Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tiếng việt Ứng dụng CTTT vào dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công nghệ thông tin (CNTT) đang
phát triển một cách mạnh mẽ. Nó có tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã
hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự hiểu biết về văn hóa - xã hội ngày càng được
nâng cao. Nhận thấy tầm quan trọng, tác dụng to lớn của CNTT Bộ GD & ĐT
trong cuộc hội thảo Dự Án phát triển Tiểu học đã khẳng định: “Đã đến lúc việc
ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nóiriêng cần
được quan tâm đúng mức hơn”.
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong
dạy và học.Tập thể cán bộ GV Trường Tiểu học Nga Thiện đã bắt tay ngay vào
việc ứng dụng CNTT vào dạy học, công tác quản lí…GV tiến hành soạn bài trên
máy tính, lưu giữ tài liệu, khai thác thông tin, ra đề kiểm tra, thiết kế bài dạy
điện tử, lấy tài liệu trên Internet để áp dụng vào giảng dạy, soạn giảng trên máy
chiếu để củng cố kiến thức, tạo hình ảnh sinh động, cụ thể cho HS dễ hiểu, nhớ
lâu ..các em rất thích thú khi tham gia những tiết học như vậy.
Đặc biệt với các em lớp 1, là HS đầu cấp đang chuyển sang một giai đoạn
mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát ở mẫu giáo sang hoạt động mới là
hoạt động học. Tư duy của các em còn đơn giản mang tính trực quan, cụ thể. Sự
hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em còn hạn chế. Làm thế nào để tạo
hứng thú trong giờ học, thu hút các em vào hoạt động học tập một cách chủ
động, say mê yêu thích giờ học, thích đến trường đến lớp làm tôi trăn trở rất
nhiều.
Qua 6 năm dạy lớp 1, qua quá trình tìm hiểu, xác định mục tiêu của dạy
Tiếng Việt là dạy giao tiếp thông qua các kĩ năng: nghe-nói-đọc-viết. Mà nhu
cầu giao tiếp của con người có ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nghành nghề. Giao tiếp
là việc sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc để diễn đạt ý của mình nhằm giúp người
khác biết và hiểu những thông tin đến đối tượng cần giao tiếp nhằm diễn đạt
thành công trong công việc. Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian
sống và làm việc sau này. Chúng ta cần sớm rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép,


lịch sự, có biểu cảm trong giao tiếp. Không những thế chúng ta cần rèn cho trẻ
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người hay nói trước tập thể đông người.
Vậy làm thế nào để học sinh mạnh dạn, tự tin biết diễn đạt lời nói rõ ràng, đủ ý
mà thời gian dành cho các em luyện nói chỉ từ 7-10 phút trong tiết 2 của bài Học
vần mà trong đó có rất nhiều chủ đề còn xa lạ với các em. Các em không hiểu,
không biết về sự vật hiện tượng thì các em sẽ không dám nói hơn nữa tranh ảnh
trong SGK nhiều hình còn nhỏ, không rõ ràng… rất khó khăn cho các em trong
quá trình quan sát.
Vì vậy để giúp các em hiểu rõ hơn về sự vật, hiện tượng đồng thời thu hút
các em tích cực tham gia vào tiết học: mình nghe bạn nói, bạn nói cho mình
nghe, tạo cho tiết học sinh động, sôi nổi, giúp các em mạnh dạn, tự tin diễn đạt
lời nói rõ ràng đủ ý, dám chia sẻ, dám thể hiện cảm xúc, ý kiến, tỏ rõ quan điểm,
1


thái độ của mình trước bạn bè, thầy cô, trước tập thể… vì thế tôi đã mạnh dạn :
“Ứng dụng CTTT vào dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1” nhằm giúp các
em có hiểu biết hơn về sự vật, hiện tượng xung quanh các em đồng thời tạo ra
những tiết học có hình ảnh, có âm thanh, sinh động…để thu hút các em trong
học tập.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng phần luyện nói của học sinh chưa cao.
- Đề xuất, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần luyện nói cho HS lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- HS lớp 1A,1B
- Phần luyện nói trong tiết 2 của bài học vần.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu SGK, SGV môn Tiếng Việt lớp 1: Đây là vấn đề then
chốt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. GV phải đọc, nắm vững nội

dung, mục đích của SGK, tìm kiếm tài liệu tham khảo trong SGV và các tài liệu
khác.Từ đó tìm ra PPDH phù hợp với nội dung bài và đối tượng HS của mình.
- Nghiên cứu cách ƯDCNTT vào dạy học: Để bài soạn có cấu trúc chặt
chẽ, logic được quy định bởi cấu trúc của bài học giáo viên phải xác định mục
tiêu, trọng tâm và kiến thức cơ bản của bài học để làm nổi bật các mối quan hệ
giữa các hợp phần kiến thức của bài.Từ đó xây dựng kịch bản, lấy tư liệu cho
các hoạt động: hoạt cảnh (Animation), ảnh chụp (image); âm thanh (audio);và
phim vi deo (videoclip). Sau đó, giáo viên lựa chọn phần mềm công cụ và số
hoá nội dung tạo hiệu ứng trong các tương tác. Cuối cùng, chỉnh sửa, chạy thử
và hoàn thiện nội dung bài dạy.
- Sử dụng PP quan sát: Đây là một phần quan trọng trong phần luyện nói vì
nội dung luyện nói đều từ nội dung tranh.Các em biết quan sát sự vật, hiện
tượng , cảm nhận và diễn đạt bằng lời nói. Vì vậy khi ƯDCNTT vào phần luyện
nói GV cần hướng dẫn các em quan sát có trọng tâm, bám vào đề tài luyện nói.
- Sử dụng PP thảo luận nhóm: Là PP trong đó GV tổ chức đối thoại giữa
HS và GV hoặc HS và HS nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một
vấn đề mà môn học đặt ra.
- PP điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để làm tốt SKKN tôi đã
trực tiếp dạy, tìm hiểu, nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế của PPDH đang sử
dụng. Từ đó tôi khảo sát thực tế qua dự giờ, thăm lớp, qua phiếu điều tra để tìm
kiếm những thông tin chính xác định hướng cho PPDH mới mà mình thử
nghiệm.

2


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Song song với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước
luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Giáo dục được coi là “quốc

sách hàng đầu”. Đảng và Nhà nước đưa ra những định hướng, hướng dẫn …cho
sự nghiệp giáo dục phát triển phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong
khu vực cũng nước trên thế giới. Trong đó có rất nhiều hướng dẫn về Ứng dụng
CNTT trong nhà trường như:
- Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã có định hướng cho phát triển giáo
dục. “Tập trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực
sự ngang tầm là quốc sách hàng đầu”.
- Nhà nước đã có Nghị định số 64/2007 NĐ - CP ngày 10 tháng 4 năm
2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
và Chỉ thị số 55/2008 CT- BDG ĐT ngày 30 /9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục
Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2008- 2012.
- Chỉ thị 29/2001/CT- Bộ GD&ĐT của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐTcũng nêu
rõ: “Đối với GD&ĐT CNTT có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp,
phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện tiến tới một xã hội học tập”.
- Theo Thông tư 30/2014/TT/-BGDDT Quy định đánh giá HS Tiểu học:
“Học sinh tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp”.
Nếu như ở bậc Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, múa hát thì
đến bậc học Tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất,
chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Để giúp HS học tập được
tốt chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lí HS Tiểu học, đặc biệt là HS đầu
cấp. Ví dụ:
- Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan,
trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, cần phải thu
hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với
bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy
trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư
duy trừu tượng khái quát
- Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Ở đầu tuổi

Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú
ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có
chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ
dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo
xinh đẹp, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững,
chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Từ đặc điểm
tâm lí của HS lớp 1 tôi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh
trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say
mê, yêu thích môn học, thích đến trường đến lớp.
3


II. Thực trạng
1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Quá trình giảng dạy, qua việc dự giờ thăm lớp của các GV trong nhà
trường tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất nhiều hạn chế. Hầu
hết GV chỉ thực hiện trong những tiết thao giảng, thi GV giỏi còn lại các giờ học
khác GV đều dạy “chay”. Bởi một tâm lí chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại tốn
thời gian..
- Nhiều GV cho rằng dạy luyện nói cho HS lớp 1 không cần thiết phải ứng
dụng CNTT bởi mọi người thường nghĩ: dạy sao miễn HS biết đọc, biết viết là
được vì vậy kĩ năng nói thường chưa được chú trọng như yêu cầu của mục tiêu
môn Tiếng Việt, thường tập trung vào một số HS giỏi, những em nhút nhát, yếu
kém thường bị bỏ qua.
- Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn nhiều thiếu
thốn. Đa phần các nhà trường thường chỉ có 1 bộ máy chiếu, chưa có máy Scan,
máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy ứng
dụng CNTT trong dạy học.
2. Thực trạng chung của giáo viên và học sinh
+ Đối với học sinh:

- Qua quá trình giảng dạy ở xã Nga Thiện nhiều năm cũng như qua quá
trình khảo sát đầu năm học. Tôi thấy các em hầu hết đều là con nhà nông kinh tế
còn khó khăn, điều kiện tiếp xúc với CNTT còn hạn chế. Hơn nữa môi trường
giao tiếp của các em còn nhỏ hẹp các em thường trả lời cộc lốc. Nhiều em còn
nhút nhát sợ nói trước người lạ, trước đám đông nên thường chỉ 1 số em HS giỏi
mạnh dạn tham gia còn đại đa số các em thường ngồi nghe và nhắc lại.
- Vốn từ ngữ của trẻ vào lớp 1 còn nghèo nàn, đặc biệt các em vùng nông
thôn, miền núi nên diễn đạt ý tứ bằng lời nói rất khó khăn, vất vả, không biết
cách diễn đạt hết ý của mình.
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên còn máy móc, khô cứng đã gò học sinh nói theo ý và lời người lớn.
theo mô típ có sẵn nên rất đơn diệu và nhàm chán chưa phát huy được tính tự
chủ của học sinh.
- Giáo viên chưa tạo được tâm thế và tâm lí tốt cho trẻ khi trình bày phần
luyện nói của mình cho nên dẫn đến chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Học sinh chưa mạnh dạn thao tác, trao đổi, tranh luận, đánh giá, nhận xét về một
đơn vị kiến thức của bài.
- Thời gian dành cho phần luyện nói còn ít. Một số chủ đề còn mới, xa lạ
với học sinh vùng nông thôn, vốn hiểu biết về sự vật, hiện tượng còn hạn chế
nên các em sẽ gặp khó khăn khi nói về sự vật, hiện tượng đó.
Qua 6 năm dạy lớp 1, qua thực tế học các tuần đầu năm học 2015-2016 tôi
trực tiếp khảo sát phần luyện nói thuộc chủ đề: Lễ hội Bài 33 (Trang 69 SGK
TV1 Tập 1) ở cả hai lớp 1A (Lớp kiểm nghiệm), lớp 1B (lớp đối chứng). Tôi
thấy kết quả như sau :

4


Nội dung


Nói đúng chủ đề, đủ câu, đủ ý, lời nói
rõ ràng.
Nói đúng chủ đề, đủ câu, đủ ý.
Nói đúng chủ đề, chưa đủ câu, nói
nhỏ, rụt rè.
Đứng lên không dám nói, nói không
đúng chủ đề.

Lớp1A (27 HS)

Lớp1B (27 HS)

SL

TL

SL

TL

0

0%

1

3,7%

2
13


7,4%
48,1%

2
14

7,4%
51,9%

12

44,5%

10

37%

Qua khảo sát tôi thấy rất lo lắng bởi tỉ lệ các em mạnh dạn, tự tin để diễn
đạt lời nói của mình theo một chủ đề còn rất yếu kém nhất là các chủ đề còn xa
lạ. các em rất rụt rè khi giao tiếp với thầy cô, người lớn. Các em chưa mạnh dạn
để bày tỏ ý kiến của mình mà chỉ nhắc lại lời các bạn giỏi hay theo gợi ý mà
thầy cô đưa ra cho nên đến phần luyện nói tâm lí các em rất sợ sệt: sợ nói sai, sợ
nói trước đông người… vì vậy chất lượng phần luyện nói hầu như rất thấp chưa
tạo được hứng thú của học sinh trong giờ học.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để thu hút các em tham gia tích cực vào phần luyện nói cũng như ổn định
tâm lí cho học sinh tạo cho các em mạnh dạn, tự tin diễn đạt lời nói của mình
theo khả năng của mỗi học sinh. Tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:
1. Tìm hiểu phân loại đối tượng HS để tạo nhóm học tập cho phù hợp.

Qua một thời gian giao tiếp với các em trong giờ học, giờ ra chơi cũng như
giờ sinh hoạt ngoại khóa..Tôi đã quan sát, trò chuyện, tìm hiểu về khả năng nói
của từng em. Từ đó tôi đã phân nhóm học cho phù hợp để các em có thể giúp
đỡ, hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau trong giờ học.
Ví dụ: Chủ đề Ong, bướm, chim, cá cảnh - Bài 66 (Trang 135 - TV1 Tập 1)
Đây là một chủ đề tương đối gần gũi với các em, hầu hết các con vật này
các em đã được thấy, được tiếp xúc…Vì vậy tôi sẽ huy động vốn kiến thức đã
có ở các em đặc biệt là các em HS giỏi sẽ hỗ trợ bằng cách nêu câu hỏi để cho
các bạn yếu hơn trả lời.
+ Cho các em quan sát tranh trong SGK, trao đổi với bạn cùng bàn
- Đây là con gì? (con chim)
- Chúng thường làm tổ ở đâu? (trên cành cây)
- Thức ăn yêu thích của chúng là gì? (sâu bọ)…..
- Chim giúp ích gì cho con người? (bắt sâu bọ)…
Từ việc trao đổi với các bạn cùng bàn qua các câu hỏi, các em HS yếu hơn
đã biết nói được một số câu cơ bản từ đó các em khi trình bày tôi sẽ tiếp tục giúp
đỡ các em để các em biết diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, đồng thời tôi cũng đưa ra
những yêu cầu phù hợp với các đối tượng HS của mình, bên cạnh đó cần động
viên khích lệ những HS còn nhút nhát để các em biết ứng xử và nhận xét sự vật,
5


hiện tượng trên những nhận thức riêng bằng sự cảm nhận ngây ngô dưới con
mắt trẻ thơ để các em biết nói thành câu, thành đoạn văn (2-4 câu) theo cảm xúc
suy nghĩ của mình.
2. Nghiên cứu kĩ nội dung chủ đề luyện nói.
Theo cấu trúc nội dung phần luyện nói lớp 1. Phần luyện nói chiếm một
thời gian rất ít, đây là thời gian quý báu để giúp HS mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý
kiến của cá nhân mình trước sự vật, hiện tượng nào đó.
Nội dung dạy học luyện nói ở lớp 1được yêu cầu tăng dần các mức độ:

- Từ tuần 1-10: HS nói được từ 2-3 câu theo chủ đề.
- Từ tuần 11-24: HS nói được từ 2-4 câu theo chủ đề.
- Từ tuần 25-35: Nói thành bài giống như kể lại một đoạn, một câu chuyện
đơn giản dựa vào tranh hoặc nghe GV kể.
Việc nâng dần mức độ yêu cầu làm cho HS lớp một dễ tiếp thu bài.
Nội dung dạy học luyện nói đã bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những
định hướng đổi mới mục tiêu dạy học TV ở Tiểu học. Nội dung dạy học luyện
nói được cấu trúc hợp lí, sắp đặt xen kẽ vào tiết học thứ 2 của môn TV. Chủ đề
luyện nói bao giờ cũng chứa âm vần mới học. Nội dung luyện nói đa dạng
phong phú về mọi lĩnh vực, cung cấp cho các em những hiểu biết về cuộc sống
xung quanh, cuộc sống gần gũi hàng ngày ở nhà, ở trường ở làng quê, miền núi,
các hiện tượng tự nhiên…
GV phải nghiên cứu xuyên suốt SGK TV1 để chuẩn bị kiến thức cho bản
thân, tìm ra định hướng cho HS nói, nội dung liên hệ, giáo dục. Chính chủ đề là
điểm tựa, là gợi ý cho phần luyện nói. Gợi ý sao cho tất cả HS đều được luyện
nói theo khả năng của mình nhưng không đi quá xa với chủ đề.
3. Ứng dụng CNTT để tạo không khí thoải mái, tự tin cho HS khi luyện
nói.
Đối với HS lớp 1, đặc biệt là các em ở vùng nông thôn như chúng tôi, môi
trường giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế, các em còn rất nhút nhát, sợ sệt,
khả năng diễn đạt bằng lời nói còn rất nhiều hạn chế, nhất là các em HS yếu. Vì
vậy để giúp các em mạnh dạn, tự tin, thoải mái trong giờ học tôi thường tạo ra
không khí gần gũi, cởi mở, đưa ra những tranh ảnh để thu hút các em, dành cho
các em các câu hỏi dễ hơn…để các em tự tin trong quá trình luyện nói.
Ví dụ: Chủ đề Chợ tết- Bài 71 (Trang 147 - TV1 Tập 1)
Để giúp các em xác định đúng chủ đề, đồng thời để thu hút tất cả các em
tham gia vào phần luyện nói, tôi cho HS nghe video clip có nhạc bài hát: “Ngày
tết” đồng thời trình chiếu sile: Màn bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội.

6



Màn bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội

Chợ hoa ngày tết ở huyện Nga Sơn
Từ các hình ảnh trên các em dễ dàng hình dung ra chủ đề luyện nói đồng thời
thu hút được tất cả các em tham gia học tập một cách sôi nổi, tạo tâm thế thoải mái
cho các em bước vào bài học, đặc biệt thu hút được các em còn nhút nhát, sợ sệt…
Vì đây là một câu hỏi dễ đối với tất cả các em lại có nhạc, có lời bài hát, có hình
ảnh sinh động...như vậy ngay ở phần đầu đã thu hút được các em rồi.
Tiếp đó tôi đưa ra một số câu hỏi mở để từng cá nhân HS có thể trả lời rõ
ràng khi quan sát hình ảnh chợ tết trên màn hình:
7


- Bức tranh trong bài vẽ cảnh gì? (Vẽ cảnh chợ tết)
- Vì sao bạn biết? (Có bánh, mứt, kẹo, hoa đào, có đông người đi sắm chợ
tết, có câu đối..)
- Trong tranh bạn nhỏ đi chợ tết với ai? (Bạn nhỏ đi chợ tết với mẹ)
- Mọi người đi chợ tết như thế nào? (Đông vui…)
- Em đã được đi chợ tết bao giờ chưa? (Liên hệ với hs)
- Được đi chợ tết em thích gì? (Mua bóng bay, đồ chơi, bánh kẹo..)
- Khi đi chợ tết em cần chú ý điều gì? (Đi theo người thân kẻo bị lạc, chú ý
ATGT..)
- Em có thích tết không? Tết đến em thích gì? (Tùy HS nói, tạo không khí
giao tiếp tự nhiên thoải mái cho HS)
Sau đó tôi dành thời gian cho các em trao đổi theo nhóm 2 rồi trình bày trước
lớp. Từ đó tôi động viên, khích lệ HS mạnh dạn tham gia nói: mình nói cho bạn
nghe, bạn nghe mình nói… tạo nên không khí lớp học vui vẻ, thoải mái và có hiệu
quả. Đồng thời từ đó tôi uốn nắn, sửa từ, sửa câu, cách diễn đạt.. cho HS.

Kết thúc buổi thảo luận tôi cùng các em hát vang bài hát “Sắp đến tết rồi”
qua đó tôi giáo dục cho HS về ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam
4. Ứng dụng CNTT để giúp HS quan sát tranh tốt hơn.
Trong thực tế, các tranh trong SGK về các chủ đề luyện nói có rất nhiều
hình ảnh mờ nhạt hay chỉ đơn giản một vài nét phác họa. Ví dụ :
- Chủ đề: Biển cả - Bài 49 (Trang 101 SGK TV1- Tập 1)
- Chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo - Bài 54 (Trang 111 SGK TV1- Tập 1)
- Chủ đề: Ruộng bậc thang – Bài 77 (Trang 157 SGK TV1- Tập 1)…
Để giúp các em quan sát tranh dễ hơn, hình ảnh có màu sắc tươi đẹp tôi đã
ứng dụng CNTT vào để đưa các hình ảnh lên màn hình cho các em quan sát:
8


VD1: Chủ đề Biển cả. Bài 49 (Trang 101 - TV1Tập 1)
Đối với HS vùng chiêm trũng như chúng tôi. Biển là một sự vật rất xa lạ
với hầu hết các em.Chủ yếu các em chỉ nhìn thấy qua tivi, sách, báo…Vì vậy tôi
lấy ngay một danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa cho các em
quan sát trên màn hình:

- Bức tranh vẽ cảnh gì? (Biển)
- Đây là một bãi biển đẹp nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa chúng ta. Em có biết
tên bãi biển này là gì không? (Cho HS tự trả lời tạo không khí thoải mái cho HS).
- Nước biển màu gì?
- Em đã được đi tắm biển lần nào chưa? Nếu có em hãy kể cho bạn mình
nghe?
Sau khi đưa ra một số câu hỏi gợi mở tạo tâm lí thoải mái cho HS tôi cho
các em quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi, sau đó cho các em trình bày
trước lớp theo cảm nhận, sự hiểu biết của các em. Uốn nắn cho các em nói đủ
câu, rõ nội dung và biết diễn đạt trôi chảy.
Tiếp theo để mở rộng thêm sự hiểu biết cho HS về những danh lam thắng

cảnh nổi tiếng của tỉnh ta tôi giới thiệu thêm cho các em một số hình ảnh về bãi
biển Sầm Sơn:

9


Biển Sầm Sơn có bãi cát rộng, nước biển xanh, trong.

Biển Sầm Sơn thu hút được rất nhiều khách du lịch.
Qua hình ảnh trên màn hình tôi giới thiệu cho các em về danh lam thắng
cảnh nổi tiếng trong nước của tỉnh ta đó là bãi biển Sầm Sơn qua đó mở rộng
thêm sự hiểu biết của các em về quê hương xứ Thanh.
VD2: Ruộng bậc thang. Bài 77 (Trang 157 SGK TV1- Tập 1).
10


Đây là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với các em, các em không biết,
không hình dung ra ruộng bậc thang là như thế nào thì các em sẽ rất khó nói, dẫn
tới tâm lí các em sợ sệt, e ngại khi nói…Vì vậy để giúp các em biết, đồng thời
ghi nhớ được lâu tôi đưa hình ảnh đồng lúa chín vàng rực trên các thửa ruộng
bậc thang của người dân tộc và giới thiệu cho các em.

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải
Từ hình trên các em đã phần nào hình dung ra ruộng bậc thang có đặc điểm
gì? Vì sao nó lại được gọi là ruộng bậc thang? Từ những hình ảnh cụ thể, đẹp
mắt.. sẽ thu hút được các em quan sát để khám phá, tìm hiểu và cảm nhận theo
cá nhân từng em. Khi các em đã có hiểu biết về sự vật, hiện tượng các em sẽ tự
tin, mạnh dạn hơn và các em sẽ nói thành lời dễ dàng hơn.Từ đó tôi rèn cho HS
nói đủ to, rõ ràng, nói thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh với một ngữ điệu tự
nhiên, chân thành.

Qua đây tôi cho các em được chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi đồi ở Mù Cang Chải
của Vùng Tây Bắc, những cánh đồng lau, những bản làng nhỏ xen lẫn với những
ngọn núi nhấp nhô. Và điều đặc biệt là vẻ đẹp của những cánh đồng ruộng bậc
thang trải dài.

11


Hình ảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải
Qua đây mở rộng thêm sự hiểu biết của các em về thiên nhiên, đất nước,
con người Việt Nam. Qua đây tôi cũng lưu ý: trong quá trình khai thác tranh dù
HS quan sát tranh trong SGK, hay vật thật, hay Ứng dụng CNTT đưa các hình
ảnh động, videoclip…thì yêu cầu quan trọng nhất vẫn là HS quan sát tranh cho
thật kĩ. Biết lựa chon hình ảnh đúng chủ đề để nói, nói thành câu. Đối với HS
vừa vào lớp 1 giải thích đơn giản là nói thành câu là nói một ý trọn vẹn để người
nghe hiểu được điều mình muốn nói. Đối các em lớp 1 tư duy của các em còn
đơn giản mang tính cụ thể trực quan thường chú ý đến màu sắc sặc sỡ, hình ảnh
sinh động vì vậy GV cần hướng các em quan sát theo đúng chủ đề.
12


5. Sử dụng CNTT để lựa chọn hình ảnh phù hợp thay thế các hình ảnh
trong SGK.
Ngoài các chủ đề quen thuộc gần gũi với học sinh như: quà quê, cảm ơn…
thì phần luyện nói còn có nhiều chủ đề xa lạ với học sinh vùng nông thôn.
Vì vậy để có những hình ảnh, bài dạy hấp dẫn học sinh yêu cầu giáo viên
phải có sự đầu tư nhất định về thời gian, công sức để tìm kiếm tài liệu phục vụ
cho bài giảng. Những tài liệu có thể lấy từ thực tế, với những vấn đề xa lạ phải

lấy hình ảnh, tranh, báo minh họa. Đặc biệt Internet là một kho tài liệu vô cùng
phong phú. GV cần có những hiểu biết nhất định về một số địa chỉ trên Internet
để tìm tài liệu sao cho phù hợp. Hình ảnh phải mang tính khoa học, tính chính
xác để học sinh hiểu và hiểu được bản chất của hình ảnh trực quan.
Ví dụ1: Với Chủ đề: Lễ hội - Bài 33 (Trang 69- TV1 Tập 1)
Nếu cho các em quan sát tranh trong SGK Lễ hội hát quan họ với các liền
anh, liền chị…đây là một chủ đề tương đối khó đối với các em.Vì vậy tôi không
lấy tranh Lễ hội hát Quan họ trong SGK mà lấy ngay một lễ hội gắn với lịch sử
dân tộc với các sự tích bánh chưng, bánh dày…của giỗ tổ Hùng Vương.
Tôi cho HS quan sát tranh lễ rước kiệu trong lễ hội đền Hùng.

Lễ rước kiệu năm 2015
Từ tranh trên tôi đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho HS:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Em có biết tên lễ hội này là gì không?
- Mọi người trong tranh đang làm gì?
- Em có biết giỗ tổ Hùng Vương vào ngày nào không?
Tiếp đó tôi cho HS quan sát một số hoạt động trong ngày lễ hội:

13


Hội thi múa lân

Hội thi gói bánh chưng

14


Từ các bức tranh trên các em trao đổi, thảo luận với bạn cùng bàn về một

nội dung trong các bức tranh mà em yêu thích. Từ đó khi các em trình bày đưa
ra ý kiến của mình tôi sẽ uốn nắn để các em nói đủ ý, rõ ràng, diễn đạt một cách
tự nhiên với cảm nhận của các em. Đồng thời từ đây tôi mở rộng thêm cho các
em biết về một ngày lễ trọng đại của đất nước đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương và
giáo dục cho các em biết nhớ về cội nguồn dân tộc.
VD2: Chủ đề: Phương tiện giao thông (tàu hỏa, tàu thủy, ôtô, máy bay)
Bài 98 (Trang 33 SGK TV1- Tập 2).
Thực tế hình ảnh trong SGK quá nhỏ, không rõ, vì vậy rất khó cho HS khi
quan sát, hơn nữa tàu thủy, tàu hỏa, máy bay… là các phương tiện giao thông
còn xa lạ với HS hầu hết các em chưa tiếp xúc, chưa nhìn thấy mà hình ảnh
trong SGK lại quá nhỏ, không rõ vì vậy khi học phần luyện nói này các em chỉ
chọn phương tiện giao thông để nói đó là ô tô - một loai phương tiện tương đối
gần gũi với các em. Để giúp các em thấy rõ, quan sát tốt hơn, nắm rõ hơn đặc
điểm của từng loại phương tiện giao thông tôi cho các em quan sát video (có
hình ảnh, có âm thanh) để các em thấy rõ từng loại phương tiện.

Video: tàu hỏa chạy trên đường sắt

Một khoang trên tàu cao tốc

15


Xe ôtô chở khách.

Máy bay ở sân bay Thọ Xuân-TH

Khoang chở khách của máy bay

16



Tàu thủy
Sau khi cho các em quan sát các tranh cụ thể, các hình ảnh sinh động, hấp
dẫn…thu hút các em tham gia học tập một cách tích cực, chủ động. Qua tranh
các em còn nhận biết các phương tiện giao thông một cách cụ thể, rõ ràng: tàu
thủy đi trên mặt nước, tàu hỏa đi trên đường sắt, máy bay bay trên bầu trời, ôtô
đi trên mặt đất, các phương tiện giao thông trên giúp con nguời đi lại nhanh
chóng, thuận tiện cũng như giúp con người vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn…
Từ đó các em hiểu rõ hơn và mạnh dạn tự tin hơn khi nói đồng thời thu hút các
em tham gia một các tích cực sôi nổi trong học tập. Qua đây tôi giáo dục cho HS
chú ý an toàn khi tham gia giao thông hay tham gia các phương tiện giao thông
công cộng.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Qua quá trình áp dụng thử nghiệm SKKN: “Ứng dụng CNTT vào dạy
luyện nói cho HS lớp 1”. Tôi đã đạt được một số kết quả sau:
- HS mạnh dạnh hơn khi trò truyện với mọi người đặc biệt với người lạ, tự
tin hơn khi nói trước đông người. Lời nói của HS đủ ý, rõ ràng, trôi chảy, tự
nhiên.
- HS mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, bày tỏ quan điểm của mình, tranh
luận cùng bạn, nhận xét quá trình học tập của bạn một cách thẳng thắn, chân
thành. Đây là một nội dung trong đánh giá HS theo Thông tư 30/2014/TT/BGDDT Quy định đánh giá HS Tiểu học
- Tạo ra mối qua hệ thân thiết giữa trò với trò, giữa cô với trò.

17


- T cỏc hỡnh nh sinh ng, õm thanh chõn thc ó thu hỳt c cỏc em
trong quỏ trỡnh hc tp.
- Phn luyn núi tr nờn sụi ni, hp dn HS tớch cc tham gia hc tp mt

cỏc ch ng say mờ.
- Tit hc tr nờn nh nhng sinh ng, to c tõm lớ thoi mỏi yờu thớch
gi hc, thớch n trng, n lp ỳng nh khu hiu: Mi ngy n trng l
mt ngy vui
- T cỏc hỡnh nh trc quan cỏc em c khỏm phỏ thờm, hiu bit thờm v
cỏc phong cnh thiờn nhiờn, cỏc phong tc c truyn ca dõn tc Vt Nam. Giỏo
dc cỏc em lũng yờu quờ hng t nc, t ho v lch s v vang ca dõn tc
mỡnh, cng nh ý thc khi tham gia giao thong.
Qua mt thi gian th nghim trờn lp 1A, 1B nm hc 2015-2016 do tụi
ph trỏch kt qu thu c phn luyn núi trong bi K chuyn: Nim vui bt
ng - Tun 29 (Trang SGK TV1- Tp 2) nh sau:

Ni dung

Lp 1A (27HS)

Lp 1B (27HS)

SL

TL

SL

TL

Núi ỳng ch , cõu, ý, li núi
rừ rng, din t trụi chy, t nhiờn.

13


48,2%

5

18,5%

Núi ỳng ch , cõu, ý, li núi
rừ rng.

12

44,4%

7

30%

Núi ỳng ch , cha cõu, núi nh,
rt rố.

2

7,4 %

10

37%

ng lờn khụng dỏm núi, núi khụng

ỳng ch .

0

0%

5

18,5%

Nhỡn vo kt qu tờn tụi thy vic ng dng CNTT vo dy hc phn
lun núi mang li hiờu qu cao. c bit giỳp cỏc em sm cú tớnh mnh dn, t
tin trong giao tip, núi ỳng ch , cõu, ý, li núi rừ rng, din t trụi
chy, t nhiờn, l phộp, cú biu cm, diễn đạt trôi chảy hơn trong sinh hoạt sao,
khi làm toán và học các môn khác. Có cách ứng xử linh hoạt và nhạy bén hơn,
õy l iu rt cn thit cho cỏc em trong hin ti cng nh trong cuc sng sau
ny.

18


C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy Tiếng Việt là dạy giao tiếp.Vì vậy trong quá trình dạy học GV cần tập
trung cả 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết để các em phát triển một cách toàn
diện, đặc biệt tiết học phải lôi cuốn, thu hút được HS tham gia một cách tích
cực, yêu thích môn học, thoải mái trao đổi, tranh luận cùng bạn bè, thầy cô,
được bộc lộ cảm xúc, quản điểm của mình bằng sự cảm nhận ngây ngô, trong
sáng của các em... Tạo nên sự thoải mái, thân thiết giữa bạn bè, thầy cô.
Từ khi: “Ứng dụng CNTT vào dạy học vần lớp 1” (Được Hội đồng khoa

học đánh giá, xếp loại B cấp Tỉnh năm học 2012-2013) và khi tôi tiếp tục: “Ứng
dụng CNTT vào dạy luyện nói cho HS lớp 1” trong tiết 2 của bài học vấn HS
học bài một cách sôi nổi, hứng thú say mê học tập đặc biệt thu hút được được
HS yếu, HS nhút nhát đã cởi mở, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Tiết học
trở nên nhẹ nhàng sự gần gũi giữa trò và trò, cô và trò ngày càng thân thiết hơn,
HS mạnh dạn hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh,
HS nói năng trôi chảy, lễ phép, lời nói rõ ràng, tự nhiên. Hiệu quả từ tiết học
mang lại làm tôi phấn khởi rất nhiều, giúp tôi tự tin hơn trong công việc cũng
như trong đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó tôi rút ra một số kinh nghiệm
nhỏ sau:
Một là: Mỗi thầy cô giáo cần thấy rõ trách nhiệm của mình làm sao phải
tích cực trau dồi kiến thức về CNTT để đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng dạy học, tạo sự gần gũi hơn đối với các em học sinh.
Hai là: Lựa chọn PP, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng
HS của mình và đặc điểm tình hình của địa phương.
Ba là: Tự bản thân GV phải có tinh thần học hỏi “Học thầy không tày học
bạn”. Bản thân tôi khi tiến hành ứng dụng CNTT vào dạy học vần lớp 1 tôi cũng
gặp rất nhiều khó khăn nhưng tôi cũng cố gắng khắc phục bằng cách học hỏi từ
BGH, đồng nghiệp để mở rộng thêm sự hiểu biết cho bản thân.
2. Kiến nghị.
Để ứng dụng CNTT vào giảng dạy được đồng bộ trong các trường Tiểu
học. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
- Đội ngũ GV có vai trò quyết định nhất trong việc ứng dụng các thành tựu
của CNTT vào trường Tiểu học. Vì thế cần nghiên cứu bồi dưỡng GV các kiến
thức và kĩ năng về CNTT theo các bước sau:
+ Tập huấn tin học cho GV như Phòng GD&ĐT Nga Sơn đã làm trong các
năm trước. Đặc biệt là GV đã lớn tuổi.
+ Tập huấn ứng dụng CNTT về sở dụng phần mềm dạy học để dạy các bộ
môn cụ thể.Nên có các khóa tập huấn ngắn hạn cho các GV nòng cốt của các
trường Tiểu học. Sau đó triển khai mở rộng dần số lượng GV cũng như số lượng

trường có ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Cần có các tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT cho GV được biên soạn dễ
hiểu phù hợp với người đọc.

19


- Các cơ quan ban ngành, nhà trường và phụ huynh học sinh cần tạo điều
kiện giúp đỡ để nâng cao về cơ sở vật chất như máy tính xách tay, máy chiếu,
máy photocopy, máy scan, máy ảnh,… để nhiều giáo viên có thể ứng dụng
CNTT trong dạy học, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong thực hiện
phong trào.
- Công tác thi đua khen thưởng cần được đẩy mạnh mới khuyến khích giáo
viên tích cực sáng tạo để ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện nhằm nâng cao
hiệu quả trong phần luyện nói lớp 1 cũng như trong môn Tiếng Việt nói chung.
Tuy nhiên trong điều kiện mới bước đầu thử nghiệm nên vừa làm vừa học hỏi
để rút kinh nghiệm. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến từ Ban
Giám Hiệu nhà trường cũng như các đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm và
làm tốt hơn trong các năm sau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 25 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN mà
tôi đã tự viết. Không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết:


Mai Thị Thúy

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK Tiếng Việt 1-Tập 1 Nhà xuất
bản Giáo Dục Việt Nam.Năm 2015
SGK Tiếng Việt 1-Tập 2 Nhà xuất
bản Giáo Dục Việt Nam.Năm 2015
SGV Tiếng Việt 1-Tập 1
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
Năm 2002
SGV Tiếng Việt 1-Tập 2 Nhà xuất
bản Giáo Dục Việt Nam.Năm 2002
Giáo trình Tâm lí học Tiểu học
Thư viện trực tuyến Violet - Tư liệu
giáo dục

Tác giả:
Đặng Thị Lanh, Hoàng Cao
Cương, Trần Thi Minh Phương.
Tác giả:
Đặng Thị Lanh, Hoàng Cao
Cương, Trần Thi Minh Phương.
Tác giả:
Đặng Thị Lanh, Hoàng Hào Bình,
Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Tuyết
Mai, Nguyễn Trí
Tác giả:

Đặng Thị Lanh, Hoàng Hào Bình,
Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Tuyết
Mai, Nguyễn Trí
GS, TS Bùi Văn Huệ.

21


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU

1

1.Lí do chọn đề tài

1

2.Mục đích nghiên cứu

2

3.Đối tượng nghiên cứu.

2

4. Phương pháp nghiên cứu

3

B. NỘI DUNG SKKN


3

I.Cơ sở lí luận của SKKN

3

II. Thực trạng.
1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2. Thực trạng chung của GV và HS

4
4
4

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5

1.Tìm hiểu phân loại đối tượng HS

5

2. Nghiên cứu kĩ nội dung chủ đề luyện nói.
3. Ứng dụng CNTT để tạo không khí thoải mái, tự tin cho
HS khi luyện nói.
4. Ứng dụng CNTT để giúp HS quan sát tranh tốt hơn.

5


5. Sử dụng CNTT để lựa chọ hình ảnh phù hợp thay thế các
tranh trong SGK.

13

IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN

17

C. KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT

19

1. Kết luận

19

2. Đề xuất

20

6
8

22



×