Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng cây Hồi (Illicium verum Hook.f) tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LẬP ĐỊA ĐẾN
SINH TRƯỞNG CÂY HỒI (Illicium verum Hook.f)
TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LẬP ĐỊA ĐẾN
SINH TRƯỞNG CÂY HỒI (Illicium verum Hook.f)
TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tiến

THÁI NGUYÊN -2016



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2016
Tác giả

Triệu Mạnh Hùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Sau đại học - Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm học khoá 22,
giai đoạn 2014 - 2016.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Hạt Kiểm lâm huyện Bình Gia và các hộ dân địa phương. Nhân dịp này
tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn
Thanh Tiến - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt
thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các

nhà khoa học và các đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2016
Tác giả

Triệu Mạnh Hùng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Những khái niệm về lập địa ....................................................................... 4
1.2. Tình nghiên cứu lập địa trên thế giới và Việt Nam ................................... 5
1.2.1.Trên thế giới ............................................................................................. 5
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 7
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 12
1.3.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cây Hồi ....................................... 13

1.3.2. Điều kiện gây trồng loài cây Hồi .......................................................... 17
1.3.3. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng............................................................. 18
1.3.4. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn ...................................................... 19
1.4. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về cây Hồi ................. 20
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 20
1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 23
1.4.3. Tình hình thị trường Hồi và các sản phẩm Hồi thế giới ....................... 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 28

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29


iv
2.3.1. Phương pháp tổng quát ......................................................................... 29
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 36

3.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên liên quan đến lập địa tại địa bàn
huyện Bình Gia ....................................................................................... 36
3.1.1. Khái quát vị trí địa lí khu vực huyện Bình Gia ..................................... 36
3.1.2. Điều kiện tự nhiên liên quan đến lập địa tại khu vực huyện Bình Gia ..... 37
3.2. Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của cây Hồi tại huyện Bình Gia ..... 43
3.2.1. Loại đất và nền vật chất tạo đất............................................................. 43
3.2.2. Kết quả phân tích mẫu đất tại địa bàn nghiên cứu ................................ 49
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng (D1.3; HVN) của cây Hồi ....... 49
3.3. Ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng của cây Hồi về D; H tại

huyện Bình Gia ....................................................................................... 59
3.3.1. Ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng của cây Hồi về D, H .............. 59
3.3.2. Ảnh hưởng của vị trí khác nhau đến sinh trưởng cây Hồi về đường
kính và chiều cao tại huyện Bình Gia ..................................................... 60
3.3.3. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố
lập địa đến sinh trưởng cây Hồi .............................................................. 62
3.4. Một số giải pháp kỹ thuật nâng cao sức sinh trưởng cho cây Hồi tại
huyện Bình Gia ....................................................................................... 63
3.4.1. Địa hình ................................................................................................. 63
3.4.2. Loại đất.................................................................................................. 64
3.4.3. Độ pH, Mùn và dinh dưỡng khoáng ..................................................... 65
3.4.4. Thảm thực bì ......................................................................................... 67
3.4.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng....................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 69

1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 75


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

CN - TTCN : Công nghiệp - Trung tâm Công nghiệp

2.




: Đường kính trung bình

3.

D1.3

: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

4.

Dt

: Đường kính tán

5.

EU

: European Union - Khối liên minh Châu Âu.

6.



: Chiều cao trung bình

7.


Hvn

: Chiều cao vút ngọn

8.

KNXK

: Kim ngạch xuất khẩu

9.

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

10.

OTC

: Ô tiêu chuẩn

11.



: Quyết định

12.


QL1B

: Quốc lộ 1B

13.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

14.

THCS

: Trung học cơ sở

15.

UBND

: Ủy Ban Nhân dân

16.

USD

: United States dollar-Đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov .................................... 6
Bảng 1.2: Bốn đơn vị lập địa cơ bản của H. I. Friedler, W. H. Nerber ............ 6
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế ................................................. 10
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn phân chia trạng thái...................................................... 11
Bảng 1.5: Đặc trưng dạng lập địa ở Uông Bí .................................................. 11
Bảng 1.6: Mối tương quan giữa độ đông và hàm lượng trans-anethol trong
tinh dầu Hồi..................................................................................... 16
Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 34
Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính của Bình Gia năm 2015 ............................. 36
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Gia tính đến năm 2015 .............. 38
Bảng 3.3: Phân loại cấp độ dốc rừng trồng Hồi tại địa bàn nghiên cứu ................. 42
Bảng 3.4: Phân chia nhóm thực vật chỉ thị cơ bản tại địa bàn điều tra........... 42
Bảng 3.5: Các loại đất chính có tại địa bàn nghiên cứu .................................. 43
Bảng 3.6. Các yếu tố lập địa cơ bản tại các OTC được điều tra ..................... 44
Bảng 3.7: Tổng hợp các dạng lập địa cơ bản có tại khu vực nghiên cứu ....... 46
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu đất tại địa điểm điều tra ............................. 49
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của nồng độ pH đến sinh trưởng D và H cây Hồi tại
địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 50
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của hàm lượng mùn đến sinh trưởng đường kính,
chiều cao cây Hồi ............................................................................ 53
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của hàm lượng NPK đến sinh trưởng đường kính
và chiều cao cây Hồi ....................................................................... 56
Bảng 3.12: Cấp độ dày tầng đất ảnh hưởng đến đường kính cây Hồi ........... 57
Bảng 3.13: Cấp độ dày tầng đất ảnh hưởng đến chiều cao cây Hồi. ............. 58


vii
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng cây Hồi về D, H ........... 59
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của vị trí khác nhau đến sinh trưởng đường kính,

chiều cao cây Hồi tại địa bàn nghiên cứu ....................................... 60
Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra mối liên hệ giữa D1.3 và hàm lượng mùn
(OM) qua các hàm trong ứng dụng SPSS ....................................... 62


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ phân bố cây Hồi và một số loại cây trồng tại huyện
Bình Gia .......................................................................................... 40
Hình 3.2. Bản đồ đất huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn .................................... 48
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng
đường kính cây Hồi ở các tuổi khác nhau .................................... 51
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng
chiều cao cây Hồi ........................................................................... 52
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiển mức độ ảnh hưởng của hàm lượng mùn đến
sinh trưởng đường kính cây Hồi tại địa bàn nghiên cứu ................ 54
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiển mức độ ảnh hưởng của hàm lượng mùn đến
sinh trưởng chiều cao cây Hồi tại địa bàn nghiên cứu.................... 55
Hình 3.7. Sinh trưởng đường kính cây Hồi tại các vị trí khác nhau ............... 61
Hình 3.8: Đồ thị quan hệ sinh trưởng đường kính và hàm lượng mùn
theo các hàm lí thuyết ..................................................................... 63


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách
khuyến khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể như: Đề án bảo tồn
và phát triển LSNG giai đoạn 2006 - 2020. Kế hoạch hành động bảo tồn và
phát triển LSNG 2007 - 2010. Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn

2006 - 2020. Đặc biệt, ngày 06/07/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung một số mục tiêu,
nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Trong quyết định này, có đề cập tới cây Hồi được lựa chọn là một trong
những loài cây trồng lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa
quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Nhiều năm qua, cây Hồi được xác định là
cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Cho đến nay,
với diện tích rừng Hồi khoảng trên 32.000 ha, Lạng Sơn là tỉnh có diện tích
Hồi lớn nhất cả nước (khoảng 71% tổng diện tích Hồi trong cả nước).
Hồi (Illicium verum Hook.f) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, cây đa
mục đích. Tinh dầu Hồi là sản phẩm được trưng cất từ lá, quả và hạt, nhưng
chủ yếu là từ quả, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực
phẩm. Trong công nghiệp dược phẩm tinh dầu Hồi được sử dụng để chế biến
các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hóa và chống nôn mửa. Trong công nghiệp
thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị để chế biến thức ăn. Ngoài ra, tinh
dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mĩ phẩm cao cấp.
Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại được dùng làm thuốc trừ sâu, làm men, than
hoạt tính, phân bón… Hơn nữa, Hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số quốc gia
trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam. Ở khu vực châu
Á, Hồi phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài xuống vùng
núi phía Bắc của Việt Nam. Ở Việt Nam, Hồi có phân bố nhiều ở các tỉnh biên


2
giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Nhưng lập
địa thích hợp nhất để phát triển cây Hồi chỉ thấy ở một số huyện của tỉnh Lạng
Sơn như Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Cao Lộc và Tràng Định.
Bình gia là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn, đời sống
người dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng.

Phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, địa phương có thế mạnh, có kinh
nghiệm lâu đời trong sản xuất và chế biến là một trong những lợi thế để góp
phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Hồi là cây đặc hữu chỉ phù hợp ở một số vùng địa lí nhất định. Tại huyện Bình
Gia cây Hồi được trồng với diện tích khá lớn trải đều khắp địa bàn các xã.
Lập địa bao gồm các yếu tố khí hậu, địa hình, đất và thực vật, giữa
chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh giá sự thích hợp của lập địa đối
với mỗi loài cây trồng là nhiệm vụ quan trọng của các nhà lâm sinh học.
Không phải loài cây trồng nào cũng sinh trưởng và cho hiệu quả kinh tế cao
trên mọi lập địa. Vì vậy, trước khi trồng một loài cây nào đó ta phải chọn
được điều kiện lập địa thích hợp cho từng loài cây theo phương châm “đất
nào cây ấy”. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của lập địa đến cây Hồi giúp
chúng ta hiểu được quá trình thích nghi của cây với môi trường sống từ đó
đưa ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm điều chỉnh theo hướng có lợi cho
cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh nhất.
Với yêu cầu và tính cấp thiết như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng cây Hồi (Illicium
verum Hook.f) tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được yếu tố lập địa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Hồi
tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố lập địa đến sinh trưởng của cây
Hồi tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.


3
- Đề xuất được giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng
rừng Hồi tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả đề tài là cơ sở khoa học giúp người dân trồng Hồi tại Bình Gia,

tỉnh Lạng Sơn có những giải pháp kỹ thuật tác động vào lập địa nhằm khống chế
các nhân tố bất lợi và lợi dụng phát huy những nhân tố có lợi trong trồng Hồi.
Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên
khi nghiên cứu về lĩnh vực cây Hồi. Là tư liệu bổ sung thêm những cơ sở thực
tiễn vào trong kho tàng khoa học về cây Hồi nói chung và cây Hồi tại Bình
Gia, Lạng Sơn nói riêng.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những khái niệm về lập địa
Theo Đỗ Thanh Hoa, (1993)[13] có liệt kê các khái niệm về lập địa, như:
Lập địa tiếng Anh là site, tiếng Pháp là Station, tiếng Đức là Srandort đây là
từ ghép của stand và ort có nghĩa là hoàn cảnh tự nhiên ở một địa phương hay
địa bàn cụ thể. Ở Việt Nam dùng theo phiên âm Hán - Việt là lập địa.
Theo Đỗ Thanh Hoa, (1993) trích dẫn nghiên cứu của Sucasov một
chuyên gia phân loại rừng ở miền Bắc Liên Xô (cũ), nay là Liên bang Nga
cho rằng: Kiểu điều kiện lập địa là tập hợp những khoảnh đất có khả năng
xuất hiện những thực vật giống nhau, nghĩa là ở phức hệ giống nhau về các
yếu tố tự nhiên như khí hậu, đất đai...[13]
Trong giáo trình trồng rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp có định nghĩa
về lập địa như: Lập địa là hoàn cảnh nội bộ của rừng ở đây bao gồm khí hậu
và thổ nhưỡng, giới hạn dưới của nó là tầng đất mà rễ cây có thể đạt được,
giới hạn biên giới bên trên của tán cây, đồng thời phải hiểu là biên giới này
không rõ rệt. Không những thế, hoàn cảnh bên trong và hoàn cảnh bên ngoài
của rừng còn có ảnh hưởng tương hỗ, chuyển hoá lẫn nhau; các nhà lâm
nghiệp nên hiểu lập địa ở nghĩa rộng về cấp độ phì của sinh thái học là độ phì
khí hậu và độ phì thổ nhưỡng.[9]
Đỗ Thanh Hoa trích dẫn khái niệm Walter (1925): Lập địa là tất cả các

yếu tố ngoại cảnh thường xuyên tác động đến sinh trưởng và phát triển của
thực vật. Theo tác giả cho rằng: Lập địa bao gồm tất cả các yếu tố như: khí
hậu, địa hình, sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) tạo thành một quần lạc
sinh địa. Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh địa có ảnh hưởng qua lại, tác
động lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó con người có vai trò đặc biệt
quan trọng...[13]


5
Nguyễn Văn Khánh, (1996)[17] khi nghiên cứu về lập địa đã đưa ra khái
niệm như: Lập địa bắt đầu từ khái niệm phát sinh và mang tính khu vực,
không gian thuộc về một lãnh thổ bất kỳ bắt đầu từ toàn bộ trái đất và kết thúc
ở một khoảnh nhỏ bé.
1.2. Tình nghiên cứu lập địa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.Trên thế giới
Những hiểu biết của nông dân thế giới về đất trải qua hàng chục thế kỷ là
những thông tin quý báu. Những thông tin này được bổ sung uyên bác của các
nhà khoa học, tạo sự phát triển từng bước, để ra đời nhiều công trình nghiên
cứu về đất, đặc biệt là những nghiên cứu về đánh giá đất và phân chia lập địa
đã giúp con người hiểu và nắm được về khoa học đất, từ đó họ có thể quản lý
sử dụng đất đai ngày một hiệu quả hơn[18].
Kauritrev và Gretrin (1969)[38] có trích dẫn nghiên cứu của Pogrebnhiac
(Ucraina - 1962) một chuyên gia đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng
rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên 2 tiêu chí chính là độ phì và độ ẩm
của đất. Độ phì được chia làm 4 cấp: Mỗi nhóm ứng với một kiểu rừng nhất
định (Thông, Bạch dương...) và biểu thị bằng chữ cái A, B, C, D. Rất xấu (A),
xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm chia làm 6 cấp từ khô đến đầm lầy và
biểu thị bằng các chữ số: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4) và
đầm lầy (5). Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây
gỗ do chúng có bộ rễ ăn sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ

ẩm dựa vào lớp thảm tươi do chúng nhạy cảm với sự thay đổi của độ ẩm.
Glazovskaia, M.A (1972)[37] trích dẫn nghiên cứu của Trectov (1981)
về 3 yếu tố: Đá mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước phản ánh tiềm
năng sản xuất của lập địa và tác động tổng hợp thông qua sự hình thành các
kiểu mùn được hình thành ở vùng Đông Bắc Liên Xô (cũ), mối quan hệ các
kiểu mùn hình thành với tác động của con người và năng suất của lâm phần.


6
Theo ông chính các kiểu mùn rừng là thực tại của các lập địa trong một
sinh khí hậu nhất định phân loại lập địa được phân chia như sau:
- Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nước để phân chia.
- Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nước và đá mẹ hình thành
đất để phân chia.
- Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên: Điều kiện thoát nước, đá mẹ hình
thành đất và địa hình.
Với điều kiện thoát nước Trectov phân chia thành 6 kiểu như:
Bảng 1.1: Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov
Thoát nước mạnh

Độ ẩm đất thường rất khô và khô

Thoát nước bình thường

Độ ẩm đất thường ẩm vừa

Thoát nước không tốt

Độ ẩm đất thường


Thoát nước kém

Độ ẩm đất ướt

Tạo thành dòng chảy rất yếu

Đất rất ẩm ướt

Tạo thành dòng chảy yếu

Đất ướt

Đỗ Thanh Hoa, 1993 trích dẫn những nghiên cứu của Đức, trong đó tiêu
biểu với các tác giả: H. I. Friedler, W. H. Nerber và W. Hunger (1982) thuộc
trường đại học Dresden đã soạn thảo ra một giáo trình: “Giáo trình điều tra
lập địa chú ý tới vùng nhiệt đới”, 4 đơn vị lập địa cơ bản được đưa ra và có sự
so sánh với các đơn vị cảnh quan và khí hậu như[13]:
Bảng 1.2: Bốn đơn vị lập địa cơ bản của H. I. Friedler, W. H. Nerber
Đơn vị cảnh quan tự nhiên

Đơn vị khí hậu

Đơn vị lập địa

Đại cảnh quan

Vùng khí hậu

Vùng sinh trưởng


Cảnh quan (riêng rẽ)

Dạng khí hậu

Khu sinh trưởng

Bộ phận cảnh quan

Dạng khí hậu

Phạm vị bức khảm

Cảnh quan cơ sở

Dạng khí hậu địa hình

Dạng lập địa

Đỗ Thanh Hoa, 1993[13] cũng trích dẫn về nghiên cứu lập địa của nhà
khoa học Trung Quốc, Dương Kế Cảo và các cộng sự cho thấy: Áp dụng


7
phương pháp điều tra và phân vùng lập địa ở một số nơi thuộc Đông Bắc
Trung Quốc (vùng Thái Hoàng Sơn, rộng khoảng 100.000 km2), các tác giả
đưa ra 6 cấp phân vị để điều tra: (i) Cấp khu lập địa (Site region); (ii) Cấp á
khu lập địa (Site subregion): Phân chia sự khác nhau của khí hậu có sự tham
gia của địa mạo và thực vật; (iii) Cấp tiểu khí hậu lập địa (Site type district):
Phân chia theo địa mạo và nham thạch; (iv) Nhóm kiểu lập địa (Group of site
type): Phân chia theo độ cao tuyệt đối, hướng dốc, vị trí dốc, độ dốc (dưới 15 0

và trên 150); (v) Kiểu lập địa (Site types): Phân chia theo độ dày tầng đất mặt
(dưới 15 cm và lớn hơn hoặc bằng 30 cm), chất đất (sét, thịt pha cát, cát); (vi)
Kiểu phụ lập địa (Site type variety): Phân chia theo độ dày tầng đất mặt (dưới
15 cm và lớn hơn hoặc bằng 15 cm), độ pH (chua nhỏ hơn 6,5; trung tính từ
6,5  7,5; kiềm lớn hơn 7,5), nước ngầm (nông: nhỏ hơn 0,5 m; trung bình 0,5
 1,5 m; sâu: Lớn hơn 1,5 m).
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu phân chia lập địa, như:
1.2.2.1. Phân chia lập địa cấp vĩ mô và trung gian
Đỗ Thanh Hoa, 1993 [13] cho rằng: Từ những năm 1961 trong công tác
thiết kế trồng rừng, chúng tôi đã phân chia lập địa (điều tra lập địa cấp 1) theo
hướng dẫn của Lơman, nguyên tắc phân chia của Lơman dựa vào các yếu tố
khí hậu, địa hình và đất để phân chia. Sau Lơman, ở Việt Nam có rất nhiều
nhà khoa học nước ngoài phân chia lập địa, trong đó đặc biệt có
Schwanecker, 1971, ông đã xây dựng được quy trình tạm thời về điều tra lập
địa lâm nghiệp Việt Nam.
Đỗ Đình Sâm, 1990 [25] trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở
Việt Nam, đặc biệt chế độ khô hạn vào mùa khô ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
của rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức
độ khô hạn mùa khô, cùng mức độ thoát nước để xác định nhóm lập địa ở
Việt Nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: Rất khô, khô, ẩm và ẩm


8
thường xuyên, dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so với mặt biển, đặc điểm
đất, địa hình.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở Việt Nam, Vũ Cao Thái và Nguyễn Văn
Khánh, 1997[17] đề xuất một hệ thống phân cấp lập địa lâm nghiệp cho toàn
quốc gồm:
- Miền lập địa: Là một lãnh thổ khép kín được đặc trưng bới một chế độ

nhiệt riêng, trong đó có hay không có mùa đông lạnh (mùa đông lạnh là mùa
đông có số tháng ở đó nhiệt độ bình quân dưới 200C) là dấu hiệu để phân chia;
- Á miền lập địa: Là một lãnh thổ khép kín, có đặc trưng của miền lập
địa là chế độ nhiệt đồng thời còn có đặc trưng riêng của á miền, đó là thời
gian mưa (mùa mưa) trong năm;
- Vùng lập địa: Là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ á miền lập địa.
Vùng lập địa là kết quả đan xen của một vùng địa mạo, một vùng khí hậu,
trong đó miền Bắc lấy trường độ và cường độ lạnh làm dấu hiệu phân chia,
miền Nam lấy trường độ và cường độ khô hạn làm dấu hiệu phân chia.
- Tiểu vùng lập địa: Là một vùng lãnh thổ khép kín được phân ra từ
vùng lập địa mang các đặc trưng chung của các cấp phân vị trên nó, đồng thời
mang đặc trưng riêng của nó, đó là tổng hợp của một kiểu địa hình, một kiểu
khí hậu và một nhóm đất chính hoặc phụ, trong đó kiểu khí hậu bao gồm 4
yếu tố: Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất, lượng
mưa năm và số lượng tháng khô hạn.
- Dạng đất đai: Là cấp trung gian giữa tiểu vùng lập địa và cấp dạng lập
địa (đơn vị cơ sở của lập địa), dạng đất đai được chia nhỏ ra từ kiểu vùng lập
địa bởi thêm vào kiểu địa hình, yếu tố độ dốc (cấp độ dốc) hoặc thoát nước,
thêm vào nhóm đất chính hoặc phụ, cấp độ dày tầng đất hoặc cấp thành phần
cơ giới.
- Dạng lập địa: Là đơn vị cơ sở của lập địa có khí hậu của tiểu vùng lập
địa, được đặc trưng bởi một đơn vị địa mạo thấp nhất (chân, sườn, đỉnh..) một


9
bậc độ dốc, một đơn vị thổ nhưỡng thấp nhất (Thổ chủng hoặc biến chủng) và
bao chiếm một diện tích nhất định.
Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình, 2001[26] khi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tiềm năng sản xuất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều
tra lập địa” đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa theo

nguyên tắc sau: (i) Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia giống
nhau trong phân chia lập địa; (ii) Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia
lập địa; (iii) Các yếu tố lựa chọn cần được xem xét phù hợp và thoả mãn với
mục đích kinh doanh, mức độ thâm canh rừng.
Có thể nói công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngô
Đình Quế và Vũ Tấn Phương, 2005 đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của các hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp và phân chia lập
địa đã và đang áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là việc điều chỉnh tiêu chí và chỉ
tiêu cho phù hợp với thực tế. Công trình đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp cho
nhiều nghiên cứu cụ thể được tiến hành trên các địa bàn khác nhau, từ phân
chia lập địa cấp vĩ mô và trung gian đến phân chia lập địa cấp vi mô.
1.2.2.2. Phân chia lập địa cấp vi mô
Phân chia lập địa cấp vi mô là phân chia cho từng vùng cụ thể, phân chia
cho cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản và cụ thể đến từng đơn vị đất đai. Có
nhiều đơn vị, nhiều tác giả đã đề cập đến việc phân chia lập địa vi mô như:
Năm 1971, Viện Điều tra quy hoạch rừng [33] xuất bản tài liệu Điều tra
vẽ bản đồ lập địa lâm nghiệp và được tái bản năm 2000. Theo tài liệu này thì:
 Dạng lập địa gồm 6 yếu tố: Dạng đai khí hậu, dạng địa thế, dạng đất,
dạng cấp hàm lượng nước và trung khí hậu theo địa thế, dạng nước ngầm và
nước đọng, dạng trạng thái.
- Dạng đai khí hậu: Tên của dạng đai khí hậu hoặc đặt theo địa điểm
hoặc theo cảnh quan mà nơi đó đại diện điển hình (ví dụ: dạng đai khí hậu
Uông Bí, Đà Lạt v.v...)


10
- Dạng địa thế: Là tập hợp tất cả những lập địa riêng lẻ có độ dốc gần
giống nhau và theo các dạng sau:
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế
Địa thế


Viết tắt

Địa điểm

Bằng

B

< 30

Phẳng

P

4  100

Sườn thoải

S’

11  150

Sườn dốc

S

16  250

Dốc


D’

26  350

Rất dốc

D

> 350

( Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 1971)
- Dạng đất: Dạng đất bao gồm kiểu đất và kiểu nền vật chất. Trong thành
phần “dạng đất” thì tất cả các lập địa riêng lẻ có tính chất gần giống nhau
được tập hợp lại.
- Dạng trung khí hậu do điều kiện địa thế và cấp hàm lượng nước: Trong
thành phần này thì dạng trung khí hậu của lập địa không bị ảnh hưởng của
nước ngầm và nước đọng được tập hợp chung vào cấp hàm lượng nước theo
địa thế. Ảnh hưởng của trung khí hậu là nhiệt độ, của cấp hàm lượng nước
khó xác định, nhưng có thể dự đoán được qua việc xem xét dạng địa hình của
lập địa và sức sống của thực vật trên mặt đất.
- Dạng nước ngầm và nước đọng: Chúng được đánh giá theo mức nước
trung bình trong phẫu diện theo mùa mưa và mùa khô, theo kiểu đất, thực vật
và dạng địa hình. Cấp nước ngầm phần lớn được phân biệt ở các đồng bằng
châu thổ phù sa, ở các cấp lập địa Glây và các thung lũng suối.
- Đặc trưng trạng thái: Được phân ra các cấp khác nhau dựa vào thực bì
và độ xói mòn đất, cụ thể:


11

Bảng 1.4: Tiêu chuẩn phân chia trạng thái
Cấp

Đặc trưng

Mực nước trung bình

0

Tự nhiên

Rừng nguyên sinh hoặc trạng thái gần như tự nhiên

I

Ít thay đổi

Rừng thứ sinh (sau khi bị đốt) rừng trồng thuần loài

II

Thay đổi mạnh

Đất cỏ và cây bụi, một vài nơi đất bị xói mòn

III

Thay đổi quá mạnh

Ít hoặc không có thực bì, đất bị xói mòn từ trung bình

đến mạnh, vài nơi không còn tầng đất mặt

( Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 1971)
 Đặc trưng dạng lập địa
Đặc trưng và ký hiệu toàn bộ dạng lập địa bao gồm các thành phần sau:
Bảng 1.5: Đặc trưng dạng lập địa ở Uông Bí
Dạng đai
khí hậu

Dạng địa
thế

Dạng
đất

Kiểu
vật chất

Dạng trung
khí hậu

Dạng trạng
thái

Uông Bí

Sườn dốc

Feralit


Đất sét trên đá chua

Mát

Gần như tự
nhiên

UB

S

F

Đá acid

2

0

( Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 1971)
Ghi chú: Ký hiệu lập địa UB- SFa2.
 Nhóm dạng lập địa
Những lập địa có quan hệ gần gũi về mặt sinh thái và lâm sinh có cùng
biện pháp kinh doanh được tập hợp lại thành nhóm dạng lập địa. Nhóm dạng
lập địa bao gồm 6 thành phần: (i) nhóm khí hậu; (ii) nhóm địa thế; (iii) nhóm
độ phì; (iv) nhóm ẩm và (vi) nhóm nền vật chất.
Nhóm dạng lập địa được tạo ra trên cơ sở thành quả của điều tra lập địa
cấp I trên một diện rộng. Việc áp dụng phương pháp điều tra lập địa trên thực
tế còn hạn chế [24].
Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam, 1996[34] đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng phân chia


12
lập địa cấp vi mô phục vụ cho công tác trồng rừng. Hệ thống phân chia lập địa
này được xây dựng và ứng dụng khá rộng rãi trong các dự án trồng rừng trên
nhiều vùng và đối tượng khác nhau trên cả nước. Ở mỗi vùng và dự án cụ thể,
các tiêu chí và chỉ tiêu phân chia lập địa là khác nhau.
Dạng lập địa là đơn vị cuối cùng của hệ thống phân vị lập địa và được
xác định trên một đơn vị nhỏ (xã, lâm trường, đơn vị sản xuất) với tỷ lệ bản
đồ 1/10.000 hay 1/5000 phục vụ cho công tác trồng rừng. Các yếu tố cấu
thành dạng lập địa được coi là đồng nhất.
Để đơn giản và dễ áp dụng trong sản xuất, nhóm dạng lập địa được đề
xuất và là tổ hợp của các dạng lập địa có điều kiện gần tương tự nhau về độ
phì tổng quát và hướng sử dụng. Trên cơ sở này, cơ cấu loài cây trồng và
hướng sử dụng lập địa được đề xuất.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, mục tiêu của việc xác định tiêu chuẩn phân
chia lập địa là:
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của vùng, mục tiêu của các dự án lựa
chọn để đưa ra các yếu tố lập địa phù hợp, đơn giản và dễ áp dụng.
- Trên cơ sở điều tra phân chia dạng lập địa, đề xuất hướng sử dụng và
tập đoàn cây trồng cho từng nhóm lập địa[18].
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu
Hồi là cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu
phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gia vị, dược liệu, được sử dụng tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Cây Hồi là cây gắn liền với đời sống nhân dân
các dân tộc vùng Đông Bắc, là cây mang lại thu nhập kinh tế cho hàng triệu
đồng bào, góp phần phát triển kinh tế của các địa phương. Ngoài lợi ích về
mặt kinh tế, cây Hồi còn góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng
độ che phủ của rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, đồng thời cây Hồi còn góp



13
phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và an
ninh quốc phòng[32].
1.3.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cây Hồi
- Thân: Hồi là cây gỗ trung bình, xanh quanh năm, cao 6 - 8m, có khi
cao tới 15m, đường kính thân 15 - 30cm. Thân mọc thẳng, tròn, dạng cột, vỏ
ngoài màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn màu lục nhạt, nhẵn, sau chuyển
màu nâu xám, cành rất giòn và tương đối thẳng. Tán cây hình tháp, tròn đều.
- Lá: Lá mọc cách, thường tập trung ở đầu cành trông như mọc vòng,
mỗi vòng thường 3 - 5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn hình trứng thuôn
hay trái xoan, dài 6 - 12 cm, rộng 2 - 2,5 cm, gốc lá hình nêm, chóp lá nhọn
hoặc tù, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt, gân lá dạng
lông chim gồm 9 - 12 đôi không nổi rõ; cuống lá dài 7 - 10 mm và nhẵn.
- Hoa: Cây Hồi sau khoảng 5 - 7 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa và cho quả.
Một năm có 2 vụ hoa quả, vụ chính (vụ mùa) hoa nở vào tháng 7 đến tháng 10
năm trước và quả chín vào tháng 9 - 10 năm sau, vụ phụ (vụ chiêm) hoa nở
vào tháng 6 - 7 năm trước và quả chín tháng 4 - 5 năm sau. Hoa lưỡng tính,
to, mọc đơn độc hoặc từ 2 - 3 cái ở kẽ lá; cuống hoa to và ngắn; đài 5 - 6
phiến màu lục và rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16 - 20, hình bầu dục,
thường nhỏ hơn các lá đài mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm.
- Quả: Quả Hồi lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín thì khô cứng màu nâu,
quả hình ngôi sao 6 - 10 cánh, thường 8 cánh (các cánh thường gọi là các đại).
Mỗi cánh có 1 hạt. Hạt màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trong các bộ phận cây Hồi đều
có tinh dầu, đặc biệt ở quả có hàm lượng tinh dầu cao nhất (trung bình 8 11% ở quả khô). Tinh dầu Hồi có màu vàng, thành phần chủ yếu là transanethol chiếm khoảng 80%[8].
- Các thông tin khác về thực vật: Chi Hồi (Illicium) gồm khoảng trên 40
loài, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ. Đến nay,
ở nước ta đã phát hiện được khoảng 16 loài thuộc chi Hồi (chiếm 40% số loài



14
của cả chi). Riêng tại Sa Pa (Lao Cai) đã gặp tới 6 loài. Quả và lá của hầu hết
các loài trong chi Hồi đều chứa tinh dầu. Thành phần hoá học trong tinh dầu
của mỗi loài cũng rất khác nhau, rất đa dạng[2].
Dựa vào đặc điểm số lượng noãn trên mỗi quả, Lưu Đàm Cư và cộng sự
(2005)[7] đã xếp các dạng Hồi tại Lạng Sơn vào 3 nhóm chính:
- Nhóm 8 cánh: trong mỗi quả có (7-)8 - (-10) lá noãn. Trong đó số quả
có 8 lá noãn chiếm ưu thế (75 - 91%).
- Nhóm trung gian: trong mỗi quả có (5-)8(-13) lá noãn. Trong đó số quả
có 8 lá noãn không vượt quá 60,9%.
- Nhóm quả nhiều lá noãn: trong mỗi quả có từ 7 - 13 lá noãn. Trong đó
số quả có 9 - 13 lá noãn chiếm ưu thế (61,9 - 95,6%).
- Phân bố:
+ Việt Nam: Đến nay vẫn chưa gặp Hồi (Illiciumverum) sinh trưởng ở
trạng thái hoang dại. Nhiều ý kiến cho rằng, Hồi là cây nguyên sản ở vùng Đông
Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, Hồi được trồng chủ yếu ở
Lạng Sơn (Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã
Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định...) và Quảng Ninh (Bình Liêu). Gần
đây Hồi đã được đưa trồng ở Cao Bằng (Đông Khê) và Bắc Kạn.
+ Thế giới: Cây cũng được trồng nhiều tại miền Nam Trung Quốc
(Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam). Hồi đã được nhập trồng
tại Nhật Bản, Ấn Độ [21].
- Đặc điểm sinh học: Hồi đã được trồng từ rất lâu đời tại các khu vực đồi
núi vùng Đông Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Các rừng Hồi hiện
có, tập trung chủ yếu ở độ cao (200-)300 - 400(-600)m, với nhiệt độ trung
bình năm trong khoảng 18 - 22ºC và tổng lượng mưa trung bình năm (1.000-)
- 1.400 - 1.600(-2.800)mm. Vùng trồng Hồi tập trung ở cả Việt Nam và Trung
Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4



15
tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5 - 15ºC) và thường có
sương muối.
Phân bố của Hồi ở Việt Nam. Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát
nước tốt, đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên
sa diệp thạch. Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng.
Trong giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao (tăng trưởng
theo chiều cao có thể đạt tới 1,5 - 2,0 m/năm). Cây 5 - 6 năm tuổi có thể cao
tới 9 - 10m. Cây trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 5 - 6 năm tuổi.
Thông thường, Hồi nảy chồi vào 2 vụ trong năm. Vụ chính (còn gọi là vụ
xuân) cây nảy chồi vào cuối tháng 1 đầu tháng 2; vụ phụ (hè thu) từ các tháng
6 - 7 đến 10 - 11. Vụ hoa chính thường vào tháng 7 - 9 và cho quả chín vào
tháng 7 - 9 năm sau. Đây là vụ Hồi chính (vụ Hồi mùa)[12].
Thực tế thì vào tháng 3 - 4 hàng năm cũng có một vụ Hồi chiêm, song
chất lượng quả thấp, vì chủ yếu là những quả còn non bị rụng, quả chưa phát
triển đầy đủ (thường gọi là “Hồi đinh”, “Hồi chân chuột”, “Hồi chân chó”...).
Nếu quan sát kỹ ta thấy, một số cây Hồi thường ra hoa, mang quả rải rác
quanh năm. Hồi mùa là vụ chính (cả năng suất, chất lượng quả đều cao). Thời
gian từ khi nở hoa, thụ phấn đến lúc quả chín thường kéo dài khoảng 1 năm.
Thường sau mỗi chu kỳ 2 - 3 năm cây lại sai quả một lần.
Thành phần hóa học: Tinh dầu Hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3 - 3,5%
trong quả tươi và 8 - 13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng
hàm lượng thấp (0,3 - 1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là transanethol (80 - 98%); ngoài ra còn có khoảng trên 20 hợp chất khác (limonen,
α-pinen,

β-phellandren,

linalool,


δ-3-caren,

methylchavicol,

myrcen,

anisaldehyd, sabinen, 4-terpineol, paracymen, α-terpinen...). Cis-anethol
thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết - 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp
15 - 30 lần so với trans-anethol. Vì vậy, tinh dầu Hồi sẽ gây ngộ độc nếu dùng
quá liều lượng hoặc dùng nhiều. Chất lượng của tinh dầu Hồi phụ thuộc chặt


×