Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Giải thích Các thuật ngữ : Đại Việt, An Nam, Việt Nam, Việt cộng, Việt minh, phỉ. + Ý nghĩa các biểu tượng Thực vật điển hình trong kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 30 trang )

Bài tập môn Nghiệp vụ hớng dẫn du lịch
Đề bài: Anh (chị) hÃy giải thích
+ Các thuật ngữ : Đại ViÖt, An Nam, ViÖt Nam, ViÖt céng, ViÖt minh, phØ.
+ ý nghĩa các biểu tợng Thực vật điển hình trong kiến trúc tôn giáo tại Việt
Nam.

1


Mục lục
Phần I: Giải thích các thuật ngữ……………………3
Phần II: Ý nghĩa các biểu tượng Thực vật trong kiến
trúc các tôn giáo tại Việt Nam……………………...8

2


Phần I: Giải thích các thuật ngữ
1. Việt Minh
Việt Minh là tên thường gọi và viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng
minh Hội, khởi đầu là một tổ chức chính trị vũ trang với mục tiêu đứng về
phía Đồng Minh chống phát xít, giành độc lập dân tộc cho Việt Nam
Năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông dương, thực dân Pháp đầu hàng
và làm tay sai cho phát xít Nhật. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương lần thứ 8, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, Mặt trận
dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp Nhật với tên gọi Việt nam Độc lập
đồng minh gọi tắt là Việt minh đã ra đời ngày 19.5.1941 lấy cờ đỏ sao vàng
năm cánh làm cờ của Việt minh và làm cờ tổ quốc "khi thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà".
Tên gọi này được lấy lại từ tên gọi của một tổ chức chính trị chống đế
quốc của người Việt Nam, được thành lập năm 1936 ở Nam Kinh (Trung


Quốc). Hồ Chí Minh đã nhận định: "Cái tên Việt Nam Độc lập Đồng minh
rất rõ rệt, thiết thực và hợp với nguyện vọng của toàn dân".
Mặt trận Việt minh thu hút được mọi giới đồng bào u nước, từ cơng
nhân, nơng dân, trí thức, tiểu tư sản đến tư sản dân tộc, phú nông và một số
địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước, đưa tới cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật
của toàn dân ta trong những năm 1941-1945, Mặt trận Việt minh là một
trong những nhân tố cơ bản bảo đảm cho cách mạng thành công.

3


2. Việt Cộng
Việt Cộng là tên gọi khác của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam, ra đời vào 20-12-1960, là một tổ chức quân sự và chính trị,
hoạt động chống chính quyền Việt Nam Cộng hịa và sự hiện diện quân sự
của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổ chức này được thành lập trên danh nghĩa
"đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ
ngụy quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ
quốc". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được cung cấp về tài chính,
thiết bị và nhân sự bởi một bộ phận dân cư tại miền Nam Việt Nam cũng
như của chính phủ và quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam người ta còn gọi những
người tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là Việt Cộng. Từ
"Việt Cộng" vốn xuất phát từ cụm từ "cộng sản Việt Nam", được phổ biến
bởi Ngơ Đình Diệm - tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa - trong
chiến dịch Tố Cộng của ông; về sau từ "Việt Cộng" cũng được dùng để gọi
tổ chức này.
Lính Mỹ gọi họ một cách ngắn gọn là VC (viết tắt từ "Việt Cộng" và
đọc theo tiếng Anh là "vi-xi.
Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc

Giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) nhằm đoàn kết toàn dân đánh bại
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền tay sai của
chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Với đường lối
đúng đắn ấy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã tập hợp dưới ngọn cờ đại
nghĩa của mình các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt nam
yêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước.

4


Mặt trận dân tộc giải phóng khơng ngừng củng cố và mở rộng khối
đoàn kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy
mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. ảnh
hưởng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng khơng ngừng được mở rộng trong
các tầng lớp nhân dân miền Nam và uy tín của mặt trận đã được nâng cao
trên trường quốc tế.
3. Phỉ
Phỉ là từ dùng để chỉ tốn người có vũ trang, hoạt động ở vùng rừng
núi, vùng biển, vùng hiểm yếu để tiến hành các hoạt động giết người, cướp
phá tài sản, gây mất ổn định an ninh, trật tự nhằm chống chính quyền, chống
nhân dân.
Ở Việt Nam, sau khi thất bại, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và các thế
lực thù địch đã để lại nhiều tốn Phỉ hịng tiếp tục hoạt động chống phá cách
mạng. Tội hoạt động Phỉ là tội xâm phạm an ninh quốc gia, được quy định
tại điều 83, Bộ luật hình sự.

4. Đại Việt
Đại Việt (Hán tự: 大越) là quốc hiệu của nước Việt Nam tồn tại trong
các triều đại ở Việt Nam, bắt đầu từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tơng
(1054-1072), vua thứ 3 của nhà Lý. Trước đó, kể từ thời kỳ trị vì của Đinh

Bộ Lĩnh, quốc hiệu là Đại Cồ Việt(大瞿越 ) gồm chữ Đại nghĩa là lớn và
chữ Nôm Cồ cũng nghĩa là lớn.
Năm 1400, sau khi thay thế nhà Trần, Hồ Quý Ly, người sáng lập nhà
Hồ đã đổi quốc hiệu thành Đại Ngu (大虞). Năm 1407, nhà Minh xâm lược
5


Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427. Năm 1428, sau khi giành độc lập, Lê
Lợi đã lấy lại tên Đại Việt đặt làm quốc hiệu.
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu
từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054 - 1804), tên gọi Đại
Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ bởi các chính quyền nhà Lý,
nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Đàng Ngoài, Đàng Trong, Tây Sơn và 3
năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 - 1804), trong q trình này tên gọi chính
thức Đại Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm vào thời nhà Hồ và
thời thuộc Minh (1400 - 1427).
Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam, quốc hiệu
Đại Việt chấm dứt hoàn toàn.
5.An Nam
An Nam là tên gọi của Việt Nam trong một số thời kỳ trước đây.
Thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc
đã đặt Việt Nam (tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) là
An Nam đô hộ phủ (679-757 và 766-866). Thời kỳ 757-766, Việt Nam mang
tên Trấn đô hộ phủ. Năm 866, thăng An Nam đô hộ làm Tĩnh Hải quân tiết
độ.
Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ
phong của Trung Quốc, danh hiệu An Nam quốc vương (kể từ năm 1164).
Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể
quốc hiệu là gì. Chẳng hạn, Cao Hùng Trưng (đời nhà Minh) đã viết cuốn
An Nam chí (nguyên) về đất nước Đại Việt.

6


Ngay cuốn sách in đầu tiên của Việt Nam bằng chữ Hán năm 1335 cũng có
nhan đề là An Nam chí lược (安南志略), do Lê Tắc (黎崱) viết.
Từ đó xuất hiện các cách gọi "người An Nam ", "tiếng An Nam ". Tên gọi
đó dần dần được người châu Âu gọi theo.

6.Việt Nam
Việt Nam (tên chính thức: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một
quốc gia nằm ở phía đơng bán đảo Đơng Dương, thuộc khu vực Đơng
Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và
Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan và phía đơng và phía nam
giáp biển Đơng và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa
bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền
(khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đơng có quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng vẫn đang bị tranh
chấp với các quốc gia khác như Đài Loan, Trung Quốc và Philippines.
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở
miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tài liệu tham khảo: Lịch sử Việt Nam từ 1858 tới nay

7


Phần II: Ý nghĩa các biểu tượng

Thực vật trong kiến trúc các tôn giáo
tại Việt Nam
Hệ tôn giáo Việt Nam hiện nay tồn tại 6 tơn giáo chính thức đó
là: Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Đạo giáo và đạo
Hồ Hảo. Mỗi tơn giáo lại mang trong mình một nghệ trúc kiến trúc
riêng biệt, đặc trưng cho tơn giáo mình. Trong các tơn giáo trên, biểu
tưọng về thực vật trong kiến trúc xuất hiện trong Phật giáo, Đạo giáo,
đạo Cao Đài và Thiên chúa giáo.

1.Biểu tượng thực vật trong kiến trúc của
Phật giáo.

Phật giáo là một trong 5 tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Phật giáo được
ra đời từ rất sớm( khoảng thế kỷ thứ IV trước Cơng ngun) do Tất Đạt Đavị hồng tử của vua nước Ấn Độ xưa ( hay còn gọi là Thích Ca Mầu Ni),
sang lập ra. Phật giáo đã nhanh chóng phát triển lan rộng trên thế giới và có
được số lượng tín đồ đơng đảo. Phật giáo chủ yếu ảnh hưởng ở các nước
Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản.

8


Chùa chính là cơng trình kiến trúc đặc trưng dành cho việc thờ tự của
Phật giáo. Kiến trúc của chùa có sự thay đổi theo mỗi quốc gia, mỗi địa
phương, điều nay phụ thuộc vào địa hình, phong tục tập quán của mỗi vùng
miền. Tuy nhiên các biểu tượng linh thiêng trong Phật giáo được thể hiện
trong kiến trúc chùa thì khơng bao giờ thay đổi cho dù nó ở đâu. Trong tất cả
nhưng biểu tượng mà ta thường thấy trong kiến trúc của Phật giáo, thì các
biểu tượng thực vật đóng một vai trị quan trọng và khơng thể thiếu. Từ khi
ra đời cho đến nay, Phật giáo luôn cố gắng tiến gần lại với đời sống, gắn bố

với thiện nhiên. Vì vậy mà các ngơi chùa ln được xây dựng nơi thiên
nhiên tươi đẹp, trù phú với sông, với núi, cỏ cây hoa lá. Mỗi ngôi chùa đều
như một bức tranh hòa quyện giữa con người và tự nhiên.
Các biểu tượng mà chúng ta thường thấy trong kiến trúc Phật giáo
như: hoa sen, hoa cúc, cây Bồ Đề, cây đa, tre, trúc, cây Sala,…Mỗi loài hoa,
loài cây đều mang những ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng, cao đẹp, nó
thường gắn liền với những sự tích huyền bí về Đức Phật.
1.Biểu tượng hoa Sen: Đây là biểu tượng linh thiêng nhất, quan trọng nhất
và cũng phổ biến nhất trong kiến trúc của Phật giáo. Chúng ta có thể bắt gặp
biểu tượng hoa sen trong bất kỳ ngôi chùa nào ở bất kỳ vùng miền nào. Hoa
sen được dùng để thờ cúng,áp dụng trong kiến trúc, để trang trí như trạm
khắc, thêu dệt trên lụa,.. và đặc biệt là tạc bệ ngồi cho Phất, Bồ Tát hay còn
gọi là tịa sen. Dân gian Việt Nam có câu:
Trong đầm gì đẹp băng sen
Lá xanh bong trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh

9


Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của hoa sen đã được nhà Phật lựa chọn là
biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên, giống như Phật dù
sống giữa cõi trần tục nhưng vẫn giữu được cái tâm tinh khiết, trong sáng.
Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống
như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn và Phật pháp sẽ
giúp con người hướng đến cái tân tinh khiết đó.
Ngồi ra, theo một truyền thuyết được lưu truyền ở Ấn Độ thì khi
Đức Phật ra đời, Người đã tự bước đi 7 bước, va mỗi khi bước thì dưới chân
Người lại có một bông sen nở ra để đỡ lấy bàn chân. Do đó người ta coi

bơng sen là biểu tượng gắn liền với Đức Phật.
Cịn theo Phật giáo Mật tơng thì trái tim con người giống như đóa sen
hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý
nghĩa của việc Phật ngồi trên tịa sen. Trong Phật giáo Tantra, đóa sen biểu
thị cơ quan sinh dục nữ và đó chính là ngun lý âm trong vũ trụ. Trong thai
tạng giới Mạn-đà-la, đóa sen trắng ở trung tâm Mạn-đà-la, biểu thị tử cung
(Thai tạng) của thế giới.
Hay trong giáo lý nhà Phật khi nói về thuyết nhân quả, Phật lý nói:
trong nhân có quả, trong quả có nhân, nhân-quả khơng bao giờ tách rơi. Sự
hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ hoa - hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại
và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục.
Hoa sen trong Phật giáo cũng biến đổi, mỗi màu sắc đều biểu thị cho
nhưng liên kết khác nhau, nhưng ý nhĩa tượng trưng khác nhau:

10


Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay
cịn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo. Nó là
đặc trưng của phái Mật tơng và là đố sen của các vị Phật.
Sen đỏ Sen đỏ tượng trưng cho bản chất nguyên thuỷ của trái tim, là
đoá hoa của đam mê và sự năng động. Đây là loại sen của Quan Thế
Âm.
Sen xanh là biểu tượng của trí tuệ, tri thức của chiến thắng của tinh
thần đối với các cảm quan. Đây là loại sen của Văn Thù Sư Lợi,
hiện thân của trí tuệ viên thành.
Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao,
là đố sen của vị Phật lịch sử.
Sen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, biểu thị những ảnh tượng của
phái Mật tơng. Các đố hoa có thể đang cịn e ấp hoặc đã được nở

bung hết. Chúng có thể được nâng đỡ bởi một cọng hay ba cọng hoa
(tượng trưng cho ba phần của Garbhabatu: Vairocana, hoa sen và
vajra) hoặc năm cánh hoa tượng trưng cho Năm tri thức của
Vajradhatu.
Như vậy, nét đẹp giá trị nghệ thuật của kiến trúc Phật giáo nói chung,
và kiến trúc hình tượng hoa sen nói riêng là ở kết cấu kiến trúc thực
được tạo ra để thể hiện những ý niệm triết học trừu tượng của Phật
giáo, chỉ bằng một hình tượng đơn giản, giản dị, đó là bơng sen.
2. Cây Bồ Đề:

11


Cây bồ đề (Ficus religiosa) còn gọi là cây pipal, pippala, Âu Mỹ dịch
ra là Bodhi tree cũng là một cây khác liên hệ đến đời đức Phật . Thái tử
Siddhattha (Tất đạt đa) khi quyết định bỏ cảnh phồn hoa phú quý đã vào
rừng tu với nhiều năm khổ hạnh, người đã ngồi dưới một gốc cây lớn với
bong rộng để tịnh tâm . Sau nhiều năm khổ hạnh, ngài rời bỏ Uruvilva (U
lâu tần hoa) xuống tắm trong dịng sơng, nhờ sữa do một cơ thơn nữ cho
uống lại sức rồi lại ngồi dưới gốc cây pipal lớn để tập trung suy ngẫm. Nơi
này cách thị trấn Gaya 8 cây số ở tiểu bang Bihar, Đông Bắc Ấn độ ngày
nay . Tương truyền ngài ngồi thiền 49 ngày đêm chứng ngộ được chánh
pháp, hiểu ra quy luật của đời người, thấy nỗi khổ của kiếp nhân sinh. Sau
đó, Ngài đi tìm 5 người bạn cùng tu khổ hạnh trước đây để giác ngộ cho họ
và cùng đi truyền bá các tư tưởng siêu việt của ngài khắp lưu vực sơng
Hằng. Từ đó, người đời gọi ngài là Buddha, phiên âm tiếng Việt là Bụt Và
cây mà Người đã ngồi để tu hành được gọi là cây bồ đề(Bodhi), vì Bồ-đề có
nghĩa là Giác ngộ. Và thị trấn Gaya mang tên Both Gaya (Bồ đề đạo tràng) .
Hơn nữa, cây Bồ Để là loài cổ thụ cao, to, tán rộng bao trùm thể hiện
được quyền năng của Phật pháp sâu thẳm, lan tỏa, bao trùm che trở lên vạn

vật.
Ta có thể bắt gặp hình ảnh cây Bồ Đề trong một số các tác phẩm điêu
khắc và hội họa của nhà Phật để tái hiện lại các sự tích về đời Phật. Hay các
bức tượng phật vẫn thường được đặt thờ dưới gốc Bồ Đề tượng trưng cho
ảnh tu hành cũng như thuyết Pháp của Đức Phật.
3. Cây trúc:
Cây trúc, cây tre cũng thường gặp trong kinh Phật. Người ta thường
nhắc đến vườn Trúc Lâm, tên tu viện tiếng Pali Veluvana (vana : rừng).
12


Nirvana ta gọi là Niết Bàn có chữ vana trong đó Nirvana có nghĩa đen là ra
khỏi rừng, theo nghĩa bóng là thốt khỏi chốn trầm ln, phiền não, ra khỏi
rừng vơ minh. Tịnh xá Trúc Lâm ở ngồi thành Vương xá, trong rừng tre,
nơi đức Phật thường cư ngụ và thuyết pháp. Phật Thích Ca truyền đạo cho
các đệ tử đầu tiên ở Trúc Lâm hoặc rừng trúc. Gần thành Vương xá ( tiếng
Pali là Rajagaha)., có một ngọn núi hình con chim ưng, gọi là núi Linh thứu
(sommet du Vautour). Cây trúc, cây tre còn tượng trưng cho người quân tử:
mềm mại mà cứng rắn, uyển chuyển nhưng gan lì. Dáng trúc thanh mảnh,
thẳng tắp và cao vut vươn lên trời xanh, vươn tới ánh sáng như tâm của con
người ln muốn tìm về nới ánh sáng. Trúc cịn có sức sống bền bỉ như ý chí
của người tu hành phải luôn kiên định, nhẫn nại, tu luyện khổ hạnh để thành
Chính quả.
Trúc cũng hay xuất hiện trong kiến trúc Phật giáo, no được sử dụng
chủ yếu là các hoa văn, họa tiết trong điêu khắc và hội họa của Phật giáo.
4.Cây sa la :
Theo tục truyền, mẹ đức Phật, hoàng hậu Mahamaya (Ma ha mada)
vào năm 563 trước Công Nguyên, trên đường rời Kapilavatthu tức Ca Ti La
Vệ về quê, dọc đường sinh ngài ở Lumbini tức Lâm Tì Ni với chim hót,
rừng rú thiên nhiên có nhiều cây Shorea (cây sa la). Vào cuối đời ở

Kusinagara (Câu thi na), ngài cũng nằm trong võng mắc trên hai cây Shorea.
Trong kinh Pháp Cú, phẩm Tự ngã, có bài kệ sau đây cũng có nhắc đến cây
Shorea :
“Dây bìm leo bám cây ta-la
Quấn q chặt khiến cây khơ héo

13


Người phá giới nặng nề chỉ khéo
Chuốc hoạ cho mình, như kẻ thù mong.”
Tài liệu tham khảo: Vào chùa thăm Phật _tác giả Nguyễn Khắc Thuận

HÌNH ẢNH VÀ BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT TRONG
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO.
Hình ảnh hoa sen trong đời sống:

Biểu tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo:

14


Biểu tượng cây Bồ Đề:

Biểu tượng cây Sala:

2.Biểu tượng thực vật trong kiến trúc của
Đạo Cao Đài.
15



Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên
đầy đủ là “Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”. Đạo Cao Đài ra đời vào đêm Noel năm
1925 trong bối cảnh cách mạng nước ta đang bị khủng hoảng về đường lối
và lực lượng lãnh đạo, cịn chính sách cai trị thực dân Pháp đang đẩy nông
dân Nam Bộ vào con đường cùng không lối thốt, trong khi các tơn giáo
khác dần dần bị mất uy tín. Đó cịn là hệ quả trực tiếp và điển hình của tư
tưởng “Tam giáo đồng nguyên” (Phật – Lão – Nho), là sự hòa nhập giữa trào
lưu “Thần linh học” – một hình thức mê tín của dân phương Tây với tục cầu
hồn, cầu tiên của người Việt trong những năm 1924 – 1926, đã tạo nên
phong trào cầu cơ – chấp bút (gọi tắt là cơ bút), khá sôi nổi ở vùng Nam Bộ.
Nhu cầu lúc bấy giờ của nhân dân Nam bộ là muốn có một tôn giáo mới phù
hợp với tâm trạng của họ và đạo Cao Đài ra đời đã đáp ứng được vấn đề tư
tưởng tình cảm và tơn giáo của nơng dân nơi đây. Vì lẽ đó ngay lập tức đạo
Cao đài được đơng đảo quần chúng đón nhận và được thống đốc Nam Kỳ
đồng ý vào tháng 10 năm 1926. Đạo Cao đài do một số người thuộc tầng lớp
trên (tư sản, địa chủ, tiểu tư sản), công chức chủ trương, ban đầu vốn là một
trào lưu chính trị với mục đích thành lập đạo để tập hợp lực lượng quần
chúng mà chủ yếu là nông dân chống lại sự kỳ thị, bóc lột, chèn ép của thực
dân Pháp. Song sau đó trào lưu này đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo
lớn tại Nam bộ cho đến tận ngày nay.
Nội dung giáo lý của đạo Cao Đài là sự vay mượn, chắp vá, kết hợp,
nhào trộn các giáo lý của các tơn giáo đã có từ cổ chí kim, từ đơng sang tây.
Đạo Cao đài có chủ trương “Qui nguyên tam giáo” (Phật – Lão – Nho, đây
có thể coi là nền tảng tư tưởng của đạo, đạo Cao Đài hợp nhất ba tư tưởng
lớn của ba đạo (từ bi của đạo Phật, bác ái của Đạo giáo, công bằng của đạo
16


Nho) và có ý đồ “hợp nhất ngũ chi” – thống nhất 5 ngành đạo (nhân đạo –

Khổng tử, thần đạo – Khương Thái Công, thánh đạo – Giê su, tiên đạo – Lão
Tử, Phật đạo - Thích ca Mầu ni) và đấy là trung tâm giáo lý của đạo. Từ đó
đạo Cao Đài bộc lộ ý đồ là “tơn giáo của tơn giáo” và làm cho giáo lý mang
tính dung hợp rất phức tạp. Giáo lý của đạo Cao Đài đặc biệt quan tâm và đề
cao tính thiêng liêng huyền diệu của cơ bút, coi đó là linh hồn của đạo. Đạo
Cao Đài đặt ra nhiều qui định về luật lệ, lễ nghi để hướng dẫn người theo
đạo tu tập và xử thế. Luật đạo có nhiều nhưng có một số nội dung quan
trọng là “ngũ giới cấm”, “tứ đại điều qui”,…
+ Ngũ giới cấm (tức 5 điều cấm kỵ) : bất sát sinh, bất du đạo, bất tửu nhục,
bất tà dâm, bất vọng ngữ.
+ Tứ đại điều quy: 4 điều trau dồi đức hạnh.
1. Tuân lời dạy bề trên, lấy lẽ hồ người (ơn hồ)
2. Chớ khoe tài kiêu ngạo, giúp người nên Đạo (cung kính)
3. Đừng vay mượn khơng trả (khiêm tốn)
4. Đừng kính trước, khinh sau
+ Ăn chay từ 6 ngày (lục trai) đến 10 ngày (thập trai)
Đạo Cao Đài còn những quy định về việc nhập môn cầu đạo, xây dựng
thánh thất, tổ chức quan, hôn, tang, tế… đạo Cao Đài rất chú trọng giáo dục
các tín đồ về đạo đức theo tiêu chuẩn đạo đức Tam cương, ngũ thường của
Nho giáo.
Linh tượng thờ chủ yếu của đạo Cao Đài là hình con mắt, gọi là Thiên
Nhãn.
Các lễ của đạo Cao Đài :

17


+ Hàng ngày có 4 khóa lễ vào các giờ: sáng sớm, giữa trưa, chập tối và đêm
khuya.
+ Hàng tháng có 2 ngày lễ vào ngày rằm và mồng một, âm lịch.

+ Hàng năm có các ngày lễ chính (theo âm lịch) là ngày 9 tháng Giêng, 15
tháng hai, 8 tháng tư, 15 tháng bảy, 15 tháng tám, 15 tháng mười và ngày 15
tháng Chạp.
Lễ nghi của đạo Cao Đài khá rườm rà và cầu kỳ. Đạo Cao Đài giải
thích rằng lễ nghi sinh hoạt tôn giáo cũng thể hiện tinh thần tổng hợp tôn
giáo. Đạo phục chung là màu trắng. Riêng các chức sắc dùng màu theo
ngành: Thái – thuộc Phật – màu vàng; Thượng – thuộc Lão – màu xanh;
Ngọc – thuộc Nho – màu đỏ.
Do có sự kết hợp của những tôn giáo như vậy nên trong kiến trúc của
Đạo Cao Đài chúng ta cũng tìm thấy hình tượng của Bơng Sen đều có ở Phật
Giáo trong kiến trúc của các Toà Thánh. Tiêu biểu phải kể đến đó là Tồ
Thánh Tây Ninh:
Hai bên vách Đền Thánh tạc hình hoa sen, gương sen và ngó sen trong
khung hình chữ nhật đứng, ở giữa có khung tam giác tạc Thiên Nhãn phản
chiếu các tia rẽ quạt rất sinh động. Khung hình này mang nhiều ý nghĩa mầu
nhiệm
- Thiên Nhãn tượng trưng cho Thái cực.
- Hình tam giác tượng trưng cho Tam giáo đồng nguyên.
- Bụi sen trên, bụi sen dưới tượng trưng Âm Dương tức Lưỡng Nghi
- 4 trái sen hai bên tượng trưng Tứ Tượng
- 8 lá sen tượng trưng Bát Quái

18


- 12 ngó sen tượng trưng Thập nhị Khai Thiên.
Cây Sen tượng trưng cho đời sống con người và cũng tượng trưng cho
đời sống của Đại vũ trụ. Triết lý huyền bí dạy các yếu tố của cả hai đều
giống nhau và đều phát triển theo cùng một hướng. Rễ sen chìm trong bùn,
tượng trưng đời sống vật chất; thân đi xuyên qua nước, tượng trưng cho đời

sống cõi cảm dục, còn hoa nổi trên nước và mở ra với bầu trời, tượng trưng
cho đời sống tinh thần.
Tài liệu tham khảo:
Qua thông tin từ các trang web: - vi. wikipedia.com.vn
- thuvienhoasen.com

3. Thiên Chúa giáo:
Đạo Thiên Chúa còn được gọi là Cơng giáo hay Gia Tơ giáo
(Catholique: có nghĩa là Cơng giáo, vì thờ Đức Chúa trời nên gọi là Thiên
Chúa giáo, từ Kitơ giáo là phiên âm chữ Christ, cịn Gia Tô là phiên âm từ
chữ Catho từ Hy Lạp có nghĩa là tồn cầu) thờ Chúa Giê Su, một biến thể
(một nhánh) của đạo Kitơ (cịn gọi là Cơ Đốc giáo)
Đạo Kitô ra đời vào nửa cuối thế kỉ I trong các tỉnh phía Đơng của Đế
chế La Mã, với tính cách là tơn giáo của những người nơ lệ và những người
cần lao bị áp bức. Qua thời gian, đạo này chuyển thành tôn giáo của những
giai cấp thông trị và được chấp nhận là quốc giáo. Vào khoảng những năm
974 đến 1054, đạo Kitô phân liệt, chia ra hai khuynh hướng là: Công giáo
(Catholique: nghĩa là chung cho tồn thế giới, ra đời ở phía Tây La Mã, lấy
19


Roma làm trung tâm hay cịn được gọi là Cơng giáo La Mã hay La Mã giáo)
và Chính Thống giáo (Orthodoxie, ra đời ở phía Đơng La Mã, lấy
Constantinople – Byzance làm trung tâm nên cịn được gọi là Đơng chính
giáo). Đến năm 1520, từ khối Cơng giáo La Mã (đạo Thiên Chúa) đã tách ra
một dòng mới là đạo Tin Lành (Protestantisme). Học thuyết cơ bản của Kitô
là học thuyết về chúa Giê Su là con của Đức Chúa trời - Đức Chúa Cha –
giáng thế, chịu đau khổ rồi chết, sau đó hồi sinh để chuộc tội tổ tông cho con
người. Cuộc đời trần thế, theo đạo Kitô, là một chỗ đứng tạm thời đối với
con người, là bước chuẩn bị cho một chỗ đứng vĩnh viễn sau khi chết (trên

thiên đàng). Giáo lý của đạo Kitô chứa đựng trong hai cuốn kinh là Cựu ước
và Tân ước. Những điểm cơ bản của giáo lý đạo Thiên chúa là: Khẳng định
Chúa ba ngôi (Đức Chúa Cha/Trời - Đức Chúa con/ Chúa Giê Su và thánh
thần): giáo lý mười điều răn, bảy phép bí tích; về địa vị tối cao và tuyệt đối
của giáo hoàng La Mã với tư cách là người thay mặt Chúa Giê Su và về sự
chuẩn xác, khơng thể sai lầm của giáo hồng trong công việc tôn giáo; Giáo
sĩ không được kết hôn và phải làm lễ bằng tiếng Latinh, việc thờ Đức Mẹ
Maria đặc biệt phát triển,…
Cơ quan đầu não đồng thời là trụ sở của người đứng đầu các cơ quan
Giáo hội Thiên Chúa là toàn thánh Vatican (một thành phố, một quốc gia
của thủ đơ Roma – Italia, có diện tích 0,44km 2). Theo hiệp ước đã kí kết
giữa Giáo hồng Pi XI và chính phủ Mutxolini ngày 11 tháng 2 năm 1929,
lãnh thổ tịa thánh Vatican được cơng nhận là một quốc gia độc lập, có quân
đội, có đồng tiền riêng, , ký hiệu bưu điện, đài phát thanh, báo chí và nhà tù
riêng. Từ đó, Vatican vừa là cơ quan trung ương cảu giáo hội vừa là quốc
gia độc lập dươcí sự điềuhành của Giáo hồng.

20


Hệ thống tổ chức dưới quyền giáo triều gồm có Cơ quan giáo hội ở
các quốc gia, giáo phận, giáo xứ. Giáo hoàng do Hồng y đoàn bầu ra và giữ
chức vụ cho đến hết đời. Hỗ trợ cho Giáo hoàng về mọi mặt là Giám mục
đoàn. Khi cần quyết định những vấn đề lớn của giáo hội Thiên Chúa, Giáo
hồng có thể triệu tập đại hội gọi là Cơng đồng, gồm tất cả Giám mục trên
thế giới, bề trên có các dịng tu và một số tu sĩ cao cấp (lịch sử giáo hội đã
trải qua 21 lần đại hội Cơng đồng). Bên cạnh các tổ chức mang tính chất
hồn chỉnh trên, trong đaoj Thiên Chúa cịn có hệ thống các Dịng tu. Đó là
những cộng đồng tín hữu từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho
việc đạo góp phần xây dựng giáo hội và “ cứu rỗi cho nhân loại”. Trên thế

giới hiện có khoảng 400 dòng tu.
Trong mấy thập kỷ gần đây, đạo Thiên Chúa có xu hướng hiện đại
hóa giáo lý và sự thờ cúng, cho phép được làm lễ bằng tiếng địa phương,
đào tạo các giáo sĩ người địa phương,… nhằm củng cố vị trí của đạo trong
quần chúng. Đó là đường lối thích nghi của đạo Thiên Chúa.
Hiện nay. đạo Thiên Chúa là đạo lớn nhât trên thế giới có mặt ở hầu
hết các châu lục. Theo thống kê, Thiên Chúa giáo hiện có khoảng 1995 triệu
tín đồ trên thế giới.
Đạo Thiên Chúa được truyền vào Việt Nam từ những thập niên đầu
thế kỷ XVI. Sách “Khâm định Việt sử thơng giám cương mục” có chép:
“Năm Ngun Hịa đời vua Lê Trang Tơng (năm 1533), có một thương nhân
tên là Inêkhu (Ignatio) đi đường biển lén vào giảng đạo Gia Tô ở Ninh
Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chấn và làng Tà Lụ thuộc huyện Gia
Thủy” nay thuộc tỉnh Nam Định. Thời kỳ từ 1533 đến 1614, chủ yếu là các
giáo sĩ dòng Phanxito Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh Tây Ban Nha theo
những thuyền buôn vào nước ta truyền giáo. Khi đạo Thiên Chúa đã phát
21


triển ở Việt Nam, giáo mục Alexandre de Rhodes (giáo dân quen gọi là Cha
Đặc Lộ), là giáo sĩ người Pháp đầu tiên được cử sang Việt Nam. Thái độ của
các vường triều phong kiến Việt Nam với đạo Thiên Chúa qua các thời kỳ
có khác nhau. Trong thế kỷ XVII, chính quyền nhà Trịnh - Nguyễn nhiều lần
ra luật cấm đạo, trục xuất giáo sĩ. Tuy vậy, nhiều giáo sĩ vẫn lén lút hoạt
động chuẩn bị cơ sở cho những hoạt động xâm lược của thực dân Pháp.
Chính sách với đạo Thiên Chúa của nhà Nguyễn, lúc thì cho phép, lúc thì
cấm đốn ngặt nghèo.
Trải qua q trình lịch sử, đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đã tồn tại với
tư cách là một tôn giáo trong đời sống tư tưởng văn hóa. Với đường lối thích
nghi thời đại của mình, Giáo hội Thiên Chúa cho phép giáo dân Việt Nam

theo đạo nhưng vẫn được thờ cúng tổ tiên. Đảng và Nhà Nước ta luôn tôn
trọng giáo dân hoạt động tín ngưỡng tơn giáo theo tinh thần “ kính Chúa yêu
nước”, “sống tốt đời đẹp đạo”. Một số nhà thờ Thiên Chúa giáo đã được xếp
hạng là Di tích nghệ thuật kiến trúc, điển hình là nhà thờ đá Phát Diệm
(Ninh Bình).
Nhìn chung, kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo ở Việt Nam đều được
xây dựng theo kiểu kiến trúc gothic - kiểu kiến trúc đã từng rất thịnh hành ở
châu Âu và trên thế giới. Trong thời gian đầu truyền bá đạo Thiên Chúa giáo
vào Việt Nam, các nhà truyền bá đã xây dựng nên các cơ sở để tập trung
giáo dân và gây dựng lòng tin trong nhân dân theo đạo – đó là các nhà thờ,
nơi các tín đồ có thể gặp nhau và thể hiện lịng thành của mình đối với Chúa
và đấng tối cao. Các nhà thờ hầu hết đều được xây dựng với lối kết cấu tháp
chuông. Khác với kiểu cấu trúc chùa, đền, miếu thường trải dài theo chiều
ngang với mái hiên thấp, cấu trúc nhà thờ Thiên chúa giáo lại chạy theo
hang dọc, qua sân rộng và bước lên nhiều bậc thềm cao, lọt qua những vòm

22


cửa rô măng hoặc gothic tường dày. Tuy nhiên, trong q trình du nhập, đạo
Thiên Chúa đã khơng thể phủ nhận nét văn hoá đã đi vào tâm thức người
Việt từ lâu, đó là các biểu tượng động vật và thực vật trong tín ngưỡng dân
gian lâu đời đặc biệt là các hình tượng thực vật: hình tượng hoa sen, hình
tượng tứ q: tùng, cúc, trúc, mai,… Đó là sự kết hợp giữa tín ngưỡng dân
tộc với Thiên Chúa giáo mà điển hình ta có thể thấy rất rõ trong nhà thờ đá
Phát Diệm.
Nhà thờ Phát Diệm là một quần thể các nhà thờ Công giáo lớn tại thị
trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể kiến
trúc tôn giáo độc đáo nằm cách Hà Nội khoảng 120km về hướng Nam. Nhà
thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp

nhất Việt Nam, cơng trình lớn này được khởi cơng vào năm 1875 và đến
năm 1898 thì cơ bản hồn thành.
Mặc dù là nhà thờ Cơng giáo nhưng lại mơ phỏng theo những nét kiến
trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng với trình
độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ XIX. Từ
hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Đình,
Nhà thờ Lớn, ba hang đá nhân tạo và Nhà thờ đá. Tháp chuông ở cuối Nhà
thờ, đến năm 1939, Đức Cha tiên khởi của Giáo hội Việt Nam là Giám mục
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng đã cho xây thêm.
Đặc biệt, trong khn viên nhà thờ đá Phát Diệm cịn có cơng trình
Nhà thờ Trái tim Đức Mẹ (Nhà thờ Đá-1883) cao 6m, dài 15,30m, rộng
8,50m. Các chi tiết kiến trúc, điêu khắc trang trí tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc
và sư tử, phượng đều bằng đá, rất sinh động.

23


Nền, tường, cột, chấn song cửa đều được làm bằng đá, và chạm trổ rất tinh
xảo, sống động.

Hình ảnh hoa mai trong nhà thờ đá Phát Diệm

24


Bên cạnh đó, hình ảnh hoa sen mà nhiều người thường gán cho biểu
tượng của đạo Phật thì ở nhà thờ đá Phát Diệm chúng ta cũng có thể nhìn
thấy khơng chỉ có trong sân nhà thờ mà trong các bức phù điêu ta cũng bắt
gặp.


Đài sen ở sân trong, chung giữa
Phương Đình và Nhà thờ Lớn

Bức phù điêu trên đá chạm hình cụm sen

Đây là bức phù điêu có chiều cao 0,80 m và chiều rộng 0,60 m, nằm ở
mặt bên của bàn thờ chính trong ngơi Nhà Nguyện. Bức phù điêu trình

25


×