Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượ ng cao, thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện gieo trồng tại Yên Thế Bắc Giang (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY CHUNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA
THUẦN MỚI CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CAO,
THỜI GIAN SINH TRƢỞNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN
GIEO TRỒNG TẠI YÊN THẾ BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY CHUNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA
THUẦN MỚI CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CAO,
THỜI GIAN SINH TRƢỞNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN
GIEO TRỒNG TẠI YÊN THẾ BẮC GIANG
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc và được cảm ơn đầy đủ.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các

tập thể, cá nhân và gia đình.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Nguyễn Hữu
Hồng đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng đào tạo, Khoa Nông học, các Thầy Cô giáo đã giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Toàn bộ thí nghiệm trong luận văn được thực hiện tại thôn Tiến Trung,
xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; thôn Tân An, xã An Thượng,
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện của các đồng chí lãnh đạo thôn cũng như sự giúp đỡ của các hộ
dân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự
giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn
quan tâm, động viên khích lệ tôi.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và
khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô
và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và Việt Nam .................................... 4
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới .............................................................. 4
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ................................................................ 7
1.2. Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa ....................................................... 10
1.2.1. Nguồn gốc cây lúa ........................................................................................... 10
1.2.2. Phân loại lúa trồng .......................................................................................... 11
1.3. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa ................................ 13
1.3.1. Thời gian sinh trưởng ..................................................................................... 13
1.3.2. Chiều cao cây lúa ............................................................................................ 15
1.3.3. Khả năng đẻ nhánh .......................................................................................... 15
1.3.4. Lá và chỉ số diện tích lá.................................................................................. 16
1.3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................. 17
1.3.6. Di truyền về tính chống chịu của cây lúa .................................................... 19
1.3.7. Các chỉ tiêu đánh giá và tình hình nghiên cứu chất lượng lúa gạo............... 20
1.4. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống ................................... 27
1.4.1. Vai trò của giống mới ..................................................................................... 27
1.4.2. Các hướng chọn tạo giống có kiểu cây mới .............................................. 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
1.4.3. Những kết quả đạt được trong công tác chọn giống ................................. 33
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 39
2.1. Vật liệu.................................................................................................................. 39
2.1.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 39
2.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 40
2.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 41
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 45
2.2. Xây dựng mô hình trình diễn ................................................................... 45
2.2.1. Vật liệu, thời gian, địa điểm xây dựng mô hình ........................................ 45
2.2.2. Phương pháp tiến hành ................................................................................... 45
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 46
3.1. Điều kiện kiện khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm .................. 46
3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ........ 47
3.3. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm ..... 52
3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa .......................... 52
3.3.2. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm ......................... 55
3.4. Một số đặc điểm hình thái, nông sinh học của các giống tham gia thí
nghiệm ............................................................................................................. 58
3.4.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống lúa tham gia thí nghiệm ........... 58
3.4.2. Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm ..................... 61
3.4.3. Đặc điểm lá đòng và bông của các giống tham gia thí nghiệm .............. 63
3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 201566
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm...... 68
3.7. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm ...... 75
3.8. Đánh giá phẩm chất cơm của các giống lúa tham gia thí nghiệm .......... 78
3.9. Các giống có triển vọng được tuyển chọn cho vụ Mùa và vụ Xuân ........ 79

3.10. Kết quả đánh giá mô hình trình diễn ...................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 83

1. Kết luận ....................................................................................................... 83
2. Đề nghị ........................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BNNPTNT

:


Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CNSH

:

Công nghệ sinh học

CTCP

:

Công ty cổ phần

D/R

:

Tỉ lệ dài, rộng

Đ/C

:


Đối chứng

ĐBSH

:

Đồng bằng sông hồng

G1..G2

:

Giống.

NPK

:

Đạm, Lân, Ka li

NST

:

Nhiễm sắc thể

NSTT

:


Năng suất thực thu

TCVN

:

Tiêu chuẩn việt nam

TGST

:

Thời gian sinh trưởng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TTNC&PT

:

Trung tâm nghiên cứu và phát triển

VCT&CTP

:


Viện cây trồng và cây thực phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn 2010-2014 của Thế giới ........ 4
Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu Thế giới ............................ 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của nước ta giai
đoạn 2005 - 2011 ............................................................................ 9
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Hồng những
năm gần đây .................................................................................. 10
Bảng 2.1. Danh sách giống tham gia thí nghiệm ............................................ 39
Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết Vụ Mùa 2014 và Xuân 2015 tại điểm thí nghiệm....... 47
Bảng 3.2a. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống trong vụ
Mùa 2014 ...................................................................................... 50
Bảng 3.2b. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống trong vụ
Xuân 2015 ..................................................................................... 51
Bảng 3.3a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa vụ
Mùa 2014 ...................................................................................... 53
Bảng 3.3b. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa vụ
Xuân 2015 ..................................................................................... 54
Bảng 3.4a. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ Mùa 2014 ................................................................................. 56
Bảng 3.4b. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ Xuân 2015 ................................................................................ 57
Bảng 3.5. Đặc điểm nông sinh học của các giống lúa tham gia thí

nghiệm Vụ Mùa 2014 và Xuân 2015 ............................................ 58
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm ........... 61
Bảng 3.7. Đặc điểm lá đòng và bông của các giống tham gia thí nghiệm ...... 65
Bảng 3.8a. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm
trong vụ Mùa 2014 ........................................................................ 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
Bảng 3.8b. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm
trong vụ Xuân 2015 ...................................................................... 68
Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
lúa thí nghiệm trong Vụ Mùa 2014............................................... 69
Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
lúa thí nghiệm vụ Xuân 2015........................................................ 70
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa tham gia
thí nghiệm ..................................................................................... 75
Bảng 3.11. Đánh giá phẩm chất cơm của các giống lúa tham gia thí nghiệm ..... 78
Bảng 3.12. Đặc điểm cơ bản của các giống được tuyển chọn so với đối chứng........ 80
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của giống VS5 và
BT7................................................................................................ 81
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế thu được của mô hình........................................ 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực chính, lâu đời của nhân
dân ta và nhiều dân tộc trên Thế giới, đặc biệt là các dân tộc ở Châu Á. Trên
Thế giới có khoảng 40% dân số lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính và
110 quốc gia có sản xuất, tiêu thụ gạo [7]. Châu Á là vùng sản xuất lúa gạo
chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như diện tích, là nơi có nền nông
nghiệp cổ xưa nhất gắn liền với canh tác lúa nước [1].
Từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với đời sống dân tộc, với lịch sử
dựng nước và giữ nước. Nông dân ta rất giàu kinh nghiệm và giỏi nghề trồng
lúa. Việt Nam cũng là một trong những trung tâm phát sinh cây lúa và nghề
trồng lúa của loài người [1]. Nhưng thực sự chỉ sang những năm thập kỷ 90,
nhờ những tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật canh tác, cơ chế quản lý, nước
ta mới thoát khỏi cảnh thiếu lương thực và dư thừa cho xuất khẩu. Đến nay,
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 Thế giới (chỉ sau Thái
Lan) [3].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chất lượng cuộc sống nâng cao
không chỉ nhu cầu sử dụng trong nước mà cả nhu cầu xuất khẩu cũng tập
trung theo xu hướng tăng loại gạo chất lượng cao. Sử dụng lúa ưu thế lai
(F1), gây đột biến, công nghệ gen… là những nỗ lực theo hướng gia tăng
năng suất và nâng cao chất lượng hạt lúa trong thập niên 90. Sang đầu thế kỷ
21 do sự bùng phát của dịch hại trên lúa, đặc biệt là rầy nâu và các bệnh do
virus truyền từ rầy đã làm thiệt hại nghiêm trọng và phức tạp trên diện rộng,
việc cải thiện hơn nữa phẩm chất hạt kết hợp tăng cường tính chống chịu đã
trở thành mục tiêu của thời kỳ này [7]. Theo nhận định của Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA) tại cuộc họp giao ban xuất khẩu gạo ngày 7/9/2012 ở
TP. Hồ Chí Minh, thì trong 8 tháng đầu năm gạo chất lượng cao chiếm 62%
tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2011 [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
Bắc Giang là một trong những tỉnh sản xuất lúa trọng điểm của hệ
thống sông Thái Bình, nông dân giàu kinh nghiệm thâm canh. Để đảm bảo an
ninh lương thực và phát triển cây lúa, UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch
"Diện tích đất trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực tỉnh Bắc Giang đến năm
2020 và định hướng tới năm 2030". Theo đó, duy trì diện tích đất lúa 58
nghìn ha vào năm 2020, giữ diện tích đến năm 2030 đạt 55 nghìn ha. Sản
lượng lương thực năm 2020 đạt khoảng 741 nghìn tấn thóc, trong đó 86,5%
sản lượng phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và 13,5% cho dự trữ quốc gia và thị
trường ngoài tỉnh. Năng suất lúa năm 2020 phải đạt 63 tạ/ha, tăng 4 tạ/ha so
với năm 2010 [36].
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào việc hoàn thiện cơ cấu các
giống lúa trong tỉnh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn một
số dòng, giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượng cao, thời gian sinh
trưởng phù hợp với điều kiện gieo trồng tại Yên Thế Bắc Giang”.
2 Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Tuyển chọn được một vài dòng, giống lúa thuần mới ngắn ngày năng
suất khá, chất lượng cao phù hợp với điều kiện gieo trồng tại Yên Thế Bắc
Giang.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa thuần
tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại lúa chính của các giống thí
nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

thí nghiệm
- Đánh giá chất lượng gạo, cơm của các giống thông qua các chỉ tiêu
chất lượng: xay xát, phân tích hóa sinh và thử nếm cơm bằng cảm quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bổ sung giống
lúa thuần mới cho năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện khí
hậu đất đai của địa phương, nhằm hoàn thiện cơ cấu giống cây trồng của
huyện Yên Thê.
- Trên cơ sở nghiên cứu mối liên quan giữa năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất sẽ xác định được các tính trạng tốt phục vụ cho công
tác chọn tạo giống lúa thuần và xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất cho
từng giống.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là cơ sở để bổ sung một số giống lúa thuần mới có năng suất cao,
chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cho cơ cấu giống lúa của
huyện Yên Thế và một số vùng lân cận có điều kiện tương tự trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp,
phát triển kinh tế, xã hội của huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng đối với đời sống
của con người nên được trồng và phân bố rộng khắp Thế giới. Lúa đã và đang
đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Bằng chứng là diện
tích và sản lượng lúa gạo của Thế giới đang tăng lên theo từng năm (số liệu
thống kê ở bảng 1.1).
Đến năm 2014 [38] thì tổng diện tích trồng lúa trên Thế giới đã lên đến
xấp xỉ 164 triệu ha với năng suất trung bình 44 tạ/ha với tổng sản lượng của
toàn Thế giới năm 2014 đạt khoảng 723 triệu tấn.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn 2010-2014 của Thế giới
Chỉ tiêu
2010

2011

2012

2013

2014

Năm
Diện tích


Thế giới

155.139

160.211

158.577

161.762

164.125

(nghìn ha)

Châu Á

139.206

143.141

141.025

143.234

145.270

Năng suất

Thế giới


4,24

4,30

4,32

4,33

4,40

(tấn/ha)

Châu Á

4,30

4,36

4,39

4,43

4,50

Sản lượng

Thế giới

656.970


688.527

685.094

701.128

722.760

(nghìn tấn)

Châu Á

598.878

624.499

619.206

633.746

653.240

(Nguồn: FAO,2015)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Mặc dù có nhiều sự thay đổi nhưng nhìn chung trong giai đoạn từ
năm 2010-2014, sản lượng lúa Thế giới có xu hướng tăng dần nhưng chậm.
Không những chỉ tăng về diện tích mà còn tăng về năng suất (trung bình
năm 2010 là 4,24 tấn/ha thì đến năm 2014 là 4,40 tấn/ha). (diện tích gieo
trồng năm 2010 khoảng155 triệu ha, năm 2014 khoảng 164 triệu ha), Từ đó
dẫn đến tổng sản lượng tăng lên, năm 2010 là xấp xỉ 657 triệu tấn, đến
năm 2014 thì tổng sản lượng đã tăng lên đến 723 triệu tấn, trong đó Châu Á
đạt 653 triệu tấn (chiếm 90,4%). Có thể nói, sản lượng lúa gạo toàn Thế
giới tăng trong thời gian qua chủ yếu là do tăng năng suất, diện tích và sản
lượng của Châu Á.
Theo thống kê thì tính đến nay có khoảng hơn 100 quốc gia trên Thế
giới sản xuất lúa gạo, trong đó chủ yếu tập trung nhiều tại các nước Châu Á
và 85% sản lượng lúa của Thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á là Thái
Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Bangladesh, Myanmar và
Nhật Bản.
Hiện nay nước dẫn đầu về diện tích là Ấn Độ với 44.100 nghìn ha (năm
2014) . Nhưng Trung Quốc lại là nước có sản lượng cao nhất Thế giới đạt
202.667 nghìn tấn (năm 2014). Nhóm các nước sản xuất lúa gạo dẫn đầu Thế
giới có năng suất cao trung bình khoảng 30-40 tạ/ha, trong đó nước có năng
suất cao nhất là Trung Quốc (6,69 tấn/ha), sau đó đến Việt Nam (5,53tấn/ha),
Nhật Bản (tính theo gạo) (5,33tấn/ha) (bảng 1.2).
Nếu so với tốc độ tăng trưởng dân số như hiện nay thì tốc độ tăng sản
lượng lúa của Thế giới vẫn còn rất thấp, không cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ.
Chính vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành sản xuất lúa gạo nói chung
cũng như các nhà nghiên cứu nói riêng phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản
lượng đảm bảo an ninh lương thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nƣớc đứng đầu Thế giới
Nãm 2010
Nƣớc

Diện tích
(nghìn
ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Nãm 2011
Sản lƣợng
(nghìn
tấn)

Diện tích
(nghìn ha)

Nãm 2012

Năng

Sản lƣợng

Diện tích

suất


(nghìn

(nghìn

(tấn/ha)

tấn)

ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(nghìn
tấn)

Trung Quốc

29.882

6,58

196.681

30.117

6,55


197.212

30.311

6,69

202.667

Ấn Ðộ

41.918

3,24

135.673

42.862

3,36

143.963

44.100

3,53

155.700

Indonesia


12.884

5,00

64.399

13.254

5,02

66.469

13.201

4,98

65.741

Bangladesh

11.354

4,24

48.144

11.529

4,34


50.061

12.000

4,22

50.627

Việt Nam

7.437

5,24

38.950

7.489

5,34

40.006

7.652

5,53

42.332

Thái Lan


11.141

2,88

32.116

12.120

2,94

35.584

11.630

2,97

34.588

Myanmar

8.058

4,06

32.682

8.012

4,07


32.580

8.038

4,01

32.800

Philippines

4.532

3,59

16.266

4.354

3,62

15.772

4.537

3,68

16.684

Brazil


2.872

4,40

12.651

2.722

4,13

11.236

2.753

4,90

13.477

Nhật Bản

1.624

5,22

8.474

1.627

5,21


8.483

1.576

5,33

8.402

(Nguồn: FAO,2014)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao - rất thích hợp và thuận lợi cho
sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nước ta có thể là cái nôi hình thành cây
lúa nước, từ lâu nó đã trở thành cây lương thực chính, có ý nghĩa quan trọng
trong đời sống cũng như nền kinh tế nước nhà.
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật như việc sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao,
thay đổi cơ cấu mùa vụ, xây dựng hệ thống thủy lợi… đã đưa nước ta từ một
nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu lớn trên Thế giới. Trong giai
đoạn hiện nay chúng ta cũng không ngừng nỗ lực nâng cao năng suất và sản
lượng lúa gạo, số liệu bảng 1.3 cho thấy năng suất năm 2005 đạt mức 48,9
tạ/ha đã tăng lên 55,3 tạ/ha vào năm 2011, tương đương sản lượng tăng từ
35,83 triệu tấn lên 42,32 triệu tấn.

Năm 2012, do điều khí hậu thời tiết thuận lợi nên nhìn chung tình hình
sản xuất lúa gạo của nước ta đạt kết quả khá cao. Cụ thể là diện tích gieo cấy
ước đạt 7.753 nghìn ha (tăng 101,8 nghìn ha ), năng suất ước đạt xấp xỉ 56,3
tạ/ha (tăng khoảng 1tạ/ha) dẫn đến sản lượng lúa toàn quốc tăng 3,25 % so
với cùng kỳ năm trước (43,70 triệu tấn). Trong đó:
- Lúa Đông Xuân: đạt gần 20,30 triệu tấn, tăng 510,40 nghìn tấn so
với vụ Đông Xuân năm trước do diện tích tăng 27,60 nghìn ha và năng suất
tăng 1,1 tạ/ha.
- Lúa Hè Thu: Sản lượng lúa Hè Thu đạt 14 triệu tấn, tăng 573,30
nghìn tấn do diện tích đạt 2.660 nghìn ha, tăng 70,30 nghìn ha, riêng diện tích
lúa Thu Đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 31,30 nghìn ha);
năng suất đạt 5,25 tấn/ha (tăng 0,07 tấn/ha).
- Lúa Mùa: Sản lượng lúa Mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng
179,60 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất tăng 0,09 tấn/ha.


8
Kết quả đó không chỉ cung cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất
khẩu đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho nền kinh tế quốc doanh . Cũng
theo số liệu thống kê của Trung tâm tư liệu thống kê - Tổng cục thống kê [37]
thì tính đến hết năm 2012 nước ta đã xuất khẩu gạo được một số lượng kỷ lục
là khoảng 8,1 triệu tấn, thu về 3,7 tỷ USD (tăng 13,9% về lượng và 2,1% về
giá trị so cùng kỳ năm 2011) Mức xuất khẩu này vượt xa dự báo của Tổ chức
Lương-Nông Liên Hợp Quốc (FAO) hồi tháng 5/2012 rằng năm 2012 Việt
Nam xuất khẩu mức 7,2 triệu tấn gạo. (bảng 1.3)
Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu gạo sang hơn 85 nước trên Thế giới,
nhưng thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu của nước ta là Châu Á và Châu Mỹ.
Đặc biệt năm 2012, thị trường xuất khẩu gạo có nhiều thay đổi, trong đó thị
trường Trung Quốc tăng mạnh gấp 6,4 lần về lượng và 5,4 lần về giá trị.
Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong

năm 2012. Ngược lại nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm vả về lượng và
giá trị như Indonesia, Singapore, Senegal và Philippines.
Đồng thời cũng phải nhìn nhận một vấn đề lớn là tuy mừng về kỷ lục
lượng xuất khẩu nhưng lại bị giảm về giá trị so với 2011, do nguồn cung dồi
dào, nhu cầu giảm, lượng hàng tồn lớn…dẫn đến các nước xuất khẩu như
Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan… cạnh tranh quyết liệt khiến giá thành
giảm. Bên cạnh đó theo như Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết,
giá gạo Việt Nam hiện đang được bán với giá thấp hơn so với gạo cùng phẩm
cấp của các nước xuất khẩu gạo chủ lực trong khu vực khoảng 40 - 50
USD/tấn.
Cụ thể gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ có 395 USD/tấn trong khi giá gạo
cùng loại của Ấn Độ bán với giá 430 USD/tấn, Pakistan 445 USD/tấn. Với
mức giá này, có ý kiến nhận định giá gạo xuất khẩu quý I/2013 của Việt Nam
thấp nhất Thế giới, giảm từ mức bình quân 505 USD/tấn năm 2011 xuống còn
432 USD/tấn năm 2012.


9
Theo một số chuyên gia, nguyên nhân là do trong khi các hợp đồng
nhập khẩu gạo ít, các thị trường khác chưa đẩy mạnh mua thì doanh nghiệp
Việt Nam tập trung vào thị trường Trung Quốc và đây có thể là nguyên nhân
khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp đi trong thời gian qua.
Chính vì vậy cần có những chính sách, chiến lược kinh doanh thích hợp
để nâng cao giá trị của lúa gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế, góp
phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống người dân.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của nƣớc ta
giai đoạn 2005 - 2012
Năm

Diện tích


Năng suất Sản lƣợng Xuất khẩu

Trị giá

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn) (triệu tấn) (triệu USD)

2005

7.329

4,89

35,83

5,02

1.399

2006

7.325

4,89

35,85


4,75

1.306

2007

7.193

4,99

35,94

4,50

1.454

2008

7.422

5,23

38,73

4,72

2.902

2009


7.437

5,24

38,95

6,10

2.664

2010

7.489

5,34

40,01

6,80

2.912

2011

7.651

5,53

42,32


7,11

3.656

2012 (sơ bộ)

7.753

5,63

43,70

8,10

3.700

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2013)
Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) chỉ chiếm 14,96% diện tích (1,144 triệu
ha) nhưng lại cung cấp 16,49% sản lượng (6.979 nghìn tấn) của cả nước với
năng suất trung bình cao nhất đạt 6,10 tấn/ha. Tuy vậy, do mức tăng dân số
lớn, diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người thấp, quy mô nhỏ lẻ, manh
mún… nên lượng lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Hồng là rất nhỏ.
Trong đó, những năm gần đây thành phố Hà Nội có diện tích và sản
lượng cao nhất khu vực với 204 nghìn ha; 1.217 nghìn tấn trong năm 2011
(do sự sát nhập của tỉnh Hà Tây cũ). Nhưng Thái Bình lại là tỉnh dẫn đầu khu


10
vực nói riêng và cả nước nói chung về năng suất, trung bình đạt 6,59 tấn/ha.

(bảng 1.4)
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Hồng
những năm gần đây
Tỉnh/thành
phố
Cả nước

Năm 2012
Năm 2013
Năng Sản lƣợng Diện tích Năng Sản lƣợng
Diện tích
suất
(nghìn
(nghìn
suất
(nghìn
(nghìnha)
(tấn/ha)
tấn)
ha)
(tấn/ha)
tấn)
7.489
5,34
40.006
7.65
5,53
42.325

ĐBSH


1.150

5,92

6.805

1.145

6,10

6.979

Hà Nội

205

5,50

1.125

204

5,94

1.217

Thái Bình

166


6,64

1.104

166

6,59

1.092

Nam Định

159

5,99

952

158

5,88

932

Bắc Giang

128

5,94


758

127

6,22

787

Hưng Yên

82

6,28

515

82

6,45

529

Ninh Bình

81

5,99

486


81

6,04

488

Bắc Ninh

74

5,92

440

74

6,35

468

Hải Phòng

81

6,00

486

80


6,15

489

Hà Nam

70

5,94

417

70

6,13

428

Vĩnh Phúc

59

5,30

314

59

5,67


336

Quảng Ninh

45

4,67

209

44

4,86

213

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2013)
Qua số liệu của tổng cục thống kê cho thấy Bắc Giang cũng là một
trong những tỉnh có năng suất, sản lượng lúa gạo khá cao đứng thứ 5 toàn
quốc về năng suất đạt 6,22 tấn/ha (xấp xỉ 112,5 % năng suất trung bình của cả
nước) và 787 nghìn tấn (năm 2011)
1.2. Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa
1.2.1. Nguồn gốc cây lúa
Lúa là một trong những loại cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.
Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… cây lúa có


11
mặt từ 3000-2000 năm trước Công nguyên. Ở vùng Triết Giang - Trung Quốc

đã xuất hiện cây lúa từ 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Tuy
nhiên vẫn còn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian
cây lúa được đưa vào trồng trọt [8]
Ở Việt Nam, cây lúa được coi là cây trồng “bản địa”, không phải là loại
cây từ nơi khác đưa vào (Bùi Huy Đáp, 1999). Với điều kiện khí hậu nhiệt
đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ lâu, cây lúa
nước đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong nền
kinh tế và xã hội của nước ta [6]. Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại.
Việc xác định trực tiếp tổ tiên của cây lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau. Trích theo Nguyễn Đức Khanh thì một số tác giả
như Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswami (1958) cho rằng:
Oryza sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm Rufipogon. Tác giả Chrrerjce và
cộng sự (1958), Oka (1998), Mirishma và cộng sự (1992) cho rằng: kiểu trung
gian giữa O.Rufipogon và O.Nivara giống với lúa trồng hiện nay hơn cả. Theo
tác giả ở đại học Triết Giang (Trung Quốc) thì lúa trồng bắt nguồn từ lúa dại
Oryza sativa. L. F.spontaneae.
Một số tác giả như Đinh Dĩnh, Bùi Huy Đáp, Đinh Văn Lữ… cho rằng
Oryza Fatua là loại lúa dại gần nhất và được coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay.
1.2.2. Phân loại lúa trồng
Về loại phân loại lúa trồng Oryza sativa cũng còn có nhiều quan điểm
khác nhau. Tuy nhiên trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước đây, các nhà khoa
học Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã thống nhất xếp lúa trồng ở Châu Á
(Oryza sativa) thuộc họ hòa thảo (Graminae) tộc oryzae, có bộ NST 2n = 24.
Theo điều kiện sinh thái, Kato (1993) chia lúa trồng thành 2 nhóm lớn là
Japonica (lúa cánh) và Indica (lúa Tiên). Lúa Tiên thường phân bố ở vĩ độ thấp
như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia… là loại hình cây cao, lá nhỏ,
xanh nhạt, bông xòe, hạt dài, vỏ trấu mỏng, cơm khô, nở nhiều, chịu phân kém,


12

dễ lốp đổ nên năng suất thường thấp. Lúa cánh thường phân bố ở vùng có vĩ độ
cao như: Nhật Bản, Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Châu Âu… là loại hình cây lá
to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, cơm thường dẻo, ít nở, thích
nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt thường cho năng suất cao.
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng khác nhau, Trung Quốc chia ra lúa
sớm và lúa muộn hoặc lúa Xuân và lúa Mùa. Ở Việt Nam đã từ lâu hình thành
2 vụ lúa là vụ lúa Xuân và vụ lúa Mùa. Do lúa Xuân sinh trưởng trong vụ
Ðông Xuân có nền nhệt ðộ thấp nên thực tế thời gian sinh trưởng của lúa
Xuân lại dài hõn lúa Mùa. Hiện nay hầu hết các giống lúa trong sản xuất đều
phản ứng với nhiệt độ nên cấy được cả 2 vụ trong năm.
Do ruộng lúa được phân bố trong các điều kiện địa hình khác nhau, chế
độ tưới và mức tưới ngập khác nhau đã hình thành lúa cạn (lúa đồi, lúa
nương) và lúa nước, lúa chịu nước sâu (deep water) với mức tưới ngập trên
1m hay lúa nổi (Floating rice) có thể chịu ngập đến 3-4m.
Theo chất lượng và hình dạng hạt, người ta phân ra: lúa tẻ và lúa nếp;
lúa hạt dài và lúa hạt tròn.
Theo quan điểm canh tác học, cây lúa được chia thành 4 nhóm chính
sau đây:
- Lúa cạn (Upland rice): được trồng trên đất cao, không giữ nước, cây
lúa hoàn toàn sống nhờ vào nước trời.
- Lúa có tưới (Irrigated or Floađingd rice): được trồng trên những cánh
đồng có công trình thủy lợi, chủ động về nước tưới trong suốt chu kỳ sống
của cây.
- Lúa nước sâu (Rainfed Foađingrice): được canh tác trên những cánh
đồng thấp, không có khả năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. Tuy nhiên,
thời gian ngập nước không quá 10 ngày và mức nước không quá 50cm.
- Lúa nổi (deep water hoặc Floating rice): là loại lúa được gieo trổng
trong mùa mưa, khi mưa lớn lúa đã đẻ nhánh, nước dâng cao đến đâu lúa



13
vươn nhánh theo đến đó (khoảng 10cm/ ngày) để ngoi theo, vươn lên mặt
nước.
Ở Việt Nam, tồn tại cả 4 nhóm giống lúa trên, nhưng chủ yếu là nhóm
lúa có tưới, còn nhóm lúa cạn, lúa nước sâu và lúa nổi ngày một giảm đi.
Nhóm lúa cạn tồn tại nhiều ở vùng Núi và Trung du Bắc bộ, Tây Nguyên. Lúa
có tưới được canh tác chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng ven
biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Lúa nước sâu được gieo trồng
chủ yếu tại các vùng úng ngập, trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng
khó thoát nước thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc. Lúa nổi chỉ tồn tại rất
ít ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài 4 nhóm trên ở Việt Nam còn tồn tại một số nhóm giống lúa thích
nghi với các tiểu vùng sinh thái chuyên biệt khác nhau như: giống lúa chịu
mặn, các giống lúa này được trồng chủ yếu ở các vùng duyên hải Bắc, Nam,
Trung bộ. Các vùng đó thường xuyên bị nước biển xâm nhập nhưng cũng
được nguồn nước ngọt thau rửa nên vẫn có thể canh tác lúa.
1.3. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trƣng của cây lúa
Lúa là cây trồng đa dạng về kiểu hình, mỗi giống có những đặc điểm
riêng biệt mà ta có thể dựa vào đó để phân biệt như: thời gian sinh trưởng,
khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây, bộ lá lúa và khả năng quang hợp, dạng hạt,
màu sắc hạt.
Các nhà chọn tạo và khảo nghiệm giống trước khi chuẩn bị cho bất kỳ
một chương trình chọn tạo và khảo nghiệm giống nào cũng cần có những thông
tin đầy đủ các đặc điểm về nguồn vật liệu khởi đầu của giống. Do vậy, việc
nghiên cứu các đặc điểm hình thái, đặc điểm nông học, khả năng chống chịu…
của các giống lúa đã được tiến hành từ lâu và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa.
1.3.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến
khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc chủ yếu vào giống ngoài



14
ra còn thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Nắm được quy
luật này là cơ sở cho việc xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh
tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác nhau. Theo các nhà khoa học IRRI thì thời
gian sinh trưởng của cây lúa được điều khiển bởi hai hệ thống gen: hệ thống
gen quy định thời gian trỗ và hệ thống gen phản ứng với ánh sáng.
Theo Yoshida (1979) [25] cho rằng, những giống lúa có thời gian sinh
trưởng quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị
hạn chế. Ngược lại giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho
năng suất cao vì sinh trưởng quá dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên, trong
điều kiện đất đai có độ phì thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng
dài hơn sẽ cho năng suất cao hơn.
Nguyễn Đình Giao và các cộng sự (2001) cho rằng: Các giống lúa ngắn
ngày ở nước ta có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày, giống trung ngày có
thời gian sinh trưởng từ 140-160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc,
do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng từ 180-200 ngày. Ở
đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa có thời sian sinh trưởng trong vụ
Mùa tương đối dài, khoảng 200-240 ngày, cá biệt những giống lúa nổi có thời
gian sinh trưởng dài đến 270 ngày [8].
Hiện nay thời gian sinh trưởng lý tưởng của cây lúa là 90-100 ngày.
Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc vào thời vụ gieo
cấy với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Trong điều kiện ở miền Bắc nước ta,
do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng của cùng một
giống lúa nếu gieo cấy vào vụ Xuân sẽ dài hơn gieo cấy trong vụ Mùa. Trong
cùng một vụ, nếu thời vụ gieo cấy sớm hay muộn thì thời gian sinh trưởng
của cùng một giống lúa cũng thay đổi. Ngay cả trong cùng một thời vụ gieo
cấy ở vụ Xuân, năm nào trời rét lúa trỗ muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài,
năm nào ấm thì ngược lại. Còn trong vụ Mùa, nhiệt độ ít thay đổi qua các năm
nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa tương đổi ổn định.



15
Trong sản xuất hiện nay, người nông dân rất cần có những giống lúa
ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu cao, không
phản ứng với quang chu kỳ để có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhằm
tăng hệ số sử dụng ruộng đất từ đó tăng sản lượng và tăng thu nhập.
1.3.2. Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan đến tính chống đổ của cây
lúa. Dạng hình thấp cây, thân cứng có khả năng chống đổ tốt. Các nhà khoa
học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI khẳng định [33]: các giống lúa có
nguồn gốc Trung Quốc mang gen lùn sdl là gen lặn nhưng không ảnh hưởng
đến chiều dài bông rất có ý nghĩa trong chọn giống. Hiện nay các nhà chọn
tạo giống đang tập trung và định hướng chọn tạo kiểu hình cây lúa có chiều
cao lý tưởng khoảng 100cm.
1.3.3. Khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa liên quan chặt chẽ đến
quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa.
Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra
lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá thứ nhất bắt đầu phân hoá, trong quá
trình ra các lá tiếp theo cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo. Theo
quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và
bắt đầu xuất hiện nhánh thứ nhất và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện.
Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ
thấp, số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển
đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh
trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành những nhánh vô hiệu. Ở thời kỳ đẻ
nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh cả về bộ lá và rễ, nó quyết định
đến sự phát triển diện tích lá, số bông. Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào
giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh tác. Trong điều kiện quần thể do

gieo cấy dày nên số nhánh đẻ thực tế có giới hạn. Sau một thời gian đẻ nhánh,


×