Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phương thức khai thác nghệ thuật truyền thống trong kinh doanh du lịch: Nghệ thuật hát văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.49 KB, 10 trang )

Đề bài : Phương thức khai thác nghệ thuật truyền thống
trong kinh doanh du lịch
Chầu Văn.
1.

Giới thiệu :
Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca
hát cổ truyền của Việt Nam.Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu
đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần
(Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Bằng
cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm
trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh.Hát văn có
xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.Vào
thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm
1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan.
Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát
văn là Hà Nam, Nam Định và một số vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật
chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Hà Nam,
Nam Định đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

2.

(đợt 1).
Phân loại :
Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu
(hát phục vụ hầu đồng, lên đồng), và hát văn nơi cửa đền:
Hát thờ: được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh (ngày thánh
đản sinh, ngày thánh hóa...) và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
Hát hầu, trong hát hầu theo tín ngưỡng tứ phủ thì ba giá tam tòa Thánh


Mẫu là bắt buộc và hầu tráng bóng chứ không tung khăn. Các giá tung khăn bắt
đầu từ hàng Quan Lớn trở xuống. Trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, người
1


ta có thể kết hợp hầu tứ phủ hoặc hầu riêng, nếu hầu kết hợp với tứ phủ thì
thường thỉnh tam tòa Thánh Mẫu đầu tiên, còn nếu hầu riêng thì mới thỉnh đức
Thánh Vương Trần Triều đầu tiên. Một số tác phẩm tiêu biểu như "Cô Đôi
Thượng Ngàn",...
Hát văn nơi cửa đền: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu
xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ.
Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, và hát theo yêu cầu của
khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn
nguyện cầu các mong ước của khách hành hương. Một đoạn văn thường hát thí
dụ như:
Con đi cầu lộc cầu tài.
Cầu con cầu của gái trai đẹp lòng.
Gia trung nước thuận một dòng.
Thuyền xuôi một bến vợ chồng ấm êm.
Độ cho cầu được ước nên.
Đắc tài sai lộc ấm êm cửa nhà.
Lộc gần cho chí lộc xa.
Lộc tài lộc thọ lộc đà yên vui.
Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông
Đồng bà Cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển
thánh.Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai
lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ
cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung
văn. Lúc này cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu,
thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cuông (khai

3.

quang) cho thanh sạch.
Cách trình bày và phần lời :
Chầu văn là một thể hát do cung văn hát trong nghi thức hầu bóng lên
đồng. Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng, gọi là đệ tử thánh,
ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa
hát theo. Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo để khi

2


thánh nhập thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc cũng lo các lễ
vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến cung nghinh.
Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục
bát, lục bát, nhất bát song thất (có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu
tám và hai câu bảy chữ), hát nói…
Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh,
thanh la, ngoài ra còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn thập
4.




5.

lục, đàn nhị, kèn bầu, chuông, mõ, đàn bầu,...
Thứ tự trình diễn :
Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
Mời thánh nhập

Kể sự tích và công đức
Xin thánh phù hộ
Đưa tiễn
Bài hát thường chấm dứt với câu: "Xa loan thánh giá hồi cung!"
Các làn điệu và tiết tấu :
Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này
mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người
nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu (hay còn gọi là lối hát, cách hát).
Người xưa còn gọi làn điệu là cách 格. Thí dụ như điệu bỉ thì gọi là bỉ cách, điệu
dọc thì gọi là dọc cách… Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng,
Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú rầu (phú dầu), Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn
Xá, Kiều Dương, Hãm, Dồn, điệu kiều thỉnh, Hát Sai (Hành Sai), ngâm thơ.
Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò
Huế, hồ quảng, hát canh …..
Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức hát văn
thờ. Thông thường điệu Bỉ đuợc hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú (bốn câu mỗi
câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú (tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có
khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song

3


thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là
đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường
sử dụng nhiều câu đối nhau (biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ
có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng. Bỉ được
lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và
hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy

theo dây lệch, nhịp đôi.
Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp
ba.
Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi
các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly.
Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau.
Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp
ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là
dồn phách.
Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối
vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo
nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song
thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch,
nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến
hóa).
Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song
thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn
bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
4


Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
Xá là một trong những điệu hát quan trọng nhất khi hát văn hầu bóng (cùng
với Cờn, Dọc, Phú nói). Điệu Xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng.

Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác
như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số
6.

Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.
Khai thác “Chầu văn “ trong du lịch:
Di sản nói chung và di sản phi vật thể nói riêng là những nguồn tài nguyên
du lịch quí giá. Hiện nay loại hình du lịch tìm hiểu những nét văn hóa là bản sắc
dân tộc đang được rất nhiều du khách ưa thích, đặc biệt là du khách quốc tế.
Điều đó khẳng định vai trò, sức hút và sự hấp dẫn của các di sản đối với sự phát
triển của ngành du lịch.
Trong đợt công bố các di sản phi vật thể quốc gia này, Nghi lễ Chầu Văn
của người Việt cũng được công nhận là di sản phi vật thể ở 2 tỉnh Hà Nam và
Nam Định. Song hát Chầu Văn không chỉ bó hẹp ở hai địa phương này, ở Bắc
Giang hát Chầu Văn cũng là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo và được diễn ra
khá phổ biến ở các đền, phủ và các điện như ở đền Suối Mỡ, đền Nguyệt Hồ…
Trước đây, Hát văn là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính chất nghi lễ
phục vụ chủ yếu cho tín ngưỡng Tứ phủ ( Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức
Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo) – những tín ngưỡng dân gian có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đời sống của người Việt. Hát Văn bao gồm có hát thi, hát thờ,
hát văn nơi cửa đền và hát hầu bóng. Hát Chầu Văn sử dụng âm nhạc mang tính
tâm linh với lời văn trau chuốt, nghiêm trang thể hiện lòng thành kính của người
hát đối với các vị thánh thiêng… Hát văn nhất thiết phải gắn với không gian
diễn xướng đó là nơi cửa đền, cửa phủ hoặc các điện thờ. Hát văn phổ biến nhất
trong mùa lễ hội, tức là những ngày đầu xuân năm mới. Khi đó, tại các lễ hội
mùa xuân hoặc rải rác trong các ngày tuần rằm, mồng một tại các nơi đền, phủ
thường diễn ra hai loại hình hát văn đó là hát thờ và hát hầu bóng. Hát thờ chủ
yếu phục vụ khách thập phương, những người hát ( gọi là cung văn) ngồi tại nơi

5



cửa đền sẽ tấu lên những bài văn phù hợp mỗi vị thánh trong phủ thờ hoặc hát
theo yêu cầu của khách. Còn hát hầu bóng phục vụ nghi lễ hầu đồng, quá trình
nhập hồn của các vị thánh vào thân xác các ông Đồng bà Cốt. Lời của các bài
hát văn thường kể lại lai lịch, sự tích các vị thánh đang giáng và thường kể về
xuất xứ, tôn vinh công đức, kỳ tích của các thánh. Giai điệu của hát văn mượt
mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập khỏe khoắn vui tươi và đặc biệt chất thơ trong lời
các bài hát văn được nâng cao trong không gian tâm linh thành kính, xuýt xoa
cùng với dàn nhạc phụ họa đưa đẩy và các điệu múa thiêng của các thánh thể
hiện qua người hầu đồng... Ngày nay với những tính chất đặc sắc này, Hát Văn
không chỉ bó hẹp trong các nghi lễ như trước kia nữa mà Hát Văn đã được coi
như một hình thức ca nhạc dân gian vui tươi lành mạnh được trình diễn ở các
hội thi, biểu diễn ở các hội nghị, các buổi giao lưu văn hóa – văn nghệ và đặc
biệt là trong các chương trình giao lưu “ Ẩm thực – Văn hóa – Văn nghệ” trong
các tour phục vụ khách du lịch.
Hát Văn ở Bắc Giang tồn tại song hành cùng với tín ngưỡng dân gian thờ
Mẫu và Đức Thánh Trần. Với hàng trăm di tích đền, phủ nằm rải rác trong tỉnh
cùng với nhiều điện thờ tư gia là những không gian sinh hoạt của nghệ thuật hát
Văn, đặc biệt là hát thờ, hát hầu bóng….Hằng năm, phổ biến vào dịp đầu xuân
các con nhang, đệ tử trong tỉnh cũng như từ các địa phương lân cận đổ về các
đền thờ ở Bắc Giang để tổ chức hát hầu, hát thờ. Trong những điểm thường diễn
ra lễ hầu bóng phải kể đến đền Suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương huyện Lục
Nam và đền bà chúa Nguyệt Hồ thuộc xã Hương Vĩ huyện Yên Thế. Trong nghi
thức thờ Mẫu ở đền bà chúa Nguyệt Hồ và hệ thống đền thờ ở Suối Mỡ ( Công
chúa Quế Mỵ Nương hay còn gọi là Bà chúa Thượng Ngàn) thì hình thức hầu
bóng được coi là một nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu, nhất là trong những
ngày đầu xuân và dịp lễ hội. Vào dịp đầu năm có rất đông du khách thập phương
từ các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội... về đền
Suối Mỡ và đền bà chúa Nguyệt Hồ để lễ Mẫu và dâng văn hầu. Theo sự tích


6


truyền lại đền Đền Nguyệt Hồ là một trong những di tích cổ gắn liền với hàng
ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Bắc Giang. Ngôi đền nằm ở vùng
đất có nhiều di tích thuộc thượng lưu dòng sông Thương. Dọc ven dòng sông
này có rất nhiều các điểm di tích thờ Mẫu nhưng được quan tâm và nổi tiếng
hơn là đền Nguyệt Hồ, thuộc xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế. Những năm gần đây
đền Nguyệt Hồ là điểm nhấn tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du
khách thập phương. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách từ khắp các tỉnh,
thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Nguyệt Hồ để xin lộc, cầu tài,
cầu bình an trong cuộc sống. Còn tại Suối Mỡ- hệ thống đền Hạ, đền Trung và
đền Thượng đều thờ công chúa Quế Mị Nương, con gái thứ 10 của vua Hùng
Định vương. Tương truyền nàng là người có công khởi thác Vực Mỡ đưa nước
về cho nhân dân trong vùng khai hoang, trồng trọt, xây dựng xóm làng, nàng có
công dạy dân làm lúa nước, ươm tơ dệt vải…mang lại ấm no cho dân bản…Khi
hóa nàng được tôn làm vị Thần, là Thánh Mẫu toàn năng bảo vệ dân làng, trông
coi núi rừng và có nhiều mối quan hệ với các dân tộc thiểu số anh em... Ở Bắc
Giang đền Nguyệt Hồ và đền Suối Mỡ đều có Hát Văn hầu thánh, Hát Văn thể
hiện nét văn hóa đặc trưng riêng tại hai địa điểm này. Riêng đền Suối Mỡ hằng
năm vào dịp lễ hội còn tổ chức hội thi Hát Văn. Đây là một nét sinh hoạt văn
hóa rất đặc trưng của lễ hội Suối Mỡ khẳng định giá trị, sức lan tỏa của loại hình
di sản Hát Văn góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến với
điểm du lịch này.
Có thể khẳng định tại Suối Mỡ với những phong cảnh hữu tình những thác
nước quanh năm tung bọt trắng xóa, hòa chung trong với thiên nhiên núi rừng
hoang sơ với hệ thống đền thờ Mẫu là những làn điệu Hát Văn đi vào lòng người
đã khiến nơi đây trở thành một địa điểm du lịch văn hóa tâm linh và sinh thái
hấp dẫn. Trong quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020 và quy hoạch bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên
Tử tỉnh Bắc Giang đều khẳng định Suối Mỡ là một điểm du lịch nhiều tiềm năng

7


phát triển của tỉnh. Đồng thời đây là một điểm du lịch trọng tâm được đưa vào
quy hoạch, đã và đang được xây dựng và khai thác trong giai đoạn hiện nay
cũng như hướng phát triển lâu dài của tỉnh Bắc Giang nói chung và của huyện
Lục Nam nói riêng. Theo đó Suối Mỡ sẽ được đầu tư theo hướng bảo tồn, tôn
tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, bảo vệ tài nguyên môi trường để khai thác phát
triển du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa tâm linh. Như vậy, ngoài việc tôn
tạo các giá trị vật thể của di tích, danh thắng Suối Mỡ, vấn đề bảo tồn giá trị văn
hóa phi vật thể tại điểm du lịch này cũng cần được quan tâm. Di sản phi vật thể
ở đây có thể nói đến đó là văn hóa thờ Mẫu thượng ngàn, gắn với lễ hội Suối
Mỡ được tổ chức hằng năm và đặc biệt là nghệ thuật hát văn hầu bóng tại hệ
thống đền thờ và hát văn thi trong ngày hội Suối Mỡ.
Việc bảo tồn, khai thác nét văn hóa độc đáo ở Suối Mỡ phục vụ cho phát
triển du lịch, đồng thời tránh sự lợi dụng thái quá hình thức hát văn phục vụ cho
mục đích mê tín dị đoan theo tôi, chúng ta nên thực hiện một số giải pháp sau:
- Trước nguy cơ mai một của nghệ thuật hát văn truyền thống như lớp nghệ
nhân hát văn giờ chỉ còn thưa thớt, lớp trẻ học hát văn chủ yếu để phục vụ nhu
cầu hành nghề cấp tốc theo kiểu ăn sổi. Mặt khác đời sống âm nhạc cổ truyền bị
phá vỡ, đối tượng thưởng thức loại hình nghệ thuật này bị thu hẹp dần do đó cần
có chính sách cho các nghệ nhân hát văn. Có các hoạt động đào tạo, truyền nghề
cho lớp người trẻ kế cận để hát văn không bị mai một. Khuyến khích việc đưa
các tiết mục hát văn vào các cuộc hội diễn nghệ thuật, các chương trình giao lưu
văn hóa – văn nghệ phục vụ du khách…;
- Tiếp tục duy trì và mở rộng và nâng cao chất lượng Hội thi Hát Văn vào
ngày hội Suối Mỡ và lấy đó là một trong những điểm nhấn nhằm thu hút du

khách về với Bắc Giang. Để thực hiện điều này, cần tăng cường công tác tuyên
truyền về hội thi đồng thời có hình thức động viên, khuyến khích để thu hút các
cung văn ở các địa phương trong tỉnh tham gia Hội thi;
- Ban quản lý di tích Suối Mỡ cần được kiện toàn và bổ sung chức năng,
nhiệm vụ phối hợp tốt với nhà Đền quản lý tốt các sinh hoạt tín ngưỡng trong đó

8


có việc quản lý cả sinh hoạt hát văn tại Suối Mỡ đồng thời có thể có biện pháp
quản lý các sử dụng các cung văn hợp lý vừa phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng vừa
phục vụ được du khách thập phương;
- Xây dựng Hát Văn trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng hình
thành sản phẩm du lịch tại Suối Mỡ. (Ví như duy trì hình thức hát thờ, tổ chức
cho các cung văn hát phục vụ khách thập phương khi hành hương đến Suối Mỡ.
Xây dựng tour du lịch Suối Mỡ có chương trình Hát Văn, hoặc khi khách du lịch
có nhu cầu sẽ có đội cung văn phục vụ).
Nếu được bảo tồn, quản lý và khai thác tốt Hát Văn trong phát triển du lịch,
ngành du lịch Bắc Giang hứa hẹn sẽ thu hút được đông đảo du khách về với địa
7.

phương.
Bảo tồn và phát huy :
Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng mở rộng
năm 2013 nhằm bảo tồn, tôn vinh, phát huy nghệ thuật văn hóa dân gian, mang
đậm màu sắc tín ngưỡng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam;
góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Đây cũng là dịp để các đoàn nghệ thuật quần chúng của
các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, học hỏi góp phần cùng các nhà quản lý văn
hóa thúc đẩy tiến trình lập hồ sơ trình UNESCO công nhận hát Văn, hát Chầu
văn là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đại diện cho tỉnh ta, Nhà Văn

hóa 3-2 tỉnh tham dự với 5 tiết mục, trong đó, có 3 tiết mục đoạt Huy chương
Vàng: Hát Văn lời cổ “Hội làng” (Thu Hiền); Giá Chầu “Quan đệ tam” (Thanh
An, Văn La) và Hòa tấu dàn nhạc; 2 Huy chương Bạc: Giá Chầu “Cô bé thượng
ngàn” (Tập thể diễn viên, nhạc công); hát Văn lời mới “Bài ca đất nước dâng
Người” (Văn La). Quê hương Nam Định là nơi phát tích và bảo lưu nhiều làn
điệu dân ca, dân vũ; có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo. Trước
hết, ở loại hình diễn xướng dân gian, theo các nhà nghiên cứu, Nam Định là cái
nôi của nghệ thuật Chầu văn. Về mặt văn học (tức là ngôn ngữ và thể loại), hầu

9


hết các giá văn cổ của nghệ thuật Chầu văn lưu truyền trong dân gian đều ở thể
thơ lục bát, song thất lục bát.
Hằng năm, tại lễ hội cấp quốc gia Phủ Dầy đều có tổ chức thi hát Văn.
Thành công của đội tuyển Nam Định tại Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn khu
vực đồng bằng sông Hồng mở rộng tiếp tục khẳng định những giá trị đích thực
của nghệ thuật Chầu văn Nam Định, cũng như kết quả công tác lưu giữ, bảo tồn,
phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể này của các cấp, các ngành chức năng
và nhân dân yêu nghệ thuật Nam Định.

10



×