Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Kinh nghiệm phát triển vùng kinh tế trọng điểm của các quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.24 KB, 17 trang )

Kinh tế phát triển 51A

KINH TẾ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
TS.NGUYỄN TIẾN DŨNG
¤¿¤

TÊN ĐỀ TÀI:

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI.

Nhóm thực hiện :
1, Tường Thị Vân Anh
2, Nguyễn Huy Kiên
3, Phan Đăng Quân
4, Phạm Thị Minh Thu
5, Trần Thị Thu Trang
6, Lê Thị Phương Thảo

1


Kinh tế phát triển 51A

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA CÁC QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI
I, Một số kinh nghiệm phát triển vùng trọng điểm của các quốc gia.
Nhật Bản.
Sự phát triển của Nhật Bản bắt đầu từ sự tập trung ở một số thành phố công nghiệp có điều kiện
về sản xuất và xuất khẩu sang chú ý sự phát triển chung cho các vùng trên cơ sở phát huy lợi thế
của mỗi vùng.


Thông qua 4 kế hoạch khai thác và phát triển lãnh thổ, Nhật Bản đã giải quyết từ phi cân đối
đến cân đối hài hòa các vùng, kết hợp giữa phát triển các vùng trọng điểm với phát triển toàn
diện các vùng lãnh thổ nhằm duy trì phát triển nhanh ổn định của nền kinh tế.
Sau chiến tranh với mục tiêu phát triển nhanh và hiệu quả, Nhât đã chọn 4 vùng lãnh thổ là
Tokyo, Osaka, Nagoya và Yokohama để tập trung nguồn lực phát triển vành đai công nghiệp
Thái Bình Dương. Vành đai này chỉ chiếm 13% diện tích lãnh thổ nhưng tập trung 63% dân số
nước Nhật và là một trong 4 vành đai công nghiệp lớn nhất thế giới.
Năm 1987, Nhật Bản triển khai kế hoạch phát triển công nghiệp lần thứ 4 với mục tiêu làm
thay đổi tình trạng tập trung quá mức vào kinh tế và dân cư vào một cực, xây dựng quốc gia theo
hình thái đa cực nhằm cân đối và phát triển hài hòa kinh tế vùng.
1.

Chính sách ưu tiên phát triển vùng trọng điểm

Quốc hội ban hành Luật về ứng dụng chất xám công nghiệp khuyến khích trao đổi công nghệ và
tập trung hóa các hoạt động hỗ trợ như dịch vụ tin học, thiết kế và xử lí thông tin, thiết lập việc
hoàn thiện cơ cấu nghành trong các cực công nghệ.
Có 16 ngành được khuyến khích phát triển thông qua các biện pháp cho vay với lãi suất thấp, ưu
đãi thuế, mua đất với giá ưu đãi của từng vùng.
2.

Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội

Sự phát triển tập trung lớn ở vành đai công nghiệp Thái Bình Dương gây ra một sự tập trung dân
cư và lao động lớn gây ra những khó khăn cho vấn đề việc làm tại chính các vùng lãnh thổ này,
Nhật Bản có rất nhiều chính sách nhằm tạo nhiều việc làm cho người dân bị thu hồi đất nói riêng
và toàn bộ lực lượng lao động nói chung.

2



Kinh tế phát triển 51A

Nhât Bản là một quốc gia bị giới hạn về tài nguyên thiên nhiên, đất đai trong khi dân số đông
nên quốc gia này luôn chú trọng thâm canh tăng năng suất lao động trong nông nghiệp đồng thời
phát triển các ngành công nghệ thu hút nhiều lực lượng lao động.
Nhật Bản cũng quan tâm đến phát triển công nghệ tin học và môi trường.
Chính phủ Nhật thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nước với mục đích cung cấp đủ
thông tin về việc làm từ những tổ chức doanh nghiệp cho đến những người đang tìm việc, giúp
họ tìm được những công việc phù hợp với năng lực của mình.
Bên cạnh đó chính phủ cũng hỗ trợ tạo điều kiện bồi dưỡng tay nghề và nâng cao chất lượng đào
tạo trên cơ sở mỗi vùng nhằm phát triển nguồn nhân lực và kết nối thông tin giữa các vùng
3.

Chính sách phát triển bền vững về môi trường

Những năm đầu thập niên 1960-1970, sự phát triển thần kì của Nhật Bản kéo theo những tổn
thất to lớn về môi trường mà đất nước này phải gánh chịu như ô nhiễm các con sông, các nguồn
nước ngầm, các cánh đồng sản xuẩt nông nghiệp do nước thải từ các nhà máy, ô nhiễm khói
bụi…Tuy nhiên cho tới bây giờ môi trường Nhật Bản được xem như hình mẫu cơ bản cho các
nước phát triển học tập.
Chính sách bảo vệ môi trường kịp thời của Chính phủ, trong đó phải kể đến việc ưu tiên áp dụng
các công cụ kinh tế trong quản lí môi trường, tập trung công nghệ thân thiện với môi trường, loại
bỏ dần các tác nhân gây ô nhiễm từ các nhà máy xí nghiệp.
Nhật Bản cũng tận dụng các nguồn lực nhằm nghiên cứu triển khai khoa học về công nghệ thân
thiện với môi trường. Khuyến khích sử dụng phế thải trong quy trình tạo ra sản phẩm bằng cách
giảm thuế đánh vào sản phẩm, truyền thông và giới thiệu cho các mặt hàng được sản xuất từ phế
thải.. nhằm thu hút sự đồng thuận từ toàn thể xã hội cho xu hướng phát triển này, phát triển hệ
thống công nghệ-kinh tế-xã hội theo hướng giảm thiểu chất thải hoạt động sản xuất và tiêu thụ.
Năm 1960, sau sự cố môi trường tại vùng vịnh Minatama và Itai-Itai, vấn đề môi trường đã được

đưa vào chính sách công nghiệp. Nhật Bản nhấn mạnh việc BVMT dân cư và hình thành các
thành phố xanh, đồng thời ban hành Luật Technopolis về sự phát triển kết hợp công nghệ cao,
công nghệ thông tin với phát triển vùng dựa trên các tổ hợp công nghệ cao trong các vùng được
quy hoạch.
Nhật Bản xây dựng các kế hoạch xã hội mang tính bền vững môi trường và các biện pháp thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững môi trường:
+ Khuyến khích xử lí chất thải công nghệ cao: giám sát bằng vệ tinh và sử dụng robot để chôn
lấp chất thải…
+ Khuyến khích thiết lập các hệ thống quản lí môi trường, phát triển công nghệ tái chế, tái sử
dụng.
3


Kinh tế phát triển 51A

+ Đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển lớn, tăng cường giám sát và quan trắc
môi trường.
Hiện tại Nhật Bản đã chấp nhận sự có mặt của ngành kinh doanh môi trường như một giải pháp
để giải quyết các vấn đề môi trường một cách hiệu quả. Nhật Bản đã xúc tiến Luật cơ bản về xây
dựng xã hội tái chế, dự kiến tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh môi trường mới vì chất thải được
coi như nguồn tài nguyên tiềm năng, cần được sử dụng triệt để hơn.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển KCN, KKT nên chưa thể áp dụng chung chính
sách xã hôi và Luật như ở Nhật Bản và cần thiết phải tiếp tục ưu đãi đầu tư cho dặc khu kinh tế.
- Việt Nam cần chú trọng tới định hướng thu hút đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm ngay từ
giai đoạn đầu và cần tuân thủ chặt chẽ hơn định hướng về cơ cấu đầu tư, lĩnh vực đầu tư cho các
KCN trên địa bàn để đảm bảo phân bố đầu tư một cách hợp lý trên cơ sở lợi thế, tiềm năng của
địa phương và tăng cường mối liên kết ngành trong vùng.
- Ở Việt Nam, trong điều kiện nguồn vốn Nhà nước còn hạn chế thì việc phát triển đặc khu kinh
tế cũng cần phải tập trung vào những nơi thuận lợi nhất để phát triển hoàn thiện các vùng này,

tạo động lực cho phát triển khu vực lân cận cũng như phát triển các vùng kinh tế tiếp theo trong
giai đoạn sau.
- Việc nghiên cứu phát triển là cần thiết nhưng cũng cần tính đến thời điểm phù hợp với trình
độ, quy mô phát triển của các vùng cũng như đội ngũ cán bộ địa phương.
- Xây dựng (có thể thí điểm) các đặc khu kinh tế để tạo nên mối liên kết ngành chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp trong vùng với nhau và giữa trong và ngoài vùng ; kết hợp giữa thu hút đầu tư với
hoạt động nghiên cứu phát triển, dịch vụ kết nối doanh nghiệp để tạo nên vùng kinh tế liên kết
ngành có lợi thế cạnh tranh cao, đạt hiệu quả cao trong phát triển.
- Giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách thu hồi đất và đảm bảo đời
sống của người dân bị thu hồi đất theo hướng hỗ trợ người dân về đất đai, tài chính để họ tham
gia góp vốn, kinh doanh để đảm bảo đời sống và việc làm lâu dài cho người dân
Hàn Quốc.
Hàn Quốc, Đại Hàn, Korea, Nam Triều Tiên đều là tên gọi của một quốc gia Đông Á có nền kinh
tế phát triển vượt bậc, được phong tặng là một trong bốn con rồng Châu Á; nằm ở Đông Bắc Á,
ở phía nam của Bán đảo Triều Tiên, từ vĩ tuyến 38 trở xuống, có diện tích là 98.480 km2, với số
dân gần 50 triệu người. Bán đảo này có địa hình phong phú với khoảng 70% là núi non, sông
suối lớn; cùng với ba bề là biển cả trải dài xuống phía nam đã tạo cho Hàn Quốc vô số hòn đảo
lớn nhỏ khác nhau.

4


Kinh tế phát triển 51A

1, Những năm 60 – 70 của thế kỷ XX
Con đường công nghiệp hóa nhanh của Hàn Quốc có vai trò quan trọng trong phát triển có trọng
điểm vùng lãnh thổ,chính sách định vị công nghiệp những năm 60-70 của thế kỷ 20 thúc đẩy một
số hãng kinh doanh công nghiệp nặng được lựa chọn phát triển theo hành lang Seoul –
Busan.Các thành phố có lợi thế ven biển về phía đông và phía nam như Busan,
Kyongnam,Kyongbuk,vùng thủ phủ Seoul được coi là những lãnh thổ trọng điểm phát triển đi

đầu trong công nghiệp hóa với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp
mũi nhọn.Là một quốc gia công nghiệp mới (NICs) Hàn Quốc cũng lựa chọn phát triển khu chế
xuất tại các vùng trọng điểm,KCX của Hàn Quốc thực sự đóng vai trò tích cực làm cầu nối giữa
nền kinh tế trong và ngoài nước.Việc xác lập chặt chẽ mối liên hệ giữa các hợp đồng gia
công,KCX và các doanh nghiệp tạo nên cái gọi là “ Chế xuất ngoài KCX”.
Tuy nhiên việc tập trung như thế dẫn đến việc dần dần giảm sút hiệu quả kinh tế - xã hội và sự
phân cực mạnh mẽ.Dòng người đổ xô vào hành lang này chiếm hơn 70% dân số quốc gia,trong
đó 46% dân số tập trung xung quanh thủ đô Seoul và các đô thị lân cận gây sức ép mạnh mẽ lên
hệ thống hạ tầng sản xuất,hạ tầng KT- XH, môi trường dẫn tới tình trạng giảm sút về hiệu quả
như yếu kém dịch vụ y tế,giáo dục,tắc nghẽn giao thông,thiếu nhà ở, sốt giá đất,tăng chi phí cận
biên của việc cung cấp dịch vụ công cộng.Trong khi đó các khu vực còn lại kém phát triển,thiếu
lao động,thiếu hạ tầng kỹ thuật phát triển,kinh tế khó khăn.Thực tế đó đe doa sự phát triển bền
vững của vùng kinh tế trọng điểm nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
2, Những năm 80 của thế kỷ XX tới 2001.
Các chính sách và chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng,phát triển kinh tế xã hội nông
thôn,vùng chậm phát triển đã được triển khai từ những năm 1980 tại các vùng lãnh thổ Đông Bắc
và Tây Nam nhằm hạn chế sự tập trung quá đông dân cư ở Seoul và tp cảng Busan.Chính phủ
Hàn Quốc đã thực hiện một khoản đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng đô thị,nâng cao chất lượng cuộc
sống đồng thời khuyến khích các công ty rời khỏi vùng thủ đô,đầu tư ra các vùng khác.
Hàn Quốc đã thực hiện quy hoạch phát triển lãnh thổ lần thứ 3 cho giai đoạn 1992 -2001.Tăng
cường các vùng phi đô thị thông qua cải cách kết cấu không gian,thiết kế các hệ thống sản xuất
khai thác đất của quốc gia có hiệu quả,cải thiện đời sống của nhân dân khắp cả nước và bảo vệ
MTTN.Quy hoạch này đề xuất vành đai công nghiệp Tây Nam đối diện với vành đai công
nghiệp Đông Nam dọc theo miền duyên hải Hàn Quốc đã đầu tư các khoản vốn lớn vào kết cấu
hạ tầng,bao gồm các cơ sở vận tải,cảng biển,sân bay,các cơ sở viễn thông,dự án cấp nước,xử lý
nước thải và ngành năng lượng.Một số vùng được chỉ định là “ vùng quy hoạch đặc biệt ” vì các
lý do về lịch sử và môi trường.Như vậy qua hai thời kỳ mức độ phát triển hài hòa của các vùng
được nâng dần lên từ chỗ giảm nhẹ chênh lệch vùng đến đầu tư phát triển nâng cao tiềm lực

5



Kinh tế phát triển 51A

vùng kém phát triển và cân bằng tiềm lực phát triển giữa các vùng,hướng tới sự phát triển bền
vững của các vùng trọng điểm nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

3, Quy hoạch phát triển lãnh thổ lần thứ 4 giai đoạn 2002 – 2011.
Mục tiêu nhằm hướng tới định hướng cho tương lai xây dựng Hàn Quốc trở thành một “ Quốc
gia thượng hạng” về kinh tế - môi trường – xã hội cũng như văn hóa.Theo đó đến 2011 Hàn
Quốc không chỉ “ giảm chênh lệch vùng “, “ hài hòa lãnh thổ” mà còn đi vào những nội dung
mang tính thời đại : “tự chủ dân tộc”, “ giữ gìn bản sắc “ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và lãnh
thổ mở.
 Các chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
Dựa trên những điều kiện căn bản và những gì đã có từ những lần quy hoạch vùng trọng điểm
trong thời gian trước đây,Hàn Quốc tiến hành thành lập các khu kinh tế tự do ( Free Economic
Zones ) ở những nơi này chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện kinh doanh tối ưu và điều kiện sống
cho nước ngoài điều hành, nhân viên làm việc sẽ được đảm bảo ở FEZs. Các công ty nước ngoài
không phải lo lắng gì về đầu tư vào FEZs, kể từ khi FEZs được tạo ra,những đề xuất của các
doanh nghiệp nước ngoài về thủ tục hành chính,giáo dục trẻ em, nhà ở, y tế,cơ sở giáo dục và rào
cản ngôn ngữ được xem xét,cải thiện.
Các cải tiến này sẽ bao gồm các bệnh viện mới và các trường học miễn phí cho người nước
ngoài sẽ được thuận tiện hơn.
-

Dịch vụ hành chính một cửa, chẳng hạn như tư vấn đầu tư ,giấy phép đầu tư sẽ có sẵn
tại một cơ quan hành chính độc lập.
Quy định và thủ tục hành chính phức tạp sẽ sắp xếp hợp lý để đáp ứng các tiêu chuẩn
toàn cầu.


FEZs sẽ phục vụ như một trung tâm kinh doanh Đông Bắc Châu Á dựa vào thế mạnh nhà nước
và các tổ chức cá nhân trong công ty,giá trị thêm dịch vụ ngành,hậu cần và tài chính. Tiến bộ đã
được thực hiện trong việc chuyển Incheon, Busan,và khu vực Gwangyang thành FEZs, mỗi nơi
trong số này được đầu tư cơ sở hạ tầng trong đó có một sân bay quốc tế và cảng biển. Các công
ty đầu tư nước ngoài đã bắt đầu để ý khi có một cái nhìn vào những lợi ích của vị trí tại một
trong những FEZs.
Ba lĩnh vực trong khu vực Incheon-Songdo Intelligent City, (IIA), và khu vực Cheongna-lần đầu
tiên được thiết kế như là một khu kinh tế miễn phí tháng 8 năm 2003.
Các khu vực Busan, Jinhae và Gwangyangman cũng có thể được đặt tên như FEZs tháng 10
năm
2003.
• Bộ tài chính và kinh tế đã thành lập văn phòng kế hoạch của FEZs để cung cấp hỗ trợ hành
chính cho nhà đầu tư nước ngoài. Văn phòng lập kế hoạch có trách nhiệm FEZs,tên gọi và các
6


Kinh tế phát triển 51A

hoạt
động,

đầu

hấp
dẫn.
• Một cơ quan độc lập trong khu vực hành chính sẽ được thành lập ở mỗi FEZs, qua đó cung cấp
các dịch vụ hành chính một cửa cho nhà đầu tư.


FEZs. Cung cấp một loạt các lợi thế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tiên sức mạnh tổng hợp, sẽ được thừa hưởng như cụm công nghiệp được hình
thành bởi hậu cần, tài chính, và các ngành công nghiệp công nghệ cao
Thứ hai, quốc gia và địa phương có chính sách ưu đãi thuế cùng với chi phí đất giảm sẽ làm
giảm
gánh
nặng tài chính của
công
ty.
Thứ ba, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong một FEZs sẽ được cung cấp các nhân
viên và lao động linh hoạt có tay nghề cao và chuyên nghiệp trong làm việc
Ngoài ra, tệ nạn hành chính quan liêu sẽ giữ ở mức tối thiểu trong FEZs để loại bỏ
càng nhiều bất tiện như nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp phải.
Khu vực
Giảm

Lợi ích
thuế Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu và 50%
giảm thuế cho 2 năm tiếp theo (đối với đầu tư hơn 50 triệu $ Mỹ,
miễn 100% trong 7 năm đầu và giảm 50% sau 3 năm).Giảm 17% thuế
thu nhập cho giám đốc điều hành và giám đốc điều hành tại các công
ty nước ngoài.Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế cho 3 năm.Mua
lại, đăng
ký,
tài
sản, và miễn thuế
đất tổng hợp cho
3
năm đầu và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo
Hỗ trợ tài chính
Các công ty trong FEZs hoặc là sẽ được miễn hoặc đối tượng để giảm

lệ phí. Hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các tiện ích như bệnh
viện và trường học để làm cho cuộc sống thuận tiện hơn cho người
nước ngoài.
Việc
làm
và Ngày nghỉ không lương hàng tuần cho phép (hiện đang trả tiền).
quản lý lao động
Miễn việc làm bắt buộc của các cựu chiến binh, người tàn tật, người
cao tuổi
Bệnh viện và các hiệu Bệnh viện,các hiệu thuốc nước ngoài và tài trợ cho người nước
thuốc nước ngoài
ngoài được cho phép.
Phát thanh truyền hình
Tỷ lệ của cáp mạng nước ngoài phát sóng các kênh truyền hình lại
mở rộng từ hiện
tại 10% đến 20%.
Giáo

Hỗ trợ

dục cải

tiến Các trường học có thể được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.
Cư dân trong nước có thể học tại các trường nước ngoài.
Tiếng
Anh
được
cho
phép để
sử

dụng công cộng.
Văn phòng Thanh Tra của đầu tư nước ngoài sẽ được thành lập.

7


Kinh tế phát triển 51A

Ⅲ. Incheon Free Economic Zone
Tam giác Incheon khu kinh tế tự do bao gồm thành phố Intelligent Songdo,
IIA, và Cheongna. (Tổng diện tích 209 ㎢ , Dự kiến dân số 475,000)
• Các khu vực này sẽ trở nên thành phố tự do với quốc tế.Hình thành trung tâm kinh doanh,
công nghệ cao - dựa trên các ngành công nghiệp, và giải trí.
1.Thành phố Songdo
Kinh doanh và High-Tech Mecca
• Thành phố Songdo sẽ được phát triển như là một trung tâm đa quốc gia khu vực châu Á-Thái
Bình Dương trụ sở chính, kinh doanh toàn cầu, và mức cao về giá trị gia tăng dựa trên tri thức và
thông tin phức tạp công nghiệp.Quan hệ đối tác mới, được gọi là NSC, sẽ được chịu trách nhiệm
về phát triển 1.364 hecta đất khai hoang trên bờ sông với chi phí hơn 12,7 tỷ USD. SongdoThành phố thông minh sẽ được phát triển trên giai đoạn 8 năm. Trong giai
đoạn đầu tiên trung tâm hội nghị quốc tế và trung tâm thương mại thế giới,văn phòng,tòa
nhà,khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm và sân golf sẽ được xây dựng vào năm 2008.Hiện
nay được xây dựng, TechnoPark "sẽ được hoàn thành vào năm 2004 và Hàn Quốc xây dựng
Viện Công nghệ cùng với các trung tâm nghiên cứu khác và liên doanh đã bắt đầu hoạt động
năm 2003.Cụm công nghiệp (2,65 ㎢), và Bio Phức tạp cũng sẽ được xây dựng vào năm 2008.
Năm
2020.Đảo
nhỏ

các khu nghỉ mát gần IIA làm
cho

khu
vực một
vị
trí lý
tưởng
cho kinh doanh,du
lịch và giải
trí.
3.Cheongna : Cái
nôi
của
Tài
chính
Quốc
tế và
Giải
Trí
• Một Trung tâm Tài chính Quốc tê, khu dân cư phức tạp cho người lao động nước ngoài,
và các cụm dân

khác sẽ được
phát triển ở Cheongna.
• Kế hoạch bao gồm sân golf rộng rãi, công viên giải trí phức hợp được theo sau bởi các tiện
nghi giải trí khác.
• Mật độ dân số dự kiến là 60 người hoặc ít hơn cho mỗi ha, trong đó sẽ có nghĩa là dân cư,
thương mại và cơ sở hạ tầng công cộng bao quanh và không gian mở dễ chịu.
• Các Cheongna (17,9 ㎢ ) khu vực cung cấp các tuyến đường giao thông tuyệt vời, làm cho nó
một
vị trí thuận tiện để sống cho nhân viên nghiệp vụ quốc tế. Kinh doanh du lịch có thể dễ dàng đi
lại bất kỳ điểm đến trong Đông Bắc Á trong vòng 24 giờ. Vì đây một phần của Hàn

Quốc nằm trong một đô thị khu vực, nó đã có tất cả các tiện nghi yêu cầu của khách du lịch
và dịch vụ cần thiết tài chính quốc tế và giải trí phức tạp.
Ⅳ. Busan and Jinhae Free Economic Zone
• Cảng biển quốc tế Busan lần thứ ba lớn nhất thế giới về công suất xử lý hang hóa và vận
chuyển . Một cảng biển mới với 30 cầu tàu sẽ là được xây dựng tại Busan và Jinhae năm 2011 sẽ

8


Kinh tế phát triển 51A

làm cho nó trở thành một
2.Sinho và khu vực Macheon

trung

tâm hàng

hải Đông

Bắc

Á trong

thế

kỷ

21.


• Một tổ hợp công nghiệp sẽ được xây dựng để sản xuất phụ tùng vật liệu tiên tiến.
• Các bộ phận sản xuất ô tô sẽ được quảng cáo và là một ngành công nghiệp sản xuất chiến lược
• Một khu nhà ở cao cấp gần đường bờ biển xinh đẹp sẽ được phát triển để cung cấp một môi
trường
sống thoải mái
cho
người
nước
ngoài và

dân địa phương.
• Khu dân cư huyện có sân golf và con đường chạy bộ sẽ được tạo ra trong các danh lam thắng
cảnh mới thành phố, nơi nhu cầu về chất lượng nhà ở, giải trí và vui chơi giải.
• Truyền hình vệ tinh cơ sở có uy tín ở nước ngoài,các trường đại học trên thế giới,lớp học quốc
tế
Các tổ chức y tế sẽ được tìm cách thiết lập tại các Fez..
Ⅴ. Gwangyangman Free Economic Zone
Gwangyang Port sẽ được hiện đại hóa làm cho nó sâu hơn và rộng hơn, do đó, nó có thể
phục vụ tàu nhiều hơn và lớn hơn. Đến năm 2011 nó sẽ được phát triển cùng với cảng Busan
thành
một
trung
tâm hàng
hải Đông
Bắc
Á
được trang bị với
33 bến.
• không bị cản trở kinh doanh và đầu tư hoạt động sẽ được đảm bảo cho các công ty đa quốc gia
chỉ định khu vực hải quan miễn phí trong và xung quanh cảng. Theo văn bản này, 1,4 triệu

mét vuông đã được được xem như là một khu vực hải quan miễn phí và 1 triệu mét
vuông sẽ được
tương
lai
gần.
• Đến năm 2008, thêm 2 triệu mét vuông trong khu vực xung quanh sẽ được phát triển
vào một hệ thống Terminal Trung ương lớn quy mô trung chuyển vận tải hàng hóa.
2. Gwangyangman Fez sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh tối ưu cung cấp cơ sở hạ
tầng cần thiết
bao gồm cả giao thông đô thị mạng kết nối tới 3 trên toàn quốc hệ thống và mở rộng sân bay.
• Rail Transit ánh sáng đường kết nối Fez toàn bộ sẽ được xây dựng và Yeosu sân bay và hệ
thống
đường
sắt sẽ được
mở
rộng.
3. Gwangyangman Fez sẽ cung cấp môi trường đô thị một cách thoải mái liền
kề đẹp Hallyo Marine Vườn quốc gia với tất cả các tiện nghi dự kiến kinh doanh quốc tế cộng
đồng.
• Một trang nghiêm dân cư phức tạp với 33.000 nhà ở sẽ được xây dựng trong greenzone 3000 sẽ
được cung cấp nước ngoài công ty.
4. Gwangyangman Fez sẽ có thể cung cấp cho thế giới với cái nhìn thoáng qua vào tương lai
của công nghiệp Hàn Quốc,ngành giải trí và hoạt động hàng hải.
• Một khu nghỉ mát phức tạp với một văn hóa toàn cầu.Các cơ sở làng và bến du thuyền sẽ được
phát
triển
trên 990 triệu mét vuông
đất trong Hallyeosudo và Hwayang
huyện Yeosu, như ngành công nghiệp du
lịch

biển
liên
kết Cheju và
Nam
Tỉnh Gyeongsang được đẩy mạnh
9


Kinh tế phát triển 51A

Hàn Quốc sẽ trở thành một trung tâm Đông Bắc Á hoà bình,thịnh vượng, qua đó góp phần
vào sự phục hồi nền kinh tế trong khu vực Đông Bắc Á và trên thế giới.

Trung Quốc.
 Sự ra đời và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
Nhà nước TQ đã có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh vùng kinh tế miền
Đông kể từ thập kỉ 80 của thế kỉ 20, bắt đầu từ việc chọn 4 khu vực lãnh thổ gồm Thâm Quyến,
Sán Đầu, Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông và Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến là 2 tỉnh ve biển
đông dân, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý làm những vùng lãnh thổ trọng điểm để hình thành các
đặc khu kinh tế( Special Economics Zone-SEZ). SEZ có những đặc trưng sau:


SEZ là một bộ phận không thể tách rời của một quốc gia, thuộc sở hữu nhà nước , có vị
trí địa lý đặc biệt và được thành lập bởi chính phủ nước sở tại



Tại SEZ có cư dân sinh sống , được quản lý ra vào bằng việc cấp giấy phép cư trú và đi
lại




Được hưởng một chính sách ưu đãi đặc bệt về thuế cũng như cơ chế luật kinh tế



Về cơ cấu kinh tế: SEZ có cơ cấu đa ngành,hướng ngoại với sự tổng hợp các ngành công,
nông,lâm,ngư nghiệp, thương mại,tài chính,du lịch….Sự đôgng bộ của cơ cấu kinh tế tạo
khả năng phát triển mạnh mẽ cho các SEZ



SEZ là “cửa sổ nhìn ra thế giới” là “cầu nối” giữa thị trường quốc gia và thế giới



SEZ là nơi thử nghiệm các chính sách mới trước khi áp dụng rộng rãi ra các vùng khắc



Tại SEZ kinh tế thị trường giữ vai trò chính,kinh tế kế hoạch có tác dụng bổ trợ

Năm 1984 mở cửa 14 thành phố ven biển (Đại Liên, Tần Hoàng Đảo,Thiên Tân, Yên Đài,Thanh
Đảo,Liên Văn Cảng,Nam Thông,Thượng Hải,Ninh Ba, Ôn Châu,Phúc Châu, Quảng Châu,Trạm
Giang và Bắc Hải) và đảo Hải Nam.
Năm 1986-1987 TQ đã tiến hành mở cửa vùng bán đảo Sơn Đông và Liên Đông. Năm 1988
quyết định thành lập tỉnh Hải Nam. Năm 1990 mở cửa khu phố Đông, Thượng Hải

10



Kinh tế phát triển 51A

Quán trình mở cửa của TQ có thể khái quát như sau: từng bước mở cửa vùng ven biển,tiếp đến
mở cửa vùng ven sông,ven biên giới và mọi vùng nội địa theo hình thức mở cửa đối ngoại nhiều
nấc tầng,ra mọi hướng,theo phương châm mở cửa từ điểm đến tuyến, từ tuyến đến diện
Cụ thể quá trình xây dựng các SEZ chia ra làm 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: 5 năm kể từ khi thành lập,đây là giai đoạn cơ bản tạo môi trường đầu tư.
Trong 5 năm từ 1980-1985 TQ đã đầu tư 7630 triệu NDT để xây dựng cơ sở hạ tầng cho
4 SEZ trên một diện tích rộng 60km2.Trong giai đoạn này đã hoàn thành đồng bộ đường
xá, hải cảng,sân bay…



Giai đoạn 2: 15-20 năm tiếp theo, giai đoạn hình thành đặc khu. Trong giai đoạn này
trọng tâm chuyển sang khai thác,phát huy tác dụng đặc khu,thu hút đầu tư nước ngoài.
Vấn đề cần thiết là phải giữ một cách căn bản nhiệm vụ của đặc khu, xây dựng cơ cấu
ngành hợp lý,du nhập kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ người lao động.
Trong 10-20 năm phải khai thác tối đa hiệu quả của các SEZ, thu hồi vốn đầu tư cơ
bản,xây dựng được một nền sản xuất hiện đại tiên tiến.



Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn hoàn thiện. Sau khi đạt tới một trình độ phát triển nhất định
sẽ tiến tới nâng cấp và hoàn thiện SEZ

 Các cơ chế ,chính sách ưu tiên phát triển vùng trọng điểm
 Chính sách ưu đãi về thuế.

Những ưu đãi về thuế được đưa ra lần đầu tiên năm 1980 sau đó được khẳng định và đưa vào
Luật Thuế quốc gia áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài ban hành năm 1991.
• Về thuế thu nhập doanh nghiệpBảng
2 Bảng so sánh thuế trong ĐKKT và ngoài ĐKKT
Ngoài ĐKKT
Thuế suất thuế thu nhập

Trong ĐKKT

33%(3% là thuế địa 15%
phương)

Xí nghiệp liên doanh xuất khẩu trên 70% 15%
tổng sản phẩm

10%

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

10%

0%

Thời hạn miễn thuế từ thời điểm có lãi

2 năm

2 năm

Thời hạn giảm 50% thuế từ thời điểm có lãi 3-5 năm


11

3-5 năm


Kinh tế phát triển 51A

Từ bảng trên ta thấy tại các ĐKKT được ưu đãi hơn nhiều so với ngoài ĐKKT. Thuế thu nhập
doanh nghiệp bên ngoài ĐKKT cao hơn gấp 2 lần bên trong khu. Mặt khác các nhà đầu tư nước
ngoài rất quan tâm đến việc sau khi đàu tư tại nước sở tại vè thu được một số lợi nhuận thì số lợi
nhuận đó có được chuyển nguyên vẹn về nước hjo hay không. Với thuế chuyển nhượng ra nước
ngoài 0% tại ĐKKT đã bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.


Các loại thuế khác

-Các nhà đầu tư nước ngoài chịu thuế suất 10% tính trên thu nhập từ các khoản lợi nhuận được
chia,lãi suất,tiền cho thuê bản quyền hay bản quyền được nhận từ các SEZ thay vì mức thuế 20%
thông thường.
-Thuế công thương được miễn giảm chung cho các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong các
đặc khu.Các sản phẩm như dầu mỏ,thuốc lá,rượu chỉ chịu thuế công thương bằng ½ thuế suất
thông thường. Các ngân hàng, công ty bảo hiểm cũng có thể được giảm 3% thuế công thương so
với mức thuế áp dụng chung là 5-7%.
-Các xí nghiệp trong đặc khu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là các yếu
tố đầu vào cho sản xuất, các hàng hóa cho nhu cầu bản thân.Các doanh nghiệp cũng được miễn
trừ thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu do xí nghiệp sản xuất(trừ một số mặt hàng hạn
chế xuất khẩu).
-Cùng với các chính sách thuế ấp dụng chung cho tất cả các đặc khu chính quyền của mỗi khu
còn quy định thêm những chế độ đặc biệt của mình

 Chính sách ưu đãi khác
 Về đất đai: Đất đai thuộc quyền sở hữu nhà nước, các nhà ĐTNN sử dụng đất sẽ được
cung cấp theo yêu cầu thực tế cần thiết theo thời hạn sử dụng.Quyền sử dụng đất được
cấp bằng cách thực hiện một trong 3 hình thức: đấu thầu, đấu giá,ký thỏa ước với nhà
nước.Mức lệ phí sử dụng và nộp căn cứ vào các ngành nghề và mục đích sử dụng khác
nhau.Ví dụ về thuế chuyển nhượng đất ở Hải Nam.
Bảng 1 Bảng thuế chuyển nhượng đất của ĐKKT Hải Nam
Trị giá gia tăng ( được xác định dựa trên giá mua và
các chi phí liên quan tới khu đất mà người chuyển
nhượng đã bỏ ra )

Thuế suất ( tính trên trị giá
gia tăng)

Dưới 100%

10%

Từ 100% đến 150%

15%

Từ 150 đến 200%

20%

12


Kinh tế phát triển 51A


Từ 200 đến 250%

25%

Từ 250% đến 300%

30%

Trên 300%

35%

Nguồn: Quy định chuyển giao đất của Hải Nam


Về kết cấu hạ tầng: các đặc khu còn nhận được ưu đãi về đầu tư trong các lĩnh vực kết
cấu hạ tầng. Nhà nước thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, chấp nhận chi phí rủi ro để tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN.
• Các chính sách phát triển ngành: TQ đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp nhằm
để phát triển các ngành hướng về xuất khẩu và sử dụng công nghệ tiên tiến thay vì tập
trung quá nhiều vào công nghiệp nặng trước cải cách.Các chính sách và biện pháp phát
triển quản lý ngành đã tạo ra những cơ sở pháp lý và những ưu đãi cần thiết hỗ trợ cho
chính sách phát triển vùng trọng điểm bởi phù hợp với mục tiêu của chính sách phát triển
vùng trọng điểm là đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành hướng về xuất khẩu hay
sử dụng công nghệ tiên tiến.
• Về quản lý ngoại hối: ban đầu chỉ các doanh nghiệp trong SEZ được giữ 100% thu nhập
ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Từ năm 1989, tỷ lệ này đã giảm xuống và các
doanh nghiệp chỉ được phép giữ lại một tỷ lệ nhất định theo quy đinh của Chính phủ.Từ
năm 1994,các doanh nghiệp có thu ngoại tệ trên toàn lãnh thổ TQ, bao gồm cả các doanh

nghiệp trong đặc khu chỉ được giữ lại số ngoại tệ theo tỷ lệ là 80%.
 Về phân cấp quản lý.
Quản lý hành chính về ĐKKT được chia ra 3 cấp quản lý: cấp chính quyền Trung ương, cấp
chính quyền tỉnh và cấp chính quyền địa phương.


Cấp Trung ương: là cấp cao nhất điều khiển,quản lý chung các hoạt động của tất cả
các ĐKKT trên toàn đất nước



Cấp chính quyền tỉnh: cấp chính quyền tỉnh và vùng có ĐKKT



Cấp chính quyền địa phương: cấp trực tiếp quản lý hoạt động của từng ĐKKT

 Các cơ chế chính sách thu hút FDI
 Thứ nhất, đa dạng hóa nguồn vốn FDI
Giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa việc tập trung thu hút FDI của cộng đồng người Hoa ở nước
ngoài là bước đột phá để có được thành công bước đầu trong khi các nhà đầu tư quốc tế chưa thât
tin tưởng vào chính sách mở cửa kinh tế của quốc gia có thái độ thù địch lâu dài với các nước
phát triển.

13


Kinh tế phát triển 51A

Từ năm 1992 trọng tâm chiến lược thu hút FDI là những dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ

ký thuật cao từ các tập đoàn đa quốc gia của quốc gia phát triển, đồng thời tăng cường thu hút
FDI từ các nền kinh tế mới công nghiệp hóa-NICs cũng như các quốc gia trong khu vực nhằm
tận dụng ưu thế giá nhân công thấp và cải tạo nâng cấp các ngành truyền thống
Hiện tại,một trong những mục tiêu của chính sách đầu tư của TQ là thu hút FDI từ các tập đoàn
đa quốc gia(TNC) để biến TQ thành trung tâm sản xuất của khu vực
 Thứ hai, đa dạng hóa hình thức đầu tư
FDI vào TQ có 3 hình thức cơ bản là doanh nghiệp liên doanh(EJV), hợp đồng hợp tác kinh
doanh (CJV) và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài(WFOE).Do chính sách thu hút FDI của
Chính phủ và thực trạng môi trường đầu tư khác nhau giữa các giai đoạn nên sự biến động tỉ
trọng các hình thức FDI cũng thay đổi qua các giai đoạn. Những năm 1979-1984 CJV là hình
thức FDI chủ yếu vào TQ chiếm tỉ trọng từ 35,69%-45,63% trong khi đó EJV chiếm từ 8,4%20,27%. Giai đoạn 1987-1991 EJV trở thành hình thức chủ yếu của FDI chiếm từ 11,64% năm
1983 đến 60% năm 1987-1989.
2.5 Chính sách với các vấn đề xã hội
Cùng với chính sách phát triển vùng trọng điểm, TQ cũng phải đối mặt sức ép từ các vấn đề xã
hội như: số người thất nghiệp tăng cao, sự bất bình do thiếu việc làm đã đẫn tới bãi công bất hợp
pháp.Phân hóa xã hội và những mâu thuẫn về lợi ích dân cư tăng lên.Chế độ đặc quyền đã làm
nảy sinh một tầng lớp đông đảo những kẻ tham nhũng trong cả chính quyền và doanh nghiệp…
Tuy nhiên TQ đã sử dụng nhiều biện pháp về giáo dục, hành chính và luật pháp nên các vấn đề
trên được giải quyết khá tốt.
2.6 Chính sách phát triển bền vững về môi trường
Sự ra đời và phát triển của các lãnh thổ KTTĐ ,các KCN.. đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi
trường nghiêm trọng , làm thay đổi cân bằng sinh thái, TNTN bị khai thác quá mức,chất thải
không được xử lý triệt để, khí thải giao thông ngàu càng nhiều…đã gây ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của toàn xã hội và phần nào đã tác động trở lại , làm hạn
chế sự phát triển kinh tế-xã hội của TQ.
Để giải quyết vấn đề này TQ đã có nhiều chính sách về môi trường như:
 Hình thành chính sách khuyến khích kinh tế nhạy bén và kịp thời
 Xây dựng Quỹ môi trường
 Ưu tiên đầu tư BVMT
 Tăng cường áp dụng các loại thuế phí môi trường


14


Kinh tế phát triển 51A

3, Một số thành công của các ĐKKT ở TQ
Hiện nay TQ có tổng cộng 43 khu kinh tế phát triển bao gồm SEZ, các thành phố mở cửa, các
khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu ngoại quan..Theo thống kê của Bộ ngoại thương và
hợp tác kinh tế TQ thì trong 6 tháng đầu năm 2002 tổng cộng 43 khu này đã tạo ra tổng GDP là
105,2 tỷ NDT tăng 29.4% so với cùng kỳ 2001.Tỷ lệ tăng GDP trung bình của các khu này cao
hơn mức trung bình quốc gia là 21,5%( toàn quốc là 7,9%).
Trên tổng diện tích 428,51km2;43 khu kinh tế này đạt được tỉ lệ tăng trưởng nhanh về thu hút
FDI và hoạt động XNK. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2002 các khu này đã thu hút 736 doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư với tổng số vốn 6,18 tỷ USD tăng 34% so với cùng kì năm 2001,
chiếm 18% tổng số FDI toàn quốc . Cũng trong 6 tháng đầu năm 2002 tổng giá trị XNK của các
khu này đạt 17,53 tỷ USD tăng 18.41% so với cùng kỳ 2001 trong khi đó thương mại quốc gia
chỉ tăng có 8,8%.
Xét riêng 5 ĐKKT của TQ thì đạt được một số thành công sau:
Vị trí và diện tích các đặc khu như sau
Bảng 3: Bảng diện tích của 5 ĐKKT của TQ
Tên đặc khu
Thâm Quyến
Sán Dầu
Chu Hải
Hạ Môn
Hải Nam

Tỉnh
Quảng Đông

Quảng Đông
Quảng Đông
Phúc Kiến
Hải Nam

Diện tích(km2)
Khi thành lập
327,5
6,1
1,6
2,5
34500

Mở rộng
327,5
15,2
52,6
131
34500

Như vậy ngoài 2 khu ĐKKT là Thâm Quyến và Hải Nam không mở rộng ( Thâm Quyến là mô
hình ĐKKT đầu tiên đã đạt sự thành công vượt bậc lắp đầy 100% diện tích của khu và hoạt động
rất hiệu quả nên giữ nguyên để lấy làm mô hình mẫu. Còn ĐKKT Hải Nam với quy hoạch ban
đầu diện tích rất rộng nên không mở rộng nữa) . Còn lại 3 khu Sán Dầu, Chu Hải và Hạ Môn
diện tích đã mở rộng ra gấp nhiều lần => sự phát triển mạnh , sự thành công của các ĐKKT ở
TQ trong việc thúc đẩy nền kinh tế các vùng lân cận mở cửa và phát triển theo,là đầu tầu cho
việc đưa nền kinh tế tăng trưởng.

15



Kinh tế phát triển 51A

Về hoạt động XNK của 5 ĐKKT:
Bảng 4: Bảng kim ngạch XNK tháng 1 của 5 ĐKKT( Đơn vị : triệu USD)
ĐKK
T

Tháng 1 năm 2000
Tổng
GTTM

XK

Tháng 1 năm 2001

% tăng (giảm) 2001/2000

NK

Tổng
GTTM

XK

NK

Tổng
XK
GTTM


NK

Thâm
Quyế
n

4,389.13 2,123.7
8

2,265.1
1

5,008.00

2,385.0
0

2,623.0
0

14,1%

12,3%

15,8%

Hạ
Môn


981.79

583.32

398.53

1,078.00

656.23

421.64

9,8%

12,5%

5,8%

Chu
Hải

907.64

362.49

545.01

1,248.00

398.38


849.12

37,5%

9,9%

55,8%

Sán
Dầu

740.84

543.76

196.98

351.90

141.92

209.98

52,2%

73,9%

6,6%


Hải
Nam

182.76

104.79

81.30

210.54

138.01

75.53

15,2%

31,7%

-7,1%

Tổng

7,202.16 3,718.1
4

3,486.9
3

7,896.44


3,719.5
4

4,179.2
7

9,64%

0,04%

19,87
%

Nguồn: Tổng cục hải quan Trung Quốc
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng kim ngạch XNK tháng 1 năm 2000 là 7,2 tỷ USD, của năm
2001 đạt 7,8 tỷ USD. Như vậy năm 2001 so với 2000 tăng 9,64% tăng cao hơn mức tăng cả nước
là 0,84% ( cả nước là 8,8%).Trong tháng này tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch XNK của các ĐKKT
khá cao( Thâm Quyến 4,1%, Hạ Môn 9,8%, Chu Hải 37,5%, Hải Nam 15,2%) duy chỉ có Sán
Dầu là giảm rất nhiều tới 52,5% cho nên đã kéo tổng kim ngạch XNK của 5 ĐKKT xuống chỉ
còn 9,64%.
Như vậy các ĐKKT ở TQ đã thành công ở các mặt thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh
hoạt động XNK dẫn tới nâng cao tỉ lệ tăng trưởng kinh tế toàn khu, là động lực thúc đẩy các địa
phương phát triển theo. Các ĐKKT đã thực sự là những người lính xung kích số một của cuộc
cải cách mở cửa nền kinh tế và những người lính đó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

16


Kinh tế phát triển 51A


17



×