Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ Ngữ văn 6 bằng cách dùng tranh minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 18 trang )

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ
NGỮ VĂN 6 BẰNG CÁCH DÙNG TRANH MINH HỌA
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước bước vào hội nhập, những chủ nhân tương lai phải chuẩn bị cho
mình một hành trang mới để tự tin bước đi trên những nẻo đường đời. Do đó,
con đường chuẩn bị hành trang là sự kế thừa và phát huy nhưng không thể lạc
hậu và trì trệ, không thể cứ theo kiểu thầy hỏi, trò trả lời mà thầy phải đốt lên
trong trò ngọn lửa đam mê bởi “Chỉ ham học thôi chưa đủ mà cần phải học say
mê”. Đó chính là mong muốn của biết bao đồng nghiệp dạy học, bởi khi học sinh
biết say mê học tức là thành công đã đến với quá trình dạy học…
Dạy học là một nghề rất đặc biệt, nghề ấy không tạo ra một sản phẩm cụ
thể để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của chúng ta mà trong suốt một quãng
thời gian dài giáo viên trên lớp thay phiên nhau đào tạo, rèn luyện một con
người; một học sinh có tri thức, có đức, tài năng… Thế nhưng thực trạng dạy học
và học văn ngày nay ra sao? Các em còn niềm hứng khởi đam mê khi học bộ
môn Ngữ văn nữa hay không vẫn còn là nỗi băn khoăn, trăn trở của các thầy cô
giáo. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên Ngữ văn lại
càng khó khăn, nặng nề.
Trong dạy học không có phương pháp nào “vạn năng” mà phải phối hợp
nhiều phương pháp nhưng theo tôi một trong những hình thức dạy học có thể
làm học sinh say mê và nó rất phù hợp cho việc sử dụng giáo án điện tử hiện nay
là: Trong tiết dạy Ngữ văn giáo viên nên sử dụng tranh ảnh minh họa cho tiết
dạy thêm sinh động. Tuy nhiên dùng tranh gì? Dùng vào thời điểm nào và dùng
như thế nào, tranh đâu để sử dụng? Bí quyết nào tạo sự say mê cho học sinh?
Với đặc thù của môn Ngữ văn thì câu trả lời đó không đơn giản chút nào.
Với tư cách là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở, tìm tòi với
công tác giảng dạy của mình làm sao để giúp các em hứng thú, nắm chắc, hiểu
sâu, nhớ lâu bài học, rèn luyện nhân cách cho các em qua từng giờ dạy của mình.
Chính vì nhứng lí do đó tôi đã chú trọng và ứng dụng công nghệ thông tin vào
các bài giảng và bước đầu thu được kết quả khả quan. Tôi mạnh dạn chọn và báo
cáo đề tài: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ Ngữ văn 6


bằng cách dùng tranh minh họa”.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Trước hết giáo viên phải yêu nghề luôn có mong muốn học hỏi để nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến nội dung
bài học để việc soạn bài chu đáo hơn. Giáo viên cần có kiến thức sâu rộng, đưa
ra hệ thống câu hỏi rõ ràng, logic.
Thường xuyên chuẩn bị đồ dùng dạy học và áp dụng một cách có hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng cho tiết dạy Ngữ văn.
Cần nắm chắc tiến trình lên lớp của việc dạy và học; sử dụng đa dạng, linh
hoạt các bước, các phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt giáo
viên cần hiểu rõ mục đích yêu cầu, thao tác, tác dụng của từng phương pháp.
Dạy học cũng cần có tính nghệ thuật và luôn luôn sáng tạo.
1


“Học sinh là trung tâm, là chủ thể, là mục đích của quá trình dạy học. Học
sinh phải chiếm lĩnh trí thức một cách chủ động vì thế để đạt được kết quả trong
học tập, học sinh cần thực hiện tốt các thao tác trí tuệ, sự chú ý, sự ghi nhớ, sự
thông hiểu, sự suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo”. (Theo “Các thao tác trí tuệ”).
Học sinh phải có ý thức tự giác, hăng say trong học tập.
Tác dụng của việc dùng tranh minh họa cho tiết dạy Ngữ văn 6? Tại sao
nên dùng tranh minh họa cho tiết dạy? Để trả lời được câu hỏi này trước hết cần
phải hiểu khái niệm của “minh họa”. “Minh họa là làm rõ thêm, sinh động thêm
nội dung của tác phẩm văn học hoặc văn bản trình bày, bằng hình vẽ hoặc bằng
những hình thức dễ thấy, dễ hiểu và dễ cảm nhận” (Theo Từ điển Tiếng Việt
ngôn ngữ học Việt Nam).-*
Bắt nguồn từ khái niệm trên mà chúng ta dễ nhận thấy được tác dụng rất
lớn của việc dùng tranh minh họa cho tiết dạy Ngữ văn, cụ thể là những tác dụng
sau:

- Làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn, tạo hứng thú cho học sinh
trong học tập.
- Góp phần khắc sâu kiến thức cho học sinh trong học tập.
- Giúp giáo viên dẫn dắt học sinh đến với khái niệm dễ dàng hơn.
- Tạo cho học sinh cảm giác yêu văn học và nghệ thuật.
2. Thực trạng khi thực hiện đề tài:
+ Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Chi bộ, Ban chấp hành Công đoàn
nhà trường.
Đội ngũ giáo viên tổ Khoa học xã hội tương đối đông, đa số giáo viên có
nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ
lẫn nhau.
Qua học tập và quá trình giảng dạy bản thân tôi đã có được vốn kiến thức
và kinh nghiệm giảng dạy đồng thời thường xuyên dự giờ thăm lớp những giáo
viên có kinh nghiệm hơn để học hỏi.
Phương pháp dạy học mới là phương pháp tích cực, tiến bộ giúp giáo viên
có tâm huyết đầu tư hơn vào tiết dạy của mình cũng như có thêm cơ hội phát huy
khả năng sáng tạo của bản thân. Học sinh sôi nổi, sáng tạo và có hứng thú học
hơn so với phương pháp dạy học theo lối thuyết trình cũ.
+ Khó khăn:
Chất lượng đầu vào của học sinh lớp 6 thực tế còn yếu, nhiều em học sinh
viết chữ xấu, chưa biết diễn đạt ý, đôi khi các em quá hứng thú vào hình ảnh,
đoạn phim gây ảnh hưởng cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Phương pháp mới là phương pháp dạy học tích cực nhưng lưu lượng thời
gian dành cho mỗi bài lại quá hạn hẹp vì thế đôi lúc giáo viên phải dạy lướt qua
và học sinh phải tiếp nhận lượng kiến thức mà không có sự thấm nhuần. Đây là
một khó khăn đáng kể cho giáo viên giảng dạy.
+ Số liệu thống kê
Theo số liệu ban đầu của năm học cụ thể như sau:
Lớp

Sĩ số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
6A
18
3
6
6
3
0
6B
19
1
3
6
6
3
2


3. Nội dung, biện pháp thực hiện và các giải pháp của đề tài.
a. Những tranh cần có:
Thực tế tranh minh họa được trang bị cho chương trình Ngữ văn THCS
nói chung và chương trình Ngữ văn 6 nói riêng chưa phong phú, thậm chí là
chưa đáp ứng được mong muốn của người dạy, người học. Do vậy chưa phát huy
được hết mặt mạnh của nó trong dạy Ngữ văn. Tuy nhiên không phải bài nào, sự
vật nào, hiện tượng nào cũng sử dụng tranh để minh họa mà phải xét thấy mục

tiêu chính cần đạt của bài học liên quan đến bức tranh minh họa nào chúng ta sẽ
sáng tạo, không ngừng sáng tạo để có được tranh sử dụng. Tranh phục vụ cho
chương trình Ngữ văn chủ yếu phục vụ cho phần văn bản của văn học dân gian
(truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích) còn phần văn học hiện đại
những bức tranh còn gắn vào SGK; đây cũng là những khó khăn đáng kể đối với
giáo viên, vả lại ngoài việc dùng tranh minh họa cho tiết dạy văn bản thì việc dạy
ngữ pháp và tập làm văn cũng có thể dùng tranh minh họa. Như thế để giải quyết
phần nào vấn đề này đòi hỏi người dạy phải có kỹ năng sáng tạo, sáng tạo “ý
tưởng hình ảnh” để đưa vào minh họa phục vụ cho tiết học, nhằm khắc sâu kiến
thức tạo hứng thú cho học sinh. Theo tôi cần rất nhiều tranh để phục vụ cho
nhiều bài nhưng tôi xin đưa ra một vài bức tranh cần có dưới đây để làm ví dụ:
- Dạy văn bản “Em bé thông minh”

Ngoài ra cần có 04 bức tranh về 04 lần thử tài:
+ Bức tranh 1: Em bé giải câu đố của viên quan.

3


+ Bức tranh 2: Em bé giải câu đố lần thứ nhất của vua.

+ Bức tranh 3: Em bé giải câu đố lần thứ hai của vua.

4


+ Bức tranh 4: Em bé giải câu đố của sứ giả nước láng giềng.

- Dạy bài “Tìm hiểu chung về văn miêu tả” có thể dùng 04 bức tranh:
+Bức tranh 1 + 2: Quang cảnh về hai vườn nhà.

5


+Bức tranh 3: Quang cảnh một cửa hàng quần áo.
+Bức tranh 4: Hình ảnh của một lực sĩ.
-Dạy bài “Từ mượn” có thể dùng tranh để phục vụ cho phần II “Nguyên
tắc mượn từ”
+Bức tranh 1: Xe lửa.
+Bức tranh 2: Máy bay.
-Dạy văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trong sách đã có tranh với
nội dung “Dế Mèn đang trịch thượng với Dế Choắt”, vậy cũng sẽ cần có thêm
tranh với nội dung “Dế Mèn đang đứng trước mộ Dế Choắt với sự ân hận” -> để
làm nổi bật nội dung của văn bản.
b.Làm thế nào để có tranh để sử dụng:
Tranh sử dụng có hai dạng: Tranh động và tranh tĩnh. Tranh động tức là
những đoạn phim thì giáo viên có thể tự tìm và sưu tầm còn nếu dùng tranh tĩnh
thì thực tế các trường học đã đưa vào môn Họa, nhiều học sinh vẽ rất đẹp rất
nghệ thuật nhưng chấm điểm xong thì tác phẩm nghệ thuật của các em lại trở nên
vô nghĩa. Vậy tại sao lại không tận dụng những thành quả của học sinh? Nhưng
để tận dụng được cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên dạy Họa và giáo
viên Ngữ văn trong một số bài vẽ về “đề tài tự chọn”. Giáo viên dạy Họa có thể
định hướng cho học sinh một số bức tranh mà bên môn Ngữ văn cần thiết, làm
như thế sẽ giảm được phần kinh phí cho việc dùng tranh minh họa phục vụ cho
tiết dạy.
c. Cách thức sử dụng:
Sử dụng tranh minh họa không nên tùy tiện mà cũng có những nguyên tắc
nhất định:
- Tranh được sử dụng không nên cho học sinh xem trước nhằm tạo bất ngờ
hứng thú khi học.
- Sử dụng tranh có hiệu quả và hợp lý giữa các khâu, các phần. Khi đưa

tranh vào sử dụng phải đặt câu hỏi để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
nhằm phát huy tác dụng của việc dùng tranh minh họa
Ví dụ: Dạy bài “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) sẽ sử dụng bức
tranh Sách giáo khoa và đặt câu hỏi (cho mục 2)

6


? Bức tranh này minh họa cho sự việc gì trong văn bản?
(Dế Mèn coi thường Dế Choắt)
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt?
(như gã nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẫu, mặt mũi ngẩn
ngẩn ngơ ngơ)
-> Đồng thời với việc trả lời của học sinh, giáo viên sẽ chỉ vào tranh và
nói về các chi tiết đó.
? Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt có gì đặc biệt? (chú mày).
? Như thế dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện lên như thế nào? (yếu ớt, xấu
xí, lười nhác, đáng khinh).
Thái độ đó đã tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn? (kiêu căng, tụ phụ).
Giáo viên chỉ lên tranh đồng thời thuyết minh: Dế Mèn thanh niên hùng
dũng đẹp đẽ là vậy nhưng lại tự phụ, kiêu căng…
Ngoài tranh này ra với văn bản này còn có thể sử dụng tranh với cảnh:
Dế Mèn đứng trước mộ Dế Choắt.

7


Tranh này thực tế chưa có, giáo viên phải sáng tạo. Có thể tiến hành bằng
cách giáo viên treo bức tranh đó đặt câu hỏi:
Thái độ Dế Mèn đã thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết?

(Hối hận, xót thương, quỳ xuống nâng Dế Choắt lên mà than, đắp mộ to cho Dế
Choắt, đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên).
Học sinh trả lời, giáo viên vừa giảng chi tiết nào liên quan đến hình ảnh sẽ
đồng thời giới thiệu rồi tiếp tục hỏi học sinh: Vậy thái độ ấy giúp em hiểu thêm
gì về Dế Mèn? Theo em sự hối lỗi đó của Dế Mèn có cần thiết không? Cuối
truyện là hình ảnh của Dế Mèn đứng hồi lâu trước mộ bạn, em thử hình dung
tâm trạng của Dế Mèn lúc này?
Học sinh dựa hoàn toàn vào tranh tự hình dung cảm nhận và trả lời.
Ví dụ: Dạy bài “Từ mượn” Giáo viên sử dụng:
Bức tranh thứ nhất là hình ảnh xe lửa.

8


Bức tranh thứ hai là máy bay

Đặt câu hỏi để phục vụ cho phần II: Nguyên tắc từ mượn.
? Bức tranh 1 là sự vật nào? (xe lửa)
? Bức tranh 2 là sự vật nào? ( máy bay)
Vậy Tiếng việt đã có thể sử dụng thế chúng ta cần mượn từ nước ngoài
không? (không)
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này một em đọc phần ý kiến phát biểu của Bác
trong sách giáo khoa.
9


? Qua lời phát biểu đó Bác muốn lưu ý chúng ta điều gì trong mượn từ?
(mượn từ không nên tùy tiện, những từ chúng ta có thì chúng ta không mượn).
Dạy bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả , sẽ sử dụng 4 bức tranh:
Cách tiến hành: Học sinh đọc tình huống 1.

Giáo viên chiếu quang cảnh một ngôi nhà.

Sau đó có thể đặt câu hỏi: Nếu đây là ngôi nhà của em thì em sẽ làm thế
nào để người khách nhận ra được ngôi nhà của mình? (Học sinh sẽ tự nêu những
đặc điểm tiêu biểu của ngôi nhà dựa vào bức tranh vừa xem).
Kế tiếp giáo viên chiếu quang cảnh hai ngôi nhà trong đó có ngôi nhà mà
học sinh vừa tả.

10


Tiếp tục đặt câu hỏi: Trong hai ngôi nhà này ngôi nhà nào là ngôi nhà của
bạn vừa nói đến?
Giáo viên sẽ khen ngợi cả học sinh tái hiện và học sinh hình dung như vậy
là tình huống thứ nhất đã được giải quyết.
Giáo viên treo bức tranh 3: (Quang cảnh cửa hàng bán quần áo)

Sau đó chỉ định một học sinh đóng vai người mua hàng, cho một học sinh
đóng vai người bàn hàng. Em muốn mua chiếc áo nào trong sạp quần áo này?
Vậy em làm thế nào để người bán hàng lấy xuống cho em chiếc áo đó? (học sinh
tự trả lời theo sự hình dung và ngôn ngữ của mình). Thế ai có thể làm người bán
hàng giúp bạn lấy được chiếc áo bạn cần nào? (một học sinh xung phong lên chỉ
vào tranh), sau đó nếu đúng giáo viên sẽ khen ngợi và nhấn mạnh về sự tái hiện
lại cũng như sự hình dung rất tốt của học sinh.
Sau khi giải quyết xong tình huống thứ hai giáo viên sẽ chiếu hình Lực sĩ:
11


Có thể đặt câu hỏi: Người trong hình này là ai? (Lực sĩ).
Giả sử có một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ này là người như thế

nào? Em sẽ nói ra sao để em nhỏ đó hình dung được về người lực sĩ ( học sinh có
thể trả lời: Lực sĩ là người có thân hình cân đối, các cơ bắp cuồn cuộn, nước da
đen bóng…). Kế tiếp giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi trong những tình
huống trên chúng ta đã dùng thể văn gì? (miêu tả) và cho học sinh thảo luận với
câu hỏi: Hãy nêu một số tình huống mà chúng ta cần sử dụng đến thể văn này?
Sau đó nhận xét kết quả thảo luận và rút lại vấn đề bằng cách hỏi học sinh:
Trong trường hợp nào người ta dùng văn miêu tả? (Khi người ta cần tái hiện
hoặc giới thiệu một sự vật, con người, phong cảnh… mà người được giới thiệu
chưa nhận ra, chưa trông thấy, chưa hình dung được).
Việc các bạn giúp người đọc, người nghe hình dung được đặc điểm, tính
chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người tức là bạn làm gì? ( miêu tả).
Một bức tranh có thể dùng cho nhiều phần, nhiều bài. Chẳng hạn: tranh
“Dế Mèn và Dế Choắt” trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”(Tô Hoài)
cũng có thể đưa sử dụng phục vụ cho phần 2 trong mục I của bài (Tìm hiểu
chung về văn miêu tả”. Cũng bức tranh này có thể dùng để dạy bài “Nhân hóa”.
Ngoài 3 ví dụ trong sách giáo khoa thì giáo viên có thể tiến hành bằng cách yêu
cầu học sinh đọc đoạn văn bản miêu tả về Dế Mèn ( bởi tôi ăn uống điều độ và
làm việc có chừng mực ………. khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu) và đặt
câu hỏi: Đoạn văn trên miêu tả con vật nào ? (Dế Mèn), sau đó giáo viên treo
12


tranh và tiếp tục câu hỏi: Những từ ngữ đó vốn dùng để tả ai? ( tả người) khi ta
sử dụng từ ngữ vốn để tả con người để tả con vật tức là chúng ta đã sử sụng phép
tu từ nào? (nhân hóa). Việc dùng từ ngữ tả người để tả vật có tác dụng gì? (làm
cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người) -> từ đó hướng tới rút ra
khái niệm nhân hóa và chẳng hạn bức tranh xe lửa và máy bay có thể phục vụ
cho bài: “ Danh từ và cụm danh từ”.
Ngoài việc sử dụng tranh để phục vụ cho nội dung trong sách giáo khoa,
giáo viên có thể tự nghĩ ra những hình ảnh khác để có thể phục vụ cho phần

luyện tập. Chẳng hạn có thể sử dụng những đoạn phim hoặc hình ảnh tĩnh tùy
theo đặc trưng và yêu cầu của từng bài.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tính từ” thì phần củng cố bài có thể dùng một vài
hình ảnh về Vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long

13


Hòn Trống Mái - Biểu tượng của Vịnh Hạ Long

Đơn lẻ - Hòn Ngón tay
14


Hang động của Vịnh Hạ Long với vẻ đẹp huyền ảo như tranh thủy mặc
Sau khi cho học sinh xem những hình ảnh minh họa trên, yêu cầu các em
viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long có sử dụng những tính
từ.
4. Kiểm nghiệm
Qua đây ta thấy việc sử dụng hình ảnh minh họa góp phần không nhỏ
trong việc khai thác nội dung và cảm thụ tác phẩm của một tiết Ngữ văn theo
tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay. Đặc biệt trong những tiết
giảng văn bản lớp 6 vì trong thực tế đồ dùng dạy học môn Ngữ văn lớp 6 hiện
nay chưa phong phú, còn quá ít so với lượng kiến thức yêu cầu. Chính vì vậy khi
dạy các văn bản không thể thiếu phương tiện minh họa bằng tranh ảnh này.
Trên đây là một số ý tưởng, suy nghĩ của bản thân khi định hướng viết đề
tài này. Vì vậy tôi tự nhận thấy, trong tình hình hiện nay đồ dùng phục vụ cho bộ
môn Ngữ văn chưa phong phú – đặc biệt nhất là phân môn văn bản lớp 6. Vì vậy

tôi đã viết lên một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng các phương tiện dạy
học.
Đề tài này đã được tôi áp dụng giảng dạy một số bài bước đầu đã thành
công. Tôi thấy trong giờ học các em chăm chú nghe giảng, chủ động tìm tòi, nhớ
và nắm chắc hơn về nội dung của bài; các em yêu thích giờ học Ngữ văn hơn so
với trước. Các em biết thâm nhập vào cái hồn của bài thơ, văn bằng chính hình
ảnh minh họa; tính tích cực, sáng tạo, sự chủ động trong học tập được phát huy
cao độ. Từ những hình ảnh đó đã giúp các em tự tìm tòi sáng tạo ra một cách học
dễ nhớ, dễ thuộc nhất.
Việc áp dụng phương tiện vào dạy học tôi thấy hiệu quả đã tăng lên rõ rệt,
đó là tín hiệu khả quan rất đáng khích lệ và có thể áp dụng rộng rãi trong các
15


môn học và đặc biệt là quá trình phân tích tác phẩm văn học như tôi đã trình bày.
Việc vận dụng tranh ảnh đã hổ trợ đắc lực trong quá trình khai thác vào “chiều
sâu” của văn bản. (Tuy nhiên giáo viên cần phải biết chọn lọc những “tư liệu”
đặc sắc, tiêu biểu toàn diện).
Ngoài ra để thực hiện có hiệu quả thì giáo viên phải tích cực sử dụng đồ
dùng dạy học sẵn có, với những bài không có đồ dùng dạy học của Bộ Giáo dục
và Đào Tạo thì giáo viên có thể cho học sinh tự vẽ để sử dụng trong bài dạy giúp
học sinh tiếp thu bài tốt hợn.
Bên cạnh đó, giáo viên cần học hỏi và trao đổi thêm kiến thức chuyên
môn, luôn tham gia các chuyên đề do trường, phòng tổ chức. Xây dựng thêm
nhiều tiết dạy cho đủ các phân môn Ngữ văn.
Kết quả chất lượng cuối kì của năm học đạt được như sau:
Lớp

Sĩ số HS


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

6A
6B

18
19

5
3

8
5

4
8

1
2

0
1


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Môn Ngữ văn là môn học hết sức phong phú và phức tạp, để học sinh yêu
thích và học giỏi thì người giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp,
phương tiện dạy học nên đề tài này chỉ hỗ trợ được phần nào khi tìm hiểu nội
dung tác phẩm khối lớp 6.
Kinh nghiệm mà tôi đưa ra trên đây không có gì là mới mẻ chủ yếu là hệ
thống lại và đưa ra những khía cạnh về việc dùng tranh minh họa mà tôi góp nhặt
trong quá trình giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp. Trong quá trình làm đề tài
không tránh khỏi được những thiếu sót, hạn chế nhất định kính mong quý thầy
cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Qua đề tài tôi xin có một số kiến nghị như sau:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường trung
học cơ sở rất mong được sự quan tâm hơn nữa của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT
huyện cung cấp cho chúng tôi nhiều hơn, đầy đủ hơn về các thiết bị đồ dùng dạy
học, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa, phim tài liệu…
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai tốt công tác sáng kiến kinh
nghiệm, tổ chức các buổi học tập sáng kiến kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm
chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp và để hoạt động này thực sự có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành GD&ĐT huyện.
NGƯỜI VIẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục)
2. Sách giáo viên Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục)
3. Từ điển Tiếng Việt ngôn ngữ học Việt Nam
(Minh Tân, Thanh Nghị - Xuân Lâm)


17


18



×