Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tài liệu Quy trình quản lý vận hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 40 trang )

PHẦN I : THIẾT BỊ ĐIỆN .
I. Ắc quy .
II. Máy biến áp .
III. Máy cắt điện .
IV. Dao cách ly .
V. Máy biến dòng điện .
VI. Máy biến dòng điện .
VII. Tụ điện .
VIII. Động cơ không đồng bộ .
IX. Các thiết bị chống sét ?
X. Động cơ đồng bộ
PHẦN II : MẠCH ĐIỀU KHIỂN , ĐO LƯỜNG .
1. Mạch nhất thứ là gì ? Mạch nhị thứ là gì ?
2. Các chức năng của mach điều khiển , đo lường trong trạm biến áp ?
3. Vì sao mạch nhị thứ ( điều khiển, bảo vệ ) sử dụng nguồn điện 1 chiều
thay vì mạch xoay chiều ?
4. Các loại sơ đồ điện trong trạm biến áp, kí hiệu trong mạch điện ?
PHẦN III : RƠLE BẢO VỆ .
1. Công dụng và các yêu cầu của rơle ?
2. Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng ?
3. Liệt kê các rơle bảo vệ cho máy biến áp, máy phát điện, đường dây, thanh
góp.
4. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện.
5. Nguyên lý bảo vệ so lệch.
6. Nguyên lý bảo vệ khoảng cách.

1


PHẦN I : THIẾT BỊ ĐIỆN
I. Ắc quy .


1. Cấu tạo của ắc quy axit, ắc quy kiềm ?
Ắc quy là thiết bị biến đổi năng lượng điện năng thành hoá năng ( khi
náp điện vào ắc quy ) và biến đổi hoá năng thành điện năng ( khi cho Ác quy
phóng điện ). Ắc quy để cung cấp điện một chiều cho phụ tải .
1. Cấu tạo của ắc quy : Gồm ba phần chính :
* Vỏ bình : thường làm bằng thuỷ tinh, nhựa, chất tổng hợp chịu được
Acít, kiềm .
* Điện cực :
+ Điện cực dương :
- Với Ắc quy Axit : làm bằng PbO 2 ép chặt trong khung hình tổ ong làm
bằng chì .
- Với Ắc quy Kiềm : làm bằng Ni(OH) 2 nén chặt trong các khung được
khoan nhiều lỗ nhỏ làm bằng thép mạ kền .
+ Điện cực âm :
- Đối với Ắc quy Axit làm bằng Pb ép như trong khung điện cực dương .
- Đối với Ắc quy Kiềm làm bằng Fe(OH) 2 nén như trong khung điện cực
dương .
* Dung dịch điện phân :
+ Ắc quy Axit là dung dịch H2SO4.
+ Ắc quy Kiềm là dung dịch KOH.
2. Ứng dụng của ắc quy trong trạm biên áp và ưu điểm của nó ?
* Trong trạm biến áp , Ắc quy được dùng làm nguồn thao tác một chiều ,
giữ nhiệm vụ cung cấp điện cho các thiết bị nhị thứ như : điều khiển, tín hiệu, rơ
le tự động hoá, ánh sáng sự cố, các cơ cấu tự dùng quan trọng …
* Ưu điểm :
- Tin cậy vì hệ thống Ắc quy độc lập với lưới điện trong trạm .
- Khả năng cho phép quá tải ngắn hạn rất lớn .

II. Máy biến áp .
1. Máy biến áp là gì ? Phân loại máy biến áp ?

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ,
biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành hệ thống dòng
điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không đổi .
Theo công dụng, máy biến áp được phân loại như sau :
1. Máy biến áp lực : Dùng để truyền tải và phân phối công suất trong hệ
thống điện.

2


2. Máy biến áp chuyên dùng : Dùng cho lò luyên kim, cho các thiết bị
chỉnh lưu, máy biến áp hàn …
3. Máy biến áp tự ngẫu : biến đổi điện áp trong một phạm vị không lớn
lắm dùng để mở máy các động cơ điện xoay chiều
4. Máy biến áp đo lường : Dùng để giảm điện áp và dòng điện lớn để đưa
vào các đồng hồ đo .
5. Máy biến áp thí nghiệm : Dùng để thí nghiệm các điện áp cao.
Phân loại theo cấu tạo :
+ Máy biến áp 2 dây cuốn , máy biến áp 3 dây cuốn .
+ Máy biến áp tự ngẫu : Giữa cuộn sơ và thứ cấp không những liên hệ với
nhau về từ mà còn liên hệ với nhau về điện .
2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp ?
Máy biến áp gồm mạch từ và các cuộn dây như hình vẽ :

Đây là máy biến áp một pha hai dây cuốn . Dây cuốn 1 có w 1 vòng dây và
day cuốn 2 có w2 vòng dây được cuốn trên lõi thép . Khi đặt một điện áp xoay
chiều u1 vào dây cuốn 1, trong đó sẽ sinh ra từ thông Φ móc vòng với cả hai dây
cuốn 1 và 2 cảm ứng tra các sức điện động e 1 và e2 . Dây cuốn 2 có sđđ sẽ sinh
ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp là u 2 (nếu không tải i2 = 0 ). Như vậy năng
lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây cuốn 1 sang dây cuốn 2.

Giả sử điện áp xoay chiều đặt vào là một hàm số hình sin, thì từ thông do
nó sinh ra cũng là hàm số hình sin .
Φ = Φmsinω t .
Do đó theo định luất cảm ứng điện từ, sđđ cảm ứng tronmg các dây cuốn
1 và 2 sẽ là :

3


e1 = √2E1sin (ωt-π/2 )
e2 = √2E2sin (ωt-π/2 )
Trong đó :
E1 = 4,44ƒw1Φm
E2 = 4,44ƒw2 Φm
Là trị hiệu dụng của các sđđ cảm ứng trong dây cuốn w 1 và dây cuốn w2 . Sức
điện động cảm ứng này chậm pha với từ thông sinh ra nó một góc π/2
Nếu chia E1 cho E2 ta có tỷ số biến đổi của máy biến áp như sau :
E1
w1
K = ------- = -------E2
w2
Nếu không kể điện áp rơi trên dây cuốn coi U1 = E1 , U2 = E2 do đó k là tỷ số
biến áp giữa cuốn dây w1 và cuốn dây w2 .
3. Các tổ đấu dây của máy biến áp 3 pha ?
Tổ nối dây của máy biến áp, được hình thành do sự phối hợp kiểu đấu dây
sơ cấp và kiểu đấu dây thứ cấp. Nó biểu thị góc lệch pha giữa sđđ dây sơ cấp và
sđđ dây thứ cấp của máy biến áp. Góc lệch pha này phụ thuộc vào các yếu tố
sau :
- Chiều cuốn dây .
- Cách ký hiệu các đầu dây.

- Kiểu đấu dây cuốn ở sơ cấp và thứ cấp .

Tuỳ theo các yếu tố trên ta có các dạng tổ đấu dây : Y/Δ (m) và Y/Y (n), Δ/Δ
(n ) Với :

4


m : chỉ các số lẻ 1,3,5,7,9,11
n : Chỉ số chẵn 2,4,6,8,10,12
Ký hiệu A,B,C : chỉ các đầu đầu của cuộn dây sơ cấp.
Ký hiệu X,Y,Z : chỉ các đầu cuối của cuộn dây sơ cấp.
Ký hiệu a, b, c : chỉ các đầu đầu của cuộn dây thứ cấp
Ký hiệu x, y, z : chỉ các đầu cuối của cuộn dây thứ cấp.
Ví dụ: tổ nối dây: Y/Δ (11)

4. Ý nghĩa các thông số kỹ thuật cơ bản của máy biến áp ?
Đối với MBA cần lưu ý các thông số kỹ thuật cơ ban sau đây :
- Uđm : Điện áp làm việc định mức của các cuôn dây của MBA.
+ U1đm : điện áp làm việc định mức của cuộn sơ cấp.
+ U2đm : điện áp làm việc định mức của cuộn dây thứ cấp .
- Iđm : Dòng điện định mức của các cuộn dây MBA .
- fđm : Tần số làm việc định mức của MBA .
- Sđm : Công suất định mức của MBA trong điều kiện làm việc định mức.
- Y/Y(m), Δ/Δ (m) hoặc Y/Δ (n) : Tổ đấu dây của MBA.
- Un% : Trị số tương đối của trị số ngặn mạch của MBA.
- Ikt ( hoặc ΔPkt ) : dòng điện không tải hoặc tổn thất không tải của MBA.
Ngoài ra, trên nhãn máy còn ghi một số thông số khác như : trọng lượng
tổng cộng , trọng lượng dầu, chế độ làm mát, số nấc điều chỉnh dưới tải …
5. Cấu tạo các thiết bị chính của máy biến áp ?

Các bộ phận chính của máy biến áp gồm :
+ Mạch từ ( gông từ ) : được chế tạo từ các tấm tole silic dầy 0,35mm có
sơn phủ cất cách điện, được ghép lại với nhau làm nhiệm vụ dẫn truyền từ thông
trong máy biến áp .

5


+Cuộn dây : được chế tạo bằng dây đồng hoặc dây nhôm đã được bọc
cách điện, được cuốn đồng tâm, cuộn điện áp cao thường được cuốn bên ngoài
cuộn dây mang điện áp thấp, làm nhiệm vụ dẫn truyền dòng điện trong máy biến
áp.

+ Vỏ máy: dùng để cố định mạch từ, chứa toàn bộ mạch từ; cuộn dây và
dầu cách điện .
+ Sứ xuyên: cố định và đưa các đầu dây ra ngoài vỏ máy .
+ Dầu cách điện : vừa làm nhiệm vụ tăng cường cách điện phần mang
điện với phần không mang điện trong máy, vừa làm nhiệm vụ truyền nhiệt giữa
phần cuộn dây , mạch từ ra ngoài vỏ máy .
6. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết bị phụ của biến áp? Vai trò của nó
trong máy biến áp?
Các thiết bị phụ của máy biến áp làm mát kiểu ONAN bao gồm :
1. Hệ thống làm mát máy biến áp : được làm bằng cách ghép các ống tròn
hoặc dẹt, nối vào thân máy biên áp bằng các mắt bích nối (được gọi là cách tản
nhiệt). Nhiệm vụ làm tăng tiết diện tiếp xúc của lượng dầu cách điện trong thân
máy biến áp với không khí để tản nhanh nhiệt cho máy biến áp .
2. Bộ đổi nấc máy biến áp :
+ Bộ đổi nấc không tải : dùng điều chỉnh điện áp ra trong phạm vi nào đó
khi máy biến áp được cắt điện .
+ Bộ đổi nắc dưới tải : dùng điều chỉnh điện áp ra trong phạm vị nào đó

khi máy biến áp vẫn đang mang điện với giá trị dòng tải nào đó .
3. Bộ phận phòng nổ : là một mặt bích được bịt kín bằng một miếng
nhôm hay phíp mỏng, để giải thoát nhanh áp suất sinh ra trong máy biến áp khi

6


có sự cố xẩy ra bên trong máy biến áp . Hiện nay người ta thay kính phòng nổ
bằng một van áp lực . Khi sự cố bên trong máy biến áp, áp suất trong máy biến
áp tăng cao đến một giá trị nào đó đựơc chỉnh sẵn, van áp lực sẽ tác động làm
giảm nhanh áp suất trong máy và dầu được phụt ra ngoài qua van áp lực.
4. Hệ thống thở , giãn nở theo nhiệt độ của dầu trong máy biến áp : gồm
một bình dầu phụ chính nối xuống thân máy biến áp và các bộ phận cách ly gián
tiếp ( loại thùng dầu phụ có ba ngăn họăc có thùng nổi ) hay cách ly trực tiếp
( thùng dầu phụ có màng nổi ) với không khí bên ngoài. Khi máy biến áp làm
việc ứng với nhiệt độ dầu nào đó, lượng dầu trong thân máy chính giãn nở
( hoặc co lại ) ra sẽ được dồn lên ( hoặc hạ thấp ) trong bình dầu phụ, nhờ bộ
phận cách ly nên dầu và cuộn dây máy biến áp không bị nhiễm ẩm từ môi
trường bên ngoài .
5. Bộ lọc xi phông nhiệt : là một bình rỗng có chứa chất lọc sạch dầu
thường là hạt silicagen to, (được giữ lại trong bình bằng các tấm lưới ) , nhờ đối
lưu nhiệt, dầu trong thân máy biến áp trong quá trình làm việc sẽ được dẫn tuần
hoàn qua bộ lọc và sẽ được bộ lọc giữ lại các chất bẩn ( sinh ra trong quá trình
máy biến áo làm việc ).
7- quy trình vận hành máy biến áp, Số: 623/ĐVN/KTNĐ Hà Nội,
ngày 23 tháng 5 năm 1997
A- NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP
Điều 24:
Mỗi máy biến áp phải có những tài liệu kỹ thuật sau đây:
a. Lý lịch kỹ thuật của nhà chế tạo đi kèm theo máy.

b. Các biên bản thí nghiệm, nghiệm thu, bàn giao...
c. Sổ ghi chép những công việc sửa chữa, cải tiến, thí nghiệm định kỳ đã
thực hiện trong quá trình quản lý.
d. Sổ nhật ký vận hành của máy biến áp (phụ tải, điện áp, dòng điện, nấc
điện áp, nhiệt độ dầu v.v...) để tại chỗ đặt máy biến áp hoặc ở chỗ làm việc của
nhân viên trực ca.
B- KIỂM TRA MÁY BIẾN ÁP
TRONG VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG
Điều 27:
Ở phụ tải định mức nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt dầu ở
lớp trên không được cao qúa:
a. 750C đối với máy biến áp làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức- quạt
gió cưỡng bức (KD).
b. 900C đối với máy biến áp làm mát tự nhiên bằng dầu (D) và đối với máy
biến áp làm mát theo kiểu (QD).
c. 700C đối với nhiệt dộ dầu ở trước bình làm mát dầu của các máy biến áp
làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức nước làm mát cưỡng bức (ND)
Điều 29:
Cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn định mức của
nấc biến áp đang vận hành.
a. Lâu dài 5% khi phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ

7


tải định mức.
b. Ngắn hạn 10% (dưới 6 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.
Điều 30:
Các máy biến áp lực cho phép quá tải bình thường, thời gian và mức độ quá
tải phụ thuộc vào đồ thị phụ tải ngày, nhiệt độ môi trường làm mát và mức độ

non tải khi thấp điểm. Có thể căn cứ vào các bảng 2 và 3 để đánh giá mức độ
quá tải cho phép.
Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D và QG:
Thời gian quá tải (giờ-phút) với những mức tăng nhiệt độ của
Bội số quá tải
lớp dầu trên cùng so nhiệt độ không khí trước khi quá tải, 0C
theo định mức
13,5
18
22,5
27
31,5
36
1,05
Lâu dài
1,10
3-50
3-25
2-50
2-10
1-25
1-10
1,15
2-50
2-25
1-50
1-20
0-35
1,20
2-05

1-40
1-15
0-45
1,25
1-35
1-15
0-50
0-25
1,30
1-10
0-50
0-30
1,35
0-55
0-35
0-15
1,40
0-40
0-25
1,45
0-25
0-10
1,50
0-15
Điều 31 :
Các máy biến áp với mọi kiểu làm mát không phụ thuộc thời
gian và trị số
của phụ tải trước khi sự cố, không phụ thuộc nhiệt độ môi
trường làm mát, khi
sự cố đều được phép quá tải ngắn hạn cao hơn dòng điện định

mức theo các giới
hạn sau đây:
Đối với máy biến áp dầu:

Các máy biến áp đều được phép quá tải cao hơn dòng điện định mức tới
40% với tổng số thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm trong 5 ngày
liên tiếp, với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (khi đó phải tận
dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp).
Điều 33:
Để cân bằng phụ tải giữa các máy biến áp đang làm việc song
song có điện
áp ngắn mạch khác nhau, cho phép thay đổi tỷ số biến áp trong
giới hạn nhỏ
bằng cách thay đổi nấc điện áp với điều kiện khi đó không có

8


máy biến áp nào
quá tải
Điều 34:Đối với máy biến áp có các cuộn dây đấu theo sơ đồ “sao- sao” phía
điện áp thấp có điểm trung tính kéo ra ngoài, dòng điện qua điểm trung tính
không được vượt quá 25% dòng điện pha định mức
Điều 40:
Nội dung công việc kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm:
1 . Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn nứt, bẩn, chảy dầu).
2. Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không.
3. Kiểm tra mầu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ và
các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực.
4. Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế.

5. Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục.
6. Kiểm tra rơ le hơi, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa
rơle và bình dầu phụ.
7. Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu
8. Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát
nóng không.
9. Kiểm tra hệ thống nối đất.
10.Kiểm tra tiếng kêu của biến áp có bình thường không.
11.Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
12.Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn
chiếu sáng, lưới chắn...
13. Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy
Điều 44:
Việc đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành theo trình tự sau:
1 . Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết
các dây nối đất, xem lại biển báo, rào ngăn tạm thời. Các phiếu công tác cho
phép làm việc phải thu hồi.
2. Nếu từ lần thử nghiệm sau cùng đến khi đóng điện thời gian quá 3 tháng
thì phải tiến hành đo điện trở cách điện, tăng góc tổn thất điện môi (đối với cấp
điện áp cao hơn 35kV), lấy mẫu dầu phân tích giản đơn theo các mục từ 1,6,10
(xem phụ lục 1). Riêng đối với các máy biến áp có nạp ni tơ hoặc có màng chất
dẻo bảo vệ dầu thì thử thêm mục 11.
Nếu máy biến áp nối với dây cáp ngầm không qua dao cách ly thì có thể đo
điện trở cách điện máy biến áp cùng với cáp nhưng khi đo phải cắt máy biến áp
đo lường (nếu có).
3. Kiểm tra trị số các nhiệt kế, áp kế, kiểm tra mức dầu.
4. Kiểm tra xem trong rơ le có khí không, van cắt nhanh, các van đường ống
dẫn dầu, van hệ thống làm mát van lên rơ le hơi có mở không.
Kiểm tra vị trí nấc bộ điều chỉnh điện áp xem có đúng với phiếu chỉnh định


9


không.
Kiểm tra xem trên máy biến áp có dị vật không.
5. Kiểm tra nối đất vỏ máy và có vết chảy dầu trên máy không.
6. Kiểm tra xem các đầu ra và trung tính của máy biến áp có được đấu vào
chống sét van nằm trong sơ đồ bảo vệ máy không.
7. Đóng điện vào máy biến áp theo các quy định tại điều 46
Điều 46:
Khi thao tác đóng và cắt máy biến áp cần theo các quy định dưới đây:
1 . Đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành từ phía cung cấp điện đến có
trang bị bảo vệ ở tình trạng sẵn sàng cắt khi máy biến áp sự cố.
2. Nếu có máy cắt phải dùng máy cắt để đóng hoặc cắt.
3. Hiện nay hầu hết các trạm đều thực hiện đóng điện vào MBT bằng máy
cắt.
Nếu không có máy cắt có thể dùng dao cách ly 3 pha có bộ truyền động cơ
khí hoặc bộ truyền động điện để đóng cắt dòng diện không tải các máy biến áp
theo bảng 7. Các dao cách ly 3 pha thông dụng kiểu trong nhà hoặc ngoài trời
cấp điện áp từ 10kV trở xuống cho phép đóng cắt không tải máy biến áp theo
bảng 7. Các dao cách ly 3 pha thông dụng kiểu trong nhà hoặc ngoài trời cấp
điện áp từ 10kV trở xuống cho phép đóng cắt không tải máy biến áp từ 1 000
kVA trở xuống.
Dòng từ hoá tối đa cho phép đóng cắt của máy biến áp được xác định dựa
trên điều kiện quá áp cho phép vận hành đến 105% điện áp ứng với nấc điện áp
tương ứng và khi đó dòng diện từ hoá biến áp tăng lên 1,5 lần so với định mức.
Bảng 7:

4. Việc cắt dòng điện không tải của máy biến áp có cuộn dập hồ quang ở
trung tính chỉ được tiến hành sau khi cắt các cuộn dập hồ quang này.

5. Đối với những máy biến áp đấu theo sơ đồ khối “máy phát- biến áp” khi
đóng vào vận hành nên dùng máy phát điện tăng điện áp lên dần dần đến điện
áp định mức.
6. Đối với các máy biến áp có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (ĐAT) sau khi

10


cắt các phụ tải phía hộ tiêu thụ thì nên tăng hệ số biến áp trước khi dùng dao
cách ly cắt phía nguồn cung cấp.
Điều 48:
Đối với những máy biến áp không có bộ ĐAT, trước khi thay đổi
nấc phải
cắt điện và phải tiến hành theo phiếu công tác.
Đối với những máy biến áp từ 1000 kVA trở lên sau khi chuyển
nấc cần
kiểm tra lại điện trở một chiều các cuộn dây. Đối với những máy
biến áp dưới
1000kVA sau khi chuyển nấc cần kiểm tra thông mạch.
Điều 52:
Máy biến áp được phép làm việc song song với các điều kiện sau:
a. Tổ đấu dây giống nhau.
b. Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5%
c. Điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ± 10%.
d. Hoàn toàn đồng vị pha.
Điều 53:
Đối với máy biến áp sau khi lắp xong hoặc sau khi tiến hành
những công
việc có thể làm thay đổi vị trí pha thì trước khi đưa vào vận
hành trở lại phải thử

đồng pha với lưới hoặc với máy biến áp khác sẽ làm việc song
song.
Điều 54:
Khi mức dầu trong máy biến áp lên cao quá mức quy định phải
tìm ra
nguyên nhân. Khi chưa tách rời mạch cắt của rơ le hơi thì không
được mở các
van tháo dầu và van xả khí, không được làm những thao tác
khác để tránh rơ le
hơi tác động nhầm.
C-XỬ LÝ MÁY BIẾN ÁP VẬN HÀNH KHÔNG BÌNH THƯỜNG VÀ SỰ
CỐ
Điều 55:
Trong khi vận hành nếu thấy máy biến áp có những hiện tượng khác thường
như chảy dầu, thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát
nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ ĐAT hoạt động không bình thường... phải tìm mọi
biện pháp để giải quyết, đồng thời báo cáo với cấp trên và ghi những hiện
tượng,
nguyên nhân đó vào sổ nhật ký vận hành.
Điều 56:
Máy biến áp phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau đây:
1 . Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng diện bên cạnh máy.

11


2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liêu tục trong điều kiện làm
mát bình thường, phụ tải định mức.
3. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun
ra qua van an toàn.

4. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
5. Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
6. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín
không nằm trong quy định của nhà chế tạo. Đầu cốt bị nóng đỏ.
7. Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn của phụ
lục1, hoặc khi độ chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước.
Điều 58:
Khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp tăng lên quá mức giới hạn, nhân viên
trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ bằng cách:
1 . Kiểm tra phụ tải của máy biến áp và nhiệt độ môi trường làm mát.
2. Kiểm tra thiết bị làm mát, tình hình thông gió của buồng đặt máy.
Nếu nhiệt độ của máy biến áp lên cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có
điều kiện cắt máy để sửa chữa thì nên cắt máy để sửa chữa, khi điều kiện vận
hành không cho phép cắt máy hoặc khi không cần cắt máy vẫn có thể sửa chữa
được thì chỉ cần ngừng riêng thiết bị làm mát, đồng thời nhân
viên
trực
ca
phải
điều chỉnh giảm bớt phụ tải cho phù hợp với công suất của máy
biến
áp
trong
điều kiện vận hành không có thiết bị làm mát.
Điều 59:
Nếu mức dầu hạ thấp mức quy định thì phải bổ sung dầu. Trước khi bổ sung dầu
phải sửa chữa những chỗ rò, bị chảy dầu.Nếu vì nhiệt độ tăng cao mà mức dầu
trong máy biến áp lên cao quá vạch quy định thì phải tháo bớt dầu khỏi máy.
Nếu mức dầu trong các sứ có dầu hạ thấp gần hết ống thuỷ chỉ mức dầu hoặc
khi áp lực dầu trong các sứ kiểu kín thấp dưới mức quy định thì phải nạp bổ

sung dầu và tìm nguyên nhân để khắc phục. Khi bổ sung dầu phải theo đúng quy
định của nhà chế tạo để tránh lọt khí vào sứ.

III. Máy cắt điện .
1. Máy cắt điện là gì ?
Máy cắt điện là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện ở mọi chế độ
vận hành: chế độ không tải, chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong đó chế độ
đóng cắt dòng ngắn mạch là chế độ nặng nề nhất.
2. Phân loại máy cắt điện, ưu khuyết điểm của từng loại ?
Dựa vào cấu tao của MC người ta chia thành các loại MC sau:
1. MC nhiều dầu: Dầu làm nhiệm vụ cách điện và dập hồ quang
Ưu điểm: Nguyên lý cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo và rẻ tiền.
Nhược điểm: - Thời gian cắt lớn cỡ 0,15 – 0,2s
- Kích thước và khối lượng lớn

12


- Bảo dưỡng và sửa chữa phức tạp, dầu cần làm sạch sau một
số lần cắt dòng điện lớn nhất định (nhỏ), dễ gây cháy nổ, ngày nay MC dầu ít
được chế tạo.
2. MC ít dầu: Dầu chỉ làm nhiệm vụ dập hồ quang.
Ưu điểm: Nguyên lý cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo và rẻ tiền.
- Về kích thước và khối lượng, thời gian đóng cắt nhỏ hơn MC
dầu.
Nhược điểm:
- Công suất cắt ngắn mạch nhỏ hơn MC dầu. Mặt khác vì ít dầu
nên dầu mau bị bẩn, chất lượng dầu giảm nhanh. Do không có
thiết bị hâm nóng dầu nên không thể đặt ở nơi có nhiệt độ thấp.
Hiện nay số lượng MC này đang ít dần do không cạnh tranh

được với các MC tiên tiến khác.
3. MC không khí nén: Không khí được nén lại ở áp suất cao để thổi hồ quang.
Ưu điểm: Khả năng cắt lớn có thể đạt tới 100kA, thời gian cắt bé nên tiếp
điểm có tuổi thọ cao. Loại MC này không dễ cháy nổ như MC dầu.
Nhược điểm: Loại MC này có thiết bị nén khí đi kèm nên thường chỉ sử
dụng tại các trạm có số lượng MC lớn.
4. MC khí SF6 : Khí SF6 trong máy ngắt làm nhiệm vụ cách điện và dập hồ
quang .
Ưu điểm: - khí SF6 có độ bền điện cao
- Hệ số dẫn nhiệt của khí SF6 cao gấp 4 lần không khí vì vậy có thể tăng
mật độ dòng điện trong mạch dẫn điện của MC, giảm khối lượng đồng.
- Khả năng dập hồ quang của buồng dập kiểu thổi dọc khí SF6 cao gấp 6
lần MC không khí vì vậy giảm được thời gian cháy của hồ quang tăng tuổi thọ
của tiếp điểm.
- Khí SF6 là loại khí trơ, khó cháy, không mùi, không độc hại nên khó bị
thay đổi tính chất.
- Được chế tạo ở mọi cấp điện áp từ 3kV – 800kV, khả năng cắt lớn, kích
thước nhỏ gọn, độ an toàn và độ tin cậy cao, tuổi thọ cao và chi phí bảo dưỡng
thấp.
Nhược điểm:
- Khí SF6 có nhiệt độ hoá lỏng thấp vì vậy loại khí này chỉ dung ở áp
suất không cao để tránh phải dùng thiết bị hâm nóng. Mặt khác khí chỉ có thể
đảm bảo chất lượng khi không có tạp chất.
5. MC chân không:
Máy ngắt chân không là hồ quang được dập tắt trong môi trường chân
không .
Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, không gây ra cháy nổ, tuổi thọ cao khi
đóng cắt dòng điện định mức, gần như không cần bảo dưỡng định kỳ, thời gian
đóng cắt nhỏ. Dùng rộng rãi ở lưới điện trung áp với dòng định mức tới 5000A.
Nhược điểm: Giá thành cao

3. Các thông số chính và yêu cầu của máy cắt diện ?
Các thông số chính của máy cắt:

13


+ Điện áp định mức: Là điện áp cao nhất mà MC có thể làm việc lâu dài. Nó
không những quyết định cách điện giữa các pha, pha - đất mà còn quyết định
cấu tạo của buồng dập hồ quang và khoảng cách giữa các đầu tiếp xúc.
Điện áp định mức của MC không được nhỏ hơn điện áp danh định của
mạng: UdmMC ≥ Udd
+ Dòng điện định mức: Là dòng điện lớn nhất (trị số hiệu dụng) có thể truyền
qua MC một cách liên tục trong các điều kiện làm việc cho trước.
Để MC không bị phát nhiệt khi làm việc thì dòng điện làm việc lớn nhất
qua MC (ICB) không được vượt quá dòng điện định mức (Idm)
IdmMC ≥ ICB
+ Dòng điện ổn định động định mức: iodd ( dòng điện đỉnh định mức) là giá trị
tức thời lớn nhất đầu tiên của dòng điện trong giai đoạn quá độ có thể truyền
qua MC khi ở vị trí đóng. Nói cách khác là trị số tức thời lớn nhất của dòng điện
ngắn mạch chu kỳ đầu có thể chạy qua MC mà không làm cho nó bị hư hỏng do
tác động cơ học của dòng điện.
+ Dòng điện cắt định mức: là dòng điện lớn nhất I Cdm (trị số hiệu dụng) mà MC
có thể cắt mạch một cách an toàn khi ngắn mạch, nhiều lần trong giới hạn quy
định. Trong một số trường hợp người ta dùng khái niệm công suất cắt định mức:
Sc.dm = 3 UdmMC. ICdm
Điều kiện dòng ngắn mạch 3 pha nhỏ hơn dòng cắt định mức.
+ Dòng điện đóng định mức: là giá trị đỉnh lớn nhất của dòng điện mà
MC có thể đóng mạch một cách an toàn trong thao tác đóng mạch.
Thường dòng điện đóng định mức của MC bằng dòng ổn định điện động định
mức

+ Dòng định và thời gian ổn định nhiệt định mức:
Là các đại lượng đặc trưng cho khả năng chịu tác động nhiệt ngắn hạn của
dòng điện ngắn mạch.Theo tính toán và thí nghiệm nhà sản xuất cho dòng ổn
định nhiệt định mức và thời gian ổn định nhiệt tương ứng. Với mỗi thiết bị điện
có thể có nhiều trị số và thời gian ổn định nhiệt định mức khác nhau. Một số
máy cắt có dòng điện định mức lớn người ta không cho các tham số này do khả
năng ổn định nhiệt của chúng rất lớn và không cần kiểm tra điều kiện này khi
chọn.

IV. Dao cách ly .
1. Dao cách ly là gì ?
Dao cách ly là khí cụ điện dung để đóng cắt mạch điện không có dòng
điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng điện định mức nhiều lần và tạo nên khoảng
cách cách điện an toàn có thể thấy được.
Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cáp
không tải, dòng điện không tải của MBA . Ỏ trạng thái đóng dao cách ly phải
chịu được dòng điện định mức dài hạn, dòng sự cố ngắn hạn như dòng ổn định
nhiệt, dòng xung kích.
2. Các thông số kỹ thuật của dao cách ly ?
Các thông số chính và chọn dao CL phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau đây:

14


- Điện áp định mức Udm: Để đảm bảo cho hệ thống cách điện được làm việc lâu
dài, tạo ra một khoảng cách an toàn yêu cầu thì điện áp định mức của dao cách
ly phải không nhỏ hơn điện áp danh định của mạng.
Udm ≥ Uddm
- Dòng điện định mức I dm: Để đảm bảo dao CL không bị phát nóng quá mức khi
làm việc lâu dài thì dòng điện làm việc lớn nhất qua dao CL (I CB) không được

vượt quá dòng điện định mức của dao
Idm ≥ ICB
- Dòng điện ổn định động Iôđđ: Để đảm bảo độ bền cơ học của dao CL dưới tác
dụng cơ học của dòng điện ngắn mạch gây ra thì trị số dòng ngắn mạch lớn nhất
qua dao (dòng xung kích iXK) không được vựot quá dòng ổn định động của dao:
Iôđđ ≥ iXK
- Dòng ổn định nhiệt Iodnh: Để đảm bảo dao CL không bị phát nóng quá mức cho
phép khi có dòng ngắn mạch đi qua trong một thời gian nào đó (t nh.dm) thì năng
lượng nhiệt do dòng ngắn mạch sinh ra trong thời gian tồn tại của nó ( B N)
không được vượt quá nhiệt lượng định mức của dao CL (Bnh. dm):
Bnh.dm = I2odnh. tnh.dm ≥ BN
Điều kiện này thường thoả mãn với các khí cụ điện có dòng điện cho phép lớn.
Do vậy với các dao CL có dòng định mức ≥ 1000A thì không cần kiểm tra điều
kiện này.

V. Máy biến điện áp .
1. Máy biến điện áp là gì ? Phân loại máy biến điện áp ?
Máy biến điện áp ( BU ) là một thiết bị có tác dụng cách ly phần sơ cấp
với thứ cấp, nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới từ trị số cao xuống trị số thấp, cung
cấp cho thiết bị đo lường, bảo vệ, tự động hoá. Thường công suất của tải máy
biến điện áp rất bé ( vài chục đến vài trăm VA ), đồng thời tổng trở mạch ngoài
rất lớn có thể xem như máy biến điện áp thường xuyênlàm việc không tải.
Phân loại máy biến điện áp BU : BU khô, BU dầu, BU 1 pha, BU 3 pha…
* BU khô : thường được sử dụng ở cấp điện áp 35kV trở xuống.
* BU dầu : Sử dụng cho mọi yêu cầu .
Với cấp điện áp cao người ta chế tạo theo kiểu phân cấp , phân áp .
* Phân cấp bằng cuộn dây: Gồm nhiều tầng lõi từ, cuộn dây sơ cấp được
chia đều trên các lõi, cuộn thứ cấp chỉ được cuốn trên lõi cuối cùng .
* Phân áp bằng tụ: Dùng bộ phân áp bằng tụ lấy một phần điện áp cao đư
vào cuộn sơ cấp .

2. Các thông số cơ bản của máy biến điện áp ?
* Tỷ số biến đổi định mức :
U1dm
Kdm = --------U2dm

U1dm : Điện áp định mức sơ cấp.
U2dm : Điện áp định mức phía thứ cấp

* Sai số điện áp ∆U% :

15


Kdm.U2 - U1
∆U% = --------------- . 100%
U1
* Cấp chính xác : Là sai số lớn nhất về trị số điện áp khi nó làm việc
trong điều kiện :
- f = 50 Hz.
- U1 = 0,9 - 1,1 Udm
- Phụ tải thứ cấp thay đổi từ 0,25 đến định mức .
- Cosφ = 0,8.
Cấp chính xác được chế tạo theo 1 trong các mức sau : 0,2 ; 0,5 ; 1,0 ;
3,0 . * Phụ tải của BU : Là công suất biểu kiến ở mạch thứ cấp với giả thiết
điện áp ở thứ cấp là định mức.
U2dm
S = ------------ Với Z = √ r2 + x2 là tổng trở ngoài của BU.
Z

VI. Máy biến dòng điện .

1. Máy biến dòng điện là gì ?
Máy biến dòng điện ( BI hoặc TI ) có tác dụng cách ly giữa phân sơ cấp
với thứ cấp, có nhiệm vụ dùng để biến đổi dòng điện từ trị số lớn xuống trị số
nhỏ hơn để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ , tự động hoá. Thường
BI có dòng định mức thứ cấp là 1; 5A hoặc 10A.
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện ?
* Cấu tạo : Gồm một mạch từ trên đó quấn cuộn dây sơ cấp ( thông
thường chỉ 1 vài vòng ) nối tiếp với mạch điện cao thế, và một vài cuộn thứ cấp
để lấy tín hiệu ra cung cấp cho các thiết bị đo lường, bảo vệ… Toàn bộ được
đúc sẵn bằng vật liệu cách điện ( thường từ cấp điện áp nhở hơn hoặc bằng
66kV ), hoặc được đặt cố định trong các ống sứ cách điện chứa đầy dầu cách
điện ( có điện áp trên 66kV ).
* Nguyên lý làm việc : Làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, thông
qua mạch từ lõi thép biến đổi dòng điện lớn phía cao áp sang dòng điện nhỏ
cung cấp cho phụ tải thứ cấp. Tổng trở mạch ngoài của BI rất bé nên có thể xem
như BI luôn làm việc ở chế độ ngắn mạch.
3. Các thông số cơ bản của máy biến dòng điện ?
* Tỷ số biến đổi dòng điện :
I1dm
Kdm = ----------I2dm
Với I1dm, I2dm là dòng điện định mức sơ cấp và thứ cấp của BI.
* Sai số của BI :
+ Về giá trị :
Kdm.I2 - I1
∆I% = ------------- . 100
I1

16



+ Sai số góc δ1 : Là góc lệch pha giữa dòng điện sơ cấp và dòng điện thứ cấp
( có thể dương hoặc âm )
+ Cấp chính xác : Là sai số lớn nhất về giá trị dòng điện khi BI làm việc trong
điều kiện :
- f = 50 Hz
- Phụ tải thứ cấp biến thiên từ 0,25 đến định mức .
- Dòng sơ cấp biến thiên từ 100% đến 120%.Idm
Cấp chính xác của BI có các mức 0,2 ; 0,5 ; 1,0 ; 3,0 ; và 10,0.
+ Phụ tải của BI : Là công suất biểu kiến ở mạch thứ cấp với giả thiết dòng điện
thứ cấp là định mức .
S = Z.I22dm Trong đó Z là tổng trở ngoài của BI.
4. Phân loại và chế độ làm việc của máy biến dòng điện ?
Có hai loại chính : Biến dòng kiểu xuyên và biến dòng kiểu đế.
* Biến dòng kiểu xuyên : Cuộn sơ cấp có một thanh dẫn thẳng xuyên qua lõi từ,
trên lõi từ quốn cuộn thứ cấp cvà được bọc bằng nhựa cách điện, thường được
dụng ở cấp điện áp thấp .
* Biến dòng kiểu đế : Cuộn sơ cấp không được bố trí thẳng, được uốn xuyên
qua mạch từ có quốn cuộn thứ cấp được định vị ở phần đế BI, toàn bố các cuộn
dây và mạch từ được ngâm trong dầu cách điện.
Với điện áp cao việc cách điện giữa cuộn sơ , thứ cấp gặp nhiều khó khăn
nên người ta bố trí biến dòng dạng phân cấp, mỗi cấp có một lõi thép riêng.
Vấn đề an toàn đối với BI : Để tránh việc chạm chập giữa cuộn sơ cấp
mang điện áp cao với cuộn thứ cấp và vỏ thiết bị, người ta tuyệt đối tuân thủ đấu
tiếp đất thiết bị và một đầu cuộn thứ cấp trước khi đóng điện vận hành.
Do biến dòng vận hành ở trạng thái gần như ngắn mạch nên không được
phép để hở mạch thứ cấp; nếu không có tải phải được nối tắt để tránh quá điện
áp có thể làm hỏng biến dòng .

VII. Tụ điện .
1. Công dụng của tụ điện cao thế ?

Công dụng của tụ điện cao thế :
- Cung cấp công suất phản kháng Q cho lưới điện, nhờ đó nâng cao hệ số công
suất Cosφ trên lưới , dẫn đến giảm tổn thất điện năng trên lưới.
- Góp phần điều chỉnh điện áp và ổn định điện áp cho mạng điện .
2. Cấu tạo của tụ điện cao thế ?
Tụ điện cao thế cấo tạo gồm có 2 bản cực bằng lá nhôm mỏng, được lót
cách điện bằng các lớp giấy cách điện mỏng, được cuốn tròn ( hoặc dẹt ), đươc
đặt trong một vỏ thùng hàn kín bằng thiếc mỏng chứa ngập dầu cách điện đặc
biệt, các đầu dây được hàn trên hai bản cực và được đưa ra ngoài bằng hai sứ
xuyên cách điện bắt trên đầu vỏ thùng. Thường các tụ điện cao thế được chế tạo
từ vài chục đến vài trăm KVAR ở điện áp từ 3-35-110kV.
3. Các thông số của tụ điện cao thế ?
Các thông số của tụ điện là :
Udm : Điện áp làm việc định mức của tụ điện . ( kV )

17


Cdm : Điện dụng của tụ điện ( μF )
fdm : Tần số làm việc định mức ( Hz )
Qdm : Công suất phản kháng định mức ( KVAR )
4. Bù dọc là gì, tác dụng của bù dọc ?
- Bù dọc là phương pháp nối tiếp các thiết bị bù thường là tụ điện tĩnh
( hoặc máy bù đồng bộ ) chen vào các đường dây tải điện dùng trong hệ thống
truyền tải xa .
- Tác dụng của bù dọc là nhằm thay đổi giá trị điện kháng của đường dây,
mục đích để giảm tổn thất điện áp trên đường dây và giúp tăng độ ổn định điện
áp của hệ thông khi có sự cố.
5. Bù ngang là gì, tác dụng của bù ngang ?
- Bù ngang là biện pháp nối rẽ các thiết bị bù ( bộ tụ điện tĩnh, hoặc máy

bù đồng bộ ) vào trên lưới truyền tải và phân phối điện .
- Tác dụng của bù ngang là nhằm bù công suất phản kháng trên đường
dây, để nâng cao hệ số công suất Cosφ, dẫn đến tăng khả năng tải công suất tác
dụng trên đường dây, giúp giảm tổn thất truyền tải và góp phần điều chỉnh và ổn
định điện áp của lưới điện cung cấp điện .
6. Bảo vệ cho các tụ điện cao thế, những lưu ý khi làm việc với tụ điện cao
thế ?
Tuỳ theo sơ đồ thiết kế ban đầu và việc lắp đặt, nhưng thường hiệu quả
nhất là mỗi tụ điện khi đấu trên dây pha được đặt bảo vệ bàng cầu chì tự rơi, với
dòng điện định mức của dây chẩy bảo vệ không vượt quá 110% dòng điện định
mức của tụ điện. Nếu tụ điện được đấu nối trên lưới qua máy cắt điện thì dòng
điện chỉnh định cho bảo vệ cho cả nhóm tụ điện được chỉnh định không vượt
quá 120% dòng điện định mức của cả nhóm tụ điện.

VIII. Động cơ không đồng bộ .
1. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha ?
1. Cấu tạo động cơ không đồng bộ 3 pha : Gồm 2 phần chính.
a. Phần tĩnh : Gồm 3 phần : Lõi thép, dây quấn, và vỏ máy.
- Lõi thép : được được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện được dập nóng thành
hình tròn ghép lại, giữa các lá thép được sơn phủ cách điện để hạn chế dòng
điện xoáy ( Fuco ), trên các lá thép có xẻ các rãnh để đặt ba bộ dây quấn lệch
nhau 1200 về điện để tạo ra từ trường quay .
- Dây quấn : dùng dây đồng hoặc dây nhôm quấn theo kiểu đồng tâm, đồng
khuôn…được đặt cách điện trong các rãnh của lõi thép để tạo ra từ trường quay
làm quay rôto.
- Vỏ máy : để bảo vệ và cố định lõi thép, hai đầu vỏ máy có các nắp máy, có ổ
bi hoặc ổ trượt để đỡ trục rôto, ngoài ra còn có hộp đấu dây gắn trên vỏ máy.
Hình vẽ đông cơ không đồng bộ rô to lồng sóc .

18



b. Phần quay : ( Rôto )
Phần quay gồm có lõi thép, dây quấn và trục .
- Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau như Stato, mặt ngoài
có rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lỗ để lắp trục, các máy công suất lớn còn có
các lỗ thông gió được bố trí dọc trục; có hai loại rôto là rôto dây quấn và rôto
lồng sóc.
- Rôto dây quấn : Trong rãnh rôto có đặt dây quấn 3 pha như stato, thường đấu
Y, ba đầu dây của nó được nối đến 3 vòng tiếp xúc bằng đồng gắn trên đầu trục
rôto, được cách điện với trục, bên ngoài đặt 3 chổi than tì lên 3 vòng tiếp xúc
nối ra biến trở bên ngoài để mở máy hoặc điều chỉnh tốc độ .
- Rôto lồng sóc : Dây dẫn gồm những thanh dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm,
được đặt trong rãnh, hai đầu các thanh dẫn được nối với hai vòng đồng hoặc
vòng nhôm gọi là vòng ngắn mạch.
2. Cấu tạo động cơ không đồng bộ một pha.
Khác với động cơ không đồng bộ 3 pha là :
- Dây quấn stato có hai bộ cuộn dây là cuận chạy ( cuộn làm việc ), và cuộn
khởi động (hay cuộn phụ ) , đặt lệch nhau 90 0 về điện , cuộn khởi động được
đấu nối tiếp với một tụ khởi động và một bộ phận ngắt mạch khi tốc độ động cơ
đạt trên 60% tốc độ định mức .
- Rôto : Với loại rôto dây quấn chỉ có 1 bộ dây quấn và cũng được đưa ra ngoài
bằng vành góp và chổi than. Đối loại lồng sóc tương tự như của 3 pha.
- Động cơ không đồng bộ một pha có vòng ngắn mạch :
Dây quấn stato chỉ có một cuộn dây, phần khởi động ở đây là một vòng
ngắn mạch gắn trên rãnh xẻ 1/3 diện tích mạch cực để tạo ra từ trường chậm sau
so với từ trường cuộn dây và từ trường quay tổng hợp trong máy .
2. Ứng dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha , 1 pha trong các trạm biến
áp?
Động cơ không đồng bộ vì có cấu tạo đơn giản, nên được dùng phổ biến

rộng rãi trong các trạm phân phối và trạm truyền tải điện .
Loại động cơ 3 pha: thường dùng cho các loại bơm, quạt làm mát, quạt
thông gió, đổi nấc máy biến áp, động cơ lên dây cót của máy ngắt, máy công cụ,
thường đặt ở những nơi có sẵn nguồn 3 pha hoặc cần dùng công suất lớn .

19


Loi ng c 1 pha : thng dựng cho cỏc bm, qut giú, mỏy nộn khớ ..
cụng sut bộ. Vi loi 1 pha rụto dõy qun, thng c dựng trong cỏc t iu
khin MC , t np lũ xo úng MC ( loi ny lỳc khi ng mang ti nng ).

IX. Cỏc thit b chng sột
1. Cỏc loi chng sột trong li in ?
Thit b chng sột cú rt nhiu loi, tu theo phm vi s dng v cụng
ngh ch tao chỳng ta cú cỏc loi sau :
- Chng sột sng hay cũn gi l khe h phúng in, thng dựng lm bo v
ph hoc lm mt b phn trong chng sột khỏc.
- Chng sột ng : c dựng bo v cỏc ng dõy khụng treo dõy chng sột
hoc bo v ph cho cỏc trm bin ỏp..
- Chng sột van dựng bo v chớnh chng súng quỏ in ỏp truyn t ng dõy
vo trm, trờn thanh cỏi, mỏy bin ỏp .
- Kim thu sột thng c b trớ nhiu kim bo v sột ỏnh trc tip vo trm
bin ỏp.
- Dõy thu sột : b trớ dc tuyn dõy dn ( hoc an chộo thnh li trờn phm vi
trm bin ỏp ) bo v dc chiu di cỏc ng dõy dn in ( hoc khu vc
trm ).
2. Cỏc thụng s ca thit b chng sột ?
- in ỏp nh mc.
- in ỏp cho phộp ln nht.

- in ỏp ỏnh thng ( ca chng sột van ).
3. Cu to v nguyờn lý lm vic ca cỏc loi chng sột van ?
1. Cu to :
Chng sột van thng cú 3 phn chớnh : cỏc khe h phúng in, v ccỏc
nam chõm vnh cu chuyn dch h quang, mt s chng sột van ch cú hai
thnh phn l cỏc khe h phúng in, cỏc in tr lm vic .
Khe h phúng in ca chng sột van l mt chui cỏc khe h nh bỡnh
thng cỏc khe h s cỏch ly, khi quỏ in ỏp cỏc khe h phúng in
in tr lm vic l loi in tr phi tuyn, cú tỏc dng hn ch dũng in
qua chng sột van khi cú súng quỏ in ỏp chc thng cỏcc khe h phúng in,
giỏ tr in tr phi tuyn gim khi in ỏp t vo tng v giỏ tr in tr tng
khi in ỏp gim xung bng in ỏp ca li in .
2. Nguyờn lý lm vic :
Khi súng quỏ in ỏp truyn t ng dõy vo trm, chng sột van s
hot ng do giỏ tr ca in tr phi tuyn gim, ng thi cỏc khe h phúng
in lm vic, a dũng xung kớch ca súng quỏ in ỏp ( v mt phn dũng
in ca li ) xung t, h thp c biờn ca súng quỏ in ỏp n giỏ tr
an ton cho cỏc thit b c bo v. Khi súng quỏ in ỏp mt i, giỏ tr in
tr phi tuyn tng khin chng sột van tr thnh cỏch in i vi t .
X- ng c ng b.
1- ứng dụng:
- Hầu hết các nguồn điện xoay chiều công nghiệp v dân dụng đều đợc sãn
xuất từ máy phát điện đồng bộ.

20


- Động cơ đồng bộ đợc dùng trong các tải lớn v có thể phát ra công suất phản
kháng
- Máy bù đồng bộ để nâng cao hệ số công suất

2. Phân loại
Theo kết cấu cực từ: + Máy cực ẩn(2p = 2); Máy cực lồi (2p 4)
Dựa theo chức năng: + Máy phát (Tuabin nớc; tuabin hơi; diêzen);
+ Động cơ ( P 200 KW); máybù đồng bộ
a) Kết cấu máy đồng bộ cực ẩn

Rô to máy đồng bộ cực ẩn đợc lm bằng thép hợpkim, gia công thnh hình
trụ v phay rãnh để bố trí dây quấn kích thích. Phần không phay rãnh tạo nên
mặt cực của máy. Mặt cắt ngang của lỏi thep rôto nh hình 1-3.Vì máy cực ẩn
có 2p = 2, (n = 3000 vg/ph) nên để hạn chế lực ly tâm D 1,1 - 1,15 m, để tăng
công suất ta tăng chiều di rôto l đến 6,5m. Dây quấn kích thích thờng l dây
đồng trần tiết diện hình chữ nhật, quấn theo chiều dẹt thnh từng bối, giữa các
vòng dây có một lớp cách điện bằng mica mỏng. Các bối dây đợc ép chặt
trong các rãnh rôto sau đó miệng rãnh đợc kín bằng thanh thép không từ tính.
Hai đâud ra của dây quấn kích thích đợc nối với 2 vnh trớc gắn trên trục.
Máy phát kích thích thờng đợc nối cùng trục với rôto.
b) Kết cấu máy cực lồi.

Máy cực lồi thờng quay với tốc độ thấp nên đờng kính rôto có thể lớn tới
15m, trong khi chiều di lại bé. Thờng l/D = 0,15 - 0,2. Với các máy nhỏ v
vừa rôto đợc lm bằng thép đúc, gia công thnh khối lăng trụ trên có các cực
từ, hình 1-4. Với các máy công suất lớn rôto đợc ghép từ các lá thép d y từ 16 mm, dập định hình v ghép trên giá đở rôto. Cực từ đặt trên rôto ghép bằng
các lá thép dy từ 1-1,5 mm. Dây quấn kích thích đ ợc quấn định hình v lồng
vo thân cực từ, hình 1.4 Trên bề mặt cực từ có một bộ dây quấn ngắn mạch,

21


nh dây quấn lồng sóc của m.đ.k.đ.b. Với máy phát điện đây l dây quấn còn
với động cơ l dây quấn mở máy, nh hình 1.5 Dây quấn mở máy có điện trở

lớn hơn dây quấn cản.

3- Hệ thống kích từ.
3.1. Yêu cầu đối với hệ kích từ.
- Khi lm việc bình thờng có khả năng điều chỉnh đợc dòng điện kích từ It =
Ut/rt để duy trì điện áp định mức.
- Có khả năng cỡng bức dòng kích từ tăng nhanh khi điện áp lới giảm thấp
do có ngắn mạch ở xa. Thờng trong khoảng 0,5 giây phải đạt
, nh hình 1-6.
- Triệt từ kích thích khi có sự cố bằng điện trở triệt từ RT

3.2. Các hệ thống kích từ của máy điện đồng bộ.
a) Kích từ bằng máy phát điện một chiều gắn cùng trục với máy đồng bộ. Máy
phátđiện 1 chiều kích thích thờng có 2 cuôn dây kích thích: 1 cuộn song song
Ls dùng để tự kích thích v 1 cuộn độc lập Ln, hình 1.7.
b) Kích từ bằng máy phát kích từ xoay chiều có chỉnh lu, hình 1.8a l máy
kích từ có phần cảm quay v phần ứng tĩnh v hình 1-8b l máy phát kích từ có
phần cảm tĩnh v phần ứng quay
c) Hệ thống tự kích thích hỗn hợp, hình 1-9, theo sơ đồ ny điện áp v dòng
điện kích từ sẽ tỷ lệ với UT v UI của biến điện áp TU v biến dòng điện TI.

22


4- Nguyên lý lm việc cơ bản của máy điện đồng bộ
Khi ta đa dòng điện kích thích một chiều i t vo dây quấn kích thích đặt trên
cực từ,dòng điện it sẽ tạo nên một từ thông t. Nếu ta quay rôto lên đến tốc độ n
(vg/ph), thì từ trờng kích thích t sẽ quét qua dây quấn phần ứng v cảm ứng
nên trong dây quấn đó S.Đ.Đ v dòng điện phần ứng biến thiên với tần số
f1=p.n/60. Trong đó p l số đôi cực của máy.Với máy điện đồng bộ 3 pha, dây

quấn phần ứng nốisao (Y) hoặc nối tam giác () nh hình 1.10. Khi máy lm
việc dòng điện phần ứng I chạy trong dây quấn 3 pha sẽ tạo nên một từ tr ờng
quay (đã biết ở phần 2 MĐ). Từ trờng ny quay với tốc độ đồng bộ n 1
=60.f1/p.
Nh vậy ở máy điện đồng bộ ta thấy: n = n 1 chính vì vậy m ta gọi nó l máy
điện đồng bộ.

23


5- Các trị số định mức.
Kiểu máy; số pha; tần số (Hz); công suất định mức (kW hay KVA); điện áp dây
(v); Sơ đồ dấu dây stato; Các dòng điện stato v rôto; Hệ số công suất; Tốc độ
quay (vg/ph); Cấp cách điện.
6- Cỏc phng phỏp hũa in:
6.1 phng phỏp hũa ng b chớnh xỏc:
Cú 3 phng phỏp hũa ng b chớnh xỏc mỏy phỏt in:
a-Hũa ng b kiu ni ti:

b-Hũa dng b kiu ỏnh sỏng ốn quay.

24


c-Hòa đồng bộ kiểu điện từ.
Hòa đồng bộ kiểu điện từ được sử dụng cho các máy phát công suất lớn. cột
đồng bộ gồm các dụng cụ:
- 2 đồng hồ vôn để chỉ điện kế: 1 chỉ UF, 1 chỉ UL
- 2 tần số kế để chỉ tần số: 1 chỉ fF, 1 chỉ fL;
- 1 đồng bộ kế theo nguyên lý từ trường quay.

Tốc độ quay của kim phụ thuộc vào trị số fF-fL và chiều quay của kim
thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ tùy theo fL lớn hơn fF hoặc ngược lại. Khi
đạt fF = fL và kim quay thật chậm (fF gần bằng fL) thì đóng ngắt điện D2 lúc
kim trùng với vị trí thẳng đứng (12 giờ).
Để tránh thao tác sai, có thể sử dụng mạch hòa điện tự động.
2- Phương pháp tự đồng bộ:
Quy máy phát điện không được kích thích (UF = 0) với dòng kích thích
được nối tắt qua điện trở diệt từ đến tốc độ sai biệt tốc độ đồng bộ khoảng 2%
rồi không cần kiểm tra tần số, trị số, góc pha của điện áp, đóng máy cắt ghép
máy phát vào lưới điện, lập tức cho kích thích máy phát và do tác dụng của
mômen đồng bộ, máy phát điện được kéo vào tốc độ đồng bộ (fF = fL), quá
trình hòa điện được hoàn thành. Phương pháp này sử dụng khi Ixg <3,5Iđm.
7- Các thao tác hòa điện tại trạm:
7.1 Thay đổi điện áp UF của máy phát bằng cách thay đổi dòng điện kích
thích của máy.
7.2 Thay đổi tần số fF của máy phát bằng cách thay đổi momen hoặc tốc
độ quay của động cơ sơ cấp kéo máy.
7.3 Sự trùng pha về điện áp máy phát với hệ thống kiểm tra bằng đèn vôn
mét có chỉ số 0 hoặc đồng bộ kế.
7.4 Thứ tự pha của máy phát được kiểm tra sau khi lắp ráp và đưa về lưới
điện lần đầu.

25


×