Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thuc Tap dược lý 2 đh duoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.14 KB, 39 trang )

TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN

KHOA DC

Bi ging:

THC TP DC Lí 2
GV biờn son:
Lấ VINH BO CHU
TRNG HUNH KIM NGC

B mụn:
BM HểA DCDC LíDC LM SNG

Hu Giang, 2014

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯƠNG TOẢN

BÀI GIẢNG MÔN HỌC
Tên môn học: TT Dược Lý 2
Trình độ: Đại học Dược
Số tín chỉ: 1
Giờ lý thuyết: 45 tiết
Giờ thực hành: 30 tiết

Thông tin Giảng viên:
• Tên Giảng viên: Lê Vinh Bảo Châu


• Đơn vị: Bộ môn Hóa Dược- Dược lý- Dược lâm sàng- Hóa sinh
• Điện thoại: 0939809525,
• E-mail:

NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Điều kiện tiên quyết:
2. Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể thực hiện các thao tác thực
hành đúng qui trình kỹ thuật; quan sát hiện tượng xảy ra của thuốc trên mô hình
thú thí nghiệm, giải thích và biện luận được kết quả các thử nghiệm về thuốc,
ứng dụng vào trong lâm sàng và các lĩnh vực có liên quan.
3. Phương pháp giảng dạy: GV giảng bài, SV ghi chép, thực tập và thảo
luận nhóm
4. Đánh giá môn học:
4.1. Thang điểm:

2


- Điểm giữa kỳ chiếm trọng số 20%. Hình thức: kiểm tra đầu giờ và đánh giá bài thu
hoạch
- Điểm cuối kỳ chiếm trọng số 80%. Hình thức thi: tự luận và vấn đáp
4.2. Số lần dự đánh giá kết quả cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ: 01 lần.
4.3. Điểm công nhận đạt: tổng điểm từ 4.0 trở lên (theo thang điểm lo).
4.4. Điều kiện dự đánh giá cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ:
Sinh viên được dự thi hoặc đánh giá cuối kỳ nếu không rơi vào một trong các
trường hợp sau:
- Sinh viên vắng 1 buổi thực hành thì không được dự đánh giá kết thúc học phần
đó.
- Sinh viên nằm trong danh sách bị cấm thi tất cả các học phần của học kỳ do

không đóng học phí hoặc đóng học phí không đúng hạn.
- Sinh viên nằm trong danh sách đề nghị cấm dự thi kết thúc học phần hoặc cấm
dự đánh giá kết thúc học phần do giảng viên giảng dạy học phần đề xuất về trung
tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng.
- Sinh viên vi phạm nội quy, quy chế học vụ và các quy định khác sẽ bị cấm thi
theo quy định.
Lưu ý: Sinh viên bị cấm thi học phần hoặc cấm dự đánh giá kết thúc học phần thì
điểm đánh giá học phần sẽ là 0 điểm.
5. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình thực tập dược lý, 2008, bộ môn Dược lý- Dược Lâm sàng, trường
đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2. Giáo trình thực tập dược lý, 2011, bộ môn Dược lý- Dược Lâm sàng, trường
Đại học Y Dược Cần Thơ
3. Bikash Medhi và Ajay Prakash, 2010, Practical Manual of Experimental and
Clinical Pharmacology
4. D.A. Kharkevitch, 2006, Pharmacology Textbook

3


6. Đề cương môn học:
Tên bài học
Phần thực hành

Số tiết
LT

TH

1


ĐƯỜNG HẤP THU

4

2

KHẢO SÁT TÁC DỤNG GÂY NGỦ CỦA RƯỢU

4

3

THUỐC MÊ ETHER-CHLOROFORM

4

KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA STRYCHNYN VÀ THÍ
NGHIỆM THỬ PHẢN ỨNG KÍCH ỨNG
MÔ HÌNH GÂY PHÙ CHÂN CHUỘT VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC GEL DICLOFENAC

4
5

4
4

6


KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA THUỐC LỢI TIỂU

4

7

KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA CLORAMPHENICOL

6

Tổng

30

Mục lục

Trang

Một số quy định ở phòng thực tập Dược Lý

1

Một số hướng dẫn về thử nghiệm trên động vật

3

Phương thức cho thuốc vào cơ thể

5


Bài 1. Đường hấp thu

7

Bài 2. Khảo sát vài loại rượu có tác dụng gây ngủ

11

Bài 3. Thuốc mê Ether – Chloroform

14

Bài 4. Khảo sát tác động của Strychnine

19

Bài 5. Mô hình gây phù chân chuột và đánh giá hiệu lực gel diclofenac

21

Bài 6. Phương pháp thử kích ứng da

25

Bài 7. Thử nghiệm khảo sát tác dụng của thuốc lợi tiểu

29

Bài 8. Khảo sát tác dụng của cloramphenicol


35

8. Nội dung bài giảng chi tiết

MỘT SỐ QUY ĐỊNH Ở PHÒNG THỰC TẬP DƯỢC LÝ
4


QUY ĐỊNH CHUNG
Buổi thực tập bắt đầu:
 Sáng từ 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 20.
 Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00.
Sinh viên vào trễ 15 phút sẽ không được dự buổi thực tập đó.
+ Nếu có lý do chính đáng sẽ được thực tập bù vào buổi khác.
+ Nếu không có lý do chính đáng sẽ không được thực tập bù.
- Sinh viên không tham dự thực tập sẽ không được thi
Trong phòng thí nghiệm, sinh viên phải mặc áo blouse, đeo bảng tên, nhóm sinh
viên được chia thành tổ và làm việc theo tổ.
Sinh viên phải tôn trọng nội quy phòng thực tập về trật tự, vệ sinh, dụng cụ và cách
thức xử lý động vật thí nghiệm sau khi thực tập.
TRẬT TỰ
Sinh viên phải giữ gìn trật tự chung, không được trao đổi ồn ào, lớn tiếng, không
được di dời ghế gây ra tiếng động vì mọi tiếng động đều ảnh hưởng đến động vật và
sẽ làm sai lệch kết quả thử nghiệm.
Sinh viên muốn ra vào phòng thực tập phải được sự chấp thuận của Thầy Cô hướng
dẫn thực tập.
VỆ SINH
Mỗi tổ thực tập phải chuẩn bị sẵn khăn lau bàn và khăn lau tay. Sinh viên phải dọn
dẹp vệ sinh ngay sau khi động vật đại tiểu tiện. Sau buổi thực tập, mặt bàn phải được
lau chùi bằng nước sạch sẽ như trước khi thực tập.

Không được đổ rác, phân vào các bồn nước. Rác phải được bỏ vào thùng rác.
Cuối buổi thực tập nhóm phân công người đem bỏ rác đúng nơi quy định.
Dụng cụ sau khi thực tập phải được rửa sạch bằng xà phòng trước khi đem trả.
Sinh viên sẽ được chấm điểm vệ sinh cho mỗi buổi (làm tốt: 1 điểm, làm vệ sinh
không sạch hoặc không làm: 0 điểm).
ĐỘNG VẬT

5


Luôn nhẹ tay với động vật thí nghiệm, vì mạnh tay sẽ ảnh hưởng làm sai lệch các kết
quả thực tập và làm cho động vật hung dữ hơn.
Không được chạm thường xuyên vào động vật nếu không cần thử các phản ứng.
Không được hành hạ các động vật thí nghiệm. Vi phạm điều này, sinh viên sẽ bị
khiển trách, bị kỷ luật và trừ điểm trong bài thi.
Động vật sau khi thực tập xong phải được phân loại riêng đã chết, còn tác dụng của
thuốc và còn sống để đúng nơi quy định.
Không được để chung rác với động vật.
DỤNG CỤ
Đầu buổi thực tập, mỗi tổ cử người ký nhận dụng cụ, thuốc và động vật thí nghiệm.
Mỗi tổ phải chịu trách nhiệm về tất cả các dụng cụ thực tập.
Không được di dời các dụng cụ dùng chung cho cả nhóm.
Sau buổi thực tập, tất cả các dung cụ phải được rửa sạch sẽ và ký trả dụng cụ hoàn
trả cho phòng đầy đủ.
Sinh viên làm mất hoặc hư hỏng dụng cụ phải báo cáo cho bộ môn ghi tên vào sổ và
có trách nhiệm bồi hoàn lại.
QUY ĐỊNH CỦA BUỔI THỰC TẬP
Sinh viên phải:
Đọc kỹ bài thực tập trước khi vào thực tập
Học lý thuyết liên quan đến bài.

Thực hiện những quy định cho sinh viên trong phòng thực tập.
Cuối buổi thực tập, mỗi tổ phải nộp báo cáo thực tập đúng thời hạn. Nếu không nộp
hoặc nộp trễ sẽ bị trừ 1 điểm trong kết thi.
ĐÁNH GIÁ HẾT MÔN THỰC TẬP
Điểm thực tập Dược Lý = [Trung bình tổng điểm trong phiếu điểm danh (2 điểm) +
điểm thi (8 điểm)].

6


MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT
1. CÁC LƯU Ý KHI THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT
• Chủng động vậtvật
• Giới tính
• Trọng lượng
• Liều lượng thuốc sử dụng
• Đường hấp thu
• Ngày giờ cho thuốc
2. CÁC PHẢN ỨNG PHẢI GHI CHÚ KHI THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG
VẬT
Thời gian tiềm phục: là thời gian từ lúc bắt đầu cho thuốc vào cơ thể đến
khi thuốc bắt đầu có hiệu lực.
Thời gian tác dụng: là thời gian tính từ lúc thuốc bắt đầu có tác dụng đến
khi thuốc không còn hiệu lực nữa.
Thời gian tác dụng trung bình: là trị số trung bình thời gian tác dụng tìm
được ở các nhóm.
Cường độ tác dụng: là mức độ các phản ứng xảy ra trên động vật sau khi
dùng thuốc.
Cường độ tác dụng tối đa: là phản ứng tối đa xảy ra sau khi dùng thuốc.
3. MỘT VÀI PHẢN ỨNG CÓ THỂ XẢY RA:

3.1 Khi dùng thuốc ngủ, các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
 Giai đoạn kích thích: Rối loạn vận động hay thất điều.
- Thất điều: động vật di chuyển lảo đảo như người say.
- Rối loạn vận động: động vật di chuyển nhanh nhẹn hơn bình thường hoặc lấy
chân quẹt vào mũi, râu.
 Giai đoạn ngủ:
- Mất phản xạ ngửi: động vật được gọi là ngủ mất phản xạ ngửi khi ta đặt nhẹ
ngay trước mũi con vật một đầu que hay bút chì mà động vật không có phản
-

ứng gì (hít, ngửi, quay đi). Lưu ý: không được chạm vào râu chuột.
Mất phản xạ co chân: ở vị trí nghỉ, khi kéo một trong hai chân chuột về phía
sau, nó sẽ nhanh chóng co chân về vị trí cũ. Nếu sau 2-5 giây mà nó không co

chân lại thì xem như mất phản xạ co chân.
 Giai đoạn mê:
7


-

Mất phản xạ thăng bằng: khi lật con vật nằm nghiêng hay ngửa, nó sẽ nhanh
chóng lật úp lại, nếu sau 5 giây động vật không lật úp lại thì xem như mất

-

phản xạ thăng bằng.
Mất cảm giác đau, phản xạ đau: sau khi mất phản xạ thăng bằng một vài
phút, ta thử cảm giác đau và phản xạ đau. Khi dùng kim đâm nhẹ vào đuôi
chuột bình thường chuột sẽ phản ứng lại: bỏ chạy hoặc quay lại cắn vào đâu

kim hoặc không tỉnh mà chỉ rung giật mạnh đuôi.
+ Chuột được xem là mất cảm giác đau: khi chuột vẫn nằm yên, không tỉnh lại

mà chỉ rung giật mạnh đuôi.
+ Chuột được xem là mất phản xạ đau: khi chuột vẫn nằm yên và không rung
giật đuôi.
 Giai đoạn ức chế hành tủy: nhịp thở giảm < 100 lần/phút.
- Ức chế hành tủy hồi phục: chuột từ từ tỉnh dậy.
- Ức chế hành tủy không hồi phục: chuột chết.
3.2 Khi dùng các thuốc khác:
Tùy loại thuốc mà vật thí nghiệm có những biểu hiện khác nhau sẽ được mô tả cụ thể
trong từng thí nghiệm.

PHƯƠNG THỨC CHO THUỐC VÀO CƠ THỂ CHUỘT NHẮT TRẮNG
1. CHO UỐNG (Peroral = PO)
Dùng ống tiêm và kim đặc biệt. Cho kim đặc biệt vào mõm chuột, đẩy nhẹ từ từ vào
thực quản. Khi thấy ống đã nằm đúng vị trí (chuột có cử động nuốt) thì bơm thuốc
vào (0,2 - 0,5ml).
8


Khi cho chuột uống, chưa rút kim ra mà chuột đã chết là do kim đã đưa vào nhầm
khí quản làm chuột ngạt thở, gây chết chứ không phải do tác động của thuốc.
2. TIÊM DƯỚI DA (Subcutaneous = SC)
Kẹp đuôi giữa ngón áp út và ngón út. Dùng ngón cái và ngón trỏ kéo một nếp da
lưng phía gần đuôi, bôi cồn để lộ phần da muốn tiêm (phần da này nằm trên đầu
ngón tay trỏ) mặt vát của kim hướng lên trên, đâm kim vào song song với mặt lông
bơm thuốc nghiêng kim một góc 45°, rút kim ra để dung dịch tiêm không bị trào
ngược trở lại. Không được dùng gòn chấm vết tiêm vì sẽ làm dung dịch thuốc trào
ngược trở lại. Có thể tiêm đến lml.

3. TIÊM TRONG DA (Intradermal = ID)
Tương tự như tiêm dưới da, không đâm sâu, chỉ đâm vào phần trên của da. thường
tiêm ở dưới lòng bàn chân, có thể tiêm đến 0,05ml, nếu đúng sẽ thấy một u lồi.
4. TIÊM BẮP THỊT (Intramuscular = IM)
Kim số 26 loại ½ inch. Đâm kim vào mặt ngoài đùi, tránh đâm quá sâu có thể chạm
vào xương, rút kim ra từ từ. Có thể tiêm 0,5ml.
5. TIÊM TĨNH MẠCH (Intravenous = IV)
5.1. Đối với chuột:
Đặt chuột vào một hộp đặc biệt họăc dưới vỉ sắt để ló đuôi ra ngoài.
Ta có thể chà mạnh đuôi với cồn 90°, hỗn hợp cồn đốt + Xylol hoặc ngâm đuôi trong
nước ấm 45°C để làm trương tĩnh mạch cho dễ tiêm.
Đặt đuôi định tiêm lên ngón trỏ trái, giữ đuôi với ngón cái và ngón giữa. Dùng kim
số 27. Nếu tiêm đúng tĩnh mạch ta sẽ thấy rõ ràng dung dịch đẩy máu đi trong tĩnh
mạch. Nhớ tiêm chậm. Có thể tiêm 0,5ml.
5.2.

Với thỏ:

Chà xát tai thỏ với cồn, đặt ngón cái lên vành tai, ngón trỏ và ngón giữa dưới vành
tai. Tay phải cầm kim đâm vào 2 - 4mm. Nên tiêm gần đầu tai để có Thể sử dụng lại
tĩnh mạch khi cần tiêm nhiều lần hoặc trường hợp tiêm không vào đúng tĩnh mạch

9


ngay lần đầu (dung dịch tiêm không thoát ra ngoài qua những vết tiêm cũ). Có thể
tiêm 10 ml /kg thỏ.
6. TIÊM PHÚC MÔ (Intraperitoneal = IP)
Giữ chuột như khi cho uống nhưng kẹp đuôi dưới ngón út. Tiêm ở ½ phần sau của
bụng (tránh đường giữa bụng). Tiêm làm 2 kỳ:

Để chuột nằm ngang, cầm kim nghiêng đâm vào da, trút đầu chuột xuống đất để các
cơ quan trong bụng dịch về phía trên.
Ấn thẳng kim vào 2 - 3mm để xuyên qua cơ vào phúc mô. Nếu không gặp trở ngại
có thể tiêm l ml. Trường hợp ngược lại (đụng cơ quan) phải rút kim ra một chút.

10


Bài 1
ĐƯỜNG HẤP THU
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu kiến thức
Trình bày được đặc điểm hấp thu của các đường tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc,
tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống.
Trình bày được sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và các đường hấp thu.
2. Mục tiêu kỹ năng
Thực hiện được thủ thuật: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm dưới da và
đường uống trên chuột nhắt trắng.
Xác định dược các giai đoạn tác dụng của thuốc ngủ.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Những phương thức đưa thuốc vào cơ thể được gọi là đường hấp thu. Có nhiều
phương cách cho thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da,
tiêm tại chồ, uống, đặt dưới lưỡi, đặt trực tràng. Mỗi đường hấp thu đều có những ưu
nhược điểm khác nhau. Hoạt tính dược lực phụ thuộc các yếu tố như: liều dùng,
đường hấp thu và được đánh giá dựa vào 3 thông số: tốc độ tác dụng (thời gian tiềm
phục), cường độ tác dụng tối đa và thời gian tác dụng.
2. NGUYÊN TẮC THÍ NGHIỆM
- Dựa vào tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu
- Đánh giá hoạt tính dược lực của rượu dựa vào 3 thông số: tốc độ tác dụng (thời

gian tiềm phục), cường độ tác dụng tối đa và thời gian tác dụng.
3.
4.

VẬT DỤNG
Ống tiêm l ml + kim số 27
Hộp đựng chuột
Cân kỹ thuật
5 chuột nhắt trắng trọng lượng gần bằng nhau
Dung dịch ethanol
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
11


-

Đánh dấu chuột-Cân chuột.
Quan sát cử động bình thường và đểm nhịp thở của chuột.
Đưa dung dịch ethanol liều 0.001 ml/g vào cơ thể chuột qua các đường:
Chuột 1: Tĩnh mạch đuôi (IV)
Chuột 2: Phúc mô (IP)
Chuột 3: Bắp thịt (IM)
Chuột 4: Dưới da (SC)
Chuột 5: Uống (PO)

 Quan sát
 Giai đoạn kích thích: rối loạn vận động hay thất điều.
 Giai đoạn ngủ:
- Mất phản xạ ngửi.
- Mất phản xạ co chân.

 Giai đoạn mê:
- Mất phản xạ thăng bằng.
- Mất cảm giác đau - mất phản xạ đau.
 Giai đoạn ức chế hành tủy: nhịp thở giảm < 100 lần /phút.
- Ức chế hành tủy hồi phục: chuột từ từ tỉnh dậy.
- Ức chế hành tủy không hồi phục: chuột chết.
Ghi thời gian bắt đầu có tác dụng, cường độ tác động và thời gian tác dụng. Có thể
dựa vào sự xuất hiện của chứng thất điều suy ra tốc độ tác dụng.
Xác định hoạt tính dược lực qua 3 thông số:
-

Tốc độ tác dụng.
Cường độ tác dụng tối đa
Thời gian tác dụng.

5. KẾT QUẢ:
Ghi nhận các khoảng thời gian (tính bằng phút) xảy ra các phản ứng trên từng chuột
theo bảng sau.
Biện luận kết quả - Kết luận

12


BÀI 2
Chuột

Thể tích Đường
thuốc

hấp


Nhịp
thở

GĐ kích GĐ ngủ
Mất px ngửi Mất
thích
px co chân

GĐ mê
Mất

Mất

GĐ ức

px

cảm

thăng

giác

bằng

đau

A
B

C
D
E

KHẢO SÁT VÀI LOẠI RƯỢU CÓ TÁC DỤNG GÂY NGỦ
MỤC TIÊU
Mục tiêu kiến thức
Trình bày được định luật Richardson.
Giải thích được tác dụng của 3 rượu Metylic, Etylic, Propylic dựa vào định luật Richardson.
Mục tiêu kỹ năng
Thực hiện được thủ thuật tiêm bắp.
Quan sát được những biểu hiện của chuột khi sử dụng thuốc ngủ.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thuốc ngủ là loại thuốc ức chế hoạt động của não làm cho người hay động vật thí
-

nghiệm dửng dưng với những kích động bên ngoài để đi đến giấc ngủ.
Thuốc ngủ chỉ khác với thuốc mê ở độ bị ức chế. Với liều cao, thuốc ngủ có thể trở







thành thuốc mê.
Có 2 loại thuốc ngủ:
Loại dẫn xuất từ Barbiturat
Loại không phải Barbiturat như: Ureide, aldehyd, alcol,...

Trong bài này ta khảo sát vài loại rượu có tác dụng ngủ như:
Rượu Metylic :CH3 OH
Rượu Etylic :CH3-CH2-OH
Rượu Propylic :CH3-CH2-CHrOH
11

chế

T


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

- Cấu trúc hóa học của 1 chất quyết định tác dụng của chất đó. Rượu là 1 chất hữu cơ có tác
dụng gây ngủ thay đổi tùy theo cấu trúc hóa học.
- Ta chọn tiêu chuẩn ngủ cho chuột khi cơ năng vận động bị mất nhưng phản xạ đau vẫn
còn. Trên thực tế chuột ngủ là lúc phản xạ đứng bị mất nghĩa là khi con chuột không còn
đứng được nữa.
2. NGUYÊN TẮC THÍ NGHIỆM
Dựa vào tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu.
Theo định luật Richardson: “Năng suất ngủ gia tăng theo số lượng nguyên tử carbon có
trong công thức. Nhưng năng xuất ngủ chỉ gia tăng đến mức tối đa là 6 nguyên tử carbon rồi
tác dụng giảm dần”.
3.
4.



-


VẬT DỤNG
ống tiêm lml
Hộp đựng chuột
3 con chuột
3 rượu A, B, C là Metylic, Etylic và Propylic
PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Cử động, nhịp thở lúc chưa tiêm thuốc.
Cân chuột.
Tiêm bắp thịt (IM) 0,001 ml/g trọng lượng chuột những loại rượu sau đây:
Chuột A: Rượu A
Chuột B: Rượu B
Chuột C: Rượu C
Đặt chuột vào hộp riêng. Ghi giờ tiêm thuốc và tác dụng bắt đầu:
Giai đoạn kích thích: rối loạn vận động hay thất điều.
Giai đoạn ngủ:
+ Mất phản xạ ngửi.
+ Mất phản xạ co chân

-

Giai đoạn mê:
+ Mất phản xạ thăng bằng.
+ Mất cảm giác đau - mất phản xạ đau

-

Giai đoạn ức chế hành tủy: nhịp thở giảm < 100 lần/phút
+ Ức chế hành tủy hồi phục: chuột từ từ tỉnh dậy.
+ Ức chế hành tủy không hồi phục: chuột chết.
12



Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

Ghi thời gian bắt đầu có tác dụng, cường độ tác động và thời gian tác dụng. Có thể dựa vào
sự xuất hiện của chứng thất điều suy ra vận tốc tác dụng.
Xác định hoạt tính dược, lực qua 3 thông số:
5.

Tốc độ tác dụng
Cường độ tác dụng tôi đa và thời gian tác dụng
Thời gian tác dụng
KẾT QUẢ:
BẢNG KẾT QUẢ
Chuột Trọng Rượu Lượng Giờ
lượng

tiêm

Thời Thời

tiêm gian
tiềm

Cườn

gian

g


tác

tác

Nhịp Chết

độ thở

phục dụng dụng
tối đa
A
B
C
6. CÂU HỎI:
1. Ghi kết quả vào bảng.
2. Cho biết sự liên hệ giữa số lượng nguyên tử C trong công thức rượu và năng suất
ngủ? Loại rượu nào có năng suất ngủ cao? Nếu không đúng như lý thuyết thì giải
thích tại sao?

13


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

Bài 3
THUỐC MÊ ETHER - CHLOROFORM
MỤC TIÊU
1.
2.
-


Mục tiêu kiến thức
Khảo sát các giai đoạn mê.
Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ thuốc và độ mê.
Khảo sát đặc tính tan trong môi trường lipid.
So sánh tác dụng dược lý của Ether và Chloroform.
Mục tiêu kỹ năng
Nhận định được các biểu hiện ở chuột tương ứng từng giai đoạn mê.
Thực hiện chính xác các kỹ thuật: lấy thuốc, cho thuốc vào bình, đểm nhịp

thở chuột.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Thuốc mê là loại thuốc làm cho người và động vật mất ý thức và cảm giác. Tùy nồng độ
trong máu, thuốc mê bay hơi, tác động lên hệ thần kinh trung ương đi từ vỏ não, các nhân
xám trung ương, đến tủy sống rồi đến hành tủy. Cho nên con vật trước tiên mất ý thức, mất
các phản xạ. Các hiện tượng sinh lý (nhịp tim, nhịp thở) bị biến đổi. Nếu nồng độ quá cao,
con vật có thể chết vì ngộp thở do thuốc tác động lên trung tâm hô hấp ở hành tủy.
Nhờ đặc tính hòa tan trong chất béo nên thuốc mê sẽ thấm vào hệ thần kinh trung ương ưu
tiên cho vùng nào có nhiều chất béo.
Có nhiều đường gây mê, giới hạn trong bài này, ta khảo sát thuốc mê theo đường hô hấp là
Ether và Chloroform trên chuột.
2. NGUYÊN TẮC THÍ NGHIỆM
Tùy nồng độ trong máu, thuốc mê bay hơi, tác động lên hệ thần kinh trung ương đi từ vỏ
não, các nhân xám trung ương, đến tủy sống rồi đến hành tủy. Tương ứng với các nồng độ
thuốc và vị trí tác động của thuốc trên hệ thần kinh trung ương, ở người trải qua các giai
đoạn mê như sau:
-

Giai đoạn giảm đau

14


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

-

Giai đoạn kích thích
Giai đoạn phẫu thuật (mất phản xạ)
Giai đoạn suy hô hấp

Khi ngưng thuốc sẽ hồi tỉnh ngược lại.
3.
4.

VẬT DỤNG
4 con chuột
pipet 1 ml
Bình thủy tinh thể tích 2 lít
Thuốc mê ether, chloroforrn
Giấy thấm
Dầu parafin loãng
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm với Ether
Mỗi nhóm sẽ sử dụng 4 cái bình thủy tinh và 4 con chuột (chọn chuột có trọng lượng gần
tương đương). Rửa sạch bình, lau khô, đếm nhịp thở chuột, cho chuột vào bình, ghi lại
những cử động bình thường của chuột.
Dùng pipet hút ether cho vào bình nhỏ đều trên tờ giấy thấm đã lót sẵn (đầu pipet gần chạm
vào giấy thấm). Lưu ý: tránh cho ether rớt trên lưng chuột.

Bình được ghi theo thứ tự a, b, c, d. Ghi giờ bỏ thuốc mê vào bình.
-

Bình a: 0,05 ml ether
Bình b: 0,07 ml ether
Bình c: 0,1 ml ether
Bình d: 0,12 ml ether

Sau khi cho thuốc vào, đậy nắp bình thật kỹ, lắc nhẹ bình qua lại để hòa tan hơi ether với
không khí trong bình.
Theo dõi độ mê của thuốc bằng những dấu hiệu sau đây và tính thời gian của mỗi giai đoạn
mê:
-

Giai đoạn hưng phấn cử động không điều hòa.
Giai đoạn nằm nghiêng mất phản xạ. Chú ý: lắc nhẹ bình để xem chuột có còn sức

-

lật lại không.
Giai đoạn nhịp thở giảm < 100 lần/phút.

Khi nhịp thở giảm dưới 100 nhịp/phút phải đem chuột ra khỏi bình ngay lập tức.
15


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

Quá 30 phút dù nhịp thở không giảm < 100 lần/phút cũng phải mang chuột ra khỏi bình,
không được để lâu hơn.

Theo dõi dấu hiệu xảy ra trong lúc chuột tỉnh lại và ghi rõ lúc chuột có thể đứng lên đi. Biết
rằng chuột sẽ tỉnh lại dần dần ngược theo các giai đoạn 3 - 2 - 1 .
Thí nghiệm với Chloroform
Rửa bình sạch, lau khô, đợi chuột hoàn toàn tỉnh táo hãy bỏ trở lại vào bình và tiếp tục làm
thí nghiệm với chloroform.
Các bước thí nghiệm được tiến hành tương tự với ether. Thuốc cho vào bình với thứ tự:
-

Bình A: 0,01 ml chloroform
Bình B: 0,02 ml chloroform
Bình C: 0,04 ml chloroform
Bình D: 0,04 ml chloroform (nhỏ vào lọ dầu đã đặt sẵn trong bình)

Theo dõi các giai đoạn mê và ghi nhận kết quả giống như phần trên.
CHLOROFORM

Parafin

16


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

5. KẾT QUẢ
• Tính áp suất riêng phần của ether và chloroform. Biết rằng:

Ether
Chlorolorm

Trọng lượng phân tử


Trọng lượng riêng

74
119

0,71
1,47

Công thức lý tưởng: PV = nRT
Trong đó:
P: Áp suất riêng phần bằng mmHg
V: Thể tích của khí chiếm trong bình tính bằng lít
n: Số phân tử khí
T: Nhiệt độ tính bằng độ tuyệt đối (°C + 273)
R: Hằng số của khí nếu p tính bằng mmHg, V tính bằng lít thì R = 62
Ví dụ:
Lấy trường hợp b: 0,35ml ether trong bình thể tích 2 lít
Nhiệt độ trong phòng thí nghiệm 27° C.
Trọng lượng của ether sẽ là 0,35 x 0,71 = 0,25 gr
Áp dụng công thức:

0.25
x62 x300
n.R.T
74
P=
=
= 31.4mmHg
V

2

17


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

• Những nhận xét được ghi vào bảng kết quả sau:

Bình

Thể tích

Thể tích

thuốc mê

bình

(ml)

Áp suất Giờ

Phút 3

Giờ

phần

Giai đoạn bắt đầu

1
2
3

tỉnh lại

cho

(mmHg) thuốc

Ether
A
B
C
D
Chloroform
A
B
C
D
6. CÂU HỎI:
1. Các giai đoạn mê (tương ứng ở người) khảo sát được trong thí nghiệm?
2. Nồng độ thuốc và độ mê tương quan như thế nào?
3. Hãy giải thích trường hợp C và D trong thí nghiệm chloroform?
4. So sánh ether và chloroform?

18


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2


Bài 4
KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA STRYCHNINE
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu kiến thức
-

Trình bày được cơ chế tác dụng của Strychnin.

2. Mục tiêu kỹ năng
-

Khảo sát được tác động đối kháng giữa hai dược phẩm Phenobarbital và Strychnin.

NỘI DUNG
1. NGUYÊN TẮC THÍ NGHIỆM
- Strychnine là alcaloide của hạt mã tiền có tác dụng kích thích thần kinh trung ương
-

ưu tiên trên tủy sống.
Trên người bị ngộ độc, tủy sống bị kích thích tạo ra cơn co giật như người bị phong
đòn gánh. Đầu ngả ra sau, lưng uốn cong, tứ chi duỗi thẳng, chết do các cơ hô hấp ở

lòng ngực bị liệt.
2. VẬT DỤNG
- 2 bộ ống tiêm 1 ml + kim số 27
- Bocal thủy tinh đựng chuột
- Strychnin sulfat 0,04%
- Gòn, ethanol 70°
- 3 chuột nhắt trắng có trọng lượng xấp xỉ nhau.

3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
 Mỗi nhóm khảo sát 3 con chuột:
- Chuẩn bị: Đánh dấu chuột - Cân chuột – Đểm nhịp thở - Tính liều.
a. Tiến hành:
Tiêm màng bụng:
Chuột A: Tiêm Strychnine liều 1,5 mg/kg.
Chuột B: Tiêm Strychnine liều 2 mg/kg.
Chuột C: Tiêm Strychnine liều 2,8 mg/kg.


Quan sát chuột:

+ Đi đứng
+ Ngủ
+ Giật toàn thân
+ Giật kiểu phong đòn gánh
19


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

+ Nhịp thở
KẾT QUẢ:
Trọng

Liều

Giờ

lượng


chích

chích

Đi đứng Giật
toàn

chuột

thân

Nhịp

Giật

thở

phong
đòn
gánh

Trước khi chích
Strychnine
Chuột A
Chuột B
Chuột C
Sau khi chích
Strychnine
Chuột A

Chuột B
Chuột C
4. CÂU HỎI:
1. Từ bảng kết quả rút ra nhận xét gì ?
2. Có những nhận xét gì về chất của Strychnyn ?

Bài 5
MÔ HÌNH GÂY PHÙ CHÂN CHUỘT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
GEL DICLOFENAC
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được nguyên tắc thực hiện của mô hình thử nghiệm gây phù chân chuột
20

Chết


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

2. Thao tác được các bước thực hiện mô hình gây phù chân chuột
3. Phân tích được phương pháp nghiên cứu so sánh, đánh giá hiệu lực tác dụng của một
chế phẩm
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
1. ĐẠI CƯƠNG
2. NGUYÊN TẮC THÍ NGHIỆM
Dựa vào tác dụng gây viêm của carrageenan để thiết kế mô hình gây phù chân chuột nhằm
đánh giá hoạt tính dược lực kháng viêm của hai chế phẩm gel diclofenac
3.
4.


VẬT DỤNG
Ống tiêm l ml + kim số 27
Hộp đựng chuột
Cân kỹ thuật
15 chuột nhắt trắng trọng lượng gần bằng nhau
Dung dịch carrageenan 1%
Máy đo thể tích chân chuột
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Khảo sát tác dụng kháng viêm in vivo
Động vậtthử nghiệm: chuột nhắt trắng trưởng thành cùng giới, nặng từ 20 ±2 g, khoẻ
mạnh do viện Pasteur cung cấp. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chuột được cung cấp đầy
đủ thức ăn và nước uống.
Chất đối chiếu: chế phẩm gel Diclofenac của STADA
Chất gây viêm: dung dịch carrageenin 1% pha trong dung dịch sinh lý được chuẩn bị
trước khi thử nghiệm 2 giờ.
Dụng cụ đo thể tích chân chuột: thiết bị Plethymometer model 7500, hãng Bioseb.
Khảo sát tác động kháng viêm: chuột được gây viêm bằng cách tiêm vào gan bàn chân
trái 0,025 ml dung dịch carrageenin 1%. Đo thể tích chân chuột 3 giờ sau khi tiêm. Các
chuột có thể tích chân sưng phù trên 50% so với bình thường được lựa chọn cho thử nghiệm.
Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô 5 con: lô thử nghiệm dùng gel diclofenac
do sinh viên bào chế; lô thuốc đối chứng dùng gel diclofenac STADA; lô chứng dùng gel tá
21


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

dược; lô trắng không dùng nước muối sinh lý. Theo dõi thể tích sưng phù của chân chuột
mỗi ngày vào 1 giờ nhất định trong 2 ngày liên tiếp.
Mức độ phù chân chuột được tính theo công thức:

X = (Vn – Vo) x Vo /100
X: mức độ phù tính theo %
Vo: thể tích chân chuột trước khi gây viêm (đơn vị đo 1/100 ml)
Vn: thể tích chân chuột sau khi gây viêm (đơn vị đo 1/100 ml)
Tính và so sánh giá trị trung bình của thể tích chân chuột ở các lô
Nhận xét kết quả

Áp dụng toán thống kê:
- So sánh 2 số trung bình trên 2 mẫu điều tra ( Trường hợp mẫu nhỏ n<30). Để so sánh
2 số trung bình của 2 tổng thể ta làm như sau:
XA − XB

t =

S A. B

1
1
+
n A nB

SA.B: Độ lệch chuẩn mẫu
X A : Độ phù chân chuột trung bình lô A
X B : Độ phù chân chuột trung bình lô B

NA: Số động vậtvật ở lô A
NB: Số động vậtvật ở lô B
Trong đó:

S


2
A. B


=

nA

1

( X A − X A ) 2 + ∑1 B ( X B − X B ) 2
n

n A + nB − 1

Tra bảng phân phối Student với v =nA+ nB -1 ta được tα.
Nếu t ≥ tα : Kết luận hai số trung bình X A , X B : khác nhau có ý nghĩa về mặt thống
kê. Độ tin cậy (1-α)%
22


Bài giảng môn Thực tập Dược lý 2

Nếu t < tα : Kết luận hai số trung bình X A , X B : khác nhau không có ý nghĩa về mặt
thống kê.
BẢNG PHÂN PHỐI STUDENT
v

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
40

60
120


tα (α=0.05)
12.706
4.303
3.182
2.776
2.571
2.447
2.365
2.306
2.262
2.228
2.201
2.179
2.160
2.145
2.131
2.120
2.110
2.101
2.093
2.086
2.080
2.074
2.069
2.064
2.060

2.056
2.052
2.048
2.045
2.042
2.021
2.000
1.98
1.96
23

tα (α=0.01)
63.657
9.925
5.841
4.604
4.032
3.070
3.499
3.355
3.250
3.169
3.106
3.055
3.012
2.977
2.947
2.921
2.898
2.878

2.861
2.845
2.831
2.819
2.807
2.797
2.787
2.779
2.771
2.763
2.756
2.750
2.704
2.660
2.617
2.576


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×