Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH THPT Ở BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 58 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
--- o0o ---

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH VỀ GIỚI TÍNH TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG THPT
TRONG ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Học sinh thực hiện:

Nguyễn Mỹ Hạnh

Lớp 11AD2

Lê Thành Quang

Lớp 11AD2

Giáo viên hướng dẫn:

Phạm Xuân Bằng

Đơn vị:

Trường THPT Trịnh Hoài Đức

Bình Dương, tháng 12 năm 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG


--- o0o ---

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH VỀ GIỚI TÍNH TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG THPT
TRONG ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PHẠM XUÂN BẰNG

HỌC SINH THỰC HIỆN

Nguyễn Mỹ Hạnh
Lê Thành Quang

Bình Dương, tháng 12 năm 20156


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành dự án này là cả một quá trình, và em thực sự không thể thu được kết
quả cuối cùng nếu không được nhận sự hỗ trợ về nhiều mặt của mọi người xung quanh.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
BGH trường THPT Trịnh Hoài Đức đã tạo điều kiện tối đa để em có thể thực hiện
các khảo sát và hoàn thành dự án một cách thuận lợi nhất.
Thầy Phạm Xuân Bằng đã tận tình hỗ trợ, chỉ bảo em rất nhiều kiến thức cũng như
động viên về mặt tinh thần để em mau chóng thu được kết quả của dự án.
Chân thành cảm ơn các bạn học sinh ở những trường THPT trên địa bàn tỉnh đã
nhiệt tình tham gia khảo sát, đóng góp ý kiến để làm số liệu điều tra.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn rất nhiều!



MỤC LỤC

Những từ viết tắt ................................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 7
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 8
3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 8
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 8
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 9
Câu hỏi nghiên cứu: ..................................................................................................... 9
Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 9
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 10
1.1. Giới tính và xu hướng tính dục ............................................................................... 10
1.1.1. Giới tính ........................................................................................................... 10
1.1.2. Tính dục và xu hướng tính dục ........................................................................ 10
1.2. Đồng tính ảo ............................................................................................................ 11
1.2.1. Định nghĩa về “đồng tính ảo” .......................................................................... 11
1.2.2. Phân biệt “đồng tính” và “đồng tính ảo” ......................................................... 11
1.2.3. Thực trạng “đồng tính ảo” ở Việt Nam ........................................................... 12
1.3. Khái lược một số nghiên cứu về LGBT ở Việt Nam và trên thế giới .................... 12
1.3.1. Tại Việt Nam.................................................................................................... 12
1.3.2. Trên thế giới ..................................................................................................... 14
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 16
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 16
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 16
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu ....................................................................... 16

2.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh .......................................................... 16
2.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu ................................................................ 23
4


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 24
3.1. Kết quả điều tra quan điểm về giới tính của bản thân của những người được phỏng
vấn ....................................................................................................................................... 24
3.2. Kết quả điều tra những người bằng lòng về giới tính khai sinh của mình ............. 25
3.3. Kết quả điều tra những người không bằng lòng về giới tính khai sinh của mình .. 34
3.4. Bàn luận ................................................................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 42
Kết luận ........................................................................................................................... 42
Đề nghị............................................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 44

5


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HS

Ghi đầy đủ
Học sinh

LGBT

Lessbian, Gay, Bisexual, Transgender:
cộng đồng những người đồng tính


MSM

Nhóm nam có quan hệ tình dục với nam

THPT

Trung học phổ thông

6


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay đang có thực trạng diễn ra trong một bộ phận giới trẻ, đó là hiện tượng
"đồng tính ảo". Xuất hiện ngày càng nhiều những bạn trẻ không có xu hướng hấp dẫn tình
dục khác với giới tính của mình, nhưng vẫn ngộ nhận và tỏ ra như mình thuộc cộng đồng
những người đồng tính (LGBT) và hành xử thái quá về giới tính. Điều này đã khiến nhiều
người có ánh mắt không hay về cộng đồng người đồng tính - vốn đã chịu nhiều sự kỳ thị
từ xã hội. Nếu không được điều trị đến cùng, những người có hiện tượng “đồng tính ảo” sẽ
"sống thật" với giới tính ảo của họ kéo dài. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc,
sự nghiệp của bản thân những người “đồng tính ảo” và các mối quan hệ xã hội của họ,
đồng thời cũng ảnh hưởng tới cả quá trình nỗ lực để được chấp nhận của cộng đồng người
đồng tính. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này. Nhưng do đây là một
vấn đề mới mẻ và cũng có phần nhạy cảm trong quan niệm của người Á Đông chúng ta,
nên ở Việt Nam số nghiên cứu về “đồng tính ảo” vẫn chưa nhiều.
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, sự phong phú thông tin trên các phương tiện
truyền thông, trong đó có không ít những thông tin không lành mạnh đã làm cho giới trẻ ở
Việt Nam. Đặc biệt ở các bạn học sinh đang ngày càng xuất hiện nhiều biểu hiện nhận thức
lệch lạc về giới tính. Mới đây, theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Thuận An,

có một nhóm học sinh đồng tính các trường trên địa bàn đã đến xét nghiệm, trong đó có
bạn bị dương tính với HIV nhưng không tới nhận kết quả. Từ những nhận thức lệch lạch
dẫn tới những quan hệ đồng tính không trong sáng sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Qua tiếp xúc và học chung với nhiều bạn ở các trường cấp 2 và cấp 3, chúng em đã
đã nhận thấy một số lượng không nhỏ các bạn học sinh trước đó không có nhưng bây giờ
lại có những thay đổi về hành vi, cử chỉ theo hướng lệch lạc hoặc còn hoài nghi về giới
tính thật sự của mình. Chính vì lẽ đó, chúng em đã tiến hành đề tài “Điều tra nhận thức
của học sinh về giới tính tại một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Bình Dương”, cụ
thể là khu vực thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Thông qua
đó tìm hiểu nguồn gốc của hiện tượng “đồng tính ảo”, thực trạng vấn đề này ở khu vực
7


nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương, từ đó hiểu được quan điểm và tâm lý của người trẻ và có
hướng tháo gỡ vấn đề, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng LGBT cũng như hạn chế
hình thành sự phát triển lệch lạc về giới tính của giới trẻ.

2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng “đồng tính ảo” trong giới học sinh ngày nay, đánh giá xem nhận
thức của các bạn về vấn đề giới tính là như thế nào.
- Phân tích và so sánh một một số quan điểm, nhận thức về xu hướng tính dục của
các bạn học sinh.
- Đưa ra các ý kiến, đề nghị đối với gia đình, nhà trường và xã hội để có thể có hướng
tháo gỡ vấn đề “đồng tính ảo”, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng LGBT cũng như
hình thành sự phát triển lệch lạc về giới tính của giới trẻ.
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm,
khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề.

3. Nội dung nghiên cứu
- Tổ chức thăm dò, khảo sát nhận thức về giới tính trong các bạn học sinh THPT để

tìm hiểu thực trạng “đồng tính ảo” cũng như tìm hiểu quan điểm của các bạn về vấn đề
này.
- So sánh thống kê các số liệu cụ thể từ phiếu khảo sát.

4. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nên chúng em chỉ khảo sát nhận thức về giới tính của đối
tượng học sinh trung học phổ thông tại một số trường THPT ở thị xã Tân Uyên, thị xã
Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

8


5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
- Các bạn học sinh trung học phổ thông nhận thức như thế nào về giới tính của bản
thân?
- Những yếu tố nào đã tác động đến nhận thức về giới tính của các bạn học sinh
THPT?
- Có phải tất cả những bạn học sinh tự cho rằng mình thuộc LGBT là bẩm sinh hay
do xã hội, môi trường xung quanh tác động?

Giả thuyết nghiên cứu
Đồng tính và “đồng tính ảo” là một hiện tượng rất phức tạp của xã hội hiện nay nhưng
có nhiều bạn học sinh không biết đến vấn đề này.
Nhiều bạn học sinh ở khu vực nghiên cứu có những nhận thức sai lệch về giới tính
của mình. Điều này dẫn đến xu hướng “đồng tính ảo” vì đây là độ tuổi bắt đầu trưởng
thành, có sự thay đổi tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi tâm lý đám đông và có nhu cầu khẳng
định bản thân mạnh mẽ.
Phim ảnh và mạng xã hội là 2 nguyên nhân quan trọng khiến các bạn học sinh bây
giờ có xu hướng “đồng tính ảo”.


9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới tính và xu hướng tính dục
1.1.1. Giới tính
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư, giới tính của con người có nguồn gốc sinh học
và nguồn gốc xã hội. Những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể là tiền đề và cơ sở vật
chất tạo nên sự khác biệt của giới tính. Tình cảm và ý thức về giới chỉ được hình thành
thông qua hoạt động và giao tiếp với người khác, dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều
kiện xã hội. Chính xã hội quy định và đánh giá giới tính của con người về mặt xã hội, quy
định sự phân công lao động giữa nam và nữ, đòi hỏi ở mỗi giới phải có tiêu chuẩn đạo đức,
cách cư xử, tác phong, đặc điểm khác nhau [8].

1.1.2. Tính dục và xu hướng tính dục
Tính dục: Một khái niệm bao gồm giới tính sinh học (có cơ thể là nam hay nữ), bản
dạng giới (cảm nhận mình là nam hay nữ), xu hướng tính dục (yêu người cùng giới hay
khác giới) và thể hiện giới (thể hiện là nam tính hay nữ tính). Tính dục khác với tình dục
Xu hướng tính dục: Theo Hiệp hội Tâm lí Hoa Kỳ (APA), xu hướng tính dục chỉ sự
ý thức cá nhân và sự công nhận của xã hội về những hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt
tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách
lâu dài. Xu hướng tính dục thường được phân loại dựa trên giới tính của những người hấp
dẫn mình do đó thường được nêu lên dưới dạng ba loại: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái
và song tính luyến ái. Tuy nhiên một vài người có thể thuộc một loại khác với ba loại trên
hoặc không thuộc một loại nào cả [12].
Các thuật ngữ
* LGBT: Viết tắt tiếng Anh của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và
chuyển giới. (Lesbian, Gay, Bisexual & Transgender)
* Đồng tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới.

* Dị tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác giới.
* Song tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới.

10


* Chuyển giới: Là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với bản
dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ: có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ, hoặc bề
ngoài như nữ). Người chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận dạng hoặc thể hiện
mình là nam hay nữ, trong khi người đồng tính lại liên quan tới việc người đó yêu người
cùng giới hay khác giới [12].

1.2. Đồng tính ảo
1.2.1. Định nghĩa về “đồng tính ảo”
Theo bác sĩ (BS) Kiều Thanh Hà, Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 2, về phương diện y
học, “đồng tính ảo” là do lệch lạc tâm lý, có thể do một hay nhiều nguyên nhân gây ra. Có
thể trẻ bị lạm dụng sex, trẻ cô đơn, trẻ sinh ra ngoài mong muốn của cha mẹ, trẻ có bất ổn
từ đời sống gia đình như bạo lực, ly hôn, chịu sự áp đặt hoặc theo “mốt” trên phim ảnh,
internet... Trong khi đó, cha mẹ ít thời gian quan tâm giáo dục, chăm sóc con phát triển
lành mạnh về giới tính ở lứa tuổi vị thành niên. Từ chuyện đồng tính “giả”, nếu để lâu ngày
và không có sự điều chỉnh hành vi thì có thể dễ dàng trở thành “thật” (sự biến dạng về tâm
lý). Sự phát triển lệch lạc không lành mạnh về giới tính, nếu không được điều trị đến cùng
sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc, sự nghiệp của bản thân và các mối quan hệ xã hội
[10].

1.2.2. Phân biệt “đồng tính” và “đồng tính ảo”
Các nhà khoa học phân loại đồng tính gồm đồng tính thật và “đồng tính ảo”. Đồng
tính thật là do yếu tố nội tiết, hoócmon, bẩm sinh… mà chúng ta thường gọi là “trời sinh
ra thế”. “Đồng tính ảo” là một khái niệm được một số nhà nghiên cứu Việt Nam đặt ra, để
chỉ những người có hành vi đồng tính nhưng không phải do bẩm sinh mà là do ảnh hưởng

từ môi trường xã hội, bạn bè.
Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học tại Việt Nam, thì người đồng tính thật
là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm. Theo ông, hầu hết những
người đồng tính là "ảo", bị bạn bè rủ rê hoặc muốn để thử nghiệm các lối sống mới hoặc
do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ảo tưởng mình là người đồng tính.

11


1.2.3. Thực trạng “đồng tính ảo” ở Việt Nam
Đồng tính ảo không phải là một hiện tượng mới và đã có nhiều nghiên cứu xoay
quanh vấn đề này. Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận "đồng tính ảo không phải là bệnh"
nhưng lại có sự "lây lan" đáng sợ. Nguy cơ này rất cao ở trẻ có dung mạo đẹp, dễ thương,
dậy thì sớm, hoặc trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình không êm ấm, trẻ vào đời sớm...
Theo thạc sĩ tâm lý Võ Văn Nam, vài năm gần đây, hiện tượng quan hệ đồng tính ở
Việt Nam ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, số người đồng tính về mặt sinh học (bẩm sinh)
chiếm tỉ lệ rất ít, mà đa phần là ảnh hưởng tâm lý (phát sinh từ sự đua đòi, a dua theo chúng
bạn hoặc bị bạn bè rủ rê thử nghiệm “lối sống mới”...). “Bộ phận người đồng tính tâm lý
này có đời sống khá phức tạp, có lối sống buông thả, đặt nặng cảm xúc cá nhân, thích
cường điệu cảm xúc dẫn đến dễ bị trượt dài vào tội lỗi”, ông Nam nhận xét. Nguyên nhân
khác là do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội đã tạo nên những con người
trẻ tuổi không có lý tưởng sống, chỉ biết đua đòi theo những trào lưu mà không phân biệt
đúng sai, không có khả năng miễn nhiễm trước cái xấu [9].
Theo bác sĩ Kiều Thanh Hà, Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 2 cho biết, nếu như những
năm trước đây, mỗi tháng Khoa Tâm lý mới có một, hai ca tuổi vị thành niên bị “đồng tính
ảo”, thì gần đây, mỗi tuần có hai - ba ca đến khám. Chỉ trong hai tháng đầu năm vừa qua,
bà đã tư vấn tâm lý cho gần 20 ca giới tính ảo [10].
Hiện tượng “đồng tính ảo” đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong bộ phận thanh
thiếu niên. Nhiều bạn, do những khó khăn tâm lý nhất thời, nên đồng cảm với bạn đồng
giới và cứ nghĩ đó là tình yêu. Nhiều bạn lại do bị lạm dụng về mặt tình dục, bị lôi kéo về

tình cảm một thời gian lâu dài nên thường có suy nghĩ là chắc mình cũng là người đồng
tính…

1.3. Khái lược một số nghiên cứu về LGBT ở Việt Nam và trên thế giới
1.3.1. Tại Việt Nam
Ở các quốc gia phát triển phương Tây, khi mà kinh tế xã hội phát triển thì những vấn
đề liên quan đến đồng tính, song tính và chuyển giới ngày càng được cởi mở hơn. Ở Việt
Nam, đời sống xã hội những năm qua có những bước phát triển, tuy nhiên chủ đề về LGBT
12


vẫn còn được coi là khá tế nhị, vẫn chìm trong xấu hổ và im lặng. Việc bỏ quy định cấm
kết hôn giữa những người cùng giới trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là một việc làm
của những nhà lập pháp cho thấy rằng vấn đề này ở Việt Nam đang ngày càng được quan
tâm và cởi mở hơn. Dẫu vậy vẫn có rất ít những nghiên cứu về LGBT ở nước ta.
Nhìn chung, chủ đề đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam thường được tiếp
cận từ phương diện y tế cộng đồng và các chương trình phòng chống HIV và thường chỉ
đơn thuần nhấn mạnh đến hành vi quan hệ tình dục đồng giới — nhóm nam có quan hệ tình
dục với nam (MSM). Một số tác giả đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của chủ đề
này, chẳng hạn như hiểu biết về HIV và các yếu tố nguy cơ trong nhóm MSM, gồm cả một
số trẻ em đường phố; 4 lao động tình dục trong nhóm nam giới di cư (Đinh Thái Sơn 2007)
[5], . Các tác giả khác lại tập trung vào khía cạnh văn hóa-xã hội và lịch sử của tình dục
đồng giới nam (Blanc 2005); chuyển đổi giới tính (Heinman & Cao Văn Lê 1975) hay sự
thể hiện về người đồng tính trên một số báo in và báo mạng (iSEE 2011) [7]. Tuy nhiên,
ngoài một nghiên cứu sâu về cộng đồng đồng tính nữ tại Hà Nội (iSEE 2010), hầu như
chưa có nghiên cứu nào về các phân nhóm của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới.
Một cuộc hội thảo Quan hệ cùng giới tại VN, do Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và
môi trường (ISEE), UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS)
tại VN tổ chức ngày 14.5.2013 tại Hà Nội, đã thống kê có khoảng 1,65 triệu người (2,53%) trong dân số nước ta là những người đồng tính và lưỡng tính trong độ tuổi 15-59; đa
phần trong số họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả bạo lực. Họ cũng phải chịu những

thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe [11].
Trong một nghiên cứu về sống chung cùng giới của nhóm các tác giả thuộc Viện
Chiến lược và chính sách y tế Bộ Y tế (với sự tham gia của gần 2.500 người đồng giới), có
63% cho biết họ đã từng bị kỳ thị bởi một trong các hình thức: chửi mắng, đánh đập; mất
bạn bè; bị dè bỉu, trêu chọc. Trong số các trường hợp người đồng tính kết hôn dị tính có
60% do gia đình ép buộc, còn lại là mong muốn báo hiếu với cha mẹ, mong muốn có gia
đình để sinh con. Tuy nhiên, 52% trong số kết hôn dị tính đã ly hôn sau đó. Nguyên nhân
ly hôn do hôn nhân không hạnh phúc (hơn 50%); 38% ly hôn do vợ/chồng hoặc gia đình
không chấp nhận họ là người đồng tính [2].
13


1.3.2. Trên thế giới
Chủ đề LGBT đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia
phương Tây như các nước châu Âu hoặc ở Mỹ. Dưới đây chúng em chỉ liệt kê một vài
nghiên cứu.
Nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tình dục được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên
cứu trên khắp thế giới. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp với
bảng hỏi (ví dụ, Fox, Odaka, Brookmeyer, & Polk, 1987; Martin, 1987; McCusker và cộng
sự, 1988;. Winkelstein, Lyman, & Padian, 1987), trong khi những người khác sử dụng
phiếu điều tra có cấu trúc (ví dụ như ., Joseph và cộng sự, 1987; Marmor và cộng sự, 1982;.
McKusick, Hortsman, & Coates, 1985). Đa số kết quả họ khảo sát được đều cho thấy rằng
quan hệ đồng tính dễ dẫn tới những hành vi tình dục nguy cơ gây các bệnh lấy truyền qua
đường tình dục [14].
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khỏe của những người đồng tính LGBT.
Điển hình như các nghiên cứu của Kreiss và Patterson (1997), Garofalo và cộng sự (1998).
Theo các tác giả, đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới thanh thiếu niên
có nguy cơ bị vô số vấn đề sức khỏe thể chất, tình cảm và xã hội. Trong thập kỷ qua đã
được ghi nhận rằng những thanh thiếu niên này có tỉ lệ cao hơn mức trung bình của bệnh
trầm cảm, tự tử, lạm dụng thuốc, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đáng lưu ý, ở những

thanh thiếu niên đồng tính có một tỉ lệ cao về hành vi sử dụng cần sa, cocain, thuốc lá.
Nhìn chung, xu hướng dẫn đến những hành vi trên của thanh thiếu niên đồng tính là do bất
mãn về cuộc sống, sự gia tăng của việc bắt nạt, kỳ thị trong học đường [4].
Bên cạnh đó, tác động hành vi tình dục của những người đồng giới trong lây nhiễm
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được đề cập trong nghiên cứu của
Gribble và cộng sự năm 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một tỉ lệ cao những người
đồng tính nam bị nhiễm HIV và bệnh đường tình dục so với nữ, nguyên nhân do hành vi
quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đa số người được khảo sát đều thừa nhận họ không
sử dụng bao cao su khi quan hệ trong thời gian 6 tháng. Tỉ lệ thừa nhận hành vi tình dục

14


cao hơn ở nhóm được khảo sát bằng phiếu điều tra so với nhóm được phỏng vấn trực tiếp
[3].
Tỉ lệ người đồng tính gia tăng trong những năm trở lại đây đã được đề cập trong một
số nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Laura Dean và cộng sự năm 2000, kết quả cho thấy
ở Mỹ tỉ lệ đồng tính nam là từ 2.8 đến 9% và đồng tính nữ là 1 đến 5%. Tỉ lệ này có thể
lên đến 12% đối với các thành phố lớn và chỉ 1% đối với vùng nông thôn. Những làng
đồng tính như The Castro ở San Francisco, California, tỉ lệ này lên đến 40% [1].
Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và một số công trình nghiên cứu
ở Việt Nam đều cho thấy rằng xu hướng gia tăng những người đồng tính trong những năm
trở lại đây. Đa số những người đồng tính đang phải chịu sự kì thị từ xã hội từ đó dẫn đến
những hành vi tiêu cực, là nguyên nhân gây các bệnh qua đường tình dục. Quá trình nhận
thức về giới tính dẫn đến xu hướng tính dục đồng tính, song tính được hình thành từ giai
đoạn trẻ nhất là ở các bạn học sinh THPT khi đang vào tuổi dậy thì. Từ thực trạng đó,
chúng em muốn tìm hiểu nhận thức về giới tính của các bạn học sinh tại một số trường
THPT tại một số khu vực ở tỉnh Bình Dương, từ đó xác định thực trạng về những người
LGBT ở khu vực nghiên cứu. Đó cũng chính là cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu này.


15


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Một số trường THPT tại khu vực thị xã Tân Uyên, Thuận An và thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương

2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành nghiên cứu: 30/9/2016 – 30/11/2016.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tổng hợp, phân tích các tài liệu khoa học, chọn lọc những dẫn liệu khoa học có liên
quan đến đề tài.
Kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát, các tư liệu khoa học đã có để
tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh
Dựa trên phương pháp nghiên cứu xã hội học [6], khảo sát nhận thức của các bạn học
sinh THPT về giới tính bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc còn gọi là phương pháp
điều tra mở.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các bạn học sinh tại khu vực nghiên cứu hoặc dùng
bảng hỏi với bộ câu hỏi đã soạn thảo được ghi thành Phiếu điều tra. Bên cạnh đó ở những
trường xa, chúng em gửi Phiếu điều tra cho người được điều tra tự điền và gửi lại.

Chuẩn bị:
- Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện vận chuyển, đi lại cần thiết cho chuyến đi, máy
ghi âm, máy chụp hình.

- Tìm hiểu sơ bộ về một số trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Thuận An và
thành phố Thủ Dầu Một, nơi mà chúng em sẽ đi điều tra, khảo sát. Do thời gian còn học ở
trường nên chúng em tranh thủ đi lúc các trường bạn học trái buổi hoặc vào ngày thứ 7.

16


Chọn người phỏng vấn:
- Đối tượng được phỏng vấn là học sinh đang theo học bậc THPT cả 3 khối 10, 11 và
12 ở một số trường trong trong thị xã Thuận An, Tân Uyên và Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.
- Số lượng người được phỏng vấn là: 350 người. Trong đó 50% là nam, 50% là nữ

Số lượng học sinh
tham gia khảo sát

THPT
Trịnh
Hoài
Đức
100

THPT
Chuyên
Hùng
Vương
50

Địa điểm
THPT

THPT
Võ Minh Nguyễn
Đức
Trãi
50

Tổng cộng

50

THPT
Tân
Phước
Khánh
50

THPT
Trần
Văn Ơn
50

350

Điều tra thử
Trước khi tiến hành in phiếu điều tra cho cuộc nghiên cứu đại trà, chúng em thực hiện
một cuộc điều tra thử để chắc chắn những câu hỏi chúng em đưa ra không làm cho người
được phỏng vấn thấy khó khăn. Phiếu điều tra được phát trước cho một số bạn cùng lớp
làm thử. Chúng em tiếp thu những góp ý để hoàn thiện Phiếu cho cuộc điều tra chính thức.

Tiến hành phỏng vấn, điều tra

Để bắt đầu cuộc phỏng vấn chúng em giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ cùng với tên đề tài
nghiên cứu và mục tiêu của đề tài, để tạo lòng tin cho các được phỏng vấn. Bên cạnh đó,
chúng em cũng xin phép họ được quay phim, chụp hình hoặc ghi âm lại và cam kết thông
tin cá nhân của họ được giữ bí mật. Chúng em sử dụng kết hợp hai cách là hỏi trực tiếp
người được phỏng vấn và sử dụng Phiếu điều tra. Sử dụng cùng một câu hỏi đã ghi trên
Phiếu điều tra trong trường hợp hỏi trực tiếp, sau đó ghi lại câu trả lời của người được
phỏng vấn vào sổ tay và máy ghi âm. Thứ tự câu hỏi có thể thay đổi cho phù hợp phụ thuộc
vào quá trình phỏng vấn mỗi người cụ thể. Bên cạnh những câu hỏi như trong phiếu điều
tra, chúng em còn hỏi thêm một số câu khác để bổ sung cho kết quả nghiên cứu sau này.
Trường hợp người được điều tra tự điền, chúng em hướng dẫn sơ bộ để câu trả lời của họ
được khách quan.

17


Ở một số trường học, chúng em có bạn cùng học ở đó nên gửi Phiếu điều tra nhờ phát
phiếu cho các bạn học sinh ở đó tự đánh dấu vào phiếu. Sau một ngày chúng em sẽ đi thu
thập lại. Dưới đây là Phiếu điều tra đã được chúng em thiết kế:

PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT
VỀ GIỚI TÍNH
Kính chào các bạn!
Chúng em là học sinh trường THPT Trịnh Hoài Đức. Hiện tại nhóm chúng em đang làm
đề tài nghiên cứu về vấn đề “Nhận thức về giới tính ở học sinh THPT hiện nay”. Mong
các bạn hợp tác giúp đỡ chúng em. Chúng em xin cam kết sẽ giữ bí mật tuyệt đối về thông
tin của bạn. Sự chân thực trong ý kiến của bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khảo
sát của chúng em.
Xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên của bạn (không bắt buộc)……………………….. Năm sinh:………
Bạn học trường: ………………………………………………………………...

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐỂ BẠN THAM KHẢO TRƯỚC KHI LÀM KHẢO SÁT
NÀY:
- Giới tính là một tập hợp những đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa nam và
nữ.
Giới tính hình thành từ 2 nguồn gốc.
+ Sinh học: nam chứa cặp nhiễm sắc thể XY, nữ là XX, tạo cơ quan sinh dục tương ứng.
+ Xã hội: là tình cảm và ý thức hình thành qua giao tiếp dưới ảnh hưởng của giáo dục xã
hội.
- Xu hướng tính dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người
khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài.
Xu hướng tính dục gồm cácloại phổ biến:
+ Dị tính luyến ái: chỉ bị hấp dẫn bởi người khác phái
+ Đồng tính luyến ái: chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng phái
+ Song tính luyến ái: bị hấp dẫn bởi cả hai phái
+ Vô tính: không bị hấp dẫn bởi phái nào
- Ý thức giới tính chỉ sự ý thức của chính cá nhân đó về giới tính sinh học của họ, sự thể
hiện giới tính chỉ các điệu bộ, cử chỉ, cách cư xử của cá nhân đó
- LGBT: cộng đồng người đồng tính, viết tắt của 4 từ Lessbian, Gay, Bisexual,
Transgender:

18


+ Lesbian: Thuật ngữ dành cho những người đồng tính luyến ái là nữ, và đối tượng họ
thích là nữ
+ Gay: Chỉ về những người đồng tính luyến ái mang giới tính là nam, và đối tượng họ
thích là nam)
+ Bisexual: Đây là những người song tính luyến ái. Đối tượng của họ có thể ở cả 2 giới
nam và nữ
+ Transgender: Người đã qua chuyển giới, như từ nam sang nữ và ngược lại, từ nữ sang

nam.
MỜI BẠN HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN Ý KIẾN CHO CÁC CÂU HỎI DƯỚI ĐÂY:
 Trên giấy khai sinh, giới tính của bạn là:
 Nam
 Nữ
Bạn có đồng ý với giới tính của mình như trên giấy khai sinh không?
 CÓ
 KHÔNG
1. Bạn nghĩ mình thuộc xu hướng tính dục nào:
 Dị tính luyến ái
 Đồng tính luyến ái
 Song tính luyến ái
 Vô tính
2.1. Nếu bạn là nữ hãy trả lời câu này
a. Có người bạn nữ nào khiến bạn có cảm giác
chiếm hữu hơn bình thường không?
 Có
 Không
b. Bạn có ghen tị khi người bạn nữ thân nhất
của mình có bạn trai hay không?
 Có, vì đơn giản sợ bạn ấy sẽ bỏ bê mình,
không đi chơi với mình được
 Có vì mình không muốn chàng trai nào đến
gần cô bạn thân thiết của mình
 Không, mình rất muốn bạn của mình hạnh
phúc
c. Tưởng tượng một phụ nữ đẹp khỏa thân, và
sau đó là một người đàn ông đẹp khỏa thân. Giới
tính nào khiến bạn cảm thấy ham muốn (nếu có)
 Người phụ nữ

 Người đàn ông
2.2. Nếu bạn là nam hãy trả lời câu này:
a. Bạn có bị kích thích khi thấy cậu bạn thân cởi
áo?
 Không
 Có
b. Bạn có ghen tị khi cậu bạn thân nhất của
mình có bạn gái hay không?

19

1. Bạn thuộc nhóm nào trong cộng đồng
LGBT:
 Les
 Gay
 Bisexual
 Transgender
2. Bạn biết mình đồng tính trong hoàn cảnh
nào?
 Có biến cố xảy ra với mình (cú sốc tâm
lý, trục trặc tình cảm,..)
 Mình thấy bản thân có biểu hiện giống
với những người đồng tính mình đã gặp,
hoặc thấy trên phim ảnh, sách báo,…
 Mình thấy mình bắt đầu thích người
cùng giới với mình hoặc cả 2 giới
 Mình luôn quan tâm và hứng thú suy
nghĩ về “chuyện ấy” với người cùng giới
 Khác:………………………………
3. Gia đình bạn có quan điểm thế nào về

người đồng tính nói chung?
 Gia đình mình ủng hộ lắm
 Không, họ còn giữ thái độ khá kỳ thị
 Ở mức trung lập, không ủng hộ cũng
không kỳ thị/ Không quan tâm tới
 Không biết vì chưa thấy gia đình bày tỏ
quan điểm
4. Gia đình có quan tâm chăm sóc bạn đầy
đủ không?


 Có, vì đơn giản sợ bạn ấy sẽ bỏ bê mình,
không đi chơi với mình được
 Có vì mình không muốn cô gái nào đến gần
cậu bạn thân thiết của mình
 Không, mình rất muốn bạn của mình hạnh
phúc
c. Tưởng tượng một phụ nữ đẹp khỏa thân, và
sau đó là một người đàn ông đẹp khỏa thân. Giới
tính nào khiến bạn cảm thấy ham muốn (nếu có)
 Người phụ nữ
 Người đàn ông
3. Bạn có thái độ như thế nào về người đồng
tính?
 Ủng hộ
 Không thích
 Thấy hơi lạ lẫm,
 Không để ý
4. Bạn có cho rằng, tồn tại những "dấu hiệu"
để biết ai là người đồng tính không?

 Có  trả lời câu dưới:
Theo bạn, đâu là các “dấu hiệu” để nhận biết
người đồng tính?
 Cách thể hiện những hành động trong sinh
hoạt bình thường có sự khác biệt so với quan
niệm giới trước nay (nam thích màu hồng,…)
 Có quan hệ, cử chỉ thân mật với người đồng
giới
 Khác:………………………………
Bạn dễ tìm thấy những người đồng tính ở
đâu? (có thể chọn nhiều đáp án)
 Xung quanh nhà, trong xóm
 Nhà hàng, quán bar, các tụ điểm ăn chơi
 Trong trường học
 Trên mạng xã hội
 Ở công viên, rạp chiếu phim
 Nơi khác:……………………………
 Không  trả lời câu dưới:
Vì sao bạn cho rằng không có những “dấu
hiệu” để nhận biết ai là người đồng tính?
 Vì dấu hiệu gì cũng chỉ mang tính tương
đối, không thể hiện hết bản chất vấn đề. Biết
đâu đó là cá tính riêng của họ thì sao
 Ý kiến khác:……………..………

20

 Quan tâm đầy đủ và rất chu đáo
 Có quân tâm nhưng hơi hời hợt vì vài lý
do (không có thời gian, khoảng cách thế

hệ,..)
 Không có, mình cảm thấy thiếu thốn
tình thương và sự quan tâm từ gia đình
5. Bạn có công khai với gia đình, bạn bè về
chuyện đồng tính của mình không?
 Có, đã công khai
Cuộc sống của bạn dễ chịu chứ? Thái độ
của người xung quanh đối với bạn hiện
tại như thế nào?
 Mình thấy hài lòng/hạnh phúc/dễ
chịu, mọi người ai cũng tốt với mình
 Mọi người đối xử với mình cũng
bình thường.
 Chỉ tạm gọi là ổn, vì có một số người
đã nghi ngờ mình đồng tính nên có thái
độ xa cách hoặc chế giễu mình
 Rất tồi tệ, mình không thể thực sự
thân thiết với ai được
 Khác:……………………………
Gia đình bạn có phản đối con người hiện
tại của bạn không?
 Không, mọi người đều ủng hộ
 Có, mọi người luôn phản đối
 Một số người phản đối, một số ủng
hộ
 Mọi người biết nhưng không đề cập
tới để mình tự do trong cuộc sống riêng

 Không, chưa công khai
Tại sao bạn không công khai?

 Mình sợ bị xa lánh hoặc không ai
ủng hộ
 Mình chưa chắc chắn thực sự về
chuyện mình có đồng tính hay không
 Mình không muốn đời tư bị soi mói


5. Nếu bạn có người quen nào đồng tính, vui
lòng trả lời câu phụ 5.1 -> 5.3 ở dưới
 Có:
5.1. Bạn quen biết với người đó trước hay sau
khi biết họ là người đồng tính?
 Họ là người thân của mình
 Mình quen trước khi biết họ đồng tính
 Mình quen sau khi biết họ đồng tính
5.2. Trong trường bạn học có người bạn nào
bạn cho là đồng tính hay không
 Có, nhưng ít
 Có, rất nhiều bạn
 Không có ai
5.3. Nếu bạn quen người đó trước khi biết họ
là người đồng tính, vậy hiện tại bạn có còn
muốn giữ mối quan hệ với họ không?
 Có
 Không
6. Nếu một ai đó trêu bạn là bóng, đồng tính
hay đại loại gán ghép bạn không bình thường,
bạn sẽ xử lí sao?
 Tỏ thái độ bực bội, chứng minh mình không
phải như họ nghĩ.

 Không quan tâm điều họ nói, để họ nói chán
thì thôi.
 Thấy cũng hay, có cảm giác được mọi người
“quan tâm”, mình là người đặc biệt.
 Lúc đầu không quen nhưng một thời gian
thấy thú vị, mình thể hiện bản thân như lời họ
trêu luôn cho họ thấy.
7. Nếu người bạn thân thiết (cùng giới tính) của
bạn một ngày nào đó thú nhận họ là người
đồng tính, bạn sẽ phản ứng ra sao?
 Nghỉ chơi, cách ly
 Vẫn giữ bạn bè nhưng sẽ tạo khoảng cách
 Luôn ủng hộ bạn, chơi thân với bạn hơn
 Vẫn giữ mối quan hệ như trước, nhưng
khuyên bạn thay đổi
8. Bạn đã xem phim nào nói về người đồng tính
chưa? Cảm nhận của bạn như thế nào?
 Khá hay, mình rất thích

21

 Mình đã thấy người khác công khai
rồi sau đó bị kỳ thị. Mình không muốn
như vậy
 Gia đình, người thân quen của mình
không ủng hộ người đồng tính
 Khác:……………………………
6. Bạn có thích xem phim ảnh, sách báo,
thông tin… về LGBT không?
 Có, mình rất thích xem

 Không, mình không thích
 Thi thoảng xem
7. Nếu xung quanh có người biết bạn đồng
tính và trêu ghẹo bạn, bạn cảm thấy thế
nào?
 Cũng xem như bình thường, chẳng có gì
phải bận tâm
 Rất buồn và tránh mặt họ
 Đáp trả lại lời trêu ghẹo đó, nói cho họ
rằng đó là cuộc sống riêng của bạn, đừng
nhiều chuyện.
8. Bạn có đang “để ý”, đang thích bạn nào
đó cùng giới không? (hay như các bạn bây
giờ thường gọi là “Crush”)
 Không
 Có
8.1. Nếu có, hãy vui lòng cho chúng em biết
người đó là ai? (Nếu không vui lòng bỏ qua
các câu 8.1 8.4, chuyển sang trả lời câu 9)
 Đó là người bạn cùng lớp với mình
 Một bạn khác lớp
 Bạn trường khác
 Khác:………………………………..
8.2. Bạn và người đó có hay đi chơi với nhau
không?
 Có
 Thi thoảng
 Không
8.3. Người đó có biết bạn thích họ không,
thái độ ra sao?

 Có, bạn ấy giống mình nên rất hợp nhau
 Có, bạn ấy vẫn duy trì quan hệ với mình
ở mức bình thường


 Mình có thể nhìn thấy một phần bản thân
mình trong đó/Có sự đồng cảm.
 Mình thích xem vì phim khai thác nội dung
mới mẻ, đem đến cho mình nhiều góc nhìn về
vấn đề này
 Mình chưa từng xem nhưng dự định sẽ xem
thử vì tò mò
 Mình chưa xem và cũng không muốn xem
vì không tò mò.
 Mình không thích xem, không quen mắt với
thể loại phim này, không thích người đồng tính
Hiện nay có nhiều người không phải người
đồng tính, nhưng vẫn bị ngộ nhận và tỏ ra như
mình thuộc cộng đồng LGBT cũng như đang
có sự bày tỏ thái quá về giới tính "ảo" của
mình.
9. Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
 Không biết, không quan tâm, họ sống sao kệ
họ
 Thấy đáng báo động, cần phải giúp họ nhận
ra và thay đổi
 Thấy thú vị, họ làm cho cuộc sống này thêm
màu sắc.
 Khác:………………………………
10. Nếu có những người bạn “đồng tính ảo”

xung quanh bạn, bạn có muốn chơi chung với
họ không?
 Không, vì thấy họ lệch lạc
 Có, vì chuyện họ đồng tính ảo chẳng ảnh
hưởng gì đến mối quan hệ giữa bạn và người
đó.
 Đang phân vân, vì còn thấy e dè và lạ lẫm,
đồng thời cũng lo nếu bạn đó là cùng giới vì có
thể sẽ thích mình.
 Khác:………………………………
11. Bạn có ủng hộ những bạn "đồng tính ảo"
đó tiếp tục giữ quan điểm của họ thế không?
 Có
 Không
 Không quan tâm

22

 Có, bạn ấy đang dần tạo khoảng cách
với mình
 Không, mình che giấu không cho bạn
ấy biết
8.4. Bạn và người đó đã có những cử chỉ
quan hệ vượt quá ngưỡng tình bạn thông
thường chưa?
 Chưa
 Mới chỉ nắm tay
 Đã ôm
 Đã có quan hệ thể xác
9. Bạn chưa thích ai cùng giới nhưng có mơ

tưởng được gần gũi với một người cùng
giới không?
 Có, thi thoảng cũng nghĩ
 Thường xuyên nghĩ, mơ tưởng
 Không
10. Bạn cảm thấy thế nào nếu được người
khác giới hôn?
 Ôi điều đó thật là kinh khủng, không
thích
 Có vẻ sẽ thú vị, mình đang tưởng tượng
đây
 Mình không biết nữa
 Khác:………….
11. Trong quá khứ bạn đã thích một ai
khác giới với mình chưa?
 Chưa bao giờ
 Có, một/ một số
12. Bạn có bao giờ thấy hài lòng khi là
người đồng tính không?
 Có, được sống thật với bản thân thật
tuyệt
 Không
 Không biết nữa:………………………
13. Bạn có muốn mình được chuyển giới
không?
 Có, mình luôn khao khát được sống với
giới tính thật của mình
 Không, mình nghĩ sau này mình sẽ thay
đổi, không còn thích người đồng giới như
hiện tại nữa

 Mình chưa nghĩ đến chuyện đó


12. Theo bạn hiện tượng “đồng tính ảo” ở
trường bạn đang học có phổ biến không?
 Có, rất phổ biến
 Không phổ biến lắm nhưng đã gặp vài
trường hợp
 Không, mình chưa thấy ai cả

 Mình thích như hiện tại vì có thể thích
được cả 2 giới.

2.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
Sau phỏng vấn, khảo sát, chúng em tập hợp các phiếu điều tra và dữ liệu đã ghi vào
sổ hoặc ghi âm. Phiếu điều tra sẽ được phân loại trước tiên dựa vào những người trả lời
“có” hoặc “không” về việc thừa nhận giới tính khai sinh của mình. Sau khi phân loại tiến
hành đếm số người chọn từng đáp án tương ứng vào bảng thu thập kết quả. Số liệu sau đó
sẽ được nhập vào máy tính để xử lí (xem phụ lục 1 và 2)
Dùng toán thống kê và phần mềm MS Excel 2010 để xử lí kết quả thu được.

23


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra quan điểm về giới tính của bản thân của những người
được phỏng vấn
Trong quá trình điều tra, chúng em đã thu được kết quả rất bất ngờ, khá nhiều bạn đã
thừa nhận mình có giới tính không giống với khai sinh. Kết quả cụ thể được thể hiện ở
bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Thống kê quan điểm đồng ý với giới tính khai sinh của các bạn học sinh
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng số

Số người trả lời “có”
Số lượng
Tỉ lệ
154
49%
160
51%
314
100%

Số người trả lời “không”
Số lượng
Tỉ lệ
23
63,9%
13
36,1%
36
100%

Tổng số
Số lượng
177
173

350

Tỉ lệ
48%
52%
100%

Trong số những bạn trả lời đồng ý với giới tính khai sinh của mình thì số bạn nữ
(51%) có nhỉnh hơn một chút so với số bạn nam (49%), sự sai khác này theo chúng em
chưa đáng kể. Đặc biệt từ kết quả bảng 3.1 trên ta thấy rằng trong số 350 bạn được khảo
sát thì có tới 36 bạn (chiếm 10,3%) cho rằng giới tính trong khai sinh không đúng với bản
thân mình hiện tại.
180

154

160

160

140
120
100
80
60
40

23

20


13

0

Đồng ý giới tính hiện tại
Nam

Không đồng ý giới tính hiện tại

Nữ

Hình 3.1. Biểu đồ tương quan về quan điểm đồng ý với giới tính khai sinh của
các bạn học sinh nam và nữ
24


Kết quả thống kê từ Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường năm 2013 ở Việt
Nam có khoảng 2,5-3% dân số là người đồng tính, lưỡng tính. Tuy nhiên ở lần điều tra này
của chúng em có tới 10,3% số người được khảo sát cho rằng mình thuộc “giới tính thứ 3”.
Điều này cho thấy rằng lượng người tự nhận mình là LGBT ngày nay có thể đã tăng lên
đáng kể, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm thanh thiếu niên khi còn ngồi trong ghế nhà trường.
Trong số họ có tới 63,9% là nam, nhiều hơn hẳn so với nữ. Kết quả này cũng tương tự với
các công trình nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới với đa số những người đồng
tính là nam giới. Xét về góc độ sinh học, giới tính nam thường có ham muốn tìm hiểu về
giới tính hơn nữ giới nên thường dễ bộc lộ xu hướng tính dục của mình.

3.2. Kết quả điều tra những người bằng lòng về giới tính khai sinh của
mình
Thống kê trong số 314 người đồng ý về giới tính trong khai sinh của mình thì đa số

cho rằng mình thuộc xu hướng tính dục là dị tính luyến ái. Kết quả cụ thể được thể hiện ở
bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Kết quả điều tra nhận thức về xu hướng tính dục
Xu hướng tính dục

Số lượng

Dị tính luyến ái
Đồng tính luyến ái

306
0
7
1
314

Song tính luyến ái
Vô tính
Tồng

Tỉ lệ %

97,5
0
2%
0,5%
100%

Có tới 97,5% số bạn đồng ý về giới tính khai sinh của mình cho rằng mình là người
dị tính. Không có bạn nào cho rằng mình đồng tính, tuy nhiên có 7 bạn (2%) nghĩ rằng

mình có xu hướng tính dục là song tính luyến ái và có 1 bạn cho rằng mình vô tính. Xu
hướng tính dục liên quan đến sự tưởng tượng, sự mong mỏi, khao khát và mỗi người có
một định nghĩa riêng về xu hướng tính dục của mình. Có bạn cho rằng hiện tại mình không
thích ai thì nghĩ rằng mình có xu hướng tính dục là vô tính. Những bạn cho rằng mình
thuộc kiểu song tính luyến ái có thể hoàn toàn nhận thức được giới tính sinh học của mình

25


×