ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. BÙI MINH VŨ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và
chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc
hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong
luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kiều Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài:“Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”, tôi
đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Bộ phận sau
Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị
ạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
-
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng
dẫn GS.TS Bùi Minh Vũ.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờ
ế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kiều Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu ................................................................. 3
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH ............................. 4
1.1. Khái niệm cơ bản về kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch ............ 4
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch..................... 4
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động của kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch..... 6
1.1.3. Phân loại các hình thức kinh doanh du lịch ............................................ 8
1.2. Vai trò của kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch trong nền
kinh tế quốc dân ................................................................................ 9
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh du lịch ................. 13
1.3.1. Về khách quan ....................................................................................... 13
1.3.2. Về chủ quan........................................................................................... 16
1.4. Kinh nghiệm về phát triển du lịch và hoạt động kinh doanh của một
số nƣớc trên thế giới và Việt Nam .................................................. 18
1.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới ..................................................................... 18
1.4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam .................................................................. 20
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về lĩnh vực trên ................................................... 22
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 23
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu ................................................ 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 25
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 27
Chƣơng 3 . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN..................... 29
3.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Thái Nguyên ............................................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên ................................... 29
3.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố Thái Nguyên ............ 33
3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng .......................................................................... 34
3.1.4. Điều kiện kinh tế của thành phố Thái Nguyên ..................................... 36
3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên ...... 37
3.2.1. Số lƣợng doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên ...................... 37
3.2.2. Quy mô của doanh nghiệp thông qua vốn đăng kí kinh doanh của
DN du lịch thành phố Thái Nguyên ................................................ 40
3.2.3. Quy mô của doanh nghiệp thông qua số lao động làm việc trong
DN du lịch thành phố Thái Nguyên ................................................ 42
3.2.4. Trình độ cán bộ quản lý DN du lịch thành phố Thái Nguyên .............. 44
3.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất các DN du lịch thành phố Thái Nguyên ..... 45
3.3. Đánh giá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch thành phố
Thái Nguyên ................................................................................... 46
3.3.1. Hỗ trợ tài chính và vốn cho các doanh nghiệp......................................... 46
3.3.2. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất và địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa ....................................................................................... 49
3.3.3. Hỗ trợ cung cấp thông tin...................................................................... 51
3.3.4. Xúc tiến thƣơng mại - thị trƣờng .......................................................... 53
3.3.5. Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị kinh doanh và đào tạo
kỹ thuật ........................................................................................... 54
3.3.6.
Hỗ trợ thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi
trƣờng đầu tƣ; cơ chế xúc tiến đầu tƣ và khởi sự doanh nghiệp..... 56
3.3.7. Các hoạt động hỗ trợ khác .................................................................... 57
3.3.8. Đánh giá chung về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ....................... 57
3.4. Phân tích mô hình SWOT cơ hội để phát triển doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 59
3.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
3.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 60
3.4.3. Cơ hội .................................................................................................... 61
3.4.4. Thách thức ............................................................................................. 62
3.5. Đánh giá sự phát triển doanh nghiệp du lịch tỉnh Thái Nguyên .................. 62
3.5.1. Những thành tích đạt đƣợc...................................................................... 62
3.5.2. Tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 65
3.5.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................. 66
Chƣơng 4 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ......................................... 68
4.1. Định hƣớng phát triển du lịch Thái Nguyên và chủ trƣơng, chính sách
của Tỉnh trong việc phát triển doanh nghiệp du lịch ...................... 68
4.1.1. Định hƣớng phát triển du lịch Thái Nguyên ......................................... 68
4.1.2. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Tỉnh và thành phố Thái Nguyên
trong việc phát triển doanh nghiệp du lịch ......................................... 70
4.2. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên............................................................................................. 73
4.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới hỗ trợ của tỉnh, thành phối tới sự phát
triển của các doanh nghiệp du lịch.................................................. 73
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh
nghiệp du lịch .................................................................................. 77
4.2.3. Nhóm giải pháp liên quan tới phát triển ngành du lịch ......................... 80
4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN
: Doanh nghiệp
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DV
: Dịch vụ
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 2.1.
Thang đo Likert .................................................................. 24
Bảng 3.1.
Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2012 ......................................................................... 32
Bảng 3.2.
Tình hình dân số và lao động của thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2012 ................................................................. 33
Bảng 3.3.
Tình hình tăng trƣởng kinh tế của một số ngành của thành
phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên ......................................... 36
Bảng 3.4.
Số lƣợng doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên ............ 37
Bảng 3.5.
Số lƣợng doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên theo
loại hình doanh nghiệp ................................................................ 38
Bảng 3.6.
Cơ cấu doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên theo
loại hình doanh nghiệp ................................................................ 38
Bảng 3.7.
Vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch thành phố
Thái Nguyên................................................................................ 40
Bảng 3.8.
Vốn đăng kí kinh doanh bình quân/số lƣợng doanh nghiệp du
lịch thành phố Thái Nguyên ....................................................... 40
Bảng 3.9.
Vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch thành phố
Thái Nguyên theo loại hình doanh nghiệp.................................. 41
Bảng 3.10.
Số lao động của doanh nghiệp du lịch của thành phố Thái Nguyên.....42
Bảng 3.11.
Số lao động của doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên
phân theo loại hình doanh nghiệp.............................................................43
Bảng 3.12. Trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch của thành phố
Thái Nguyên năm 2013............................................................... 44
Bảng 3.13. Kết quả hoạt động sản xuất các doanh nghiệp du lịch của
thành phố Thái Nguyên............................................................... 45
Bảng 3.14. Kết quả điều tra hỗ trợ tài chính và vốn cho các doanh nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
viii
Bảng 3.15. Kết quả điều tra hỗ trợ mặt bằng sản xuất và địa điểm kinh doanh
cho các doanh nghiệp.............................................................................50
Bảng 3.16. Kết quả điều tra hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp ......52
Bảng 3.17. Kết quả điều tra hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại - thị trƣờng cho các
doanh nghiệp................................................................................ 53
Bảng 3.18. Kết quả điều tra hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị kinh
doanh và kỹ thuật cho các doanh nghiệp ...................................... 55
Bảng 3.19. Kết quả điều tra tổng hợp công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp .. 59
Hình:
Hình 3.1.
Bản đồ du lịch tỉnh Thái Nguyên ................................................ 29
Hình 3.2.
Biểu đồ cơ cấu doanh nghiệp du lịch phân theo loại hình
doanh nghiệp năm 2013 .............................................................. 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xu hƣớng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ
trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhƣờng cho công nghiệp
và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Hiện nay
ở các nƣớc có thu nhập thấp, các nƣớc Nam Á, châu Phi nông nghiệp vẫn còn
chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nƣớc có
thu nhập cao nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhóm
ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng khoản 3-5% tổng sản phẩm
quốc dân. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ tọng nhóm ngành
dịch vụ, du lịch đang ngày càng phổ biến, và ngu cầu kinh doanh du lịch trở
nên tất yếu.
Hoạt động du lịch góp phần quan trọng vào việc tăng cƣờng hiểu biết
lẫn nhau giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với cảnh quan thiên
nhiên, với kỳ quan giầu đẹp của nƣớc đến tham quan du lịch. Mặt khác, các
Quốc gia có ngƣời đi và đến tham quan du lịch sẽ kết nối lại mối bang giao
than thiện, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau để tình hữu nghị của các nƣớc này
ngày càng phát triển tốt đẹp. Đây là một trong những sợi dây gắn kết giữa các
quốc gia với nhau để tạo thế và lực cho sự hợp tác Kinh tế, kêu gọi vốn đầu
tƣ,… thiết thực góp phần vào việc xây dựng và làm giầu cho đất nƣớc.
Thực tế cho thấy ngành kinh doanh du lịch đã và đang trở thành thế
mạnh của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nƣớc ta, các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng có chiều hƣớng gia tăng.
Những năm gần đây đã có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách
Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và Địa phƣơng.
Bên cạnh những đóng góp của kinh doanh du lịch thì việc kinh doanh
dịch vụ du lịch ở nƣớc ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng vẫn còn nhiều vấn
đề cần đƣợc khắc phục, sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện cả về mặt chiến lƣợc cũng
nhƣ cơ chế chính sách… để loại trừ đƣợc tính tự phát, tính bị động, cũng nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
quảng bá đƣợc hết thảy những cảnh quan thiên nhiên quý hiếm và giàu đẹp của Tổ
quốc ta.
Cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
sâu sắc và có thể trả lời một cách nghiêm túc về kinh doanh dịch vụ du lịch
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên” để nghiên cứu làm Luận văn Kinh tế của mình. Hy
vọng rằng, kết quả của việc nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc bổ sung,
hoàn thiện về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ du lịch ở nƣớc ta nói chung và trên địa bàn Thành phố của tỉnh Thái
Nguyên nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế về việc phát triển doanh nghiệp
du lịch và đánh giá các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, tỉnh Thái Nguyên và
thành phố Thái Nguyên cho phát triển doanh nghiệp du lịch, đề tài sẽ đƣa ra
các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh
nghiệp du lịch.
Hai là, phân tích thực trạng phát triển các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên.
Ba là, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức trong sự
phát triển các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thái Nguyên và đánh giá các chính
sách hỗ trợ của Tỉnh, thành phố Thái Nguyên cho sự phát triển của các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn.
Bốn là, đánh giá những thành tích, kết quả đạt đƣợc, cũng nhƣ các hạn
chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế trong sự phát triển doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
Năm là, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đó là tinh hình phát triển của các
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Về thời gian: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế từ năm 2010 đến
2014 đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch của Thành phố
Thái Nguyên;
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch tại thành phố Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
Luận giải và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
doanh nghiệp du lịch của một quốc gia nói chung và một tỉnh đặc thù nói riêng.
Giúp cho việc hoạch định chiến lƣợc, chính sách phát triển doanh
nghiệp du lịch cũng nhƣ chiến lƣợc, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
địa phƣơng có tính gắn kết, bổ trợ chặt chẽ, phục vụ hiệu quả quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm 4 chƣơng chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp kinh
doanh du lịch;
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH
1.1. Khái niệm cơ bản về kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch
Kinh doanh du lịch:
Điều 38 Luật Du lịch Việt Nam đã chỉ rõ: kinh doanh du lịch là
kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau đây: i. kinh doanh lữ
hành; ii. kinh doanh lưu trú du lịch; iii. kinh doanh vận chuyển khách du
lịch; iv. kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; v. kinh doanh dịch
vụ du lịch khác.
Thứ nhất, kinh doanh lữ hành: trên thực tế hoạt động kinh doanh lữ
hành thƣờng song song tồn tại hai hoạt động phổ biến: (i) kinh doanh lữ hành,
là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng
trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chƣơng trình này
trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức
thực hiện chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch. (ii) Kinh doanh đại lý lữ hành,
là việc thực hiện các công việc đƣa, đón, đăng ký nơi lƣu trú, vận chuyển,
hƣớng dẫn tham quan, bán các chƣơng trình du lịch của các doanh nghiệp lữ
hành, cung cấp thông tin du lịch và tƣ vấn du lịch để hƣởng hoa hồng.
Thứ hai, kinh doanh lƣu trú du lịch: các cơ sở lƣu trú du lịch gồm: khách
sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch,
nhà nghỉ du lịch...
Thứ ba, kinh doanh vận chuyển khách du lịch: có nhiều phƣơng tiện
vận chuyển khác nhau nhƣ ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay... Trên thực tế,
khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phƣơng tiện giao thông đại
chúng, hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
Thứ tư, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch: bao gồm đầu
tƣ bảo tồn nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đƣa các tài nguyên du lịch tiềm
năng vào khai thác, phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây
dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất- kinh tế du lịch.
Thứ năm, kinh doanh dịch vụ du lịch khác: bao gồm một số hoạt động
bổ trợ nhƣ kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền,
quảng cáo du lịch, tƣ vấn đầu tƣ du lịch...
Ngày nay, cùng với xu hƣớng phát triển ngày càng đa dạng những nhu
cầu của khách du lịch, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ và sự
gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh ngày
càng tăng trên thị trƣờng du lịch, thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này
ngày càng có xu hƣớng phát triển mạnh.
Doanh nghiệp du lịch
Theo Nghị định số 9 - CP của Chính phủ về việc tổ chức và quản lý các
doanh nghiệp du lịch thì doanh nghiệp du lịch là tổ chức kinh doanh một hoặc
một số dịch vụ, du lịch, có tƣ cách pháp nhân, có hạch toán kinh tế độc lập và
hoạt động theo pháp luật.
Các loại hình kinh doanh du lịch nhƣ lữ hành, vận tải, lƣu trú, và các
dịch vụ vui chơi... Doanh nghiệp du lịch đƣợc lựa chọn một trong các loại hình
nói trên để làm loại hình doanh nghiệp của mình và các ngành nghề kinh
doanh phụ thêm phải đƣợc sự cho phép của pháp luật.
Các doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm kinh doanh đúng nội dung quy
định trong giấy phép đã đƣợc cấp. Chấp hành và hƣớng dẫn khách du lịch
chấp hành đúng quy định của nhà nƣớc về bảo vệ, an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, môi trƣờng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa dân
tộc. Chấp hành pháp lệnh Kế toán - Thống kê - nộp thuế và thực hiện nghiêm
chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Quản lý khách du lịch về các mặt từ khi
nhận khách đến khi kết thúc chuyến đi du lịch, bảo đảm an toàn tính mạng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
tài sản cho khách. Đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần đối với ngƣời
lao động theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động của kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch có một số đặc
điểm cơ bản sau:
- Hoạt động kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch tạo ra những
sản phẩm là các dịch vụ tồn tại đa dạng
Đây là đặc điểm rất quan trọng, nó ảnh hƣởng tới hầu hết các công
đoạn trong quá trình kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp du lịch. Sản
phẩm của hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm các chƣơng trình du lịch,
vận chuyển, các dịch vụ ăn uống, lƣu trú, các dịch vụ trung gian, các dịch vụ
bổ sung và các sản phẩm tổng hợp. Do các sản phẩm này tồn tại đa dạng nên
chúng ngoài mang đặc trƣng của dịch vụ nhƣ tính không lƣu kho, không nhận
biết đƣợc sản phẩm trƣớc khi tiêu dùng, không chuyển quyền sở hữu thì
những sản phẩm của kinh doanh du lịch nhƣ ăn uống, vận tải còn mang tính
thời vụ, liên tục….
- Kết quả của hoạt động kinh doanh du lịch và doanh nghiệp phụ thuộc
vào nhiều nhân tố và không ổn định
Quá trình để tạo ra sản phẩm của hoạt động kinh doanh du lịch và các
doanh nghiệp du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan
nhƣ: Các nhà cung cấp, tài nguyên du lịch, điều kiện khí hậu, điều kiện cơ sở
hạ tầng… Do vậy kết quả, chất lƣợng của sản phẩm của hoạt động kinh doanh
khó xác định trƣớc và không ổn định. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp trong việc duy trì, đảm bảo chất lƣợng. Đối với các dịch vụ
nhƣ ăn uống, lƣu trú, vận chuyển thì kết quả kinh doanh phụ thuộc vào hiệu
quả của hoạt động quản lý, cơ sở vật chất, thị hiếu của khách hàng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh diễn ra
cùng một lúc
Các dịch vụ chỉ đƣợc thực hiện khi khách hành tiêu dùng. Đối với các
loại hình kinh doanh du lịch nhƣ lữ hành, điểm du lịch, vui chơi... thì các
doanh nghiệp hầu nhƣ không thể biết trƣớc đƣợc số lƣợng khách, khối lƣợng
dịch vụ, doanh thu cũng nhƣ chi phí mà mình sẽ thực hiện trong một khoảng
thời gian, chu kỳ kinh doanh. Điều này làm cho việc lập kế hoạch của các
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Hoạt động kinh doanh du lịch thường được triển khai trên một
phạm vi địa lý rộng lớn
Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của cầu du lịch. Do cầu du lịch
phân tán, đồng thời các dòng di chuyển của khách du lịch lại hƣớng tới các
địa điểm khác nhau nên các doanh nghiệp du lịch phải triển khai hoạt động
của mình trên một phạm vi địa lý rộng lớn. Điều này cũng gây khó khăn
cho các doanh nghiệp và thƣờng làm tăng chi phí trong việc phân phối sản
phẩm cũng nhƣ công tác điều hành sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động mang tính thời vụ rõ nét đối với từng đoạn thị trường
Cầu du lịch phụ thuộc rất nhiều vào thời gian nhàn rỗi, cách phân bố sử
dụng thời gian nhàn rỗi của dân cƣ cũng nhƣ điều kiện thời tiết, khí hậu Do
vậy trong kinh doanh du lịch, tính thời vụ đã trở thành hiện tƣợng phổ biến.
Để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp buộc phải đa dạng hoá sản
phẩm, khai thác trên nhiều thị trƣờng hoặc nhiều đoạn thị trƣờng khác nhau,
đồng thời sử dụng chính sách giá cả, chính sách sản phẩm một cách hợp lý.
- Hoạt động kinh doanh du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành thì phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
vĩ mô. Các yếu tố của môi trƣờng vĩ mô, bên cạnh những ảnh hƣởng tới các
doanh nghiệp lữ hành giống nhƣ các ngành khác còn là một thành tố tạo ra
sản phẩm lữ hành. Do vậy, thị trƣờng du lịch nói chung mang tính nhậy cảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
rất cao đối với các yếu tố này. Một sự biến động nhỏ (tính theo mức độ tác
động chung) của môi trƣờng vĩ mô cũng gây ra những thay đổi (đôi khi là rất
lớn) trong tƣơng quan cung, cầu du lịch, vì vậy ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Đối với các dịch vụ nhƣ vui
chơi, ăn uống, vận chuyển, lƣu trú thì ngoài các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng mạnh
tới hiệu quả kinh doanh của nghiệp thì yếu tố chủ quan thuộc về phía doanh
nghiệp của ảnh hƣởng mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại các hình thức kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch bao gồm các ngành nghề: kinh doanh lữ hành;
kinh doanh lƣu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh
doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Vậy nên, hình thức kinh doanh du lịch cũng bao gồm các ngành nghề nhƣ trên.
Cụ thể:
- Kinh doanh lữ hành (Tour Operation Business) là việc thực hiện các
hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói
hay từng phần, quảng cáo và bán các chƣơng trình này trực tiếp hoặc gián tiếp
qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chƣơng trình
và hƣớng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đƣơng nhiên đƣợc phép tổ
chức mạng lƣới đại lý lữ hành.
- Kinh doanh lƣu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giƣờng và các
dịch vụ khác đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch gồm: khách sạn, làng du
lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, bãi cắm trại du lịch
và nhà khách, nhà nghỉ có kinh doanh du lịch. Cơ sở lƣu trú du lịch đƣợc phân
thành hai loại: Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lƣu trú du lịch có cơ sở
vật chất, trang thiết bị và một số dịch vụ chủ yếu có chất lƣợng tối thiểu, đáp
ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt trong thời
gian lƣu trú. Cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là
cơ sở lƣu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ có chất lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt,
giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng.
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận
chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chƣơng trình du lịch và tại
các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận
chuyển khách du lịch phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về
kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của pháp luật. Các phƣơng tiện
vận chuyển trong kinh doanh vận chuyển nhƣ ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy
bay... Trên thực tế, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các
phƣơng tiện giao thông đại chúng, hoặc của các công ty chuyên kinh doanh
dịch vụ vận chuyển.
- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch: bao gồm đầu tƣ bảo
tồn nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đƣa các tài nguyên du lịch tiềm năng
vào khai thác, phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng
kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kinh tế du lịch. Tổ chức, cá nhân kinh
doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với
quy hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác: bao gồm một số hoạt động bổ trợ
nhƣ kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng
cáo du lịch, tƣ vấn đầu tƣ du lịch...
1.2. Vai trò của kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch trong nền
kinh tế quốc dân
Cũng nhƣ các loại hình kinh doanh khác tại Việt Nam, kinh doanh du
lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
trong mạng lƣới sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ và
ngành du lịch. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam hiện nay vai trò của kinh
doanh du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch đƣợc thể hiện ở các khía
cạnh khác nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
Vai trò phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế
Doanh nghiệp du lịch đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế,
góp phần làm tăng GDP. Cũng nhƣ các loại hình kinh doanh, doanh nghiệp
khác, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp ra thị trƣờng các loại hàng
hóa mang tính chất dịch vụ, tinh thần nhằm đáp ứng tiêu dùng của ngƣời dân.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong những năm vừa qua trung bình
hàng năm ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 47,1% cơ cấu GDP trong đó ngành du
lịch đóng góp từ 5.5 - 6% trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của cả nƣớc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch còn thu hút nhiều lao động trong các lĩnh
vực nhƣ nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, dịch vụ ăn uống, vui chơi… Ở
một mức độ nào đó phát triển du lịch có liên quan mật thiết với các vai trò
của con ngƣời nhƣ lực lƣợng sản xuất chủ yếu của xã hội, trong đó hoạt
động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội, góp phần vào việc hồi phục sức
khỏe cũng nhƣ khả năng lao động, mặt khác đảm bảo sản xuất mở rộng lực
lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ở một mức độ nào đó phát triển
du lịch có liên quan mật thiết với các vai trò của con ngƣời nhƣ lực lƣợng
sản xuất chủ yếu của xã hội, trong đó hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của
xã hội, góp phần vào việc hồi phục sức khỏe cũng nhƣ khả năng lao động,
mặt khác đảm bảo sản xuất mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế
rõ rệt. Việc mở rộng và phát triển các doanh nghiệp du lịch sẽ góp phần
không nhỏ trong việc làm tăng GDP.
Bên cạnh đó việc phát triển kinh doanh du lịch giúp nền kinh tế phát
triển ổn định và hiệu quả hơn. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch sẽ tƣơng tác, phối hợp hỗ trợ nhau để cùng nhau kinh
doanh. Mặt khác việc phát triển kinh doanh du lịch nói riêng và ngành dịch vụ
nối chung là xu thế phát triển tất yếu.
Vai trò phát triển du lịch đối với xã hội
Phát triển kinh doanh du lịch thể hiện ở vai trò trong việc giữ gìn phục
hồi sức khỏe cho nhân dân. Giữ gìn đƣợc bản sắc dân tộc, khơi gậy tinh thần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
của ngƣời dân hƣớng về cuội nguồn và tái tạo lại đƣợc nhiều di tích lịch sử,
nhiều làng nghề truyền thống.
Phát triển kinh doanh du lịch tạo ra sự giao lƣu văn hoá giữa các vùng,
các miền và giữa các quốc gia. Hơn nữa phát triển du lịch có thể tái sản xuất
sức lao động tạo công ăn việc làm, đặc biệt không những tạo công ăn việc làm
cho những lao động trực tiếp phục vụ du lịch mà còn tạo việc làm thêm cho
những ngƣời dân sống ở xung quanh khu du lịch (lao động gián tiếp phục vụ
du lịch) và trong một chừng mực nào đó nghỉ dƣỡng ở khu du lịch có thể hạn
chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ...
Việc phát triển kinh doanh du lịch và hình thành các công ty du lịch sẽ
tạo việc làm cho ngƣời lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó
việc phát triển kinh doanh du lịch sẽ nâng cao thu nhập của dân cƣ góp phần
xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Việt Nam là một nƣớc nông
nghiệp, năng suất của một nền sản xuất xã hội cũng nhƣ thu nhập của dân cƣ
thấp. Thu nhập của dân cƣ nông thôn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần
nông. Việc phát triển kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch một mặt sẽ
giải quyết nhu cầu lao động, mặt khác sẽ giúp xóa đói giảm nghèo tại các
vùng du lịch.
Vai trò phát triển du lịch đối với bảo vệ môi trường
Phát triển du lịch nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng góp phần
bảo vệ môi trƣờng nhƣ: việc tạo nên môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh
thái. Môi trƣờng ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời, khách đi du lịch vừa kết
hợp tìm hiểu, nghỉ ngơi và có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên. Một mặt đảm
bảo tối ƣu sự phát triển du lịch, mặt khác phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên
khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch. Mặt khác phát triển du lịch
cũng góp phần trong việc bảo vệ hệ thống rừng sinh thái, các loài động thực
vật. Nêu cao đƣợc trách nhiệm cũng nhƣ tình yêu của con ngƣời đối với các
loài động vật quý hiếm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Kinh doanh du lịch được coi là kinh doanh ngành công nghiệp không khói
Kinh doanh du lịch, dịch vụ đƣợc coi một trong những ngành kinh tế
quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa… của đất nƣớc.
Kinh doanh du lịch, dịch vụ đƣợc coi là kinh doanh của ngành công
nghiệp không khói. Cụm từ “công nghiệp không khói” đƣợc dùng để chỉ
ngành du lịch nhằm nhấn mạnh một số tính chất đáng lƣu ý của hoạt động du
lịch. Trƣớc hết, đó là tính chất sinh lợi của hoạt động du lịch. Thứ đến, đó là
một hoạt động sinh lợi mà không bị hệ lụy do ô nhiễm môi trƣờng từ chất thải
công nghiệp. Thêm nữa, hoạt động du lịch xem ra có vẻ dễ làm, đơn giản hơn
công nghiệp; sinh lợi nhƣ công nghiệp mà lại không cần phải nhà máy, ống
khói. Từ nhận thức này, xã hội đã quan tâm nhiều đến du lịch, nhà nhà làm du
lịch, ngƣời ngƣời làm du lịch.
Ngành kinh doanh du lịch với chi phí đầu tƣ không quá lớn nhƣ các
ngành công nghiệp khác, cùng với đo hoạt động sinh lời nhanh và đặc biệt ít
gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng nên kinh doanh du lịch nói riêng và du lịch nói
chung đƣợc coi là trọng tâm của phát triển kinh tế của hầu hết các nƣớc trên
thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong những năm vừa qua trung
bình hàng năm ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 47,1% cơ cấu GDP trong đó ngành
du lịch đóng góp từ 5.5 - 6% trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của cả
nƣớc. Cùng với đó, xu thế chuyển dịch cơ cấu từ các ngành nông lâm nghiệp
và công nghiệp nặng sang khối ngành dịch vụ nói chung và kinh doanh du
lịch nói riêng ngày càng lớn. Từ năm 1991 đến năm 2009, lao động trực tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
trong lĩnh vực du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000 ngƣời lên 370.000 ngƣời và
lao động gián tiếp khoảng trên 700.000 ngƣời...
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh du lịch
1.3.1. Về khách quan
Địa hình và khí hậu:
Địa hình
Địa hình là một nơi thƣờng chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong
cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch điều kiện quan trọng nhất là địa phƣơng phải
có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên nhƣ: biển, rừng, sông, hồ,
núi,… Khách du lịch thƣờng ƣa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển,
đảo,… thƣờng không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ
cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.
Khí hậu
Những nơi khí hậu điều hoà thƣờng khách du lịch ƣa thích. Nhiều cuộc
thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thƣờng tránh những nơi quá lạnh, quá
ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí
hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thƣờng thích những điều kiện
sau: Số ngày mƣa tƣơng đối ít vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình
trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao
lắm, không khí ban đêm không cao, nhiệt độ nƣớc biển ôn hoà (nhiệt độ thích
hợp để tắm biển là 200C) và ban ngày không có gió.
Động, thực vật:
Động vật: Động vật cũng là một nhân tố để góp phần thu hút khách du
lịch. Nhiều loại động vật có thể là đối tƣợng cho săn bắn du lịch. Có những
loại động vật quý hiếm là đối tƣợng nghiên cứu và lập vƣờn bách thú.
Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du
lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lƣợng nhiều rừng, nhiều hoa,... Rừng là nhà
máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự. Nếu thực vật phong phú và quí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
hiếm thì sẽ thu hút đƣợc cả khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi,
nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở
đất nƣớc họ thƣờng có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ, khách du lịch châu Âu
thƣờng thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao,…
Tài nguyên nước:
Các nguồn tài nguyên nƣớc nhƣ: ao, hồ, sông, ngòi, đầm,… vừa tạo điều
kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lƣới giao thông vận tải nói
chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các
nguồn nƣớc khoáng là tiền đề không thể thiếu đƣợc đối với sự phát triển du
lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nƣớc khoáng đã đƣợc
phát triển từ thời đế chế La Mã. Ngày nay, các nguồn nƣớc khoáng đóng vai
trò cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh.
Vị trí địa lý:
Vị trí địa lý cũng là một nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển du lịch.
Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển
du lịch; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.
Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhận khách du lịch. Nếu
tỉnh nhận khách khu du lịch ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hƣởng đến
khách trên hai khía cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì
khoảng cách xa; Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lƣu trú lại ở nơi du lịch
vì thời gian đi lại mất nhiều.
Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần
chúng với phƣơng tiện đi lại là ô tô, tàu hoả và tàu thuỷ. Tuy nhiên, trong một số
trƣờng hợp khoảng cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn
đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.
Tài nguyên nhân văn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị kinh tế có ý nghĩa đặc
trƣng cho phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nƣớc.
Chúng có hấp dẫn đặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và
mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt
đối với khách du lịch.
Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài ngƣời: Những
giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút đƣợc khách du
lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau.
Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thƣờng không nổi tiếng lắm và
thƣờng chỉ đƣợc các chuyên gia trong cùng lĩnh vực quan tâm. Tất cả các
nƣớc đều có giá trị lịch sử, nhƣng ở mỗi nƣớc các giá trị lịch sử ấy lại có sức
hấp đẫn khác nhau đối với khách du lịch.
Tƣơng tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du
lịch với mục đích thăm quan, nghiên cứu và thu hút đƣợc đa số khách du lịch
với mục đích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và từ nơi khác đến. Hầu hết
tất cả các khách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thƣởng thức
các giá trị văn hoá của các nƣớc đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có giá
trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều đƣợc khách tới thăm
và đều trở thành trung tâm du lịch văn hoá.
Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước:
Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển (đời
sống) kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nƣớc. Một quốc gia mặc dù có
nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển về du lịch nếu nhƣ ở đó
luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hoà
bình, từ đó sẽ không thu hút đƣợc khách du lịch. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự
an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch nhƣ: Tình hình an ninh, trật
tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN