Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án bài 4 sự rơi tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.24 KB, 6 trang )

Phạm Minh Thoa – K41A Sư phạm Vật lí

Bài 4:

SỰ RƠI TỰ DO
I. Mục tiêu
I.1. Kết quả học sinh thu được sau quá trình học
- Học sinh phát biểu được
• Không phải lúc nào vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ
• Sức cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi
• Trong chân không, các vật rơi nhanh như nhau
- Học sinh phát biểu được định nghĩa, đặc điểm của sự rơi tự do
- Chỉ ra các trường hợp trong thực tế có thể coi là rơi tự do
- Học sinh phát biểu được đặc điểm của gia tốc rơi tự do
- Giải được một số dạng bài tập về rơi tự do
I.2. Mục tiêu trong quá trình học
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải:
-

Đề xuất được phương án thí nghiệm.
Hiểu được tiến trình thí nghiệm. Quan sát và đưa ra kết luận.
Vận dụng được cong thức tính vận tốc quãng đường rơi tự do.

II. Chuẩn bi
Giáo viên:
Dụng cụ thí nghiệm gồm có:
Phấn , tập giấy A4.
III. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5')
- Chuyển động như thế nào được gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều?


- Hãy cho biết khái niệm gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
1


Phạm Minh Thoa – K41A Sư phạm Vật lí

3. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Hs lắng nghe và nêu các - Trong cuộc sống, các em
ví dụ về sự rơi.
nghe rất nhiều về sự rơi,
hãy lấy một vài ví dụ về sự
rơi.
- Rơi nhanh chậm là do độ - Trong các ví dụ vừa lấy,
nặng nhẹ của các vật.
vật nào rơi nhanh, vật nào
rơi chậm? Tại sao như
vậy?
- Để xem có đúng là rơi
nhanh chậm phụ thuộc độ
nặng nhẹ của vật hay
không, ta đi vào bài học
hôm nay.

Nội dung

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự rơi trong không khí


Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên
- Cô cùng các em tiến hành
các thí nghiệm sau:
Thả từ một độ cao:
- TN1: Viên phấn rơi
+ TN1: 1 viên phấn và 1 tờ
nhanh hơn tờ giấy A4
giấy A4 .
- TN2: Tờ giấy vo tròn rơi + TN2: 2 tờ giấy A4, 1 tờ
nhanh hơn tờ giấy để thẳng để thằng và 1 tờ vo tròn.
- TN3: Viên phấn và tờ
+ TN3: 1 viên phấn và 1 tờ
giấy rơi nhanh như nhau
giấy A4 vo tròn.
-TN4: Viên phấn rơi nhanh + TN4: 1 tập giấy A4 và 1
hơn
viên phấn (nhẹ hơn tập
giấy).
Các em hãy quan sát thí
nghiệm và rút ra kết luận?
- Không phải.
- Các vật rơi nhanh chậm
khác nhau có phải do vật
2

Nội dung
I. Sự rơi trong không khí
và sự rơi tự do

1. Sự rơi của các vật
trong không khí
Trong không khí không
phải lúc nào vật nặng cũng
rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Không khí là yếu tố ảnh
hưởng đến sự rơi của các
vật trong không khí.


Phạm Minh Thoa – K41A Sư phạm Vật lí

nặng nhẹ khác nhau
không?
- Câu trả lời có thể là: Các - Nguyên nhân nào khiến
vật rơi nhanh chậm khác cho chúng rơi nhanh chậm
nhau do dức cản của không khác nhau?
khí lên các vật khác nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự rơi trong chân không
Hoạt động của học sinh

- Học sinh nghiên cứu sách
giáo khoa trang 25.

Trợ giúp của giáo viên
- Chúng ta cùng nghiên
cứu thí nghiệm của Niutơn và Galiê.
- Yêu cầu học sinh đọc
phần mô tả thí nghiệm của
Niu-tơn ở mục I.2.

Nhà bác học đã tiến hành
trong điều kiện thế nào?
Nhằm mục đích gì? Kết
quả ra sao? Kết quả đó có
mâu thuẫn giả thuyết
không?

- Khi hút hết không khí
trong ống ra thì bi chì &
lông chim rơi nhanh như
nhau.
Kết quả này không mâu
thuẫn giả thuyết. Các vật
rơi nhanh chậm khác nhau
là do sức cản của không
khí lên các vật là khác
nhau.
- Nếu loại bỏ được ảnh - Đến đây chúng ta kết
hưởng của không khí thì luận được điều gì?
mọi vật sẽ rơi nhanh như
nhau.
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ
dưới tác dụng của trọng
lực.
- Học sinh nghiên cứu Sgk - Yêu cầu học sinh đoc
phần mô tả thí nghiệm của
Ga-li-ê ở mục I.2.
- Ga-li-ê thả những quả tạ
Điều kiện tiến hành thí
nặng khác nhau từ tháp nghiệm? Kết quả? Kết quả

nghiêng Pi-da.
đó có mâu thuẫn với giả
3

Nội dung
I. Sự rơi trong không khí
và sự rơi tự do
1. Sự rơi của các vật
trong chân không
a/ Ống Niu-tơn
b/ Kết luận
Sự rơi tự do là sự rơi
chỉ dưới tác dụng của
trọng lực.


Phạm Minh Thoa – K41A Sư phạm Vật lí

Kết quả: 2 quả tạ nặng thuyết?
đến mặt đất gần như cùng
lúc. Kết quả trên không
mâu thuẫn giả thuyết vì:
Trọng lượng của những
quả tạ nặng rất lớn so với
sức cản không khí nên có
thể bỏ qua sức cản không
- Nhấn mạnh: đây là các
khí.
thí nghiệm đóng vai trò
như những thí nghiệm

kiểm tra tính đúng đắn của
giả thuyết. Nếu kết quả
không mâu thuẫn với giả
thuyết thì giả thuyết được
chấp nhận.
- Yêu cầu học sinh nêu ra
- Học sinh lấy ví dụ.
một số ví dụ trong cuộc
sống có thể coi là rơi tự do
(gợi ý: xét những sự rơi
mà có thể bỏ qua sức cản
của không khí).
Hoạt động 4: Nghiên cứu đặc điểm của chuyển động rơi tự do
Hoạt động của học sinh
- Thảo luận phương án thí
nghiệm xác định phương
và chiều của chuyển động
rơi tự do.
- Tham gia thí nghiệm.

Trợ giúp của giáo viên
- Làm thế nào để xác định
được phương và chiều của
chuyển động rơi tự do?
- Giáo viên tiến hành thí
nghiệm theo phương án
học sinh đưa ra. Nếu
- Phương chuyển động rơi không có đầy đủ thí
tự do là phương thẳng nghiệm cho các phương án
đứng, chiều từ trên xuống thì nhận xét câu trả lời của

dưới.
học sinh rồi đưa ra phương
án dây rọi.
- Học sinh tham khảo Sgk. - Giới thiệu ảnh hoạt
nghiệm và yêu cầu học
4

Nội dung
II. Nghiên cứu sự rơi tự do
của các vật
1. Những đặc điểm của
chuyển động rơi tự do
- Phương chuyển động
rơi tự do là phương thẳng
đứng (phương dây rọi).
- Chiều chuyển động là
chiều từ trên xuống dưới.
- Chuyển động rơi tự do
là chuyển động thẳng
nhanh dần đều.
- Công thức tính vận


Phạm Minh Thoa – K41A Sư phạm Vật lí

sinh đọc Sgk để biết kĩ tốc:
v = gt
thuật cũng như cách tiến
- Công thức tính quãng
hành để thu được hình ảnh đường đi được của sự rơi

đó.
tự do:
Dựa vào ảnh hoạt nghiệm
ta có thể chứng minh sự
rơi tự do là một chuyển
động nhanh dần đều.
- Dùng kiến thức về
chuyển động thẳng nhanh
dần đều để viết công thức
tính vận tốc, đường đi của
chuyển động rơi tự do
không vận tốc đầu.
Hoạt động 5: Nghiên cứu đặc điểm của gia tốc rơi tự do
Hoạt động của học sinh
- Hs lắng nghe.

Trợ giúp của giáo viên
Nội dung
Giáo viên thông báo về các Ở những nơi khác nhau gia
kết quả đo gia tốc rơi tự do tốc rơi tự do sẽ khác nhau.
tại các vị trí khác nhau trên
Trái đất
Chú ý: Chỉ nêu kết quả à
không chú trọng phương
pháp đo

Hoạt động 6: Vận dụng
Giáo viên đặt câu hỏi củng cố.
Còn thời gian có thể làm một số bài Sgk.


Hoạt động 7: Tổng kết
Yêu cầu học sinh về nhà xem lại kiến thức đã học.
Giao bài tập về nhà
5


Phạm Minh Thoa – K41A Sư phạm Vật lí

6



×