Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

sử dụng rong mơ (sargassum spp ) trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ SÁNG

SỬ DỤNG RONG MƠ (SARGASSUM SPP.)

TRONG THỨC ĂN CHO GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM
Chuyên ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Chăn nuôi

60.62.01.05

TS. Lê Việt Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu thông tin
chưa từng được sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về
những số liệu trong bản luận văn này. Các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Sáng

i


LỜI CẢM ƠN
Có được công trình nghiên cứu này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Lê Việt Phương đã động viên, hướng dẫn và

chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và làm luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh dưỡng -

Thức ăn. Khoa Chăn nuôi. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã góp ý và chỉ bảo để luận
văn của tôi được hoàn thành.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình ông Nguyễn Hữu Nghĩa, xã

Yên Hậu, Yên Phong, Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của những


người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao
quý đó.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Sáng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v

Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii

Thesis abstract.................................................................................................................. ix

Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.
1.2.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận về đặc điểm tiêu hóa thức ăn của gia cầm .................................... 3

2.1.2.

Khoang miệng..................................................................................................... 3

2.1.1.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.
2.1.6.
2.1.7.
2.1.8.
2.1.9.
2.2.

2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.

2.3.
2.4.

2.4.1.

Mỏ ....................................................................................................................... 3

Thực quản ........................................................................................................... 3

Diều .................................................................................................................... 3
Thực quản dưới ................................................................................................... 4
Dạ dày tuyến ....................................................................................................... 4

Dạ dày cơ (mề) ................................................................................................... 4

Ruột non ............................................................................................................. 4
Ruột già............................................................................................................... 4
Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của gà mái đẻ................................................. 4
Cấu tạo cơ quan sinh dục cái .............................................................................. 4

Hiện tượng rụng trứng và quá trình hình thành trứng ........................................ 6

Khả năng sinh sản của gia cầm mái .................................................................... 6
Sắc chất trong thức ăn và màu của lòng đỏ trứng............................................. 16

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm .................................. 17

Một số đặc điểm của rong mơ (Sargassum spp.).............................................. 21

Giới thiệu về rong mơ ....................................................................................... 21


iii


2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.
2.5.

Cấu trúc quần thể, vùng tập trung phân bố và vấn đề nuôi trồng, thu

hoạch của rong mơ vùng bờ biển Việt Nam ..................................................... 23
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ.................................. 24

Ứng dụng của rong mơ ..................................................................................... 25
Các nghiên cứu về rong mơ ở việt nam ............................................................ 25

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 29
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian thí nghiệm .................................................... 29

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 29

3.1.1.
3.1.3.
3.2.
3.3.


3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 29
Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 29

Nội dung ........................................................................................................... 29
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30
Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ

khai thác từ vùng biển các tỉnh miền Trung ..................................................... 30
Đánh giá hiệu quả sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần của gà đẻ trứng

thương phẩm. .................................................................................................... 31

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 35
4.1.

Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong mơ .............. 35

4.2.1.

Tỷ lệ đẻ bình quân của các lô qua các tuần tuổi ............................................... 38

4.2.


4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.
4.2.5.
4.2.6.
4.2.7.

Đánh giá hiệu quả sử dụng bột rong mơ trong khẩu phần của gà .................... 38

Năng suất trứng của gà thí nghiệm ................................................................... 41
Khối lượng trứng bình quân của các lô thí nghiệm .......................................... 43

Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................. 46
Lượng thức ăn thu nhận .................................................................................... 47
Tiêu tốn protein/10 quả trứng ........................................................................... 50

Tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình, dị dạng ................................................................. 54

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 57
5.1.
5.2.

Kết luận............................................................................................................. 57

Kiến nghị .......................................................................................................... 57

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 58

Một số hình ảnh thực hiện đề tài ..................................................................................... 61


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
1. Cs

2. ĐC

3. ĐVT

Nghĩa tiếng Việt
Cộng sự

Đối chứng

Đơn vị tính

4. HHTA

Hỗn hợp thức ăn

6. HU

Đơn vị Haugh

5. HQSDTA
7. NLTĐ

Hiệu quả sử dụng thức ăn


Năng lượng trao đổi

8. NST

Năng suất trứng

10. TĂ

thức ăn

9. NXB

Nhà xuất bản

11. TB

Trung bình

13. TN

Thí nghiệm

12. TCN
14. TTTA

Trước công nguyên
Tiêu tốn thức ăn

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích rong Mơ theo vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ ........................ 23
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: ............................................................................... 31
Bảng 3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

được trình bày ở bảng sau: ........................................................................... 31

Bảng 4.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ ....................... 35
Bảng 4.2. Hàm lượng các axit amin của bột rong Mơ ................................................. 37

Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................................. 39

Bảng 4.4. Năng suất trứng của gà thí nghiệm .............................................................. 42
Bảng 4.5. Khối lượng trứng (g) bình quân của các lô thí nghiệm ................................ 45

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm .......................................... 47

Bảng 4.7. Lượng thức ăn thu nhận .............................................................................. 49
Bảng 4.8. Tiêu tốn protein/10 quả trứng .................................................................... 50
Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng qua các tuần tuổi.......................................... 51
Bảng 4.10. Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng qua các tuần tuổi .................................... 53

Bảng 4.11. Tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình của các lô từ tuần tuổi 20 – 36 ........................ 55

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................................... 40
Hình 4.2. Năng suất trứng của đàn gà qua các tuần thí nghiệm................................... 43


Hình 4.3. Tiêu tốn thức ăn qua các tuần thí nghiệm .................................................... 52

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Sáng

Tên Luận văn: Sử dụng rong Mơ (Sargassum spp.) trong thức ăn cho gà đẻ

trứng thương phẩm

Ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Đánh giá được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ.

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần của gà đẻ trứng
thương phẩm.

Đề tài có 2 nội dung chính

-Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ khai thác

từ vùng biển tỉnh Khánh Hòa.


- Đánh giá hiệu quả sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần của gà đẻ trứng

thương phẩm.

Nguyên vật liệu

- Bột rong Mơ khai thác từ vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa.
- Gà Ai Cập đẻ trứng thương phẩm bắt đầu từ 20 tuần tuổi.
Phương pháp nghiên cứu.

- Mẫu bột rong Mơ được sản xuất từ rong tươi khai thác được từ tự nhiên trong
mùa thu hoạch rong vào tháng 6 đến tháng 7 tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa. Phương
pháp lấy mẫu theo TCVN 4325 : 2007.

- Tại phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu thu thập được để đánh giá thành phần.

giá trị dinh dưỡng với các chỉ tiêu sau:

+ Độ ẩm: sử dụng TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) (Animal feeding stuffs –

Determination of moisture and other volatile matter content).

+ Hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005) - Phương

pháp Kjeldahl (Animal feeding stuffs – Determination of nitrogen content and
calculation of crude protein content – Part 1: Kjeldahl method).

+ Hàm lượng lipit: theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) (Animal feeding

stuffs – Determination of fat content).


+ Hàm lượng xơ thô: theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000). Phương pháp có

vii


lọc trung gian (Animal feeding stuffs – Determination of crude fibre content – Method
with intermediate filtration).

+ Hàm lượng tro thô: theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) (Animal feeding

stuffs – Determination of crude ash).

+ Hàm lượng canxi: theo TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985). Phương pháp

chuẩn độ (Animal feeding stuffs – Determination of calcium content – Part 1:
Titrimetric method).

+ Hàm lượng phospho: theo TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998). Phương pháp

quang phổ (Animal feeding stuffs – Determination of phosphorus content –
Spectrometric method).

+ Hàm lượng khoáng vi lượng Fe, Cu, Zn, Mn được phân tích bằng phương

pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

+ Xác định hàm lượng các axit amin trong bột rong Mơ bằng phương pháp sắc

ký lỏng cao áp (HPLC).


- Thiết kế thí nghiệm: Chọn 360 gà mái Ai cập 19 tuần tuổi bắt đầu vào đẻ chia

đều thành 4 lô (một lô đối chứng – ĐC và ba lô thí nghiệm –TN). Chế độ chăm sóc. nuôi
dưỡng gà ở các lô như nhau. chỉ khác nhau thức ăn: lô đối chứng (ĐC) không sử dụng bột

rong Mơ trong thức ăn. Với 3 lô thí nghiệm (TN1. TN2. TN3). bột rong biển được đưa
vào thức ăn với tỷ lệ lần lượt là 4%. 5% và 6%. Thời gian thí nghiệm – 16 tuần.
Kết quả chính và kết luận

- Bột rong Mơ có hàm lượng protein thô và lipit thô ở mức thấp (Protein-4,03%

và Lipit - 0,1%) nhưng hàm lượng khoáng tổng số lại khá cao – 35,36% với hàm lượng
canxi là 2,01%.

- Hàm lượng axit amin serine và các nguyên tố khoáng vi lượng sắt, đồng,

mangan và kẽm trong rong mơ rất cao (hàm lượng serine là 2,44%; sắt đạt 535,15 ppm,
đồng: 3,65; mangan - 181,79 và kẽm - 20,88 ppm).

- Sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần gà đẻ có xu hướng làm tăng tỷ lệ đẻ, sử

dụng với tỷ lệ 5% có chỉ tiêu này cao nhất.

- Sử dụng bột rong Mơ với mức 5% làm giảm tiêu tốn thức ăn và tiêu tốn

protein /10 quả trứng.

- Sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần gà đẻ đã ảnh hưởng tích cực tới các chỉ


tiêu chất lượng trứng, màu lòng đỏ tăng từ 9,47 lên 11,33, độ dày vỏ trứng tăng từ 0,346
mm lên thành 0,349 mm (ở lô sử dụng 5%rong Mơ trong khẩu phần).

viii


ABSTRACT OF MASTER’S THESIS
Author: Nguyen Thi Sang

Thesis Title: The marine Sargassum spp. as feed for hens laying eggs for sale
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Training University: Vietnam National University Of Agriculture
Supervisors: Le Viet Phuong Ph.D
Research Ojectives:

Evaluating the chemical composition and nutritional value of
Sargassum spp. powder.

the marine

Evaluating the effectiveness of using the marine Sargassum spp. powder in
rations of hens laying eggs for sale.
Thesis Content:

- Determining the chemical composition and nutritional value of the marine
Sargassum spp. powder exploited in the territorial waters of Khanh Hoa Province.
- Evaluating the effectiveness of using the marine Sargassum spp. powder in

rations of hens laying eggs for sale.
Materials:

- The marine Sargassum spp. powder exploited in Nha Trang – Khanh Hoa
territorial waters.
- Egyptian hens (20 weeks of age) laying eggs for sale.
Research Method:

- The marine Sargassum spp. powder are processed from the raw materials of
the fresh marine Sargassum spp. exploited in the Sargassum spp. harvest from June to
July in Nha Trang – Khanh Hoa territorial waters. Sampling Method based on
Vietnamese Standard 4325: 2007.

- The analysis of collected samples in the laboratory to evaluate components and
nutritional value with the following criteria:
+ Humidity: based on Vietnamese Standard 4326:2001 (ISO 6496:1999)
(Animal feeding stuffs – Determination of moisture and other volatile matter content).

+ Raw Protein Content: in accordance with Vietnamese Standard 4328-1:2007
(ISO 5983-1:2005) - Kjeldahl Method (Animal feeding stuffs – Determination of

ix


nitrogen content and calculation of crude protein content – Part 1: Kjeldahl method).

+ Lipid Content: in accordance with Vietnamese Standard 4331:2001 (ISO
6492:1999) (Animal feeding stuffs – Determination of fat content).

+ Crude Fibre Content : in accordance with Vietnamese Standard 4329:2007

(ISO 6865:2000). Method with intermediate filtration (Animal feeding stuffs –
Determination of crude fibre content – Method with intermediate filtration).
+ Crude Ash Content : in accordance with Vietnamese Standard 4327:2007
(ISO 5984:2002) (Animal feeding stuffs – Determination of crude ash).
+ Calcium Content : in accordance with Vietnamese Standard 1526-1:2007 (ISO
6490-1:1985). Titrimetric method (Animal feeding stuffs – Determination of calcium
content – Part 1: Titrimetric method).

+ Phosphorus Content : in accordance with Vietnamese Standard 1525:2001
(ISO 6491:1998). Spectrometric method (Animal feeding stuffs – Determination of
phosphorus content – Spectrometric method).

+ Mineral Content: Fe, Cu, Zn, Mn are analysed by using Atomic Absorption
Spectrometry method (AAS).
+ Amino Acid Content: Amino Acid Content in the marine Sargassum spp.
powder is defined by using High Performance Liquid Chromatography method
(HPLC).
- Experimental Design: 360 Egyptian hens (19 weeks of age) chosen to lay are
divided into 4 lots (a control group - DC and three experimental groups-TN). They are
in the same care, but they are difference in food: the control group (DC) is not fed the
marine Sargassum spp. powder, and three experimental groups (TN1. TN2. TN3) are
fed the marine Sargassum spp. powder at a ratio of 4%, 5% and 6% with a 16-week
experimental period.
Main Findings and Conclusion:

- The marine Sargassum spp. powder has crude protein and crude lipid at low
levels (Protein 4.03% and Lipid - 0.1%), but its total mineral content is quite high 35.36%, with calcium content - 2.01%.

- Serine amino acid content and mineral elements such as iron, copper,
manganese and zinc in the marine Sargassum spp. are high(Serine content - 2.44%, Fe 535.15 ppm, Cu - 3.65, Mn - 181.79 and Zn - 20.88 ppm).


- Using the marine Sargassum spp. powder in ration of laying hens helps to
increase laying rate, using the ratio of 5% helps to have highest laying rate.

x


- Using the marine Sargassum spp. powder with the ratio of 5% helps to reduce
feed consumption and protein consumption per 10 eggs.

- Using the marine Sargassum spp. powder in ration of laying hens has a
positive impact on the egg quality criterion, yolk color increasing from 9.47 to 11.33,
eggshell thickness increasing from 0.346 mm to 0.349 mm( in the lot using the marine
Sargassum spp. ratio of 5% in ration).

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong các loài rong biển phân bố tại Việt Nam, rong Mơ (Sargassum spp)
phân bố ở cả vùng cận nhiệt đới và cả vùng nhiệt đới nên có thành phần loài
phong phú nhất ở vùng biển nước ta, chúng phân bố rộng trên khắp các vùng
biển nước ta từ Quảng Ninh, Hải phòng đến các tỉnh miền trung như Thừa Thiên
Huế, Quảng Bình, Quảng ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và vịnh Thái
Lan, Rong Mơ có sản lượng tự nhiên cao nhất với ước tính đạt 35.000 tấn
khô/năm và tiềm năng phát triển nuôi trồng nhân tạo còn rất lớn.

Hiện nay, việc sử dụng rong Mơ của các cư dân ven biển còn rất đơn giản,

một lượng rất nhỏ được thu hái từ biển về làm thực phẩm cho con người, làm thức
ăn dạng tươi cho động vật, ngoài ra, phần khác được sơ chế (phơi khô) rồi bán thô
nên giá trị kinh tế rất thấp, đa phần cư dân vùng biển chưa biết đến giá trị và tiềm
năng của rong Mơ nên dẫn đến sử dụng khá lãng phí nguồn lợi to lớn này.

Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, niacine,
vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và
đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người,
động vật như Iod, sắt, coban, đồng, kẽm, mangan... rất cao, đặc biệt thích hợp
cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa
nhiều hoạt chất sinh học quí khác.

Hàng năm Việt Nam phải bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu đến
70-80% các nguyên liệu như ngô, bột cá, khô đỗ tương, các loại thức ăn bổ sung,
phụ gia, chất nhuộm màu, cỏ và bột cỏ alfalfa ... để sản xuất thức ăn chăn nuôi
cho gia súc, gia cầm, Ngành chăn nuôi nước ta đang rất cần các loại nguyên liệu
thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu sẵn có,
chủ động, có tiềm năng lớn, tái tạo và bền vững để thay thế và giảm các nguồn
thức ăn bổ sung, chất tạo màu có nguồn gốc hóa học nhập khẩu. Việc nghiên cứu
chế biến, sử dụng rong biển làm thức ăn chăn nuôi nếu thành công sẽ mang lại
nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội do tạo ra cho người dân vùng ven biển sinh
kế mới là trồng và khai thác thủy sản, nhà nước sẽ tiết kiệm được nguồn ngoại tệ
không nhỏ do giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.
1


Xuất phát từ các vấn đề thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Sử dụng rong Mơ (Sargassum spp.) trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


Đánh giá được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ.

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần của gà
đẻ trứng thương phẩm.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA THỨC ĂN CỦA GIA CẦM

Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có

vú. Cường độ tiêu hóa mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của

thức ăn qua ống tiêu hóa. Ở gà con, tốc độ là 30 - 39cm/giờ; ở gà lớn hơn là 32 40cm/giờ và ở gà trưởng thành là 40 - 42cm/giờ. Chiều dài của ống tiêu hóa gia

cầm không lớn,thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2
- 4 giờ. ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác.

2.1.1. Mỏ
Chia ra làm ba phần: đầu mỏ, thân mỏ, gốc mỏ.

Đường vành mỏ trên có thêm những răng nhỏ bằng sừng dùng để lọc nước

và là nơi thu nhận thức ăn, ở gà việc lấy thức ăn được thực hiện bằng thị giác và
xúc giác.

2.1.2. Khoang miệng

Chia làm hai phần: phần trên có vòm miệng cứng ngắn, được phủ lớp
màng nhầy phần dưới có lưỡi. Lưỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng có hình

dạng và kích thước phù hợp với mỏ. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có những

gai rất nhỏ hóa sừng hướng về cổ họng có tác dụnggiữ khối thức ăn và đẩy
chúng về thực quản.

Ở gà tuyến nước bọt không phát triểnlưỡi gà rất nhỏ. khoang miệng không

có răngnước bọt gà rất ít men chủ yếu là dịch nhầy để thấm ướt thức ăn thuận lợi
cho việc nuốt.

2.1.3. Thực quản
Nằm song song với khí quảnlà một ống có 2 lớp cơ đàn hồi, trong thực quản tiết
ra dịch nhầy có chức năng vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống diều.

2.1.4. Diều
Diều là phần phình ra của thực quản nằm bên phải chỗ vào khoang ngực ngay
trước chạc ba nối liền hai xương đòn phải trái là nơi điều phối dự trữ thức ăn để
cung cấp xuống dạ dày thức ăn ở diều được làm mền ra và được lên men phân giải.

3


2.1.5. Thực quản dưới
Là một ống rất ngắn.

2.1.6. Dạ dày tuyến
Có dạng ống ngắnvách dày được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách

dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhày
có những nếp gấp dễ thấy đậm và liên tục. Ở đáy màng nhày có những tuyến
hình túi phức tạp, những chất tiết của nó được đi ra bởi 50 - 74 lỗ trong các núm
đặc biệt của các nếp gấp ở màng nhầy. Dịch dạ dày được tiêt vào trong khoang
của dạ dày tuyến có HCl, men Pepsin, men bào tử và Muxin. Dung tích nhỏ chỉ
có tác dụng thấm dịch và chuyển thức ăn xuống dạ dày cơ.

2.1.7. Dạ dày cơ (mề)
Có dạng hình đĩa. hơi bị bóp ở phía cạnh nằm ở phía sau thùy trái của
ganvà lệch về phía trái của khoang bụng. Lối vào. lối ra của dạ dày cơ rất gần
nhau. nhờ vậy thức ăn được giữ lại ở đây lâu hơn. chúng sẽ bị nghiền nát cơ học.
trộn lẫn với men và được tiêu hóa dưới tàc dụng của các dịch dạ dày cũng như
enzym và chất tiết của vi khuẩn.

Cấu tạo bởi những lớp cơ khỏe thành dàytiết mành hóa sừng có ý nghĩa cơ
học, ngoài ra còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác động của những yếu tố bất lợi.
Dạ dày cơ có tác dụng nhào trộn, co bóp nghiền nát thức ăn.

2.1.8. Ruột non
Ngắn. giống như ruột non của gia súc. có cấu tạo đầy đủ có nhiều tuyến.
nhiều nhung mao, có khả năng và tốc độ hấp thu thức ăn lớn. Mặtkhácdo tuyến
ngoại tiết tương đối phát triển nên khả năng tiêu hóa tốt.

2.1.9. Ruột già
Cuối ruột già có hai manh trànglà cơ quan tiêu hóa xơ chính của gà nhờ vào
sự hoạt động của vi sinh vật. Phần cuối của trực tràng có lỗ huyệt cũng là nơi đổ
ra của đường tiết niệ, thải phân, đồng thời thực hiện chức năng sinh dục.
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA GÀ MÁI ĐẺ

2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái

Ở gà, cơ quan sinh dục cái gồm hai tuyến nhưng trong quá trình tiến hóa và
phát triển buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phần lớn đã bị thoái hóa hoàn
toàn. Nói chung cơ quan sinh dục cái của gà gồm một buồng trứng và một ống
dẫn trứng.

4


2.2.1.1. Buồng trứng

Nằm ở phía trái của khoang bụng là nơi tạo ra các tế bào trứng (lòng đỏ
trứng). Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào trạng thái chức năng
và tuổi gia cầm. Ở gà mái con 1 ngày tuổi, buồng trứng có dạng phiến mỏng, 4
tháng tuổi phiến hình thoi. Gà trong thới kỳ đẻ trứng mạnh, buồng trứng có dạng
hình chùm nho. Trong buồng trứng có miền vỏ và miền tủy. Ở miền vỏ của
buồng trứng gồm nhiều tế bào trứng ở các giai đoạn khác nhau. Ở miền tủy của
buồng trứng được cấu tạo từ mô liên kết, có nhiều mạch máu và dây thần kinh.
Trong chất tủy có những khoang được phủ bằng biểu mô dẹt và mô thần kinh.
2.2.1.2. Ống dẫn trứng

Có hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh và hình thành vỏ trứng. Kích thước
ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng hoạt động của hệ sinh dục. Khi
bắt đầu thành thục sinh dục, ống dẫn trứng là một ống trơn, thẳngcó đường kính
như nhau trên toàn bộ ống.Ống dẫn trứng chia làm 5 phần: loa kèn (phễu), phần
tạo lòng trắng, cổ, tử cung và âm đạo.
2.2.1.3. Tế bào sinh dục cái (trứng)

Tế bào sinh dục cái của gà chính là trứng, nó có kích thước lớn hơn so với
các lớp động vật khác. Trứng được bảo vệ bằng lớp vỏ trứng cứng bao bên ngoài.
Bên trong trứng có chứa phôi, chất dinh dưỡng và chất khoáng. Chất dinh dưỡng

và chất khoáng đủ để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển một cách bình
thường của bào thai.

Tùy theo giống gà và tuổi đẻ mà khối lượng trứng khác nhau trung bình
trứng nặng khoảng 56 - 64 gram. Trứng được hình thành và tạo ra từ buồng trứng
và ống dẫn trứng. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2006) trứng gà được cấu tạo bởi
các thành phần và tỷ lệ như sau: vỏ trứng: 11,6%; lòng đỏ: 31,6%; lòng trắng:
56,8% (lớp ngoài lòng trắng lỏng 23,2%, lớp giữa lòng trắng đặc chiếm 57,3%,
lớp trong lòng trắng lỏng 16,8%, lớp trong cùng lòng trắng xoắn đặc 2,7%).

Trong trứng gà thành phần hóa học là ổn định, vì đó là nơi để bào thai tồn
tại và phát triển. Thành phần hóa học của trứng như sau: nước trong trứng chiếm
66%, vật chất khô chiếm 43%, protein 12%, lipit 10%, hydratcacbon 1% và 11%
khoáng.Trên vỏ trứng có nhiều lỗ thông khí, có tới 7600 - 7800 lỗ phôi trôi nổi
trên bề mặt lòng đỏ, đây chính là hợp tử do tinh trùng kết hợp với tế bào trứng
tạo nên. Trứng được đặt trong môi trường thích hợp với nhiệt độ 37,50C, ẩm độ
5


60 - 70%, kết hợp với thông thoáng và đảo trứng thì phôi gà tiếp tục phát triển,
sử dụng chất dinh dưỡng cân đối trong trứng để hình thành gà con sau 490 - 528
giờ (khoảng 17,5 - 22 ngày), ấp tùy vào môi trường.

2.2.2. Hiện tượng rụng trứng và quá trình hình thành trứng
Hiện tượng rụng trứng và sự hình thành trứng ở gà mái gắn liền với sự hình
thành các chất dinh dưỡng để nuôi bào thai. Quá trình thoát khỏi buồng trứng của
tế bào trứng chín gọi là sự rụng trứng. Tế bào trứng chín rơi vào túi lòng đỏ và
nằm trên bề mặt lòng đỏ đạt độ chín trong phạm vi 9 - 10 ngày.

Theo Melekhin G.P và Niagridin. 1989 (Ngô Giản Luyện. 1994) thì sự

rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng.
Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu hôm
sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo. Nếu
lấy trứng ra khỏi tử cung thì không làm tăng nhanh sự rụng trứng được. Khối
lượng trứng tăng 16 lần trong thời gian 7 ngày ở thời kỳ trước rụng trứng
(Nguyễn Tất Thắng. 2008). Hocmon FSH, LH điều chỉnh theo một trình tự chặt
chẽ trong quá trình phát triển và vỏ bao noãn. Thùy trước tuyến yên tiết ra
hormon FSH và LH là tác nhân kích thích bao noãn phát triển. vỡ ra và chín để
giải phóng trứng. Trứng sau khi rụng được rơi vào trong phễu (loa kèn) của ống
dẫn trứng và phễu nhu động liên tục. Tế bào trứng rơi vào phễu dừng lại ở đây 20
phút. nếu có tinh trùng thì việc thụ tinh tế bào trứng sẽ xảy ra ở trên thành phễu.

2.2.3. Khả năng sinh sản của gia cầm mái
Sinh sản là quá trình duy trì nòi giống tạo ra thế hệ sau. Sự phát triển hay
hủy diệt của một loài trước tiên phụ thuộc khả năng sinh sản của loài đó.
2.2.3.1. Sinh lý sinh sản của gia cầm mái

Gia cầm là động vật đẻ trứng, con mái thoái hóa buồng trứng bên phải, chỉ
còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm hộ gắn
liền với tử cung và cùng nằm chung lỗ huyệt đảm bảo 3 chức năng chứa phân,
nước tiểu và cơ quan sinh dục. Khi giao phối gai giao cấu của con trống áp sát
vào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ.

Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào loại gia cầm, sự hình

thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kì đầu của phát triển phôi;
chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào

trứng trải qua 3 thời kỳ tăng sinh, sinh trưởng và chín; trong giai đoạn phát triển
6



lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào, tầng tế bào này phát
triển thành nhiều tầng và tiến dần tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là

follicum, bên trong follicum có một khoang hở chứa đầy dịch, bên ngoài
Follicum trống rỗng như một cái túi; trong thời kì đẻ trứng, nhiều Follicum chín

dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như hình chùm nho. Sau
thời kỳ để trứng, buồng trứng trở lại hình dạng ban đầu, các Follicum trứng vỡ ra

quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của Follicum và rơi vào phễu ống
dẫn trứng, sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục.

Buồng trứng nằm ở phía trái của xoang bụng, về phía trước và hơi thấp hơn

thận trái. được đỡ bằng các nếp gấp của màng bụng từ trên xuống. Nếp gấp khác

của màng bụng nối nó với ống dẫn trứng. Kích thước và hình dạng buồng trứng

phụ thuộc vào trạng thái chức năng và tuổi gia cầm. Buồng trứng có chức năng tạo
lòng đỏ, các ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng,

màng vỏ, vỏ và lớp keo mỡ bao ngoài và vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong
ống dẫn trứng từ 20 – 24h. tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ.
Lòng đỏ được tạo thành trước khi đẻ 9 – 10 ngày, trong thời kỳ sinh trưởng lớn dài

4 -13 ngày lòng đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính
gồm phôt pho lipit, mỡ trung hòa, các chất khoáng và vitamin; tốc độ sinh trưởng
của lòng đỏ không tương quan đến cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng

và rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp do sự điều khiển của hocmon, thời
gian từ khi đẻ trứng đến khi rụng trứng tiếp theo kéo dài từ 15 – 75 phút.

Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa

kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi
chiều (16h) thì sự rụng trứng thực hiện vào buổi sáng hôm sau. Trứng được giữ

lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của gà
thường xảy ra từ 2 giờ đến 14 giờ.

Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng, chăm

sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt
độkhông khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng. Ví dụ, ở Xí nghiệp gà

giống Lương Mỹ, Tam Dương vào mùa nóng (tháng 5 - 7) với nhiệt độ 35 - 400C

thì sức đẻ trứng của gà ISA đã giảm 15 - 20%. Gà nhiễm bệnh cũng hạn chế khả
năng rụng trứng (Lê Huy Liễu và cs., 2003).

7


2.2.3.2. Cơ chế điều hoà quá trình phát triển và rụng trứng

Các hormon sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự sinh trưởng

và chín của trứng. Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng rụng vừa có tác


dụng kích thích hoạt động của ống dẫn trứng hoặc vừa ảnh hưởng lên tuyến yên ức

chế tiết FSH và LH. Như vậy tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngưng
rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (chưa đẻ).

Đàn gà mái mới đẻ trứng thường có tỷ lệ trứng hai lòng nguyên nhân là do

FSH và LH hoạt động mạnh. kích thích một lúc hai tế bào trứng chín và rụng. LH

chỉ tiết vào buổi tối, từ lúc bắt đầu tiết đến khi rụng trứng khoảng 6 - 8 giờ. Vì

vậy việc chiếu sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng

trứng từ 3 - 4 giờ. Việc chiếu sáng bổ sung 3 - 4 giờ buổi tối thực chất là để gà đẻ

ổn định và tập trung vào khoảng 8 - 11 giờ sáng. Nếu không đảm bảo đủ thời
gian chiếu sáng 15 - 18 giờ/ ngày thì gà sẽ đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng.

Sự điều hoà sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể dịch ở tuyến yên và

buồng trứng phụ trách. Ngoài ra còn có cả thần kinh cấp cao và vỏ bán cầu đại
não tham gia quá trình này.

2.2.3.3.Cơ chế điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng

Kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gà là các hormon

hướng sinh dục từ tuyến yên, tiếp đó FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát
triển. LH kích thích trứng chín và rụng. Cuối cùng nang trứng tiết oestrogen kích
thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng. Để điều hoà quá trình chín và


rụng, tuyến yên tiết oxytoxin tăng cường co bóp cơ trơn ống dẫn trứng và tử

cung, tiết prolactin ức chế hormon FSH và LH. Sau khi trứng rụng, bao noãn co
lại tiết progesteron duy trì hình thành trứng ở ống dẫn trứng và trạng thái hoạt

động của nó. Vì vậy, để điều chỉnh nhịp nhàng chức năng bộ máy sinh sản phải
nhờ mối liên hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng dưới đồi.

Khả năng đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi đẻ, trạng thái

sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và ngoại cảnh.

Trong các yếu tố môi trường, ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển

chức năng sinh dục của gia cầm. Dùng ánh sáng nhân tạo bổ sung cho gà đẻ sớm.
Tuy nhiên việc đẻ sớm có điều bất lợi vì gà chưa đạt khối lượng cơ thể, trứng đẻ
ra bé, chu kỳ đẻ sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm dẫn đến năng suất kém.
8


Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm đẻ trứng phải hạn chế thức ăn, ánh sáng để

kéo dài tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép. Ví dụ gà hướng trứng
khi đạt khối lượng khoảng 1260g đối với gà mái, 1450g đối với gà trống ở 133

ngày tuổi. Gà đẻ trứng giống thịt như ISA, AA phải nuôi hạn chế thức ăn đến
140 ngày, khối lượng sống đạt 2150g đối với gà mái, 2500g đối với gà trống sau
đó mới cho ăn tăng để thúc đẻ.


Thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng gà hậu bị sẽ nâng cao sức đẻ

trứng của gà đẻ, khối lượng trứng to, chất lượng trứng tốt, thời gian đẻ kéo dài.

Ví dụ gà Leghorn có thể đẻ được 270 quả/mái/năm, gà ISA. AA đạt 180 - 185
quả/mái/10 thángđẻ.

2.2.3.4. Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu con vật có hoạt động sinh dục và có

khả năng tham gia quá trình sinh sản. Ở gà mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi
đẻ quả trứng đầu tiên đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% đối với mỗi

đàn (quần thể) gà (Pingel et al., 1980; dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004).
Trong một đàn gà mái chỉ tiêu này được xác định bằng tuổi đẻ 5% số cá thể trong
đàn. tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng. thời gian chiếu

sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm (Khavecman. 1972 dẫn theo Phạm Thị

Minh Thu, 1996). Theo Siegel (1962) khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần
cơ thể là những nhân tố ảnh hưởng đến tính thành thục ở gà màu.

Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của giống và môi trường. Các giống

khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Pingel et al. (1980) (dẫn
theo Trần Thị Mai Phương. 2004) cho rằng, tuổi thành thục sinh dục của gà

khoảng 170 -180 ngày, biến động trong khoảng 15 - 20 ngày. Tuổi đẻ quá trứng


đầu của gà Ri135 - 144 ngày (Nguyễn Văn Thạch. 1996), gà Đông Tảo 157 ngày
(Phạm Thị Hoà, 2004).gà Mía là 174 ngày (Nguyễn Văn Thiện và HoànhPhanh,
1999), gà xương đen Thái Hoà Trung Quốc 141 - 144 ngày (Vũ Quang Ninh,

2002). Kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Ninh (2002) cho biết tuổi đẻ quả trứng

đầu của gà Ác Thái Hòa 152- 158 ngày; đạt tỷ lệ 50% lúc 195 – 198 ngày. Phùng
Đức Tiến và cs. (2001) chỉ ra rằng tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% của gà Ai Cập 145 – 160

ngày. Nguyễn Thị Khanh và cs. (2001), tuổi thành thục sinh dục của gà Tam
Hoàng dòng 882 và Jaangcunlúc 154 và 157 ngày.

9


Tuổi đẻ sớm hay muộn liên quan chặt chẽ đến khối lượng cơ thể ở một thời
điểm nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục sớm là
ngày,tháng nở của gà con (độ dài của ngày chiếu sáng), khoảng thời gian chiếu
sáng tự nhiên hay nhân tạo, cũng như khối lượng cơ thể. Sự biến động trong tuổi
thành thục sinh dục có thể còn do các yếu tố khác có ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển như chăm sóc, quản lý, thú y hay khẩu phần ăn cũng có ảnh hưởng
mạnh đến chỉ tiêu này (Jonhanson, 1972). Khối lượng gà mái thành thục và khối
lượng trứng gà tăng dần qua từng thời điểm đẻ 5% và đẻ đỉnh cao.
2.2.3.5. Năng suất trứng

Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra trong một đơn vị thời
gian. Đối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, phản
ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng
phụ thuộc nhiều vào giống đặc điểm của cá thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh
dưỡng ...


Năng suất trứng có hệ số di truyền không caonhưng lại dao động lớn

h2 =0,12 – 0,3 (Nguyễn Văn Thiện. 1995). Theo Hutt (1946). hệ số di
truyền năng suất trứng của gà Leghorn là 0,09 – 0,22, gà Plymouth là 0,25 –
0,41.

Năng suất trứng của gà Đông Tảo/36 tuần đẻ đạt 67,71 quả/ mái (Nguyễn
Đăng Vang và cs., 1999). Gà Tam Hoàng dòng 882 có năng suất trứng 130,62 146,4 quả/ mái/ năm (Trần Công Xuân và cs., 1999). Phùng Đức Tiến và cs.
(2001) nghiên cứu trên gà Ai Cập, công bố năng suất trứng từ 22 - 64 tuần
đạt158,4 quả/ mái.

Gà hướng trứng thường có năng suất trứng rất cao. Nguyễn Huy Đạt và cs.
(1996) cho biết gà Moravia và gà Goldline - 54 thương phẩm cho năng suất
trứng/ mái/ năm đạt tương ứng 242 và 259 - 265 quả.

Giữa các dòng trong một giống, dòng trống có năng suất trứng cao hơn dòng
mái. Bùi Quang Tiến và cs. (1999), nghiên cứu trên gà Ross - 208 cho biết năng
suất trứng/ 9 tháng đẻ của dòng trống đạt 106,39 quả dòng mái đạt 151,08 quả.
2.2.3.6. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng
- Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng,

10


khối lượng trứng của các loài khác nhau thì khác nhau,trứng gà 55 – 56g, trứng
vịt 90 – 110g, trứng gà tây 110g, trứng ngỗng 110 – 180g. Khối lượng trứng
cũng là một chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả trong chăn nuôi gà lấy trứngđồng

thời khối lượng trứng cũng phản ánh sinh lực, sức sống của gia cầm non. Ngoài
yếu tố di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng
cơ thể mái khi thành thục sinh dục, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Hệ số di
truyềnvề khối lượng trứng khá cao h2 = 0.52.

Theo Brandsch and Bilchel (1978), h2 = 0,48 – 0,8; theo Nguyễn Văn
Thiện (1995) h2 = 0,6 – 0,74. Theo Wyatt (1953) h2 = 45 – 75; theo Lerner and
Cruden (1951); theo Brandsch and Bilchel (1978) cho biết khối lượng trứng có
hệ số di truyền cao hơn sức đẻ trứng, h2 = 0,52 nên dễ chọn giống. Kết quả
nghiên cứu của Lê Hồng Mận và cs. (1993) cho biết khối lượng trứng có tương
quan âm với sản lượng trứng (r = 0,36), tương quan dương với tuổi thành thục
sinh dục (r = 0,31).

Do đó, khối lượng trứng phụ thuộc vào mức chọn lọc; ở những dòng đã

chọn lọc kỹ, khối lượng trứng trung bình cao hơn dòng chưa chọn lọc 10 – 15.

Khối lượng trứng tăng theo tuổi đẻ của gia cầm và sự thay đổi khối lượng
trứng ứng với sự thay đổi khối lượng cơ thể. Bùi Quang Tiến và cs. (1999)
nghiên cứu về gà Ross - 208 cho biết khối lượng trứng ở các tuần tuổi 27; 32; 38
và 42 lần lượt là: 53,96; 54,85; 56,76; 57,10 g/ quả đối với dòng trống và
52,41;54,20; 56,38; 56,89 g/ quả đối với dòng mái.Orlov (1974) cho biết, trứng
ấp nhận được từ một nhóm gà mái đẻ có khối lượng trứng trung bình sẽ cho kết
quả ấp nở tốt.

- Hình dạng trứng

Trứng gia cầm có hình dạng phổ biến là hình ovan và được thể hiện qua tỷ
số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số này không biến
đổi theo mùa (Bransch and Bilchel, 1978). Theo Ixmetnhiev (Ngô Giản Luyện.

1994) trứng của cùng một mái đẻ ra, lúc còn non tròn hơn lúc gà mái đã già.
Trứng gia cầm có thể phân biệt rõ đầu to và đầu nhỏ, những trứng không có hình
dạng như trên mà quá tròn, quá dài, thắt ngẫng ở giữa đều không được chọn làm
trứng ấp do có ảnh hưởng không chỉ với cấu tạo, chất lượng vỏ trứng mà còn ảnh
hưởng đến vị trí đĩa phôi. Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng của
trứng là một chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng ấp, những quả trứng dài

11


hoặc quá tròn đều có tỷ lệ nở thấp. Theo Orlov (1974) – dẫn theo Bạch Thị
Thanh Dân (1998), chỉ số hình dạng có ý nghĩa nhất định đến sự phát triển của
phôi vì nó ảnh hưởng đến vị trí đĩa phôi khi ấp và vị trí này ảnh hưởng đến quá
trình nở của gia cầm.Theo Lê Hồng Mận và cs. (1993) cho biết trứng gà Leghorn
có chỉ số hình dạng 1,38; trứng gà Rhode-Island-Red và Leghor là 1,4. Nguyễn
Huy Đạt và cs. (1996) – trích dẫn theo Lê Thị Nga (2005) cho biết khi nghiên
cứu xác định tính năng sản xuất của gà Goldline 54 cho thấy chỉ số hình dạng là
1,32 – 1,36. Nguyễn Quý Khiêm (1996) cho biết, trứng gà Tam Hoàng chỉ số
hình dạng trung bình 1,24 – 1,39 cho tỷ lệ nở cao hơn so với nhóm trứng có chỉ
số hình dạng nằm ngoài biên độ này.

Như vậy, mỗi loài đều có chỉ số hình dạng đặc trưng và những trứng có
hình dạng trung bình sẽ cho tỷ lệ nở cao; càng xa giá trị trung bình thì tỷ lệ nở
càng thấp.

- Độ dày vỏ trứng và mật độ lỗ khí

Vỏ trứng là lớp bảo vệ cho trứng tránh các tác động cơ học, tránh sự xâm
nhập của vi khuẩn và còn là kho cung cấp canxi, photpho cho phôi phát triển,
trao đổi chất trong quá trình ấp trứng; vỏ trứng được hình thành từ khi trứng nằm

trong tử cung từ chất dịch nhầy cacbonatcanxi và cacboprotein. Thời gian tạo vỏ
nhầy 9 – 12 giờ trong khi đó tạo lòng trắng chỉ mất 3 giờ đó là kết quả công bố
của Nguyễn Mạnh Hùng (1993).

Theo Perdrix (1969); Card and Nesheim (1970) khi so với tổng khối lượng
trứng thì vỏ chiếm 10 – 11,6%, lòng trắng chiếm 57 – 60 % và lòng đỏ chiếm 30
– 32%.Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) – trích dẫn theo Lê Thị
Nga(2005) trong vỏ theo tỷ lệ so với toàn bộ vỏ thì hơn 98% là vật chất khô,
trong đó95% là chất vô cơ, trong các chất vô cơ có khoảng 98% là canxi và 1%
là photpho.Chất lượng vỏ trứng được thể hiện qua độ bền vững và độ dày của vỏ
trứng. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết độ dày vỏ trứng gà chịu ảnh hưởng của yếu
tố di truyền, Marco (1982) – dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân (1998) - cho biết hệ
số di truyền tính được là 0,3 – 0,6 ngoài ra độ dày vỏ trứng còn phụ thuộc vào
môi trường, không khí, dinh dưỡng, stress… Tuy vậy, hệ số di truyền của vỏ
trứng tương đối cao. Theo Perdrix (1969) – dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân (1998)
độ dày vỏ trứng gà là 0,229 – 0,373 mm. Trên các vị trí của vỏ trứng độ dày
không đồng nhất dày nhất vùng đầu nhỏ và mỏng nhất vùng đầu to của trứng.

12


Theo Bennett (1992) dẫn theo Lê Thị Nga (2005) độ dày của vỏ trứng có liên
quan đến sự sống của phôi và kết quả ấp nở của chúng; trên bề mặt của vỏ trứng
được bao phủ một lớp màng mỏng trong suốt gọi là cutin (90% protein là những
sợi muxin đan xen kẽ, một ít hydratcacbon và một ít mỡ. Độ dày màng ngoài
khoảng 0,005 – 0,01 mm. Màng cutin vừa có tác dụng bảo vệ, vừa có tác dụng
ngăn cản thoát hơi nước của trứng, khi mất lớp vỏ này nhìn quả trứng nhẵn bóng,
đây là đặc điểm để phân biệt trứng mới và trứng cũ. Trứng gà Mía ở tuần tuổi 38
có độ dày trung bình 0,33mm và độ chịu lực 2,88kg/cm2 (Trịnh Xuân Cư và cs.,
2001). Theo Nguyễn Huy Đạt và cs. (2001) cho biết trứng gà Lương Phượng Hoa

ở 38 tuần tuổi có độ dày vỏ trung bình 0,35mm và độ chịu lực 4,46kg/cm2.
Nguyễn Quý Khiêm (1996) cho biết trứng gà Tam Hoàng có độ dày vỏ trứng
trung bình 0,34 – 0,37mm, độ chịu lực đạt 3,47kg/cm2. Trên bề mặt vỏ trứng có
các lỗ khí có khả năng khuếch tán không khí các lỗ khí này cho phép nước bay
hơi đi cũng như oxi từ bên ngoài thẩm thấu vào trong trứng, khí cacbonic từ
tronh thoát ra. Mặt trong lớp vỏ canxi rất gồ ghề gồm nhiều mỏm nhô ra khỏi bề
mặt vỏ các mỏm này mềm hơn mặt ngoài và dễ hòa tan dưới tác dụng hóa học
khi phôi phát triển, đây là nguồn cung cấp canxi, photpho cho phôi. Vì vậy trong
quá trình ấp nở trứng mỏng dần và dễ vỡ.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy các loài khác nhau có lỗ khí trên bề mặt
khắc nhau và phân bố không đều. Đầu to có biến động lỗ khí từ 77 – 144 lỗ/cm2.
vùng giữa 106 – 131 và đầu nhỏ biến động 16 – 99 lỗ khí/cm2. Schuberth và
Ruhland (1978) cho biết kết quả nghiên cứu của Raux trên cơ sở đã chứng minh
được kích thước lỗ khí trên bề mặt trứng quá ít dẫn đến phá hoại trao đổi khí
cótới 7600 số lỗ khí trên bề mặt trứngmật độ lỗ khí cũng phân bố không đều, đầu
to có mật độ lỗ khí nhiều hơn vùng giữa và đầu nhỏ, lỗ khí có kích thước 40 – 50
micromet; độ dày vỏ trứng và số lỗ khí có quan hệ chặt chẽ với nhau trứng mỏng
có số lỗ khí nhiều hơn trứng dày và ngược lại.

Lớp tiếp giáp phía trong vỏ trứng là màng vỏ, gồm hai lớp dính sát nhau và
tách nhau ra ở đầu to gọi là buồng khí, lớp này cũng cho không khí đi qua, chất
lượng vỏ trứng thể hiện ở độ bền, độ chịu lực, độ xốp. Theo Nguyễn Huy Đạt
(1991) độ chịu lực của vỏ trứng gà Leghorn nuôi tại Ba Vì là 2,60 – 3,04 kg/cm2
(dòng BVx) và 2,65 – 2,93 kg/cm2 (dòng BVy).Mặc dù độ dày vỏ trứng có hệ số
di truyền rất lớn (yếu tố di truyền), 70%canxi cần cho vỏ trứng lại lấy trực tiếp từ
thức ăn, do vậy điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ
13



×