Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa nếp cái hoa vàng theo phương pháp cải tiến (SRI) tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MAI THU HÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
THÂM CANH GIỐNG LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG
THEO PHƢƠNG PHÁP CẢI TIẾN (SRI)
TẠI HUYỆN YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang phụ bìa

MAI THU HÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
THÂM CANH GIỐNG LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG
THEO PHƢƠNG PHÁP CẢI TIẾN (SRI)
TẠI HUYỆN YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Mai Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh cùng
PGS. TS. Hoàng Văn Phụ về những góp ý quí báu cho hướng tiếp cận và nội dung
của luận văn.
Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học, đặc biệt là Bộ môn Cây lương thực - Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi rất nhiều cho việc hoàn thành báo
cáo này.
Tôi cũng xin cảm ơn Khối nông nghiệp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái, các
bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn sớm được hoàn thành.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

Mai Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

MỤC LỤC
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ....................................................................3
1.2. Những nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa .....................................................8
1.3. Một số nghiên cứu về bộ rễ và phân bón trên cây lúa ở Việt Nam....................12
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam ......................17
1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới .........................................17
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước........................................19
1.4.3. Tình hình áp dụng kỹ thuật SRI trên thế giới..................................................23
1.4.3.1.Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc. ............................................................24
1.4.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Thái Lan..................................................................25
1.4.3.3. Tình hình nghiên cứu ở Campuchia .............................................................26
1.4.3.4. Những kinh nghiệm SRI ở Myanmar ...........................................................26
1.4.3.5. Một số nước khác .........................................................................................27
1.4.4. Tình hình áp dụng SRI tại Việt Nam ..............................................................29
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................33
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .....................................................................33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................33
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................33

2.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................33
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................34
2.2.2.1. Đất đai nơi thí nghiệm..................................................................................34
2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................................34
2.3. Điều kiện thí nghiệm và kỹ thuật chăm sóc .......................................................35
2.3.1. Thời gian .........................................................................................................35
2.3.2. Ngâm, ủ và làm mạ .........................................................................................35
2.3.3. Làm đất, cấy ....................................................................................................36
2.3.4. Biện pháp chăm sóc ........................................................................................36
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................37
2.4.1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng: ...................................................................37
2.4.2. Khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây cuối cùng: ................................................37
2.4.3. Các chỉ tiêu bộ rễ.............................................................................................38
2.4.4. Tính chống đổ .................................................................................................39
2.4.5. Sâu, bệnh hại chính .........................................................................................39
2.4.6. Các chỉ tiêu năng suất: ....................................................................................40
2.4.7. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................41
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................41
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................42
3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu 6 tháng vụ mùa năm 2014 tại huyện Yên Bình - tỉnh
Yên Bái ......................................................................................................................42
3.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến thời kỳ sinh trưởng phát triển của
giống lúa Nếp cái hoa vàng .......................................................................................44
3.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và tỷ
lệ thành bông của giống lúa nếp cái hoa vàng ..........................................................46
3.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến đường kính rễ và chiều dài rễ của
giống lúa nếp cái hoa vàng ........................................................................................50
3.5. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến khả năng tích lũy chất khô của rễ giống
lúa nếp cái hoa vàng ..................................................................................................54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

3.6. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ chất khô
của thân, lá và toàn khóm của giống lúa nếp cái hoa vàng .......................................60
3.7. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ ảnh đến tình hình sâu và khả năng chống
đổ của giống lúa nếp cái hoa vàng ............................................................................63
3.8. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lúa nếp cái hoa vàng .....................................................65
3.9. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ ảnh đến năng suất thực thu của giống lúa
nếp cái hoa vàng, độ chênh lệch của các công thức thí nghiệm ...............................70
3.10. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp cái
hoa vàng ....................................................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................72
1. Kết luận .................................................................................................................72
2. Đề nghị ..................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
Đ/C

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc

IRRI

: Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
TGST : Thời gian sinh trưởng
SRI

: Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong những năm gần đây ................17
Bảng 1.2. Tính hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2013 .....18
Bảng 1.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014.........................................20
Bảng 1.4. Một số kết quả thử nghiệm SRI ở các nước .............................................28
Bảng 3.1. Thời tiết khí hậu 6 tháng vụ mùa năm 2014 tại huyện Yên Bình - tỉnh
Yên Bái .....................................................................................................43
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ cấy đến các thời kỳ sinh trưởng, của
giống lúa nếp cái hoa vàng .......................................................................45
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ cấy đến chiều cao cây, khả năng đẻ
nhánh và tỷ lệ thành bông của giống lúa nếp cái hoa vàng ......................48
Bảng 3.4. Lượng phân bón và mật độ cấy ảnh hưởng đến đường kính rễ và chiều dài
rễ của giống lúa nếp cái hoa vàng ............................................................51
Bảng 3.5. Ảnh hưởng đến phân bón và mật độ cấy khả năng tích luỹ chất khô của rễ
lúa Nếp cái hoa vàng, tai tầng đất 0 - 5cm ...............................................55
Bảng 3.6. Ảnh hưởng đến phân bón và mật độ cấy khả năng tích luỹ chất khô của rễ
lúa Nếp cái hoa vàng, ở tầng đất 6 - 10 cm ..............................................57
Bảng 3.7. Ảnh hưởng đến phân bón và mật độ cấy khả năng tích luỹ chất khô của rễ
lúa Nếp cái hoa vàng, ở tầng đất 11 - 15 cm ............................................59
Bảng 3.8. Ảnh hưởng phân bón và mật độ cấy đến khả năng tích luỹ chất khô của
thân, lá và toàn khóm của giống lúa Nếp cái hoa vàng ............................61
Bảng 3.9. Ảnh hưởng phân bón và mật độ cấy đến tình hình sâu hại và khả năng
chống đổ của giống lúa nếp cái hoa vàng .................................................64
Bảng 3.10. Lượng phân bón và mật độ cấy ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lúa nếp cái hoa vàng ...........................66
Bảng 3.11. Ảnh hưởng phân bón và mật độ cấy đến năng suất thực thu và độ chênh
lệch của các công thức thí nghiệm ...........................................................70

Bảng 3.12. Ảnh hưởng phân bón và mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống lúa
nếp cái hoa vàng .......................................................................................71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ chiều cao cây của giống lúa Nếp Cái hoa vàng qua các công
thức phân bón và mật độ trồng khác nhau .................................................50
Hình 3.2: Biểu đồ đường kính rễ lúa Nếp cái hoa vàng qua các giai đoạn đòng,
trỗ, chín .......................................................................................................53
Hình 3.3: Biểu đồ chiều dài rễ lúa Nếp cái hoa vàng qua các giai đoạn đòng,
trỗ, chín .......................................................................................................53
Hình 3.4: Biểu đồ trọng lượng toàn khóm của giống lúa Nếp cái hoa vàng qua các
giai đoạn đòng, trỗ, chín .............................................................................62
Hình 3.5: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa nếp cái
hoa vàng .....................................................................................................68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Lúa trồng Oryza sativa (2n = 24) được phân làm các loài phụ là O.S. Indica,
O.S. japonica và O.S. Javanica. Ngoài ra, còn có các nhóm giống lúa trung gian
giữa các loài phụ trên. Lúa nếp có tên khoa học là Oryza sativa L. var. glutinosa
Tanaka. Lúa nếp thường chỉ có từ 0 - 10% amylose (Ghóh, R.L 1998) [52].
Huyện Yên Bình là một huyện trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm
của tỉnh Yên Bái. Toàn huyện có 26 xã, trong đó có 6 xã vùng sâu thuộc diện khó
khăn được phân bố trên tổng diện tích đất tự nhiên 77.320 ha, trong đó đất nông
nghiệp 57.691 ha; chiếm 74,6% tổng diện tích thì đất trồng lúa chỉ có 6.140 ha, tuy
có diện tích đất trồng lúa ít song phân bố khá tập trung, màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
Trong những năm qua, với phong trào thâm canh tăng năng suất cây trồng đã
được các cấp chính quyền và nhân dân chú trọng, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật; như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chương trình 3 giảm
3 tăng, quản lý dịch hại tổng hợp IPM… đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp
ra thị trường lượng sản phẩm 28.000 - 33.000 tấn, thu nhập tăng từ 17 - 23%,. Tuy
nhiên, từ năm 2005 đến nay mất ổn định về năng suất lúa hàng vụ, sâu bệnh phát
sinh gây hại mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng chất lượng
lúa gạo Yên Bái, chi phí sản xuất tăng cao, môi trường đất bị suy thoái rõ rệt.
Trước tình trạng trên Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã
phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra,
hội thảo đánh giá nhằm tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng mất
an toàn trong sản xuất lúa tại huyện Yên Bình. Trong đó, tập trung chủ yếu vào nhóm
nguyên nhân mang tính chủ quan là mức độ đầu tư thâm canh và cơ cấu giống lúa
Năm 2013, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, trên lúa thuần được triển
khai tại tỉnh Yên Bái, sau 1,5 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả cao và
được đông đảo người dân chủ động áp dụng mô hình. Hệ thống này là một kỹ
thuật tổng hợp từ khâu gieo cấy đến các biện pháp chăm sóc như tưới tiêu, phân
bón, hiệu quả của hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI đã được khẳng định và ghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2

nhận cả về ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ
dược nghiên cứu trên lúa thuần, còn lúa nếp đặc sản của địa phương thì chưa được
tiến hành nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa nếp cái hoa vàng theo phương pháp
cải tiến (SRI) tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định công thức phân và mật độ thích hợp trong thâm canh lúa nếp cái
hoa vàng theo phương pháp cải tiến tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở về mặt khoa học để đề xuất các biện pháp tiếp
theo nhằm hoàn thiện phát triển và nâng cao hiệu quả của biện pháp kỹ thuật thâm
canh lúa cải tiến SRI
* Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu xác định lượng phân bón thích hợp, mật độ hợp lý nhằm khuyến
cáo ra người dân sản xuất. Với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng
đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên
đơn vị sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống ở nông thôn làm
nông nghiệp. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa đã trở thành cây lương thực
chính của người Việt Nam và có vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực thực
phẩm cho con người, cho chăn nuôi, cho các ngành công nghiệp khác, lúa gạo còn
là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân.
Cần phải tăng sản lượng lúa gạo trong điều kiện diện tích đất tính theo đầu
người giảm, nguồn nước phục vụ tưới tiêu ít hơn, không làm suy thoái môi trường
và không làm kiệt quệ các nguồn tài nguyên đất. Việc tìm ra các giải pháp sản xuất
lương thực tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói và tạo cơ
sở đảm bảo khi giá lương thực tăng cao.
SRI là giải pháp tối ưu nhất cho người nông dân và các quốc gia nhằm thúc
đẩy sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp dựa vào cộng đồng. Đồng thời, SRI
cho phép quản lý các nguồn tài nguyên đất và nước một cách bền vững hơn và thậm
chí còn làm tăng năng lực sản xuất của những nguồn tài nguyên này trong tương lai.
* Lịch sử phát triển của Hệ thống canh tác lúa cai tiến SRI
SRI được phát triển ở Madagascar vào đầu những năm 1980 và hiện đang
được phổ biến bởi tổ chức phi chính phủ (NGO) Association Tefy Saina, kỹ thuật
này giúp tăng năng suất lúa một cách bền vững. Năng suất trung bình theo SRI
khoảng 9 tấn/ha, gấp hơn 2 lần năng suất trung bình hiện nay của thế giới (4,3
tấn/ha) Beachell 1972 [50].
Những đánh giá một cách có hệ thống về SRI, được thực hiện bởi Fr. Henryde
Laulanie, S.J. (1993), được bắt đầu vào năm 1994. Những đánh giá đầu tiên bên
ngoài Madagascar đã được thực hiện tại Đại Học Nông Nghiệp Nanjing (Nanjing
Agricultural University) năm 1999 và đã đạt được năng suất 9,2 - 10,5 tấn/ha, chỉ sử
dụng khoảng 1/2 lượng nước tưới như bình thường. Năm 2000, cục nghiên cứu và
phát triển nông nghiệp Indonesia đã đạt được năng suất 9,5 tấn/ha, trong những thử

nghiệm SRI vào mùa mưa tại trạm Sukamandi. Từ đó về sau việc đánh giá sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

các biện pháp SRI đã và đang được trải rộng nhanh chóng, vì vậy hiện nay nó đang
được xúc tiến thực hiện ở hơn 20 nước trên thế giới bao gồm cả 6 nước Đông Nam Á.
Kỹ thuật thâm canh cải tiến (SRI) góp phần đáng kể đưa năng suất chất lương
lúa gạo Việt Nam;
- Kỹ thuật làm mạ tạo cho cây mạ sống trong những điều kiện thuận lợi nhất
có sức sống tốt nhất trước khi ra ruộng. Tuổi mạ cũng được các nhà khoa học lựa
chọn tuỳ theo điều kiện thâm canh.
- Kỹ thuật cấy: Cây lúa được cấy 1 dảnh, mật độ cấy rất khác nhau tuỳ vào
điều kiện đất đai thâm canh, tập quán canh tác, Theo PGS Hoàng Văn Phụ, các thí
nghiệm về mật độ trên giống Bắc ưu cho thấy ở mật độ 35 khóm/m2 đạt 320
bông/m2, 130 hạt/bông. Khi tăng mật độ lên 70 khóm/m2 thì cũng chỉ đạt được 400
bông/m2, số hạt trung bình trên bông giảm còn 73 hạt/bông. Như vậy, tăng mật độ
lên 2 lần cũng chỉ tăng dược 1,25 lần số bông, còn số hạt giảm đi tới 1,78 lần. Tổng
kết kinh nghiệm đạt năng suất cao trong gieo cấy lúa thì khoảng cách giữa các hàng
lúa nên bố trí là 20cm, 25cm hoặc 30cm với mật độ 39 khóm/m2 hoặc 40 khóm/m2.
Theo Phạm Thị Thu, Hoàng Văn Phụ (2014) [39].
- Kỹ thuật bón phân: Điều kiện cho cây lúa phát triển tốt phụ thuộc rất lớn vào
chế độ dinh dưỡng đất, các nhà khoa học đã tập trung đến sự cân đối dinh dưỡng đất
tạo cho đất có sức khoẻ tốt vừa có dinh dưỡng tốt, vừa có độ thông thoáng khí để rễ
cây lúa có thể hô hấp và hút dinh dưỡng thuận lợi. Nhiều tài liệu cung cấp thông tin
về các loại phân bón có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí như: Phân chuồng,
phân hỗn hợp, phân phủ... Phân vô cơ cũng được sử dụng ở mức khá cao chủ yếu là:

Đạm urê, lân, kali cùng với phương pháp bón, phân hữu cơ và phân lân đều bón lót
100%. Hoàng Văn Phụ (2012) [30].
- Kỹ thuật điều tiết nước: Vai trò của nước rất quan trọng trong đời sống của
cây lúa, các nhà khoa học rất chú trọng đến khâu điều tiết nước, tuỳ từng giai đoạn
sinh trưởng của lúa mà cung cấp lượng nước cho phù hợp đảm bảo cho cây lúa phát
triển tốt, tiết kiệm được lượng nước cần thiết; lượng nước thích hợp nhất từ giai
đoạn sau cấy đến khi phát triển đòng là ruộng đủ ẩm cho đất giúp cho cây lúa đẻ
khoẻ, cứng cây, rễ ăn sâu xuống dưới có thể hút dinh dưỡng ở tầng sâu hơn; lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

nước thời kỳ phát triển đòng đến trỗ hoàn toàn cần lượng nước từ 1-3cm. Hoàng
Văn Phụ và cs (2005) [28].
- Công tác BVTV: Các đối tượng chủ yếu vẫn là sâu đục thân bướm 2 chấm,
sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, khô vằn, bệnh bạc lá lúa
* Lý luận về thâm canh lúa cải tiến SRI
SRI (System of Rice Intensification) là phương pháp canh tác lúa sinh thái và
hiệu quả, tăng năng suất nhưng lại giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc
trừ sâu và nước tưới. Những nguyên tắc ký thuật cơ bản của phương pháp này bao
gồm: cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa, quản lý nước, làm cỏ sục bùn và bón
phân hữu cơ. Đây là kỹ thuật thâm canh đầy triển vọng vì thỏa mãn được cả hai
mục tiêu là đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển nông nghiệp bền vững trong tình
hình khí hậu có nhiều biến đổi.
* Nghiên cứu về các phương pháp của SRI
Fr. Henryde Laulanie và các đồng nghiệp của ông ở Tefy Saina đã không bao

giờ coi SRI như là một công nghệ, nói cách khác là một tập hợp cố định những biện
pháp được áp dụng với những kết quả không đổi trong mọi điều kiện. Hơn thế nữa
họ xem xét đó như là một phương pháp, một triết lý được dựa trên những nguyên
tắc quy nạp từ những quan sát thực tế (theo dõi thực nghiệm) đối với cây lúa như
thế nào để có thể đạt được năng suất cao nhất.
* Các phương pháp của SRI gồm
- Cấy mạ non: 8 - 15 ngày tuổi, chỉ với 2 lá nhỏ. Việc này đã bảo vệ, giữ gìn
tiềm năng của cây lúa về sự đẻ nhánh nhánh nhiều và sự sinh trưởng của rễ. Tiềm
năng này sẽ mất do cấy muộn.
- Cấy một dảnh mạ, cấy khoảng cách rộng theo hình vuông: 25 x 25cm hay
thậm chí rộng hơn 33 x 33cm hay 40 x 40cm thậm chí 50 x 50cm nếu điều kiện đất
tốt. Khoảng cách rộng như vậy sẽ tạo cho rễ của cây lúa có nhiều khoảng không để
sinh trưởng, phát triển. Hoàng Văn Phụ (2012) [30].
- Cấy một cách cẩn thận: Vì những cây mạ non bị thương tổn rất nhỏ và có thể
nhanh chóng phục hồi sự sinh trưởng của chúng.
- Trong suốt thời kỳ sinh trưởng sinh thực:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

+ Tưới nhẹ được cung cấp, giữ cho đất thông thoáng khí tốt nhất, với những
thời kỳ ngắn (2 -5 ngày) để khô.
+ Đất được tưới ngập thích hợp và được để khô 2 -3 ngày một lần.
Trong cả hai trường hợp không được giữ đất ướt sũng. Thông thường khi cây
lúa bắt đầu bén rễ, hồi xanh sau khủng hoảng ban đầu, chỉ một lớp nước mỏng được
duy trì trên ruộng (1- 2cm) sau đó ruộng nước được tháo cạn nước 10 - 20 ngày

trước khi thu hoạch.
- Khi ruộng lúa không được giữ ngập nước, việc kiểm soát cỏ dại tốt trở nên
cần thiết. Việc làm cỏ nên bắt đầu 10 ngày sau khi cấy và lên được lặp lại 2 - 3 lần
cách nhau 10 ngày. Mặc dù đây là phần đòi hỏi nhiều công lao nhất của SRI nhưng
kết quả làm tăng năng suất đáng kể.
- Sử dụng phân chuồng: Tốt nhất bón phân vài tháng trước khi trồng lúa, ví
dụ trên cây trồng trước. Phân hoá học cũng cho kết quả tốt, nhưng phần lớn đối
với các giống phân hoá học chưa phải là kết quả tốt nhất. Vấn đề hữu cơ đất và
hoạt động của vi sinh vật là một phần chiến lược SRI đối với việc tăng năng suất.
Điều băn khoăn, do dự chính là nhiều nhà khoa học và nông dân đang nghi
ngại về việc tiến hành SRI là liệu đối với những kết quả đã được ghi nhận hay
những biện pháp đã sử dụng nghe có vẻ thật sự là quá tốt. Với cây mạ nhỏ hơn, ít
cây hơn trên một khóm và trên 1m2, với ít nước hơn cho năng suất cao hơn là trái
với điều người ta nghĩ đến tự nhiên. Những nguyên tắc và biện pháp của SRI chống
lại những kinh nghiệm, những kết quả nghiên cứu khoa học và biện pháp canh tác
thông thường đã được chấp nhận về cây lúa. Hoàng Văn Phụ (2012) [30].
* Những đóng góp của SRI về môi trường và sự bền vững
Nếu SRI chứng tỏ được là có hiệu quả tốt như những kết quả thử nghiệm đã
giới thiệu thì nó sẽ góp phần tạo nên một nền nông nghiệp bền vững và môi trường
tự nhiên khỏe mạnh hơn bởi vì:
- Làm giảm áp lực đối với việc mở rộng những vùng đất trồng trọt được, bằng
cách tăng hiệu xuất đất canh tác hiện nay. Ở Madagascar các nhà khoa học hy vọng
điều này sẽ là yếu tố quan trọng góp phần cắt giảm sự du canh của lúa cạn xâm
phạm đến những cánh rừng nhiệt đới còn lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7


- Làm giảm những yêu cầu, đòi hỏi của nông nghiệp về nguồn nước trên thế
giới, một nguồn tài nguyên mà đang ngày càng trở nên khan hiếm. Lúa là cây tiêu
thụ nước hàng đầu và phương pháp SRI có thể cắt giảm 1/2 tới 2/3 những đòi hỏi về
tưới tiêu của sản xuất lúa. Phạm Thị Thu, Hoàng Văn Phụ (2014) [39].
- Làm giảm tác hại của hóa nông nghiệp vào đất nước: với phương pháp SRI,
cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh hơn và tự bản thân chúng có thể đối phó
tốt hơn với vấn đề sâu bệnh hại. Điều này có thể làm giảm hoặc thậm chí dừng hẳn
việc sử dụng thuốc trừ sau bệnh và thuốc diệt cỏ.
- Làm giảm sự thải ra khí Methane từ ruộng lúa bằng cách không giữ chúng
tiếp tục ngập nước. Trong khi điều này có thể làm tăng việc thải ra khí Nitơ ôxít và
một vài khí hiệu ứng nhà kính khác. Điều này sẽ được giảm thiểu nếu không sử
dụng hoặc giảm phần lớn việc sử dụng phân đạm vô cơ [39].
- Nâng cao chất lượng đất và hiệu suất sử dụng đất thông qua việc phối kết
hợp các biện pháp quản lý cây trồng, đất, nước và dinh dưỡng. Điều này góp phần
tăng quy mô, sự năng động và đa dạng ca hệ vi sinh vật đất.
Sự bền vững của những biện pháp SRI không là một công nghệ cố định, đúng
hơn là một bước tiến về những nhận thức mới và các nguyên lý đúng có thể áp dụng
cho các cây trồng khác với những sự sửa đổi thích hợp sẽ được xác định cụ thể. Vì
vậy ở Madagascar, mặc dù năng suất rất cao nhưng không nhìn thấy sự giảm sút
năng suất qua các năm, thậm chí đất ở đây đã được mô tả và đánh giá như một vài
loại đất nghèo nhất trên thế giới (Vũ Hữu Yên, 1995) [46].
Có thể sự cạn kiệt về dinh dưỡng đang được bù đắp bằng sự cần cù, chăm chỉ
của nông dân đã làm cho năng suất đi lên chứ không giảm sút. Mặt khác, có thể độ
phì nhiêu của đất đang được nâng cao bởi sự kết hợp, sự tương tác giữa đất, nước,
cây trồng, dinh dưỡng và vi sinh vật nhờ các biện pháp SRI, đồng thời làm cho
những chất dinh dưỡng không thể dùng được thành có thể dùng được thông qua các
quá trình phân giải của vi sinh vật. Vấn đề này chưa thể được trả lời một cách chắc
chắn, mặc dù những quá trình này giống như sự cố định Nitơ sinh học (Dobereiner,
1987; Baldini et al 1997) và sự hoà tan Photpho (Turner and Haygarth, 2001), đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

được chứng minh bằng tài liệu với những biện pháp tương tự như các biện pháp
được sử dụng trong SRI, vì vậy đây không phải là một vấn đề phỏng đoán. (Katyal
J, C 1993), [58].
Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice intensification - SRI) đã được
đánh giá và áp dụng có hiệu quả trên những giống lúa lai và lúa thuần tại hơn 40
nước trên thế giới và 29 tỉnh của Việt Nam. Tuy nhiên SRI chưa được nghiên cứu
cho lúa nếp. Kết quả nghiên cứu khả năng áp dụng SRI trên giống lúa lai thuần vụ
xuân năm 2014 tại Thái Nguyên cho thấy các yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo môi
trường thuận lợi cho các đặc điểm di truyền của giống lúa phát huy tác dụng. Cấy
mạ non, cấy thưa, làm cỏ sục bùn đã làm tăng sức đẻ nhánh, bộ rễ phát triển mạnh
hơn so với đối chứng ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ, và chín. SRI cũng làm bệnh khô
vằn giảm, làm tăng khả năng tích luỹ chất khô/khóm, tăng hệ số kinh tế, năng suất
lúa tăng 25-35%, góp phần tăng sản lượng lúa ở vùng đất khó khăn này và tăng khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu (Phạm Thị Thu, Hoàng Văn Phụ. 2014) [39].
1.2. Những nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa
Theo Hoàng Văn Phụ: Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đó là cấy mạ non để
lúa đẻ nhiều, cấy thưa để môi trường khí hậu ở trong quần thể cây lúa mát hơn, rồi
đỡ ẩm hơn thì giảm được sâu bệnh.
Khi cấy thưa, đủ dinh dưỡng lúa đẻ nhánh nhiều. Khi quần thể của ruộng rậm
rạp thì nhánh đẻ ra sẽ bị lụi tàn bớt, khả năng đẻ nhánh của lúa nhiều hay ít phụ
thuộc vào điều kiện của giống, phụ thuộc và tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh
dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh.
Mật độ cấy là số cây, số khóm trên một đơn vị diện tích với lúa cấy đo bằng số

bông /khóm, số khóm/m2, với lúa gieo thẳng mật độ được đo bằng số hạt mọc/m2.
Trên một đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một
giới hạn nhất định việc tăng số bông không làm giảm số hạt/bông và khối lượng
nghìn hạt nhưng nếu vượt qua giới hạn nhất định, số hạt/bông sẽ giảm dần và khối
lượng nghìn hạt sẽ giảm dần do sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, vì thế khi cấy
quá dầy sẽ làm năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cấy mật độ quá thưa đối
với giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày khó đạt được số bông tối ưu. Vì vậy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

chọn mật độ thích hợp là phương pháp tối ưu nhất để đạt được số lượng hạt chắc
nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy. Hoàng Văn Phụ (2012) [30].
Mật độ thích hợp còn hạn chế được quá trình đẻ nhánh kéo dài, hạn chế nhánh
vô hiệu, lãng phí chất dinh dưỡng. Cấy dày các cây còn cạnh tranh về dinh dưỡng,
ánh sáng, cây lúa sẽ vươn cao, lá nhiều rậm rạp ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp
thuần, sâu bệnh phát triển nhiều, cây có khả năng chống chịu kém và năng suất cuối
cùng không cao. Hạt chín không đều, mầm mống sâu bệnh trên hạt có thể tăng do
độ ẩm hạt tăng nhanh chóng trong quá trình bảo quản… ảnh hưởng không nhỏ tới
chất lượng hạt giống [30].
Khi nghiên cứu về mật độ, cách cấy của ruộng lúa năng suất tác giả Đào Thế
Tuấn cho biết: Mật độ là một trong những biện pháp ảnh hưởng đến năng suất lúa vì
mật độ cấy quyết định diện tích lá và sự cấu tạo quần thể, đến chế độ ánh sáng và sự
tích lũy chất khô của ruộng lúa mạnh mẽ nhất. Theo Hoàng Văn Phụ thì tùy từng
giống lúa để chọn mật độ thích hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm
hàng lúa thông thoáng, các khóm lúa không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo
hình vuông (vuông mắt sàng) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm

bảo nhưng lại tạo ra được sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp,
chống bệnh tốt, thuận lợi cho việc chăm sóc dễ ứng dụng phương pháp làm cỏ sục
bùn và tạo ra hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao hơn. Hoàng Văn Phụ (2005) [28].
Dựa trên sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, Đinh
Văn Lữ đã đưa ra lập luận các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ
với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh
hưởng lẫn nhau. Theo ông, số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt/bông và
tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng số bông tăng quá cao, số
hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành
năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và số lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ
vai trò quan trọng và thay đổi theo cấu trúc quần thể còn khối lượng 1000 hạt của
mỗi giống ít biến động. Vì vậy năng suất sẽ tăng khi mật độ cấy trong phạm vi
nhất định. Phạm vi này phụ thuộc vào nhiều đặc tính của giống, đất đai, phân bón
và thời tiết. Để tăng số bông/đơn vị diện tích gieo cấy có thể tăng mật độ cấy hay
tăng số dảnh cấy/khóm [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

Cùng với mật độ cấy (dảnh/khóm, và khóm/m2) đẻ nhánh góp phần tạo nên số
lượng bông/m2 đất. Sức đẻ nhánh hữu hiệu càng nhiều thì càng có ý nghĩa kinh tế,
để có cùng số bông trên đơn vị diện tích nên cấy ít dảnh cơ bản mà vẫn có nhiều
bông, tốt hơn cấy ít khóm nhiều dảnh. Không nên cấy quá nhiều dảnh vì khi đó cây
lúa đẻ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp, số hạt/bông ít dẫn đến
năng suất không đạt yêu cầu. Lợi dụng đặc điểm đẻ nhánh trong thâm canh muốn
tăng số bông /ruộng lúa thì ngoài việc cấy đúng mật độ ra chúng ta nên xúc tiến các
biện pháp để lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, làm tăng sức đẻ hữu hiệu, không để

quần thể rậm rạp tốn dinh dưỡng của cây mẹ. Như thế sẽ tiết kiệm chi phí về giống
lúa, về nhân công làm mạ, nhân công cấy [30].
Hoàng Văn Phụ kết luận: Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, vào số
hạt có thể đạt của 1 bông và độ lớn của hạt, khả năng đẻ nhánh của giống… để định
lượng khoảng cách tối ưu hay khoảng cách đủ rộng để hàng lúa thông thoáng. Cách
bố trí các khóm lúa theo kiểu vuông mắt sàng, là hợp lý nhất ngoài ra còn có kiểu
bố trí các khóm lúa theo kiểu hàng sông hàng con trong đó hàng sông rộng hơn
hàng con, để có khoảng cách giữa các khóm lúa theo hình chữ nhật. (Hoàng Văn
Phụ (2005) [28].
Các giống đẻ khỏe cần cấy với mật độ thưa và ít dảnh, ngược lại các giống đẻ
yếu cần cấy với mạt độ dày hơn và nhiều dảnh hơn, mạ già cấy dày hơn mạ non,
giống dài ngày cấy thưa hơn giống ngắn ngày.
Theo Nguyễn Như Hà: Mật độ cấy khác nhau ảnh hưởng rõ đến khả năng đẻ
nhánh của giống lúa Việt Lai 20. Chỉ số diện tích lá tăng khi mật độ tăng từ 25- 165
dảnh/m2, nếu cùng số dảnh/khóm khi mật độ tăng trong hai giai đoạn nhưng sang
giai đoạn chín sữa khối lượng chất khô sẽ giảm nếu tiếp tục tăng mật độ. Công thức
cấy thưa (25-30 khóm/m2, 1 dảnh) có hiệu suất quang hợp cao nhưng chỉ số diện
tích lá ít thấp hơn nên khối lượng chất khô được tổng hợp qua các thời kỳ ít hơn
công thức cấy dày. Nguyễn Như Hà (2006) [10].
Mật độ trồng thích hợp, quần thể lúa sẽ sử dụng tốt nước và dinh dưỡng để tạo
ra năng suất cao nhất, mật độ sản xuất giống đảm bảo tạo ra 400-500 bông/m2, có
nghĩa là 70-100 cây mạ/m2 là tốt nhất. Mật độ thưa sẽ tăng khả năng đẻ nhánh và có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

thể gây ra biến động lớn về độ chín đồng đều của các bông ảnh hưởng tới chất

lượng hạt giống, mật độ thưa làm tăng cỏ dại cũng làm giảm chất lượng hạt giống.
Mật độ trồng quá cao làm giảm năng suất và chất lượng hạt giống vì cạnh tranh
nước và dinh dưỡng, che khuất lẫn nhau, dễ đổ và giảm kích thước hạt.
Với lúa khi cấy ở mật độ thưa, mỗi cây sẽ có lượng dinh dưỡng lớn hơn, khả
năng hút đạm và cung cấp cho hạt cao hơn nên đã làm tăng lượng protein trong hạt
của lúa nhưng lại làm giảm lượng lipid trong hạt.
Quần thể lúa có quy luật tự điều tiết giữa các cá thể và quần thể nhưng quy
luật đó không đúng trong mọi trường hợp cấy quá dày hay quá thưa. Mật độ cấy
thích hợp được xác định tùy thuộc chủ yếu vào đặc điểm của giống, đất đai, phân
bón và mùa vụ.
Mật độ là một kỹ thuật làm tăng quang hợp của cá thể và quần thể của ruộng
lúa, do khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích hợp cho cá
thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng tới khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu
hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh… từ đó mà ảnh hưởng mạnh đến năng
suất lúa.
Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp có số lá nhiều,
điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành
nhánh hữu hiệu, biện pháp kỹ thuật nên áp dụng: Gieo cấy những giống lúa đẻ tạp
chủng và xúc tiến đẻ sớm bằng cách cấy mạ non, cấy nông tay, bón phân lót, bón
thúc đẻ, làm kỹ đất, giữ đủ nước.
Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả
và đều có chung nhận xét rằng: gieo cấy với mật độ dày sẽ tạo môi trường thích hợp
cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không được thông thoáng, các lá bị
che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi nhiều.
Nguyễn Như Hà khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm
đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa ngắn ngày kết luận: tăng mật độ cấy việc đẻ
nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và
mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì số dảnh trong một khóm của công thức cấy thưa lớn
hơn 0,9 dảnh/khóm ở vụ xuân còn ở vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm. Về ảnh hưởng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





12

dinh dưỡng đạm đến mật độ cấy tác giả kết luận: tăng bón đạm ở mật độ cấy dày có tác
dụng tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ đến 65
khóm/m2 ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân, Nguyễn Như Hà (1999) [9]
Lúa lai là loại hình đẻ khỏe, yêu cầu ánh sánh nhiều thì bông mới to vì thế
khoảng cách giữa các hàng lúa cần rộng hơn lúa thường. Tuy nhiên với cách bố trí
gieo cấy theo kiểu truyền thống tức là các hàng lúa đều đặn thì khoảng cách giữa
hàng với hàng chỉ có thể bố trí đến 30cm, quá khoảng cách này thì không thể đảm
bảo được mật độ cần thiết (29 - 40 khóm/m2). Khi quan sát các khóm lúa ven bờ
chúng ta thấy: nhờ được hưởng nhiều ánh sáng hơn nên các bông lúa đều to, nhiều
hạt, số bông/khóm nhiều hơn hẳn các khóm lúa bên trong ruộng, tỷ lệ lép thấp.
Nguyễn Văn Hoan (2002) [11].
Theo Nguyễn Thị Trâm phương pháp cấy truyền thống là cấy lúa hàng đều,
thường được cấy theo kiểu hàng xông và hàng con. Với nhóm lúa thuần, gieo mạ
truyền thống: giống ngắn ngày cần cấy 4 - 5 dảnh/khóm, 45 - 50 khóm/m2 với
khoảng cách là 20cm x 10cm hoặc 20cm x 12cm; giống trung ngày cấy 4 - 5
dảnh/khóm, 40 - 45 khóm/m2 và khoảng cách là 25cm x 10 - 13cm; giống dài ngày
cấy từ 35 - 40 khóm/m2 và khoảng cách là 25cm x 10 - 12cm hoặc 20cm x 13 14cm. Nhóm lúa thuần gieo mạ thâm canh hoặc gieo mạ cải tiến cấy mạ non mật độ
là 30 - 35 khóm/m2. Nguyễn Thị Trâm (2000) [43].
Phương pháp cấy cải tiến áp dụng đối với lúa lai, nên đảm bảo mật độ cần
thiết 29 - 40 khóm/m2, ở nhiều địa phương đã bố trí phương pháp cấy theo kiểu
“hàng rộng - hàng hẹp” và có thể giãn khoảng cách giữa hai hàng kép 35 - 40cm mà
vẫn đảm bảo mật độ cần thiết [43].
1.3. Một số nghiên cứu về bộ rễ và phân bón trên cây lúa ở Việt Nam
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, rễ đóng vai trò rất quan

trọng. Rễ giữ cho cây đứng vững, hút nước, dinh dưỡng và muối khoáng để nuôi
cây. Rễ lúa thuộc hệ rễ chùm, có cấu tạo sơ cấp, sau khi lúa nảy mầm, rễ mầm xuất
hiện, tồn tại 5 -7 ngày rồi rụng đi. Từ các đốt than trên mọc ra các rễ phụ, phát triển
nhanh tạo thành rễ chum, ăn nông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

Nhưng khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được tiến hành thì hướng tới
canh tác lúa hiện đại dựa trên bốn nguyên tắc: một là thủy lợi, hai là phân bón, ba là
giống, bốn là thuốc trừ sâu. Canh tác lúa hiện đại đóng góp cho sự phát triển của
Việt Nam rất tốt, làm tăng sản lượng. Tuy nhiên tăng đầu vào thì sẽ tăng đầu ra.
Tăng đầu vào nhiều là sử dụng các chất hóa học nhiều, do đó hiệu quả sản xuất
không được nhiều mặc dầu nó có tăng, đồng thời nó có ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường. Thí dụ sử dụng quá nhiều phân bón, quá nhiều thuốc trừ sâu hay là nước...
thì cũng phải đầu tư rất lớn. Thứ ba nữa là giống lúa, do canh tác hiện đại cũng làm
mất đa dạng sinh học của các giống lúa… (Hoàng Văn Phụ (2013) [48].
Những giống lúa lai, năng suất lúa cao thường có những bộ rễ lúa khỏe, nhiều,
ăn sâu, khả năng đẻ nhánh nhiều, mạnh, bộ rễ to cứng. Rễ ăn nông hay sâu tùy
thuộc vào tính chất đất. Đất tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn thuận lợi cho bộ rễ phát
triển. Qua nghiên cứu, sự phân bố của tầng rễ chủ yếu tập chung ở tầng canh tác
(tầng đất mặt). Do đó ở tầng đất mặt cần đầu tư phân bón đầy đủ. Đặc điểm này
cũng cắt nghĩa tác dụng của làm cỏ sục bùn, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và độ
thoáng khí, giúp cho bộ rễ phát triển. Nguyễn Thị Lẫm (1994) [18].
Số lượng rễ, trọng lượng rễ, đường kính rễ tăng dần theo thời gian sinh trưởng
đến cấy, đẻ nhánh làm đòng và đạt cao nhất ở trỗ bông, sau đó giảm dần đến lúa
chín. Tốc độ hút nước của bộ rễ đạt cao ở thời kỳ làm đòng và trỗ bông.

Ở đất khô rễ mọc thành chùm to, số rễ nhiều hơn, mọc rộng ra và ăn sâu
xuống đất có thể đến 1m hay hơn nữa để tăng khả năng hút nước. Ở đất ngập nước,
bộ rễ ít ăn sâu đến 40cm. Bên trong rễ có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và
lá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà rễ lúa có thể sống được trong điều kiện thiếu
oxy do ngập nước. Ở những nơi ngập nước sâu (vùng lúa nổi), khi rễ phụ mọc ra
nhiều ở những mắt gần mặt nước để dễ hút không khí. Đôi khi người ta còn thấy rễ
mọc ra từ trục trung diệp khi sạ sâu hoặc hạt được xử lý hóa chất. Ở giai đoạn trổ
bông, rễ lúa chiếm 10% trọng lượng khô của toàn thân (biến thiên từ 5-30% tùy
giống). Ở giai đoạn mạ tỉ lệ này vào khoảng 20% [18].
Rễ có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào
đất, cho nên bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được. Trong điều kiện bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già sẽ chuyển sang màu vàng, nâu nhạt rồi nâu
đậm, tuy nhiên phần chóp rễ vẫn còn màu trắng. Bộ rễ không phát triển, rễ bị thối đen
biểu hiện tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, cây lúa không hấp thu được
dinh dưỡng nên còi cọc, lá vàng, dễ bị bệnh và rụi dần nếu không có biện pháp xử lý
kịp thời. Sự phát triển của bộ rễ tốt hay xấu tùy loại đất, điều kiện nước ruộng, tình
trạng dinh dưỡng của cây và giống lúa. Những giống lúa rẫy (sống ở vùng cao, không
ngập nước) hoặc các giống lúa chịu hạn giỏi thường có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu
và rộng, tận dụng được lượng nước hiếm hoi trong đất, độ mọc sâu của rễ tùy thuộc
vào mực nước ngầm cao hay thấp, (Kaw R, N Khush G,S. 1985) [59].
Sự phát triển và phân bố của bộ rễ cũng tuân theo giai đoạn nhất định. Giai
đoạn sinh trưởng dinh dưỡng rễ sẽ ăn nông và tập trung ở tầng đất 0 - 10cm. Khi
cây lúa bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực rễ lúa phát triển mạnh về số

lượng, trọng lượng và ăn sâu đến tầng 30 - 50cm để hấp thu dinh dưỡng và dữ cho
cây bám chắc vào đất, tránh đổ ngã khi mang đồng và mang hạt. Đây là cơ sở khoa
học của cách bón phân lót sâu ở đất.
Theo Bùi Đình Dinh cho rằng: Phân bón có từ rất lâu đời cùng với sự ra đời
của nền nông nghiệp và bắt đầu bằng việc sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ trước
Công Nguyên con người đã quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng, ở Trung
Quốc đã biết bón phân xanh và phân bón đã được bắt đầu sử dụng từ các phân của
động vật và mở rộng ra các loại phân hữu cơ khác.
Nông dân Việt Nam đã dùng phân hữu cơ từ rất lâu đời, từ việc phát nương
làm rẫy, đốt rơm rạ trên nương để lại lớp tro rồi chọc lỗ bỏ hạt. Việc cày vặn ngả dạ
(làm dầm) mục đích để rơm rạ được ủ nát thành phân ngay tại ruộng, người nông
dân đã biết tận dụng ngay tại chỗ nguồn phân bón kết hợp với thu gom phân trâu
bò, tro bếp... để bón ruộng [9].
Theo Lê Văn Căn ở đất phù sa Sông Hồng nếu bón đơn thuần phân đạm mà
không kết hợp với phân lân và kali vẫn phát huy được hiệu quả của phân đạm,
lượng phân lân và kali bón thêm không làm tăng năng suất đáng kể, nhưng nếu cứ
bón liên tục sau 3 - 4 năm thì việc phối hợp bón lân và kali sẽ làm tăng năng suất rõ
rệt trên tất cả các loại đất. Phân đạm là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

việc sử dụng phân đạm đã làm tăng năng suất rất lớn. Tuy nhiên phân đạm có thể
tạo lập độ phì nhiêu cho đất nên khi sử dụng không cân đối giữa đạm với nguyên tố
khác sẽ làm suy thoái đất. Qua nghiên cứu về phân bón cho thấy: ở Việt Nam, trên
đất phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 - 50 kg N/ha, nếu bón lân
cây trồng sẽ hút 120 - 130 kg N/ha. Do vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái thì

về nguyên tắc phải bón trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương tự lượng dinh
dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng lại không chỉ
hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng cây trồng hút từ đất và phân bón, mà phải dựa vào
lượng dinh dưỡng dự trữ trong đất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây [9].
Đối với nhiều loại đất, ngay từ đầu cần phải bón đạm kết hợp với lân mới cho
năng suất cao. Cũng theo nghiên cứu của Lê Văn Căn (1968): Sự tích luỹ đạm, lân,
kali ở các cơ quan trên mặt đất không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tiến hành
ở giai đoạn tiếp theo của cây. Tuy nhiên, từ khi cây bắt đầu đẻ nhánh đến làm đòng,
cây lúa phản ứng mạnh với dinh dưỡng N, K2O ở mức độ cao [5].
Theo Đào Thế Tuấn trong thí nghiệm 3 vụ liền ở đất phù sa Sông Hồng đã rút
ra kết luận: “Vụ lúa chiêm cũng như vụ lúa mùa, chia đạm ra bón nhiều lần để bón
thúc đẻ nhánh, nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất
nhiều về sau lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời
kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả ai
mặt. Trong trường hợp đạm bón tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỳ đẻ
nhánh rộ, Đào Thế Tuấn (1980) [44].
Theo các công trình đã nghiên cứu, muốn đạt năng suất 50 tạ/ha/vụ cần bón 100 120 kg N/ha. Lượng đạm này lấy từ các loại phân vô cơ và hữu cơ bón cho lúa [8].
Cây lúa cần đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, nhưng chủ yếu bón vào thời
kỳ bón lót, bón thúc khi đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ đòng. Tuỳ theo
thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà bón, khi bón phải dựa vào thời tiết, khí hậu, mùa
vụ. Cần tập trung lượng đạm vào thời kỳ đẻ nhánh vì đây là thời kỳ khủng hoảng
đạm lớn nhất của cây lúa. Nếu bón đạm tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh sẽ kích thích
cây lúa đẻ nhiều và tập trung, do đó số nhánh hữu hiệu tăng lên. Đây chính là yếu tố
quyết định năng suất của lúa [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×