang tính
hành chính và chưa có trách
nhiệm pháp lý.
- Trình độ quản lý thấp.
- Chưa có cơ chế tài chính, nguồn
thu hạn chế.
- Phụ thuộc vào các cấp chính
quyền cao hơn.
- Quy mô nhỏ, dễ dàng tổ chức, quản lý - Hạn chế về đầu tư.
thống nhất.
- Khó bảo vệ rừng ở vùng sâu,
Nhóm
- Phù hợp với trình độ hiện nay của dân. vùng xa.
hộ/nhóm

- Phù hợp với yêu cầu đầu tư của dân.
sở thích
- Có tiềm năng để trở thành cấp bản
hoặc HTX kiểu mới
Thuận lợi tương tự như nhóm hộ
- Khó được chấp nhận về mặt
Dòng tộc
pháp lý.
(dòng họ,
- Có thể tạo nên mâu thuẫn cục bộ
dân tộc)
trong cộng đồng thôn bản.
- Tính cộng đồng thấp.

(Nguồn: Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Tường Vân, 2005)
Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, quy mô bản là phù hợp với quản lý rừng
cộng đồng, do: Thích hợp với vùng sâu, vùng xa; phù hợp với truyền thống tập
quán của nhiều nhóm dân tộc; phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của
người dân khi nền kinh tế chưa phát triển; phù hợp đối với quản lý tất cả các loại


5

rừng, kể cả rừng phòng hộ, đặc dụng; phù hợp với trình độ quản lý của người
dân cấp thôn bản; được thừa nhận trong các quy định.
Với sự phù hợp của quy mô cấp bản trong quản lý rừng cộng đồng, đề tài
lựa chọn cấp bản là đối tượng tập trung nghiên cứu.
Quy trình thiết lập và quản lý rừng cộng đồng được thể hiện thông qua
các bước sau:
Bước 1: Quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có sự tham gia của

người dân, bao gồm các nội dung:
- Công tác chuẩn bị (các loại bản đồ, tài liệu);
- Điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phân chia 3 loại rừng,
xác định ranh giới và diện tích rừng các thôn bản, ranh giới các chủ sử dụng
rừng khác trên địa bàn xã;
- Thoả thuận với các chủ rừng về các dự kiến thay đổi quy hoạch sử dụng
rừng, sử dụng đất; thay đổi chủ sử dụng để giao cho cộng đồng;
- Lập phương án quy hoạch sử dụng và phương án giao đất giao rừng cho
cộng đồng;
- Hoàn tất các thủ tục, hồ sơ và tổ chức giao đất giao rừng cho cộng đồng
bằng văn bản, trên bản đồ và ngoài thực địa.
Bước 2: Hình thành tổ chức lâm nghiệp trong cộng đồng, xây dựng quy
chế hoạt động, hương ước, chia sẻ lợi ích.
Bước 3: Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia của người
dân.
- Điều tra, đánh giá, phân loại rừng và đất rừng;
- Điều tra, đánh giá nhu cầu sử dụng gỗ, củi, lâm sản;
- Cân đối cung cầu gỗ, củi, lâm sản;
- Dự đoán về viễn cảnh rừng trong tương lai;
- Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm (kế hoạch lâm sinh, khai
thác và tài chính).
Bước 4: Thiết lập hệ thống báo cáo và kiểm soát dựa vào cộng đồng.
Bước 5: Tổ chức đào tạo và hỗ trợ thực hiện các nội dung của những bước
trên.
Bước 6: Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng (kế hoạch
bảo vệ, trồng rừng, khai thác)
Bước 7: Giám sát và đánh giá.


6


Tóm tắt tiến trình thiết lập và quản lý rừng cộng đồng qua sơ đồ sau:
Lập kế hoạch sử dụng đất
và giao đất, giao rừng

Lập kế hoạch SD đất, GĐGR LUP/LA
Kết quả chính của LUP/LA:
Xác định được diện tích rừng và các lô
Xác định được chức năng hiện trạng và sử dụng rừng
Xác định được quyền sử dụng lâu dài, ranh giới rừng của
các chủ rừng

Bản đồ rừng của thôn

Phân chia, đặt tên, đo diện tích
Tiến trình lập kế hoạch quản lý
rừng

Mô tả lô và mục tiêu dài hạn của quản lý rừng
Điều tra rừng có sự tham gia

Lập kế hoạch
quản lý rừng
5 năm

Phân tích số liệu - ước lượng số cây khai thác bền vững
Xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng của rừng
Cân đối cung cầu cung cấp lâm sản
Lập kế hoạch phát triển rừng 5 năm


Phê duyệt, Thực thi,
Giám sát

Xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Phê duyệt kế hoạch phát triển rừng
Lập kế hoạch hoạt động hàng năm và phê duyệt
Thực hiện và giám sát
Phân chia lợi ích trong cộng đồng

Hình 1.1: Tiến trình quản lý rừng cộng đồng [16]
(Nguồn: Bảo Huy, Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, 2006)


7

1.1.2. Quan điểm nghiên cứu
1.1.2.1. Vận dụng lý thuyết hệ thống
Khi cộng đồng dân cư thôn bản tham gia vào các hoạt động quản lý rừng
là hoạt động trong hệ thống kinh tế - xã hội tác động tới hệ thống sinh thái tự
nhiên.
Sự tác động của cộng đồng dân cư thôn bản đến tài nguyên rừng là hoạt
động trong hệ thống kinh tế. Việc sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy, khai
thác gỗ, tre, nứa, lâm sản ngoài gỗ (LSNG)… do nhu cầu sinh kế, xây dựng nhà
cửa, chuồng trại, nhu cầu sử dụng chất đốt… Nhiều cộng đồng vì hiệu quả kinh
tế đã quyết định tới hình thức quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng của
mình. Ngược lại, mức độ giàu có và đa dạng, trữ lượng cao và chất lượng tốt của
rừng (nguồn tài nguyên rừng) cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn thu nhập, nhu
cầu hàng ngày của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Vì vậy, để cộng đồng
dân cư thôn bản quản lý bảo vệ và phát triển rừng tốt khi nghiên cứu về lập kế
hoạch cho quản lý rừng cộng đồng cần phải có nhìn nhận toàn diện, khách quan,

trung thực yếu tố kinh tế do rừng cộng đồng mang lại. Kinh tế là yếu tố cấu trúc
nội tại của cộng đồng, tạo nên đặc trưng cộng đồng và có ảnh hưởng quyết định
đến các hoạt động của lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), lâm nghiệp xã hội
(LNXH). Khi ấy yếu tố kinh tế trở thành luận cứ và cơ sở khoa học của phát
triển LNCĐ. Như vậy, yếu tố kinh tế là một trong những nội dung sẽ được đề tài
nghiên cứu.
Lập kế hoạch cho quản lý rừng cộng đồng (CFM) chỉ thực sự thành công
khi có sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng. Các hoạt động này bị
chi phối bởi: Nhận thức, trình độ học vấn, phong tục tập quán, hiểu biết pháp
luật, thực thi pháp luật trong thói quen sử dụng, quản lý bảo vệ, khai thác rừng,
cũng như xây dựng hương ước nội bộ để bảo vệ rừng của cộng đồng. Những
hoạt động này ảnh hưởng sâu sắc tới tài nguyên rừng. Ngược lại, chính các hoạt
động quản lý, bảo vệ rừng đã giải quyết cho người dân các vấn đề như: Tạo
công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, xoá đói giảm nghèo... đã tạo ra cho người
dân và nguồn tài nguyên rừng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vậy, khi
nghiên cứu tại địa phương yếu tố xã hội là một trong những nhân tố được đề tài
quan tâm.
Rừng là hệ thống tự nhiên không chỉ là nguồn sinh kế mà còn là môi
trường sống của nhân loại. Rừng cung cấp nước, không khí, bảo vệ đất, nước,


8

không khí, tuy nhiên đó cũng là một hệ thống rất nhạy cảm khi tác động từ bên
ngoài tới rừng cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng trong hệ
thống tự nhiên. Rừng vốn tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật
của tự nhiên, nên mọi tác động của con người cũng phải tuân theo các quy luật
tự nhiên. Bởi vậy, nhân tố môi trường cũng được chú ý trong nghiên cứu rừng
cộng đồng của đề tài.
1.1.2.2. Lý luận về phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã được Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển
(WCED) định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các yêu cầu
của hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của
các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững có thể mang ý nghĩa là sự duy trì
hoặc kéo dài năng lực sản xuất của một cơ sở tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp
ứng các nhu cầu của xã hội loài người (Sajie 1996) ở hiện tại và tương lai. Quản
lý rừng bền vững là tiêu chí phấn đấu không mệt mỏi của chúng ta. Những giải
pháp kinh tế - xã hội (KTXH) để quản lý rừng bền vững sẽ thất bại nếu không
tuân thủ nguyên tắc của tự nhiên. Vì vậy, một mặt việc quản lý phải nhằm khai
thác tối đa những giá trị có lợi của nó, mặt khác phải duy trì tính ổn định và sự
tồn tại lâu dài theo thời gian của rừng. Quản lý rừng bền vững tức là “phát triển
và sử dụng hiệu quả tất cả các chức năng tiềm tàng" của nó đồng thời phải “bảo
đảm khả năng tái tạo, phải hoàn trả lại cái đã bị lấy đi bởi người sử dụng”.
Quản lý rừng bền vững phải nhằm “nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người trong phạm vi khả năng chịu đựng của hệ sinh thái rừng". Phát triển bền
vững phải sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ được môi trường sống. Không chỉ đáp ứng sự phát triển KTXH một cách
vững chắc nhờ khoa học kỹ thuật mà còn đảm bảo ổn định và cải thiện những
điều kiện tự nhiên, môi trường. Do đó, trong mỗi thời kỳ, hoàn cảnh, nguồn tài
nguyên cụ thể, thì con người phải tìm ra hướng phát triển tối ưu cho mình.
Trong hướng đó bao gồm sự phối hợp chặt chẽ các yếu tố KTXH, môi trường,
kết hợp sự hiểu biết và vận dụng khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo cho nguồn tài
nguyên không bị suy giảm. Lập kế hoạch để quản lý bảo vệ rừng đáp ứng được
các mục đích trên. Cho nên, đây là nội dung nghiên cứu thứ hai của đề tài.
1.1.2.3. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu
Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình thông qua đó các chủ
thể cùng tác động và chia sẻ ý kiến và cùng quyết định. Điều quan trọng là


9


người dân có thể trao đổi nguyện vọng của họ về tài nguyên rừng với Nhà nước,
cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các
nguyện vọng trên và tạo ra mối quan hệ hài hoà, hiểu biết lẫn nhau trong quản lý
tài nguyên rừng.
Trong nghiên cứu của đề tài, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp
dụng trong đó tham gia qua hình thức tư vấn nhằm cung cấp thông tin để cộng
đồng có khả năng tự đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tự xác định được mục tiêu
quản lý, tự xác định được nhu cầu và khả năng cung cấp của tài nguyên rừng để
từ đó lập kế hoạch bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững tài nguyên rừng của
mình. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được áp dụng trong nghiên cứu thực
hiện của đề tài.
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Đổi mới chính sách của ngành lâm nghiệp phục vụ tiến trình
quản lý rừng cộng đồng
Arnold, JEM và Steward, W.C. (1987) [22]. Các tác giả đã kết luận rằng
mặc dù có sự suy thoái về rừng cộng đồng và quản lý tài nguyên sở hữu công
cộng (CPRM), chúng vẫn còn đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống
lâm nghiệp và trong đời sống người dân nghèo. Để tiến hành tới việc quản lý tài
nguyên sở hữu công cộng bền vững cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính
sách, sự yếu kém và sai sót của luật lệ hiện đang phá huỷ các tổ chức tài nguyên
sở hữu công cộng hoặc đang khuyến khích việc tiếp tục tư nhân hoá.
Basu, N.G (1987) [23]. Các vấn đề lâm nghiệp được phân tích dựa trên
quan điểm của những cộng đồng sống tại rừng. Tác giả đề nghị một chính sách
lâm nghiệp mới để ngăn chặn quá trình phát triển đồi trọc và để lôi cuốn nhân
dân tham gia vào quá trình quản lý rừng.
Dern (2001) [28]: Mặc dù chính sách LNCĐ đã có ở nhiều quốc gia, tuy
vậy việc thực hiện chính sách cũng thường gặp các trở ngại:
* Thiếu sự cam kết và mất công bằng trong phân bổ ngân sách.
* Tiếp cận từ trên xuống và thiếu linh hoạt.

* Quyền sử dụng đất và tài nguyên không ổn định.
* Hệ thống quản lý, kỹ thuật lâm nghiệp chưa tương thích với kiến thức
và năng lực của cộng đồng trong quản lý rừng.
* Nhân viên kỹ thuật lâm nghiệp thiếu kỹ năng thúc đẩy để quản lý rừng
dựa vào cộng đồng có sự tham gia vào tiến trình ra các quyết định ở địa phương.


10

* Thiếu các khung pháp lý để hỗ trợ LNCĐ.
* Nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận và nhân viên lâm nghiệp về
chính sách LNCĐ hiện hành và tổ chức thực hiện nó.
* Thiếu công bằng và rõ ràng trong phân bổ lợi ích từ rừng.
Để thực hiện quản lý rừng cộng đồng (CFM) điều đầu tiên cần có là sự
đổi mới về chính sách, thể chế và quan điểm tiếp cận, phát huy dân chủ trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Quản lý rừng cộng đồng cũng đòi hỏi có sự thay đổi trong tiến trình ra
quyết định trong quản lý kinh doanh, trong đó giải pháp tiếp cận có sự tham gia
của người dân được chú trọng và tạo ra cơ sở cho phát huy dân chủ. Ngoài ra,
việc đào tạo nhân lực đã được nhiều quốc gia quan tâm đưa vào chương trình
giảng dạy, chuẩn bị cho một đội ngũ cán bộ có thái độ và quan điểm dùng trong
tiếp cận quản lý tài nguyên rừng cộng đồng.
Nhân tố cốt lõi của cải cách thể chế, chính sách để hỗ trợ lâm nghiệp cộng
đồng là nâng cao tính dân chủ, sự tham gia lập kế hoạch, các quyết định giám sát
và phát triển nguồn nhân lực.
1.2.2. Các nhân tố kinh tế- xã hội và lợi ích từ rừng cộng đồng
Verm D.P.S (1998) [37]. Tác giả có một nghiên cứu điểm ở một khu rừng
trồng 4 ha được tạo lập năm 1974 trên đất chăn thả của cộng đồng bản Dhanori
bang Gujarat, theo kế hoạch rừng làng của Nhà nước. Trong 4 năm liền việc cắt
cỏ để bán ra ngoài bị cấm. Cây cối được chặt vào năm 1983 - 1984 và lợi nhuận

được phân bổ theo gia đình hội đồng thôn panchayat, chỉ số lợi nhuận nội bộ của
gỗ, củi và cỏ được tính tới 35%. Dân làng được hưởng củi, gỗ nhỏ để làm nhà và
sửa lại nhà cửa, có thêm công ăn việc làm. Thành công đó đã giúp bản tự tổ
chức được một hội trồng cây và tiếp tục trồng thêm vào năm 1984 - 1986. Kết
quả của việc trình diễn của khu rừng đã đem lại thêm 200 ha rừng trồng ở khu
này.
Lam Tom Linson (1994) và Banerjee (1996) [32] cho rằng, nếu chúng ta
nhận thức sự mất rừng có liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội thì việc cần
thiết để có thể đảm bảo được sự thành công trong công tác quản lý rừng chính là
mối quan tâm và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động đó,
phải chú trọng đến mối quan tâm của người dân trong cộng đồng đó là vấn đề
sinh kế.


11

Chokkalingaman Ravindranath (2001) [27] cho rằng rất nhiều chương
trình dự án tham gia quản lý rừng, phục hồi rừng đã thiếu sự chú trọng dài hạn
tới cả hai yếu tố sinh thái – kinh tế xã hội. Chúng thường khởi đầu với sự nhiệt
tình trong việc đầu tư kinh phí cũng như phổ biến kỹ thuật cho cộng đồng địa
phương nhưng ở giai đoạn cuối của dự án, sự chú trọng này bị giảm sút hoặc
thậm chí mất đi với một nguyên nhân không rõ ràng. Chính thực tế này đã làm
giảm sự quan tâm của cộng đồng và kết quả của việc quản lý, bảo vệ, phát triển
rừng không được như mong đợi.
Như vậy, trong QLRCĐ do thiếu nghiên cứu về các vấn đề KTXH một
cách đầy đủ, cụ thể, thích hợp mà những biện pháp kỹ thuật thường không được
áp dụng hoặc áp dụng một cách hình thức nên không đạt kết quả như mong đợi.
Những vấn đề KTXH nhạy cảm với quản lý rừng thường liên quan đến
chính sách về quyền sở hữu, sử dụng rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, hưởng lợi và
nhu cầu của cộng đồng, thuế tài nguyên, sự tham gia của cộng đồng trong quản

lý rừng. Đôi khi các vấn đề về KTXH liên quan đến cả những nhận thức và kiến
thức, tôn giáo và tín ngưỡng, phong tục và tập quán. Trong một số nghiên cứu
người ta đã coi những giải pháp KTXH là có “trọng lượng hơn”. Vì vậy phần
lớn các nghiên cứu đưa ra giải pháp để QLRCĐ thì cùng với việc áp dụng biện
pháp kỹ thuật đúng đắn cần xây dựng và thực hiện những giải pháp về mặt
KTXH. Thậm chí phải đưa chúng vào chương trình hành động của mỗi quốc gia.
1.2.3. Phương pháp điều tra rừng có sự tham gia của người dân
Tại Nepal, với sự hỗ trợ của dự án lâm nghiệp cộng đồng do chính phủ
Thụy Sỹ tài trợ, phương pháp điều tra rừng đơn giản có sự tham gia đã được
phát triển và được xem là nhân tố cốt lõi do quản lý rừng bền vững. Điều này
giúp cho người sử dụng rừng có được các ý tưởng về tiềm năng sản xuất của các
khu rừng của họ từ đó lập kế hoạch quản lý rừng.
Các tài liệu hướng dẫn về điều tra và phân tích dữ liệu tài nguyên rừng
đơn giản có sự tham gia (bao gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ) ở các nước Nepal,
Thái Lan, Philippines được thiết lập bao gồm các nội dung hướng dẫn chính như
sau [26, 36]:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Bao gồm xác định kích thước và số ô
mẫu điều tra, phương pháp đo đếm.
- Phân tích dữ liệu: Chất lượng tái sinh, dự đoán trữ lượng, sản lượng gỗ,
củi, cỏ, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ.


12

- Lập kế hoạch quản lý rừng, phân loại rừng chức năng theo kiến thức bản
địa, kế hoạch quản lý tái sinh, khai thác gỗ, củi, cỏ, lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo vệ đất, nước và phương pháp giám sát có sự tham gia.
Tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR, 2002) [30] đã đưa ra
tài liệu hướng dẫn bao gồm các phương pháp như xác định vấn đề, chủ đề điều
tra rừng, sử dụng ảnh viễn thám, phân tích dữ liệu và đánh giá các kết quả điều

tra. Trong đó đã phối hợp phương pháp hàn lâm với phương pháp đánh giá thôn
bản có sự tham gia (PRA) và sử dụng công nghệ thông tin đã đưa ra phương
pháp mô hình hoá để dự đoán thể tích cây rừng theo 01 và 02 nhân tố đường
kính (D) và chiều cao (H), loài cây: V = f (D,H, Species) từ đây lập biểu đơn
giản để hỗ trợ cho việc dự báo thể tích, trữ lượng tài nguyên rừng.
Phương pháp điều tra rừng có sự tham gia được xây dựng trên nguyên lý
phương pháp điều tra và quy hoạch rừng phổ biến trên thế giới do đó đảm bảo
tính kỹ thuật lâm nghiệp đồng thời các công cụ điều tra và công thức tính toán
đơn giản để cộng đồng có thể tiếp cận đặc biệt là tiếp cận với kiến thức sinh thái
địa phương trong phân loại để quản lý rừng theo chức năng cộng đồng. Tuy
nhiên một vài công cụ phương pháp điều tra còn phức tạp và hàn lâm:
- Dự báo trữ lượng rừng dựa vào 2 nhân tố tổng tiết diện ngang xác định
bằng công cụ Relaskop và chiều cao lâm phần.
- Phân chia các coupe tác nghiệp, phức tạp.
Trong khi đó việc xác định sản lượng khai thác, bảo đảm ổn định rừng
chưa được thiết kế rõ ràng, do đó việc tính toán khối lượng gỗ, củi, LSNG thu
hoạch hàng năm theo kế hoạch chỉ là ước đoán, chưa thực sự có cơ sở để đảm
bảo sự cân bằng và ổn định sản lượng rừng.
Nhìn chung các hướng dẫn điều tra chỉ phù hợp cho cán bộ kỹ thuật lâm
nghiệp tổ chức, đánh giá tài nguyên rừng cho từng làng, xã. Cộng đồng địa
phương chỉ tham gia như người cung cấp thông tin và được hưởng thụ kết quả
phân tích tài nguyên rừng.
1.2.4. Phương pháp thống kê toán học áp dụng trong mô phỏng cấu
trúc
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, toán học thống kê được coi là công cụ
quan trọng được áp dụng để nghiên cứu các đặc điểm của cấu trúc rừng định
lượng hoá các quy luật chung đồng thời là thước đo trong đề xuất các chỉ tiêu kỹ
thuật lâm sinh tác động vào rừng. Các phương pháp điều tra rút mẫu, ước lượng



13

các nhân tố điều tra cấu trúc ngày càng được tiêu chuẩn hoá chặt chẽ được
Bertram Husch, CharlesI, Miller Thomas W Beer (1972) trình bày tỷ mỷ [24].
Hiện nay, phần lớn các tác giả đi sâu vào định hướng các quy luật phân
bố số cây theo đường kính (N/D), phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn thân
cây, theo cỡ đường kính tán, theo tiết diện ngang… Có thể điểm qua một số
công trình: “Nghiên cứu định hướng các mối quan hệ, cấu trúc ở rừng nhiệt đới
được Rolle thực hiện công phu, các quan hệ chiều cao, đường kính ngang ngực,
đường kính tán, đường kính thân cây dưới các dạng phân bố xác suất".
- Mô hình hoá cấu trúc đường kính được đặc biệt quan tâm, tuỳ theo tác
giả và đối tượng nghiên cứu, kiểu cấu trúc này được biểu diễn bằng nhiều dạng
phân bố xác suất khác nhau Bally (1973) sử dụng hàm Wei Bull nhiều tác giả
khác dùng các hàm Hyperbol, hàm mũ, hàm possion, logarit bằng phương pháp
định lượng nhiều tác giả đã xây dựng mô hình cấu trúc vốn rừng và nêu lên
nguồn gốc sinh thái của nó.
- Nghiên cứu động thái cấu trúc rừng; nghiên cứu về sinh trưởng, tăng
trưởng lâm phần đã có nhiều nghiên cứu nhưng hầu hết tập trung chủ yếu nghiên
cứu cho lâm phần thuần loài, phần lớn các nghiên cứu đều xây dựng thành các
mô hình toán học chặt chẽ, có thể điểm qua một số công trình Mafer (1952)
Mayer, Stevenson (1943) Schumacher, Coile (1960), FAO (1980) … [30, 31,
34].
- Các công trình nghiên cứu định vị bởi các tổ chức quốc tế CIFOR, ITTO
(Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc tế-2002) [30]. Tuy nhiên các kết quả này chủ yếu
đưa ra các kết quả về năng suất, sản lượng, sinh khối của rừng mưa, chưa có
nhiều công trình về cấu trúc cho việc quản lý kinh doanh các trạng thái rừng
nhiệt đới đã bị tác động. Tổ chức gỗ rừng nhiệt đới Quốc tế chủ yếu đưa ra các
giải pháp quản lý công nghệ khai thác rừng mưa.
Nhìn chung, về khoa học mô phỏng cấu trúc hầu như đã được nghiên cứu
có chiều sâu, nhiều hàm toán học được phát triển, nhiều giải pháp ứng dụng của

mô phỏng cấu trúc đã được đề nghị phục vụ cho điều tra rừng, theo dõi diễn
biến, biến đổi cấu trúc rừng, điều chế rừng. Tuy nhiên mô hình cấu trúc thích
hợp để khai thác, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ở các khu rừng đã bị
tác động ở các mức độ của rừng nhiệt đới chưa được nghiên cứu nhiều. Các
nghiên cứu mới chỉ phục vụ cho khoa học nghiên cứu, chưa áp dụng nhiều trong
sản xuất, quản lý rừng nhất là trong quản lý rừng của cộng đồng.


14

1.2.5. Lập kế hoạch trong quản lý rừng cộng đồng
Một loạt các nghiên cứu ở các quốc gia về chủ đề này đã cho thấy sự cần
thiết phải lập kế hoạch quản lý rừng đơn giản có sự tham gia dựa vào cộng đồng.
Gallertti, HA và Arguelless, A (1987) [29] Các tác giả đã trình bày nhiều
tiêu chuẩn khác nhau cho một khuôn khổ khái niệm lập kế hoạch và mô tả sự
thực hiện các tiêu chuẩn đó theo kinh nghiệm của chương trình pilot (thí điểm).
Việc đưa người dân vào quá trình là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi
phải có sự biến chuyển trong thái độ công khai, lập kế hoạch và thực hiện. Cần
phải có sự sinh động và sự hiểu biết về sự phát triển và sử dụng tài nguyên theo
cơ chế hoạt động qua đó cả người dân và cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp đều phải
học tập lẫn nhau. Để cho các kế hoạch lập ra thành công cần phải dựa vào sự hỗ
trợ của thống đốc bang và các cán bộ cao cấp ở liên bang, các tiêu chuẩn khác
cũng quan trọng để thực hiện là thái độ của nhân dân địa phương, quản lý lâm
sinh đúng đắn, công nghiệp hoá, marketing sản phẩm và các vấn đề tổ chức.
- Các kết quả trong lập kế hoạch được đánh giá sau 3 vụ thu hoạch.
- Moench, M và Bandy opadhyah, J (1980) [35]. Các tác giả đã chỉ rõ là
các nhu cầu về sinh tồn của dân làng đã bị bỏ qua trong việc lập kế hoạch quản
lý rừng. Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng cần phải hướng vào dòng chảy sinh
khối của thôn bản, tập trung vào nhiên liệu, thức ăn gia súc, đồng thời nghiên
cứu cũng trình bày các mối tương quan giữa mức tiêu thụ sinh khối của thôn bản

và sức sản xuất của rừng.
- Leuscher, WA và Shaky a.K.M (1988) [33]. Các tác giả tuyên bố rằng
việc hợp tác giữa cư dân địa phương với cán bộ cấp huyện là rất quan trọng để
thành công trong các dự án tài nguyên rừng cộng đồng (CFR) và có thể trở lên
dễ dàng bằng cách thu hút các nhóm người dân đó vào lập kế hoạch quản lý
rừng. Đánh giá các tài nguyên nguồn lực, khả năng của dự án, sự tham gia của
người dân là cơ sở cho việc lập kế hoạch quản lý. Mặc dù sự thu hút có hiệu quả
dân làng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, tạo nên sự phấn chấn đối với họ
và đạt được mục tiêu của dự án nhưng tác giả cho rằng chi phí còn cao và đồng
thời có thể tạo nên “cái bẫy” mong đợi và có thể không phải khi nào cũng dẫn
tới việc thực hiện kế hoạch tốt.
- Brinkman, W (1988) [25], nghiên cứu tập trung vào việc quản lý và tiềm
năng sử dụng rừng thôn bản được xây dựng theo một dự án toàn quốc về năng
lượng không thường lệ của chính phủ Vương quốc Thái Lan. Việc xây dựng và


15

kết quả của các khu rừng thôn bản đã được xem xét một cách có phê phán. Dân
làng đã không tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và không có các kế hoạch
để quản lý hoặc để phân bố lợi ích được thỏa thuận với dân. Trong khi đó các
tầng lớp dân nghèo đặc biệt cần phải phụ thuộc vào việc đến các khu rừng để
chăn thả gia súc, thu hái tài nguyên lâm sản như củi đun, hoa quả tại rừng.
Trường hợp này là một điển hình minh họa sự cần thiết cộng đồng địa phương
phải tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển, các
tổ chức xã hội và các nhóm quyền lợi chung rất cần chúng ta phải quan tâm tới.
Tóm lại: Vấn đề quản lý tài nguyên rừng và đất rừng có rất nhiều tác giả,
nhiều chương trình, dự án tham gia nghiên cứu đã chỉ ra được:
- Việc đổi mới, sửa đổi lại chính sách lâm nghiệp đã chú trọng đến các
khía cạnh, vị trí, kinh tế, xã hội, môi trường cùng với việc hỗ trợ cộng đồng để

duy trì vai trò sản xuất của rừng, khuyến khích tham gia và đóng góp ý kiến có
giá trị của người dân địa phương trong lập kế hoạch quản lý rừng là thành công
rất to lớn ở các nước này.
- Nhiều nước đã tiến hành giao đất, giao rừng, xu hướng chung là quay trở
lại với hình thức quản lý truyền thống dựa trên cơ sở gắn đất đai và tài nguyên
rừng với người dân sở tại.
- Họ đã thử nghiệm khá thành công cách tiếp cận có sự tham gia của
người dân, chú ý đến tiến trình phát huy kiến thức bản địa, nâng cao năng lực
của các cộng đồng thiểu số để xây dựng các mô hình quản lý rừng cộng đồng.
- Các nghiên cứu đã phản ánh được nhu cầu phát triển phương thức quản
lý dựa vào cộng đồng ở các quốc gia và đưa ra được các vấn đề cần quan tâm để
phát triển LNCĐ trong khu vực:
+) Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên rừng
cho cộng đồng;
+) Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên
quan để phát triển LNCĐ;
+) Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển
LNCĐ ở tất cả các lĩnh vực;
+) Phát triển các cách tiếp cận đơn giản về kỹ thuật lâm sinh trong quản lý
tài nguyên để xây dựng các kế hoạch quản lý bền vững dựa vào cộng đồng. Đây
là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách phù hợp với điều
kiện của Việt Nam.


×