Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tìm hiểu hệ chuyên gia, ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh trầm cảm (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 95 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

NGUYỄN THỊ HOA

TÌM HIỂU HỆ CHUYÊN GIA,
ỨNG DỤNG HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN BỆNH TRẦM CẢM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Thái Nguyên, 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



THÁI NGUYÊN - 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

NGUYỄN THỊ HOA

TÌM HIỂU HỆ CHUYÊN GIA,
ỨNG DỤNG HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN BỆNH TRẦM CẢM

Chuyên ngành: Khoa học máy tính


Mã số: 60 48 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

GS.TS. VŨ ĐỨC THI



Thái Nguyên, 2015


iii

Lời cam đoan
Tôi cam đoan những kết quả trong luâ ̣n văn là của viê ̣c tìm hiể u, có trić h dẫn
và tham chiế u đế n các nguồn tư liê ̣u tin câ ̣y. Nô ̣i dung luâ ̣n văn không sao chép từ
các kế t quả của các luâ ̣n văn, luâ ̣n án khác. Mo ̣i thông tin, dữ liệu đề u được thầ y
giáo GS. TS. Vũ Đức Thi cung cấ p.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 4 năm 2015
Người viết luận văn

Nguyễn Thị Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học công nghệ thông tin và
truyền thông Thái Nguyên, đã tạo điều kiện và tổ chức khóa học này để tôi có thể có
điều kiện tiếp thu những kiến thức mới, có thời gian học tập và hoàn thành luận văn
cao học này.
Tôi xin tỏ lòng cảm ơn đến thầy GS.TS. Vũ Đức Thi, người thầy đã tận tình
chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầ y PGS.TS. Cao Tiến Đức, Học viê ̣n Quân Y
103, đã giúp đỡ tôi trong quá tìm hiể u về trầ m cảm.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầ y PGS.TS. Đỗ Trung Tuấn, đã giúp đỡ tôi
trong quá trình làm luâ ̣n văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho chúng tôi những
kiến thức quý báu trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi thành quả này tới gia đình và người thân của tôi,
những người đã hết lòng tạo điều kiện và động viên tôi để tôi có được kết quả ngày
hôm nay.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 4 năm 2015
Người viết luận văn

Nguyễn Thị Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v

Mục lục
Lời cam đoan .................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ..................................................................................................... iv
Mục lục.............................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ .......................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................4
6. Bố cục luận văn ....................................................................................4
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................6
TRẦM CẢM VÀ NHỮ NG VẤN ĐỀ VỀ BỆNH TRẦM CẢM ....................6
1.1. PHÂN TÍCH THỰC TẾ VỀ BỆNH TRẦM CẢM ..............................6
1.1.1. Khái niệm về trầm cảm và một vài nét về lịch sử nghiên cứu .......6
1.1.2. Một vài nét về dịch tễ học trầm cảm ..............................................7
1.2. BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH CỦA TRẦM CẢM ..........................8
1.2.1 Yếu tố sinh học ...............................................................................8
1.2.2. Các yếu tố tâm lý - xã hội ..............................................................9
1.2.3. Các học thuyết tâm lý-xã hội .........................................................9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TRẦM CẢM ...............11
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng .................................11
1.3.2. Đặc điểm tiến triển, tái phát, tái diễn, tiên lượng của trầm cảm ..14
1.4. PHÂN LOẠI CÁC RỐI LOẠN TRẦM CẢM ...................................15
1.4.1. Hê ̣ thống phân loại bệnh trầ m cảm ..............................................15
1.4.2. Phân loại của Tổ chức y tế thế giới ..............................................17
1.4.3. Phân loại của Hội tâm thần học Hoa kỳ (DSM-IV) 1994 ............17
1.5. CHẨN ĐOÁN TRẦM CẢM ..............................................................18
1.5.1 Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ..................................18
1.5.2. Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, xuất
bản lần thứ IV ......................................................................................................19
1.5.3. Các thang đánh giá trầm cảm ...........................................................19
1.6. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM .....................................................................20
1.6.1. Điều trị bằng phương pháp hóa liệu pháp ....................................20
1.6.2. Liệu pháp choáng điện .................................................................21
1.6.3. Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ .................................................22
1.6.4. Các liệu pháp tâm lý ....................................................................22
1.7 KẾT LUẬN ..........................................................................................25
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................25
HỆ CHUYÊN GIA VÀ ỨNG DỤNG CỦA HỆ CHUYÊN GIA..................25
2.1. TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ TRI THỨC ........................................25
2.1.1. Khái niệm tri thức ........................................................................25
2.1.2. Phân loại tri thức ..........................................................................26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

2.1.3. Công nghệ tri thức........................................................................28
2.1.4. Quản lý tri thức ............................................................................29
2.1.5. Biểu diễn tri thức..........................................................................31
2.1.6. Các phương pháp để biểu diễn tri thức ........................................32
2.2. HỆ CHUYÊN GIA..............................................................................34
2.2.1. Định nghĩa hệ chuyên gia ............................................................34
2.2.2. Đặc trưng và ưu điểm của hệ chuyên gia .....................................34
2.2.3. Cấu trúc của hệ chuyên gia ..........................................................35
2.2.4. Hạn chế của hệ chuyên gia ...........................................................39
2.2.5. Kỹ thuật suy luận trong hệ chuyên gia.........................................39
2.3. THIẾT KẾ HỆ CHUYÊN GIA ...............................................................42
2.3.1. Lập luận............................................................................................42
2. 3.2. Suy luận...........................................................................................43
2. 3. 3. Các phương pháp suy diễn và cơ chế điều khiển ...........................43
2. 3.4. Các hệ thống sản xuất trong thiết kế hệ chuyên gia ........................46
2. 3.4. 1. Các thuật toán Markov ...........................................................46
2. 3.4. 2. Các thuật toán mạng lưới .......................................................47
2. 3.4. 3. Thuật toán tổng quát ...............................................................48
2. 3.4. 4. Các bước phát triển của hệ chuyên gia ..................................50
2. 3.5. Kết luận chương ..............................................................................51
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................52
HỆ CHUYÊN GIA CHẨN ĐOÁN BỆNH TRẦM CẢM .............................52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





viii

3.1. HIỆN TRẠNG VỀ TRẦM CẢM VÀ TÌNH HÌNH CHỮA TRỊ .......53
3.1.1 Hiện trạng ......................................................................................53
3.1.2. Tình hình chữa trị trầm cảm.........................................................53
3.2. NHU CẦU SỬ DỤNG CÔNG CỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
CHẨN TRỊ TRẦM CẢM .....................................................................................54
3.2.1. Khả năng của công cu ̣ công nghệ thông tin .................................55
3.2.2. Chức năng cần có của Hệ chuyên gia đánh giá trầm cảm ...........55
3.3. ĐẶT VẤN ĐỀ CHO HỆ CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM57
3.3.1. Sơ đồ chẩn trị ...............................................................................57
Thang Đánh giá Lo âu, Trầm cảm, Stress (DASS 42) ...............................57
3.4. CÁC TRƯỜNG HỢP TRỊ LIỆU ĐIỂN HÌNH ..................................60
3.4. 1. Thí dụ thứ nhất ............................................................................60
3.4.2. Thí dụ thứ hai ...............................................................................62
3.4.3. Suy luâ ̣n trong hệ chuyên gia ...........................................................64
3.5. KẾT LUẬN .........................................................................................70
KẾT LUẬN ....................................................................................................71
1. Kết quả đạt được của luâ ̣n văn ...............................................................71
2. Ưu điể m của chương trình .....................................................................71
3. Tồ n ta ̣i của chương trình ........................................................................71
4. Pha ̣m vi ứng du ̣ng ..................................................................................71
5. Hướng phát triển luận văn......................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................73
PHỤ LỤC .......................................................................................................75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ix

Phu ̣ lu ̣c 1. Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HAMD)..........................75
Phu ̣ lu ̣c 2. Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI) ......................................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AG

Ảo giác

AI
BDI

Trí tuệ nhân ta ̣o
Thang đánh giá trầ m cảm Beck (BDI)

DASS 42

Thang đánh giá lo âu, trầ m cảm, căng thẳ ng


EPI

Bảng nghiê ̣m kê nhân cách

ES

Hê ̣ chuyên gia

GDS

Thang đánh giá trầ m cảm người già

HAMD

Thang đánh giá trầ m cảm Hamilton

Heuristic

May rủi

HIV/ AIDS

Bê ̣nh HIV, suy giảm miễn dịch

HÊ ̣ THỐNG

Hoang tưởng

ICT


Công nghệ thông tin và truyền thông

IF THEN

Thể hiê ̣n tri thức luâ ̣t IF THEN

KB

Cơ sở tri thức

Meta data

Siêu dữ liệu

MMSE

Thang đánh giá tâm thầ n tố i thiể u

MYCIN

Hê ̣ chuyên gia về nhiễm trùng máu

Prolog

Programme logique

RADS

Thang đánh giá trầ m cảm thanh thiế u niên


RLTC

Rố i loạn trầ m cảm

TTPL

Tâm thầ n phân liê ̣t

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

RLCXLC

Rố i loa ̣n cảm xúc lưỡng cực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bệnh viện tâm thần TW1 .................................................................2
Hình 1.1. Hippocrate (460-377 trước Công nguyên) .......................................6
Hình 1.2. Trầm cảm ở tuổi vị thành niên .........................................................7
Hình 1.3. Thuyết tâm lí động .........................................................................10
Hình 1.4. Thuyết hành vi – nhận thức............................................................10

Hình 1.5. Sigmund Freud ...............................................................................11
Hình 1.6. Dùng thuố c khi trầ m cảm có thể nguy biể m ..................................20
Hiǹ h 1.7. Chăm sóc trầ m cảm ........................................................................22
Hiǹ h 1.8. Ngày càng có nhiều người mắc bệnh trầm cảm. ............................24
Hiǹ h 1.9. Bệnh nhân trầm cảm đăng ký điều trị tại cộng đồng ở TYT
phường Hòa Cường Bắc, Đà Nẵng ...........................................................................24
Hình 2.1. Tri thức ...........................................................................................26
Hình 2.2. Tri thức ẩn ......................................................................................27
Hiǹ h 2.3. Các thành phầ n của hê ̣ chuyên gia .................................................35
Hiǹ h 2.4. Mô hình hê ̣ chuyên gia Ermine ......................................................37
Hiǹ h 2.5. Mô hình hê ̣ chuyên gia Popov .......................................................38
Hình 2.6. Mô hình hệ chuyên gia Popov .......................................................38
Hình 2.7. Sơ đồ kỹ thuật suy diễn tiến ...........................................................40
Hình 2.8. Xích Markov ..................................................................................46
Hình 3.1. Trang tin của trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch ...............53
Hình 3.2. Quá trình làm việc của hệ chuyên gia đánh giá trầm cảm .............56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xii

Hình 3.3. Ki ̃ thuâ ̣t đánh giá theo câu hỏi người dùng ....................................60
Hiǹ h 3.4. Yêu cầ u của chương triǹ h theo thang DASS 42 ............................61
Hiǹ h 3.5. Hê ̣ thố ng đề nghi ̣nhâ ̣p la ̣i theo thang DASS 42 ............................61
Hình 3.6. Các câu hỏi liên tiế p nhau theo thang DASS 42 ............................61
Hình 3.7. Thố ng báo cho bê ̣nh nhân về kế t quả điề u tra theo thang DASS 42
...................................................................................................................................62

Hiǹ h 3.8. Ý kiế n của hệ chuyên gia theo thang DASS 42 .............................62
Hình 3.9. Yêu cầ u của chuong triǹ h theo thang Hamilton (HAMD).............62
Hình 3.10. Hê ̣ thố ng đề nghi ̣nhâ ̣p la ̣i theo thang Hamilton (HAMD) ..........63
Hình 3.11. Các câu hỏi liên tiế p nhau theo thang Hamilton (HAMD) ..........63
Hình 3.12. Thố ng báo cho bê ̣nh nhân về kế t quả điề u tra theo thang Hamilton
(HAMD) ....................................................................................................................63
Hình 3.13. Ý kiế n của hệ chuyên gia theo thang Hamilton (HAMD) ...........64
Hình 3.14. Sơ đồ hê ̣ thố ng cải tiế n DASS-42, do luâ ̣n văn đề xuấ t ...............67
Hình 3.15. Quá trình tương tác với người dùng ta ̣i mỗi trang màn hiǹ h .......68
Hình 3.16. Trang đầ u, và câu hỏi đầ u tiên .....................................................69
Hiǹ h 3.17. Câu hỏi tiế p theo của màn hin
̀ h tương tác ...................................69
Hiǹ h 3.18. Đánh giá của hệ chuyên gia sau các màn hiǹ h tương tác ............69
Hiǹ h 3.19. Thông báo khi người dùng lựa cho ̣n giá tri ̣0 nhiề u lầ n liên tiế p .70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ
thuật đã mở ra nhiều cơ hội mới cho con người cũng như người thân, đồng
nghiệp…. Tuy nhiên, kéo theo sự phát triển đó là sự bận rộn, căng thẳng của công
việc cũng như môi trường sống làm cho nhiều người, nhiều thế hệ rơi vào các trạng
thái căng thẳng, mệt mỏi, có khi dẫn đến các bệnh về thần kinh mà bản thân người
bệnh không nhận biết được. Ở đây tôi đang muốn nói đến căn bệnh “Trầm cảm”,

thời gian gần đây tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng cao, nhưng điều đáng nói là người
mắc bệnh lại ít biết hoặc không biết về căn bệnh mình đang mắc phải. Điều đó đã
gây không ít khó khăn cho cuộc sống của bản thân người bệnh.
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học,
có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi. Năm 1999 tổ chức
Y tế thế giới (WHO) đã thông báo bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình
850.000 mạng người và dự đoán rằng đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng
2 trong số những căn bệnh phổ biến trên toàn cầu và dự tính khi đó sẽ có khoảng
121 triệu người mắc bệnh này. Tuy nhiên, một kết quả hết sức bất ngờ, ngày
10/10/2012 (ngày sức khỏe tâm thần thế giới) vừa qua WHO cho biết hiện nay đã
có hơn 350 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Vậy là tính từ 2012 cho đến 2020 như
dự đoán đang cách xa 8 năm nhưng con số dự tính đã vượt rất xa, gấp gần 3 lần
con số dự đoán. Điều đó cho thấy tính cấp bách của vấn đề, áp lực cuộc sống, xã
hội, môi trường…. đã đẩy con người rơi vào các trạng thái của trầm cảm nhanh
hơn dự đoán. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người mắc bệnh trầm cảm tự tử (trung
bình mỗi ngày có 2900 người tự tử) [3].
Bệnh trầm cảm xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến vị thành niên, người
trưởng thành, phụ nữ sau khi sinh đẻ và ngay cả người có tuổi. Bệnh này không chỉ
xảy ra ở những nước giàu có, phát triển mà cả ở những nước nghèo, nước đang phát
triển, bệnh có thể xuất phát từ điều kiện vật chất, các yếu tố xã hội như tôn giáo,
danh dự, ý nghĩa cuộc sống..v.v…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

Theo tài liệu của Chính phủ năm 2000, tỷ lệ mắc trầm cảm là 2,47% dân số
nhưng đến thời điểm này con số đã l5%.

Theo ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TW 1, có khoảng
12 triệu người (15% dân số) đang có vấn đề rối loạn tâm thần. Trong đó phần lớn là
bệnh trầm cảm, sau đó bệnh nặng dần lên như tâm thần phân liệt, nghiện/lạm dụng
rượu, ma túy, chậm phát triển trí tuệ…

Hình 1.1. Bệnh viện tâm thần TW1

Theo T.S Tô Thanh Phương [3], bệnh viện Tâm thần TW 1, có khoảng 15%
dân số nước ta có vấn đề về sức khỏe tâm thần mà phần lớn bệnh nhân trầm cảm
nặng thuộc lứa tuổi 16 đến 35 tuổi.
 Ở nam giới hay nữ giới thì bệnh trầm cảm dễ xảy ra khi bị căng thẳng do
căng thẳng trong công việc hang ngày, kinh tế chật vật, ân hận vì lỡ thua
cờ bạc, hạn phúc tan vỡ, người than mất, thay đổi chỗ ở, chỗ làm đột
ngột, tương ai bấp bênh…
 Phái nữ, triệu chứng thường gặp là buồn, âu sầu, hay khóc, thờ ơ, không
thấy thích thú gì với công việc hàng ngày, kể cả vấn đề tình dục, tuyệt
vọng hoặc chẳng thấy mình có giá trị gì [12].
Bệnh trầm cảm nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời (về tâm lý, về y
học) thì tình hình của bệnh nhân sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều. Đối với trầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



3

cảm nặng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ có thể sinh ra các bệnh khác về tâm
thần, thậm chí tự tử…. Bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi (nếu ở trạng thái nhẹ)
nhưng cũng có thể tái đi tái lại hay trầm cảm mãi mãi.
Với mong muốn phát hiện sớm được bệnh trầm cảm thông qua các triệu
chứng, hiện tượng tâm lý và tìm được nguyên nhân gây bệnh để phân loại thể bệnh

để có thể có biện pháp điều trị thích hợp với từng thể của bệnh. Vì vậy, tôi quyết
định chọn đề tài “Tìm hiểu hệ chuyên gia, ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh trầm cảm”
với mong muốn để những người thấy mình có các biểu hiện có thể bị trầm cảm có
thể tự tham khảo và có hướng giúp cho mình có quyết định đúng đắn cho sức khỏe
của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Tìm hiểu hệ chuyên gia, ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh trầm cảm”
nhằm nghiên cứu và tạo ra kho dữ liệu tri thức để trợ giúp cho người sử dụng chẩn
đoán bệnh và đưa ra quyết định đúng cho mình.
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu Hệ chuyên gia, tìm hiểu những vấn đề liên
quan đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm để tạo ra kho dữ liệu vật lý chứa tri
thức có kiến thức mở và xây dựng hệ thống hỗ trợ giúp người dùng chẩn đoán thể
bệnh và có cách chữa trị phù hợp.
Nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
 Tìm hiểu hệ chuyên gia, các kỹ thuật suy diễn và các lĩnh vực ứng dụng
của hệ chuyên gia.
 Tìm hiểu về các triệu chứng biểu hiện của bệnh trầm cảm để đưa ra lời
khuyên, cách chữa trị phù hợp cho bệnh nhân.
 Xây dựng kho dữ liệu có khả năng cập nhật và truy xuất tri thức liên quan đến
việc chẩn đoán bệnh và cách điều trị, xây dựng phần mềm cho người sử dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
 Lý thuyết về công nghệ tri thức, hệ chuyên gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



4

 Các loại bệnh trầm cảm thường gặp: bệnh nguyên, bệnh sinh…

 Các phương pháp quản lý và vận hành cơ sở tri thức.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là:
 Cách biểu diễn và lưu trữ tri thức, cơ cế suy diễn tiến
 Cài đặt giao diện người dùng
 Triệu chứng các bệnh về trầm cảm
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp lý thuyết: thu thập, chọn lọc, đánh giá, phân tích và tổng
hợp tài liệu liên quan đến đề tài.
 Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia y học về lĩnh vực
bệnh trầm cảm để lựa chọn hướng giải quyết vấn đề.
 Phương pháp thực nghiệm: triển khai, xây dựng hệ thống hệ chuyên gia
với nội dung của đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa khoa học: nắm bắt và vận dụng được kiến thức về lĩnh vực công
nghệ tri thức để phát triển một hệ thống ứng dụng hệ chuyên gia.



Ý nghĩa thực tiễn: giúp cho người sử dụng không cần phải có chuyên môn y
học, có thể sử dụng phần mềm này để chẩn đoán bệnh, cũng có thể dùng cho
những người có chuyên môn y học sử dụng để hỗ trợ về cách chẩn đoán bệnh.

 Sản phẩm triển khai đơn giản, dễ dàng sử dụng.
6. Bố cục luận văn
Toàn bộ luận văn được chia làm 3 chương:
 Mở đầu: phần mở đầu giới thiệu về nhu cầu cần thiết để thực hiện đề tài,
xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, cơ sở nghiên cứu và kết quả mong muốn đạt được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

 Chương 1, “Trầm cảm và các vấn đề về trầm cảm”. Chương này trình bày
những vấn đề về bệnh trầm cảm như: lịch sử về bệnh trầm cảm, dịch tễ
học trầm cảm, bệnh nguyên, bệnh sinh trầm cảm, chẩn đoán, điều trị…
 Chương 2, “Hệ chuyên gia và ứng dụng của hệ chuyên gia”. Trong
chương này đi tìm hiểu về tri thức, công nghệ tri thức, tìm hiểu hệ chuyên
gia, thiết kế hệ chuyên gia, ứng dụng của hệ chuyên gia…
 Chương 3. “Xây dựng một hệ chuyên gia chẩn đoán bệnh trầm cảm”.
Phân tích chức năng của hệ thống, thiết kế kiến trúc của hệ thống và thực
hiện xây dựng ứng dụng theo cách thức hệ chuyên gia, sau đó thử nghiệm
và đánh giá kết quả đạt được của chương trình.
Cuối luận văn là phần kết luận và các tài liệu tham khảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

CHƯƠNG 1
TRẦM CẢM VÀ NHỮ NG VẤN ĐỀ VỀ BỆNH TRẦM CẢM
1.1. PHÂN TÍCH THỰC TẾ VỀ BỆNH TRẦM CẢM
1.1.1. Khái niệm về trầm cảm và một vài nét về lịch sử nghiên cứu

Thuật ngữ trầm cảm hay sầu uất “Mélancholie” được Hippocrate (460-377
trước Công nguyên) dùng để mô tả một số rối loạn tâm thần. Năm 1686 Bonet mô
tả một bệnh tâm thần mà ông gọi là bệnh hưng cảm-sầu uất “ManiacoMélancoliants”. Đến thế kỷ XVIII, Pinet mô tả trầm uất là một trong bốn loại loạn
thần (Folies). Sau đó, E.Esquirol tách ra từ các bệnh loạn thần bộ phận (Folies
partielles) một thể trầm cảm và gọi là cơn hoang tưởng (HT) buồn rầu (Lypé manie).
Thế kỷ XIX, một số thể rối loạn cảm xúc được mô tả như những đơn vị bệnh lý độc
lập; loạn thần có 2 thể (Folie double forme) (J.baillarger 1854), loạn thần hoàn toàn
(Folie circulaire) (JB. Falret 1854).

Hình 1.1. Hippocrate (460-377 trước Công nguyên)

Năm 1882, nhà tâm thần học người Đức Kahlbaum dùng thuật ngữ
“Cychothymia” (bệnh khí sắc chu kỳ) mô tả hưng cảm, trầm cảm như các giai đoạn
của cùng một bệnh. E.Kraepelin (1899), dựa trên các biểu hiện lâm sàng và tính
chất tiến triển của các bệnh do các nhà tâm thần học Pháp và Đức mô tả thống nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

lại thành bệnh loạn thần hưng-trầm cảm. E.Kraepelin đã mô tả rõ: bệnh loạn thần
hư-trầm cảm không tiễn triển đến mất trí, vì vậy được phân biệt rõ với mất trí sớm
mà về sau được gọi là tâm thần phân liệt (TTPL). Trước những năm 80 của thế kỷ
XX, rối loạn trầm cảm (RLTC) được mô tả như một giai đoạn của bệnh loạn thần
hưng-trầm cảm. Các tiến bộ quan trọng trong việc mô tả, phân loại các RLTC trong
30 năm qua đã giúp thúc đẩy các nghiên cứu quan trọng về dịch tễ, bệnh căn và
bệnh sinh các RLTC[3].
1.1.2. Một vài nét về dịch tễ học trầm cảm

Theo kết quả điều tra dịch tễ học các bệnh tâm thần của Hoa Kỳ, trầm cảm
điển hình chiếm tỷ lệ 2,2% trong 6 tháng, 2,7% (01 năm) và 4,4% (trong suốt cuộc
đời) (Prévalence sur toute la vie)[130]. Theo B.Kristina (2002), trầm cảm điển hình
chiếm 5% (6 tháng)... Khi nghiên cứu 1000 người từ 14-18 tuổi, RG.Klein (1995)
thấy 18,5% trong số đó bị RLTC.

Hình 1.2. Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Ở Việt Nam, theo Ngô Ngọc Tản và Cao Tiến Đức (2001), RLTC chiếm tỷ
lệ 3,4% khi điều tra các bệnh tâm thần một xã thuộc khu vực thành thị...
Tỷ lệ của rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) ở các nước công nghiệp
khoảng 0,6-0,9% (A.L.Smith và M.M.Weissman, 1991), 10% chết do tự sát và tuổi
khởi phát trung bình là 30.
Tỷ lệ tự sát ngày càng cao, ở Pháp 8.300 người (1975), 10.400 (1980) và
12.041 (1994) chết do tự sát. Theo M.L.Bourgeois (1998), trong số người tự sát rối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

loạn tâm thần chiếm 90% (trong đó, trầm cảm chiếm 46%). Tự sát do trầm cảm là
một trong các nguyên nhân chết không thấy giảm mà còn cao hơn so với bệnh suy
giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và một số bệnh khác, 16% chết do tự sát ở lứa
tuổi 20-40, nam có tỷ lệ tự sát cao hơn nữ (31,5% và 10, 7/100.000) [3].
1.2. BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH CỦA TRẦM CẢM
Một số nguyên nhân gây bệnh trầm cảm được liệt kê dưới đây:
1.2.1 Yếu tố sinh học
Một số yếu[1]:

 Yếu tố di truyền: trầm cảm có thể di truyền, các nghiên cứu ở những cặp
sinh đôi và các thành viên có quan hệ huyết thống cho thấy có vai trò của
yếu tố di tuyền trong bệnh nguyên của trầm cảm. Nancy nhận thấy bố me,
anh chị e ruột và con cái của những bệnh nhân bị trầm cảm nặng có nguy
cơ bị rối loạn này lên đến 10-15% so với nguy cơ trong dân số là 1-2% và
tỷ lệ này ở những cặp sinh đôi cùng trứng là 23%.
 Các chất dẫn truyền thần kinh: vai trò của các chất trung gian hóa học
như serotonin, dopamin, norepinephrin, epinephrin trong bệnh sinh của
trầm cảm đã được đề cập đến ngay từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Các
nghiên cứu cho thấy nồng độ các chất chuyển hóa của serotonin giảm
trong dịch não tủy của bệnh nhân bị trầm cảm nặng. Maes và Meltzer
nhận thấy nồng độ của tryptophan toàn phần hoặc tự do giảm trong huyết
thanh của các bệnh nhân trầm cảm chưa được điều trị.
 Những yếu tố về thần kinh nội tiết: hai hệ thống thần kinh nội tiết có liên
quan đến trầm cảm và được nghiên cứu rộng rãi nhất đó là hệ thống trục
dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận: người ta quan sát thấy tăng
chuyển hóa cortisol trong huyết tương và trong nước tiểu. C. B. Nemeroff
(1992) thấy có sự tăng sản của tuyến thượng thận ở bệnh nhân trầm cảm.
Trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp: Dopamine kích thích bài tiêt TRH,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

5HT lại ức chế, sự giảm đáp ứng TSH với kích thước bới TRH được quan
sát thấy ở khoảng 25% số bệnh nhân trầm cảm tái diễn...
1.2.2. Các yếu tố tâm lý - xã hội
Các yếu tố[1]:

 Nhân cách: trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ một loại nhân cách nào,
tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm hay gặp ở những người có
đặc điểm nhân cách như lo âu, tránh né, phụ thuộc, ám ảnh và kịch tính.
 Các sự kiện sang chấn trong cuộc sống: khi quan sát lâm sàng, Sadock
nhận thấy các sự kiện bất lợi trong cuộc sống thường có vai trò làm
khởi phát gia đoạn trầm cảm đầu tiên hơn là các giai đoạn tiếp theo.
Tác giả giải thích cho những hiện tượng này là những sự kiện sang
chấn xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm đầu tiên thường gây nên
những biến đổi kéo dài yếu tố sinh học ở não. Những biến đổi kéo dài
này có thể tạo ra những thay đổi nhiều chất dẫn truyền thần kinh và hệ
thống tín hiệu bên trong tế bào thần kinh như mất tế bào thần kinh và
giảm đáng kể sự tiếp xúc của khớp thần kinh.
Trong khi đó, các tác giả khác lại nhận thấy các sang chấn tâm lý có thể đóng
vai trò quan trọng trong khởi phát giai đoạn trầm cảm đầu tiên cũng như trong giai
đoạn tiếp theo. Nhiều nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ lớn những người khởi phát
trầm cảm sau các sang chấn tâm lý như mất người thân, đặc biệt vợ hoặc chống thất
nghiệp. Có những nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị mất bố mẹ trước 11 tuổi
thường có nguy cơ mắc trầm cảm say này.
1.2.3. Các học thuyết tâm lý-xã hội
Có một số thuyết[1]:
 Thuyết tâm lý động: Học thuyết tâm lý động về tầm cảm được Sigmund
Freud định nghĩa và sau đó được Karl Abraham mở rộng. Theo học
thuyết này, trầm cảm được hoạt hóa một cách vô thức và là kết quả của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10


việc dồn nén các dục vọng. Bên cạnh đó học thuyết này cũng giải thích về
mối liên hệ giữa sự rối loạn mối quan hệ mẹ con trong giai đoạn miệng
(10-18 tháng tuổi) và trầm cảm.

Hình 1.3. Thuyết tâm lí động

 Thuyết hành vi-nhận thức: Peter Lewinsohn cho rằng trầm cảm xuất hiện
là do những củng cố tích cực không đầy đủ hoặc không hiệu quả trong
cuộc sống hàng ngày, điều này có thể xảy ra theo hai cách:
1. Môi trường thiếu các củng cố tích cực.
2. Do một người không thể tiếp cận được với những củng cố tích cực.

Hình 1.4. Thuyết hành vi – nhận thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

Aaron Beck đã phát triển học thuyết nhận thức hành vi về trầm cảm, tác giả
cho rằng trầm cảm được hình thành là do bệnh nhân diễn giải sai lệch những sự kiện
trong cuộc sống. Điểm cốt lõi của học thuyết này bao gồm bộ ba nhận thức trong
trầm cảm, đó là:
 Cái nhìn tiêu cực về bản thân: thí dụ mọi việc đều tệ hại và tôi là người
không tốt.
 Diễn giải những sự kiện trãi nghiệm một cách tiêu cực.
 Nhìn về tương lai ảm đạm: đó chính là cách nhìn mất niềm tin về tương lai.


Hình 1.5. Sigmund Freud

1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TRẦM CẢM
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng
1.3.1.1 Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm điển hình[3]:
Theo kinh điển, trầm cảm điển hình là một quá trình ức chế toàn bộ các hoạt
động tâm thần thể hiện qua cảm xúc, tư duy và hành vi biểu hiện bằng các triệu
chứng lâm sàng sau:
1. Cảm xúc bị ức chế: trong nghiên cứu lâm sàng các RLTC, các tác giả
thấy: bệnh nhân cảm thấy chán nản, buồn rầu vô hạn, biểu hiện rõ dưới
dạng lời nói, thái độ và dáng điệu. Khí sắc trầm cảm thường gặp là sự mệt
mỏi, buồn rầu, uể oải, chân tay rã rời, cảm giác khó chịu, bất an, đuối sức
trước cuộc sống, luôn cảm thấy đau khổ, nét mặt ủ rũ hoặc rơm rớm nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

mắt. Bệnh nhân thấy quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một màu đen
tối, ảm đạm, thê thảm, đôi khi khó tả được cảm giác của mình, cảm thấy
mình bị thất bại, hỏng việc, bất lực, tự đánh giá bản thân thấp kém, không
có khả năng, là ngõ cụt. Tất cả những mặc cảm này cùng với hiện tại bị
bao phủ bởi nỗi buồn không giải thích được, một sự đau khổ vô biên, có
thể dẫn tới hội chứng Cotard và có nguy cơ dẫn tới hành vi tự sát.
2. Tư duy bị ức chế: khi nghiên cứu về rối loạn tư duy ở bệnh nhân trầm
cảm, các tác giả nhận thấy ở những người trầm cảm thường có biểu hiện
giảm trí nhớ, giảm sự tập trung chú ý. Quá trình liên tưởng ở bệnh nhân
chậm chạp, hồi ức xuất hiện khó khăn, dòng tư duy bị ngưng trệ, khó diễn

đạt ý nghĩ của mình thành lời nói và thường là những chủ đề trầm cảm,
buốn chán, thất vọng. Cũng có thể là các ý nghĩ tự ti, hèn kém, phẩm chất
xấu, phạm nhiều tội lỗi, ý nghĩ bị thiệt hại hoặc bị truy hại. Với hoang
tưởng tự buộc tội, bệnh nhân cho là mình thấp kém, là thiếu sót và họ
khẳng định tội lỗi đó là xứng đáng.
3. Vận động bị ức chế: ở những bệnh nhân RLTC, các tác giả nhận thấy đặc
điểm lâm sàng có giảm vận động, biểu hiện bằng: bệnh nhân nghồi hàng
giờ, ít đi lại hoặc nằm im một chỗ ở những nơi yên tĩnh, kín đáo như
trong buồng hoặc ở phòng riêng, không muốn tiếp xúc với ai. Trên cơ sở
hoạt động bị ức chế có thể xuất hiện cơn buồn sâu sắc, thất vọng nặng nề
và đột ngột la hét, thổn thức, cầu xin, khóc lóc thảm thiết, cũng có thể đột
nhiên tự sát hoặc tấn công người khác (trạng thái kích động trầm cảm).
Ngoài ra, bệnh nhân RLTC nặng thường gặp các biểu hiện như:
 Rối loạn lo âu ở bệnh nhân trầm cảm: bệnh nhân thường có cảm giác lo
lắng, sợ hãi cho các dự định trong tương lai của họ. Bệnh nhân cũng có thể
có những lo sợ khác nhau như: cảm thấy đầu có những hố chứa như dạ dày,
họng bị khít chặt, khó nuốt, co cơ hàm, có cảm giác nóng rát, đánh trống
ngực, vả mồ hôi, nôn, ỉa chảy, khó ngủ vì nghiền ngẫm lo âu, thức giác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

trong đêm do ác mộng. Sự lo lắng của bệnh nhân xuất hiện dưới dạng căng
thẳng tâm lý và sự nguy hiểm, chờ đời một điều không mong muốn sắp xảy
ra, do vậy họ thường có phản ứng bột phát, xung động lo âu hoặc tấn công
người khác và có thể cuất hiện hành vi tự sát.
 Các rối loạn cơ thể ở bệnh nhân trầm cảm: các biểu hiện rối loạn cơ thể

thường xuyên biến đổi trong ngày, mệt mỏi thường tăng vào buổi sáng,
giảm cân đôi khi nặng nề, có thể giảm 10kg trong vài tháng (gặp ở nữ).
Giảm trọng lượng có liên quan trực tiếp đến chán ăn, lo âu, tức ngực,
chóng mặt, đau vùng trước tim, cảm giác kiến bò, giảm tỉnh dục, rối loạn
kinh nguyệt, dễ kích thích căng thẳng. Khi trầm cảm nặng bệnh nhân
thường từ chối ăn, đôi khi gặp sự trái ngược là ăn vô độ.
 Hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm: có tới 80% bệnh nhân trầm cảm có
ý định tự sát. Tự sát có thể là một suy nghĩ đã có từ trước hoặc một xung
động tự sát. Đặc biệt có thể gặp tự sát trong quá trình tiến triển của trầm
cảm khi điều trị. Việc xác định nguy cơ tự sát không phải là dễ dàng, hơn
nữa bệnh nhân có thể nói dối những ý định tự sát càng làm chúng ta dễ bị
nhầm lẫn. Mức độ nặng nề của nguy cơ tự sát thường có liên quan nhiều
với cường độ lo âu và kích động hơn là liên quan với trầm cảm.
1.3.1.3. Một số rối loạn trầm cảm khác[3] :
Ngoài các dạng trầm cảm trên còn có các rối loạn trầm cảm như:
 Rối loạn trầm cảm không điển hình: bệnh nhân không có các biểu hiện
của rối loạn trầm cảm điển hình. Bệnh nhân thấy ăn ngon miệng tăng dần,
tăng cân, ngủ nhiều, tăng hoạt động, mệt mỏi kèm theo đau các chi, cảm
thấy như bị liệt, dễ tuổi thân.
 Trầm cảm ẩn: bệnh nhân thường phàn nàn về các triệu chứng cơ thể một
cách lờ mờ, không rõ ràng, đau không rõ vị trí, thường kêu đau vùng
trước ngực, dạ dày, đại tràng, đau nhức xương khớp… các triệu chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×