Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

ôn tập tiến hóa và sinh thái môn sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.35 KB, 67 trang )

ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI
SỞ GD & ĐT
TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

SINH HỌC 12

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Trong quần thể người, tăng dân số quá nhanh dẫn tới
A. Sản phẩm xã hội làm ra nhiều, chất lượng môi trường giảm
B. Dân số tăng trưởng nhanh chóng, kinh tế phát triển mạnh
C. Sức lao động dồi dào, tạo ra nhiều sản phẩm trong xã hội, chất lượng cuộc sống nâng cao
D. Chất lượng môi trường giảm ảnh hưởng tới cuộc sống con người
Câu 2: Dây tằm gửi, dây tơ hồng trên cây nhãn và một số loại cây khác thể hiện mối quan hệ gì?
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Kí sinh
D. Hợp tác
Câu 3: Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ trong việc duy trì nòi giống ?
A. Làm giảm nhiệt độ không khí cho cây
B. Thuận lợi cho sự thụ phấn
C. Giữ được độ ẩm của đất
D. Giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ
Câu 4: Khi kích thước quần thể quá lớn dễ xảy ra hiện tượng:
A. Mật độ tăng
B. Xuất cư của một số cá thể
C. Sinh sản nhiều
D. Nhập cư của một số cá thể


Câu 5: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có ý nghĩa trong chăn nuôi :
A. Tạo sự cách li sinh sản
B. Tạo điều kiện sinh sản với tốc độ nhanh
C. Giữ tỉ lệ giới tính trong quần thể là 1 :1
D. Điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp
Câu 6: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới
hạn sinh thái sinh vật không thể tồn tại được
B. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn
tại và phát triển theo thời gian
C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài
giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài
giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
Câu 7: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì là:
A. Số lượng mèo rừng tăng  số lượng thỏ tăng theo
B. Số lượng mèo rừng giảm  số lượng thỏ giảm theo
C. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm
D. Số lượng thỏ tăng  số lượng mèo rừng tăng theo
Câu 8: Sự điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể theo xu hướng nào?
A. Quần thể luôn có xu hứơng tăng số lượng cá thể ở mức độ tối đa thuận lợi cho sự tồn tại và
phát triển trươc những tai biến của tự nhiên
B. Quần thể luôn có xu hướng giảm số lượng các cá thể luôn tạo thuận lợi cho sự cân bằng với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

Phúc Vinh Nguyễn

Trang 1



ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

C. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng các cá thể tuỳ thuộc vào
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
D. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng: số lượng các cá thể ổn định
và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Câu 9: Hiện tượng tỉa tự nhiên của thực vật là hiện tượng thể hiện mối quan hệ
A. Cạnh tranh khi thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng
B. Sự cố bất thường
C. Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể
D. Ức chế - cảm nhiễm
Câu 10: Trước đây, đàn voi ở rừng Tánh Linh ban đêm hay xuống làng bản phá hoại hoa màu, có
khi quật chết cả người. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
A. Rừng, nơi sinh sống của voi thu hẹp quá mức.
B. Tìm thức ăn là ngô bắp và nước uống trên nương rẫy, làng bản.
C. Tính khí voi dữ dằn, hay tìm đến làng bản quậy phá.
D. Voi ưa hoạt động, thích lang thang đây đó.
Câu 11: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh
hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh
sinh vật.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở
xung quanh sinh vật trừ nhân tố con người.
D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh ở xung quanh
sinh vật.
Câu 12: Vai trò quan trọng của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là:
A. Biết được tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

B. So sánh về tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể này với quần thể khác.
C. Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lý.
D. Cân đối về tỉ lệ giới tính.
Câu 13: Con người là một nhân tố hữu sinh quan trọng vì:
A. Quần thể người là đa dạng nhất
B. Con người chiếm số lượng đông nhất
C. Con người phân bố rộng nhất
D. Con người ảnh hưởng đến đời sống của nhiều sinh vật
Câu 14: Những loài nào tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?
A. Cây lâu năm
B. Vi khuẩn
C. Chim
D. Thú
Câu 15: Ổ sinh thái của một loài là
A. Một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới
hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển
B. Một không gian sinh thái được quy định bởi một giới hạn sinh thái mà ở đó nhân tố sinh thái
quy định sự phát triển và tồn tại lâu dài của loài

Phúc Vinh Nguyễn

Trang 2


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

C. Một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái (hay không gian
đa diện) mà ở đó loài tồn tại và phát tirển lâu dài.

D. Một vùng địa lí mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự phát triển và tồn tại lâu dài
của loài
Câu 16: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng
đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.
B. Do nhu cầu sống khác nhau.
C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
Câu 17: Nhân tố vô sinh có ảnh hưởng rõ nhất đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể là:
A. Nhiệt độ.
B. Gió bão.
C. Ánh sáng.
D. Độ ẩm.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã ?
A. quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong
một không gian nhất định ( gọi là sinh cảnh ) .
B. các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau, như một thể thống nhất và do đó
quẩn xã có cấu trúc tương đối ổn định .
C. quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng loài , cùng sống trong một không
gian nhất định ( gọi là sinh cảnh ) .
D. các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng .
Câu 19: Các nhân tố được nêu dưới đây, nhân nào thuộc nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. Các nhân tố như: nhiệt độ, ánh sáng, con người...
C. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.
D. Thế giới hữu cơ của môi trường.
Câu 20: Biến động không theo chu kì về số lượng cá thể của quần thể là
A. Sự tăng một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.
B. Sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của nhân tố môi trường tạo
nên.

C. Sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của nhân tố vô sinh của môi
trường tạo nên.
D. Sự giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của nhân tố môi trường tạo nên
Câu 21: Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?
A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa
B. Cá cơm ở biển Pêru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua
C. Gà rừng chết rét
D. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
Câu 22: Các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều có ý nghĩa :
A. Đảm bảo khả năng sinh sản của các cá thể
B. Tận dụng tối ưu nguồn sống trong môi trường
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Tận dụng tối đa diện tích không gian
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 3


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

Câu 23: Chuồn chuồn, ve sầu … có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rấtít vào những
tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây ?
A. Không theo chu kì
B. Theo chu kì ngày đêm
C. Theo chu kì mùa
D. Theo chu kì tháng
Câu 24: Quần thể sinh vật là gì?
A. Quần thể là nhóm cá thể của 1 loài, tồn tại trong 1 thời gian nhất định, phân bố trong vùng

phân bố của loài.
B. Quần thể là tập hợp cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 không gian nhất định, có
khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.
C. Quần thể là nhóm cá thể của 1 loài, tồn tại trong 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh ra
các thế hệ mới hữu thụ.
D. Quần thể là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong vùng phân bố nhất định, có
khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ kể cả các loài sinh sản vô tính trinh sinh.
Câu 25: Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Mức độ tử vong
B. Sức sinh sản
C. Tỉ lệ đực cái
D. Cá thể nhập cư và xuất cư
Câu 26: Điều nào không đúng đối với sự biến động số lượng có tính chu kỳ của các loài ở Việt
Nam?
A. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.
B. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
C. Ếch, nhái có nhiều vào mùa khô.
D. Sâu hại xuất hiện nhiều vào các mùa xuân, hè.
Câu 27: Mối quan hệ nào quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật?
A. Cạnh tranh
B. Dinh dưỡng
C. Cộng sinh
D. Hợp tác
Câu 28: Phát biểu nào dưới đây về quần thể chưa chính xác ?
A. Cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định
B. Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
C. Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới
D. Quần thể là tập hợp các cá thể khác loài
Câu 29: Khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái là gì?
A. Giá trị tối đa của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển

B. Khoảng phù hợp cho sinh vật thực hiện các chức năng tốt nhất
C. Khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
D. Khoảng giá trị có thể ức chế hoạt động của sinh vật
Câu 30: Tuổi quần thể là:
A. Tuổi bình quân của quần thể
B. Thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh
C. Thời gian sống thực tế của cá thể
D. Tuổi thọ trung bình của loài
Câu 31: Vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu có quan hệ
A. Cộng sinh
B. Hợp tác
C. Hội sinh
D. Kí sinh
Câu 32: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể ?
A. Đồi cọ Vĩnh Phú
B. Cá rô phi đơn tính trong ao
C. Cá chép trong ao
D. Thông ở đồi thông Đà Lạt
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 4


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

Câu 33: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?
A. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài
B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài

C. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học
D. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học
Câu 34: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?
A. Rêu
B. Tôm
C. Vi khuẩn lam
D. Hải quỳ
Câu 35: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. Giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với nguồn sống của môi trường
B. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau
C. Tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm
D. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
Câu 36: Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật cạn là:
A. Thực vật thân bò có hoa
B. Thực vật hạt trần
C. Các loài rêu và địa y
D. Thực vật thân gỗ có hoa
Câu 37: Cơ thể động vật, thực vật được gọi là môi trường sinh vật vì sao?
A. Vì khi động, thực vật chết đi sẽ trở thành môi trường cho các vi sinh vật phát triển
B. Vì đó cũng là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất
C. Vì chúng cũng là những sinh vật sống
D. Vì đó cũng là nơi sống của các sinh vật khác
Câu 38: Vì sao trong đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có giai đoạn tăng chậm lai?
A. Vì nguồn sống của môi trường giảm
B. Vì kích thước quần thể đã quá lớn
C. Vì số lượng cá thể có khả năng sinh sản ít
D. Vì số cá thể xuất cư nhiều
Câu 39: Quan hệ đối địch trong quần xã biểu hiện ở các loại quan hệ nào?
A. Cạnh tranh con cái vào mùa sinh sản
B. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác

C. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
D. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế - cảm nhiễm
Câu 40: Nhiều loài phong lan thường bám lên thân cây gỗ để sống kiểu phụ sinh. Đây làmối quan
hệ gì?
A. Hợp tác
B. Kí sinh
C. Cộng sinh
D. Hội sinh

1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
D C B B D B D D A A A C D B A B A C A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
C C C B C C B D B A A B C C A D D A D

Phúc Vinh Nguyễn

20
B
40
D

Trang 5


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI
SỞ GD & ĐT
TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2


SINH HỌC 12

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Sự phân bố của các loài trong không gian.
B. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
C. Tỉ lệ giới tính.
D. Nhóm tuổi.
Câu 2: Các cây thông sống gần nhau có hiện tượng liền rễ, chúng có thể chia sẻ nguồn nước và
muối khoáng cho nhau. Đây là ví dụ về hiện tượng
A. cạnh tranh cùng loài.
B. hội sinh.
C. hỗ trợ cùng loài.
D. cộng sinh.
Câu 3: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Trong cùng một khu vực địa lí, từ một loài ban đầu có thể hình thành nhiều loài mới.
B. Sự hình thành loài mới không cần có các trở ngại về mặt địa lí.
C. Sự hình thành loài mới chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
D. Thường hay xảy ra với các loài có khả năng di động xa.
Câu 4: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định
các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen
quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích
nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hóa về

mức độ thành đạt sinh sản.
Câu 5: Tại sao phần lớn đột biến gen có hại nhưng nó vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình
tiến hóa?
A. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi trong tổ hợp gen khác.
B. Tần số đột biến gen trong tự nhiên rất nhỏ nên tác hại của đột biến gen là không đáng kể.
C. Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hoàn toàn các gen lặn có hại.
D. Đột biến gen luôn tạo ra kiểu hình mới thích nghi với môi trường.
Câu 6: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học trong quá trình phát sinh, phát triển sự sống trên Trái
Đất, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dưới tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên, một số chất vô cơ kết hợp với nhau tạo
thành các chất hữu cơ đơn giản.
B. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong điều kiện khí hậu nguyên thủy của Trái Đất
bằng con đường hóa học.
C. Các chất hữu cơ đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất là nhờ quá trình tổng hợp sinh học.

Phúc Vinh Nguyễn

Trang 6


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

D. Các chất hữu cơ đơn giản có thể kết hợp với nhau tạo nên các đại phân tử hữu cơ trong
những điều kiện nhất định.
Câu 7: Dạng cách li nào sau đây đánh dấu loài mới đã được hình thành?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh sản.

D. Cách li tập tính.
Câu 8: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh
cảnh.
C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau về ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của
quá trình tiến hóa.
Câu 9: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các biến dị đều di truyền được và là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Các biến dị đều ngẫu nhiên, không xác định.
C. Biến dị đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
D. Đột biến gen là một loại biến dị di truyền.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hóa của sinh
vật?
A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể.
B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
C. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại
alen có lợi.
Câu 11: Hiện tượng động vật từ nước di cư lên cạn hàng loạt xảy ra ở thời kì nào?
A. Kỉ Jura của đại Trung sinh.
B. Đại Thái cổ và đại Nguyên sinh.
C. Kỉ Silua của đại Cổ sinh.
D. Đại Tân sinh.
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
không theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, hằng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

C. Số lượng sâu hại lúa bị giảm đột ngột khi người nông dân phun thuốc trừ sâu.
D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau
đó lại giảm.
Câu 13: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
B. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
C. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
D. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
Câu 14: Khi nói về quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự phân bố đồng đều làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Mật độ cá thể của quần thể là tổng số cá thể sống trong khu vực phân bố của quần thể.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 7


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

C. Tỉ lệ giới tính của quần thể không chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống.
D. Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện môi
trường sống.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 16: Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen thường thay đổi nhanh
chóng?

A. Kích thước quần thể giảm mạnh thì dễ bị chọn lọc tự nhiên tác động hơn so với quần thể có
kích thước lớn.
B. Khi kích thước quần thể nhỏ thì dễ bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Khi kích thước quần thể nhỏ thì tần số đột biến gen lớn nên làm biến đổi tần số alen nhanh
hơn.
D. Khi kích thước quần thể nhỏ thì dễ xảy ra giao phối gần nên làm biến đổi nhanh chóng tần số
alen của quần thể.
Câu 17: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò
A. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
B. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
C. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
D. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
B. Hóa thạch là các bằng chứng gián tiếp về quá trình tiến hóa của sinh vật.
C. Cơ quan thoái hóa là các cơ quan tiêu giảm cấu tạo và chức năng trong quá trình tiến hóa của
loài.
D. Sự giống nhau về cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy trong điều kiện môi
trường giống nhau.
Câu 19: Vây cá mập, vây bò sát ở biển (ngư long) và vây cá voi rất giống nhau là ví dụ về
A. cơ quan tương tự.
B. cơ quan thoái hóa. C. cơ quan tương đồng. D. tiến hóa phân li.
Câu 20: Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh
vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu
nhiên.
C. Đột biến và di – nhập gen.
D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
Câu 21: Một quần xã có độ đa dạng càng cao thì
A. tính ổn định của quần xã càng cao.

B. sự cạnh tranh giữa các quần thể sinh vật trong quần xã càng trở nên gay gắt.
C. sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong quần thể diễn ra mạnh mẽ, làm giảm sự đa dạng
sinh học.
D. số lượng cá thể trong mỗi quần thể của quần xã ngày càng tăng lên.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 8


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

Câu 22: Xét về mặt lí thuyết, trong số các quần xã sau đây, ở quần xã nào có khả năng hình thành
loài mới bằng lai xa và đa bội hóa cao nhất?
A. Quần xã có nhiều loài thực vật sinh sản hữu tính có họ hàng gần gũi.
B. Quần xã có nhiều loài sinh sản vô tính.
C. Quần xã có điều kiện môi trường của nó thay đổi theo một hướng xác định.
D. Quần xã có các cá thể động vật khác loài có thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
Câu 23: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì
A. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
B. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
D. cả hai loài đều có lợi.
Câu 24: Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau.
(2) Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái.
(3) Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế.
(4) Diễn thế sinh thái có thể được ứng dụng trong việc quy hoạch về nông lâm ngư nghiệp.
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25: Hình thành loài mới
A. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
B. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
C. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
D. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
Câu 26: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Vi khuẩn cố định đạm và các cây họ Đậu.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 27: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra
khỏi quần thể khi
A. chọn lọc chống lại alen lặn.
B. chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.
D. chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 28: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng khi nói
về các nhân tố tiến hóa?
A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
B. Các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

D. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Câu 29: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 9


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ
phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (3), (4).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (1), (4).
Câu 30: Nhóm sinh vật nào sau đây được coi là một quần thể?
A. Tất cả các con vooc Cát Bà trong một cánh rừng ở trên đảo Cát Bà.
B. Tất cả các con cá trong một hồ tự nhiên.
C. Tất cả các con sâu trong một khu vườn.
D. Tất cả các vi sinh vật trên một xác chết đang bị phân hủy.
1 2 3 4 5
6
A C D C A C
16 17 18 19 20 21

B C B A C A

SỞ GD & ĐT
TỈNH QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC

7 8
9 10 11 12 13 14
C B D C C C A D
22 23 24 25 26 27 28 29
A D D B D D B B

15
B
30
A

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế:
A. Nguyên sinh
B. Thứ sinh
C. Liên tục
D. Phân hủy
Câu 2: Chuồn chuồn, ve sầu… có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè, nhưng rất ít vào các tháng
mùa đông, thuộc dạng biến động nào?
A. Không theo chu kì
B. Theo chu kì ngày, đêm

C. Theo chu kì mùa
D. Theo chu kì tháng
Câu 3: Có mấy dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật?
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 4: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ
yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A. Hệ sinh thái biển
B. Hệ sinh thái thành phố
C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
D. Hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 5: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn
B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng
C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn quần xã
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
Câu 6: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ:
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 10


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

A. Giữa thực vật với động vật.
B. Dinh dưỡng.

C. Động vật ăn thịt và con mồi.
D. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 7: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ:
A. Vật chủ- kí sinh.
B. Con mồi- vật dữ.
C. Cỏ- động vật ăn cỏ.
D. Tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.
Câu 8: “ Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi” là đặc điểm
của mối quan hệ:
A. Kí sinh
B. Cạnh tranh
C. Hợp tác
D. Cộng sinh
Câu 9: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái và khoảng thuận lợi về nhân tố nhiệt độ là:
A. 15,6 – 420C và 20 – 250C
B. 5,6 – 420C và 20 – 350C
C. 15,6 – 420C và 20 – 350C
D. 5,6 – 420C và 20 – 250C
Câu 10: Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào:
A. Khoảng chống chịu rộng
B. Khoảng thuận lợi rộng
C. Điểm gây chết thấp
D. Ổ sinh thái rộng
Câu 11: Khi đánh bắt cá trong hồ, người ta đánh bắt được rất nhiều cá ở giai đoạn con non. Theo
em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?
A. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ
B. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái
C. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên
D. Tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định
Câu 12: Nghiên cứu một quần thể chim cánh cụt ở Bắc Cực có 2000 cá thể, người ta nhận thấy: tỉ

lệ sinh hàng năm khoảng 4,5% và tỉ lệ tử hàng năm khoảng 1,25%. Sau thời gian 2 năm, kích thước
quần thể sẽ đạt được là:
A. 2097 cá thể
B. 2132 cá thể
C. 2065 cá thể
D. 2130 cá thể
Câu 13: Rừng mưa nhiệt đới phân bố theo kiểu nào?
A. Hỗn hợp nhiều kiểu
B. Theo chiều ngang và thẳng đứng
C. Theo chiều thẳng đứng
D. Theo chiều ngang
Câu 14: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện:
A. Độ thường gặp
B. Sự phổ biến
C. Độ nhiều
D. Độ đa dạng
Câu 15: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường
B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống.
D. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng
B. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể
C. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao
D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 11



ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

Câu 17: Tập hợp sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?
A. Những con chim hải âu sống trên đảo Hoàng Sa
B. Những con gà nhốt trong lồng ở một góc chợ
C. Những con cá trong đầm
D. Những con công đực ở vườn bách thú
Câu 18: Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể
trong điều kiện môi trường thay đổi?
A. Nhóm tuổi
B. Mật độ cá thể
C. Kích thước của quần thể
D. Tỉ lệ giới tính
Câu 19: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật sản xuất
B. Động vật ăn thực vật
C. Động vật ăn thịt
D. Sinh vật phân hủy
Câu 20: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều
ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
A. Châu chấu và sâu
B. Rắn hổ mang và chim chích
C. Rắn hổ mang
D. Chim chích và ếch xanh
Câu 21: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng
của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ:
A. Vật ăn thịt – con mồi

B. Hội sinh
C. Ức chế – cảm nhiễm
D. Cạnh tranh
Câu 22: Trong tự nhiên, kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng
đều?
A. Phân bố theo nhóm
B. Phân bố ngẫu nhiên
C. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên
D. Phân bố đồng đều
Câu 23: Trong các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sau đây, có bao nhiêu ví dụ về
mối quan hệ hỗ trợ?
(1). Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây đậu
(2). Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
(3). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
(4). Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong
dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh
vật trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác
(2). Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ kí sinh – vật chủ
(3). Quan hệ giữa bò và chim sáo là quan hệ hội sinh
(4). Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1

Câu 25: Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Kí sinh
B. Hội sinh
C. Cạnh tranh
D. Cộng sinh
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 12


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

--------------------------------------------SỞ GD & ĐT
TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

ng số lượng cá thể của quần thể được chia thành 2 dạng là biến động
u kì đêm và theo chu kì mùa
heo chu kì và biến động theo chu kì
u kì ngày đêm và biến động không theo chu kì.
u kì mùa và theo chu kì nhiều năm
ề chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
ột lưới thức ăn mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản
chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
ề sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
theo nhóm thường gặp khi đk sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh trang gay gắt giữa các cá thể trong quầ
c hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về nhóm sinh vật nào?
huẩn
B.
Giới thực vật
C.
Giới động vật
D.
ợng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
hỗ trợ.
B.
Cạnh tranh khác loài.
ùng loài.
D.
Cạnh tranh cùng loài
tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể là
h sản, mức tử vong, mức xuất- nhập cư, nguồn sống
h sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư
ng tối đa của cá thể, mức sinh sản, mức xuất cư, nhập cư
h sản, mức tử vong, kích thước tối đa của cá thể.
ợng khống chế sinh học đã
1 loài bị tiêu diệt
B.
làm cho quần xã chậm phát triển

o cân bằng sinh thái trong quần xã
D.
mất cân bằng trong quần xã.
nào là nhân tố sinh thái vô sinh?
ưa nhiệt đới
B.
Lá khô trên sàn rừng
i
D.
Đồng lúa

sinh vật là
nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó vớ
nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật th
hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan
g nhất.
ợng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
am, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô...chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét và nhiệt độ xuống dưới 8 0C
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 13


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

rêu Phương bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm

am, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
ủa quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
số lượng giảm hợp lí và sự phân bố của các cá thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần t
số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát
số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
ể là
m các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có kh
hế hệ mới.
các cá thể trong cùng 1 loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh

các cá thể trong cùng 1 loài, sinh sống trong các khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sả

các cá thể trong cùng 1 loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng
mới
thái bao gồm
sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
ể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
ể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
huỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Nhận xét nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt
u trong chuỗi thức ăn?
ật tiêu thụ mắt xích phía trước và mắt xích phía sau trong chuỗi thức ăn.
ật tiêu thụ bậc 1
ật tiêu thụ bậc 2
nh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
sinh thái là:
h hình thành một quần thể sinh vật mới.
h tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

hình thành loài mới ưu thế hơn.
ể xây dựng tháp sinh khối là
h khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết
h khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được
h khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích
h khối của hệ sinh thái trên 1 đơn vị diện tích.
ể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là
ời trồng xen canh giữa ngô và lạc
và tôm ký cư luôn di chuyển cùng nhau
cây mọc cùng sống trong 1 khu rừng
ong, kiến, mối luôn sống thành đàn
sản xuất là những sinh vật
i vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
t ăn thực vật và động vật ăn động vật
ăng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
ng mỏ khác nhau của 1 số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt phản ánh điều gì?
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 14


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim
ổ sinh thái của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi
ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng
ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi

ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.
âu trả lời đúng là
B.
1, 2, 3, 4
C.
1, 2
D.
sinh thái là.
giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồ
chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồ
chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
n hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
ồng bám trên thân cây lớn
B.
Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.
ống trong các tổ mối
D.
Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mố
thác 1 quần thể cá trong hồ nếu nhiều mẻ lưới đều thu được tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế hơn so với cá con thì kết luận nào sau
ai thác hết tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ
c quá mức tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ
c đến mức quần thể cá chuẩn bị suy kiệt về số lượng cá thể của qt cá
c đúng với tiềm năng sinh học về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ.
sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
ong hồ.
B.
Ếch nhái ven hồ.
n sông.
D.

Vi khuẩn lam trong hồ.
tập hợp sinh vật sau:
ng con bướm cùng sống trong 1 cánh đồng cỏ
ng con ong vò vẽ cùng làm tổ trên 1 cây
ng con chuột cùng sống trong 1 cánh đồng cỏ
ng con chim cùng sống trong 1 khu vườn
ng con thú cùng sống trong 1 khu rừng
ng cây cỏ cùng sống trong 1 cánh đồng cỏ
ng cây mọc ven bờ hồ
ng con hải âu cùng làm tổ ở 1 vách núi
ng con ếch và nòng nọc của nó trong 1 ao.
ợp sinh vật là quần thể:
B.
6
C.
3
D.
ớc tối thiểu của quần thể sinh vật là:
g cá thể nhiều nhất mà qt có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
g cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
g cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể
không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại, phát triển.
n hệ giữa 2 loài nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh vật chủ?
a và lợn
B.
Rận, bét và bò
n và cây thân gỗ
D.
Tầm gửi và cay thân gỗ.
0

kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20 C thì trứng nở toàn cá thể cái và ngược lại. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới
g
B.
nhiệt độ
ong giữa cá thể đực và cái
D.
dinh dưỡng
ùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim có mối quan hệ
nh (về nơi đẻ)
(tạm thời trong mùa sinh sản)
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 15


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

cảm nhiễm
ột hệ sinh thái
và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái s
ợng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử
ợng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng
và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sả
ng diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
n môi trường bị giới hạn và không đồng nhất
h sản và mức độ tử vong xấp xỉ nhau
n môi trường không bị giới hạn
h sản giảm mức tử vong tăng.


3
D
18
C

4
B
19
C

5
D
20
A

6
B
21
D

SỞ GD & ĐT
TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

7
C
22
A


8
B
23
D

9
D
24
C

10
B
25
B

11
A
26
C

12
A
27
B

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2 0C đến 440C. Cá rô phi có

giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6 0C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy
cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
Câu 2: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ
A. Bậc 3.
B. Bậc 6.
C. Bậc 4.
D. Bậc 5.
Câu 3: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững,
góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu?
(1) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(2) Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(3) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(4) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(5) Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh
trưởng, … trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Đáp án đúng là:
A. (2), (4) và (5).
B. (1), (2) và (5).
C. (1), (3) và (4).
D. (2), (3) và (5).
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thì phát biểu nào sau đây đúng.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 16


1
A
2
D


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên
không có vai trò đối với tiến hóa.
B. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và biến đổi không ngừng dưới tác động
của các nhân tố tiến hóa.
D. Khi không có các nhân tố đột biến, chọn lọc tự nhiên và di nhập gen thì tần số Alen và thành
phần kiểu gen của quần thể không thay đổi.
Câu 5: Bể cá cảnh được gọi là:
A. Hệ sinh thái nhân tạo.
B. Hệ sinh thái “khép kín”.
C. Hệ sinh thái vi mô.
D. Hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng:
A. Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.
B. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
C. Vận động đồng bào dân tộc sống trồng rừng định canh, định cư.
D. Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.
Câu 7: Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo (12.108 calo) → Giáp xác → Cá mương (H3,2 = 8%) → Cá quả
(1152.103 calo, H4,3 = 10%) (trong đó Hn, n-1 là hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng tương
ứng). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất là:

A. 15%.
B. 8%.
C. 6%.
D. 12%.
Câu 8: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
A. Giảm hiệu quả nhóm.
B. Giảm tỉ lệ sinh.
C. Tăng giao phối tự do.
D. Tăng cạnh tranh.
Câu 9: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:
A. Hô hấp của động vật, thực vật.
B. Lắng đọng vật chất.
C. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải.
D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Câu 10: Nếu hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dưỡng là khoảng 10%. Năng lượng ở sinh vật sản
xuất là 100 đơn vị, thì năng lượng ở bậc dinh dưỡng thứ 5 sẽ bằng:
A. 10.
B. 1.
C. 0.1.
D. 0.01.
Câu 11: Khi nói về dòng năng lượng ở hệ sinh thái thì câu sai là:
A. 90% năng lượng được truyền lên bậc trên.
B. Trong mỗi dòng, NL chỉ được dùng 1 lần.
C. Càng lên bậc cao thì dòng NL càng giảm.
D. NL truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên cao.
Câu 12: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có
enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:
A. Cộng sinh.
B. Hội sinh.
C. Hợp tác.

D. Kí sinh.
Câu 13: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm
đen, trôi, chép,....vì:
A. Tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
B. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
D. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Câu 14: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. Đường cong chữ S. B. Giảm dần đều.
C. Đường cong chữ J.
D. Tăng dần đều.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 17


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

Câu 15: Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể.
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I, II và IV.
B. I và II.
C. I, II và III.
D. I, II, III và IV.

Câu 16: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng
đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
B. Do nhu cầu sống khác nhau.
C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.
Câu 17: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Nhiệt độ.
B. Hữu sinh.
C. Ánh sáng.
D. Nước.
Câu 18: Tính đa dạng về loài của quần xã là:
A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.
B. Số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
C. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
D. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
Câu 19: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có cấu trúc gồm:
A. Các yếu tố khí hậu.
B. SV sản xuất, tiêu thụ và phân giải.
C. Các chất hữu cơ và vô cơ.
D. Sinh cảnh và SV.
Câu 20: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại
(tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng
trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Kẻ thù.
D. Thức ăn.
Câu 21: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.

B. Những con cá sống trong một cái hồ.
C. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
D. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
Câu 22: Trong một HST, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E.
Trong đó A= 500kg, B=600 kg, C=5000kg, D=50kg, E=5kg.
Hệ sinh thái này có chuỗi thức ăn sau là có thể xảy ra?
A. A→B→C→D.
B. C→A→D→E.
C. E→D→C→B.
D. E→D→A→C.
Câu 23: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan
hệ nào?
A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Quan hệ hỗ trợ.
C. Cạnh tranh khác loài.
D. Kí sinh cùng loài.
Câu 24: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:
A. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
B. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 18


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

D. Làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.

Câu 25: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi
các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường.
A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật. B. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.
C. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.
D. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất.
Câu 26: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể
hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
B. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
C. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành
quần xã bị suy thoái.
D. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn
định.
Câu 27: Nếu cả 4 HST dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau (sinh khối
của tảo đơn bào ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau). Con người ở HST nào trong số 4 HST đó bị
nhiễm độc nhiều nhất.
A. Tảo đơn bào → thân mềm→ cá → người.
B. Tảo đơn bào → cá → người.
C. Tảo đơn bào → ĐV phù du → giáp xác→ cá → chim → người.
D. Tảo đơn bào → ĐV phù du → cá → người.
Câu 28: Trong lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn, bậc dinh dưỡng nào sau đây có sinh
khối lớn nhất?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 3.
B. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.
C. Bậc dinh dưỡng cấp 1.
D. Bậc dinh dưỡng cấp 2.
Câu 29: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống
ở vùng nhiệt đới là:
A. Có đôi tai dài và lớn.
B. Kích thước cơ thể nhỏ.

C. Cơ thể có lớp mở dày bao bọc.
D. Ra mồ hôi.
6
Câu 30: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa (2,1.10 calo) → Sâu ăn lúa (1,2.104 calo) → Chim ăn sâu
(1,1.102 calo) → Diều hâu (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh
vật sản xuất là:
A. 0,57%.
B. 0,92%.
C. 0,0052%.
D. 45,5%.
1 2 3 4 5
6
D C C C A C
16 17 18 19 20 21
B B A B B A

Phúc Vinh Nguyễn

7 8
9 10 11 12 13 14
D D B D A A B C
22 23 24 25 26 27 28 29
B A D A A B C C

15
D
30
A

Trang 19



ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI
SỞ GD & ĐT
TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

(1)
(2)
(3)
(4)

SINH HỌC 12

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1)
Thực vật nổi.
(2)
Động vật nổi.
(3)
Giun.
(4)
Cỏ.
(5)
Cá ăn thịt.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là

A. (2) và (3).
B. (1) và (4).
C. (2) và (5).
D. (3) và (4).
Câu 2: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều
ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. châu chấu và sâu.
B. rắn hổ mang.
C. chim chích và ếch xanh.
D. rắn hổ mang và chim chích.
Câu 3: Trong tự nhiên kiểu phân bố nào sau đây là phổ biến nhất:
A. Phân bố theo nhóm
B. Phân bố đều
C. Phân bố theo chiểu thẳng đứng
D. Phân bố ngẫu nhiên
Câu 4: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1)
Động vật ăn động vật.
(2)
Động vật ăn thực vật.
(3)
Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh
thái là
A. (3) → (2) → (1).
B. (1) → (3) → (2).
C. (2) → (3) → (1).
D. (1) → (2) → (3).
Câu 5: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều
hơn.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của
môi trường.
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.
Câu 6: Cho các ví dụ:
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A. (2) và (3).
B. (3) và (4).
C. (1) và (4).
D. (1) và (2).
Câu 7: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 20


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
C. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sảnvà mức tử vong của quần thể.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?

A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
Câu 9: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?
A. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
B. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
D. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật
tự dưỡng.
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
không theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại
giảm.
D. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ
o
xuống dưới 8 C.
Câu 12: Tập hợp các cá thể nào sau đây là quần thể sinh vật:
A. Tập hợp các cây sen trong đầm
B. Tập hợp các con cá trong hồ
C. Tập hợp cá rô phi đơn tính trong ao
D. Tập hợp các cây trong rừng
Câu 13: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn,

quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là
A. loài đặc trưng.
B. loài ngẫu nhiên.
C. loài ưu thế.
D. loài chủ chốt.
Câu 14: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật:
A. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
B. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
C. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
với sức chứa của môi trường.
D. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
Câu 15: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 21


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12

o
độ xuống dưới 8 C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(1)
(2)
(3)

(4)

Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến
động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (1) và (4).
B. (1) và (3).
C. (2) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 16: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?
A. Thảo nguyên.
B. Hoang mạc.
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Savan.
Câu 17: Đặc trưng cơ bản nào sau đây không có trong quần thể giao phối:
A. Các kiểu phân bố
B. Mật độ cá thể
C. Tỉ lệ giới tính
D. Độ đa dạng về loài
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối
thiểu.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối
thiểu.
Câu 19: Cho các hoạt động của con người sau đây:
Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
Bảo tồn đa dạng sinh học.
Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động

A. (2) và (3).
B. (1) và (3).
C. (1) và (2).
D. (3) và (4).
Câu 20: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
B. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 21: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung
nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
B. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
C. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
D. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng
sống.
C. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, ... hoặc do sự cạnh
tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
Phúc Vinh Nguyễn

Trang 22


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

SINH HỌC 12


D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương
ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 23: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều
kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (3) và (4).
B. (1) và (2).
C. (1) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt
đới là đúng?
A. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
B. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.
C. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.
D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh
vật?
A. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của
quá trình tiến hoá.
B. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái
của mình.
C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
D. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh
cảnh.
Câu 26: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần

thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một
năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11020.
B. 11220.
C. 11180.
D. 11260.
Câu 27: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?
A. Cỏ dại và lúa.
B. Giun đũa và lợn.
C. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
D. Tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 28: : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.

Phúc Vinh Nguyễn

Trang 23


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI

(1)
(2)
(3)

(4)
(5)

SINH HỌC 12

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật
trong tự nhiên?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số
lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân
bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
quần thể.
C. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh
tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp
phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 30: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ
sinh thái?
Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
Bảo vệ các loài thiên địch.
Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Phương án đúng là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (2), (3), (4), (6).

SỞ GD &

ĐT
TỈNH NINH
THUẬN
TRƯỜNG
THPT BÁC
ÁI

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 : Quần thể là một tập hợp cá thể
A. Khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
B. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả
năng sinh sản tạo thế hệ mới.
C. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
D. Cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 2 : Yếu tố có khuynh hướng là yếu tố quan trọng nhất điều khiển năng suất sơ cấp trong đại dương
A. Nhiệt độ.
B. Ôxy hoà tan. C. Các chất dinh dưỡng.
D. Sự bức xạ mặt trời.
Câu 3 : Điều không đúng về sự khác nhau trong chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái tự nhiên với hệ
sinh thái nhân tạo là
A. Lưới thức ăn phức tạp.
B. Tháp sinh thái có hình đáy rộng.
C. Tháp sinh thái có hình đáy hẹp.
D. Tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung
cấp bên trong hệ sinh thái.
Phúc Vinh Nguyễn


Trang 24


ÔN TẬP THI HỌC KÌ II: TIẾN HÓA & SINH THÁI
Câu 4 :
A.
C.
Câu 5 :
A.
Câu 6 :
A.
C.
Câu 7 :
A.
C.
Câu 8 :
A.
Câu 9 :
A.
C.
Câu 10 :
A.
C.
Câu 11 :
A.
C.
Câu 12 :
A.
C.
Câu 13 :

A.
B.
C.
D.
Câu 14 :
A.
Câu 15 :
A.
C.
Câu 16 :
A.
C.
Câu 17 :
A.
C.
Câu 18 :
A.
Câu 19 :
A.

SINH HỌC 12

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
Cá rô phi và cá chép.
B. Chim sâu và sâu đo.
Tôm và tép.
D. Ếch đồng và chim sẻ.
Các cây tràm ở rừng U minh là loài
Đặc trưng.
B. Có số lượng nhiều. C. Đặc biệt.

D. Ưu thế.
Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
Đa dạng sinh học cao
B. Đa dạng sinh học thấp.
Sự phân tầng thẳng đứng.
D. Nhiều cây to và động vật lớn.
Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố
Diện tích của quần xã.
B. Nhu cầu về nguồn sống.
Thay đổi do các quá trình tự nhiên.
D. Thay đổi do hoạt động của con người.
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện
Sự phổ biến.
B. Độ nhiều.
C. Độ thường gặp.
D. Độ đa dạng.
Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ
năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật
Chi phối giữa các sinh vật.
B. Hình tháp sinh thái.
Tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
D. Tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật.
Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ
Cỏ- động vật ăn cỏ.
B. Vật chủ- kí sinh.
Tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.
D. Con mồi- vật dữ.
Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ
Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
B. Chăm sóc trứng và con non.

Chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh D. Tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và
trong.
cái.
Trong chuỗi thức ăn: cỏ " sâu " gà " người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là
Sinh vật tiêu thụ.
B. Bậc dinh dưỡng.
Sinh vật phân huỷ.
D. Sinh vật dị dưỡng.
Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong,
kiểu tăng trưởng.
Sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
Độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ
Cộng sinh.
B. Cạnh tranh.
C. Hợp tác.
D. Hội sinh.
Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxy tới mức nguy hiểm. Nguyên
nhân chủ yếu của sự khử ôxy tới quá mức này do sự tiêu dùng
Ôxy của các quần thể thực vật.
B. Sự ôxy hoá của các chất mùn bã.
Ôxy của các sinh vật phân huỷ.
D. Ôxy của các quần thể cá, tôm.
Trong một môi trường sống xác định bao gồm tảo lục, vi sinh vật phân huỷ đó là
Nhóm sinh vật khác loài.
B. Quần thể sinh vật.
Hệ sinh thái.
D. Quần xã sinh vật.

Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do
Sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
B. Sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.
Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
D. Sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.
Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ
Cạnh tranh.
B. Hãm sinh.
C. Hợp tác.
D. Hội sinh.
Hiện tượng khống chế sinh học đã
Mất cân bằng trong quần xã.
B. Làm cho quần xã chậm phát triển.

Phúc Vinh Nguyễn

Trang 25


×