Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

Bài 3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆ ĐCSVN chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 41 trang )

Bài 3
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Người giảng:
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Krông Búk


I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU LỆ ĐẢNG
1. Điều lệ Đảng là gì?
- Là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, xác định tôn
chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức,
hoạt động cơ cấu bộ máy của Đảng; Quy định về trách
nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức
đảng các cấp.
- Mục đích: thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành
động trong toàn Đảng, thực hiện mục tiêu của Đảng.

- Điều lệ Đảng đang hiện hành do Đại hội Đảng lần thứ
XI thông qua, ngày 19-1-2011. Được Hội nghị lần thứ
ba BCH TW khóa XII đã bổ sung, chỉnh sửa tại Quy
định thi hành Điều lệ Đảng (số 29-QĐ/TW, ngày 25-72016 của BCH TW).


2. Đặc điểm của Điều lệ Đảng
- Là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng được
đảm bảo thi hành thống nhất, nghiêm minh.

Điều
lệ
Đảng


- Có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn
Đảng.
- Tương đối ổn định, có tính kế thừa, phát
triển cùng với quá trình phát triển của CM,
của Đảng.
- Điều lệ Đảng = Điều lệ vắn tắt của ĐCS
VN, đã được bổ sung sửa đổi nhiều lần.
- Điều lệ Đảng hiện hành(1-2011) gồm:
phần mở đầu, 12 chương và 48 điều.


Câu hỏi 1: Điều lệ Đảng đầu tiên được thông
qua vào ngày, tháng, năm nào?
- Điều lệ Đảng - Điều lệ vắn tắt của ĐCSVN
được thông qua vào ngày 3/2/1930.
Câu hỏi 2: Điều lệ Đảng hiện hành được
thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
- Được Đại hội Đảng XI thông qua vào ngày
19/1/2011.


II- TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG
1. Nội dung phần mở đầu
- Tên tiêu đề: "Đảng và những vấn đề cơ bản về xây
dựng Đảng", có những nội dung cụ thể như sau:
+ Khái quát quá trình lịch sử Đảng: "ĐCSVN do đ/c
Hồ Chí Minh...Tổ quốc".


1. Nội dung phần mở đầu

+ Về bản chất của Đảng: là đội tiên phong, đại biểu
trung thành lợi ích của GCCN, của nhân dân lao động
và của cả dân tộc VN.
+ Mục đích của Đảng: xây dựng nước Việt Nam độc
lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh,
không còn người bóc lột người, thực hiện thành công
xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.


1. Nội dung phần mở đầu
+ Nền tản tư tưởng của Đảng: lấy Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.


1. Nội dung phần mở đầu
+ Về tổ chức và nguyên tắc cơ bản: Đảng là 1 tổ
chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động lấy tập
trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
+ Về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị: là
đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân; lãnh đạo hệ thống chính trị, tôn trọng và
phát huy vài trò của NN, MTTQVN và các đoàn thể
chính trị xã hội.


1. Nội dung phần mở đầu
+ Công tác xây dựng Đảng: ĐCSVN phải được xây
dựng vững mạnh, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh
đốn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên,
sức chiến đấu và năng lực của Đảng.

+ Quan điểm quốc tế của Đảng: kết hợp chủ nghĩa
yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
của GCCN, góp phần tích cực và sự nghiệp hòa bình,
độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế
giới”.

 Vận dụng đúng đắn sáng tạo Cn Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chí một đảng
kiểu mới của GCCN, phù hợp với tình hình và
nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương I: Đảng viên (Điều 1-8).
+ Xác định vị trí vai trò, quy định tiêu chuẩn của
người đảng viên.
+ Nhiệm vụ quyền hạn của Đảng viên.
- Chương II: Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ
chức của đảng (Điều 9 - 15).
+ Tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ các
cấp trong việc triệu tập đại hội.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương III và IV (Điều 15 - 20): Cơ quan lãnh
đạo của Đảng ở cấp Trung ương và ở các cấp
địa phương.

Gồm những quy định về đại hội đảng các cấp,
về bầu cử cơ quan lãnh đạo và nhiệm vụ của các
cơ quan đó.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương V (Điều 21 - 24): Tổ chức cơ sở đảng
(TCCSĐ).
Chương này với bốn điều, quy định ba nội dung
lớn về tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ):
+ Tổ chức cơ sở đảng chính là hạt nhân chính trị ở
cơ sở, là nền tảng của Đảng.
+ Quy định điều kiện thành lập và nhiệm vụ của tổ
chức cơ sở đảng và của chi bộ; việc bầu đảng ủy
viên và chi ủy viên.
+ Quy định về nhiệm kỳ đại hội của TCCSĐ và chi
bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương VI (Điều 25 đến 29): Tổ chức đảng
trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an
nhân dân Việt Nam.
+ Quy định về tổ chức đảng trong Quân đội và
Công an, nằm trong hệ thống tổ chức chung của
Đảng.
+ Xác định sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang.



2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương VII (Điều 30 – 33): Công tác kiển tra,
giám sát của Đảng và Ủy ban kiểm các cấp.
Xác định vị trí công tác kiểm tra, giám sát trong
Đảng; nội dung công tác kiểm tra, giám sát;
nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy
các cấp.

- Chương VIII (Điều 34 – 40): Khen thưởng và
kỷ luật.
Quy định mục đích, hình thức và thẩm quyền thi
hành khen thưởng và kỷ luật.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương IX (Điều 41 – 43): Đảng lãnh đạo
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính
trị - xã hội.
Quy định rõ nhiệm vụ, nội dung và phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương X (Điều 44- 45): Đảng lãnh đạo Đoàn

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
(ĐTNCSHCM).
+ ĐTNCSHCM là đội dự bị tin cậy của Đảng,
thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế
tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
+ Cấp ủy lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp
về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán
bộ.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương XI (Điều 46): Tài chính của Đảng.
Quy định rõ tài chính của Đảng gồm: đảng phí
do đảng viên đóng, từ ngân sách nhà nước và các
khoản thu khác; thực hiện nguyên tắc, thu chi,
quản lý… theo những quy định thống nhất của
Ban Chấp hành Trung ương.


2. Các chương của Điều lệ Đảng

- Chương XII (Điều 47 – 48): Chấp hành Điều
lệ Đảng.
+ Quy định mỗi đảng viên phải chấp hành
nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng và kịp thời đấu
tranh chống mọi biểu hiện vi phạm.
+ Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền
sửa đổi Điều lệ Đảng.



III. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG
1. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng:
- Với ý nghĩa quan trọng hàng đầu nên từ ngày thành lập đến nay,
Đảng ta luôn khẳng định bản chất giai cấp công nhân của mình:
Trong chương trình tóm tắt của Đảng được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng đã khẳng định : ‘‘ Đảng là đội tiên phong của đội
quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ
có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng ». Sách lược văn tắt viết :
« Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho
được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh
đạo được quần chúng »
- Xác định rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng xuất phát từ
nhận thức khoa học về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.


- Đảng Cộng sản Việt nam ngay từ khi ra đời đã giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện
quan hệ gắn bó giữa giai cấp và dân tộc.
- Đảng Cộng sản là Đảng cầm quyền, được toàn dân
thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo nhân dân. Về vấn đề
lơị ích, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài mục đích
phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc.
Đại hội XI đã khẳng định : « Đảng Cộng sản Việt nam
là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam ; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của dân tộc ».



- Để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công
nhân của Đảng trong tình hình mới, Điều lệ Đảng và các
văn kiện Đại hội của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ
của mỗi đảng viên của Đảng là :
+ Kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH. Trong bất cứ
tình huống nào cũng không dao động, xa rời mục tiêu đó.
+ Kiên định và vận dung sáng tạo, góp phần phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.


+ Đấu tranh kiên quyết, kịp thời chống lại mọi biểu hiện cơ
hội, hữu khuynh, giáo điều, bảo thủ ; phê phán những luận
điệu và thủ đoạn của các thế lực thù địch đả kích, phủ nhận,
xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Luôn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa, tri thức của thời đại để làm giàu kiến
thức, giải quyết thành công những vấn đề lý luận và thực tiễn
của cách mạng nước ta, góp phần vào sự nghiệp phát triển
chung của thế giới.
+ Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và
sinh hoạt đảng, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết
thống nhất trong Đảng.


+ Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm,
ý thức tổ chức của giai cấp công nhân ; xây dựng đội ngũ cán
bộ và đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân.

+ Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng
cường khối ĐĐK toàn dân, chăm lo đời sống và thực sự phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.
+ Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh
tổng hợp của cách mạng.


2. Nhiệm vụ và quyền của đảng viên: (Trong Điều lệ
Đảng)
a) Nhiệm vụ: Đảng viên có 4 nhiệm vụ: Điều 2 chương I
“Đảng viên”(trang 8).
Thực hiện các nhiệm vụ trên, mỗi đảng viên cần nắm vững
nội dung cơ bản sau :
Một là, kiên định những vấn đề về quan điểm có tính
nguyên tắc của Đảng :
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu, lý tưởng
của Đảng ta, dân tộc ta.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta.
- ĐCS Việt nam là LL lãnh đạo cách mạng Việt Nam ;
không chấp nhận « đa nguyên, đa đảng ».


- Nhà nước PQ XHCN Việt nam là nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân, thể hiện khối đại đoàn kết
toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp coonh nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của
Đảng.

- TTDC là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và
hoạt động của Đảng.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng của giai cáp công nhận.


×