Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vận dụng quan điểm của Giddens về toàn cầu hoá để phân tích ví dụ trong thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.99 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

1. Tác giả Anthony Giddens
Nhà xã hội học người Anh Anthony Giddens là một tác giả nổi tiếng và có
ảnh hưởng lớn trên thế giới. Công trình của ông được đưa vào các tuyển tập rất
nhiều lần và dịch sang nhiều ngôn ngữ khác; vô số sách cùng bài tạp chí đã ca ngợi
và cả phê phán ông. Tờ phụ trưon̛ g của báo “Times Higher Education Supplement”
cho biết: Giddens là cây bút khoa học xã hội và nhân văn thuộc khối nói tiếng Anh
(Anglophone) được trích dẫn nhiều nhất thế giới - sau Foucault, Bourdieu và
Derrida ở khối tiếng Pháp (Castree, 2010:161). Ông xếp thứ 39 trong danh sách
100 trí thức hàng đầu của thế giới do các tạp chí “Prospect” và “Foreign Affairs”
lập ra gần đây (Castree, 2010:161).
2. Nội dung lý thuyết toàn cầu hoá của Anthony Giddens
2.1. Khái niệm toàn cầu hoá
Là khái niệm phản ánh thế giới chúng ta đang sống, trong đó các cá nhân,
các nhóm, các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau. Toàn cầu hoá là quá trình đã bắt
đầu từ rất lâu trong lịch sử loài người, chứ không chỉ giới hạn trong xã hội đương
đại.
2.2. Các nhân tố tạo nên toàn cầu hoá
2.2.1 Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm các thiết bị như điện thoại di
động, truyền hình cable, Internet...
Các thiết bị này tạo nên sự toàn cầu hoá bằng cách: Hàng ngày truyền thông
toàn cầu mang tin tức, hình ảnh, thông tin đến từng nhà, từng cá nhân, liên kết họ
1

1


một cách trực tiếp và liên tục. Vì vậy các cá nhân ngày càng phụ thuộc vào người
khác, trách nhiệm cá nhân không chỉ dừng lại trong đường biên giới quốc gia, quan


niệm vè bản sắc thay đổi.
2.2.2. Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế bao gồm hoạt động kinh tế xuyên quốc gia, tập đoàn
xuyên quốc gia, nền kinh tế điện tử đã tác động trực tiếp và tạo ra sự toàn cầu hoá.
2.2.3. Những biến đổi chính trị
Cuối cùng, những biến đổi chính trị cũng là một nhân tố tạo nên sự toàn cầu
hoá, trong đó phải kể đến tác động của việc thay đổi các đường ranh giới sau chiến
tranh lạnh; Sự phát triển các thể chế khu vực và quốc tế; Và các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ quốc tế.
2.3. Tranh luận về toàn cầu hoá
Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá:


Những người theo chủ nghĩa hoài nghi: Toàn cầu hoá được đánh giá quá



cao, sự phụ thuộc lẫn nhau hiện nay không phải là chưa có tiền lệ.
Những người Hyperglobalizer: Toàn cầu hoá là hiện tượng thực, đầy sức



mạnh và đe doạ làm xói mòn các chính phủ quốc gia.
Những người Transformationalist: Toàn cầu hoá đang làm chuyển đổi
nhiều chiều cạnh của trật tự toàn cầu hiện đại, nhưng những khuôn mẫu cũ
vẫn được duy trì.

2.4. Hệ quả của toàn cầu hoá
Về cơ hội, toàn cầu hoá tạo ra sự lai tạo/giao thoa văn hoá, kinh tế toàn cầu,
và công dân toàn cầu. Các tổ chức quốc tế đang tạo nên khuôn khổ quân sự, luật

pháp, chính trị toàn cầu.
Bất cứ phần nào của thế giới cũng là một bộ phận không thể tách rời của đời
sống hàng ngày trên thế giới. Đồng thời toàn cầu hoá cũng làm gia tăng chủ nghĩa
cá nhân: Mọi lựa chọn của chúng ta trong đời sống hàng ngày cũng là một phần của
quá trình tạo ra và tái tạo lại bản sắc của chúng ta.
2

2


Về thách thức, toàn cầu hoá tạo ra những thách thức xuyên biên giới và vượt
tầm của các cấu trúc chính trị hiện tại. Các chính phủ hiện tại không đơn lẻ giải
quyết các vấn đề xuyên biên giới nên cần có cách quản trị toàn cầu để giải quyết
các vấn đề toàn cầu một cách toàn cầu.
3. Vận dụng lý thuyết: Vận dụng quan điểm của Giddens về toàn cầu hoá để
phân tích một ví dụ trong thực tế: Mối quan hệ phụ thuộc giữa Châu Âu và Nga.
3.1. Giới thiệu về Châu Âu và Nga
3.1.1. Giới thiệu về Châu Âu
Châu Âu là một tiểu lục địa, với diện tích vào khoảng vào khoảng
10.600.000 km². Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ tư sau châu Á, châu Mỹ và
châu Phi. Dân số của châu Âu vào năm 2003 ước tính vào khoảng 799.466.000:
chiếm vào khoảng một phần tám dân số thế giới.
Châu Âu có 4 kiểu khí hậu: Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, khí hậu địa
trung hải và khí hậu hàn đới. Nhưng nhìn chung, Châu Âu vào mùa đông có khí
hậu đại hàn, với nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng 0 đến âm 13 độ. Đó cũng là
nguyên nhân khiến nhu cầu sử dụng khí đốt của Châu Âu ở mức cao, và nhu cầu
này không đáp ứng đủ bằng cách khai thác khí đá phiến. Chính vị vậy Châu Âu
mới lệ thuộc sang nguồn khí đốt được cung cấp từ Nga.
3.1.2. Giới thiệu về Nga
Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 83 thực thể liên bang. Với

diện tích 17,075,400 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ một
phần 9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với
gần 144 triệu người (ước lượng năm 2015). Nga là một nước siêu cường năng
lượng với lượng dự trữ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ
tám, thứ hai về trữ lượng than. Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất
khí tự nhiên hàng đầu thế giới.

3

3


3.2. Biểu hiện của toàn cầu hoá - Biểu hiện của mối quan hệ phụ thuộc
Trong bài nghiên cứu tôi sẽ chỉ ra các sự kiện thể hiện mối quan hệ phụ
thuộc chủ yếu. Qua đó chứng minh rằng bất kỳ động thái của một nước cũng gây
ảnh hưởng đến bản thân nước đó đến các nước xung quanh. Đó thể hiện cho việc
toàn cầu hoá đang biến các nước ngày càng trở nên phụ thuộc, không thể tách rời
nhau hơn.
3.2.1. Sự phụ thuộc của Châu Âu vào Nga
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tôi tập trung nghiên cứu vào mối quan hệ
phụ thuộc nổi bật - Phụ thuộc khí đốt.
a. Lý do Châu Âu bị phụ phụ thuộc khí đốt từ Nga
Đầu tiên, như đã nói ở trên, các hoạt động khai thác khí đá phiến không thể
đáp ứng được nhu cầu sử dụng khí đốt quá lớn ở các nước Châu Âu. Hay nói cách
khác, các nước Châu Âu cung không thể đáp ứng với cầu. Các khí gas tự khai thác
chỉ đáp ứng khoảng khoảng 33% nhu cầu, tập trung ở các nước giàu tài nguyên khí
như Vương quốc Anh, Hà Lan, Đan Mạch,....
Thứ hai, việc Châu Âu tìm nguồn cung cấp năng lượng mới, đáp ứng nhu
cầu khổng lồ của mình là điều không tưởng khi nhập khẩu từ Na Uy, Algeria,
Quatar và một số nước khác cũng đáp ứng thêm khoảng 44% nhu cầu tiêu dung khí

đốt khổng lồ từ Châu Âu. Còn việc nhập khẩu Khí gas hóa lỏng (LNG) từ châu Phi
và Nam Mỹ thì chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng đang có xu hướng giảm dần. Như vậy
Châu Âu còn thiếu hụt đến khoảng 30% lượng khí đốt nữa nếu không có nguồn
cung cấp từ Nga. Và ngay cả khi Châu Âu khẳng định sẽ nhập khí đốt từ Mỹ - một
nhà cung cấp tiềm năng, thì chuyên gia Engdahl cũng khẳng định rằng đây là “Một
lời nói dối đáng xấu hổ” hay “Họ không biết mình đã nói gì nữa”. Bởi vì 3 lý do
sau:


Cuộc cách mạng khí đá phiến của Mỹ đã thất bại. Sự gia tăng đáng kể việc
sản xuất khí bằng cách tạo ra đứt gãy thủy lực (dùng áp lực chất lỏng bên

4

4


trong để tạo ra các vết đứt gãy để cho dầu hoặc khí thoát ra ngoài), hiện nay


đã bị một số công ty dầu khí như Shell, BP loại bỏ do mang lại ít lợi nhuận.
Việc cung cấp khí cho EU. Điều này đòi hỏi phải xây dựng tại Mỹ cũng như
châu Âu hạ tầng cơ sở lớn và đắt tiền như bến cảng khí LNG có khả năng
chứa những tàu khổng lồ đi lại giữa hai châu lục. Ngoài ra, do các đạo luật
khác nhau của Mỹ về khai thác năng lượng cũng như đòi hỏi trong nước nên



hiện vẫn chưa có cảng LNG hoạt động tại Mỹ.
Ngay cả khi xây dựng được hạ tầng cảng biển đáp ứng nhu cầu khí của EU

để thay thế khí của Nga, thì sẽ khiến giá khí đốt trong nước Mỹ tăng cao
đồng thời sẽ chấm dứt đột ngột sự bùng nổ của ngành công nghiệp sản xuất
được tạo ra do sự phong phú của khí đá phiến giá rẻ. Người tiêu dùng châu
Âu thì lại phải trả tiền mua khí đốt của Mỹ cao hơn của Nga do việc cung
cấp khí đi qua đường ống dẫn chính "Dòng chảy phương Nam" hoặc qua
Ukraine. Hơn nữa, cũng không có những con tàu chở dầu khí khổng lồ để
chuyên chở LNG cung cấp cho thị trường châu Âu. Nếu mọi việc tiến triển
tốt cũng cần 7 năm nữa để làm được điều này.
Thứ ba, các nước ở Châu Âu có tỉ lệ phụ thuộc vào khí đốt từ Nga khác

nhau, vì vậy tìm một giải pháp chung để đối phó với sự phụ thuộc này là một điều
hết sức khó khăn. Đây là một bài toán khó mà các nước đơn lẻ không thể tự giải
quyết được.
b. Thực trạng phụ thuộc của Châu Âu với khí đốt từ Nga
Nga bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan vào những năm 1940 và lắp đặt
đường ống vào thập niên 60 nhằm cung cấp khí đốt cho các thành viên Liên Xô cũ.
Trong thời gian chiến tranh lạnh, việc cung cấp cho khu vực Châu Âu đã được giữ
ổn định.

5

5


Chỉ cần nhìn thoáng qua bản đồ đường ống dẫn khí đốt đã không khó để
nhận ra những đường ống chằng chịt từ Nga tới hàng loạt nước châu Âu. Như đã
nói ở trên, các nước ở Châu Âu có tỉ lệ phụ thuộc vào khí đốt từ Nga khác nhau, thể
hiện qua biểu đồ sau:

Như vậy qua biểu đồ ta có thể thấy những nước phụ thuộc chủ yếu hoặc hoàn

6

6


toàn vào khí đốt của Nga là những nước có GDP ở top dưới ở châu Âu: Estonia,
Phần Lan, Latvia, Lithuania (100%); Belarus, Czech, Slovakia, Bulgaria (80100%). Trong khi đó, những nước có tầm ảnh hưởng lớn trong liên minh châu Âu
đều có tỷ lệ phụ thuộc ở mức tương đối thấp như Đức (36.5%), Pháp (16.1%), hay
thậm chí hoàn toàn không phụ thuộc như Vương quốc Anh (0.0%), Thụy Sỹ
(0.0%).
Giới lãnh đạo châu Âu đã không ít lần tuyên bố muốn giảm thiểu lượng khí
đốt nhập khẩu từ Nga nhưng trên thực tế, lượng nhập khẩu này luôn gia tăng. Và cơ
quan xếp hạng tín dụng Fitch cho biết Châu Âu còn phải phụ thuộc vào khí đốt của
Nga ít nhất cho đến những năm 2020.
Số liệu từ Cơ quan thống kê EU (Eurostat) cho thấy mức độ phụ thuộc năng
lượng vào nguồn nhập khẩu của EU đã tăng từ 63,4% năm 2009 lên 65,8% năm
2012. Và đến năm 2016, thị phần khí đốt của Nga trên thị trường châu Âu đang
từng bước gia tăng và chiếm gần 1/3 lượng tiêu thụ khí đốt của châu Âu - một con
số tăng kỷ lục.
c. Hệ quả của sự phụ thuộc
Châu Âu từng trải qua cú sốc trong các năm 2006 và 2009, khi nước Nga có
những bất đồng với Ukraine - Nước trung gian trong quá trình vận chuyển khí đốt
từ Nga sang Châu Âu, về nợ nần khí đốt, đã cắt khí đốt sang Châu Âu.
Vào cuối năm 2005, Gazprom - Là công ty Nga lớn nhất thế giới chuyên về
lọc khí thiên nhiên, tuyên bố có kế hoạch tăng giá bán khí đốt cho Ukraine từ 50
USD/1.000 mét khối lên 230 USD/1.000 mét khối. Lúc bấy giờ, Ukraine - vốn
đang quan hệ ngày càng mật thiết với EU và NATO - lớn tiếng tuyên bố không
chấp nhận. Vào ngày 1-1-2006, thỏa thuận giữa hai nước thất bại, Gazprom khóa
van khí đốt.
Hậu quả lập tức xảy ra, không chỉ với Ukraine. Lý do đơn giản là hơn 1/4

nhu cầu khí đốt của châu Âu trông chờ vào Nga và 80% số đó phải đi qua đường
ống dẫn ở Ukraine. Áo, Pháp, Đức, Hungary, Ý và Ba Lan sớm thông báo áp suất
khí đốt trong các đường ống từ Nga tới đã giảm 30%.
7

7


Vấn đề sau đó cũng được giải quyết thông qua một thỏa thuận cực kỳ phức
tạp. Theo đó, Ukraine mua khí đốt từ Nga (nguyên giá) và Turkmenistan (giá giảm)
thông qua một công ty con của Gazprom đăng ký ở Thụy Sĩ. Châu Âu lúc bấy giờ
nói nhiều về những đe dọa từ việc quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu
của Nga. Tuy nhiên, 3 năm sau, cuộc khủng hoảng tương tự lại xảy ra. Gazprom
yêu cầu tăng giá từ 250 USD lên 400 USD và bị Kiev từ chối.
Vào đúng ngày đầu năm mới 2009, Gazprom bắt đầu bơm lượng khí đốt đủ
đáp ứng nhu cầu của các khách hàng ngoài Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine sau đó bị
cáo buộc đã “bòn rút” số nhiên liệu để phục vụ cho nước mình. Moscow lập tức cắt
toàn bộ nguồn cung cấp khí đốt. Khi nhiệt độ dưới 0 độ C ùa qua nhiều khu vực
Đông Nam châu Âu, những nước phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt đi qua Ukraine
cạn nhiên liệu. Có nơi đóng cửa trường học và các văn phòng công quyền. Bulgaria
đóng cửa nhiều nhà máy công nghiệp chính; Slovakia tuyên bố tình trạng khẩn
cấp... Khu vực Tây Bắc châu Âu vốn bắt đầu dự trữ khí đốt từ năm 2006, ít bị ảnh
hưởng hơn nhưng cũng không khỏi điêu đứng trước tình trạng giá khí đốt trọn gói
tăng ngất ngưởng, đến nỗi Brussels tuyên bố tình trạng đó “hoàn toàn không thể
chấp nhận được”.
Ta có thể thấy khủng hoảng khí đốt khi Nga dừng việc cung cấp khí đốt cho
Châu Âu không chỉ dừng lại ở khủng hoảng năng lượng, mà còn liên quan đến
khủng hoảng chính trị, xã hội.
3.2.2. Sự phụ thuộc Nga vào Châu Âu
Trong giới hạn của bài nghiên cứu, tôi chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu

những sự ảnh hưởng của Nga trước hành động trừng phạt của Châu Âu nhắm vào
mình.
a. Lý do Châu Âu trừng phạt Nga
Lý do trực tiếp nhất khi EU và Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt là đổ
lỗi cho rằng Nga chưa sẵn sàng tìm cách làm giảm căng thẳng ở Ukraine và chưa
sẵn sàng hợp tác để điều tra vụ MH17. Song, nguyên nhân sâu xa, chính sách này
8

8


nhằm mục đích kiềm chế Nga, làm suy yếu Nga, và phục hồi các mục tiêu chính trị.
Đây không phải là động thái mới của phương Tây. Trước đây họ vẫn sử dụng
các chính sách này đối với những nước có chính sách tương đối độc lập và không
đi theo họ.
b. Thực trạng Châu Âu trừng phạt Nga - Các chính sách trừng phạt
Các biện pháp trừng phạt mới nhất của EU tập trung vào những lĩnh vực then
chốt trong nền kinh tế Nga, gồm ngân hàng, dầu khí và vũ khí quốc phòng. Đây
cũng là lần đầu tiên EU áp đặt biện pháp cấm vận toàn diện nhất đối với Nga.
Trước đây, EU chỉ áp dụng các biện pháp cấm cấp thị thực, đóng băng tài sản
các quan chức hàng đầu của chính phủ Nga và đình chỉ đối thoại Nga - EU. Dự
kiến, các biện pháp trừng phạt sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng quốc doanh của
Nga khi tiếp cận các thị trường tài chính Châu Âu, và cấm xuất khẩu công nghệ cao
cho lực lượng vũ trang Nga. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông
báo quyết định siết chặt cấm vận đối với mảng tài chính, năng lượng, vũ khí và
hàng hải của Nga.
c. Hệ quả của sự trừng phạt
Các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Nga
Thiệt hại gây ra bởi các biện pháp trừng phạt về tài chính đã để lại những
hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Nga, làm giảm triển vọng về đầu tư và phát

triển. Khoản tiền đầu tư cho xuất khẩu giờ chủ yếu chỉ để trả các khoản vay đã
được gia hạn thêm.
Tính đến cuối năm 2015, nợ nước ngoài ròng của các ngân hàng Nga đã
giảm 56,6 tỷ USD so với mức tăng 13,7 tỷ USD của năm 2013. Tổng số nợ nước
ngoài của Nga giai đoạn 2014 - 2015 giảm hơn 200 tỷ USD (khoảng 30%). Nếu
biết rằng, khoảng 90% các khoản vay nước ngoài của Nga là từ các tập đoàn lớn thì
có thể thấy một sự suy giảm chưa từng có tiền lệ trong đầu tư của các tập đoàn lớn
của Nga.
Ngành khai thác dầu của Nga cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi các lệnh trừng
phạt của châu Âu. Theo ước tính, sự sụt giảm đối với ngành sản xuất dầu và khí đốt
9

9


ở Nga do các lệnh trừng phạt của EU và Mỹ có thể lên đến 3-5%.
Việc đánh giá tác động của các biện pháp trừng phạt đối với ngành công
nghiệp quốc phòng của Nga [cắt nguồn cung cấp hàng hóa và cấm hợp tác với các
công ty của Nga trong lĩnh vực này] có thể khó đánh giá vào thời điểm này, tuy
nhiên nhiều ý kiến cho rằng chắc chắn nó sẽ khiến Nga mất đi nhiều cơ hội để hiện
đại hóa nền kinh tế và làm chậm những nỗ lực để khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng hiện nay ở Nga.
Các chuyên gia cho rằng, các biện pháp trừng phạt chịu trách nhiệm khoảng
1/3 trong tổng số các nguyên nhân khiến kinh tế Nga suy thoái như hiện nay.
Các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế các nước Châu Âu
Nếu Nga bị thiệt hại khoảng 25 tỷ Euro trong năm 2015 vì các lệnh trừng
phạt của EU liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thì các nước EU cũng bị
ảnh hưởng không nhỏ trước hành động trả đũa của Nga. Cụ thể: Trong hai năm
2014-2015, các nước EU bị thiệt hại khoảng 90 tỷ USD. Trong đó, Italia, Pháp
đang chịu những thiết hại không nhỏ từ lệnh cấm vận này.

Theo ước tính của Hiệp hội doanh nghiệp thủ công vừa và nhỏ ở Italia, lệnh
cấm vận khiến nước này thiệt hại ít nhất 3,6 tỷ USD. Trong đó, ngành công nghiệp
chế tạo thiệt hại nặng nề nhất với 3,5 tỷ USD. Lệnh vấm vận Nga áp dụng từ năm
2014 khiến kim ngạch xuất khẩu của Italia sang Nga giảm còn 7 tỷ Euro thay vì
gần 11 tỷ Euro năm 2013.
Vùng công nghiệp phát triển nhất của Italia thiệt hại nghiêm trọng nhất từ
lệnh cấm vận với hơn 1 tỷ Euro. Tiếp đến là vùng Emilia-Romagna, thiệt hại 771
triệu Euro. Các doanh nghiệp vùng Veneto, hơn 688 triệu Euro.
Nông sản Italia cũng gặp nhiều khó khăn khi khối lượng xuất khẩu nông sản
từ nước này sang Nga năm 2015 đã giảm hơn một nửa, gây thiệt hại 244 triệu Euro.
Báo cáo của trung tâm nghiên cứu thuộc hiệp hội nhà sản xuất nông nghiệp
Confagricoltura cho biết: Việc Nga cấm nhập khẩu “đã tác động nặng nề đến ngành
nông nghiệp Italia.
10

10


Không chỉ có Ý, nông dân nước Pháp cũng rơi vào tình trạng tương tự vì
lệnh cấm vận Nga. Pháp mỗi năm xuất khẩu vào Nga gần 70 nghìn tấn thịt lợn. Tuy
nhiên, lệnh cấm vận khiến số lượng thịt lợn xuất khẩu này bị chặn đường đến Nga.
Trước đó, đầu tháng 9/2015, hơn 5.000 nông dân châu Âu cùng 1.000 người điều
khiển xe đầu kéo đã biểu tình trên đường phố Brussels (Bỉ) vì thiệt hại từ lệnh cấm
vận Nga gây ra
3.3. Kết luận
Đúng như giả thuyết của tác giả Anthony Giddens, thế giới chúng ta đang
sống, trong đó các cá nhân, các nhóm, các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau, thể
hiện qua ví dụ cụ thể từ mối quan hệ phụ thuộc giữa Châu Âu với Nga.
Đầu tiên về việc Châu Âu phụ thuộc vào khí đốt do Nga cung cấp. Ta có thể
thấy bất kỳ động thái căng thẳng nào giữa Nga và Ukraine cũng gây ảnh hưởng

trực tiếp đến nguồn cung cấp khí đốt của Châu Âu khi có rất nhiều đường ống dẫn
khí từ Nga đến Châu Âu phải chảy qua Ukraine. Châu Âu bị biến thành “con tin”
giữa mối căng thẳng này. Châu Âu thường xuyên phải đứng giữa để “tìm lối thoát”
cho những lần căng thẳng giữa hai nước.
Thứ hai về việc Châu Âu thực hiện một loạt các biện pháp kinh tế để trừng
phạt Nga. Nga đã chịu tổn thất nặng nề khi các nước Châu Âu thực hiện một loạt
các chính sách để “cô lập” mình. Tuy nhiên vì các nước Châu Âu và Nga có mối
quan hệ kinh tế phức tạp, nên bất cứ động thái trừng phạt Nga nào của Châu Âu
cũng là con dao hai lưỡi khiến Châu Âu cũng bị tổn thất nặng nề. Không chỉ có
kinh tế, mà nền chính trị của các nước Châu Âu cũng bị lung lay, thể hiện qua việc
nước Anh rút khỏi liên minh Châu Âu EU.
Trong bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến những thách thức mà toàn cầu hoá
tạo ra mà chưa đề cập nhiều đến cơ hội mà nó mang lại như phát huy được lợi thế
so sánh để phát triển, tăng nguồn vốn đầu tư, nâng cao trình độ kỹ thuật - công
nghệ, thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, mở rộng kinh tế đối ngoại,
cơ sở hạ tầng được tăng cường…
11

11


Toàn cầu hoá chính là con dao hai lưỡi, đòi hỏi các quốc gia phải có sự sáng
suốt để quyết định các chính sách sao cho tận dụng được những cơ hội mà toàn cầu
hoá mang lại và giải quyết những thách thức mà toàn cầu hoá đưa ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
12

12



1.

Hải Anh, Vì nguồn cung năng lượng, EU không thể "thoát Nga", truy cập
27.12.2016

< />
kien-nghi/nhan-dinh-du-bao/vi-nguon-cung-nang-luong-eu-khong-the-thoat2.

nga.html>
Huệ Bình,

Mỹ

-

Nga

đấu

khí

đốt,

truy

cập

25.12.2016,


< />
2014030822550036.htm>
Hùng Dũng, Cơn khát khí đốt của EU ngày càng phụ thuộc vào Nga, truy
cập 24.12.2016 < />
4.

cang-phu-thuoc-vao-nga.nvu>
Bích Đào, Lệnh trừng phạt Nga- con dao 2 lưỡi của EU và Mỹ, truy cập
28.12.2016, < />
5.

luoi-cua-eu-va-my-342809.vov>
Đức Nguyễn, Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, châu Âu có chết cóng?, truy
cập 30.12.2016, < />
6.

chau-au-co-chet-cong-201407231454531172.chn>
Ngọc Dương, Phương Tây mâu thuẫn vì trừng phạt Nga: Kinh tế đi đầu, truy
cập 25.12.2016 < />
7.

phat-Nga-Kinh-te-di-dau/158324906/161/>
Phạm Hà, Mỹ và châu Âu thảo luận gia tăng trừng phạt Nga, truy cập
26.12.2016, < />
8.

phat-nga-569975.vov>
An Huy, Châu Âu “phát sốt” vì Nga có thể cắt khí đốt, truy cập 31.12.2016,
< />
9.


20140902103839722.htm>
Phúc Lai, Châu Âu ‘nhờn đòn’ cắt khí đốt của Nga?, truy cập 30.12.2016,
< />
nga-219283.html>
10. Huệ Linh, 2 năm sau khi áp dụng lệnh trừng phạt: Nga và EU đều thiệt hại,
truy cập 29.12.2016 < />13

13


11.

Như Quỳnh, Hậu quả rõ rệt từ sắc lệnh trừng phạt của Nga, truy cập

27.12.2016, < />12. Lê Sơn, Về “ngoại giao” khí đốt của Nga đối với Châu Âu, truy cập
24.12.2016 < />13. Quang Tuấn, Châu Âu khó chấm dứt phụ thuộc khí đốt Nga, truy cập
25.12.2016

< />
thuc-khi-t-nga.html>
14. Đặng Vũ, Khí đốt từ Mỹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho châu Âu, truy cập
25.12.2016,

< />
du-nhu-cau-cho-chau-au/550750.antd>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC


14

14


LỊCH SỬ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề bài: Vận dụng quan điểm của Giddens
về toàn cầu hoá để phân tích ví dụ trong thực tế

Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên
MSSV:
Lớp

: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
: Nguyễn Quỳnh Trang
: 14032311
: K59 Xã hội họ

Hà Nội 12/2016

15

15




×