Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá một số dòng giống chè shan tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌ
Ƣ
ĐẠ



TRẦN QUANG VIỆT

“Đ

LUẬ VĂ


GIỐNG CHÈ SHAN
TẠI PHÚ THỌ”

Ạ SĨ K OA

u
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ỌC CÂY TRỒNG

2015



ĐẠI HỌ
Ƣ
ĐẠ




TRẦN QUANG VIỆT

“Đ


GIỐNG CHÈ SHAN
TẠI PHÚ THỌ”

Ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬ VĂ

ƣờ

ƣ

Ạ SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ọc: 1. TS. Nguyễ
2. GS.TS. Trầ

u
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ƣơ



2015



i

L

A

ĐOA

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực
tiếp thực hiện trong hai vụ Hè Thu 2014 và Xuân 2015 dưới sự hướng dẫn của
02 người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thiên Lương và GS.TS. Trần Ngọc
Ngoạn. Số liệu và kết quả nghiên trong luận văn này là trung thực, chưa từng sử
dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luậ v

Trần Quang Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


L I CẢ

Ơ

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới 02 người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thiên Lương và GS.TS.Trần Ngọc Ngoạn, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong xuất thời gian thực hiện đề tài
cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa sau đào tạo Đại
học, Khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô bộ môn trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm các bạn bè, đồng nghiệp người thân đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong xuất quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thành
viên với sự giúp đỡ chân thành với tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.

Tác giả luậ v

Trần Quang Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii


MỤC LỤC
A

ĐOA ..................................................................................................................... i

L I CẢ

Ơ ......................................................................................................................... ii

L

MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂ ĐỒ ............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Yêu cầu .......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
ƣơ

1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................ 4

1.1. Cở sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4

1.2. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới..................................................... 5
1.2.1.Nghiên cứu về giống chè trên thế giới ..................................................... 5
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây chè................ 10
1.3. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 12
1.3.1.Nghiên cứu về giống chè Shan trong nước ............................................ 12
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè ................... 15
1.4. Những nhận định tổng quát về tình hình nghiên cứu chè trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài............................................................................ 18
ƣơ

2: ĐỐ

ƢỢNG, NỘ D

VÀ P ƢƠ

P

P

ỨU..... 20

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv


2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 20
2.1.2. Thời gian- địa điểm nghiên cứu ............................................................ 20
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng .......................................... 21
2.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 22
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 25
ƣơ

3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................... 26

3.1. Kết quả đánh giá các đặc điểm nông học các dòng chè chọn lọc ............ 26
3.1.1. Hình dạng, kích thước lá ....................................................................... 26
3.1.2. Đặc điểm màu sắc, hình dạng và thế lá các dòng chè shan .................. 27
3.1.3. Đặc điểm màu sắc búp, số đợt sinh trưởng trong năm.......................... 29
3.2. Đặc điểm sinh trưởng của các dòng chè Shan ......................................... 30
3.2.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè ................... 30
3.2.2. Khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè Shan ............................... 31
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống chè Shan ... 38
3.4. Nghiên cứu chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm của các dòng,
giống chè Shan ................................................................................................ 39
3.5. Kết quả đánh giá cảm quan cho điểm chất lượng chè xanh..................... 41
3.6 Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh hóa ...................................................... 44
3.7 Đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu hại chính trên các dòng chè Shan .. 47
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ...................................................................................................... 56

1 Kết luận ........................................................................................................ 56
2 Đề nghị ......................................................................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

BNNVPTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agricuture Organization of the
United Nations

ICRISAT

: International crops research institute for the semi-arid tropics

KHKT


: Khoa học kỹ thuật

MNPB

: Miền núi phía Bắc

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSTT

: Năng suất thực thu

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TGST

: Thời gian sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hình dạng, kích thước lá của một số d ng, giống chè Shan .................. 26
Bảng 3.2. Đặc điểm màu sắc, hình dạng và thế lá các dòng chè shan .................... 27
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống chè Shan .................... 30
Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng, giống chè trong
vụ Xuân 2015 (cm/5 ngày)........................................................................ 31
Bảng 3.6. Thời gian hình thành lá của các dòng, giống chè Shan trong vụ
xuân 2015 (ngày)........................................................................................ 33
Bảng 3.7. Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng, giống chè Shan
trong vụ hè 2014 (cm)................................................................................ 35
Bảng 3.8. Thời gian hình thành lá của các dòng, giống chè Shan trong vụ hè
năm 2014..................................................................................................... 37
Bảng 3.9. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống chè
Shan ............................................................................................................. 38
Bảng 3.10 Thành phần cơ giới búp 1 tôm 2 lá của các dòng, giống chè Shan...... 40
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá cảm quan cho điểm chất lượng chè xanh Vụ
xuân 2015.................................................................................................... 42
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng chè xanh Vụ hè 2014 .............. 43
Bảng 3.13 Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các dòng chè Shan ............ 44
Bảng 3.14 Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các dòng chè Shan ............ 46
Bảng 3.15: Mức độ nhiễm Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) trên các
dòng, giống chè mới tại Phú Hộ .............................................................. 47
Bảng 3.16: Mức độ nhiễm Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) trên các
dòng, giống chè tại Phú Hộ ....................................................................... 49
Bảng 3.17: Mức độ nhiễm Nhện đỏ (Oligonychus coffea, N) trên các dòng,
giống chè tại Phú Hộ .................................................................................. 51
Bảng 3.18: Mức độ nhiễm Bọ xít muỗi (Helopeltis thevova w) trên các giống
chè tại Phú Hộ............................................................................................. 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè trong
vụ Xuân 2015 ................................................................................. 32
Biểu đồ 3.2: Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng, giống
chè Shan trong vụ Hè 2014 ............................................................ 35
Biểu đồ 3.3: Mức độ nhiễm Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) trên
các dòng, giống chè mới tại Phú Hộ ............................................. 48
Biểu đồ 3.4: Mức độ nhiễm Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn)
trên các dòng, giống chè tại Phú Hộ .............................................. 50
Biểu đồ 3.5: Mức độ nhiễm Nhện đỏ (Oligonychus coffea, N) trên các
dòng, giống chè tại Phú Hộ ............................................................ 52
Biểu đồ 3.6: Mức độ nhiễm Bọ xít muỗi (Helopeltis thevova w) trên các
giống chè tại Phú Hộ ...................................................................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có vai tr quan trọng trong cơ cấu cây
trồng vùng Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam. Phát triển cây chè ở

vùng này có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, xã hội, đem lại nguồn thu nhập đáng
kể xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp
phần ổn định, định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời,
cây chè còn có vai trò to lớn trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo
vệ môi trường sinh thái.
Cây chè shan (Camellia sinensis var Shan) vốn là cây hoang dại. Trên
thế giới, ngày nay con người đã phát hiện chè có rất nhiều công dụng vừa là
thức uống bổ dưỡng kiêm nhiều giá trị, có tác dụng chữa bệnh, kháng sinh tốt
và làm thực phẩm tốt. Diện tích trồng chè trên thế giới ước khoảng 2 triệu ha,
cho sản lượng chè khô hàng năm trên 3 triệu tấn, có 60 quốc gia trồng chè và
trên 100 nước uống chè.
Vào khoảng năm 1918 người Pháp đã tiến hành điều tra chè ở một số
tỉnh thuộc Miền Bắc Việt Nam đã miêu tả: Những cây chè cổ thụ phân bố chủ
yếu ở vùng núi cao Miền Bắc Việt Nam, thân cây cao lớn, chu vi thân có tới
2- 3 người ôm, lá dài, rộng, mép có răng cưa sắc nhọn, búp non có nhiều lông
màu trắng. Những cây chè này phân bố rải rác dọc theo các con suối chảy ra
hai tuyến sông Lô và Sông Đà. Vùng có nhiều chè cổ thụ nhất là Hà Giang,
Yên Bái, Sơn La. Chè Shan là một trong 4 biến chủng chè, có sức sinh trưởng
khoẻ, năng suất, chất lượng cao, giống chè Shan ở nước ta được phát hiện vào
những năm 1920- 1930 ở các tỉnh Hoàng Liên Sơn (Suối Giàng- Yên Bái),
(Hà Tuyên- Hà Giang) trên vùng núi cao từ 900- 1700m so với mặt biển. Chè
xanh được chế biến từ búp chè Shan vùng núi cao có chất lượng tốt, màu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

nước xanh vàng, vị chát mạnh, ngọt, có mùi thơm mát, đặt biệt sau khi uống

trong người cảm thấy thoải mái dễ chịu.
Cây chè có nhiều lợi thế như khả năng sinh trưởng phát triển trong điều
kiện đặc thù của vùng đất dốc, đất đồi núi và những vùng có điều kiện kinh tế,
xã hội khó khăn, là cây công nghiệp dài ngày có nhiệm kỳ kinh tế dài, mau
cho sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, cây chè còn có vai trò to lớn
trong việc che phủ đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Cây
chè đã được Đảng và nhà nước xác định trong các văn kiện Đại hội Đảng là
một trong những cây công nghiệp xóa đói giảm nghèo.
Ngoài diện tích chè được trồng tập trung, sản xuất theo quy mô công
nghiệp hiện nay Việt Nam có trên 25% diện tích chè Shan. Dựa theo đặc điểm
phân loại thực vật học (dẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [18], cây
chè Shan là một trong bốn thứ chè theo hệ thống phân loại (Camellia sinensis
var Shan). Thứ chè Shan sinh trưởng khỏe mạnh, năng suất cao, chất lượng
tốt. Người dân bản địa có tập quán chế biến làm thức uống với sản phẩm chủ
yếu là chè “Mạn” với chất lượng rất tốt.
Với mục tiêu nghiên cứu, đánh giá các dòng chè Shan có nhiều đặc điểm
tốt về chất lượng, năng suất phục vụ phát triển tại các vùng đặc thù chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số dòng chè Shan tại Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tình hình sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tình hình
sâu hại chính của các dòng chè Shan.
Tuyển chọn được d ng chè có năng suất, chất lượng ổn định bổ sung
vào bộ giống phát triển chè xanh.
3. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm hình thái của các dòng chè;
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của các dòng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè;
- Đánh giá tình hình nhiễm sâu hại chính trên các dòng chè;
- Đánh giá chất lượng, cảm quan và sinh hóa của các dòng giống chè.
3. Ý

ĩ

3.1. Ý

ọc và thực tiễn củ đề tài
ĩ

ọc

Trên cơ sở hiểu được các đặc điểm nông sinh học của các dòng chè shan
nghiên cứu và khả năng cho năng suất, chất lượng tính chống chịu sâu hại
chính làm cơ sở tham khảo, bình tuyển và khuyến cáo chè Shan cho vùng
miền núi phía Bắc.
3.2. Ý

ĩ t ực tiễn

Thông qua việc đánh giá, nghiên cứu thể hiện qua các chỉ tiêu sinh trưởng
phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu với sâu bệnh của một số
d ng chè Shan để chọn ra những dòng chè Shan có những đặc tính ưu tú như:
Sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời thích nghi với điều
kiện sinh thái để nhân giống, mở rộng diện tích..

Đề tài sẽ góp phần giải quyết những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
lựa chọn giống chè phù hợp cho vùng miền núi phía Bắc, góp phần xoá đói
giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cở sở khoa học và thực tiễn củ đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trong điều kiện sản xuất kinh doanh
chu kỳ kinh tế có thể 50 - 60 năm phụ thuộc vào giống, điều kiện đất đai, khí
hậu và các biện pháp kỹ thuật. Chất lượng chè phụ thuộc rất nhiều vào đặc
điểm sinh trưởng của từng giống như: Khả năng phân cành, đặc điểm hình
thái, khả năng ra búp, sinh hoá búp và thời gian sinh trưởng búp của giống.
Trong điều kiện tự nhiên, cây chè Shan có thể cao tới hàng chục mét,
đường kính đạt tới hàng trăm centimet, phân cành mạnh, đường kính tán lớn,
sức sống rất khoẻ, tuổi thọ cao có thể đạt tới hàng trăm tuổi (miền Bắc Việt
Nam). Tiềm năng năng suất chè Shan rất cao, một cây chè cổ thụ có đốn hái
và thu hoạch búp hàng năm có thể đạt trên 10 kg búp/1 lứa hái (Suối Giàng,
Yên Bái). Trong điều kiện trồng tập trung thâm canh khả năng cho năng suất
lớn hơn 20 - 25 tấn/ha (Nông trường chè Thanh Bình; Tam Đường; Than
Uyên; Công ty chè Mộc Châu - Sơn La).
Bên cạnh đó để vùng trồng chè Shan núi cao trở thành vùng sản xuất
hàng hoá, ngoài giống tốt và kỹ thuật nhân giống thích hợp cần có kỹ thuật

trồng trọt thích hợp để tạo nương chè kinh doanh.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là mục tiêu đầu tiên của tất cả
các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất chè nói riêng, ở Việt Nam
với diện tích 131,500 nghìn ha chè thì có 50% diện tích được trồng bằng
giống mới. Với cơ cấu giống như hiện nay thì việc cải tạo năng suất chè của
Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh yếu tố năng suất, khi nhu cầu thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

hiếu của con người ngày càng tăng cao thì chất lượng chè cũng là chỉ tiêu đặc
biệt quan trọng. Nhiều giống chè có năng suất không cao nhưng chất lượng
tốt vẫn được chấp nhận và phát triển trong sản xuất. Mà để tạo nên chất lượng
chè thành phẩm, yếu tố giống quyết định đến 50%, còn yếu tố độ cao, chăm
sóc quyết định 30%, yếu tố công nghệ chế biến, thiết bị chỉ chiếm 20%. Tuy
nhiên, trong thực tế việc đầu tư cho nhập khẩu các giống chè tốt của nước
ngoài và cho nghiên cứu, phát triển về giống còn rất thấp. Bên cạnh đó, một
số giống chè tốt của chúng ta như chè Shan c n đang bị mai một, suy giảm
chất lượng do không quan tâm đúng mức đến việc bảo toàn giống, phương
thức quản lý nương đồi chè và thu hái không hợp lý. Chính vì thế chất lượng
chè Việt Nam còn ở mức rất thấp so với thế giới, ảnh hưởng đến uy tín và giá
trị xuất khẩu. Điều đó cho thấy nhu cầu đáp ứng các giống chè có năng suất,
chất lượng cao phục vụ sản xuất là rất cần thiết. Cần theo dõi, chọn lọc ra
nhiều giống chè mới để mở rộng diện tích, thay thế dần các giống chè cũ năng
suất, chất lượng thấp ở Việt Nam.
Để khai thác có hiệu quả và mở rộng diện tích, phát triển bền vững cây

chè Shan là việc làm cấp bách. Cùng với nghiên cứu tuyển chọn những dòng
chè Shan chọn lọc bổ sung cho các tỉnh, địa phương, công tác phát triển,
chyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, xây
dựng thương hiệu cho sản phẩn chè Shan tại các vùng chè. Phát triển các dòng
chè Shan chọn lọc sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu
số, có vai trò xã hội to lớn cho phát triển kinh tế vùng.
1.2. Những kết quả nghiên cứu trên thế gi i
1.2.1.Nghiên cứu về giống chè trên thế giới
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) vốn là cây hoang dại, được sử
sách Trung Quốc ghi lại từ rất lâu đời. Trên thế giới, chè là thức uống kiêm
nhiều giá trị, nhiều hiệu quả và tác dụng lâu dài nhất. Theo các tác giả Vương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Khâu Phi, Bộc Tể Nhật, Dương Hiền Cường thuộc Đại học nông nghiệp Triết
Giang chỉ ra rằng chỉ một phiến lá chè nhỏ đã có trên 500 thành phần hoá học,
bao gồm 6 nhóm vật chất có công hiệu bảo vệ sức khoẻ như các loại vitamin,
chất purin loại kiềm, các chất phenol, các tinh dầu thơm, các chất axitamin và
chất polysacaloza.
Do quá trình thụ phấn chéo xảy ra phổ biến giữa các loài thuộc chi
Camellia nên đã tạo ra quần thể con lai ở trạng thái di truyền lẫn tạp, cây chè
Camellia sinensis cũng không nằm ngoài quy luật này.
Cây chè có thể lai tốt với các giống hoang dại, do đó các nhà phân loại
học luôn quan tâm xác định các cá thể lai này bởi qua đó có thể xác định được
sự tham gia hình thành nên vốn gen (gene pool) cây chè của các giống hoang
dại. Có hai loài được đặc biệt quan tâm là C.irrawadiensis và C. taliensis vốn

có đặc điểm hình thái tương đồng với cây chè. Một số loài khác thuộc chi
Camellia cũng được cho là góp phần hình thành nên vốn gen của cây chè
thông qua quá trình lai tự nhiên như C.flava, C.petelotii và C.lutescens, trong
đó C. taliensis được cho là lai giữa C.sinensis và C.irrawadiensis. Cho đến
nay, các nhà khoa học cho rằng ba thứ chè C.assamica; C.sinensis;
C.assamica sub sp. lasiocalyx và ở chừng mực nào đó là C.irrawadiensis đều
là các nhân tố chính tham gia hình thành nên vốn gen của cây chè. Có một
thực tế là rất khó xác định liệu có tồn tại hay không một giống chè tự nhiên
mang vật chất di truyền nguyên trạng không bị pha trộn. Bởi vậy khái niệm
"Cây chè" bao trùm toàn bộ các giống, dòng là con lai của các thứ chè này.
Quá trình phát triển của cây chè gắn liền với sự phát triển của công tác
chọn tạo giống chè. Từ lúc con người chỉ biết sử dụng các cây chè mọc tự
nhiên, đến lúc biết thu quả để gieo trồng và lựa chọn những cây tốt. Ngày nay,
riêng ở Trung Quốc đã có tập đoàn trên 1700 giống chè khác nhau phục vụ
cho phát triển chè Quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Thế giới coi công tác chọn tạo giống chè là một nhiệm vụ quan trọng
nhất để tạo ra sự đột biến của các sản phẩm mới, tạo ra sức cạnh tranh của
sản phẩm. Mục tiêu của chọn giống chè ngay nay không chỉ đơn thuần là
tạo ra các giống có năng suất cao, mà phải là có chất lượng tốt cho từng
loại sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng chè, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến
giống chè địa phương bản địa và điều kiện sinh thái như vị trí địa lý, địa hình,
đất đai, độ cao so mặt biển…Các địa danh chè nổi tiếng thế giới như vùng chè

Dajjeling (Ấn Độ) là vùng núi có độ cao từ 600 -2000m so mặt biển, các vùng
chè Srilanka hầu hết phân bố ở độ cao trên 800m và sản phẩm rất nổi tiếng
trên thế giới với 9% sản lượng chè và 19% thị trường chè xuất khẩu thế giới.
Chè Shan (Camellia Sinensis var. Shan) là một trong bốn thứ chè thuộc
loài Camellia sinensis (Cohen Stuart). Đặc điểm thứ chè Shan có thân gỗ lớn,
sinh trưởng mạnh, lá to dạng thuôn dài, chóp lá nhọn, thịt lá mềm, mặt lá gồ
ghề gợn sóng, mép lá có răng cưa nhọn, búp to và mập (trọng lượng búp trên
1 gam) có nhiều lông tuyết trắng. Trong điều kiện tự nhiên cây chè Shan có
thể cao tới trên 15 mét, đường kính đạt trên 1 mét, phân cành mạnh, đường
kính tán lớn, sức sống rất khoẻ. Vân Nam – Trung Quốc là vùng chè cổ thụ
lâu đời phân bố ở độ cao từ 1000 – 2500m, ở Xi xong bản na, nhiều cây có
tuổi thọ trên 1000 tuổi, cao nhất là 2700 tuổi. Hiện tại giống chè địa phương
Vân Nam có 18 giống, trong đó phổ biến là giống chè Vân Nam lá to có 14
giống chế biến sản phẩm chè Phổ Nhĩ nổi tiếng thế giới.
Qua 100 năm, Ngành chè thế giới đã tổng kết: Công tác chọn tạo giống
chè mới được đẩy mạnh, cây chè từ lúc tuyển chọn đến lúc tạo thành giống
mới, đưa ra sản xuất cần thời gian dài. Việc nghiên cứu thành công kỹ thuật
nhân giống giâm cành chè đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác chọn giống tốt. Theo
thống kê đến năm 1990 của 11 nước và khu vực trồng chè trên thế giới có số
lượng giống chè mới tạo ra là 446 giống, trong đó có 387 giống vô tính chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

77%, giống lưỡng hệ, đa hệ vô tính 22 giống chiếm tỷ trọng 4,93%, giống hữu
tính chọn lọc 37 giống chiếm tỷ trọng 8,3%. Tỷ trọng phổ cập giống chè tốt
trong sản xuất cao nhất ở Trung Quốc và Đài Loan trên 90%, nhân giống vô

tính, tỷ lệ phổ cập giống mới ở Ấn Độ và Kênia cũng đạt tới 80%. Để chọn lọc
các giống chè mới, các nước cũng áp dụng nhiều phương pháp khác nhau
như: Chọn lọc cá thể, chọn lọc cây đầu dòng, lai hữu tính, nhập nội giống,
gây đột biến... trong đó phương pháp lai hữu tính và chọn lọc cá thể được
chú ý và có nhiều thành công. Ngoài các phương pháp truyền thống như lai
hoa lấy hạt, giâm, ghép,... Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, ngành
công nghệ sinh học (chỉ thị phân tử và nuôi cấy mô) kết hợp với các
phương pháp truyền thống đã làm tăng hiệu quả của chọn tạo giống và rút
ngắn thời gian nghiên cứu.
Dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (1997) [34] từ những năm 50 của thế kỷ 20 Ấn
Độ đã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong đó có 102
giống chè được nhân bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2003 Ấn Độ đã có
trên 80% diện tích chè được trồng bằng giống tốt chủ yếu là giống chè Assam
được chọn lọc bằng phương pháp chọn lọc cá thể. Các giống họ đã chọn có đặc
điểm tốt như ra d ng tam bội TV29 có tiềm năng cho năng suất cao, và các
giống TV1, TV23 có sản lượng và chất lượng khá. Tuy nhiên, Phương pháp
lai hữu tính được Ấn Độ rất quan tâm đã chọn ra giống VTA 54 có năng suất
và chất lượng khá như giống TS449, TS450; TS462, TS463, TS464, TS491
và TS520 đều là các giống sinh trưởng khoẻ có khả năng chịu hạn rất tốt.
Tại Srilanca từ Năm 1958 bắt đầu trồng 40 dòng chè mới sêri chọn lọc
2020 (phổ biến các giống như : TRI 2023, TRI 2025, TRI 2026, TRI 2043...),
có năng suất cao, chất lượng tốt. Từ những năm 1960 trở lại đây đã chọn ra
các dòng chè triển vọng như TRI14, DT, DN, DP và DV.Hiện nay diện tích
trồng bằng các giống chè được nhân giống vô tính đạt trên 40% diện tích
trồng chè trong cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9

Tại Gruria bắt đầu chọn giống từ năm 1943, từ đó lần lượt chọn ra các
giống chè Grudia số 1 đến Gudia số 20, trong đó giống Grudia số 1 và Grudia
số 2 cho năng suất cao hơn Đại Bạch Trà 25 – 40%. Đặc biệt các giống chè
mới có khả năng chịu rét tốt, trong điều kiện - 80c đến -150C có khả năng qua
đông an toàn. Năm 1970 -1971

các tác giả

M.V. Koleleisvili, T.D

Mutovkina đã tiến hành chọn giống bằng phương pháp chọn cây tốt, kết hợp
với chọn d ng, qua đó chọn được giống chè Konkhitda có phẩm chất tốt,
hương thơm đặc biệt, năng suất cao hơn đại trà 50-60%. Gruria cũng là
quốc gia đầu tiên sử dụng phương pháp phóng xạ và đột biến hoá học, qua đó
chọn được 6 giống chè có hàm lượng Polyphenol, hàm lượng chất hoà tan cao
và 4 giống có dạng hình mới có hương thơm rất cao.
Tại Kenia bắt đầu sản xuất chè vào những năm 1925 - 1927 tuy nhiên
chè cho năng suât chè cao nhất thế giới, đạt trên 1500kg chè khô/ha. Kênia
lần đầu tiên nhập giống chè vào năm 1903 và trồng thành công ở Limuri với
diện tích ban đầu là 0,81ha, cho đến nay công tác giống được quan tâm rất
nhiều ở Kênia. Các giống chè chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn
giống chè đại trà tới 20%. Diện tích chè được trồng bằng các giống chọn lọc,
giâm cành chiếm tới 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè
ở các đồn điền lớn. Ngoài nhân giống bằng hình thức giâm cành, Kênia còn
nhân giống bằng hình thức ghép.
Cũng như Ấn Độ các nước Nhật Bản, Srilanca, Trung Quốc, Liên Xô
cũ… đã sử dụng công nghệ sinh học trong chọn giống chè tốt, dùng phôi non,
phôi hom bồi dưỡng thành cây chè hoàn chỉnh. Sử dụng phương pháp lai, sử

dụng ưu thế lai để tạo ra giống chất lượng cao phục vụ cho sản xuất.
Tại Trung Quốc: Là quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới. Nghiên cứu
sử dụng giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa học Trung Quốc quan
tâm từ rất sớm. Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ
Di Sơn. Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết
Quan Âm đã có từ hơn 200 năm về trước đều là những giống chè chiết cành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

Ngoài những giống nổi tiếng từ lâu đời, hiện nay Trung Quốc có nhiều
giống chè cho năng suất cao, chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và
chè đen như: Phúc Vân Tiên (1957 - 1971), Hoa Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch
(Phúc Kiến), Phú Thọ 10 (Vân Nam), Long Vân 2000 (Triết Giang), đã tạo ra
được các giống chè có chất lượng nổi tiếng như Đại Bạch Trà, Thiết Quan
âm, Long Tỉnh… Hiện nay trong chọn tạo giống chè Trung Quốc đã sử dụng
các phương pháp: Nhập nội giống, chọn lọc cá thể, đặc biệt phương pháp lai
hữu tính đã được áp dụng rộng rãi và thu được nhiều thành tựu.
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây chè
Các đặc điểm hình thái của cây chè (thân, lá, búp), đặc tính sinh
trưởng của cây chè, thời gian sinh trưởng (bắt đầu, kết thúc sinh trưởng
búp), số đợt sinh trưởng búp/năm, có quan hệ chặt chẽ với khả năng cho
năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. Do vậy nghiên cứu đặc tính sinh
vật học cây chè nhằm tuyển chọn giống chè tốt luôn được các nhà chọn
giống trên thế giới quan tâm.
Nghiên cứu tương quan giữa số búp/tán và năng suất búp của nương
chè đã đưa ra kết luận rằng: Tương quan giữa số lượng búp và năng suất

chè là 0,956  0,064.
Nghiên cứu về quan hệ giữa lá chè với năng suất chất lượng chè cho
rằng: Góc lá tối ưu cho quang hợp của cây chè là 450, lá chè màu vàng là đặc
trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá búp chè.
Nghiên cứu của Hadfiel,W. (1968) [52] về chỉ số diện tích lá của các
giống chè và đã rút ra kết luân: Chỉ số diện tích lá của những giống chè có thế
lá ngang là 3-4 và của những giống chè có thế lá đứng là 5-7. Trong điều kiện
ánh sáng đầy đủ giống chè Trung Quốc có chỉ số diện tích lá, khả năng sinh
trưởng và cho năng suất cao hơn giống chè Assam.
Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè cho rằng: Sự sinh trưởng của
búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, ở những vùng có mùa đông rõ rệt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

búp chè sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa đông và cây chè sẽ được phục hồi vào
thời kỳ có nhiệt độ không khí ấm lên, ngược lại ở những nước nhiệt đới (quần
đảo Gjava) Srilanca hay Nam ấn Độ do có điều kiện thời tiết thuận lợi đặc
biệt là nhiệt độ nên búp chè sẽ sinh trưởng liên tục, thời vụ thu hoạch búp chè
quanh năm vì vậy người ta coi đây là lợi thế của vùng đất này.
Bakhơtadze (1971) [61] khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè
cho rằng: Sự sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, ở
những vùng có mùa Đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa Đông
và cây chè sẽ được phục hồi vào thời kỳ có nhiệt độ không khí ấm lên, ngược
lại ở những nước nhiệt đới (quần đảo Gjava) Srilanka hay Nam Ấn Độ do có
điều kiện thời tiết thuận lợi đặc biệt là nhiệt độ ôn hoà, búp chè sinh trưởng
liên tục, chè cho thu hoạch quanh năm vì vậy người ta coi đây là lợi thế của

vùng đất này.
Mỗi loại cây trồng khi hình thành mầm và để mầm phát triển đ i hỏi
phải có tổng nhiệt độ nhất định. Tác giả Squir (1979) [54] khi nghiên cứu trên
cây chè ở Mallawi đã kết luận: Tổng nhiệt độ hữu hiệu cần thiết để cho một
mầm chè (0,2cm) sinh trưởng thành búp chè có thể thu hoạch được (dài 8-15
cm) vào khoảng 5000c- 6000c mà theo tác giả có đến 2/3 nhiệt độ này là cung
cấp cho sinh trưởng búp.
Nghiên cứu ở Malawi cho thấy hơn 70% sản lượng búp chè được thu
hoạch vào mùa mưa từ tháng 4-10, thu hoạch rộ từ tháng 4-8, thời kỳ này tạo
áp lực lớn cho các nhà máy chế biến chè. Một số yếu tố cấu thành nên sản
lượng chè chủ yếu gồm: chỉ số diện tích lá, tốc độ sinh trưởng búp, mật độ
búp, khối lượng búp.
+ Chỉ số diện tích lá: tầng tán có độ dày 20-24 cm và có chỉ số diện tích
lá khoảng 6 rất thích hợp cho sản lượng cao.
+ Tốc độ sinh trưởng búp: thời gian hình thành búp chè tôm 2-3 lá non
đủ tiêu chuẩn hái dài hay ngắn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, của búp chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Động thái sinh trưởng của búp chè chậm ở giai đoạn đầu ( từ khi nảy mầm
đến khi búp dài 2-3 cm), tăng nhanh giai đoạn sau ( tiếp tục đến khi búp dài
10-15 cm). Thời gian sinh trưởng cho mỗi lứa hái từ 7-21 ngày và phụ thuộc
vào từng giống và điều kiện thời tiết. Nhiệt độ không khí tối thiểu cho sinh
trưởng chè là 13-140C và tối thích là 180C- 300C, những ngày có nhiệt độ tối
đa vượt quá 350C và tối thiểu thấp hơn 140C thì làm giảm sản lượng chè, Carr,

M.K.V (1992) [47].
Khi nghiên cứu một số loài Bọ trĩ hại chè ở một số nước Châu Phi
Rattan, P.S (1992) [57] nhận xét: Những nương chè không trồng cây che bóng
sẽ bị Bọ Trĩ hại nặng hơn, đặc biệt vào thời kỳ khô nóng.
Từ các nghiên cứu trên cho ta thấy mỗi đặc điểm hình thái lá, búp, thân,
cành khác nhau, các tính trạng đặc trưng của chúng có liên quan mật thiết tới
năng suất và chất lượng chè. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà chọn
giống có định hướng để chọn ra các giống chè có năng suất và chất lượng đáp
ứng mục tiêu sản phẩm, vì thế có thể rút ngắn được thời gian chọn tạo các
giống chè.
1.3. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1.Nghiên cứu về giống chè Shan trong nước
1.3.1.1. Công tác điều tra, thu thập giống chè Shan ở Việt Nam
Chè Shan (Camellia sinensis var Shan) hiện là một trong bốn thứ chè
thuộc loài Camellia sinensis (Cohen Stuart). Đặc điểm thứ chè Shan có thân
gỗ lớn, sinh trưởng mạnh, lá to dạng thuôn dài, chóp lá nhọn, thịt lá mềm, mặt
lá gồ ghề gợn sóng, mép lá có răng cưa nhọn, búp to và mập (trọng lượng búp
1 tôm 3 lá trên 1 gam) có nhiều lông tuyết trắng. Thứ chè Shan có tính thích
ứng khá rộng, thường được phân bố vùng cao tỉnh Vân Nam, Trung Quốc,
miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Đặc tính thích ứng rộng đó là cơ sở
thực tiễn để lựa chọn và di thực cây chè Shan. Theo tác giả Djemukhatze
(1976) [50], nghiên cứu về cây chè Shan miền Bắc Việt Nam so sánh với cây
chè ở vùng Vân Nam - Trung Quốc, kết quả cho thấy thành phần và hàm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13


lượng các hợp chất catechin đơn giản của lá chè và nhận ra một điều lý thú
rằng cây chè Shan cổ thụ ở miền Bắc Việt Nam có thành phần và hàm lượng
các catechin đơn giản cao hơn chè ở vùng Vân Nam. Theo luận điểm về sự
tiến hóa sinh hóa của thực vật thì loài nguyên thủy cũng chứa nhiều hợp chất
đơn giản hơn các loài tiến hóa. Từ đó tác giả đi đến khẳng định “Nguồn gốc
cây chè chính là ở Việt Nam”.
Uống chè là tập quán lâu đời ở Việt Nam, có thể xem như một nét văn
hoá của người Việt Nam.Với dân số hơn 80 triệu người và tập quán uống trà
lâu đời, Việt Nam là thị trường còn rất nhiều tiềm năng của ngành chè. Cùng
với việc mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, việc phát triển và mở rộng thị
trường xuất khẩu chè của Việt Nam là hết sức quan trọng, vừa thúc đẩy, tăng
cường mối quan hệ hợp tác với các nước, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho ngành chè. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 60% sản lượng chè
sản xuất ra. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: Irắc, Đài
Loan, Pakistan, Ấn Độ, Nga, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Ba Lan, Anh, gần đây nhất
là thị trường Trung Quốc nhưng chủ yếu là chè sơ chế. Khối lượng chè xuất
khẩu của Việt Nam tăng đột biến trong năm 2000, tăng khá trong năm 2001,
tăng đều trong 2002, 2003 và trong năm 2004. Theo ước tính sơ bộ, lượng
xuất khẩu năm 2009 đạt 134.000 tấn với kim ngạch 179,5 triệu USD, tăng
28,4% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008, tăng
211,6% so với năm 2000 (43.00 tấn).
Hiện nay cả nước có hơn 163 đơn vị tham gia xuất khẩu chè, trong đó
Tổng công ty chè là xuất khẩu lớn nhất, với sản lượng xuất khẩu khoảng
28.500 tấn/năm, chiếm hơn 40% tổng lượng chè xuất khẩu. Ngoài ra còn một
số công ty khác như Công ty chè Thanh Hà, Công ty chè Lâm Đồng… với sản
lượng xuất khẩu khoảng 3.000- 4.000 tấn/năm. Nhìn chung lượng xuất khẩu
của chè Việt Nam đều tăng qua các năm, nhưng giá chè xuất khẩu của Việt
Nam tương đối thấp không tăng lên, mà lại có chiều hướng đi xuống. Năm
2000 giá chè xuất khẩu đạt 1.315 USD/tấn, năm 2005 đạt 1.065 USD/tấn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





14

năm 2009 đạt 1.100USD/tấn, thấp hơn rất nhiều so với Ấn Độ và SriLanKa.
Tính bình quân, đơn giá xuất chè của Việt Nam chỉ bằng 50% so với giá bình
quân chung của thế giới. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn
đứng thứ 5 của thế giới, chỉ sau Ấn độ, Trung Quốc, Kenya, Srilanka và
ngang hàng với Indonexia, nhưng giá trị xuất khẩu chè của ta vẫn còn khá
thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Bởi sản phẩm chè của ta có chất
lượng chưa cao, do khâu nguyên liệu và quy trình chế biến chưa tốt. Nguyên
nhân chính của thực trạng trên là do người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng
cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để tăng năng suất. Nếu tạo ra
được vùng sản xuất chè tự nhiên, canh tác theo hướng hữu cơ và có công nghệ
chế biến phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng chè đem lại hiệu quả kinh tế
cao đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng chè xanh đặc sản cao cấp có giá trị.
Theo Đỗ Văn Ngọc (2006) [29] thì Việt Nam là quốc gia có diện tích chè
Shan lớn nhất thế giới, có khoảng 30% diện tích chè của Việt Nam. Chè Shan
phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chè Shan có
giá trị sử dụng và giá trị kinh tế xã hội cao, cho nên nghiên cứu phát triển chè
Shan ở Việt Nam được quan tâm rất sớm. Quá trình khảo sát, nghiên cứu và
sử dụng về chè Shan ở Việt Nam như sau:
- Trước 1995:
+ Năm 1773 Lê Quý Đôn đã đề cập đến cây chè mọc ở vùng Thanh Hóa
trong Vân Đài loại Ngữ.
+ Năm 1885 đoàn khảo sát người Pháp do G.Baux tiến hành đã đề cập,
nghiên cứu cây chè Shan ở bản Xang (Hà Giang).
+ Giai đoạn 1890 - 1892 phái đoàn Parve đã tiến hành điều tra, khảo sát

cây chè ở miền núi phía Bắc, Việt Nam.
+ Năm 1892 phái đoàn điều tra của Lefevne Pontalis đã điều tra, phát
hiện ra những cây chè cổ thụ ở vùng núi Bắc Việt Nam.
+ Năm 1907 Ph.Ebevhart đã phát hiện ra cây chè dại mọc ở Vĩnh Phúc
cao tới 8 - 10m, đường kính thân 40cm, mọc lẫn trong rừng tre, nứa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

+ Năm 1976 Djemuichatze nghiên cứu các Catechin thành phân ở các
cây chè Shan cổ thụ ở vùng Tây Bắc Việt Nam, so sánh với các vùng lân cận
đã đi đến kết luận rằng Việt Nam là quê hương của cây chè.
- Giai đọan từ 1995 trở lại đây:
Giai đoạn này cây chè Shan được quan tâm nghiên cứu theo hai hướng:
Hướng thứ nhất: Điều tra, khảo sát, tuyển chọn cây chè tốt làm cây đầu dòng
phục vụ cho bảo tồn phát triển chè Shan. Hướng thứ hai: Nghiên cứu kỹ thuật
nhân giống, trồng và chế biến chè Shan.
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè
a. Nghiên cứu về búp chè
Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của các giống chè ở Việt Nam
cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu số đợt sinh trưởng
của búp chè trong điều kiện có đốn hái và điều kiện tự nhiên Lê Tất Khương
(1987) [16] cho rằng tùy điều kiện tự nhiên mà các giống chè sinh trưởng
khác nhau nhưng giữa các giống ít có sự sai khác về số đợt sinh trưởng, số đợt
sinh trưởng tự nhiên của các giống biến động từ 3.4 – 3.6 đợt/năm. Tuy nhiên
trong điều kiện có đốn, hái của các giống sẽ có sựu sai khác đáng kể về số đợt
sinh trưởng và biến động từ 5.5 – 6.5 đợt/năm tùy thuộc vào điều kiện và

phương thức thu hái.
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [18], sự hình thành một đợt sinh trưởng
búp chè theo 1 tuần tự nhất định, được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ đợt sinh trưởng búp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

Điều tra, nghiên cứu tuyển chọn cây chè Shan ở vùng núi phía Bắc Việt
Nam cho rằng:
- Chè Shan phân bố ở 3 tiểu vùng khí hậu núi cao là vùng khí hậu mát,
ẩm (Tủa Chùa, Mộc Châu, Suối Giàng, Mẫu Sơn) có nhiệt độ trung bình 16,7
- 18,6 0C, ẩm độ không khí 84,6 - 86,6%, vùng khí hậu nóng ẩm (Tam Đường,
Vị Xuyên) nhiệt độ trung bình 23,2 ÷ 24,4 0C, ẩm độ không khí 83,3 ÷ 83,8%
và vùng khí hậu khô hạn (Than Uyên) nhiệt độ trung bình 21,3 0C, ẩm độ
không khí 80,8%.
- Điều tra về điều kiện đất đai các tác giả trên cho rằng: Các vùng chè
Shan nằm trên độ cao từ 500 - 1500m so với mực nước biển, đất trồng chè
hàm lượng mùn cao từ 2,33 - 4,47%, tuy nhiên đất chè ở đây đã có biểu hiện
bị rửa trôi, xói mòn, cần có biện pháp canh tác, sử dụng hợp lý.
- Đặc điểm cây chè Shan có chiều cao biến động rất lớn từ 338,1 996,7cm, trong đó vùng có cây chè Shan cao nhất là vùng Mẫu Sơn (Lạng
Sơn), chiều rộng tán của cây chè Shan cũng có biến động lớn giữa các vùng,
đạt từ 276,7cm - 634cm; cây chè Shan có đường kính gốc lớn nhất là cây chè
Shan ở Suối Giàng đạt 130,9cm.
Về lá chè có hai dạng, dạng lá to, búp to phân bố ở Suối Giàng, Tủa
Chùa, Mẫu Sơn, Vị Xuyên dạng lá nhỏ, búp nhỏ ở Lũng Phìn, ở búp chè và lá

non đều có tuyết tuy nhiên mức độ tuyết khác nhau ở từng cây chè Shan và
từng vùng.
- Về tập quán canh tác: Chè Shan được trồng theo hai hình thức trồng tập
trung và trồng phân tán.
- Về khả năng cho năng suất: Chè Shan trồng phân tán cho thu hoạch 4
lứa/năm, trồng tập chung có thể cho năng suất 15-20 tấn búp/ha/năm
- Thành phần sinh hóa hàm lượng Tanin, chất hoà tan rất cao (Tanin từ
27,96 - 35,8%, chất hoà tan từ 42,40 - 45,36%), hàm lượng Axit amin đạt khá
cao: Từ 19,42 ÷43,48mg/100g chất khô, chế biến chè xanh, chè đen chất
lượng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×