Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề tài sai phạm trong báo cáo tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.31 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động của
các doanh nghiệp hiện nay. BCTC là thông tin đầu ra của doanh nghiệp, đồng thời đó là
cổng thông tin đầu vào của các chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức mong muốn tìm hiểu về
doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp luôn muốn các tổ chức, cá nhân đầu tư có cái nhìn
thiện cảm về doanh nghiệp mình, ngược lại các nhà đầu tư luôn có nhu cầu về tình hình
thực tế của doanh nghiệp. Báo cáo thông tin tài chính khả quan, tốt luôn là kỳ vọng của
các chủ doanh nghiệp, trong khi nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn cung cấp một
BCTC trung thực, khách quan. Chính nhu cầu về thông tin khác nhau nên dẩn đến tình
trạng bóp méo thông tin trên BCTC.
Sai phạm BCTC là một chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng hoạt các
công ty hàng đầu thế giới đi vào phá sản vào thế kỷ 21 như: Lucent, Xerox, Rite Aid,
Waste Management,... Ở Việt Nam hiện nay cũng có không ít các vụ sai phạm nghiêm
trọng trong BCTC với nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số thông tin mà cá nhân
em tìm hiểu về các sai phạm trên BCTC trong một kì kế toán giữa niên độ năm 2016
(1/1/2016 – 30/6/2016) của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (AGRISECO). Bài con có nhiều thiếu sót, mong cô cho ý kiến để em có thể
hoàn thiện thêm.

1


Mục Lục

2


SAI PHẠM TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn:


Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (Agriseco) là một trong những CTCK đầu tiên hoạt động trên TTCK Việt
Nam. Agriseco chuyển đổi từ Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 20/12/2000 theo Quyết định số
269/QĐ/HĐQT của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank).
Với số Vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng, đến nay Agriseco đã trở thành công ty
chứng khoán (CTCK) hàng đầu của Việt Nam: lớn nhất về mạng lưới (3 Chi nhánh, 4
Phòng giao dịch, 47 Cơ sở phát triển dịch vụ), lớn thứ hai về Vốn điều lệ (2.120 tỷ đồng).
1.Thông tin về Công ty:
■ Tên Công ty:

Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

■ Tên tiếng Anh:
■ Tên viết tắt:
■ Vốn điều lệ:

Agribank Securities Joint – Stock Corporation
AGRISECO
2.120.000.000.000 (hai nghìn một trăm hai mươi
tỷ đồng)

■ Trụ sở chính:

Tầng 5, Tòa nhà Artex, Số 172 Ngọc Khánh, Ba
Đình, Hà Nội

■ Điện thoại:

■ Email:
■ Website:
■ Giấy phép hoạt động:

(84-4) 6276 2666

www.agriseco.com.vn
Số 343/UBCK-GP do Chủ tịch Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước ban hành ngày 20/08/2010.

■ Mã CK/ Sàn

AGR/HOSE

3


■ Ngành nghề kinh doanh:

-

Môi giới chứng khoán;
Tự doanh chứng khoán;
Tư vấn đầu tư chứng khoán;
Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
Lưu ký chứng khoán.

4



2.Sơ qua về quá trình phát triển của công ty:
Năm 2000: • 20/12/2000: Agribank ban hành Quyết định số 269/QĐ-HĐQT thành lập
Agriseco.
Năm 2001: • 09/01/2001: Tiếp nhận Vốn điều lệ 60 tỷ đồng.
• 04/05/2001: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh,
Agriseco trở thành công ty chứng khoán thứ 8 gia nhập thị trường.
• 05/11/2001: Khai trương hoạt động tại Hà Nội.
• 23/11/2001: Thành lập Chi nhánh đầu tiên của Agriseco tại TP. Hồ Chí
Minh.
Năm 2003: • 30/10/2003: Thành lập Phòng giao dịch đầu tiên tại Ngọc Khánh, Hà
Nội.
Năm 2004: • 14/01/2004: Nâng Vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng.
• 15/09/2004: Đưa sản phẩm REPO ra thị trường.
Năm 2005: • 10/04/2005: Đưa sản phẩm REREPO ra thị trường.
• 11/11/2005: Khai trương Đại lý nhận lệnh cấp huyện đầu tiên tại Huyện
Thọ Xuân, Thanh Hoá.
• 21/11/2005: Nâng Vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.
Năm 2006: • 07/04/2006: Nhận Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ, là CTCK duy
nhất đạt được thành tự này.
Năm 2007: • 19/06/2007: Nâng Vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng.
• 24/07/2007: Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá Agriseco.
• 16/08/2007: Ký Bản ghi nhớ Hợp tác chiến lược với Guotai Junan - Tập
đoàn chứng khoán hàng đầu Trung Quốc.
• Khai trương Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Trỗi, trực thuộc Chi nhánh
Tp.HCM
Năm 2008: • 24/06/2008: Agribank quyết định phê duyệt phương án và chuyển
Agriseco thành Công ty cổ phần.
•04/05/2008: Khai trương Chi nhánh Đà nẵng, đánh dấu sự hiện diện đầy
đủ của Agriseco tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Năm 2009: • 06/01/2009: Hoàn thành Đấu giá lần đầu ra bên ngoài cổ phần của

Agriseco, khởi đầu chuyển đổi Agriseco từ công ty TNHH 100% vốn Nhà
nước sang công ty cổ phần.
• 03/02/2009: Chuyển Trụ sở chính về Tầng 5, Toà nhà Artex, Số 172
Ngọc Khánh, Hà Nội.
• 22/06/2009: Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Công
ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
• 10/07/2009: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và
hoạt động kinh doanh số 108/UBCK-GP cho Công ty cổ phần chứng
khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
• 10/12/2009: Chính thức đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh, mã giao dịch AGR.
Năm 2010: • Hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 1.200 (một nghìn hai trăm) tỷ đồng lên
5


2.120 tỷ (hai nghìn một trăm hai mươi tỷ)
• 12/9/2010: Lần thứ 3 liên tiếp nhận Giải thưởng – Cup vàng “Thương
hiệu chứng khoán uy tín” năm 2010.
Năm 2011: • 21/02/2011: Khai trương Phòng Giao dịch Linh Đàm trực thuộc Trụ Sở
chính
• Hết quý II/2011: Chứng khoán Nông nghiệp là một trong số ít Công ty
chứng khoán có lãi.
• 15/10/2011: Công ty Chứng khoán Nông nghiệp đã vinh dự lọt vào Top
200 Thương hiệu Sao Vàng đất Việt 2011 và là công ty chứng khoán duy
nhất nhận được giải thưởng này.
Năm 2012: • 30/11/2012: Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam và nhận kỷ niệm chương của chương trình Lễ công bố
1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Năm 2013: • 06/2013: Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2013

do Báo Nhịp cầu Đầu tư bình chọn.
• 09/2013: Sao vàng Đất Việt: Agriseco đạt danh hiệu Sao vàng Đất Việt
năm 2013 và xếp trong danh sách Top 200 Thương hiệu Việt Nam
II. Phân tích sai phạm trong trình bày báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016:
Bảng liệt kê các chỉ tiêu kiểm toán yêu cầu điều chỉnh (Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận kế toán
sau thuế
2. Chi phí hoạt động
kinh doanh

Trước kiểm toán
(163.764.029.364)

Sau kiểm toán
(424.249.933.328)

Chênh lệch
(260.485.903.964)

164.209.373.465

428.237.615.982

264.028.242.517

Phân tích cụ thể về sai phạm, hành vi gian lận doanh nghiệp sử dụng:


Che dấu công nợ và chi phí: Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong

những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận.
Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu.
Cụ thể trong trường hợp của Công ty Agriseco như sau:

-

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của Agriseco chỉ ghi nhận bị lỗ 164 tỷ đồng
trong nửa đầu năm 2016, tuy nhiên, kiểm toán E&Y đã xác nhận số lỗ tăng 2,6 lần,
lên 424 tỷ đồng.

-

Nguyên nhân của kết quả trên là chi phí hoạt động sau soát xét của AGR tăng từ 164
tỷ đồng lên 428 tỷ đồng. Đây là phương pháp ghi giảm chi phí thường thực hiện
thông qua vốn hóa chi phí, không trích lập đầy đủ dự phòng, đặc biệt là dự phòng
giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi.
6


+ Trong đó có khoản trích lập 155 tỷ đồng do đầu tư vào cổ phiếu HNG của CTCP
Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai. Thuyết minh báo cáo cho biết, chính
khoản trích lập chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính 155 tỷ liên quan
đến cổ phiếu HNG đó làm cho công ty bị lỗ nhiều nhất. Được biết, đến cuối năm
2015, Agriseco còn nắm giữ 7,5 triệu cổ phiếu HNG với giá trị ghi sổ là 275 tỷ đồng.
Nhưng giá cổ phiếu HNG liên tục lao dốc, hiện chỉ giao dịch ở mức 2.500 đồng/CP,
tương ứng giá trị khoản đầu tư của Agriseco đã “bốc hơi” chỉ còn lại 18,75 tỷ đồng.
Do đó, công ty phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khoản đầu tư giảm giá trị.
+ Bên cạnh đó, AGR phải ghi nhận thêm 167 tỷ đồng chi phí lãi vay, lỗ từ các khoản
cho vay, phải thu và gần 101 tỷ đồng chi phí khác. Trước đó, chi phí khác ngoài là
4,3 tỷ đồng, nhưng sau soát xét lại thì số liệu tăng lên 100,9 tỷ đồng do chi phí dự

phòng phải thu khó đòi hơn 96,5 tỷ đồng. Việc bán thanh lý hai khoản đầu tư cổ
phiếu gồm FPT và HAG cũng bị lỗ.
Lỗ đã tăng gấp 2,5 lần và là mức lỗ khủng hàng đầu trong số các doanh nghiệp niêm
yết. Dù là công ty chứng khoán có vốn điều lệ đứng thứ 2 thị trường nhưng do thua lỗ
triền miên, mỗi cổ phiếu AGR hiện chỉ còn 2.500 đồng. Tính đến 30/6, lỗ lũy kế của
doanh nghiệp này đã lên tới 581 tỷ đồng.
III. Phân tích ảnh hưởng khi doanh nghiệp bị công bố tồn tại gian lận BCTC đến
giá trị doanh nghiệp
Báo cáo tài chính được doanh nghiệp lập và công bố định kỳ là tài liệu đặc biệt quan
trọng để giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng tài chính và hiệu quả
kinh doanh công ty trong quá khứ. Chính vì thế, một khi doanh nghiệp bị công bố tồn tại
gian lận Báo cáo tài chính sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp. Đặc
biệt là lòng tin của những người quan tâm đến doanh nghiệp đó.
Những người quan tâm có thể kể đến là:
1. Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà
nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xem xét các doanh nghiệp sử
dụng ngân sách Nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả
không, có phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước hay không.
7


Hiện tại, cổ phiếu AGR đang trong diện bị cảnh báo từ tháng 4/2016 do trên BCTC kiểm
toán năm 2015, LNST năm 2015 của công ty là số âm 186,7 tỷ đồng, và LNST chưa phân
phối tại ngày 31/1/2/2015 là âm 156,19 tỷ đồng. Như vậy, khi xuất hiện thông tin “lỗ
khủng tăng hơn 2,5 lần so với trước khi kiểm toán” sẽ có khả năng cổ phiếu của Agriseco
sẽ bị kiểm soát nếu như vẫn còn tiếp tục tình trạng lỗ nặng như vậy (theo quy định Điểm
b khoản 1.1 Điều 23 quy định tại Quy chế niêm yết chứng khoán tại SGDCK Tp.HCM
ban hành kèm theo Quyết định số 346/QĐ-SGDHCM ngày 23/08/2016)

2. Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp

Chắc chắn một điều rằng, các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh
nghiệp đều không thích cảm giác ‘giật mình” với con số lỗ - lãi sau kiểm toán như ở
trường hợp của Agriseco và có thể sẽ băn khoăn liệu rằng họ có thể yên tâm ăn chia lợi
tức và quyết định tiếp tục đầu tư hay không ?
3. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn cũng phải nắm chắc
tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, thu hồi
vốn hoặc không cho vay. Đặc biệt, khi doanh nghiệp xuất hiện các khoản đầu tư tài chính
không hiệu quả và các khoản nợ khó đòi gia tăng, trong khi doanh thu gần như dậm chân
tại chỗ hoặc tăng trưởng ít hơn so với chi phí. Theo đó, tình trạng này khó mà khắc phục
được ngay trong các quý liền kề, trừ khi DN đã có khoản doanh thu ghi nhận vào quý
sau, lợi nhuận từ bán tài sản, hay bỗng dưng có lời từ khoản đầu tư nào đó.
4. Trong kinh tế thị trường, người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có
mức thu nhập cao. Với tình hình bị công bố tồn tại gian lận, giá trị của công ty giảm,
người lao động sẽ nghi ngờ sự đảm bảo về mức lương, hay chế độ đãi ngộ và sẽ có
những trường hợp tìm cơ hội “nhảy việc”. Tuy đây là một yếu tố ảnh hưởng không lớn,
nhưng nhìn chung sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh về công ty.
5. Những nhà đầu tư nước ngoài:
Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước
mà còn nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) đang
được Nhà nước rất quan tâm, cụ thể là đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam
8


nhằm khuyến khính các nhà đầu tư vào Việt Nam. Họ luôn đòi hỏi một báo cáo tài chính
được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà họ dự định đầu
tư. Sự gian lận trong báo cáo tài chính sẽ làm cho Agriseco ít có cơ hội tiếp cận các nhà
đầu tư. Từ đó, vị thế “Một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam” có thể
sẽ phải nhường cho các đối thủ tiềm năng hơn.

9



KẾT LUẬN
Có thể thấy, các sai lệch BCTC tự lập và sau soát xét của doanh nghiệp thường xuất
phát từ những thông số không quá phức tạp, những sai sót sơ đẳng. Vậy tại sao lại có sự
vênh nhau quá lớn giữa hai con số? Ở đây không chỉ là câu chuyện về chuyên môn, kỹ
năng, kinh nghiệm của kế toán lẫn kiểm toán, mà cần nhắc tới sự minh bạch của chính
DN. Trong khi đó, yếu tố này hiện đang mang nặng “cảm tính”, bởi nó xuất phát từ chính
các lãnh đạo cấp cao, ban điều hành DN.
Trong khi ý thức minh bạch của DN còn yếu và thị trường thiếu hoàn chỉnh về pháp
lý, nhà đầu tư không thể hoàn toàn trông chờ vào ý thức minh bạch của DN, mà cần phải
tìm biện pháp để tự bảo vệ chính mình, thông qua việc nâng cao kiến thức, nâng cao hiểu
biết để sớm phát hiện các vấn đề tại BCTC. Từ đó, đưa ra những chất vấn, yêu cầu quyền
lợi chính đáng đối với lãnh đạo DN, giảm thiếu thiệt hại đối với khoản đầu tư của mình

NGUỒN, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TRƯỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN - KHOA KINH TẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
3. />4. AGRISECO Báo cáo giải trình bán niên 2016.

10



×