Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
ĐẾN NỢ XẤU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
MỘT SỐ BẰNG CHỨNG ĐỊNH LƯỢNG

GVHD:

ThS. Nguyễn Hoài Bảo

SVTH:
Lớp:

Trịnh Hoàng Việt
DH35PT001 – Kinh Tế Học (K35)

MSSV:
31091020448
Niên khóa: 2009 – 2013

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2013


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận “Ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu các Ngân
hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của tôi và hoàn
toàn do tôi thực hiện.
Số liệu sử dụng trong khóa luận n{y được thu thập và tính toán một cách trung thực và
chính xác, các trích dẫn đều được dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu đạt được là do đúc
kết từ quá trình nghiên cứu của tôi và không sao chép hay đ~ được công bố từ bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Khóa luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Hoài Bảo. Khóa
luận này không nhất thiết phản |nh quan điểm của Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ
Chí Minh hay đơn vị thực tập l{ Ng}n h{ng Nh{ nước Việt Nam chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.
Đồng Nai, ngày 01 tháng 04 năm 2013
Người viết cam đoan

Trịnh Hoàng Việt

i


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo
LỜI CẢM ƠN

Cảm ơn UEH rất nhiều!
Đó l{ lời đầu tiên tôi muốn d{nh cho ngôi trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, một ngôi
trường mà tôi hằng mơ ước từ thời còn là một học sinh phổ thông trung học. C|ch đ}y bốn
năm, khi tôi nhận được giấy báo trúng tuyển của trường, thời khắc ấy đ~ mang đến cho tôi
biết bao hạnh phúc v{ cũng l{ một thời điểm đ|nh dấu một hướng đi mới cho cuộc đời tôi.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến khoa Kinh Tế Phát Triển vì đ~ tạo điều kiện cho tôi học tập và
làm việc chung với những giảng viên tài giỏi, luôn tận tụy với công việc giáo dục những

nh}n t{i tương lai của đất nước. Bằng tình cảm và lòng nhiệt huyết của mình, họ đ~ truyền
đạt cho chúng tôi không chỉ đơn thuần là những kiến thức cần thiết m{ thêm v{o đó l{
những bài học về kinh nghiệm sống, cách đối nhân xử thế và những điều kỳ thú đang diễn
ra xung quanh với cuộc sống này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ông Trần Quốc Tuấn, hiện l{ Gi|m đốc Ng}n h{ng Nh{ nước
Tỉnh Đồng Nai và ông Phạm Quốc Bảo, hiện là Trưởng phòng Tổng hợp đ~ tạo điều kiện cho
tôi được thực tập và thu thập các số liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Hoài Bảo, thầy là giảng viên chính hướng dẫn tôi
thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Chính nhờ sự giúp đỡ của thầy về số liệu kinh tế vĩ mô,
phương ph|p luận và các kỹ thuật ph}n tích định lượng mà tôi có thể theo đuổi đề tài một
cách trọn vẹn. Một lần nữa, tôi xin gởi lời tri ân nhất đến thầy đ~ tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình v{ bạn bè giảng đường Kinh Tế Học đ~ có những lời
động viên và sự quan tâm hết sức ch}n th{nh để tôi có thể ho{n th{nh được khóa luận.
Một lần nữa, tôi trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!
Trịnh Hoàng Việt

ii


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
Đồng Nai, ng{y…… th|ng 04 năm 2013

.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................

iii


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................

iv



SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo
TÓM TẮT

Nghiên cứu này sử dụng số liệu bảng theo quý trong giai đoạn 2010 – 2012 của 40 NHTM
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng
và nợ xấu đồng thời sử dụng kiểm định nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ giữa
chúng. Nghiên cứu dựa trên một số lý thuyết và các mô hình thực nghiệm cho rằng tăng
trưởng tín dụng và nợ xấu đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô v{ đặc điểm
ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô đóng một vai trò khá mờ
nhạt trong việc giải thích sự t|c động đến tăng trưởng và nợ xấu trong khi các yếu tố đặc
điểm ngân hàng lại có ý nghĩa quan trọng hơn. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy hoạt
động tín dụng của c|c NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất cạnh tranh đ~ dẫn đến tình
trạng tăng trưởng tín dụng và nợ xấu đều tăng cao trong 3 năm vừa qua.

v


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP................................................................................................. iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................... iv
TÓM TẮT.................................................................................................................................................... v

MỤC LỤC................................................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................................................. x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................................ 4
1.7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................. 6
2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 6
2.1.1. Tăng trưởng tín dụng ................................................................................................................. 6
2.1.2. Nợ xấu .............................................................................................................................................. 7
2.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................................... 10
2.2.1. Lý thuyết về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ................................................ 10
2.2.2. Lý thuyết về nợ xấu của các ngân hàng............................................................................. 19
2.2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa TTTD và nợ xấu của các ngân hàng ...................... 26

vi


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

2.3. Một số bằng chứng thực nghiệm .................................................................................... 28

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các ngân hàng ................................................... 28
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng ................................................. 30
2.3.3. Mối quan hệ giữa TTTD và nợ xấu của các ngân hàng ................................................ 32
2.4. Khung phân tích ................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ................................... 35
3.1. Thực trạng về TTTD của các NHTM trên địa bàn tỉnh ĐN ...................................... 35
3.2. Thực trạng về nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh ĐN ................................... 37
3.3. Mối quan hệ giữa TTTD và nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh ĐN ........... 39
CHƯƠNG 4. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 41
4.1. Số liệu và phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 41
4.1.1. Nguồn số liệu............................................................................................................................... 41
4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................................. 42
4.2. Ứng dụng kinh tế lượng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng ......................... 43
4.2.1. Mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD .................................................. 43
4.2.2. Mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu ................................................ 45
4.2.3. Kiểm định về mối quan hệ giữa TTTD và nợ xấu .......................................................... 48
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 51
5.1. Kết quả nghiên cứu đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................... 51
5.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD ......................................................................................... 51
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu ....................................................................................... 55
5.2. Kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa TTTD và nợ xấu của các NHTM trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai ......................................................................................................... 59
5.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 60
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ ........................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 66
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................. 70

vii



SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

ĐN

: Đồng Nai

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

IAS

: International Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán quốc tế)

IASC

: IAS Committee (Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế)

IFRS

: International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực BCTC quốc tế)


IMF

: International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)

MTV

: Một thành viên

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ng}n h{ng Nh{ nước

NHTM

: Ng}n h{ng thương mại

NH TMCP : Ng}n h{ng thương mại cổ phần
NIM

: Net interest margin (Hệ số chênh lệch lãi thuần)

NPL

: Non–performing loan (Nợ xấu)

NVHĐ


: Nguồn vốn huy động

OLS

: Ordinary Least Squares (Phương ph|p bình phương nhỏ nhất)

ROA

: Return On Assets (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)

ROE

: Return On Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTS

: Tổng tài sản

TTTD

: Tăng trưởng tín dụng

VAS

: Vietnam Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)


VCSH

: Vốn chủ sở hữu

viii


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Những th{nh phần trong ph}n tích TTTD ....................................................................... 12

Bảng 2.2

Chiều ảnh hưởng của c|c yếu tố kinh tế vĩ mô đến TTTD ......................................... 15

Bảng 2.3

Chiều ảnh hưởng của c|c yếu tố đặc điểm NH đến TTTD .......................................... 18

Bảng 2.4

Tổng hợp một số nghiên cứu về c|c yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NH ....... 19

Bảng 2.5


Chiều ảnh hưởng của c|c yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ xấu ....................................... 22

Bảng 2.6

Chiều ảnh hưởng của c|c yếu tố đặc điểm NH đến nợ xấu ........................................ 26

Bảng 2.7

Vị thế của NH trong ph}n tích mối quan hệ giữa TTTD v{ nợ xấu ......................... 27

Bảng 2.8

Kết quả nghiên cứu về c|c yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu ở c|c NH Hy Lạp ....... 31

Bảng 2.9

Các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD và nợ xấu và kỳ vọng dấu của chúng ............... 34

Bảng 4.1

Nguồn số liệu thuộc nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô..................................................... 41

Bảng 4.2

Các chỉ tiêu cần thiết để tính biến phụ thuộc và các yếu tố đặc điểm NH ............ 42

Bảng 4.3

Các biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu về TTTD ............................................. 44


Bảng 4.4

Các biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu về nợ xấu........................................... 47

Bảng P.1

Danh s|ch v{ website c|c NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................................. 70

Bảng P.2

Ký hiệu, diễn giải và cách tính các biến được sử dụng trong mô hình .................. 72

Bảng P.3

Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 74

Bảng P.4

Mô hình kết hợp các yếu tố kinh tế vĩ mô ở c|c độ trễ khác nhau .......................... 75

Bảng P.5

Mô hình kết hợp các yếu tố đặc điểm NH ở c|c độ trễ khác nhau .......................... 80

Bảng P.6

Mô hình các yếu tố kinh tế vĩ mô v{ đặc điểm NH ảnh hưởng đến TTTD ............ 85

Bảng P.7


Mô hình các yếu tố kinh tế vĩ mô v{ nợ công ảnh hưởng đến nợ xấu ................... 87

Bảng P.8

Mô hình các yếu tố kinh tế vĩ mô v{ đặc điểm NH ảnh hưởng đến nợ xấu.......... 88

Bảng P.9

Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các NHTM từng năm ....................................... 96

Bảng P.10 Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của c|c NHTM giai đoạn 2010 – 2012 .............. 99

ix


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1

Khung ph}n tích đề tài............................................................................................................. 33

Hình 3.1

Tổng dư nợ tín dụng và TTTD ngành NH tỉnh ĐN giai đoạn 2010 – 2012 .......... 36

Hình 3.2


Cơ cấu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ngành NH tỉnh ĐN giai đoạn 2010 – 2012 ........... 38

Hình 3.3

TTTD và tỷ lệ nợ xấu ngành NH tỉnh ĐN giai đoạn 2010 – 2012 ............................ 39

Hình P.1

TTTD của c|c NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2012.................................. 101

Hình P.2

Tỷ lệ nợ xấu của c|c NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2012 .................... 102

Hình P.3

TTTD, tỷ lệ nợ xấu v{ quy mô c|c NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................ 103

x


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1

C\C NG]N H[NG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ....................... 70


Phụ lục 2

CÁC BIẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH ........................................................... 72

Phụ lục 3

THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG .............................................................. 74

Phụ lục 4

KẾT QUẢ PH]N TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG .................... 75

Phụ lục 5

KẾT QUẢ PH]N TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ NỢ XẤU.......................................................... 87

Phụ lục 6

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TTTD VÀ NỢ XẤU ......................... 96

Phụ lục 7

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG ................................................... 101

Phụ lục 8

TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG ............................................................................ 102

Phụ lục 9


TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG, NỢ XẤU VÀ QUY MÔ CÁC NGÂN HÀNG.................. 103

xi


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một nền kinh tế, không ai có thể phủ nhận vai trò của hệ thống ngân hàng với chức
năng ph}n phối, điều tiết nguồn tài chính một cách hợp lý cho các chủ thể tham gia hoạt
động kinh tế. Qua nhiều năm, thị trường tài chính ở Việt Nam dần phát triển kéo theo sự ra
đời và lớn mạnh thêm của các NHTM. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin và
cơ sở hạ tầng đ~ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng có thể đưa ra nhiều hoạt động dịch
vụ để đ|p ứng nhu cầu cuộc sống người d}n đòi hỏi sự nhanh chóng và thuận tiện. Tuy
nhiên, điều n{y không có nghĩa ng{nh ng}n h{ng ở Việt Nam sẽ trở thành một ng{nh “đắt
gi|” trong thời gian tới với thực trạng hiện tại đòi hỏi phải tái cấu trúc toàn bộ hệ thống,
nhiều nhân viên bị sa thải và thậm chí ngành ngân hàng bị tạm ngưng tuyển sinh ở các
trường đại học.
Với chức năng chính của mình là phân phối v{ điều tiết nguồn tài chính, hoạt động tín dụng
ngân hàng là quan trọng nhất và thu nhập từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng rất cao
trong toàn bộ thu nhập của ngân hàng. Do đó, việc tăng trưởng tín dụng là một mục tiêu tất
yếu. Nền kinh tế Việt Nam trong hai năm vừa qua đ~ thật sự không khởi sắc với tốc độ tăng
trưởng GDP năm 2012 được dự báo chỉ đạt từ 5.4% đến 5.7% và lạm ph|t có lúc tăng trên
20%, một trong những nguyên nhân dẫn đến “bức tranh m{u x|m” ấy là việc sử dụng vốn
không hiệu quả của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Như vậy, một mặt
là các ngân hàng muốn đạt được các mục tiêu tăng trưởng tín dụng bằng việc đẩy mạnh lưu

chuyển nguồn vốn cho nền kinh tế. Nhưng mặt khác, nền kinh tế lại sử dụng nguồn vốn đó
không hiệu quả để dẫn đến một kết cục tất yếu là hệ thống ngân hàng phải gánh một lượng
nợ xấu cao.
Nền kinh tế Việt Nam từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay vẫn
còn nhiều bất ổn mà chủ yếu l{ liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Về mặt khách
quan, chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc sử dụng vốn không hiệu quả của nền
kinh tế. Với sự nhạy cảm của mình, lĩnh vực tài chính – ngân hàng có thể gây tác động rất
mạnh về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế. Như vậy, việc c|c ng}n h{ng đẩy mạnh

1


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

tăng trưởng tín dụng là có sự đóng góp từ nhu cầu vay thực tế, hợp lý và dựa trên khả năng
hoàn vốn của chủ thể cần vốn hay chỉ đơn thuần là cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng m{ lơ
là trong công tác quản lý, thẩm định, kiểm so|t,… dẫn đến hệ quả không tránh khỏi là các
khoản nợ xấu.
Số liệu về thực trạng hiện tại của hệ thống NHTM Việt Nam l{ tăng trưởng tín dụng đ~ giảm
mạnh. Theo báo cáo của VietinBank Capital thì tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống
ngân hàng chỉ đạt 1.82% tính đến ngày 20/09/2012. Tuy nhiên, nợ xấu lại tăng cao v{
chiếm đến 10% trên tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày 07/06/2012. Bên cạnh đó, vẫn còn
tồn tại nhiều ý kiến và nhận định trái chiều nhau trong việc lý giải về mối quan hệ giữa tăng
trưởng tín dụng và nợ xấu. Vậy đ}u l{ xu hướng thật sự v{ đ}u l{ lời giải thích hợp lý về
tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các NHTM Việt Nam?
Những điều trên được nhìn nhận dưới góc độ quốc gia. Tuy nhiên, cũng như những hoạt
động kinh tế khác, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng có thể khác nhau ở từng địa phương.
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, điều n{y cũng

góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển hệ thống NHTM ở đ}y. Đề tài nghiên
cứu này sẽ góp phần giải thích phần nào về hoạt động trong lĩnh vực ng}n h{ng trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai bằng phương ph|p định lượng dựa trên số liệu về sự tăng trưởng tín dụng và
nợ xấu, từ đó có thể khuyến nghị một số giải pháp giúp cải thiện hơn hiệu quả hoạt động
của các NHTM ở địa phương n{y.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và mối quan hệ của chúng.
Trình bày kết quả một số mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng tín dụng và nợ xấu; kết quả về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ
xấu của các NHTM ở trong nước và một số quốc gia trên thế giới.
Ph}n tích v{ đ|nh gi| được thực trạng hiện tại về tăng trưởng tín dụng và nợ xấu; thực
trạng về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.

2


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

Tiếp cận, ph}n tích v{ đ|nh gi| c|c yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và nợ xấu
trên cơ sở nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô v{ nhóm các yếu tố đặc điểm ngân hàng; kiểm
định về mối quan hệ giữa tín dụng và nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và từ
đó có thể khuyến nghị một số giải pháp thích hợp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu l{ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu là 40 NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (xem Phụ lục 1)
với kỳ nghiên cứu là 3 năm trong giai đoạn từ quý 1 năm 2010 – quý 4 năm 2012 dựa trên

số liệu thu thập được từ bảng c}n đối tài khoản và báo cáo thu nhập do các NHTM trên địa
bàn chuyển về NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai, các BCTC hợp nhất có kiểm toán và một số
thông tin trên website của các NHTM.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau đ}y:
 Các yếu tố kinh tế vĩ mô v{ đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng như thế n{o đến tăng trưởng
tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
 Các yếu tố kinh tế vĩ mô v{ đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng như thế n{o đến nợ xấu của
các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai là gì?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung đề tài và mục tiêu nghiên cứu, phương ph|p nghiên cứu được sử
dụng trong đề t{i n{y l{ phương ph|p định tính kết hợp với phương ph|p định lượng. Bằng
việc ứng dụng kinh tế lượng, đề t{i đưa ra c|c mô hình hồi quy để ph}n tích v{ đ|nh gi| c|c
yếu tố ảnh hưởng và thực hiện kiểm định tính nhân quả Granger (Granger Causality Test)
để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu trên cơ sở kế thừa từ các

3


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, phương ph|p thống kê
mô tả cũng được sử dụng trong phân tích thực trạng và trình bày một số chỉ tiêu thống kê
mô tả của các biến số trong mô hình. Phương ph|p nghiên cứu sẽ được trình bày rõ ràng và
chi tiết hơn ở Chương 4.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đ~ có nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các
NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ trong một năm v{ vẫn chưa kế thừa
được hết từ các mô hình thực nghiệm từ nước ngoài. Về nợ xấu, c|c đề tài hiện nay đa phần
là nghiên cứu định tính v{ đề xuất giải pháp chứ chưa có một bằng chứng định lượng rõ
r{ng n{o. Đề tài này là một nghiên cứu định lượng, mở rộng hơn về mô hình có thể sử dụng
để tăng khả năng tiếp cận, đ|nh gi| v{ ph}n tích c|c nh}n tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín
dụng đồng thời kế thừa thêm mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Như vậy,
đề t{i đ~ đóng góp một số bằng chứng định lượng về tăng trưởng tín dụng và nợ xấu với
phạm vi nghiên cứu rộng hơn về số năm quan s|t. Tuy nhiên, đ}y chỉ là những bằng chứng
về các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho nên các giải pháp khuyến nghị từ kết quả
nghiên cứu này có thể chỉ đúng trong phạm vi các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Việc ph}n tích v{ đ|nh gi| thực trạng về tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các NHTM trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ cho thấy cái nhìn tổng quan và vị thế hiện tại của hệ thống NHTM
ở địa phương n{y so với toàn ngành ngân hàng của cả nước và những diễn biến về tăng
trưởng tín dụng và nợ xấu qua c|c năm. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần cho thấy những
thuận lợi v{ khó khăn của hệ thống NHTM địa phương v{ từ đó có thể đưa ra những chiến
lược, mục tiêu hoạt động trong tương lai cho phù hợp.
Việc tiếp cận, ph}n tích v{ đ|nh gi| về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và nợ
xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy được sự t|c động của các yếu tố kinh
tế vĩ mô v{ đặc điểm ng}n h{ng lên tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Từ đó có thể khuyến
nghị một số giải pháp từ ngay chính bản th}n ng}n h{ng để có thể hoạt động hiệu quả hơn.
Việc kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu cho thấy được xu hướng
hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và giúp cho các ngân hàng có thể lựa

4


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo


chọn được những giải pháp phù hợp nhất để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng và hạn
chế các khoản nợ xấu.
1.7. Cấu trúc của đề tài
Nội dung của đề tài nghiên cứu này gồm 6 chương:
 Chương 1. Giới thiệu đề tài – Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
 Chương 2. Tổng quan tài liệu – Cung cấp cơ sở lý thuyết và một số bằng chứng thực
nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 Chương 3. Thực trạng về tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Nêu một số thực trạng về đề tài nghiên cứu, đ|nh gi| v{
phân tích.
 Chương 4. Số liệu và phương pháp nghiên cứu – Nêu cách thức thu thập số liệu v{ đưa ra
mô hình định lượng cho đề tài nghiên cứu.
 Chương 5. Phân tích kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả nghiên cứu đạt được, phân
tích, đ|nh gi| v{ thảo luận.
 Chương 6. Kết luận và một số giải pháp khuyến nghị – Tóm tắt kết quả nghiên cứu, và
khuyến nghị giải pháp.

5


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương n{y sẽ trình bày một số khái niệm, lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm từ
những nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Thứ nhất, một số khái niệm cơ bản về
tăng trưởng tín dụng và nợ xấu sẽ góp phần hiểu được bản chất v{ ý nghĩa của chúng đối
với không chỉ c|c ng}n h{ng thương mại mà còn cả nền kinh tế. Thứ hai, các lý thuyết trong

chương n{y bao gồm lý thuyết về tăng trưởng tín dụng, lý thuyết về nợ xấu được thể hiện
qua các yếu tố ảnh hưởng đến chúng và lý thuyết về mối quan hệ của chúng. Cuối cùng là
một số bằng chứng thực nghiệm về tăng trưởng tín dụng và nợ xấu ở trong nước và một số
quốc gia trên thế giới.
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Tăng trưởng tín dụng
Cũng như c|c kh|i niệm về tăng trưởng kh|c, tăng trưởng tín dụng có thể hiểu một cách
đơn giản là tốc độ gia tăng tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong một thời kỳ
nhất định. Tăng trưởng tín dụng đều có thể được đo lường bằng tổng dư nợ tín dụng hoặc
sự thay đổi của tổng dư nợ tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng đóng vai trò kh| quan trọng vì nó thể hiện được khả năng hoạt động
tín dụng của từng ng}n h{ng v{ to{n ng{nh ng}n h{ng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng
không phải là một công cụ để đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Sự gia tăng
(hay sụt giảm) trong tốc độ tăng trưởng tín dụng đều có thể có hai mặt tích cực hoặc tiêu
cực của nó tùy thuộc v{o điều kiện kinh tế vĩ mô v{ vị thế của từng ngân hàng. Ví dụ, nếu
một ng}n h{ng đang ở vị thế thấp như mắc phải rủi ro tín dụng với nhiều khoản nợ xấu và
yếu kém trong công tác quản trị thì việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng sẽ mang đến nhiều
bất lợi; hoặc nếu như điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng là
tất yếu. Nhưng nhìn chung, các NHTM ở Việt Nam đa phần đều hướng đến các mục tiêu tăng
trưởng tín dụng vì đ}y l{ hoạt động mang lại nhiều thu nhập nhất cho ngân hàng.
Trước đ}y, mỗi tổ chức tín dụng, đặc biệt l{ c|c ng}n h{ng thương mại có thể dựa trên môi
trường kinh doanh và tiềm lực của mình để đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý. Tuy

6


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo


nhiên, đến ng{y 13/02/2012, NHNN đưa ra chỉ thị số 01/CT–NHNN nhằm giao chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng đối với 4 nhóm tổ chức tín dụng cho phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín
dụng, hoạt động ng}n h{ng v{ đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ. Cụ thể là:
 Nhóm I (hoạt động lành mạnh) tăng trưởng tối đa 17%.
 Nhóm II (hoạt động trung bình) tăng trưởng tối đa 15%.
 Nhóm III (hoạt động dưới trung bình) tăng trưởng tối đa 8%.
 Nhóm IV (hoạt động yếu kém) không được tăng trưởng.
2.1.2. Nợ xấu
Theo quyết định số 493/2005/QĐ–NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ–NHNN sửa đổi và
bổ sung Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, các khoản nợ được phân loại thành 5 nhóm
như sau:
 Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
 C|c khoản nợ trong hạn v{ tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ có khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc v{ l~i đúng hạn.
 C|c khoản nợ qu| hạn dưới 10 ng{y v{ tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ có khả năng thu
hồi đầy đủ gốc v{ l~i bị qu| hạn v{ thu hồi đầy đủ gốc v{ l~i đúng thời hạn còn lại.
 Trường hợp kh|ch h{ng trả đầy đủ nợ gốc v{ l~i theo kỳ hạn đ~ được cơ cấu lại tối
thiểu trong vòng 1 năm đối với c|c khoản nợ trung v{ d{i hạn, 3 th|ng đối với c|c
khoản nợ ngắn hạn v{ được tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ có khả năng trả đầy đủ nợ
gốc v{ l~i đúng thời hạn theo thời hạn đ~ được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể ph}n
loại lại khoản nợ đó v{o nhóm 1.
 Nhóm 2 – Nợ cần chú ý
 C|c khoản nợ qu| hạn từ 10 ng{y đến 90 ng{y.
 C|c khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với kh|ch h{ng l{ doanh nghiệp,
tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đ|nh gi| kh|ch h{ng về khả năng trả nợ đầy
đủ nợ gốc v{ l~i đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

7



SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

 Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
 C|c khoản nợ qu| hạn từ 91 ng{y đến 180 ng{y.
 C|c khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ c|c khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn
trả nợ lần đầu đ~ ph}n loại v{o nhóm 2.
 C|c khoản nợ được miễn hoặc giảm l~i do kh|ch h{ng không đủ khả năng trả l~i đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng.
 Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
 C|c khoản nợ qu| hạn từ 181 ng{y đến 360 ng{y.
 C|c khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu qu| hạn dưới 90 ng{y theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
 C|c khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
 Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn
 C|c khoản nợ qu| hạn trên 360 ng{y.
 C|c khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu qu| hạn từ 90 ng{y trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
 C|c khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai qu| hạn theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần thứ hai.
 C|c khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị qu| hạn hoặc
đ~ qu| hạn.
 C|c khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Cũng theo c|c quyết định trên, việc ph}n loại c|c khoản nợ có thể dựa v{o sự đ|nh gi| của
c|c tổ chức tín dụng như sau:
 Nhóm 1 bao gồm c|c khoản nợ được tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ có khả năng thu hồi đầy
đủ cả nợ gốc v{ l~i đúng hạn.
 Nhóm 2 bao gồm c|c khoản nợ được tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ có khả năng thu hồi đầy

đủ cả nợ gốc v{ l~i nhưng có dấu hiệu kh|ch h{ng suy giảm khả năng trả nợ.

8


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

 Nhóm 3 bao gồm c|c khoản nợ được tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ không có khả năng thu
hồi nợ gốc v{ l~i khi đến hạn. C|c khoản nợ n{y được tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ có khả
năng tổn thất một phần nợ gốc v{ l~i.
 Nhóm 4 bao gồm c|c khoản nợ được tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ khả năng tổn thất cao.
 Nhóm 5 bao gồm c|c khoản nợ được tổ chức tín dụng đ|nh gi| l{ không còn khả năng thu
hồi, mất vốn.
Từ c|ch ph}n loại trên, NHNN quy định nợ xấu l{ c|c khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 v{ 5. Đó l{
c|c khoản nợ qu| hạn trên 90 ng{y m{ không đòi được. Ở Việt Nam, c|c khoản nợ xấu mang
c|c đặc trưng sau:
 Kh|ch h{ng đ~ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ng}n h{ng khi c|c cam kết trả nợ đ~
hết hạn.
 Tình hình t{i chính của kh|ch h{ng đang v{ có chiều hướng xấu đi dẫn đến có khả năng
ng}n h{ng không thu hồi được cả vốn lẫn l~i.
 T{i sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo l~nh) được đ|nh gi| l{ gi| trị ph|t m~i không đủ
trang trải nợ gốc v{ l~i.
Như vậy, nợ xấu được định nghĩa dựa trên 2 yếu tố: (i) đ~ qu| hạn trên 90 ng{y v{ (ii) đ|nh
gi| khả năng trả nợ của kh|ch h{ng. Đ}y l{ một định nghĩa theo Chuẩn mực kế toán Việt
Nam (VAS).
Tuy nhiên, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đ~ đưa ra một định nghĩa mới về nợ
xấu theo Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và Chuẩn mực kế toán quốc tế 39
(IAS 39). Đó l{ nợ xấu chỉ chú trọng đến khả năng ho{n trả của khoản vay bất luận thời gian

qu| hạn chưa tới 90 ng{y hoặc chưa qu| hạn.
Ở c|c ng}n h{ng thương mại Việt Nam vẫn tiến h{nh ph}n loại nợ chủ yếu dựa trên yếu tố
thứ nhất: (i) đ~ qu| hạn trên 90 ng{y vì tính đơn giản của nó, còn yếu tố (ii) lại gặp nhiều
khó khăn trong công t|c đ|nh gi| khả năng trả nợ của kh|ch h{ng. Chính vì thế, c|ch ph}n

9


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

loại n{y chưa phản |nh đúng thực chất của chất lượng tín dụng, không khuyến khích c|n bộ
tín dụng gi|m s|t chặt chẽ v{ thường xuyên đối với c|c khoản cho vay.
Nợ xấu còn l{ một trong những thước đo mức độ rủi ro tín dụng của ng}n h{ng thương mại.
Với tỷ trọng cao của c|c khoản nợ xấu sẽ phản |nh hoạt động cho vay của ng}n h{ng không
hiệu quả; công t|c quản lý, thẩm định, kiểm so|t đối tượng đi vay còn lơ l{ v{ nhiều thiếu
sót. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu cũng phản |nh phần n{o về tính hiệu quả của c|c hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế m{ ng}n h{ng có tham gia t{i trợ vốn qua hình thức
cấp tín dụng v{ sự ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô lên hoạt động ng}n h{ng. Theo quy định
hiện h{nh của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của c|c ng}n h{ng thương mại Việt Nam phải nhỏ hơn
hoặc bằng 3%.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng
Égert v{ c|c cộng sự, 2006 cho rằng c|c nghiên cứu trước đ}y vẫn chưa có một mô hình tiêu
chuẩn n{o để ph}n tích v{ đ|nh gi| c|c yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ng}n
h{ng. Đa phần c|c nghiên cứu khi b{n về tăng trưởng tín dụng sẽ nhìn từ 2 phía: phía cầu v{
cung tín dụng. Về phía cầu, c|c biến giải thích thường được hay sử dụng l{ GDP thực, l~i
suất thực v{ tỷ lệ lạm ph|t. Về phía cung, tăng trưởng tín dụng được thể hiện chủ yếu qua
khả năng cho vay của ng}n h{ng v{ một số chỉ tiêu đặc điểm từng ng}n h{ng được tính từ

bảng c}n đối kế to|n v{ b|o c|o kết quả kinh doanh.
Theo Kiss v{ c|c cộng sự, 2006, đại diện cho phía cầu tín dụng l{ c|c chủ thể đi vay vốn
ng}n h{ng v{ c|c yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với c|c chủ thể đi
vay n{y. Điều đó cho thấy tăng trưởng tín dụng có thể bị ảnh hưởng từ c|c cú sốc từ nền
kinh tế nếu nhu cầu tín dụng trở nên nhạy cảm với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
của nền kinh tế. Đại diện cho phía cung l{ c|c ng}n h{ng, tăng trưởng tín dụng phụ thuộc
v{o tỷ lệ dự trữ của ng}n h{ng (bao gồm cả dự trữ bắt buộc), nguồn vốn huy động v{ một số
r{ng buộc mang tính ph|p lý về việc sử dụng vốn cho vay của ng}n h{ng. Bên cạnh đó, sự
cạnh tranh giữa c|c ng}n h{ng cũng tạo ra |p lực tăng trưởng tín dụng. Việc các ngân hàng
cạnh tranh với nhau sẽ l{m giảm chênh lệch giữa l~i suất cho vay v{ huy động dẫn đến việc

10


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

tăng số dư nợ tín dụng để đảm bảo cho khả năng sinh lời khi giảm l~i suất, điều đó cũng có
nghĩa l{ c|c ng}n h{ng chấp nhận g|nh chịu nhiều rủi ro hơn.
Ở rất nhiều c|c nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng, tính chất sở hữu ng}n h{ng được sử
dụng với vai trò như một yếu tố ảnh hưởng. Theo Aydin, 2008; Igan và Tamirisa, 2009, tính
chất sở hữu của ng}n h{ng thường được thể hiện qua 2 nhóm gồm nhóm các ngân hàng
thuộc sở hữu nh{ nước và nhóm các ngân hàng còn lại. Dương v{ Yến, 2011, chia thành 3
nhóm là nhóm các ng}n h{ng thuộc sở hữu nh{ nước, nhóm các ngân hàng thuộc sở hữu
nước ngo{i v{ nhóm c|c ng}n h{ng còn lại.
Một yếu tố t}m lý cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ng}n h{ng về cả phía cung lẫn
phía cầu, đó l{ sự lạc quan qu| mức của cả ng}n h{ng v{ chủ thể đi vay. Kiss v{ c|c cộng sự,
2006 cho rằng ng}n h{ng v{ những người đi vay sẽ kỳ vọng những thuận lợi có được từ nền
kinh tế, từ đó ng}n h{ng sẵn s{ng cho vay nhiều hơn để tạo ra thu nhập v{ những người đi

vay sẽ vay nhiều hơn để có thể đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, Hilbers
v{ c|c cộng sự, 2005 đưa ra lập luận rằng c|c ng}n h{ng thường đ|nh gi| thấp rủi ro của
c|c chủ thể đi vay do khó có thể dự b|o khả năng sản xuất kinh doanh của họ một c|ch đúng
đắn v{ chính x|c. Chính việc đ|nh gi| thấp rủi ro n{y tạo ra sự lạc quan về những dòng thu
nhập trong tương lai của những chủ thể đi vay, tạo cơ hội cho tăng trưởng tín dụng.
Khu vực công cũng góp phần ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Khi chính phủ thực hiện
chính s|ch t{i khóa mở rộng sẽ l{m cho l~i suất tăng lên, từ đó, đầu tư trong nền kinh tế sẽ
giảm xuống v{ nhu cầu tín dụng sẽ giảm đi. Khả năng thực hiện chính s|ch t{i khóa của
chính phủ lại phụ thuộc nhiều v{o tình trạng nợ công của quốc gia. Như vậy, tỷ lệ nợ công
cũng l{ một yếu tố kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng thông qua hiệu
ứng lấn |t (Cottarelli v{ c|c cộng sự, 2003).
Hilbers v{ c|c cộng sự, 2005 cho rằng việc ph}n tích tăng trưởng tín dụng cần phải có một
c|i nhìn to{n diện về nền kinh tế, hệ thống ng}n h{ng v{ những người đi vay. Do đó, họ đưa
ra những th{nh phần cần thiết trong việc ph}n tích tăng trưởng tín dụng như sau:

11


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

Bảng 2.1
Những th{nh phần trong ph}n tích tăng trưởng tín dụng
Các tiêu chí

Số liệu

Cung cấp thông tin về


Số liệu về nền kinh tế vĩ mô

GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá

Rủi ro của nền kinh tế vĩ mô

hối đo|i, l~i suất,…
Chỉ số đo lường sự vững

VCSH, chất lượng tài sản,

C|c đặc điểm thể hiện sự

mạnh của ngân hàng

thu nhập, thanh khoản,…

vững chắc của ngân hàng

Chỉ số đo lường năng lực tài

BCTC của chủ thể đi vay

Thu nhập và khả năng trả nợ

chính của chủ thể đi vay

của chủ thể đi vay

Khả năng chịu đựng của các


Độ nhạy của các BCTC

Những tổn thất xảy ra đối với

ngân hàng (Stress tests)

ngân hàng với các cú sốc

các ngân hàng khi có sự biến

kinh tế

động của nền kinh tế

Giá cả, gi| cho thuê,…

Phát triển không c}n đối và

Sự phát triển và diễn biến
của thị trường bất động sản

bong bóng tiềm ẩn trên thị
trường bất động sản

Số liệu khác về thị trường

Giá chứng khoán, các chỉ

Dự báo rủi ro và tỷ suất sinh


số thị trường,…

lợi của thị trường

Thông tin về cấu trúc của

Quy mô, tính chất sở hữu

Khả năng kiểm soát rủi ro của

ngân hàng

ngân hàng, sự tập trung,

chủ sở hữu

khung ph|p lý,…
Chất lượng thông tin

Các số liệu được kiểm toán

Sự minh bạch và chính xác

theo đúng tiêu chuẩn

của số liệu

Nguồn: Hilbers v{ c|c cộng sự, 2005
Tóm lại, việc tiếp cận, ph}n tích v{ đ|nh gi| c|c yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng

nên dựa trên hai phương diện. Thứ nhất l{ về phía cầu (c|c yếu tố kinh tế vĩ mô) l{ những
người đi vay gồm một số chỉ số kinh tế vĩ mô phản |nh tình trạng của nền kinh tế v{ khả

12


SVTH: Trịnh Hoàng Việt

GVHD: ThS. Nguyễn Hoài Bảo

năng hoạt động sản xuất kinh doanh của c|c chủ thể trong nền kinh tế đó. Thứ hai l{ về phía
cung (c|c yếu tố kinh tế vi mô hay đặc điểm ng}n h{ng) l{ c|c ng}n h{ng gồm c|c chỉ số
phản |nh khả năng hoạt động của từng ng}n h{ng.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô
Khi nền kinh tế thuận lợi v{ c|c chủ thể đi vay cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh thì
đó l{ điều kiện tốt để ng}n h{ng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, nếu như nền
kinh tế bị suy yếu do những biến động tiêu cực của c|c chỉ số kinh tế vĩ mô sẽ kéo theo sự
suy yếu của hệ thống t{i chính (chủ yếu gồm c|c ng}n h{ng) vì hoạt động sản xuất kinh
doanh sẽ trì trệ v{ gặp nhiều bất lợi (Hilbers và các cộng sự, 2006). Một số yếu tố kinh tế vĩ
mô thường dùng trong ph}n tích tăng trưởng tín dụng l{:
 Tốc độ tăng trưởng GDP thực và GDP bình quân đầu người
GDP thực l{ chỉ tiêu có thể dùng để đo lường khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của
nền kinh tế (Basurto v{ c|c cộng sự, 2006). Sự tăng trưởng GDP thể hiện mức tăng năng lực
sản xuất v{ sản lượng, điều n{y chứng tỏ nền kinh tế có thể thực hiện t|i sản xuất mở rộng
v{ sử dụng vốn có hiệu quả. Nhìn ở góc độ kh|c, sự tăng trưởng GDP phản |nh tổng cầu của
nền kinh tế tăng lên, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh để đ|p ứng tổng cầu v{ dẫn
đến gia tăng nhu cầu sử dụng vốn. Từ đó, c|c ng}n h{ng bắt đầu vai trò v{ chức năng của
mình trong việc lưu chuyển vốn trong nền kinh tế. C|c nghiên cứu thường hay sử dụng tốc
độ tăng trưởng GDP thay vì gi| trị của GDP nhằm xem xét rằng sự thay đổi của GDP ảnh
hưởng như thế n{o đến sự thay đổi của dư nợ tín dụng (Aydin, 2008; Igan và Tamirisa,

2009) với độ trễ từ 0 đến 1 năm. Gi| trị của GDP vẫn được sử dụng nhưng dưới dạng GDP
bình qu}n đầu người (Cottarelli v{ c|c cộng sự, 2003; Igan và Tamirisa, 2009) với độ trễ
cũng từ 0 đến 1 năm nhằm thể hiện sự ph|t triển nền kinh tế của một quốc gia. Một nền
kinh tế đ~ ph|t triển với thu nhập GDP bình qu}n đầu người cao thì không tạo ra |p lực
tăng trưởng kinh tế, do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể thấp hơn, tuy nhiên, GDP bình
qu}n đầu người thường chỉ có ý nghĩa khi phạm vi nghiên cứu ở nhiều quốc gia.
 Lãi suất thực
L~i suất thể hiện cho gi| cả của việc sử dụng vốn hay có thể l{ gi| cả của tín dụng, theo quy
luật cung cầu thì nếu gi| tăng thì lượng cầu sẽ giảm. Như vậy, một sự gia tăng trong l~i suất

13


×