Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.61 KB, 55 trang )

Header Page 1 of 113.

Đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang”

Footer Page 1 of 113.

1


Header Page 2 of 113.

LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau khi thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chấm dứt cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Cơ chế thị trường đã có sự
tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói rêng. Trong
nền kinh tế này, các doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế độc lập, cạnh tranh gay gắt
với nhau trên thị trường, vốn trở thành nguồn lực quan trọng mà các doanh nghiệp,
các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm, tự bảo toàn và sử dụng để đem lại hiệu
quả cao trong sản xuất và kinh doanh .
Trước tình hình đó nhiều doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, bộc lộ yếu
kếm về mặt quản lý, chưa thích ứng với cơ chế mới, làm ăn thua lỗ đã bị phá sản hoặc
đang đứng nguy cơ phá sản. Một số doanh nghiệp khác thích ứng được cơ chế mới đã
tồn tại và phát triển nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao, hoạt động vẫn còn mang tính
chất chụp giật, chiếm dụng vốn lẫn nhau, một trong những nguyên nhân của tình trạng
này là do sử dụng không hợp lý nguồn vốn, làm ứ đọng và thất thoát các nguồn vốn,
nhất là các nguồn vốn của nhà nước.
Vốn đối các doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng như vậy, song không phải bất
cứ doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn có hiệu quả. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các


doanh nghiệp bây giờ là phải khai thác tối đa hiệu quả của nguồn, các nhà quản trị phải
có chính sách bảo toàn và sử nguồn vốn sản xuất kinh doanh hợp lý trong chiến lược
kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp mình. Là một sinh viên chuyên nghành Tài
chính doanh nghiệp, em thấy đây là một vấn đề bức thiết. Vì vậy qua nghiên cứu lý
luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và quá trình thực tập tại Công ty Giống vật tư
Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, em đã chọn đề tài:“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang”
Bài viết được kết cấu gồm ba phần:
Phần I: Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp .
Phần II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp
Tuyên Quang.
Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Giống vật tư
Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

Footer Page 2 of 113.

2


Header Page 3 of 113.
PHẦN I:
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm và vai trò của vốn sản xuất kinh doanh .
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản
xuất hàng hoá. Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn. Tiền chỉ có thể là vốn
khi nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Vốn sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp là hình thái giá trị của
toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế
hoạch vào việc sản xuất những sản phẩm theo kế hoạch của doanh nghiệp.

Vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả
trong tương lai. Bất kỳ một quá trình tăng trưởng hay phát triển kinh tế nào muốn
tiến hành được phải có vốn đầu tư. Vốn đầu tư là yếu tố quyết định để kết hợp các
yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh, nó trở thành yếu tố góp phần quan trọng
hàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tư và có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và
phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Vồn sản xuất trong doanh nghiệp đóng vai trò đảm bảo cho lao động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thuận lợi theo mục đích
đã định. Vai trò này được phát huy trên cơ sở thực hiện các chức năng tài chính
bằng cách chủ động tổ chức đảm bảo sử dụng tốt đồng vốn và nâng cao hiệu quả
của tiền vốn.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, nguồn gốc của việc hình thành vốn
khác nhau và sở hữu cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn sản xuất
là do nhà nước cấp phát và giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc sử
dụng vốn được giao và doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn
đó.

Footer Page 3 of 113.

3


Header Page 4 of 113.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn … Vốn sản xuất được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, có thể do một cá nhân hoặc nhiều người cùng góp.
Xét về mặt hình thái vật chất, vốn sản xuất bao gồm hai yếu tố như là tư liệu
sản xuất và đối tượng lao động. Hai yếu tố này cùng với sức lao động sẽ tạo ra sản
phẩm, dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ để có được yếu tố cần thiết cho
quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có lượng tiền vốn nhất định. Có tiền vốn,

doanh nghiệp mới có thể đầu tư mua sắm các tài sản cần thiết cũng như để trả
lương cho người lao động. Sau khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có tiền thu
bán hàng. Với số tiền này, doanh nghiệp phải giành ra một bộ phận để bù đắp lại tài
sản cố định đã bị hao mòn và một bộ phận dùng để dự trữ vật tư cho quá trình sản
xuất kinh doanh tiếp theo.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp được thực hiện liên tục, do vậy vốn
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được vận động không ngừng, tạo ra sự
tuần hoàn và chu chuyển vốn. Trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sự
tuần hoàn và chu chuyển vốn cũng khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sự vận động của vốn như sau:
T - H - Quá trình sản xuất - H’ - T’.
Bắt đầu là hình thái tiền tệ (T) sang hình thái hàng hoá (H) (Tư liệu
lao động, đối tượng lao động) qua quá trình sản xuất chuyển sang hình thái hàng
hoá (H’) sản phẩm lao động dịch vụ và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ với số vốn
lớn hơn số vốn đã ứng ra ban đầu, phần chênh lệch này chính là lợi nhuận, được
sáng tạo ra ở khâu sản xuất, được thực hiện ở khâu tiêu thụ (H’ - T’).
Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại chỉ thực hiện
chức năng mua và bán. Do đó, vốn trong các doanh nghiệp này chỉ vận động qua 2
giai đoạn T - H – T’. Ở giai đoạn I, vốn từ hình thái tiền tệ chuyển thành hàng hoá

Footer Page 4 of 113.

4


Header Page 5 of 113.
dự trữ cho tiêu thụ. Ở giai đoạn II, hàng hoá được đưa đi bán để tiêu thụ tiền hàng.

Số tiền thu về cũng phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Lợi nhuận này tạo ra
trong hoạt động sản xuất nhưng được thực hiện ở hoạt động lưu thông qua hình
thức chiết khấu.
Nét đặc biệt trong các doanh nghiệp Ngân hàng là vốn không thay đổi hình
thái vật chất nhưng vẫn lớn lên sau các quá trình vận động T – T’. Tính đặc thù này
là kết quả được thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn đã thay đổi hình
thái trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng phần giá trị dôi ra do
các doanh nghiệp không sử dụng nhượng lại cho các doanh nghiệp Ngân hàng.
Như vậy, vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động
và phát triển của mọi loại hình doanh nghiệp. Vốn là yếu tố không thể thiếu của
doanh nghiệp nhưng nó chỉ phát huy tác dụng khi doanh nghiệp biếtt quản lý, sử
dụng vốn đó một cách hợp lý và có hiệu quả.
Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển của vốn khi tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh có thể chia vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành
hai bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động.
1.1.2. Vốn cố định.
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định.
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là hình thái giá trị của
những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất. Tuy nhiên không
phải hình thái giá trị của tất cả các tư liệu lao động đang phát huy trong sản xuất
đều là vốn cố định. Theo qui định hiện hành của Nhà nước thì chỉ có các tư liệu sản
xuất có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm và giá trị lớn hơn 5.000.000 đồng thì hình
thái giá trị của chúng được gọi là vốn cố định.
Vốn cố định giữ một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó
quyết định việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, là nhân tố quan trọng trong việc
đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ
công nhân viên.

Footer Page 5 of 113.


5


Header Page 6 of 113.
Tuỳ theo đặc điểm kinh tế của mỗi nghành nghề mà khả năng về vốn cố định
trong sản xuất của mỗi doanh nhiệp là khác nhau. Trên cơ sở nhu cầu thị trường đối
với sản phẩm trong từng thời kỳ và trên cơ sở các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mỗi
doanh nghiệp có kế hoạch đúng đắn trong việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị, đảm
bảo hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cố định cho sản xuất .
Quản lý vốn cố dịnh bao gồm quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện
vật, vốn cố định bao gồm toàn bộ những tài sản cố định đang phát huy tác dụng
trong quá trình sản xuất (nhà xưởng, thiết bị máy móc…) vốn cố định tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sau mỗi chu kỳ hình thái hiện vật của vốn
cố định không thay đổi nhưng giá trị giảm dần do giá trị của vốn cố định được
chuyển dần vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức khấu hao
1.1.2.2.Cơ cấu vốn cố định.
Việc nghiên cứu vốn cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình
quả lý và sử dụng vốn. Khi nghiên cứu vốn cố đinh phải nghiên cứu trên hai góc
độ: nội dung cấu thành và mối quan hệ tỷ lệ trong mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn
dề cơ bản là phải xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp trình độ phát triển
khoa học kỹ thuật, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý để các
nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ
trọng trong cơ cấu vốn là chỉ tiêu động, điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải không
ngừng nghiên cứu tìm tòi để có được cơ cấu vốn tối ưu.
Theo chế độ hiện hành, vốn cố định của doanh nghiệp được biểu hiện thành
hình thái giá trị của các loại tài sản cố định sau đây đang dùng trong quá trình sản
xuất:
- Nhà cửa vật đang dùng cho các phân xưởng sản xuất và quản lý.
- Vật kiến trúc để phục vụ sản xuất và quản lý.
- Thiết bị động lực.

- Hệ thống chuyền dẫn.
- Máy móc, thiết bị sản xuất.
- Dụng cụ làn việc, đo lường, thí nghiệm

Footer Page 6 of 113.

6


Header Page 7 of 113.
- Thiết bị phương tiện vận tải
- Dụng cụ quản lý
- Tài sản cố định khác dùng vào sản xuất công nghiệp
Trong cơ cấu phải đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa các bộ phận vốn cố
định được biểu hiện bằng máy móc thiết bị và bộ phận vốn cố định được biểu hiện
bằng nhà xưởng, vật kiến trúc phục vụ sản xuất
Cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là đặc
điểm về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bố
sản xuất. Vì vậy, khi nghiên cứu để xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn cố định hợp lý
cần xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này
1.1.3. Vốn lưu động .
1.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm .
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là toàn bộ biểu hiện bằng
tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông dể dảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường .
Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, qua mỗi chu kỳ sản
xuất, vốn lưu động chuyển qua nhiều trạng tháikhác nhau (tiền, đối tượng lao động,
sản phẩm dở dang, thành phẩm và cuối cùng lại trở về tiền). Khác với vốn cố định,
vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Quá
trình vận động của vốn lưu động thể hiện dưới 2 hình thức : hiện vật và giá trị .

* Về mặt hiện vật :vốn lưu động gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm, thành phẩm…
Về mặt giá trị, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị của nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống
trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông. Sự lưu
thông về mặt giá trị và hiện vật được thể hiện bằng công thức: T- H- sản xuất -H’T’.

Footer Page 7 of 113.

7


Header Page 8 of 113.
Trong quá trình vận động, biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác, sau
đó chở về hình thái ban đầu. Một vòng khép kín đó là một chu kỳ vận động của
vốn lưu động, nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản suất kinh doanh và hiệu quả sử
dụng vốn. Vì vậy, doanh nghiệp thường tìm cách rút ngắn chu kỳ vận động của
vốn.
1.1. 3.2. Cơ cấu của vốn lưu động.
Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong công tác quả
lý vốn lưu động. Nó đáp ứng yêu cầu về vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo
cho việ sử dụng tiết kiệm, hợp lý vốn lưu động trên cơ sở đó đáp ứng được yêu cầu
sản suất kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn cho sản xúât.
Cơ cấu vốn lưu động là tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu động và
mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Tỷ lệ giữa các bộ phận trong toàn bộ vốn lưu
động hợp lý thì chỉ hợp lý tại một thời điểm nào đó. Vì vậy trong quản lý phải
thường xuyên nghiên cứu xây dựng một cơ cấu vốn thích hợp, đáp ứng yêu cầu sản
xuất trong từng thời kỳ, đánh giá cơ cấu về mặt giá trị của từng bộ phận vốn lưu
động hay tổng vốn lưu động. Để thuân lợi cho việc quản lý, người ta thừng phân
loại vốn lưu động bằng một số cách sau.

Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn lưu động:
. Vốn dự trữ: là loại vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, dự
trữ để đưa vào sản xuất.
Vốn trong sản xuất: là loại vốn phục vụ trực tiếp cho giai đoạn sản xuất như
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bố…
Vốn lưu thông : là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông
như thành phẩm, vốn bằng tiền …
Căn cứ vào phương pháp xác định :
* Vốn định mức là vốn lưu động mức tối thiểu cần thiết cho sản xuất kinh
doanh, bao gồm vốn dự trữ vốn trong sản xuất, sản phẩm trong hàng hoá ngoài
dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến…

Footer Page 8 of 113.

8


Header Page 9 of 113.
* Vốn lưu thông không định mức: là vốn lưu thông có thể phát sinh trong
quá trình sản xuất nhưng không có căn cứ tính toán xác định như thành phẩm trong
đường gửi đi …
Căn cứ vào nguồn vốn lưu động :
* Vốn lưu động tự bổ sung : là vốn lưu động mà doanh nghiệp tự bổ sung lợi
nhuận, các khoản tiền phải trả như tiền lương, tiền nhà …
* Vốn lưu động do NSNN cấp : là vốn mà doanh nghiệp được Nhà nước giao
cho quyền sử dụng trong hoạt động sản xuât kinh doanh. Doanh nghiệp có trách
nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn được giao này.
* Vốn liên doanh : là vốn mà doanh nghiệp nhận liên doanh với các đơn vị
khác, vốn này có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật .
* Vốn tín dụng : là vốn mà doanh nghiệp vay Ngân hàng

* Vốn vay các đối tượng khác.
Căn cứ vào cách phân loại trên của vốn lưu động mà doanh nghiệp có cơ sở
xác định vốn lưu động cần thiêt, làm cơ sở để huy động vốn từ nhiều nguồn khác
nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn .
Đây là vấn đề đặt ra mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm một cách thoả
đáng. Từ những cách huy động vốn khác nhau doanh nghiệp cần phải nghiên cứu
và chọn cho mình những cách thức phu hợp. Đi đôi với việc sử dụng vốn có hiệu
quả thì doanh nghiệp mới thu được hiệu quả kinh doanh cao .
Thông thường vốn trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại : vốn cố định và
vốn lưu động. Tuỳ theo mỗi doanh nghiệp, mỗi loại hình kinh doanh mà cơ cấu
vốn hai loại này khác nhau. Vốn cố định dùng để đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt,
xây dựng các loại tài sản hữu hình và vô hình ) và các hoạt động kinh doanh thường
xuyên sản xuất các sản phảm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Vốn lưu động

Footer Page 9 of 113.

9


Header Page 10 of 113.
dùng để đầu tư tài sản lưu động, mua sắm nguyên vật liệu trả tiền cho cán bộ công
nhân viên …
Vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả hay không, người ta dựa vào mức độ đạt được
của mục đề ra.
- Nhóm các mục tiêu kinh tế.
- Nhóm các mục tiêu xã hội.
Cả hai nhóm mục tiêu này xét đến cùng vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy xét về

lợi nhuận kinh tế. Thì lợi nhuận cực đại là bao trùm và tổng quát nhất. Tuy nhiên
theo từng giai đoạn mà doanh nghiệp có một hoặc một số mục tiêu khác nhau.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn vốn, nguồn lực… của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá
trình kinh doanh với tổng chi phí thhấp nhất.
Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiêu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêuphù hợp, cả chỉ tiêu tổng hợp và chỉ
tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí và sức
sinh lời của từng loại vốn.
Công thức đánh giá hiệu quả chung:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng

doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp…, còn yếu tố đầu vào bao gồm lao
động, vốn chủ sở hữu và vốn vay…
Công thức này phản ánh mức sản xuất (hay mức sinh lợi) của các chỉ tiêu
đầu vào, đựơc tính cho tổng số và cho riêng phần ra tăng.
Hiệu quả kinh doanh còn được tính theo công thứcsau:

Hiệu quả kinh doanh =

Footer Page 10 of 113.

Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra

10



Header Page 11 of 113.
Công thức này phản ánh xuất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có
một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (hoặc vốn) ở đầu vào.
1.2.2.1-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử vốn cố định được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là
các chỉ tiêu sau đây:
Doanh thu (hoặc thu thuần) trong kỳ
- Hiệu suất sử dụng =
vốn cố định

Số vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.
Lợi nhuận thuần
- Tỷ suất lợi nhuận =
vốn cố định

Số vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một tầng vốn cố định trong kỳcó thể tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập).
Số vốn cố định bình quân tropng kỳ
Hàm lượng
vốn cố định

=
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần trong kỳ)


Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thần cần
bao nhiêu đồng vốn cố định.
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần trong kỳ)
- Hiệu suất sử dụng =
tài sản vốn cố định

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu hoặc doanh thu thuần.
1.2.2.2-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dụng vốn lưu động.
Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu
như:

Footer Page 11 of 113.

11


Header Page 12 of 113.
Tổng doanh thu thuần
- Hiệu quả sử dụng =
vốn lưu động

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nnhiêu đồng
doanh thu thuần.
Lợi nhuận thuần

Mức doanh lợi =
vốn lưu động

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trong kỳ.
Như chúng ta đã biết trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận
động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự
trữ - sản xuất – tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ của vốn lưu động sẽ góp phần giải
quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu sau:
Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ
Số vòng quay của =
vốn lưu động

vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ, nếu số vòng
quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
360 ngày
Kỳ luân chuyển =
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện, số ngày càn thiết cho vốn lưu động quay được một
vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Vốn lưu dộng bình quân trong kỳ
Hiệu quả đảm nhiệm =
vốn lưu động


Footer Page 12 of 113.

Tổng doanh thu thuần
12


Header Page 13 of 113.
Qua chỉ tiêu này ta biết được để có được một đồng luân chuyển thì cần mấy
đồng vốn lưu động.
1.2.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn.
Ngoài việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dưới góc độ sử dụng vốn
cố định và vốn lưu động, khi phân tích, cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới
góc độ sinh lợi. Để đánh giá khgả năng sinh lợi của vốn, người ta thường dùng chỉ
tiêu sau:
Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi của =
Vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Môi trường kinh doanh.
Doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường thế nào thì phải thích ứng với môi
ttrường đó. Môi trường kinh doanh thuận lợi (giao thông vận tải phát triển, khả
năng thanh toán nhanh chóng…), sẽ làm cho doanh nghiệp ít cần dự trữ các loại
nguyên vật liệu, hàng bán thu được tiền nhanh, như vậy sẽ làm giảm nhu cầu về
vốn lưu động. Nếu kinh doanh trong môi trường mà đất hoặc bất động sản cho thuê
theo hợp đồng phát triển thì doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được khá nhiều vốn

cố định. Môi trường cạnh tranh cũng chỉ ảnh hưởng lớn tới việc doanh nghiệp sử
dụng vốn ra sao. Nếu doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh thì sẽ phải áp
dụng các biện pháp ưu đãi cho khách hàng (hạ giá, chiết khấu bán hàng trả
chậm…), nhằm giành lấy thị phần, những biện pháp này tiêu tốn một lượng vốn
khá lớn, nhiều công ty đã phá sản khi nguồn vốn của mình không đủ đáp ứng cho
việc theo đuổi cạnh tranh
1.2.3.2 Loại hình kinh doanh.

Footer Page 13 of 113.

13


Header Page 14 of 113.
Khi nhìn vào loại hình kinh doanh của một doanh nghiệp, ta có thể hiểu được
nó sử dụng vốn như thế như nào. Các doanh nghiệp sản xuất (nhất là công nghiệp
nặng), thường yêu cầu chiếm một lượng vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn. Những
doanh nghiệp chế tạo máy lại thường xuyên yêu cầu một lượng vốn dự trữ hàng
hoá (do sản phẩm của họ không phải lúc nào cũng được tiêu thụ liên tục). Các
doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thì có đặc trưng rõ
nét là nhu cầu vốn thay đổi theo mùa. Các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ thì nguồn
vốn lưu động chiếm một vai trò quan trọng và nhu cầu thường ổn định theo thời
gian.
1.2.3.3. Quy mô doanh nghiệp.
Hiển nhiên là doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì lượng vốn cần thiết cho nó
càng nhiều. Tuy nhiên vốn được sử dụng như thế nào lại biến đổi theo quy mô
doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn được sử dụng chủ yếu phục vụ
trực tiếp cho sản xuất ra sản phẩm. Khi quy mô doanh nghiệp lớn dần thì tỷ trọng
vốn giành cho bộ phận gián tiếp và các hoạt động phí sản xuất cũng tăng theo,
nhiều công ty lớn trên thế giới đã đầu tư một khoản chi phí đáng kể cho tiếp thị,

quảng cáo. Nếu chỉ xét riêng tới bộ phận sản xuất sản phẩm thì việc tăng quy mô
đồng nghĩa với tăng hiệu quả sử dụng vốn. Việc tăng quy mô của dự trữ hay bán
thành phẩm, đẩy nhanh tốc độ khấu hao tới sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
1.2.3.4. Chính sách kinh doanh.
Hơn ai hết chính bản thân doanh nghiệp chính là người quyết định vốn của mình
sẽ được sử dụng vốn như thế nào. Để thâm nhập vào một thị trường lớn hay để gia
tăng thị phần trong thị trường truyền thống, một Công ty có thể tung ra một lượng
vốn để quảng cáo, tiếp thị. Bán chịu hay phá giá sản phẩm của mình. Nhiều doanh
nghiệp đã sẵn sàng chịu những khoản lỗ đáng kể để giành được thị trường. Hiện
tượng này đã diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, chiến thắng cuối cùng sẽ
thuộc về ai nhiều vốn hơn. Ngược lại nếu mục đích của doanh nghiệp là nâng cao
lợi nhuận, thì doanh nghiệp sẽ xem sét toàn bộ các khsâu từ đầu vào tới đầu ra để
có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình lên mức tối đa. Doanh nghiệp
cũng có thể sử dụng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay kết hợp với vốn tự có) để tối
đa hoá tỷ suất lợi nhuận cho lượng vốn của mình bỏ ra.

Footer Page 14 of 113.

14


Header Page 15 of 113.
PHẦN II:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY GIỐNG VẬT
TƯ NÔNG LÂM NGHIỆP TUYÊN QUANG.

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang là một doanh nghiệp
nhà nước, được thành lập theo quyết định số 448 ngày 29/6/120065 của Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 doanh nghiệp:
- Công ty giống vật tư cây trồng.
- Công ty giống thức ăn gia súc.
Trụ sở của Công ty: Tổ 7 phường Tân Quang - thị xã Tuyên Quang là doanh
nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài
khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng.
Công ty hoạt động theo kế hoạch và định hướng của nhà nước, đồng thời thực hiện
chế độ tự chủ trong kinh doanh, lấy thu nhập bù đắp chi phí và có lợi nhuận.
Vốn và tài sản của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn:
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn viện trợ và nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung.
Giám đốc doanh nghiệp do nhà nước bổ nhiệm, phải chịu trách nhiệm trước nhà
nước và doanh nghiệp bảo vệ và phát triển vốn - tài sản được giao theo quyết định
hiện hành của nhà nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:
- Tổ chức mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp bao gồm: Giống cây, con,
phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, thức ăn gia súc, vật tư chăn nuôi thú y… từ tỉnh
đến các huyện, các xã và dịch vụ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

Footer Page 15 of 113.

15


Header Page 16 of 113.
- Sản xuất giữ và nhân các giống đầu dòng, nguyên chủng, cấp I của cây
trồng vật nuôi và thực hiện chủ chương của tỉnh về sản xuất, cung ứng giống cây,
con.
- Tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, tổ chức mạng lưới liên kết và hướng dẫn kỹ thuật
để nhân nhanh các giống cây con tại chỗ phục vụ sản xuất đại trà.

- Sản xuất chế biến các loại thức ăn gia súc, một số loại phân bón theo yêu
cầu sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương.
- Tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất kinh
doanh và dịch vụ của công ty.
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà
nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, quy hoạch, bồi
dưỡng, đào tạo, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật.
Trong những ngày đầu thành lập hoạt động Công ty chủ yếu chỉ cung ứng
giống cây trồng và phân bón cây trồng.Sau đó đên ngày 15/03/120066 UBND tỉnh
ra quyết định số 190- QĐ/UB về việc chuyển chức năng cung ứng thuốc bảo vệ
thực vật từ chi cục thú y sang Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên
Quang.
Từ khi được thành lập đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh và đã tự
khẳng định chỗ đứng của mình, không ngừng khắc phục khó khăn gian khổ thiếu
thốn về nhiều mặt để hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao, mọi hoạt động kinh doanh
của Công ty có hiệu quả, bộ máy tổ chức ngày càng được hoàn thiện, đội ngũ cán
bộ chuyên môn có nghiệp vụ ngày càng cao, cán bộ công nhân viên đều có việc
làm, có thu nhập ổn định.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Là doanh nghiệp nhà nước duy nhất đảm nhận dịch vụ cung ứng giống vật tư
phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp cuả tỉnh, nên địa bàn hoạt động của công ty
nằm phân tán ở các huyện.

Footer Page 16 of 113.

16


Header Page 17 of 113.

Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất công ty tổ chức hai trại sản xuất và 5 trạm
giống vật tư được phân tán ở các huyện để cung ứng giống vật tư phục vụ tận nơi
cho nhân dân sử dụng sản xuất.
Nhiệm vụ chính của các trại và các trạm như sau:
+ Trại sản xuất giống cây trồng Đồng Thắm: Chọn lọc, sản xuất giữ và nhân
các giống lúa, giống ngô đầu dòng, nguyên chủng và các giống cây trồng khác như:
lạc, đậu tương … liên kết với các cơ sở để sản xuất các giống nguyên chủng, cấp I
theo kế hoạch của Công ty, thực hiện chặt chẽ quy trình kỹ thuật sản xuất đảm bảo
giống sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.
+ Trại gia súc Nông Tiến: Chọn lọc, nhân giống và cung cấp các giống vật
nuôi, tổ chức mạng lưới, hướng dẫn kỹ thuật để nhân các giống vật nuôi phù hợp
với các vùng dân cư, tận dụng năng lực, chuồng trại, cơ sở vật chất hiện có để phát
triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Các trạm giống vật tư huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá, Hàm Yên,
Na Hang có nhiệm vụ cung ứng giống và các loại vật tư như: phân bón, thuốc trừ
sâu, dụng cụ sản xuất để bà con nhân dân phục vụ sản xuất.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo chế độ một thủ trưởng, không
thành lập hội đồng quản trị mà thành lập hội đồng xí nghiệp do tập thể công nhân
viên chức trong doanh nghiệp bầu ra.
Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty, là người giữ vai trò chủ đạo
chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động và hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.Trong sản xuất kinh doanh chỉ có Giám
đốc mới đủ tư cách ký kết hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm về hợp đồng kinh
tế đã ký kết.
- Giám đốc được quyền lựa chọn, đề nghị cấp trên bổ nhiệm Phó Giám đốc, Kế
toán trưởng có thể quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng phòng,
Phó phòng ban trạm, trại và kế toán các trạm, trại thuộc Công ty.


Footer Page 17 of 113.

17


Header Page 18 of 113.
- Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc và thay mặt giám đốc giải quyết các
công việc khi được ủy quyền.

Sơ đồ tổ chức Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang:
GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG XÍ
NGHIỆP

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TC-HC

TRẠM
YÊN
SƠN

Footer Page 18 of 113.

PHÒNG KINH
DOANH

TRẠM
SƠN

DƯƠNG

PHÒNG KẾ
TOÁN

TRẠM
CHIÊM
HOÁ

TRẠM
NA
HANG
18

PHÒNG KHO
VẬN

TRẠM
HÀM
YÊN

CỬA
HÀNG
TX


Header Page 19 of 113.
-

- Hội đồng xí nghiệp là cơ quan thường trực đại diện cho quyền làm chủ tập

thể của công nhân viên chức, được tham gia với giám đốc trong việc lựa chọn, đào
tạo, bố trí, sử dụng, khen thưởng và kỷ luật cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.
- Hội đồng xí nghiệp có quyền kiến nghị với Giám đốc doanh nghiệp các
biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết đại hội công nhân viên chức, các giải
pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và vốn để phân phối thu nhập của tập thể lao
động, nhưng không can thiệp vào công việc điều hành cụ thẻe của Giám đốc doanh
nghiệp.
- Các trạm huyện thị và cửa hàng gồm có:
+ Trạm Sơn Dương
+ Trạm Yên Sơn
+ Trạm Hàm Yên
+ Trạm Chiêm Hoá
+ Trạm Na Hang
+ Cửa hàng thị xã.
Các trạm và cửa hàng có chức năng phục vụ các loại giống, vật tư phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp.
- Các phòng ban chức năng bao gồm:
- Phòng Tổ chức Hành chính: Chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám
đốc. Phòng vừa có chức năng tham mưu, vừa trực tiếp giúp giám đốc chỉ đạo tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra còn phụ trách công tác hành
chính trong doanh nghiệp, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức, tham gia xây
dựng kế hoạch chi trả tiền lương trong doanh nghiệp.

Footer Page 19 of 113.

19


Header Page 20 of 113.
- Phòng Kế toán thống kê: Đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Giám

đốc, có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh hạch toán kế toán, tính
toán kết quả hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty.
- Phòng kho vận: Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng hoá, quản lý kho hàng,
phương tiện vận tải để chủ động vận chuyển, đảm bảo an toàn, kịp thời cho vật tư,
hàng hoá đến nơi tiêu thụ theo phương thức giao khoán trên cơ sở các định mức
kinh tế, kỹ thuật. Đồng thời tổ chức khai thác hàng hoá, vận chuyển 2 chiều để sử
dụng hết công suất, phương tiện và tăng thu nhập cho công ty.
- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
của Công ty hàng tháng, quý, năm. Đồng thời có nhiệm vụ tham mưu giúp giám
đốc quản lý, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất theo các chuyên ngành chăn nuôi, trồng trọt,
nắm bắt tiến bộ kỹ thuật đã đạt được để lập kế hoạch nghiên cứu, áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật về cây giống để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.3. Một số kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang là doanh nghiệp duy
nhất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, các loại phân bón, thuốc
trừ sâu… để phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp trong toàn tỉnh.
Từ khi được thành lập đến nay Công ty đã không ngừng lớn mạnh và khẳng
định chổ đứng của mình, không ngừng khắc phục khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về
nhiều mặt để hoàn thành chỉ tiêu được Nhà nước giao. Mọi hoạt động kinh doanh
của công ty đều hiệu quả cao. Do đó hoạt động kinh doanh đạt được kết quả ngày
càng tăng. Điều đó thể hiện qua một số kết quả dưới đây:
Kết quả kinh doanh của công ty đạt được trong 3 năm gần đây:
Biểu 1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các năm thực hiện

Chỉ tiêu

Footer Page 20 of 113.


2005

20

2006

2007


Header Page 21 of 113.
52.074

69.331

72.688

Các khoản giảm trừ

310

443

496

1. Doanh thu thuần.

51.764

68.888


72.192

2. Giá vốn hàng bán.

46.101

62.389

64.800

3. Lợi nhuận gộp.

5.663

6.42006

7.392

4. Chi phí bán hàng.

3.805

4.695

4.52005

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.469


2.262

2.636

6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD.

389

-859

158

- Thu nhập hoạt động tài chính.

643

731

658

- Chi phí hoạt động tài chính.

426

383

527

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động thuần túy.


217

348

131

1.238

1.444

1.297

- Chi phí bất thường.

794

963

20068

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường.

444

481

22005

9. Tông lợi nhuận trước thuế.


273

407

576

87

130

184

186

277

392

Tổng doanh thu

- thu nhập bất thường.

10. Thuế thu nhập DN phải nộp.
11. Lợi nhuận sau thuế.

(Báo cáo quyết toán các năm 2005,2006,2007)
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của Công ty qua các năm 2005, 2006, 2007 tăng
dần, năm 2005 doanh thu đạt 52.074triệu đồng,năm 2006 tăng so với năm 2005 là
17.257 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.357 triệu đồng. Lợi nhuận
sau thuế cũng tăng từ 186 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 392 triệu đồng (năm

2007).
Nhìn chung trong các năm gần đây Công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả.
Để đạt được kết quả như trên Công ty đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên về
mọi mặt và luôn tìm ra những giải pháp mới để Cồng ty tồn tại và phát triển, lấy
thu nhập bù đắp chi phí và đảm bảo có lãi, đem lại thu nhập ngày càng tăng cho cán
bộ công nhân viên, tăng tích luỹ, bổ sung nguồn vốn, thực hiện đầy đũ nghĩa vụ với
nhà nước. Cụ thể là :

Footer Page 21 of 113.

21


Header Page 22 of 113.
- Công ty được lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc công ty và các phòng
chức nămg về thụ tục vay vốn kinh doanh, hỗ trự hàng hoá và chỉ đạo kịp thời
trong suốt cả năm 2007.
- Công ty đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của con người, cơ sở vật
chất, tài sản, địa bàn kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh vừa đảm
bảo nguyên tắc chặt chẽ vừa dần mở rộng kinh doanh trên cơ sở nắm vững thị
trường và mặt hàng kinh doanh sẵn có. Xác định rõ sức mạnh tổng hợp song phải
lấy con người làm chính doanh nghiệp của nhà nước.
- Ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên đã đề ra phương hướng kinh
doanh đúng đắn, kinh doanh giống vật tư phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp kết
hợp với kinh doanh dịch vụ. Trong kinh doanh kết hợp việc cung cấp các loại giống
vật tư nông lâm nghiệp với việc mở rộng kinh doanh dich vụ làm cho vòng quay
của vốn nhanh hơn, nâng cao hiệu quả của đồng vốn cũng như tài sản được giao.
- Trong kinh doanh chu yếu lấy bán buôn là chính, kết hợp hàng đi thẳng
không qua kho, đồng thời có sự dự trữ hợp lý trong mùa vụ như các loại thuốc bảo

vệ thực vật, thuốc chữa bệnh gia súc gia cầm.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Giống vật tư Nông lâm
nghiệp Tuyên Quang
2.2.1.Vốn và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Giống vật tư
Nông lâm nghiệp Tuyên Quang
-

Việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp

Tuyên Quang trong các năm qua được thể hiện qua số liệu quyết toán hàng năm
trên bảng cân đối kế toán cuối năm .
-

Tất cả những số liệu đó như sau :
Biểu 02 : Bảng cân đối kế toán (từ năm 2005 –2007)
(Đơn vị tính :Triệu đồng )
TÀI SẢN

2005
22.769

I.TSLĐ và đầu tư ngân hàng

Footer Page 22 of 113.

22

2006
29.912


2007
35.015


Header Page 23 of 113.
1.Vốn bằng tiền

4.394

5.183

3.552

48

43

36

11.052

14.256

14.307

4. Hàng tồn kho

5.458

8.766


13.264

5. TSLĐ khác

1.736

1.664

3.732

2. Các khoản đầu tư TCNH
3. Các khoản phải thu

6. Chi phí sự nghiệp

81

124

16.832

22.171

32.414

11.32005

12.635


11.20068

a. TSCĐ HàNG HOá

11.263

12.482

11.859

- Nguyên giá

17.671

20.249

20.821

- Hao mòn lũy kế

6.408

7.767

8.962

b. TSCĐ vô hình

102


149

139

- Nguyên giá

111

166

164

9

17

25

2. Các khoản đầu tư TCDH

2.169

3.847

2.924

3. Chi phí xây dựng

3.265


5.689

17.502

39.601

52.083

67.429

I. Nợ phải trả

17.586

25.459

37.083

1. Nợ ngắn hạn

15.860

21.357

30.148

a. Vay phải trả

4.712


7.715

10.535

II. TSCĐ và đầu tư dài hạn
1. TSCĐ

- Hao mòn lũy kế

TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN

b. Nợ dài hạn đến hạn phải trả

24

c. Khoản phải trả

6.835

7.311

9.892

d. ứng trước của khác hàng

1.445

1.977


3.683

400

763

1.295

g. Các khoản phải trả khác

2.468

3.567

4.743

2. Nợ dài hạn

1.626

3.961

6.796

100

123

139


II. Nguồn vốn chủ sở hữu

22.015

26.624

30.346

1. Nguồn vốn kinh doanh

16.337

19.342

20.777

e. Thuế và các khoản phải nộp NN

3. Nợ khác

Footer Page 23 of 113.

23


Header Page 24 of 113.
2. Các quỹ
3. Nguồn kinh phí
TỔNG NGUỒN VỐN


4.786

6.389

7.801

829

893

1.768

39.601

52.083

67.429

(Báo cáo quyết toán các năm 2005,2006 ,2007)
Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm , ta có bảng tính tỷ
lệ các loại vốn tại Công ty như sau

Biểu 03 : Bảng tính tỷ lệ các loại vốn
(Đơn vị tính : Triệu đồng )
Chỉ

tiêu

2005
Số tiền


2006
%

Số tiền

2007
%

Số tiền

%

1.Vốn lưu động

22.769

57.4

29.912

57.4

35.015

52

2. Vốn cố định

16.832


42.6

22.171

42.6

32.414

48

39.601

100

52.083

100

67.429

100

Tổng vốn

(Báo cáo quyết toán các năm 2005,2006,2007)
Qua số liệu ta thấy : vốn của Công ty đã tăng lên rõ rệt qua từng năm .Năm
2006 tăng so với năm 2005 là 12.482 triệu đồng (tức 31.5%) , năm 2007 so với năm
2006 là 15.391 triệu đồng (tức 29.4%) , tăng so với năm 2005 là 27.828 triệu đòng
(tức 70.3%). Điều đó thể hiện sự quan tâm của Công ty trong việc đầu tư vốn, mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xem xét tỷ lệ các khoản vốn thấy :tỷ lệ
vốn lưu động chiếm trong tổng vốn lớn hơn vốn cố định, chứng tỏ tài sản lưu động
nhiều hơn tài sản cố định nhưng không đáng kể. Việc vốn cố định chiếm tỷ trọng
cũng lớn có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của Công ty, nó thường gắn
liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro
Để tiến hành sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải có lượng vốn nhất
định và nguồn tài trợ tương ứng. Công ty có được số đó là do ngân sách nhà nước
cấp, do tự bổ xung và từ các nguồn khác. Để tìm hiểu vấn đề này ta hãy phân tích
qua bảng cơ cấu vốn của Công ty:

Footer Page 24 of 113.

24


Header Page 25 of 113.
Biểu 04: Bảng phân tích cơ cấu vốn
(Đơn vị tính :Triệu đồng)
2005

Chỉ tiêu
I. Nguồn vốn NH
1. Vay ngắn hạn

2006

Số tiền

%


15.860

40,05

4.712

11,8

2. Nợ DH đến hạn trả

Số tiền

2007
%

Số tiền

%

21.375

41,05

30.148

44,7

7.715

14,8


10.535

15,6

24

0,04

3. Phải trả người bán

5.360

13,5

5.769

11,0

7.301

10,8

4. Người mua trả tiền trước

1.445

3,6

1.977


3,8

3.683

5,5

5. Thuế

400

1,0

763

1,5

1.295

1,9

6. Phải trả CNV

495

1,25

532

1,02


924

1,3

7. Phải các đơn vị nội bộ

20050

2,5

1.010

1.93

1.667

2.48

8. Phải trả, phải nộp khác

2.468

6,35

3.567

6,96

4.743


6,22

II. Nguồn vốn dài hạn

1.726

4,35

4.084

7.84

6.935

10,3

1. Nợ dài hạn

1.626

4.1

3.961

7,60

6.796

10,07


100

0,25

123

0,24

139

0,23

III. Nguồn vốn chủ sở hữu

22.015

55,6

26.624

51,2

30.364

45

- Nguồn vốn kinh doanh

16.337


41.25

19.342

37,1

20.777

30,8

4.786

12,08

6.389

12,2

7.801

11,6

892

2,25

893

1,9


1.786

2,6

2. Nợ khác

- Các quỹ
- Nguồn kinh phí
TỔNG NGUỒN VỐN

39.601

100

52.083

100

67.429

100

(Báo cáo quyết toán các năm 2005,2006,2007)
Qua số liệu trong bảng ta thấy: Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản nợ
ngắn hạn, Công ty đã tiến hành vay dài hạn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh
nên nguồn vốn dài hạn nguồn vốn chủ sở hữu dài hạn. Tổng nguồn vốn của Công
ty năm sau đều tăng so với năm trước. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 31,5%,
là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn khác, nhưng sang năm 2007
tăng so với năm 2006 là 29.5% lại chủ yếu là do nguồn vốn vay và vốn khác, còn

vốn chủ sở hữu giảm. Vốn chủ sở hữu giảm nhưng nhu cầu vốn để mở rộng inh
doanh ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, doanh nghiệp đã tăng các khoản

Footer Page 25 of 113.

25


×