Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty điện lực quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.6 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Qlý

: Quản Lý

QP-AN

:Quốc Phòng An Ninh

SX

:Sản xuất

CNTT

:Công nghệ thông tin

KT-GS

:Kiểm tra- Giám sát

T.T-B.V-P.C : Thanh tra- bảo vệ- pháp chế
MBĐ

1

Nguyễn Thị Thúy



: Mua bán điện

1

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
Phần 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY……………….………….….2
ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH………………..……………………………………..…2
1.1 Tên đơn vị thực tập, tên giao dịch, địa chỉ………………………………………...2
1.2 Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển ……………………………………………..2
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Điện Lực Quảng Ninh……….….………….3
1.4 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý………………………………………...…….…4
Phần 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA…………….................9
CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH.....................................................................9
2.1 Thực trạng vốn và nguồn vốn của công ty………………….……………………..9
2.2 Kêt quả sản xuất kinh doanh của công ty…………………….…………………..10
2.3 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty………….…………….…...12
2.3.1 Kết quả đạt được…………………………………………….…………………12
2.3.2 Tồn tại, nguyên nhân…………………………………………..……………….13
Phần 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ………………….…………..14
3.1 Kiến nghị với đơn vị thực tập…………………………………………….……....14
3.2 Kiến nghị đối với nhà trường………………………………………….…….…...14

KẾT LUẬN………………………………………………………………………….15

2

Nguyễn Thị Thúy

2

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

3

Nguyễn Thị Thúy

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

3

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
LỜI MỞ ĐẦU

Ngành điện là một ngành luôn phải đi tiên phong trong quá trình phát triển kinh

tế của mọi quốc gia. Do vậy ngành điện luôn gặp phải những khó khăn, đặc biệt là
luôn phải đi trước tạo tiền đề cho các ngành kinh tế và cả nền kinh tế.
Một trong những vấn đề của ngành điện là ngoài việc cung cấp điện an toàn, ổn
định và liên tục để phục vụ mục đinh kinh tế, chính trị của quốc gia còn phải đảm bảo
doanh thu để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.
Việc sử dụng vốn và quản lý vốn một cách có hiệu quả là một trong những tiêu
chí được đặt lên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng và quản lý tốt nguồn
vốn sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới và sử dụng
tốt các nguồn lực.
Với một khoảng thời gian thực tập ngắn và do kiến thức còn hạn chế của em, báo
cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô giáo nhận xét và góp
ý để em hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tạo đã tận tình hướng dẫn em
làm báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công ty điện lực Quảng Ninh đã
giúp đỡ và cung cấp số liệu để em hoàn thành tốt nội dung thực tập.
Báo cáo của em gồm 3 phần
Phần 1: Giới thiệu khái quát về sự ra đời của công ty Điện lực Quảng Ninh.
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty điện lực Quảng Ninh.
Phần 3: Một số ý kiến đề xuất kiến nghị.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thúy

4

Nguyễn Thị Thúy

4


MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
Phần 1:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH
1.1 Tên đơn vị thực tập, tên giao dịch, địa chỉ.
- Tên giao dịch : Công Ty Điện Lực Quảng Ninh.
- Tên giao dịch quốc tế: Quang Ninh Power Company.
(viết tắt bằng tiếng Anh là PCQN)
-Trụ sở chính: Km05- Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Hồng Hà, Thành Phố
Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
- Tài khoản chuyên thu: 102010000222086 tại ngân hàng Công thương
Quảng Ninh.
- Tài khoản chuyên chi: 102010000221472 tại ngân hàng Công thương
Quảng Ninh.
- Điện thoại: 033.2210.229.
- Fax: 033.3833065.
1.2 Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển.
- Tiền thân của Công Ty Điện Lực Quảng Ninh là Nhà máy Điện Cột 5- Hồng
Gai do Pháp xây dựng vào những năm đầu Thế kỷ XX. Từ năm 1955 đến năm 1964
Nhà máy Điện trực thuộc Cục Điện lực.
- Năm 1965, Nhà máy Điện Cột 5 được tách ra một bộ phận hình thành Sở quản
lý và phân phối Điện khu vực 5 trực thuộc Công ty Điện lực Miền Bắc của Bộ Điện
lực.
- Năm 1973, Công ty quản lý phân phối Điện khu vực 5 được đổi tên là Sở Điện
lực Quảng Ninh thuộc công ty Điện lực I của Bộ Năng Lượng.


5

Nguyễn Thị Thúy

5

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
- Tháng 3 năm 1996, Bộ Năng Lượng nhập vào Bộ Công Nghiệp, Sở Điện lực
Quảng Ninh đổi tên thành “Điện Lực Quảng Ninh” trực thuộc Công ty Điện lực I của
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
- Điện lực Quảng Ninh là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc trong Công ty Điện
lực I, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được đăng ký kinh doanh,
có tư cách pháp nhân theo phân cấp và ủy quyền của công ty Điện lực I.
- Điện lực Quảng Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước cung ứng điện cho các
đơn vị sản xuất và phục vụ đời sống, văn hóa cho nhân dân trên địa bàn Tỉnh Quảng
Ninh. Điện lực Quảng Ninh tham mưu giúp Tỉnh quy hoạch phát triển lưới điện trong
địa bàn một Tỉnh miền núi, hải đảo, thực hiện phương châm của Đảng và Nhà nước
ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế và
phục vụ đời sống, văn hóa tinh thần cho nhân dân, đáp ứng các mục tiêu kinh tế,
chính trị và văn hóa xã hội.
- Đến năm 2012, sản lượng điện thương phẩm của Công ty điện lực Quảng Ninh
đã là: 1.944.620 MWh gấp 15,5 lần năm 1980 và gấp gần 100 lần năm 1965. Hầu hết
hệ thống đường dây 110kV, 35 kV đều cấp điện bằng 2 đường dây cho một phụ tải.
Trong trường hợp một đường dây bị sự cố thì đã có một đường dây dự phòng cấp điện
trở lại, thời gian ngừng cấp điện do thao tác rất ngắn. Hầu hết các trạm 110 kV đã có

hai máy biến áp. Một máy biến áp vận hành và một máy biến áp luôn ở trạng thái dự
phòng nóng. Quá trình cung cấp điện cho các hộ phụ tải đảm bảo an toàn liên tục.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Điện Lực Quảng Ninh.
- Điện lực Quảng Ninh là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công Ty Điện
Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Nhiệm vụ chính là kinh doanh điện năng, cấp
điện cho các hộ phụ tải trong và ngoài Tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện quyết định của
thủ tướng chính phủ số 148/2006/QĐ - TTg ngày 26 tháng 6 năm 2006 về việc thành
lập Công Ty Mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ năm 2006 cho đến nay Điện lực
6

Nguyễn Thị Thúy

6

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
Quảng Ninh cũng như các điện lực khác trên toàn quốc mở rộng kinh doanh theo
hướng “kinh doanh đa ngành nghề” trong đó thêm một sản phẩm kinh doanh chính
nữa đó là kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng và internet. Đến đầu năm
2012 công ty đã giao lại dịch vụ viễn thông cho Viettel.
- Tuy là một doanh nghiệp kinh doanh điện nhưng Điện lực Quảng Ninh cũng
như một số Điện lực khác trên toàn quốc thực hiện mô hình doanh nghiệp “nửa kinh
doanh, nửa công ích” đó là đưa điện tới vùng sâu, vùng xa, cấp điện cho đồng bào
thiểu số vùng núi và hải đảo.
- Hiện tại Điện lực Quảng Ninh đã cấp điện cho 100% số xã trên đất liền của
Tỉnh Quảng Ninh có điện lưới quốc gia, chỉ còn huyện đảo Cô Tô cách đất liền 30km
chưa có điện lưới, đang sử dụng máy phát điện. Tháng 9 năm 2012, Công ty Điện lực

Quảng Điện lực Quảng Ninh đang triển khai dự án đưa điện ra đảo Cô Tô
- Bán kính tiêu thụ sản phẩm điện năng của Điện lực Quảng Ninh rất rộng, trải
dài trên 300 km từ Đông Triều đến Móng Cái.
1.4 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý.
1.4.1 Sơ đồ tổ chức.
Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức.

7

Nguyễn Thị Thúy

7

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC
- Qlý kỹ thuật
- An toàn
- Sản xuất khác
-QP-AN

Phòng kỹ

thuật
Phòng
Thanh tra An
toàn
Phòng
Điều Độ

Văn phòng
công ty

PHÓ GIÁM
ĐỐC
- Kế hoạch SX
- Đầu tư
- Xây dựng cơ
bản

PHÓ
GIÁM
ĐỐC
- Vật tư
- CNTT

PHÓ GIÁM
ĐỐC
- Kinh doanh
- Giám sát MBĐ

Phòng kế
hoạch đầu tư


Phòng
CNTT

Phòng kinh
doanh

Phòng
Vật Tư

Phòng
KT GS
MBĐ

Đội
Vận Tải

Phòng
QLý xây
dựng

Phòng
T.chức L.động

Phân xưởng
Cơ Điện

Phòng
T.T-B.V-P.C


Phân xưởng
Thiết Kế

Phòng
T.chính K.toán

Phân xưởng
Nguyễn
Thị Thúy
TN-DL
(Bộ phận TN)
8

PHÓ GIÁM
ĐỐC
- Văn phòng
- Vận tải
- Hậu cần
- Cơ sở vật chất

8

Phân xưởng
MSV: 09A09918
TN-DL
(Bộ phận DL)


Báo cáo thực tập


GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

14 ĐIỆN LỰC TRỰC THUỘC
1.4.2 Chức năng của từng phòng ban.
Cơ cấu tổ chức của Điện lực Quảng Ninh được bố trí theo kiểu trực tuyến - Chức
năng bao gồm:
- Giám đốc Điện lực: Với vai trò lãnh đạo chung toàn Điện lực, là đại diện pháp
nhân của doanh nghiệp trước Nhà Nước và trước Pháp luật, đại diện cho quyền lợi
của cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Điện lực
- Phó giám đốc kỹ thuật - Xây dựng cơ bản: Giúp việc cho giám đốc, trực tiếp
phụ trách công tác điều độ lưới điện, kỹ thuật vận hành, an toàn sản xuất, giúp việc
cho giám đốc quản lý.
- Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ trách khâu
kinh doanh bán điện.
- Phó giám đốc vật tư: Giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ trách khâu: cung
ứng vật tư, hành chính, đời sống, văn phòng.
- Phó giám đốc trung tâm viễn thông: Giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ
trách khâu kinh doanh viễn thông.
- Phòng Tổ chức lao động: Do Giám đốc Điện lực trực tiếp phụ trách, có nhiệm
vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, tổ chức lao
động - tiền lương, định mức lao động, đào tạo, thanh tra, thi đua, khen thưởng, kỷ
luật lao động...
9

Nguyễn Thị Thúy

9

MSV: 09A09918



Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
- Phòng Kế hoạch: Do Giám đốc Điện lực trực tiếp phụ trách, có nhiệm vụ tham
mưu cho giám đốc về công tác xây dựng các kế hoạch hoạch dài hạn, ngắn hạn, trung
hạn
- Phòng Kỹ thuật: Do phó giám đốc kỹ thuật phụ trách, có nhiệm vụ quản lý
công tác vận hành, sửa chữa đường dây và trạm điện. Quản lý các quy trình, quy
phạm, định mức khối lượng công việc, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chương trình chống
tổn thất điện năng…
- Phòng Kinh doanh: Do phó giám đốc kinh doanh phụ trách có nhiệm vụ: Xây
dựng và chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch kinh doanh bán điện, phát triển khả
năng cung ứng điện năng, giá bán điện. Quản lý quy trình kinh doanh bán điện, quản
lý thiết bị đo đếm điện năng. Thống kê sản lượng điện thương phẩm, lập hoá đơn thu
tiền điện và thanh quyết toán việc thu tiền điện với thu ngân....
- Phòng Điều độ: Do phó giám đốc kỹ thuật phụ trách, có nhiệm vụ quản lý,
thực hiện điều độ vận hành toàn bộ lưới điện tỉnh Quảng Ninh, lập phương thức vận
hành và chỉ huy thao tác xử lý sự cố…
- Phòng An toàn lao động: Do phó giám đốc kỹ thuật phụ trách, có nhiệm vụ
quản lý, xây dựng kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn sản xuất về người lao động và
thiết bị máy móc. Tổ chức kiểm tra về công tác an toàn lao động, kiểm tra thiết bị,
trang bị an toàn…
- Phòng Vật tư: Có nhiệm vụ cung ứng toàn bộ vật tư thiết bị cho công tác quản
lý, vận hành, sửa chữa cho các công trình do Điện lực thi công. Lập kế hoạch cung
ứng vật tư thiết bị, quản lý vật tư thiết bị, hàng hoá mua bán, quá trình nhập và xuất
kho tàng.
- Phòng Quản lý xây dựng: Có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ bản, tham gia với địa phương và cơ quan lập quy hoạch về xây dựng quy
hoạch lưới điện phân phối. Điều hành dự án....

10

Nguyễn Thị Thúy

10

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
- Phòng Tài chính - Kế toán: Do Giám đốc trực tiếp phụ trách có nhiệm vụ:
Quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và tài sản được giao đúng mục đích, tiết
kiệm và hiệu quả. Có trách nhiệm thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước và
nộp về Công ty Điện lực I, xây dựng kế hoạch tài chính, thực hiện giá bán điện theo
quy định của Nhà nước.
- Phòng Hành chính: Do phó giám đốc vật tư phụ trách có nhiệm vụ: Quản lý
công tác quản trị hành chính lễ tân, khánh tiết và các công việc: văn thư, lưu trữ,
tuyên truyền, phục vụ khu vực văn phòng, nhà ăn giữa ca...
- Phòng thanh tra pháp chế: Do Giám đốc trực tiếp phụ trách có nhiệm vụ:
thanh tra pháp chế nội bộ Điện lực, trả lời các đơn thư khiếu kiện về Điện trong toàn
Điện Lực. Bảo vệ tài sản, kho tàng của Doanh nghiệp, giữ gìn trật tự an ninh.
- Trung tâm viễn thông Điện Lực: Do phó giám đốc trung tâm viễn thông quản
lý làm nhiệm vụ: Quản lý toàn bộ hệ thống viễn thông Điện lực, lập kế hoạch kinh
doanh viễn thông trước mắt và lâu dài, đào tạo công tác viễn thông cho Điện Lực
Quảng Ninh.... Hiện tại trung tâm viễn thông có 3 phòng chức năng giúp việc đó là:
Phòng kinh doanh viễn thông, phòng tổng hợp và phòng kỹ thuật

11


Nguyễn Thị Thúy

11

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

Phần 2:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH.
2.1 Thực trạng vốn và nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.1: Thực trạng vốn và nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
I.Tổng Tài
Sản
A- Tài sản cố
định
B- Tài sản lưu
động
II.Tổng Nguồn
Vốn
A- Nguồn vốn
chủ sở hữu
B- Nợ phải trả

- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn

2010

2011

2012

2011 / 2010
Số tiền

(%)

2012 / 2011
Số tiền

(%)

659.957 786.388 1.244.463 126.431 19,16

458.075 58,25

373.162 383.184 925.463

10.022

542.279 141,52

286.795 403.204 319.000


116.409 40,59

2,69

-84.204

-20,88

659.957 786.388 1.244.463 126.431 19,16

458.075 58,25

179.878 203.152 581.368

23.274

378.216 186,17

480.079 583.236 663.095

103.157 21,49

79.859

478.080 581.600

661.789

103.520


21,65

80.189

13,79

1.306

-363

-18.16

-330

-20,17

1.999

1.636

12,94

13,69

( Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán)
12

Nguyễn Thị Thúy


12

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
- Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng vốn của công ty qua các năm đều có sự
tăng trưởng chứng tỏ sự lớn mạnh của công ty trong các năm qua. Năm 2011tổng vốn
của doanh nghiệp tăng lên 126.431 triệu đồng tương ứng tăng 19,16% nhưng chủ yếu
là do sự tăng của tài sản lưu động với mức tăng là 116.409 triệu đồng tương ứng với
mức tăng là 40,59%, việc này làm cho cơ cấu vốn của doanh nghiệp thay đổi. Theo đó
vốn lưu động chiếm đến 51,27% trong khi vốn cố định giảm xuống còn dưới 50%.
Hiện tượng này đã thay đổi vào năm 2012, được thể hiện rõ qua cơ cấu vốn. Vốn lưu
động chỉ còn chiếm 25,63% trong tổng vốn kinh doanh và vốn cố định đã chiếm tới
74,37% tăng 141,52% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 542.279 triệu đồng so với
năm 2011. Việc tăng này chủ yếu là do tài sản cố định tăng 542.523 triệu đồng tương
ứng tăng 144,61% , do trong năm 2012 công ty đầu tư vào máy móc thiết bị và các
phương tiện vận tải truyền dẫn. Trong khi đó tiền của doanh nghiệp lại giảm 50.028
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 71,61% so với năm 2011 và khoản phải thu
khách hàng giảm 26.462 tương ứng giảm 88,72%. Kết qủa này cho thấy năm 2012,
việc công ty bị chiếm dụng vốn đã giảm đáng kể, điều này cho thấy nỗ lực đáng kể
của công ty trong việc thu các khoản phải thu ngắn hạn.
- Tương ứng với sự tăng lên về vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên
qua các năm. Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ phải trả
chiếm tỷ trọng lớn: trên 50% trong cả 3 năm mà chủ yếu là nợ ngắn hạn, điều này cho
thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn. Đặc biệt trong 2 năm 2010 và 2011, nguồn vốn
này chiếm trên 70%, nguyên nhân chính là Công ty Điện Lực Quảng Ninh phải trả nội
bộ (công ty Điện Lực Miền bắc) nên áp lực trả nợ không cao. Đến năm 2012 với sự
tăng lên của vốn chủ sở hữu, tăng 378.216 triệu đồng tương ứng với mức tăng là

186,171% đã làm thay đổi cơ cấu trong tổng nguồn vốn. Khả năng tự chủ về tài chính
của doanh nghiệp dần được nâng cao.
2.2 Kêt quả sản xuất kinh doanh của công ty.
13

Nguyễn Thị Thúy

13

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tiêu chí
Doanh thu BH
& CCDV
Doanh thu thuần
về BH & CCDV
Giá vốn hàng
bán
Lợi nhuận gộp
về BH & CCDV
Doanh thu tài
chính
Chi phí tài

chính
Chi phí bán
hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Lợi nhuận từ
HĐKD
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước
thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau
14

Nguyễn Thị Thúy

2010

2011

2011 / 2010
Số tiền
(%)

2012

2012 / 2011
Số tiền
(%)


9.553

16.918 20.132

7.365

77,1

3.214

19,0

9.553

16.918 20.132

7.365

77,1

3.214

19,0

7.999

13.546 15.399

5.547


69,35

1.853

13,68

1.554

3.372

4.733

1.818

116,99

1.361

40,36

610

819

-

209

34,26


-

-

-

-

-

-

-

-

-

28

49

297

21

75,00

248


506,12

13

253

577

240

1.846,15

324

128,06

2.123

3.889

3.859

1.766

83,18

-30

-0,77


2.861

2.426

1.542

-435

-15,20

-884

-36,44

4.984

6.315

5.401

1.331

26,71

-914

-14,47

1.511
3.473


1.574
4.741

654
4.747

63
1.268

4,17
36,51

-920
6

-58,45
0,13

14

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

thuế
(nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)

Lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm 2010, 2011,
2012.
Trong năm 2011 với mức tăng là 1.268 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là
36,51% có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên khá nhanh mà nguyên nhân
chủ yếu là do sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ
hoạt động tài chính. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 7.365 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 77,1%, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 209 triệu
đồng (34,26%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đến năm 2012, lợi nhuận của
doanh nghiệp có tăng nhưng tăng ít với mức tăng là 6 triệu đồng tương ứng tăng
0,13%, đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đang giảm dần, mà
điển hình là sự tăng lên đột biến của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp, cụ thể chi phí bán hàng tăng 248 triệu đồng tương ứng với mức tăng là
506,12%, chi phí quản lý tăng 324 triệu đồng tương ứng tăng 128,06%. Với tốc độ
tăng chi phí như vậy là điều đáng ngại đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, cũng như ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của công ty, trong khi đầu năm
2012 công ty đã giao lại dịch vụ viễn thông cho Viettel. Công ty cần xem xét quản lý
tốt các khoản chi phí để có được hiểu quả kinh doanh tốt hơn. Cũng trong năm 2012
hoạt động tài chính của doanh nghiệp không phát sinh.
2.3 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.1 Những kết quả đạt được
-Về kinh doanh: Công ty tiếp tục duy trì tốt hoạt động kinh doanh, đảm bảo
lượng điện thương phẩm bán ra cũng như doanh thu lợi nhuận.
- Về việc tổ chức sản xuất vận hành: Công ty đảm bảo cung cấp điện an toàn cho
các sự kiện kinh tế, chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh và toàn thể người dân. Triển khai
15

Nguyễn Thị Thúy

15


MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
đúng chương trình mà Tổng công ty phê duyệt, duy trì tốt công tác quản lý và vận
hành thiết bị. Xây dựng và củng cố các đường dây, các trạm biến áp kiểu mẫu theo
đúng kế hoạch đã đăng ký.
- Trong công tác quản lý: Ban giám đốc Điện lực Quảng Ninh đã luôn sáng tạo,
khai thác vận dụng sức mạnh trí tuệ của tập thể các bộ công nhân viên. Đổi mới trang
thiết bị cải thiện điều kiện làm việc, có các biện pháp tăng năng suất lao động như
khen thưởng.
- Công ty thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn cho công nhân viên về
công tác kỹ thuật cũng như công tác quản lý để nhằm tiếp cận với công nghệ mới.
- Xây dựng lưới điện nông thôn giai đoạn 2 gồm phường Hải Hòa, Ka long, Hải
Yên, Ninh Dương, xã Hải Xuân, Hải Đông, Vạn Ninh, Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Vĩnh
Trung, Vĩnh Thực thuộc địa bàn thành phố Móng Cái.
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty vẫn còn một số tồn tại sau:
- Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân đầy đủ, là đơn vị chủ quản của 26 công ty Điện lực trên địa bàn phía Bắc nước
ta. Công ty Điện lực Quảng Ninh là thành viên hạch toán phụ thuộc vơi tư cách pháp
nhân chưa đầy đủ. Với cơ cấu tổ chức phần nào còn bao cấp, tập trung nhiệm vụ cho
sản xuất chính (kinh doanh bán điện) đã hạn chế ít nhiều đến ý thức phấn đấu tiết
kiệm chi phí, làm giảm lợi nhuận của công ty.
- Tự chủ tài chính còn thấp, kết quả thu nhập còn phụ thuộc vào sự điều tiết trong
Tổng công ty Điện lực.
- Trong những năm gần đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, công ty cần chú
trọng đối với chính sách đãi ngộ đảm bảo ổn định về tinh thần và vật chất cho người
lao động yên tâm công tác tại công ty.

16

Nguyễn Thị Thúy

16

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

Phần 3:
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
3.1 Đề xuất với đơn vị thực tập
- Tiếp tục duy trì mạng lưới tiêu thu hiện có, không ngừng xây dựng và phát triển
hệ thống lưới điện. Đầu tư trang thiết bị cũng như hệ thống truyền dẫn an toàn, đặc
biệt là khu vực dân cư có hệ thống lưới điện đi qua.
- Phấn đấu tăng sản lượng điện thương phẩm, điều chỉnh linh hoạt giá cả và các
chế độ chính sách.
- Quản lý tốt các loại chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí
bán hàng để bảo đảm hiệu quả kinh doanh.
- Tiếp tục thực công tác xây dựng lưới điện nông thôn tại các địa phương chưa có
lưới điện để tiến tới toàn tỉnh đều có điện dùng.
- Thường xuyên cho cán bộ công nhân viên đi học thêm các khóa học kỹ thuât,
và các khóa học về an toàn lao động.
3.Đề xuất với nhà trường.

17


Nguyễn Thị Thúy

17

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo
- Trong quá trình làm việc lại công ty Điện lực Quảng Ninh với sự giúp đỡ của
các anh chị phòng tài chính kế toán và Thầy Nguyễn Văn Tạo, em xin chọn đề tài:
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Điện Lực Quảng Ninh.

KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu chung của toàn nhân loại và công ty
Điện lực Quảng Ninh là một trong các doanh nghiệp đang tiếp nhận có hiệu quả các
cơ hội mà quá trình hội nhập kinh tế mang lại cho việc sản xuất và kinh doanh điện.
Do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô
cũng như các cán bộ của phòng Tài chính-Kế toán của công ty Điện lực Quang Ninh.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn văn Tạo và các
anh chị trong công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn,
chỉ bảo em thực hiện bản báo cáo này.
Em xin trân thành cảm ơn!

18

Nguyễn Thị Thúy


18

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

19

Nguyễn Thị Thúy

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

19

MSV: 09A09918


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-----------------

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

20

Nguyễn Thị Thúy

20

MSV: 09A09918



×