Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Địa danh trong thơ Tố Hữu (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 100 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÂN THỊ HUYỀN

ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÂN THỊ HUYỀN

ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Trọng Thưởng

THÁI NGUYÊN - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ "Địa danh trong thơ Tố Hữu" là kết
quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu sai,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Thân Thị Huyền

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA

KHOA CHUYÊN MÔN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành

nhất tới thầy giáo - PGS.TS. Phan Trọng Thưởng đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu
Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa học và thực hiện tốt
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè và các
bạn học viên lớp Văn học Việt Nam K22 đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ
tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Thân Thị Huyền

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
2.1. Một số công trình nghiên cứu về địa danh ............................................... 2
2.2. Một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu ................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 7
4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
5.1. Phương pháp thống kê và hệ thống hóa ....................................................... 7

5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ............................................................. 8
5.3. Phương pháp liên ngành ............................................................................... 8
5.4. Phương pháp so sánh .................................................................................... 8
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA DANH VÀ
TÁC GIA TỐ HỮU ........................................................................................... 9
1.1. Địa danh ........................................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm................................................................................................... 9
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 11
1.2. Địa danh trong thơ ca Việt Nam................................................................. 17
1.2.1. Địa danh trong thơ ca dân gian ................................................................ 17
1.2.2. Địa danh trong thơ ca trung đại ............................................................... 19
1.2.3. Địa danh trong thơ ca hiện đại................................................................. 23
1.3. Tác gia Tố Hữu .............................................................................................. 29
1.3.1. Vài nét về tiểu sử........................................................................................... 29
1.3.3. Quan điểm nghệ thuật .............................................................................. 32

iii


CHƯƠNG 2 : PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU ........... 37
2.1. Địa danh gắn với những di tích lịch sử. ..................................................... 38
2.1.1. Địa danh lịch sử trong nước .................................................................... 38
2.1.2. Địa danh lịch sử nước ngoài .................................................................... 50
2.2. Địa danh gắn với những địa chỉ văn hóa .................................................... 53
2.2.1. Địa danh văn hóa trong nước................................................................... 54
2.2.2. Địa danh văn hóa nước ngoài .................................................................. 59
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 65
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU . 66
3.1. Chức năng về nội dung ............................................................................... 66

3.1.1. Chức năng phản ánh thông tin ................................................................. 66
3.1.1.1. Thông tin về nhà thơ ............................................................................. 66
3.1.1.2. Thông tin về sự kiện .............................................................................. 67
3.1.2. Chức năng phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể .................................. 70
3.2. Chức năng về nghệ thuật ............................................................................ 75
3.2.1. Góp phần tạo giọng điệu.......................................................................... 75
3.2.2. Góp phần xây dựng ngôn ngữ ................................................................. 77
3.2.3. Góp phần xây dựng biểu tượng ............................................................... 79
3.3. Chức năng tạo ấn tượng thẩm mỹ............................................................... 82
KẾT LUẬN....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử trong thơ Tố
Hữu ................................................................................................................ 38
Bảng 2.2. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử trong nước
trong thơ Tố Hữu ........................................................................................... 39
Bảng 2.3. Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Pháp qua một
số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu ..................................................................... 40
Bảng 2.4. Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Mỹ qua một
số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu ..................................................................... 44
Bảng 2.5. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử nước ngoài
trong thơ Tố Hữu ........................................................................................... 50
Bảng 2.6. Bảng khảo sát địa danh lịch sử nước ngoài thể hiện tinh thần cách
mạng qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu .............................................. 51
Bảng 2.7. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh văn hóa trong thơ Tố
Hữu ................................................................................................................ 53

Bảng 2.8. Bảng khảo sát số lượng các địa danh văn hóa trong nước trong thơ
Tố Hữu ........................................................................................................... 54
Bảng 2.9. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với hình ảnh quê hương qua
một số bài thơ tiêu biểu trong thơ Tố Hữu ..................................................... 55
Bảng 2.10. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với các đặc sản vùng miền,
ngành nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa qua một số bài thơ tiêu biểu
của Tố Hữu..................................................................................................... 57
Bảng 2.11. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh văn hóa nước ngoài
trong thơ Tố Hữu ........................................................................................... 59
Bảng 2.12. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với vẻ đẹp từng đất nước qua
một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu .............................................................. 60

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới phong phú, phức tạp với bao sự vật, hiện tượng của đời sống.
Để khu biệt giữa các đối tượng, người ta đặt cho chúng một tên gọi riêng như:
tên người, tên sông, tên núi, tên vùng miền…Tên gọi trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhà khoa học. Trong lĩnh vực địa lý, tên của các vùng đất, địa
phương được gọi là địa danh. Tìm hiểu địa danh, giúp chúng ta có thêm vốn
kiến thức về văn hóa, lịch sử, lối sống, phong tục, tập quán… của con người.
Địa danh không chỉ là cái tên dùng để gọi mà còn ẩn chứa tâm tư, tình cảm
cũng như ước mơ mà cha ông đã gửi gắm qua bao thế hệ.
Trong dòng chảy văn học Việt Nam, suốt từ văn học dân gian đến văn
học trung đại, văn học hiện đại, yếu tố địa danh đều được các tác giả sử dụng
như một hình thức nghệ thuật đặc sắc. Tấm lòng yêu nước, gắn bó, nâng niu
từng vẻ đẹp của quê hương cũng như bao tâm sự về nhân thế đều được các tác
giả kín đáo gửi gắm qua từng địa danh. Chính vì vậy, địa danh trong văn học

như một chiếc chìa khóa giúp chúng ta bóc tách tầng lớp ngôn ngữ nghệ thuật
cũng như chiều sâu tư tưởng, phong cách của từng tác giả. Trên thi đàn Việt
Nam đã có nhiều tác giả thành công trong việc sử dụng địa danh làm chất liệu
thơ ca, trong đó không thể không nhắc tới Tố Hữu, một trong những tác giả tiêu
biểu của thơ ca cách mạng.
Tố Hữu là một nhà chính trị tài ba đồng thời cũng là một thi nhân. Ông
được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Không chỉ nhiệt huyết
dâng hiến cả cuộc đời cho cách mạng, Tố Hữu còn cẩn trọng, nghiêm túc và
đam mê trong hoạt động nghệ thuật. Chính tấm lòng với dân với nước hòa
quyện cùng tài năng thi ca đã làm nên nét hấp dẫn và tên tuổi của Tố Hữu. Để
khẳng định điều này, nhà phê bình Lê Thanh Nghị đã nhận xét “không một nhà
thơ Việt Nam nào được nhớ, được đọc và thuộc nhiều như Tố Hữu”.

1


Tấm lòng nồng ấm, sôi nổi của Tố Hữu được gửi gắm trong 7 tập thơ.
Tuy không đồ sộ về số lượng so với các nhà thơ cùng thời nhưng những tác
phẩm của Tố Hữu tạo được tiếng vang lớn, trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống tâm hồn người Việt. Thơ Tố Hữu là những bài ca đi cùng năm
tháng, chan chứa lẽ sống, ân tình sâu nặng với cách mạng đồng thời thể hiện
niềm tin vào tương lai tươi sáng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của
dân tộc Việt Nam. Thơ Tố Hữu không chỉ gắn với sự nghiệp cách mạng, gắn
với số phận của đất nước và nhân dân mà còn là tự từng trải, chiêm nghiệm, sự
kinh lịch của ông trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng.
Tố Hữu đã vào sinh ra tử trên khắp chiến trường Việt Nam, in dấu chân
lên nhiều vùng đất của Tổ quốc. Mỗi trận chiến, mỗi miền quê đều để lại cảm
xúc dâng trào trong lòng thi nhân. Có lẽ vì thế trong thơ Tố Hữu, địa danh xuất
hiện với mật độ dày đặc, tạo thành một hệ thống xuyên suốt các tập thơ. Đó
chính là tình yêu của người con đối với đất nước, đồng thời đó cũng là yếu tố

tạo nên phong cách riêng, độc đáo của Tố Hữu.
Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình, giới
thiệu thơ Tố Hữu. Hầu hết, các tác giả đã đánh giá, phân tích về mọi mặt, từ nội
dung tư tưởng tới hình thức nghệ thuật đặc sắc trong thơ Tố Hữu. Các nhà nghiên
cứu dù đã miệt mài cố gắng nhưng chưa thể chỉ rõ tới tận cùng vẻ đẹp trong thơ
Tố Hữu. Những vấn đề còn bỏ ngỏ sẽ được thế hệ trẻ kế thừa và phát triển. Trong
đó, yếu tố “địa danh” xuất hiện dày đặc trong thơ Tố Hữu, là một hiện tượng
nghệ thuật thi ca thú vị. Tuy nhiên, tới nay chưa có một tác giả nào khai thác về
các loại địa danh và ý nghĩa của địa danh trong thơ Tố Hữu. Chính vì thế, chúng
tôi đi vào nghiên cứu công trình Địa danh trong thơ Tố Hữu với mong muốn góp
phần lí giải các đặc trưng nghệ thuật và phong cách thơ Tố Hữu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số công trình nghiên cứu về địa danh
Địa danh học một bộ môn của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến địa danh như: lịch sử, cấu tạo, ý nghĩa, cách thức đặt

2


tên và sự biến đổi của các địa danh. Hiện nay, có rất nhiều công trình
nghiên cứu khác nhau về địa danh khắp thế giới và trong nước. Luận văn
xin điểm một vài công trình tiêu biểu.
* Trên thế giới
Ở Trung Quốc, từ rất sớm đã có các tác giả tiến hành công tác ghi
chép, sưu tập, tổng hợp địa danh. Tiêu biểu phải kể đến: Ban Cố đời Đông
Hán (32- 92) đã sưu tập và ghi chép đến 4000 địa danh trong Hán Thư;
sách Thuỷ kinh chú đời Bắc Ngụy (380- 535) đã đề cập đến hơn 2 vạn địa
danh... Không chỉ giới thiệu địa danh về mặt địa lý, họ đưa ra cách giải
thích về ý nghĩa của địa danh, mối quan hệ gắn bó giữa địa danh và cuộc
sống con người.

Ở châu Âu, ngành địa danh học ra đời và phát triển nhanh chóng vào
cuối thế kỉ XIX với nhiều công trình lớn như: Địa danh học của J.J. Eghi
(1872); Địa danh học của J.W. Nagh (1903)... Đặc biệt, tác giả
A.V.Superanskaja với tác phẩm Địa danh là gì ? đã nghiên cứu một cách
toàn diện về địa danh. Không chỉ đưa ra khái niệm địa danh, tác giả còn đề
cập đến tính lịch sử, tính cá biệt và các loại địa danh cũng như tên gọi các
đối tượng địa lí theo loại hình... Kết quả nghiên cứu của Superanskaja là
nền tảng quan trọng trong khoa học về địa danh.
* Ở Việt Nam
Các nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm tới vấn đề địa danh khá
muộn và chủ yếu nghiên cứu địa danh trên phương diện địa lý. Một số tác
giả như: Hoàng Thị Châu với bài Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông
Nam Á qua một vài tên sông (1964), Nguyễn Văn Âu với công trình Một
số vấn đề về địa danh học ở Việt Nam (2000), Lê Trung Hoa với công
trình Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh
(1990), Nguyễn Kiên Trường với công trình Những đặc điểm chính của
địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác) (1996) ... đã có
công lớn trong việc nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ.

3


Trong đó, tác giả Lê Trung Hoa khi nghiên cứu địa danh ở thành phố
Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm, cách phân chia địa danh theo nguồn gốc
và theo tiêu chí ngữ nguyên. Đó là cơ sở lí thuyết quan trọng cho quá trình
nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địa
danh. Tác giả Nguyễn Kiên Trường đã bổ sung thêm hai cách phân chia địa
danh, đó là theo đồng đại - lịch đại, phân chia theo chức năng của địa danh.
Trong công trình Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ
so sánh với một số vùng khác), Nguyễn Kiên Trường không chỉ khái quát

được những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địa
danh Hải Phòng mà còn so sánh với địa danh các vùng khác ở Việt Nam.
Bên cạnh các công trình lớn kể trên còn có nhiều luận văn đề cập đến
địa danh của các địa phương như: Khảo sát địa danh ở thành phố Thái
Nguyên (2008) của Hoàng Thị Đường, Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng
Nai (2009) của Nguyễn Thái Liên Chi, Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến
Tre (2009) của Nguyễn Kim Phượng…
Ngoài hướng tiếp cận về ngôn ngữ, một số tác giả tiếp cận địa danh
theo hướng địa lí - lịch sử - văn hoá như: Thử tìm hiểu sự bảo lưu tên
Nôm làng xã dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa (1994) của Nguyễn Kiên
Trường, công trình Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai (2006)
của Võ Nữ Hạnh Trang…
Như vậy, có thể thấy, địa danh học là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt
Nam. Các nhà khoa học đang tìm tòi, khám phá địa danh theo nhiều hướng
khác nhau. Trong đó, nghiên cứu địa danh trong văn học là một hướng đi
chưa được khai thác và hứa hẹn gặt hái được nhiều thành tựu.
2.2. Một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu
Tố Hữu đến với thơ ca từ khá sớm, từ năm 18 tuổi. Chàng thanh niên
tràn đầy nhựa sống ấy đã lựa chọn thơ ca là hình thức để truyền tải lí tưởng
cách mạng rực sáng trong tim. Mỗi vần thơ của Tố Hữu như thúc giục, như tiếp

4


sức cho ý chí, nghị lực của con người. Chính vì thế có những giai đoạn thơ ông
đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho dân tộc. Giá trị đó được khẳng định qua các
giải thưởng cao quý như: Giải nhất giải thưởng Văn học Hội văn nghệ Việt
Nam 1954 - 1955 cho tập thơ Việt Bắc; giải thưởng văn học ASEAN năm 1996
cho tập thơ Một Tiếng Đờn... Tố Hữu là tác gia lớn của nền văn học Việt
Nam vì vậy sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu là nguồn đề tài không bao giờ vơi

cạn của các nhà khoa học. Đến hiện nay, có hàng trăm công trình nghiên
cứu về Tố Hữu, tiêu biểu là công trình của các tác giả như: Chế Lan Viên,
Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông…Đặc biệt là các
chuyên luận và bài nghiên cứu của tác giả như: Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn
Hạnh, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân,
Nguyễn Văn Long…Các tác giả đã nghiên cứu thơ Tố Hữu trên nhiều phương
diện khác nhau từ nội dung đến nghệ thuật của từng tập thơ riêng lẻ, của toàn
bộ sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
Nói đến những công trình nghiên cứu thơ Tố Hữu, không thể không nhắc
đến ba công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông đó là: Thơ Tố Hữu của Lê
Đình Kỵ (1979); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí
của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử
(1987).
Công trình nghiên cứu của Lê Đình Kỵ là một chuyên luận trình bày rất
cơ bản về sự nghiệp sáng tác, phong cách thơ Tố Hữu. Với những đóng góp
đáng ghi nhận trong hơn một trăm trang viết đã khảo sát, phân tích, đánh giá
một cách toàn diện về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Tố Hữu.
Hầu hết các tập thơ quan trọng trong suốt chặng đường sáng tác của Tố
Hữu đã được khảo cứu như: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió
lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977). Các chủ
để lớn của tập thơ như: chủ đề về nhân dân, đất nước, Đảng, lãnh tụ đều được
tác giả khai thác một cách triệt để. Phong cách nghệ thuật đậm chất lãng mạn
cách mạng, mang âm hưởng dân tộc của Tố Hữu cũng được nhà nghiên cứu Lê
Đình Kỵ làm sáng rõ. Có thể nói đây là một chuyên luận được giới phê bình,
5


nghiên cứu Văn học đánh giá cao. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc
tiếp cận thơ Tố Hữu về phương diện xã hội học, vấn đề địa danh chưa thấy
được nghiên cứu tìm hiểu.

Công trình Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí
của Nguyễn Văn Hạnh cũng góp phần không nhỏ trong việc làm rõ đặc sắc nội
dung tư tưởng và phong vị đậm đà trong thơ Tố Hữu thông qua ngôn từ, hình
ảnh, nhịp điệu, thể loại…Về mặt phương pháp, công trình nghiên cứu vẫn tuân
thủ chặt chẽ, tiếp cận, tìm ra sự tương đồng giữa tác phẩm văn học và đời sống
trong việc phản ánh, tái tạo hình tượng nghệ thuật, phô diễn cảm xúc của chủ
thể trữ tình. Tuy nhiên, trong chuyên luận dài hơn hai trăm trang này vấn đề địa
danh trong thơ Tố Hữu cũng chưa được tác giả khai thác nghiên cứu.
Khác với hai chuyên luận trên, chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu của
Trần Đình Sử lại có cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở một góc độ mới mẻ là thi pháp.
Theo ông thì đây là: “Thử nghiệm đầu tiên trong việc xác định nội hàm thơ trữ
tình chính trị, khái niệm kiểu nhà thơ”. Nhà nghiên cứu đã vận dụng các phạm
trù thi pháp học hiện đại vào khám phá thi ca Tố Hữu như: quan niệm nghệ
thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, các hình thức
biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của nhà thơ… Chuyên luận được xem
là chiếc chìa khóa mở cánh cửa cho việc tìm hiểu các sáng tác của nhà thơ Tố
Hữu. Tuy nhiên, trong chuyên luận này, vấn đề địa danh cũng chưa được ông
nhắc đến.
Trải qua gần tám mươi năm, những bài nghiên cứu phê bình đã làm sáng
tỏ giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật thơ Tố Hữu. Dù nghiên cứu ở những
góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đều đi tới khẳng định: Tố Hữu là lá cờ đầu
của văn học cách mạng Việt Nam.
Như vậy, có nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Tuy
nhiên, yếu tố địa danh chưa được các tác giả chú ý. Chính vì vậy, chúng tôi đi
vào nghiên cứu đề tài Địa danh trong thơ Tố Hữu với mong muốn góp phần
vào việc khẳng định giá trị thơ Tố Hữu.

6



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh xuất hiện một
cách dầy đặc trong thơ Tố Hữu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ sáng tác của Tố Hữu bao
gồm 7 tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng
đờn và Ta với ta.
4. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện yếu tố địa danh trong thơ Tố Hữu. Thông qua việc thống kê, khảo sát,
phân tích, giải mã các loại địa danh, chúng tôi chỉ ra những giá trị nội dung sâu
sắc trên nhiều phương diện như: lịch sử hào hùng, văn hóa độc đáo của vùng
miền, vẻ đẹp quê hương… mà Tố Hữu đã gửi gắm qua từng cách gọi tên. Tính
dân tộc và nhiệt huyết cách mạng đã gắn kết yếu tố địa danh, tạo thành một nét
hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Luận văn không chỉ chú ý đến biểu hiện của yếu tố địa danh trong thơ Tố
Hữu trên phương diện nội dung, mà còn chú ý đến những giá trị trên phương
diện hình thức nghệ thuật tác phẩm. Thông qua việc tìm hiểu về địa danh, luận
văn hướng tới làm sáng tỏ đặc điểm tư duy nghệ thuật thơ trữ tình chính trị của
Tố Hữu. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc khẳng định
phong cách thơ độc đáo, riêng biệt cũng như tài năng, vị trí và những đóng góp
to lớn của nhà thơ cách mạng Tố Hữu cho nền văn học Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê và hệ thống hóa
Phương pháp thống kê và hệ thống hóa là phương pháp giúp chúng ta hệ
thống và đánh giá một cách khách quan, chính xác tần số xuất hiện của các địa
danh và so sánh được tần xuất xuất hiện giữa các kiểu địa danh khác nhau.

7



5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Sử dụng phương pháp phân tích để đi sâu tìm hiểu các địa danh và ý nghĩa
của nó trong từng bài thơ, tập thơ cụ thể. Từ đó, luận văn làm sáng tỏ tính cụ thể,
cảm tính, tính hình tượng, tính kí hiệu, tính thẩm mỹ của các địa danh này trong hệ
thống địa danh thơ Tố Hữu. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi sử dụng phương pháp
tổng hợp để khái quát lại, rút ra đặc điểm chung về tư duy nghệ thuật thơ Tố Hữu
thể hiện trong cách đặt địa danh.
5.3. Phương pháp liên ngành
Vận dụng linh hoạt các kiến thức văn hóa học, lịch sử học, xã hội học,
tín ngưỡng, tôn giáo… để tìm hiểu những giá trị yếu tố địa danh trong thơ Tố
Hữu.
5.4. Phương pháp so sánh
Luận văn so sánh các địa danh trong thơ Tố Hữu với địa danh trong sáng
tác của các nhà thơ cùng thời. Từ đó làm nổi bật phong cách, cá tính sáng tạo
độc đáo của nhà thơ trữ tình chính trị Tố Hữu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong
ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về địa danh và tác gia Tố Hữu
Chương 2: Phân loại địa danh trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Chức năng của địa danh trong thơ Tố Hữu

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA DANH
VÀ TÁC GIA TỐ HỮU

1.1. Địa danh
1.1.1. Khái niệm
Mỗi điểm địa lý khác nhau được con người gọi bằng một tên riêng. Đó là
tên địa lý hay còn gọi là địa danh. Theo nghĩa chiết tự “địa” nghĩa là đất,
“danh” có nghĩa là tên, “địa danh” có nghĩa là tên đất. Là một thành tố ngôn
ngữ, khái niệm địa danh có sự mở rộng về nội hàm ý nghĩa. Chính vì vậy, các
nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về địa danh.
Trước tiên, địa danh là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí". Ngành khoa học nghiên
cứu về địa danh được gọi là: địa danh học. Ngành địa danh học phát triển sớm
ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ XIX với nhiều công trình khoa học.
Trong đó ta phải kể đến nhà nghiên cứu A.V.Supêranskaia.
Trong cuốn Địa danh là gì, A.V.Supêranskaia đã khái niệm: “Những địa
điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị
xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại
dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng
rẽ) đều có tên gọi. Khác với những vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí
có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống cả khái niệm nào đó (núi,
sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể” [1, tr.13]… "Địa
danh học - đó là một chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về
lịch sử hình thành, thay đổi và chức năng của các tên gọi địa lí. Thành tố lịch
sử trong địa danh học là bắt buộc" [1, tr.3]. Khái niệm của A.V.Supêranskaia
hướng tới khẳng định địa danh là tên gọi của các yếu tố khác nhau bao gồm cả
yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, nhà nghiên cứu chủ yếu nhấn mạnh là
tên của các yếu tố địa lí tự nhiên. Đồng thời, Supêranskaia cũng đã chỉ ra để gọi

9


tên của địa danh bao gồm cả tên chung (ví dụ như: sông là địa danh để phân

biệt với biển, hồ, ao…) và tên riêng (như: sông Hồng để phân biệt với sông
Cửu Long, sông Hoàng Hà…).
G.M. Kert đã định nghĩa: “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối
tượng địa lí ra đời trong một khu vực có con người sinh sống, được tạo ra bởi
một cộng đồng dân cư, một tộc người. Chúng là phần không thể thiếu được
trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị, xã hội ở nơi đó” [3,
tr.16]. Như vậy, tác giả chú ý đến mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa địa danh
và con người.
Ở Việt Nam, vấn đề địa danh cũng được các nhà nghiên cứu chú ý với
nhiều công trình và định nghĩa. Trước tiên, trong các cuốn từ điển, địa danh được
giải thích một cách dễ hiểu và ngắn gọn: Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh, định
nghĩa: "Địa danh là tên gọi các miền đất" [2, tr.220], Từ điển Tiếng Việt - Hoàng
Phê chủ biên, định nghĩa: "Địa danh là tên đất, tên địa phương" [62, tr.314].
Dựa trên hướng nghiên cứu về địa lý, tác giả Nguyễn Văn Âu định
nghĩa: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc…hay là tên các địa
phương, các dân tộc” [6, tr.5].
Tác giả Nguyễn Kiên Trường và Phạm Xuân Đạm định nghĩa địa danh
dựa trên cơ sở ngôn ngữ học. Nguyễn Kiên Trường khẳng định: "Địa danh là
tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên
bề mặt trái đất" [78, tr.16]. Còn Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa
danh và địa danh học như sau: "Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra
để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn.
Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về
các mặt: nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hoá, biến đổi, các phương
thức định danh [15, tr.12]. Như vậy, cả hai tác giả đều thống nhất khẳng định
địa danh không chỉ là tên riêng của các yếu tố tự nhiên mà còn là tên của các
yếu tố địa lý nhân tạo.

10



Định nghĩa địa danh của Lê Trung Hoa có nét gần với các định nghĩa của
tác giả Supêranskaia: “Địa danh là những từ ngữ được dùng làm tên riêng của
các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công
trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Trước địa danh ta có thể thấy
một danh từ chỉ tiểu loại của địa danh đó: sông Hương, huyện Mộ Đức (Quảng
Ngãi), vùng Ba Vì, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du…” [32, tr.18]. Như
vậy, tác giả Lê Trung Hoa đã chú ý tới cấu tạo ngữ pháp của địa danh.
Trong các cách định nghĩa về địa danh, chúng tôi đặc biệt chú ý tới định
nghĩa của Từ điển Bách khoa: “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các điểm
quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn,
khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, các đèo, cao nguyên,
thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương
có tọa độ địa lý nhất định được ghi trên bản đồ. Địa danh có thể phản ánh quá
trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và lịch sử với những nét đặc
sắc về kinh tế, xã hội của các lãnh thổ” [61, tr.780]. Tác giả đã liệt kê khá chi
tiết các hình thức của địa danh. Đồng thời chỉ ra địa danh là một hiện tượng
ngôn ngữ, phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa, lịch sử của con người.
Như vậy, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh,
mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cách định nghĩa riêng dựa hướng tiếp cận của
mình. Chúng ta có thể hiểu: Địa danh là một thuật ngữ nhằm chỉ tên của các
đối tượng tự nhiên và nhân tạo. Địa danh không chỉ là yếu tố địa lý mà còn là
yếu tố ngôn ngữ, được hình thành dựa trên quy tắc ngôn ngữ về các mặt: ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, được sử dụng trong ngôn ngữ nói, viết của
cộng đồng. Địa danh gắn liền với đời sống xã hội, với tâm lí cộng đồng, với
lịch sử, văn hóa, văn học của vùng miền, đất nước, dân tộc.
1.1.2. Phân loại
Do chưa có sự thống nhất về phạm vi nội dung khái niệm địa danh nên
mỗi tác giả có cách phân loại địa danh khác nhau.


11


Tác giả M.V. Gorbanerskij đã phân địa danh thành 4 loại: phương danh
(tên các địa phương), sơn danh (tên núi, đồi, gò…), thủy danh (tên các dòng
sông, ao, vũng…) và phố danh (tên các đối tượng trong thành phố). Ngoài 4
loại trên, A.V.Supêranskaia liệt kê thêm 3 loại nữa là: viên danh, lộ danh (tên
các đường phố), đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên
nước, trên không…). Như vậy, nhà nghiên cứu Nga đã phân loại dựa trên các
đối tượng chủ yếu của địa danh.
Ở Việt Nam, hầu hết các tác giả nghiên cứu địa danh theo phương diện
địa lý, văn hóa, ngôn ngữ… nên cũng phân loại địa danh dưa theo các tiêu chí
đó. Tiêu biểu là cách phân chia của Lê Trung Hoa. Trong cuốn Nguyên tắc và
phương pháp nghiên cứu địa danh [31, tr.24 - 27] và Địa danh học Việt Nam
[32, tr.15 - 16], tác giả đã phân chia địa danh dựa trên hai tiêu chí. Theo nguồn
gốc đối tượng, địa danh được chia thành hai loại: địa danh chỉ đối tượng tự
nhiên (hay còn gọi là địa danh chỉ địa hình) và địa danh chỉ đối tượng nhân tạo
(địa danh về các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, địa danh
hành chính và địa danh vùng không có ranh giới rõ ràng). Theo tiêu chí ngữ
nguyên, địa danh được chia thành bốn loại: địa danh thuần Việt, địa danh Hán
Việt, địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer, Ba Na, Ê
Đê, Gia Rai, Tày, Thái, Mường…) và địa danh ngoại ngữ (chủ yếu là địa danh
nguồn gốc Pháp, ngoài ra còn có Inđônêxia, Malayxia).
Khá gần gũi với cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa là cách phân
loại của tác giả Nguyễn Kiên Trường. Đồng thời, Nguyễn Kiên Trường chú ý
tới cả mặt chức năng, tính đồng đại - lịch đại của yếu tố địa danh. Theo loại
hình, tác giả phân thành hai loại: nhóm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên và
nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn (bao gồm hai loại nhỏ: nhóm địa
danh cư trú - hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của con người, do
con người tạo nên; nhóm địa danh đường phố và chỉ các công trình xây dựng).

Theo tiêu chí nguồn gốc ngữ nguyên, địa danh chia thành: nguồn gốc Hán Việt;

12


nguồn gốc thuần Việt; nguồn gốc từ tiếng Pháp; nguồn gốc là phương ngữ
Quảng Đông; nguồn gốc khác như Tày, Thái, Việt, Mường…; nguồn gốc hỗn
hợp; không rõ nguồn gốc. Theo tiêu chí chức năng giao tiếp, địa danh chia
thành: biệt xưng, tự xưng, giản xưng, tục xưng. Theo hệ quy chiếu đồng đại lịch đại, địa danh chia thành: địa danh cổ, cũ, địa danh hiện nay [78, tr.41-50].
Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều chú ý đến yếu tố địa lý, ngôn
ngữ của địa danh. Trong công trình Địa danh trong thơ Tố Hữu, chúng tôi
nghiên cứu địa danh dưới góc độ văn học, văn hóa, lịch sử; đối tượng địa danh
được lựa chọn nghiên cứu là những địa danh xuất hiện trong sáng tác thi ca của
tác gia Tố Hữu. Chính vì vậy, chúng tôi không phân loại địa danh theo tên địa
lí (tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên
nơi cư trú, tên hành chính…) và ngôn ngữ mà phân loại địa danh trên cơ sở nội
dung phản ánh đời sống sản xuất, chính trị, văn hóa, tinh thần, phong tục, tập
quán, lịch sử.
Dựa vào những cơ sở trên, chúng tôi phân chia địa danh thành bốn loại:
Địa danh phản ánh đặc điểm địa hình; Địa danh phản ánh hoạt động sản xuất
vật chất; Địa danh phản ánh văn hóa tinh thần; Địa danh phản ánh sự kiện,
nhân vật lịch sử.
1.1.2.1. Địa danh phản ánh đặc điểm địa hình
Dựa vào đặc điểm đặc trưng của địa hình, con người cấp cho chúng tên
gọi riêng. Chính vì vậy, chỉ cần nghe tên, chúng ta hình dung ra một phần cảnh
quan địa lí của: sông, núi, biển, đảo…Ví dụ như một số địa danh bắt đầu bằng
chữ “tam”: Tam Đảo, Tam Thanh… đều gắn với con số ba. Địa danh Tam Đảo
là dãy núi ở ranh giới ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Dãy
núi có ba ngọn (Thạch Bàn, Phù Nghĩa và Thiên Thị) nhô cao trên biển mây
giống như “ba hòn đảo”. Địa danh Tam Thanh (Lạng Sơn) là động bên trong

có một ngôi chùa ba gian. Khi ta gõ vào vách mỗi gian khác nhau thì tiếng
động phát ra cũng khác nhau nên gọi là Tam Thanh. Địa danh sông Kỳ Cùng là
con sông ở tận cùng lãnh thổ phía Bắc ở tỉnh Lạng Sơn. Địa danh Đèo Ngang là
13


con đèo chắn ngang đường xuống phía Nam đất nước, ranh giới hai tỉnh Hà
Tĩnh và Quảng Bình. Địa danh sông Hồng là con sông nước đục vì nhiều phù
sa…
Nguyễn Thị Kim Phượng trong luận văn Nghiên cứu địa danh tỉnh Bến
Tre đã chỉ ra đặc điểm địa hình của tỉnh Bến Tre có nhiều vùng đất nổi cao
được gọi là giồng. Chính vì thế các địa danh ra đời gắn liền với các con giồng:
giồng Lớn, giồng Châu Hưng, giồng ông Tố… [64, tr.104]. Tác giả Nguyễn
Thái Liên Chi trong công trình Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai đã thống
kê được 481 địa danh phản ánh đặc điểm địa hình, thủy văn nơi đây [11].
Như vậy, địa danh phản ánh một cách bao quát từ phương vị, đặc điểm
địa hình (hình dáng, kích thước, số lượng, màu sắc, âm thanh…), hoạt động,
chức năng của địa hình. Địa danh cũng phản ánh những đặc điểm của sự vật,
của thiên nhiên và các hiện tượng thiên nhiên có liên quan đến địa hình. Chính
vì vậy, địa danh gắn bó chặt chẽ với đặc điểm của các yếu tố địa lý tại nơi đó.
1.1.2.2. Địa danh phản ánh hoạt động sản xuất vật chất
Hoạt động sản xuất là điều kiện quan trọng nhất để duy trì, phát triển địa
phương, vùng miền, đất nước. Do đó, con người lựa chọn địa danh theo hình
thức sản xuất, sản phẩm sản xuất của con người. Ta thấy hiện tượng này rất phổ
biến ở các làng nghề. Điển hình nhất là tên của các phố cổ Hà Nội. Hà Nội băm
sáu phố phường, mỗi tên con phố lại đưa chúng ta đến với một đặc khu sản
phẩm khác nhau như: phố Hàng Mã, phố Hàng Nón, phố Hàng Quạt, phố
Hàng Khay, phố Thuốc Bắc, phố Hàng Mành, phố Hàng Thiếc…Các làng nghề
hiện nay vừa là nơi sản xuất mua bán hàng hóa truyền thống đồng thời là các
địa chỉ văn hóa - du lịch.

Tác giả Hoàng Thị Đường trong luận văn Nghiên cứu địa danh ở thành
phố Thái Nguyên đã chỉ ra đặc trưng kinh tế của Thái Nguyên là sản xuất lúa
nước, khắp nơi là những cánh đồng trồng lúa. Chính vì vậy, ở Thái Nguyên
xuất hiện 40 địa danh gắn với thành tố chung là đồng như: đồng Giếng, đồng
Đình, đồng Ri… [27].

14


Cách đặt địa danh gắn với hoạt động sản xuất vật chất của con người như
là một phương thức quảng cáo, khẳng định vị thế thương hiệu của sản phẩm.
Đồng thời thể hiện chính con người đã làm nên ý nghĩa, giá trị tồn tại của địa
danh. Một khi địa danh còn là con người còn kiên trì, còn bền bỉ với nghề.
1.1.2.3. Địa danh phản ánh văn hóa tinh thần
* Địa danh phản ánh tâm tư, tình cảm của con người
Không chỉ phản ánh văn hóa vật chất, địa danh còn phản ánh văn hóa
tinh thần của con người. Những tâm tư, tình cảm, ước vọng được con người
chắt chiu, gói gọn trong những địa danh.
Xuất phát từ tình yêu cái đẹp, người Việt hay chọn từ “Mỹ” với ý
nghĩa đẹp đẽ để đặt cho địa danh như: Mỹ Hào (một huyện ở tỉnh Hưng
Yên), bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), tỉnh Mỹ Tho ở Miền Nam, cầu Mỹ Thuận
bắc qua sông Tiền Giang, rồi các thôn ấp Mỹ Hòa, Mỹ Chánh (thành phố Hồ
Chí Minh)…
Gửi gắm ước mơ giàu có, thành đạt, con người đã lựa chọn các từ ngữ
thể hiện sự phát triển về tiền bạc như: Lộc, Lợi, Phát, Phú, Hưng…Chẳng hạn
như: tỉnh Hưng Yên, thành Phú Xuân, Phú Bài (Huế), tỉnh Phú Yên, quận Phú
Nhuận, chợ Phú Lâm (thành phố Hồ Chí Minh), đảo Phú Quốc…
Nếu như rất nhiều địa danh ở miền Nam thể hiện mong ước về mặt vật
chất thì ở miền Bắc có rất nhiều địa danh thể hiện mơ ước yên bình, an lành
trong cuộc sống: tỉnh Thái Bình, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Yên Bái…

Thông qua cách đặt tên phản ánh tâm tư tình cảm, mỗi cái tên như hóa
tâm hồn người, chất chứa trái tim yêu thương, nghĩa tình của con người, nặng
trĩu khát vọng của cha ông về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Qua cách đem lòng
mình gửi gắm trong tên gọi của người Việt ta càng thấy rõ lối sống trọng tình
của cư dân trên mảnh đất hình chữ S này.
* Địa danh phản ánh thế giới tâm linh và hoạt động tôn giáo
Thông qua địa danh, người ta có thể thấy được phần nào tín ngưỡng, sinh
hoạt văn hóa tâm linh của cư dân một vùng miền, một dân tộc. Từ Bắc chí Nam
15


trên đất nước ta có nhiều những địa danh như thế: núi Chí Linh (Thanh Hóa),
chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Trấn Quốc, đền Mẫu (Hà Nội). Ngay tên gọi Ba
Đình vốn tên gọi một chiến khu chống Pháp ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hóa. Sau này Hồ Chủ Tịch đặt tên cho quảng trường trung tâm ở Hà Nội là
Ba Đình bởi nơi đây có ba ngôi đình…
Mỗi vùng, mỗi tộc người với niềm tin tôn giáo riêng tạo thành một hệ
thống địa danh mang màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng. Chẳng hạn ở tỉnh Bình
Thuận, nơi cư dân chủ yếu là người Chăm, ta thấy có rất nhiều địa danh thể
hiện đời sống tâm linh và hoạt động tôn giáo của người Chăm như: chùa Cổ
Thạch Tự, chùa Linh Sơn Tự, Lăng ông Nam Hải…Nổi tiếng là Hòn Bà thị xã La Gi. Địa danh Hòn Bà gắn với một truyền thuyết nổi tiếng gắn với
sự linh thiêng của nữ thần Y Any (Chúa Ngọc). Đặt tên Hòn Bà, người
Chăm thể hiện lòng tôn vinh nữ thần, đồng thời cầu mong nữ thần phù hộ
cho việc làm ăn trên biển.
1.1.2.4. Địa danh phản ánh sự kiện, nhân vật lịch sử.
Địa danh là một tấm bia lịch sử cô đọng, giàu ý nghĩa. Địa danh ghi lại
quá trình hình thành, phát triển của một dân tộc, vùng miền, phản ánh những
biến cố lịch sử, những sự kiện chính trị quan trọng.
Việt Nam là một quốc gia luôn phải đối mặt với sự xâm lược của kẻ thù
từ hàng nghìn năm phong kiến phương Bắc, đến hàng trăm năm đô hộ của thực

dân Pháp, đế quốc Mỹ. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc
Việt đã có biết bao người anh hùng vĩ đại, biết bao chiến công hiển hách. Để
lưu giữ khí thế chiến thắng đó, con người đã chọn tên những anh hùng, tên
chiến thắng để đặt tên cho các con đường, các quảng trường, các đơn vị hành
chính, địa phương, thậm chí cả thành phố. Tiêu biểu như: bến Bạch Đằng
(thành phố Hồ Chí Minh) gắn với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng của Ngô Quyền. Đồng thời, tên Ngô Quyền cũng được đặt cho các địa
danh như: quận Ngô Quyền, đường Ngô Quyền, trường trung học cơ sở,

16


trung học phổ thông Ngô Quyền (Hải Phòng)…Các tuyến đường, dãy phố
Hà Nội thường được đặt bằng tên của các nhân vật lịch sử như: Nguyễn
Công Trứ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Võ Nguyên Giáp…Trải bước trên
những con phố ấy, nhà thơ Bằng Việt đã phải thốt lên: “Tôi đi dọc những lối
vào lịch sử”…
Cách đặt địa danh gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử như là một cách
để khắc ghi thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, khắc ghi công ơn của cội
nguồn. Đồng thời cách đặt địa danh đó cũng là bài học văn hóa sâu sắc mà cha
ông muốn gửi gắm đến thế hệ sau.
Qua sự phân tích ở trên, có thể thấy xét về mặt nội dung, địa danh có
khả năng bao quát cuộc sống con người từ địa hình nơi sinh sống đến hoạt
động sản xuất kinh tế, sinh hoạt văn hóa tinh thần, lịch sử phát triển của địa
phương, dân tộc… Địa danh tồn tại cùng quá trình hình thành và phát triển
của con người, như một chứng nhân cho những thành quả mà các thế hệ đã
dày công vun đắp.
1.2. Địa danh trong thơ ca Việt Nam
Địa danh là một thành tố ngôn ngữ có khả năng chứa đựng thông tin, tình
cảm của con người, có khả năng tạo ra giá trị nghệ thuật. Chính vì vậy, địa

danh được các nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo trong các sáng tác thi ca. Mỗi
địa danh được lựa chọn đều là một dụng ý nghệ thuật nhằm thể hiện thái độ,
quan điểm, tâm trạng của nhà văn, nhà thơ như: tình yêu quê hương đất nước,
sự trân trọng, tự hào về lịch sử, tấm lòng cô đơn, lẻ loi… Dõi theo dòng chảy
thi ca Việt Nam, có thể nhận thấy yếu tố địa danh được sử dụng rộng rãi trong
cả văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại.
1.2.1. Địa danh trong thơ ca dân gian
Trong văn học dân gian, vấn đề địa danh được nhắc đến trong nhiều thể
loại. Trước tiên phải kể đến thể loại “Truyện kể địa danh” nhằm giải thích
nguồn gốc, ý nghĩa của các địa danh tự nhiên như: tên núi, tên sông, tên đất tiêu

17


biểu là: truyện Thần núi Tản Viên, truyện Hòn Vọng Phu, Sự tích Hồ
Gươm… Ngoài ra, còn một số truyện kể nhằm giải thích địa danh nhân văn
như: tên làng, tên vùng.
Đặc biệt việc sử dụng tên địa danh rất phổ biến trong ca dao, dân ca, tục
ngữ. Theo Nguyễn Xuân Kính trong công trình Thi pháp ca dao có hai chủ đề
chính thường sử dụng tên riêng chỉ địa điểm:
Chủ đề thứ nhất là ca ngợi cảnh vật và truyền thống địa phương.Vẻ thanh
tao của Hà Nội được ghi lại trong những câu ca dao:
“Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà thêm vui.”
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.”
Những địa danh thơ mộng, trữ tình, đậm màu sắc văn hóa, lịch sử của xứ
Huế cũng được tác giả dân gian ngợi ca:
“Đất Thừa Thiên trai hiền gái lịch
Non xanh, nước biếc, điện ngọc, đền rồng

Tháp bảy tầng Thánh Miếu, chùa Ông
Chuông kêu Diệu đế, trống ring Tam Tòa.”
Thậm chí, trong kho tàng cao dao còn có những câu thơ, bài thơ dầy đặc
địa danh. Tác giả dân gian đã khéo léo dựa vào âm, vần của địa danh để tạo
thành câu cao dao vần vè, dễ đọc, dễ nhớ:
“Trên thì Đún, Mải, Hò, Khoai
Dưới thì Lác, Tuộc, Dô, Giai, Sâm, Sàng
Đô Kì, Đồng Phó đổ sang
Chiềng, Tè, Hới, Gạo, Vích, Vang, Ướng, Rồng…”
Không chỉ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, ca dao dân ca còn gửi
gắm tình yêu và tình cảm vợ chồng qua địa danh:
“Ai về Đồng Tỉnh, Xuân Cầu
Để thương để nhớ, để sầu cho ai.”

18


×