Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch: Thuyết minh về Nhà tù Hỏa Lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.77 KB, 39 trang )

Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Xin kính chào quý khách, xin tự giới thiệu tôi tên là Thương đến từ công ty du
lịch HaNoi tourist, rất vui được hướng dẫn đoàn của chúng ta ngày hôm nay, hi vọng
quý khách sẽ có một ngày vui vẻ, thu được những điều mới mẻ và bổ ích trong
chuyến hành trình này.
Vâng! Rất vui được chào đón quý khách đến với điểm dừng chân đầu tiên nhà thù Hoả Lò. Nhà tù được thực dân Pháp xây dựng năm 1896 ở khu vực lúc đó
là ngoại ô thành phố. Nơi đây giam giữ những tù phạm chính trị, những người ái
quốc, cộng sản chống lại chính quyền thực dân Pháp. Sau này là nhà tù của chế độ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong thời kỳ trận Điện Biên Phủ trên không trong
Chiến tranh Việt Nam, đây là nơi giam giữ phi công Mỹ nhảy dù cho đến sau Hiệp
định Paris 1973, được các tù binh phi công Mỹ gọi là "Hilton Hanoi". Ngày nay,
Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ làm nơi tham quan cho du khách, khu vực còn lại là
cao ốc thương mại Tháp Hà Nội. Và bây giờ xin mời quý khách đi vào bên trong để
hiểu rõ hơn về chức năng của nhà tù này như thế nào và ra sao
Vâng! Hình ảnh quý khách đang nhìn chính là sản phẩm gốm mà những người
thợ khéo léo tại vùng đất này sáng tạo và làm ra, những lọ sành, bát sứ…( tổng cộng
có 20 hiện vật) do công nhân xây dựng đào được dưới lòng đất hoả lò năm 1995,và
bên tay phải quý khách là 2 bản dập bia nói đến chùa Chân Tiên, đền Quan Đế, đình
Phụ Khánh được dùng làm nơi thờ cúng và được các triều đại phong tặng không biết
bao nhiêu đời. Năm Đinh Dậu niên hiệu thành Thái thứ 9 nước Pháp mở đường đã
xâm phạm đến chùa Điện. 2 tấm bia này có nội dung nói tới nguồn gốc đền, đình,
thôn Phụ Khánh trước khi pháp mở đường xây dựng nhà tù.
Để hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng và đưa vào hoạt động của nhà tù này thế
nào, xin kính mời quý khách đi tiếp vào những gian trong.

1
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Bây giờ quý khách đang đứng trong gian trưng bày trại D, phòng này trưng bày
51 hiện vật, trại giam D xưa, thời kỳ 1930-1931 là nơi giam cầm tù chính trị, thời kỳ
1947-1954 trại D nằm khu vực căng 1 giam tù chính trị quân sự. Trước mắt quý
khách chính là cái nhìn toàn cảnh nhà tù xưa kia, một mô hình hoàn thiện nhất của
nhà tù về kiến trúc, các khu công năng, nhất là khu giam( thời điểm 1943-1945).
Được sử dụng bằng ánh sáng cục bộ
Sauk hi thực dân Pháp chiếm đóng được vùng đất này đã nhanh chóng xác
định được rõ về việc xây dựng một nhà tù trung ương ở Hà Nội, chúng đã đưa ra “
bản dự toán và tập điều kiện đấu thầu ” cần thiết về xây dựng nhà tù lớn có quy mô,
gồm các nhà sau:
1.

1 nhà tù cho việc canh gác

2.

2 Nhà dùng làm bệnh xá

3.

1 nhà làm dùng làm nhà thương bố thí

4.

2 nhà để giam bí can

5.

1 nhà dùng làm phân xưởng


6.

5 nhà dùng để giam tù nhân

Nổi bật lên là hai bản thiết kế nhà tù 1896 của kiến trúc sư Villde. Điều này cho
thấy một sự quy củ trong cách thiết kế, thể hiện rõ là một công trình kiên cố vững
chắc, cũng như trong sự âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp về việc cai trị tù chính
trị Việt Nam. Để chứng minh rõ hơn cho những điều này thực dân pháp đã dùng vật
liệu để xây nhà tù như ngói lợp, gạch đá xây đều có kích thước to lớn( dài 41,5 cm x
24cm). Cùng các vật liệu khác làm bằng kim loại như bản lề, goong, khoá cửa, điều

2
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
đặc biệt là chúng được chuyển từ Pháp sang theo yêu cầu xây dựng năm 1986 quy
định. Cùng với đó là những then cài cửa nhà tù cùm tay, cùm chân tù cách mạng.
Thưa quý khách xung quanh phòng này là những bức ảnh chụp các trại J-P-OM-D-K trại tù tử hình, lô cốt cùng các hiện vật bằng kim loại khác, ảnh chụp xà lim
sở mật thám và toà đại hình. Cùng với nhà tù Hoả Lò, đây là một tập hợp những
công cụ đàn áp của bọn thực dân pháp với phong trào yêu nước nhân dân Việt Nam.
Tại phòng nối D-E trưng bày các hiện vật là các loại cử của nhà tù hoả lò, cửa
vào khu trại trong, cửa trại tử hình, cửa nhà phó giám ngục, cổng chính nhà
tù,Khung bằng gỗ lim , thanh chắn là nhữg đoạn sắt tròn phi 18, cửa sổ đặt ở tầm cao
2m, tư thế đứng hình người tù không thể nào nhìn thấy bên ngoài được, cửa vào khu
trại trong là cửa ngăn cách khu trại tử hìn, từ cửa chính vào các khu trong của nhà tù
phải qua 4 lần cửa, 4 lần khoá, cánh cửa nhà phó giám ngục là cửa chớp lịch sự lăp

trên tầng 2 rộng rãi, thoáng mát, khác biệt với cửa phòng giam nặng nề, bẩn thỉu,
cổng chính nhà tù thể hiện sự uy quyền của nhà tù thực dân, cửa được làm bằng gỗ
lim, 2 cánh mỗi cánh rông 1,14m, cao 2,05m , nặng 1,6 tấn. Cánh cửa di chuyển trên
bánh xe, người tù không thể má cống được.
Vâng thưa quý khách những hiện vật phòng trưng bày này đã phần nào tái hiện
rõ được những tội ác của bọn thực dân Pháp đối với các chiến sĩ yêu nước của chúng
ta. Quý khách đang nhìn thấy chính là những hiện vật mà ngày xưa tù chính trị đã sử
dụng. Những đôi đũa những chiếc bát, cạp lồng, ca, chậu, vỏ đồ hộp, quần áo, chăn
tù chính trị sử dụng. Thực dân Phháp đề ra quy định bữa ăn chỉ được ăn trong vòng
5 phút nếu sau 5 phút mà chưa xong thì sẽ bị đổ đi. Khẩu phần ăn: gạo tấm trắng của
miền nam nên để quá lêu nên có mọt, ăn vừa nhạ, vừa đắng. hoặc gạo để mốc, rau
già, cá khô bị ép hết chất,.. Ăn gạo đó lâu ngày nhiều người đã bị phù tim,có tháng
số người chết lên đến 40 người
3
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Và đây chính là những minh chứng cho những gì Thực dân Pháp đã đối xử
với các bác “Hàng tuần thức ăn của từng người thayđổi theo qui định:chủ nhật được
ăn một bữa thịt lợn,thường là thịt lợn sề hoặc thịt lợn bạc nhạc.Ba bữa thịt trâu già
luộc quá lửa dai như quai guốc,còn lại là những bữa cá mè ranh,cá dầu để ruột luộc
với tương,cá khô đã bị ép hết dầu còn bị mốc và có dòi,đậu phụ luộc,rau thì tùy theo
mùa,rau cần,cải củ,bầu,bí luộc hoặc rau muống già dai như giải rút” bởi vậy các tù
chính trị đã nghĩ ra cách là nhờ người nhà gửi cạp lồng bát đũa vào, nhưng bọn thực
dân lại cho rằng đấy là vũ khí nên chúng đã thu lại. Cáctù chính trị phải nhặt các vỏ
dừa khô để làm bát làm thìa ăn. Khi bị bắt vào tù các tù chính trị chỉ được phát 2 bộ
quần áo: 1 bộ dài tay và 1 bộ cộc tay tất cả các tù binh đều phải cạo trọc đầu. Đây là

chiếc áo của tù nhân mặc M.C chính là tên viết tắt của nhà tù Maison Centrale.
Ăn uống kham khổ bị hành hạ dã man về thể xác nhưng dướng như vẫn toát
lên những nét vui vẻ vói tinh thần lạc quan là thế nên các Bác tù chính trị vẫn sáng
tác ra những bài thơ “ lập là”
Lập thì là, lập thì là
Chúng ta đây ở chốn lập thì là
Ngày ngày 2 bữa, tối ra lại vào
Loanh quanh luẩn quẩn ra vào
Nào ai có biết ra vào làm chi
Bữa ăn nào cho chút gì
Sáng thì cá mắm, tối thì mè ươn
Rau thì sâu nó gặm cả lườn
Cố nhai cho được nó dưỡn dườn cổ ra
4
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Thịt trâu những da là da
Trẻ nhai chẳng được, người già nuốt sao
Lại còn đậu phụ nhạt phèo
Chủ nhật vài miếng thịt heo vơi những bì
Dai dai như thịt lợn sề….
Vâng đây có lẽ là bức tranh miêu tả về vụ “ hà thành đầu độc” những chiến sĩ
của chúng ta tham gia vụ hà thành đầu độc ngày 27/06/ 1908. Họ là binh lính, đầu
bếp Việt trong quân đội Pháp cùng các thầy đồ, thầy lang, cô bán hàng... đã cùng chí
hướng hợp sức góp phần đánh đổ đầu não cai trị thực dân, giành lại Tổ quốc. Mưu
sự không thành, họ hiên ngang lên đoạn đầu đài. ngay trong doanh trại quân đội

Pháp ở thành Hà Nội. Trước đó, một số cai đội, binh lính Việt trong cơ công binh
pháo thủ số 9 của Pháp như Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình, Dương Bê, Nguyễn
Văn Nga... đã ngấm ngầm phẫn uất thực dân Pháp. Họ bất mãn sự phân biệt đối xử
giữa lính Pháp và lính Việt, đặc biệt là không đồng tình việc dùng lính Việt đi đánh
nghĩa quân người Việt. Thưa quý khách Cùng thời điểm này, các phong trào yêu
nước của Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám phát triển rất mạnh. Ngoài công khai
chống Pháp, nhiều người còn hoạt động bí mật. Tại quán cơm số 20 phố Cửa Nam
của bà Nhiêu Sáu, họ và các cai đội, binh lính, đầu bếp Việt đã gặp gỡ, giác ngộ
nhau và tập hợp thêm đông người đồng chí hướng. Trong đó có ông đồ Đỗ Văn
Đàm, thầy lang Nguyễn Văn Phúc, đầu bếp Hai Hiên (Nguyễn Văn Hiên), Vũ Văn
Xuân, Nguyễn Văn Chúc...
Trong tập 3 bộ sách Phan Bội Châu toàn tập, các trang 146 - 155 kể lại sự
kiện bi hùng này. Một tối ở chùa Bạch Mã, phố Hàng Buồm, đội Bình, tức Nguyễn
Trị Bình, đã mời rượu gần 200 anh em đồng chí hướng. Ông nghiêm trang nói:
5
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
"Hôm nay, chúng ta bàn với nhau một việc đặc biệt hệ trọng. Đó là việc lấy lại đất
nước VN, khôi phục mọi quyền lợi của chúng ta. Nếu mưu đồ không thành công,
chúng ta phải đeo đuổi nhiệm vụ này tới chết. Quyết không lùi bước trước sự hi sinh
nào để cứu lấy Tổ quốc chúng ta. Các đồng bào có đồng ý với tôi về vấn đề này
không? Có tán thành kế hoạch của tôi không?".
Mọi người nhiệt liệt tán thành. Một kế hoạch đánh chiếm đầu não bộ máy cai
trị thực dân đã được mọi người bàn bạc là sử dụng cà độc dược để các đầu bếp người
Việt bỏ vào thức ăn quân Pháp. Sau đó, các nhóm cai đội, binh lính yêu nước sẽ
chiếm kho vũ khí, rồi bắn pháo hiệu cho các toán quân ngoài thành ập vào cùng

đánh chiếm đầu não thực dân Pháp. Đội Nhân (Đặng Đình Nhân) chỉ huy nhóm
đánh vào phủ toàn quyền Đông Dương, đội Bình dẫn nhóm đánh bộ tham mưu Pháp
và đội Cốc (Dương Bê hay còn gọi là Nguyễn Văn Cốc) sẽ cầm đầu đánh tòa thống
sứ Bắc Kỳ...
Chí lớn không thành
Căn nhà số 20 phố Cửa Nam và ngôi nhà ở phố Hàng Buồm xưa là nơi từng là
điểm hẹn của những người yêu nước. Bây giờ phố xưa vẫn còn tên cũ. Từ những
điểm hẹn này, kế hoạch đánh Pháp lẽ ra đã được xác định thực hiện vào
năm 1907, nhưng phải hoãn lại vì thời cơ không thuận lợi. Trong đó có lần
họ đã định thực hiện vào 20g ngày 14-11-1907 nhân dịp binh lính Việt được phát
súng đạn đi bắn tập ở Sơn Tây.
Tuy nhiên, kế hoạch tiếp tục tạm hoãn vì súng ống không đến đủ binh lính yêu
nước. Chính vì phải trì hoãn dài mà mật thám Pháp phần nào "đánh hơi" được.
Trong cuốn Vụ chính trị ở Đông Dương của tiến sĩ Patrice Morlat viết từ tài liệu
khai thác nguồn tàng thư Bộ thuộc địa Pháp kể rõ từ cuối tháng 5-1908, công sứ

6
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Jules Bosc ở Hà Đông đã nghi ngờ. Ông ta được mật báo nhà số 20 phố Cửa Nam có
thể đã diễn ra những cuộc gặp gỡ, chiêu nạp nghĩa quân.
Sau đó, mật thám khám xét nhiều nơi. Dù không có kết quả rõ ràng nhưng quân
Pháp vẫn nghi ngờ, đề phòng. Tối 27-6-1908, những người yêu nước bắt đầu thực
hiện kế hoạch. Nhóm đầu bếp Hai Hiên đã bỏ cà độc vào thức ăn. Khoảng 200 binh
lính Pháp thuộc trung đoàn bộ binh số 9 và trung đoàn pháo binh số 4 trúng độc bất
tỉnh nhưng không chết vì lượng chất độc yếu. Vụ việc đang tiến hành dở dang thì

một người lính tên Trương trong cơ công binh pháo thủ số 9 đã vội xưng tội với linh
mục. Tin đến quan Pháp. Chúng lập tức cho bắt ngay binh lính và các đầu bếp Việt
trước khi họ kịp cướp kho súng, nổ pháo hiệu báo nghĩa quân ngoài thành tiến vào.
Đồng thời tất cả lính Việt trong các phiên đội khác cũng bị tước vũ khí và thiết
quân luật toàn Hà Nội. Trong khi đó, dân quân cùng nghĩa quân Hoàng Hoa Thám
ngoài thành chờ mãi không thấy pháo hiệu, biết đã bại lộ nên đành gạt nước mắt rút
đi. Mặc dù chưa hoàn tất việc bắt bớ, nhưng để thị uy, ngày 6-7-1908, viên công sứ
Hà Đông Jules Bosc đã ngồi ghế chủ tọa hội đồng đề hình Bắc kỳ, tuyên án xử chém
ba anh hùng chí lớn không thành là Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình và Dương
Bê.
Lần theo sử liệu và trí nhớ được lưu truyền của những người cao tuổi Hà Nội,
pháp trường xử những người anh hùng đã được dựng lên ngay bãi Gáo, cột cờ Hà
Nội sáng 8-7-1908. Ngay ngày hôm sau, 28 tháng Sáu năm 1908, Hội đồng đề hình
(Commission criminelle) được thành lập kết tội lính Việt "xâm phạm nền an ninh
của chính phủ Bảo hộ". Ngày 8 tháng Bẩy năm 1908, quân Pháp đưa 3 người đầu
tiên: Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trí Bình (Tư Bình), và Nguyễn văn Cốc (Dương Bé)
ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội, sau đó bêu đầu những người bị chém, nhằm
khủng bố tinh thần người dân. Để trấn áp tinh thần yêu nước, chúng chém ba người
7
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
rồi bỏ thủ cấp của họ vào rọ tre đem bêu. Nhưng trong đêm, thủ cấp các anh hùng
được nhân dân cướp lại.
Jean Ajalbert - nhà văn, nhà báo Pháp đã từng đến Việt Nam vào những năm
đầu của thế kỷ XX, miêu tả giờ phút lâm chung của các họ
"... Tóc búi ngược trên trán, những người tù bị cột chặt trước bọn đao phủ mặc đồ

đen, lưỡi lê tuốt trần... Những người sắp chết muốn nói. Dương Bé cất tiếng bảo kẻ
hành hình mình: - Anh hãy bảo cho vợ tôi, có lẽ đang đứng ở trong đám đông kia
rằng, nếu đầu tôi được lìa ngọt lưỡi khỏi cổ, thì tôi thưởng cho anh 5 đồng bạc. Đặng
Đình Nhân thì nhắn vợ ghi 3 chữ "Phó Đề đốc" lên linh bài thờ mình. Nguyễn Trí
Bình, với một giọng quyết liệt đã nói: - Tôi cảm ơn những người Âu đã đến đây
đông để nhìn tôi chết... Chết như thế này là một cái chết nhẹ nhàng... "
Sau đó, quyển Việt Nam nghĩa liệt sử đã có bài thơ bi hùng khóc những người
yêu nước:
Sử xanh ai nhuộm máu hồng tươi
Đèn lạnh đêm khuya giọt lệ rơi
Tay mạnh vung gươm vằm mặt đất
Lòng trung trở giáo chuyển cơ trời.
Bây giờ xin mời quý khách vào thăm trại E giam nam. Đây là gian mà
chúng ước tính phòng giam này có thể chứa tới 40 người nhưng thực tế nó đã lên
đến 100 người nên không đủ sàn gỗ lim để nằm vì vậy mà ngươig khỏe phải nằm đất
người yếu nằm trên sàn. Tất cả tù chính tri đều trong tư thế ngồi và chân bị đeo cùm,
và như quý khách thấy có tù đeo cùm 1 chân và người bị 2 chân, tù nhân đeo 1 cùm
đó là tội nhe hơn so với người đeo 2 cùm. Chúng đặt ra quy định 2 đến 4 tiếng mở
8
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
cùm chân 1 lần/ ngày tùy theo giám mục để các tù chính trị có thể đi vệ sinh ăn
uống. Ngoài ra thực dân Pháp còn cho xây dựng khu vệ sinh ngay tại phòng giam
nhưng chỗ vệ sinh đó lại không có đường để dẫn chất thải ra bên ngoài và các tù
chính trị đã lên án phản đối nhưng thực dân pháp đã chống đối bằng cách không cho
dẫn chất thải ra ngoài. Và thưa quý kháh những chiếc cử sổ kia không được như thế

này, chúng tối hơn thế này nhiều cho đến năm 1954 khi chính phủ ta tiếp quản nhà
tù Hỏa Lò mới làm thêm những cửa số đó. Đây là cách tra tấn dã man về thể xác của
bọn thực dân. Từ năm 1993 không còn một tù nhân nào được giam ở đây và chuyển
sang Cầu Diễn. Năm 1993 được công nhận là di tích và đến 1997 được công nhận là
di tích quốc gia.
Tiếp theo mời quý khách đi lối này. Chúng ta sẽ vào thăm khu cachot ( ngục
tối). Nơi đây để giam những người tù bị trừng phạt vì vi phạm nội quy của nhà tù.
Cachot ở Hỏa Lò là địa ngục của địa ngục phòng giam chật hẹp, tối tăm. Tại đây
người tù bị nhốt biệt lập bị cùm trong đêm, phỉa ăn ngủ vệ sinh tại chỗ người tù bị
giam trong cachot chỉ sau thời gian ngắn lại bị phù nề, mắt mờ, ghẻ nở đầy người do
thiếu vệ sinh, ánh sáng và cả dưỡng khí. Mỗi ngày cửa tù được mở 2 lần để đưa cơm
và thức ănvà khi bị phạt các tù nhân phải cho chân trong cùm và đầu nằm dốc xuống
dưới nên khi được thả ra các tù chính trị này thường đi lại khó khăn và có kảh năng
bị mù và mắc các bệnh về não. Năm 1932 đồng chí Trường Chinh nguyên tổng bí
thư ĐCSVN đã bị phạt giam tại đây, sau khi đồng chí đã lãnh đạo tù chính trị tổ
chức cuộc mít tinh trong tù để kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1/5.
Bây giờ xin mời quý khách đi theo lối này. Trước mắt quý khách chính là cây
bàng. Một cây đã hiên ngang đứng ở tại nơi này chứng kiến những khổ cực của
những người tù chính trị và những cuộc kháng cự của các Bác tù chính trị. Các Bác
đã lấy quả bàng để ăn, lá bàng để đắp vào những chỗ đau, đỡ đi phần nào co sự vất
vả của mình.
9
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Tiếp theo là 2 ống cống mà các Bác tù chính trị đã vượt ngục tại đây, đêm
16/11 và đêm 24/ 12 các bác đã thoát ra ngoài và đã có bác còn sống khoẻ mạnh đến

ngày hôm nay.
Tiếp theo mời quý khách đi theo tôi, Vâng thưa quý khách đây chính là những
bức tranh nói về nhân dân việt nam và thực dân Pháp. Chếch lên tay phải của quý vị
1 chút là hình anh của Morison, 31 tuổi, người đã phản đối chính sách chiến tranh
Việt Nam( 2/11/1965) đã tự thiêu để chứng tỏ cho quan điểm của mình. Sau này ở
Việt Nam cũng có nữ anh hùng Nhất Chi Mai, cô đã đứng lên phản đối cuộc cách
mạng của bọn thực dân Pháp bằng cách tự thiêu, cảm động trước tấm gương đó nhà
nước ta đã lấy tên của cô cho tên một con đường “ NHất Chi Mai” trong Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Thưa quý khách bây giờ mời quý khách đi theo tôi vào phòng trại giam nữ.
Diện tích 270m2,bao gồm 4 phòng giam nhỏ,phòng giam phụ nữ có con nhỏ,phòng
giam tập thể,khu nhà tắm và sân trại.Có thời kì thực dân Pháp đã giam tới hơn 300 tù
nhân nữ. Người đông,phòng hẹp nên bị thiếu không khí,mùa đông cũng như mùa
hè,phòng giam không đủ chỗ nằm.Tù nhân nữ phải lau sạch sàn nhà để nằm.Chị em
luân phiên nhau để ai cũng có lúc được nằm chỗ thoáng.Nhiều chị em đã tự nguyện
nằm đất để nhường cho các chị nhiều tuổi,yếu phổi được nằm trên sàn gỗ. Nhưng
thật ác that đối với những nữ tù có con nhỏ, các chị phải chăm con với lượng sữa ít
ỏi của mình chia trong khẩu phần ăn để nuôi 2 mẹ con, bên cạnh đó thực dân Pháp
còn lấy con của các chị ra làm miếng mồi uy hiếp tinh thần các chị.
Mời quý khách xem tiếp gian bên trong. Đây là phòng giam nữ tập trung trước
kia nay đã chuyển thành phòng trưng bàytrong trại giam nữ, đày đoạ tù nhân của
Thực dân Pháp với lao dịch nặng nề, giam cầm hà khắc, đàn áp dã man sinh mệnh
con người. Các hiện vật như: máy chém., thùng phuy, thang buộc mà chúng gọi là “
bó giò” ,bể nước dìm tù nhân.Dã man nhất chúng đã dùng má chém, nhìn cỗ máy
10
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
trưng bày giữu phòng chắc hẳn quý khách đã thấy được phần nào âm mưu của
chúng, và cũng không khỏi rung rợn đúng không a.? Vâng xin được đưa ra bản tự
thuật của bác Nguyễn Đình Cẩn. “ tra tấn bằng một 1 hoặc 2 máy quay điện một
chiều cặp vào tai, đầu vú, dương vật, dí dây điện nóng 100v vào đầu làm ngã bất
ngờ, dìm người trong bể nước mà chúng gọi là đi tàu ngầm, cho uống no nước, kéo
lên, dậm lên bụng cho tới khi nước phọt ra… cắt đầu vú, chặt dương vật. khó khăn
dành chon am giới đã là khổ lắm rồi nhưng nữ giới thì quá khổ rồi. Bên tay phải của
quý khách chính là những lời trích dân mà các nữ tù phải chịu : “Nước ít,gần 200 tù
nhân nữ mà chỉ có một vòi nước nhỏ.Nước dùng thiếu thốn nên chị em đặt ra qui
định:ai tắm ngày một lần được một gáo nước,tắm hai ngày một lần thì được hai gáo
nước.Chỉ có một phòng tắm tập thể với một số nước ít ỏi,dù xấu hổ đến đâu chị em
vẫn phải tắm trần như trẻ con”, những hiện vật dùng tra tấn các nữ tù chủ yếu như:
máy điện, dây thừng, chai…cuãng vì những tra tấn này mà có nữ tù đã quay trỏ về
nhưng không làm được sứ mệnh thiêng liêng là làm mẹ.
Bên dưới chính là tên những nữ anh hùng đã bị giam tại đây: Bà Hoàng thị Ái,
Bà Nguyễn Thị bắc, Bà Nguyễn Thị Bốn, trong đó có bà Phạm thị Ngân người yêu
của ông Hoang Văn Thụ, nhưng không đến được với nhau ông thụ đã hi sinh, sau
này vì thương tiếc cho mối tình đẹp mà bà đổi tên là Hoàng Ngân, họ của người yêu
và Ngân có nghĩa là bay mãi, bay cao cho tình yêu của 2 người.
Đi sâu vào bên trong quý khách có thể nhìn thấy là khu xà lim tại đây đã giam
những tù chính trị mà chúng coi là nguy hiểm nhất, như đồng chí: Nguyễn Văn
Cảnh, Trần Đăng Ninh, để muốn trốn ra bên ngoài bằng đường hầm mà quý khách
nhìn lúc nãy thì các bác đã phải nhịn ăn cho dây cùm bé lại, hay những bác khác giả
vờ có những tiếng động lớn để các bác có thể thoát ra được.

11
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Mời quý khách đi tiếp, vâng và bên ngoài kia chính là nhà tưởng niệm, nơi để
thắp nén nhang cho các anh, các bác đã hiên ngang, bất khuất dành độc lập cho dân
tộc.
Tiếp theo lối này, quý khách đi vào gian trưng bày những hiện vật mà phi công
mỹ bị chúng ta bắt tại đây, tên một số phi công mỹ như: John Cain, HudSon, Sith…
với những vật dụng sinh hoạt hằng ngày đó là những: bàn chải đánh răng, màn, bàn
cạo râu, ấm tích, chỉ cần nhìn những vật dụng như thế đã làm cho chúng ta biết phần
nào về sự khoan dung của đất nước Việt Nam chúng ta, đủ cho ta thấy thế nào về sự
so sánh khập khiễng của 2 đất nước.
Thưa quý khách lên tầng 2, quý khách sẽ thấy rõ hơn về phong trào đấu tranh
của các chiễn sĩ yêu nước và cuộc cách mạng nhà tù Hoả L, thế hệ những người tù
cách mạng đã tham gia phong trào kháng chiến, và những vật dụng dùng cho sinh
hoạt như: gáo, sách, bút... Phần này sẽ dành cho quý khách tham quan là chủ yếu.
Kính thưa quý khách, chúng ta vừa kết thúc chuyến tham quan đầu tiên tại nhà
tù Hoả Lò,bây giờ để tiếp tục chuyến tham quan, xin mời quý khách ra xe để tham
quan điểm thứ 2- Văn Miếu.

12
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch

13
Nguyễn Thị Huyền


Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Xin kính chào quý khách, rất vui được hướng dẫn quý khách tham quan điểm
thứ 2 trong lịch trình của chúng ta ngày hôm nay – Văn miếu- một di tích đặc biệt
quan trọng quốc gia, nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, nơi lưu giữ và thể hiện đặc
sắc nhất những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam. Nơi đây, với bề dày lịch sử
và chiều sâu văn hiến đã đang là một công trình xuyên thiên niên kỷ, vượt thời
gian với những giá trị nổi bật của chân - thiện - mỹ, của trí tuệ và tri thức của cả
một dân tộc văn hiến và anh hùng. Việt Nam vẻ đẹp không chỉ là tiềm ẩn mà đang
hiện hữu hào hoa và thanh lịch. Vẻ đẹp ấy luôn tỏa sáng thông qua sự tiếp cận đa
chiều dưới góc nhìn văn hóa của mỗi chúng ta.,.
Thưa quý khách, xin được nói đôi nét về lịch sử của văn Miếu: Văn Miếu được
xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. "Tháng 8,
mùa thu năm Canh Tuất (1070) lập nhà Văn miếu tạc tượng Chu Công - Khổng Tử
và Tứ phối. Vẽ hình tượng Thất thập nhị hiền trình bày ở Văn miếu, bốn mùa tế lễ
- Hoàng thái tử tới đó học tập”. Như vậy, có thể thấy rằng: ngay từ khi ra đời Văn
miếu vẫn luôn tồn tại và phát triển ở vị trí hiện nay. Vị trí này có ý nghĩa tích cực,
phát triển: theo Kinh Dịch, phía Nam là hành hỏa, hành hỏa tượng trưng cho văn
chương. Xây dựng Văn miếu ở phía Nam Kinh thành với mục đích mong muốn
văn chương, học vấn, tri thức của các sĩ phu của của đất nước luôn phát triển, hợp
với phong thủy truyền thống phương Đông. Tuy nhiên, ai cũng biết không thể “há
miệng chờ sung”không thể ăn sẵn và lại càng không thể chỉ cần nghĩ rằng đặt Văn
miếu ở phía Nam kinh thành mà không cần học hành rèn luyện mà văn chương –
học vấn vẫn phát triển. vị trí tồn tại ở Văn miếu từ khi ra đời đến nay luôn tồn tại
độc lập, riêng biệt, tách rời các khu vực dân cư xung quanh. Văn Miếu-Quốc Tử
Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu
Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện

Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Nay thuộc phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội. Xung quanh Văn miếu xưa là những khu đất trống với thảm cỏ
14
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
và hồ nước. Sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp tiến hành qui hoạch thành phố
trong việc xác định ranh giới các khu vực và có kế hoạch mở rộng, xây dựng Hà
Nội thành một thành phố châu Âu. Bằng hàng loạt các Nghị định của Tổng trú sứ,
sau này là Toàn quyền Đông Dương và Đốc lý Hà Nội, chính quyền thuộc địa đã
phân thành phố ra làm hai khu vực chính là khu vực dành cho người Âu và người
bản xứ. Từ năm 1895 đến năm 1927, thực dân Pháp chính thức bắt tay vào việc mở
rộng quy hoạch thành phố Hà Nội sau khi hoàn thành công cuộc bình định Việt
Nam. Chính quyền thuộc địa Pháp đã cho sáp nhập nhiều tổng, xã vào thành phố
để mở rộng quỹ đất, thuận lợi cho công tác quy hoạch các tuyến phố mới theo kiểu
ô bàn cờ, tạo thành những đại lộ và khu phố khang trang thường được gọi là “khu
phố Tây,” có tính thẩm mỹ cao. Trong giai đoạn này, các làng Văn Chương, Thanh
Miến, Thịnh Hào xung quanh Văn Miếu được qui hoạch thành các khu phố. Các
con đường được qui hoạch và mở rộng, tách Văn Miếu – Quốc Tử giám ra khỏi
nhà cửa của dân cư các làng xung quanh. Từ đó đến nay, xung quanh VM- QTG
bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố
Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu.
Sự tách biệt quần thể di tích này tạo sự tôn nghiêm đồng thời là điều kiện thuận lợi
cho sự chiêm ngưỡng, hướng tâm của du khách và người dân qua đường về chốn
miếu đường trung tâm của đạo học Việt Nam. Sự độc lập tương đối như vậy, hình
như cũng muốn nói “văn chương phải có một khoảng trời riêng.
Thưa quý khách, bên kia đường chính là Văn Hồ, trước mặt Văn Miếu là hồ

Minh Đường hay Văn hồ dân gian thường gọi là hồ Giám giữa hồ có gò Kim Châu,
trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ
kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn
Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm
1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa.

15
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Vâng, thưa quý khách nơi quý khách đang đứng chính là Tứ Trụ: mang một ý
nghĩ rất tượng trưng, làm cho hệ thống này trông cps vẻ rộng và cao hơn.Đây gọi
là những Trụ biểu, “trụ biểu lồng đèn” có tác dụng định vị nơi “ngự” của Thần/
Thánh, báo hiệu cho dân chúng, tín đồ biết để chuẩn bị tâm thế cho tôn kính trước
khi đi qua hoặc vào yết kiến Thánh Thần. Tứ trụ còn mang những biểu tượng
thiêng về Thần và thế giới thần linh; tôn vinh, ca ngợi Thần thông qua các hình tượng, biểu tượng trong điêu khắc, trang trí, văn tự; góp phần tôn vinh và làm đẹp
cảnh quan cho công trình di tích; làm rạng rỡ ngôi vị Thần… Trên một đoạn đường
ngắn từ hệ thống Tứ trụ đến Văn miếu môn, cha ông ta hình như muốn nhắn gửi
“bức thông điệp văn chương” đến những Nho sinh – sĩ tử theo một nguyên lý liên
hoàn: “Tứ trụ tạo tam môn - Tam môn qui nhất lộ - Nhất lộ khai vạn phúc - Vạn
phúc hội Văn môn…”. Nguyên lý này là nguyên lý của sự phát triển thông qua con
đường học vấn: bốn cột trụ tạo ra 3 cửa (tam môn đồng hành); ba cửa qui về 1 con
đường, con đường học tập (tam tài đồ hội); con đường đó mở ra vạn điều Phúc, sự
học hành đem lại phúc ấm cho con người; Vạn phúc ấy sẽ hội tụ tại cổng Văn này!
Chỉ với những hình tượng như vậy đã cho thấy: đây là chốn hội tụ và lan toả của tri
thức và học vấn!
Nơi quý khách đang đi tới chính là văn miếu môn, trước văn miếu môn có hai tấm

bia Hạ mã hai bên đó là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia
dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều
phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia
mới lại được lên xe lên ngựa. Thế đủ biết Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm tới chừng
nào. Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê
chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra
kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp
đuôi vào nhau. Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán:

16
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Đông, tây, nam, bắc do tư đạo
Công, khanh, phu sĩ, xuất thử đồ
Tạm dịch là:
Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này (đạo Nho)
Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này
Tiếp theo 2 tấm bia hạ Mã quý khách đi vào Văn Miếu Môn- một công trình được
xây dựng vào những năm thuộc nửa đầu thế kỷ XIX bằng chất liệu bê tông, gạch
ngói, mang đậm ảnh hưởng của sự giao thoa phong cách kiến trúc Á – Âu dưới
thời nhà Nguyễn. Mặc dù vậy, cổng Văn miếu vẫn mang đầy đủ các yếu tố kiến
trúc truyền thống phương Đông dưới dạng thức: “thượng lâu – hạ môn”: trên lầu –
dưới cổng. Với kiến trúc ba cửa ra vào với Chính môn – Tả môn – Hữu môn như
thể hiện tư tưởng “Tam môn đồng hành”, “Tam tài đồ hội”: cả Trời – Người và
Đất đều hội tụ ở cửa Văn này. Hai bên tả hữu phía trước cổng Văn miếu đều có
bảng rồng, bảng hổ tạo nên sự trùng phùng tương ngộ. Dường như ở chốn văn đàn,

Hổ biểu trưng cho học vị Cử nhân, Rồng biểu trưng cho học vị Tiến sĩ? Phải chăng
hình tượng như vậy như muốn nói đây là chốn “long hổ tương phùng”, anh tài 4
phương tụ hội, tỏ mặt anh hùng. Điều đó càng cổ vũ, động viên, khích lệ các Nho
sinh sĩ tử phấn đấu học tập, luyện rèn. Cũng ở mặt sau ở Văn miếu môn có hình
tượng “ngũ vị tôn ông” trong một tấm phù điêu đắp nổi với hình tượng 5 người đàn
ông cầm các đồ vật biểu trưng cho sự sang quí của người quân tử có học. Phải
chăng đây chính là hình tượng Đức Khổng Phu Tử cùng 4 người học trò của Ngài?
Quý khách vừa đi qua văn miếu môn, nếu để ý kĩ một chút quý khách sẽ thấy
phía trước và phía sau của Văn miếu môn có hai đôi rồng đá. Cả hai đôi rồng này
có lẽ đều đã được tạo dựng vào nửa đầu thế kỷ XIX cùng với thời gian xây dựng
Văn miếu môn – cổng Văn miếu. Điều đáng nói là hai đôi rồng trước và sau cổng
Văn miếu đã được cha ông ta tạo tác khác nhau. Đôi rồng đá hướng ra phía trước,
17
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
chúng tôi gọi là “hướng long”: rồng hướng ra phía trước là đôi rồng chưa thành
hình rõ rệt, vẫn là những đám vân xoắn hội tụ lại thành hình rồng cho nên đây còn
gọi là “long vân: rồng mây”. Nó biểu tượng cho người Nho sinh, nho sĩ mới bắt
đầu rời ghế nhà trường đi vào cuộc sống, hướng về phía trước như những con rồng
đang thành hình, đang vươn mình phát triển. Đôi rồng phía sau cổng là đôi “long
thú: rồng dạng thú”, rồng đã thành hình, đã trưởng thành. Vì là con vật không có
thật, là con vật biểu tượng nên hình tượng Rồng là hội tụ của rất nhiều con vật.
Điều đó có thể thấy rõ qua con rồng này: “sừng nai, tai thú, trán lạc đà, mũi sư tử,
râu dê, mình rắn, vẩy cá chép, móng vuốt chim ưng.v.v…”. Đôi rồng này quay đầu
vào bên trong VM-QTG nên chúng tôi gọi là “hồi long”: rồng quay trở về. Đôi
rồng thú này biểu trưng cho người nho sĩ sau khi ra trường đã thành đạt, đã “hóa

rồng” trở thành những mệnh quan của triều đình phong kiến, giữ những vị trí khác
nhau trong thể chế chính trị xã hội nhưng vẫn quay trở về bái yết Thầy của mình là
Khổng Tử cùng các Tiến sĩ Nho học đang hiện diện bên trong Văn miếu. Chỉ bằng
hai đôi rồng đá kể trên: “Hướng long” và “Hồi long”, cha ông ta đã nhắn gửi tới
các thế hệ con cháu sau này thế ứng xử của người xưa về “Đạo học” của người
quân tử!
Kính thưa quý khách chúng ta đang trên đường đi đến khu đại trung Môn. Ngang
hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn.
Theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía
trước và bằng Đại Trung môn, Thánh Dực môn và Đạt tài môn ở phía sau. Hiện
nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn
dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn
Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông
có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây
bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên
ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô".
18
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi
hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa
cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
Tiếp theo là đến khu thứ 3, đi thẳng tiếp là Khuê Văn Các. Từ hai cửa Đạt Tài và
Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng
với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai
hồ nước được đào ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Việc lặp

lại một khu vực chỉ có cây có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm lớp
cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh
thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc. Có thể nói đây là khu biểu tượng
cho kiến trúc của văn miếu và đồng thời cũng gọi được một cái tên trừu tượng
“khu hiện thực và biểu tượng” với hiện thực là các tấm bia Tiến sĩ đã trở thành di
sản tư liệu thế giới, vinh danh những người đỗ đạt, khoa bảng để trở thành nguyên
khí của quốc gia; biểu tượng là Khuê văn các in hình trên bóng nước Thiên Quang.
Gác sao Khuê, ngôi sao biểu tượng của tri thức, học vấn là một công trình hiện
thực – một “bông hoa kiến trúc” đặc sắc, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 4
nhà Nguyễn (1805) nhưng lại là biểu tượng về sự tỏa sáng của tri thức và học vấn.
Sắc đỏ của kiến trúc gác Khuê Văn biểu tượng cho văn chương hòa cùng màu xanh
cây lá để quyện vào nhau rồi cùng soi mình trên sóng nước trong xanh của giếng
Thiên Quang. Vầng sáng tròn tỏa sáng những tia sáng của tri thức, học vấn được
đặt trên một nền vuông, cao, vững chắc trong biểu tượng về “trời tròn, đất vuông”
về “Trời Cha - Đất Mẹ”. Biểu tượng của tri thức và học vấn này không tách rời
Công cha – nghĩa Mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục… Gác sao Khuê được đặt
trên 4 trụ bê tông vuông vững chãi. Trang trí trên 4 cột trụ vuông là hình tượng
“diệp long: lá hóa rồng”. Cùng với “long vân: mây hóa rồng”, “long thú: thú hóa
rồng” trang trí ở Văn miếu môn; “ngư long: cá hóa rồng” ở Đại trung môn; “diệp
long: lá hóa rồng” trên Khuê văn các và “hỏa long: rồng lửa” trên toàn Tiền tế điện
19
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Đại Thành cùng “trúc hóa long”, “tùng hóa long” trong điện Đại Thành… đã nói
lên một chủ đề xuyên suốt trong tổng thể khu di tích VM-QTG là “chủ đề HÓA
RỒNG” – chủ đề phản ánh sự biến đổi và phát triển không ngừng của nền giáo dục

đào tạo nước nhà; phản ánh sự tiến bộ, trưởng thành của các Nho sĩ qua từng chặng
đường. Thông qua những đồ án trang trí, điêu khắc hình tượng các con vật hay cỏ
cây hoa lá đều có thể hóa rồng muốn nói lên quan niệm “hữu giáo vô loại” là như
thế trong thế giới quan Nho giáo.
Tiếp theo xin mời quý khách đi vào khu văn bia tiến sĩ, đây là những tấm bia đã
vinh danh những vị tú tài, đã có thành tích cao trong các kỳ thi, tại đây du khách,
nhất là các em học sinh đã đến đây để xoa đầu rùa với mong muốn đạt thành tích
cao trong học tập. mời quý khách đi tiếp, quý khách đang trên đường bước vào khu
vực thứ tư: khu Đại Thành với cửa Khổng, sân Trình, đây là khu quan trọng nhất
của Văn miếu với điện Đại Thành thờ Khổng Tử và Tứ phối cùng Thập triết. Tòa
Tiền tế với nhiều di vật quí, những bức hoành phi nội dung sâu sắc với y môn, mộc
môn, chuông khánh, hạc đồng… tạo nên sự tôn nghiêm, qui chuẩn, cao sang.
Nhang án trong nhà Tiền tế với hình tượng trang trí về mặt trời và các linh vật đã
nói lên sự cao sang, minh triết. Mặt trước của nhang án cùng với các đồ án trang trí
về linh vật là 5 chữ Hán lớn được bố trí ở 4 góc một cách cân đối theo thứ tự phải
trước, trái sau, trên trước dưới sau
Thưa quý khách, đằng sau điện Đại Thành là khu Thái học mới được khánh thành
năm 2000 trên khu vực của đền Khải Thánh thời Nguyễn. Ở Khải Thánh môn (nay
là Thái học môn) có tượng hai võ sĩ đá cầm chùy đứng canh hai bên vốn mới được
đưa về VM-QTG từ Văn chỉ Thọ Xương ở ngõ Văn Chỉ, số 222 phố Bạch Mai,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào những năm 60 của thế kỷ XX. Khi đó khu Thái
học vẫn là khu Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử là Thúc Lương Ngột và Nhan
Thị. Phải chăng những người di chuyển đã có ý trong việc dời tượng võ sĩ đá đứng
trước cửa để canh gác, bảo vệ cho cha mẹ thể hiện Đạo Hiếu của người làm con
20
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
dưới thời phong kiến. Đặt võ sĩ bảo vệ cho Cha Mẹ mình chứ không bảo vệ cho
mình (Khổng Tử) bởi người xưa luôn quan niệm “Vạn ác Dâm vi thủ - Triệu thiện
Hiếu vi tiên!”: Trong vạn điều ác thì tà dâm đứng đầu – trong triệu điều thiện thì
Hiếu đễ đứng đầu!
Thưa quý khách chúng ta đang đứng ở sân khu Thái Học. từ đây chúng ta có thể
nhìn thấy được toàn bộ kiến trúc của khu Thái với sự hài hòa với tổng thể cảnh
quan xung quanh của Văn Miếu. Khu Thái Học gồm có 4 công trình : nhà tiền
đương , hậu đường , tả vu hữu vu và 2 lầu trống và lầu chuông. Vật liêu chính để
xây dựng là gỗ lim, gạch mũi hài và gạch. Vào năm 1946, khu Thái Học bị phá hủy
bởi chiến tranh. Nó được xây dựng lại vào năm 1999 và hoàn thành vào năm 2000
để tỏ tôn kính truyền thống văn hóa, kỉ niệm 1000 năm Thăng Long và để tưởng
nhớ đến nên giáo dục nước nhà.
Trước kia, nơi đây là trường Đại Học đầu tiên của VIệt Nam. Nó được gọi là
Quốc Tư Giám.QTG được vua Lý Nhân Tông xây dựng năm 1076 . lúc đầu chỉ là
trường học dành riêng cho hoàng tử và hoàng thân quốc thích. Đến năm 1236 ,
thời trần, đổi tên thành Quốc Tử Viện , cho Phạm Ứng Thần giữ chức Đề Điệu.
Năm 1243 vua Trần Thái Tông cho trùng tu Quốc Tử Giám. Năm 1253 vua Trần
Thái Tông xuống chiếu cho lập Quốc Tử Học viện. Vua xuống chiếu cho mời Nho
sĩ trong nước đến giảng tập tứ thư ngũ kinh.
Sau đó, đến thời Vua Lê Thái Tông ( năm 1428 ) đã cho chọn con cháu các
quan và nhà thường dân tuấn tú vào Quốc Tử Giám làm Giám Sinh. Vào thời đó
QTG làm nơi bình giảng văn thơ cho Giám Sinh. Nhà tả vu và hữu vu là phòng học
của giám sinh, và bí thư khố để chứa ván gỗ đã khắc thành sách, đồng thời là nơi
lưu giữ sách kinh điển của nho gia , bên đông và bên tây mỗi bên 3 dãy , mỗi dãy
25 gian , mỗi gian dành cho 2 sinh viên làm chỗ nghỉ.

21
Nguyễn Thị Huyền


Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Dưới thời vua lê thánh tông, giám sinh được chọn lựa kĩ càng, người nào thi
Hội trúng 3 kì thi thì sung vào thượng xá sinh, trúng 2 kì thì vào trung xá sinh,
trúng 1 kì thì vào hạng hạ xá sinh. Hàng tháng Giám Sinh được nhận một khoản
tiền trợ cấp, gọi là tiền đèn dầu, gạo và muối. Nội quy trường giám rất nghiêm
khắc, sinh viên chủ yếu là tự học,mỗi tháng có một kì tiểu tập, 4 tháng giữa 4 quý
là kì đại tập. cứ đến kì giảng sách bình văn , các học quan chấm bài mỗi kì đều lấy
những bài tiêu biểu , đạt điểm cao đen ra bình đọc cho mọi người cùng nghe. Sách
học trong trương chủ yếu là sách tứ thư ngũ kinh. Quốc tử viện còn có nhiệm vụ
bảo cử các Giám Sinh với triều đình để bổ dụng làm quan. Năm 1082, nhà nguyễn
chuyển vào nam, nơi đây trở thành nơi thờ cúng bố mẹ khổng tử
Bây giờ mời quý khách đến với nhà tiền đường .
Nhà tiền đường ở phía trước là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa , khoa học
như họi thảo khoa học, tuyên dương những tấm gương hiếu học, học sinh suất
sắc… biểu diễn nghệ thuật dân tộc. hành lang nối tiền đường và hậu đường có 2
cửa sang 2 nhà chuông và nhà trống.
Thưa quý khách đi qua nhà tền đường chúng ta đến với nhà hậu đường.
Hậu đường là tòa nhà 2 tầng. tầng 1 là nơi trưng bày khái quát lịch sử hình
thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng như các giá trị của truyền
thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài. Đây cũng là nơi tôn vinh nhân tư
nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Xin được nói đôi điều vầ ông: CVA sinh năm
1292 tại xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Đàm, nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.
tương truyền CAV ĐỖ Thái Học Sinh thời trần nhưng không ra làm quan, mở
trường dậy học ở quê nhà. Thầy đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, trong
đó tiêu biểu là Phạm Sư Mạnh, lê Bá Quát, đã từng được giữ chức Nhập nội hành
khiển thời trần. học trò của thầy luôn kính trọng thầy, bởi thầy là người thanh liêm
cương trực, đạo cao chức trọng. học trò của thầy dù ở địa vị tể tướng hay thượng

22
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
thư, khi đến thăm thầy vẫn kính cẩn giữ lề học trò. Những ai được thầy cho vào hỏi
thăm thì thường quỳ ở dưới để nghe thầy chỉ bảo. học trò nào ra làm quan mà
không giữ mình trong sạch, thường bị thầy đuổi ra không tiếp.
Qua đây xin được nói sơ qua về khoa thi lịch sử việt nam( 1075 – 1919 )
Lịch sử khoa cử việt nam bắt đầu bằng khoa thi Tam Trường để chọn minh kinh
bác học vào năm 1075 dưới triều vua lý nhân tông.
Năm 1232, triều trần mở khoa thi Thái Học sinh chọn đệ nhất giáp, đệ nhị giáp và
đệ tâm giáp, năm 1396 đặt lệ thi hương ở các địa phương lấy đỗ cử nhân và quy
định 7 năm một kì thi, năm trước thi hương, năm sau thi hội ở kinh đô. Thi hội bắt
đầu từ đấy.
Triều Hồ theo phép thi của triểu Trần và quy định 3 năm một lần thi.
Triều Lê Sơ, khoa cử thịnh đạt và phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử khoa cử
Việt Nam.
Năm 1434, vua Lê Thái Tông xuống chiếu định lệ thi hương, thi hội và quy định 3
năm mở một khoa thi. Để được tham dự thi hương, nho sinh phải trải qua kỳ thi
khảo hạch là ký thi tổ chức tại địa phương nơi học sinh đó sống để loại bớt những
người chưa thực sự đủ năng lực, đức hạnh.
- Thi Hương bao gồm 4 kỳ, đỗ kì trước mới được vào kì sau :
+ kì 1 : thi Kinh Nghĩa
+ kì 2 : thi Chế, Chiếu, Biểu.
+ kì 3 : thi thơ , phú.
+ kì 4 : thi văn Sách.


23
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Trường thi Hương thường được tổ chức ở một bãi đất trống rất rộng như ven bãi
sông hoặc những cánh đồng đã thu hoạch. Xung quanh trường thi được rào kín, ở
chính giữa dựng một số nhà tranh dùng làm nơi chấm thi.
Đỗ thi Hương được gọi là Hương Cống.
- Thi Hội : thể thức và nội dung như Thi Hương, nhưng ở mức độ cao hơn. Đỗ
cả 4 kỳ đã được coi như đỗ tiến sĩ, được tham dự thi Đình. Trường thi Hội
cũng giống như trường thi Hương.
- Thi Đình : tổ cức tại sân cung điện nhà vua. Thí sinh làm một bài văn sách
do Vua đề ra hỏi về đạo trị nước, sử dụng hiền tài…thi Đình để phân hạng
cao thấp. trong một khoa thi nhà vua chỉ lấy theo 3 hạng :
*Hạng thứ nhất : đệ nhất giáp tiến ĩ cập đệ : hạng này tối đa chỉ 3 người : Trạng
Nguyên, Bảng Nhãn, Tham Hoa.
*Hạng thứ hai : hoàng giáp
*Hạng thứ ba : tiến sĩ.
Tuy nhiên, có khoa chỉ có 3 người đỗ ( 1592 ), có khoa thi 62 người đỗ ( 1478 ).
Trong lịch sử Việt Nam chỉ có 46 người được phong tặng danh hiệu Trạng
Nguyên.
Các khoa thi được mở cho tất cả các nho sinh trong cả nước, không phân biệt nơi
học , địa vị xã hội, tuổi, số lẫn đã thi. Vì thế có khoa thi hội có đến 6000 Hương
Cống tham dự, có nhiều người đang làm quan cũng ứng thi, có người đỗ khi rất trẻ,
có người đến 68 tuổi mới đỗ ( Quách Đồng Dần – 1634). Tuy nhiên con nhà “
xướng ca “, con nhà tội đồ của triều đình, con nhà bị coi là điêu ngoa, loạn luân,
gian trá, người đang để tang cha mệ không được thi.

Triều Mạc và Lê Trung Hưng và triều Nguyễn không theo phép thì này. Riêng
Triều Nguyễn không lấy đỗ Trạng Nguyên, nhưng lấy thêm hạng phó dưới tiến
sĩ.khoa thi Nho học cuối cùng được tổ chức năm 1919
24
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Thưa quý khách, Điều đặc biệt là ở sau Hữu vu của khu Thái học có một ngôi
miếu nhỏ thờ Mẫu. Đây thực sự là một điểm nhấn đặc biệt trong việc thờ phụng
của cha ông ta. Điều đó cho thấy, trong văn hóa truyền thống Việt Nam dưới thời
Phong kiến cha ông ta vốn cũng rất trân trọng tôn vinh người phụ nữ. Điều đó thể
hiện qua câu nói “nhất vợ nhì giời” và việc hiện diện điện Mẫu ở VM-QTG nơi tối
cao Nho học thời phong kiến là minh chứng sống động cho sự tôn vinh người phụ
nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Thưa quý khách , quý khách vừa tham quan xong VĂN MIẾU – QUỐC TỬ
GIÁM, di tích quốc gia đặc biệt quan trọng, điểm tham quan du lịch nổi tiếng của
Hà Nội luôn là nơi lưu giữ và thể hiện đặc sắc văn hiến dân tộc. bây giờ sẽ là thời
gian dành cho quý khách chụp ảnh và tham quan tự do khoảng 20 phút, xe sẽ chờ
quý khách ngoài kia, chúng ta sẽ đi tiếp cuộc hành trình đến Bảo Tàng Mỹ Thuật
Việt nam

25
Nguyễn Thị Huyền

Lớp: VHDL 15C



×