HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGÔ THỊ NGUYỆT NGA
.
CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA MỘT SỐ
GIỐNG LỢN NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIỐNG CHĂN NUÔI THÁI BÌNH
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:
Chăn nuôi
60. 62. 01. 05
PGS. TS. Đặng Thái Hải
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
Ngô Thị Nguyệt Nga
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân, đơn vị và tập thể khác. Nhân dịp
này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Thái Hải - Trưởng Bộ môn Hóa
sinh động vật – Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Học viện nông nghiệp Việt
Nam nói chung, Khoa Chăn nuôi nói riêng những người đã giúp đỡ, giảng dạy tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty CP giống chăn nuôi Thái Bình
và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, đặc biệt các anh, các chị cán bộ trong trại
đực giống của Trung tâm giống lợn Đông Mỹ, đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp luôn ở bên tôi,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
Ngô Thị Nguyệt Nga
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình và đồ thị ................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis Abstract ................................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3.
Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài................................................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.
Vai trò của đực giống và thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn ở nước ta ........ 3
2.2.
Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực giống ..................................................... 4
2.2.1. Cấu tạo và chức năng của bộ máy sinh dục lợn đực giống ................................ 4
2.2.2. Cấu tạo và chức năng các tuyến sinh dục ........................................................... 7
2.2.3. Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn ............................................ 7
2.3.
Các chỉ tiêu đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch lợn ............................. 12
2.3.1. Thể tích tinh dịch .............................................................................................. 12
2.3.2. Hoạt lực tinh trùng ............................................................................................ 12
2.3.3. Nồng độ tinh trùng ............................................................................................ 13
2.3.4. Chỉ tiêu tổng hợp VAC ..................................................................................... 13
2.3.5. Sức kháng của tinh trùng .................................................................................. 13
2.3.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình .................................................................................... 14
2.3.7. pH của tinh dịch ................................................................................................ 14
2.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch ........................... 14
2.4.1. Giống ................................................................................................................ 14
2.4.2. Tuổi của lợn đực ............................................................................................... 15
2.4.3. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng....................................................................... 15
2.4.4. Các yếu tố thời tiết, khí hậu .............................................................................. 17
2.4.5. Trạng thái sức khỏe của lợn đực giống............................................................. 19
2.4.6. Chế độ sử dụng ................................................................................................. 19
2.4.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch lợn .......................................... 19
2.5.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................... 19
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 19
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 21
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 23
iii
3.1.
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 23
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 23
3.2.
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23
3.2.1. Đánh giá chất lượng tinh dịch lợn thông qua các chỉ tiêu ................................ 23
3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ trong năm đến chất lượng tinh dịch lợn ..................... 23
3.3.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23
3.3.1. Phương pháp lấy tinh ........................................................................................ 23
3.3.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng tinh dịch lợn ............................................... 24
3.3.3. Phương pháp kiểm tra ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch .............. 28
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29
4.1.
Một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch ................................................. 29
4.1.1. Thể tích tinh dịch lợn ........................................................................................ 29
4.1.2. Hoạt lực tinh trùng ............................................................................................ 31
4.1.3. Nồng độ tinh trùng ............................................................................................ 33
4.1.4. Chỉ tiêu tổng hợp VAC ..................................................................................... 34
4.1.5. Sức kháng của tinh trùng .................................................................................. 36
4.1.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình .................................................................................... 38
4.1.7. pH của tinh dịch ................................................................................................ 39
4.2.
Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ...................................... 40
Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 52
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 52
5.2.
Đề nghị ............................................................................................................. 52
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 53
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
A
Nghĩa tiếng Vệt
: Hoạt lực tinh trùng
C
: Nồng độ tinh trùng
CP
: cổ phần
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
cs.
ĐVTA
K%
NN&PTNT
: cộng sự
: Đơn vị thức ăn
: Tỷ lệ kỳ hình tinh trùng
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
R
: Sức kháng tinh trùng
TTNT
: Thụ tinh nhân tạo
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT
: Tinh trùng
VAC
: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh
V
: Thể tích tinh dịch
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của tinh dịch lợn (Theo Nguyễn Tấn Anh, 1985) ........... 11
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sự tiết tinh dịch lợn ......................................... 18
Bảng 2.3. Phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn ngoại nuôi ở nước ta ................. 20
Bảng 2.4. Phẩm chất tinh dịch của lợn Yorshire và Landrace ..................................... 21
Bảng 3.1. Một số tiêu chuẩn về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống ..................... 24
Bảng 3.2.
Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng theo Milovanov (1932) ............... 25
Bảng 3.3. Độ hấp thu của nồng độ tinh trùng............................................................... 25
Bảng 4.1. Thể tích tinh dịch của lợn ngoại (ml/lần) ..................................................... 30
Bảng 4.2. Thể tích tinh dịch của lợn nội (ml/lần) ........................................................ 30
Bảng 4.3. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực ngoại ......................................................... 31
Bảng 4.4. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực nội ............................................................. 32
Bảng 4.5. Nồng độ tinh trùng của lợn đực ngoại (triệu/ml) ......................................... 33
Bảng 4.6. Nồng độ tinh trùng của lợn đực nội (triệu/ml) ............................................. 33
Bảng 4.7. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn đực ngoại (tỷ/lần) ...................................... 34
Bảng 4.8. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của các lợn đực nội (tỷ/lần) ................................... 34
Bảng 4.9. Sức kháng tinh trùng của lợn đực ngoại ...................................................... 37
Bảng 4.10. Sức kháng tinh trùng của các lợn đực giống nội .......................................... 37
Bảng 4.11. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các lợn đực giống ngoại (%) .......................... 38
Bảng 4.12. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các lợn đực giống nội (%) .............................. 38
Bảng 4.13. pH tinh dịch của lợn đực giống ngoại .......................................................... 40
Bảng 4.14. pH tinh dịch của các lợn đực nội .................................................................. 40
Bảng 4.15. Chất lượng tinh dịch lợn Landrace theo mùa ............................................... 41
Bảng 4.16. Chất lượng tinh dịch lợn Yorkshire theo mùa.............................................. 42
Bảng 4.17. Chất lượng tinh dịch lợn Pidu theo mùa ...................................................... 43
Bảng 4.18. Chất lượng tinh dịch lợn Móng Cái theo mùa ............................................. 44
Bảng 4.19. Chất lượng tinh dịch của lợn Rừng theo mùa .............................................. 45
vi
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1.
Cấu tạo tinh trùng lợn .................................................................................. 9
Biểu đồ 4. 1. Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn ngoại ....................................................... 35
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến thể tích tinh dịch lợn..................................... 46
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến hoạt lực tinh trùng lợn .................................. 47
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến nồng độ tinh trùng lợn .................................. 48
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tổng số tinh trùng tiến thẳng......................... 49
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức kháng của tinh trùng .............................. 49
Biểu đồ 4.7. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ................................. 50
Biểu đồ 4.8. Ảnh hưởng của mùa vụ đến giá trị pH của tinh dịch ................................. 51
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngô Thị Nguyệt Nga
Tên luận văn: Chất lượng tinh dịch của một số giống lợn nuôi tại Công ty
Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình.
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá phẩm chất tinh dịch và ảnh
hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn đực giống.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 10 đực giống Landrace, 10 đực Yorkshire,
5 đực Pidu, 5 đực Móng Cái và 3 đực Rừng, từ 2 – 4 năm tuổi, đã được kiểm tra
năng suất cá thể. Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, trong thời gian từ tháng 6 năm 2015
đến tháng 5 năm 2016. Đề tài đã đánh giá chất lượng tinh dịch lợn giống và đánh
giá ảnh hưởng của mùa vụ trong năm đến chất lượng tinh dịch lợn.
Tinh dịch lợn được khai thác bằng tay, vào sáng sớm. Chất lượng tinh dịch
được kiểm tra theo tiêu chuẩn quy trình thụ tinh nhân tạo ở Việt Nam (Tiêu
chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố). Các số liệu thí nghiệm
được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SAS 9.1 (2002).
Kết quả chính và kết luận
Kết quả cho thấy phẩm chất tinh dịch lợn đực giống nuôi tại Công ty đều
khá tốt và đạt tiêu chuẩn của Bộ NN & PTNT dùng trong thụ tinh nhân tạo. Chỉ
tiêu VAC chung ở các giống lợn đều đạt tương đối cao; ở Landrace, Yorkshire và
Pidu lần lượt là 59,46; 55,9; 51,55 tỷ/lần; ở lợn Móng Cái và lợn Rừng lần lượt là
23,95 và 26,05 tỷ/lần. Mùa vụ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh dịch của
lợn đực giống. Chất lượng tinh dịch ở các mùa khác nhau có sự sai khác rõ rệt
(P<0,05). Trong đó, mùa xuân là tốt nhất đến mùa thu tiếp đến là mùa đông và
thấp nhấp là mùa hè. Như vậy, lợn Landrace, Yorkshire, Pidu, Móng Cái và lợn
Rừng đều có khả năng thích nghi cao, số lượng và chất lượng tinh dịch tương đối
ổn định, đáp ứng được yêu cầu cho thụ tinh nhân tạo.
viii
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Thi Nguyet Nga
Thesis title: Semen quality of some pig varieties in Thai Binh livestock breeding
Joint stock Company.
Major: Animal Science
Code: 60.62.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research was conducted to assess the semen quality and the effect of
season on the semen quality of breed boars.
Materials and Methods
The research was conducted on 10 boars of Landrace, 10 boars of
Yorkshire, 5 boars of Pidu, 5 boars of Mong Cai and 3 boars of Rung which were
at the age of 2 to 4 year olds and had been under individual productivity checkup. The research was carried out at Dong My Pig Breed Center - Thai Binh
Livestock Breed Joint Stock Company within the time from June, 2015 to May,
2016. The thesis has assessed the semen quality and the effect of season on the
semen quality of breed boars.
The semen of the pigs was exploited by hand in the early morning. The
semen quality was checked following the standards of Vietnam’s artificial
insemination. The experiment data was processed by Excel 2007 software and
SAS 9.1 (2002).
Main findings and conclusions:
The result showed that the semen quality of the breed boars raised in the
company were good and met the standards set by the Ministry of Agriculture and
Rural Development. The VAC criterion for each variety was met at a
comparatively high level; for Landrace, Yorkshire and Pidu boars, it was 59.46,
55.91 and 51.55 billion per time, respectively; for Mong Cai and Rung, it was
23.95 and 26.05 billion per time, respectively. Season had direct effects on the
quality of boar semen. Semen quality in different seasons had distinctively
differences (P<0.05). In which, semen quality was the best in the spring, then in
the fall, the winter and the worst in the summer. Therefore, Landrace, Yorkshire,
Pidu, Mong Cai and Rung all had high adaptability; the quantity and the quality
of semen were relatively stable and met the requirements of artificial
insemination.
ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có diện tích 326.600 km2, trong đó 2/3 là đồi núi và cao nguyên,
75% dân số hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, ngành chăn
nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn nói riêng đã dần trở thành ngành trọng
yếu trong nền sản xuất của nước ta. Hàng năm, chăn nuôi lợn cung cấp 75 – 76%
tổng sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước. Bình quân mỗi người sử dụng 17 – 18
kg thịt lợn/năm. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày
16/01/2008, với mục tiêu đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đến
năm 2020 đạt trên 42%, với đàn lợn tăng bình quân 2%/năm, đạt 35 triệu con,
trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp đạt 37%. Để đạt được điều
đó, ngoài những tiến bộ về giống, khoa học kỹ thuật, dinh dưỡng... chúng ta cần
phải áp dụng sâu, rộng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) để nâng cao khả năng
sinh sản cũng như cải tạo chất lượng và nhân nhanh đàn lợn trong nước. Vì vậy,
việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong TTNT lợn là một
nhân tố quan trọng, góp phần vào việc nhân nhanh đàn lợn, khai thác có hiệu quả
các lợn đực giống có tiềm năng và giảm chi phí trong sản xuất trong chăn nuôi
lợn đực giống, giảm chi phí phối giống cho lợn nái, tăng năng suất giá trị đàn lợn
thương phẩm, hạn chế lây lan dịch bệnh....
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, từ trước đến nay đã nổi tiếng với việc thâm
canh cây lúa nước và chăn nuôi lợn. Trong những năm qua, thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị
tăng trưởng bình quân 5 năm (2010-2014) đạt 6,36%, tốc độ tăng trưởng năm
2014 đạt 3,2%. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp đạt 50%.
Chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Bình đến năm
2020 là tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm chăn nuôi với đối tượng vật nuôi
chính, chủ lực có giá trị kinh tế cao như lợn nái lai, nái ngoại, lợn thịt 3/4, 7/8
máu ngoại là một điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi của tỉnh.
1
Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Bình đã chú trọng áp dụng và phát
triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào sản xuất chăn nuôi. Do đó, số lượng đầu lợn
của tỉnh tăng qua các năm, chất lượng thịt tốt hơn, tăng trọng nhanh hơn, sức
chịu đựng bệnh tật cũng tăng… Xuất phát từ những nhận thức nêu trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chất lượng tinh dịch của một số giống lợn nuôi
tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được chất lượng tinh dịch lợn và ảnh hưởng của mùa vụ đến
phẩm chất tinh dịch lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Pidu, Móng Cái và đực
Rừng nuôi tại Công ty.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực TTNT trong chăn nuôi lợn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng đàn lợn
đực giống nuôi tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty cổ phần giống chăn
nuôi Thái Bình, từ đó có định hướng đúng đắn và đề ra một số biện pháp để duy
trì, phát triển đàn giống đạt hiệu quả cao. Cung cấp thêm thông tin để cơ sở biết
được khuynh hướng thực trạng của đàn lợn giống, có chiến lược và kế hoạch cho
chăn nuôi.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VAI TRÒ CỦA ĐỰC GIỐNG VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO TRONG
CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA
Lợn đực giống có vai trò rất lớn trong việc đưa nhanh tiến bộ di truyền vào
sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng con giống góp phần quan trọng
đưa chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo Võ Trọng Hốt và Nguyễn Văn
Minh (2007), một lợn đực nhảy trực tiếp tác động tới khoảng 30 – 50 nái/năm,
còn nhờ thụ tinh nhân tạo thì tác động tới khoảng 300- 500 nái/năm. Vì vậy,
người ta thường nói: “Nái tốt thì tốt một ổ, đực tốt thì tốt cả đàn”. Nhiều tính
trạng, thường mang tính trội ở con đực như màu sắc lông, thể chất khỏe, tính cao
sản, tỷ lệ nạc, sức đề kháng với bệnh tật,... Một số tác giả khác đã chứng minh
sức sống của đời sau cũng phụ thuộc vào sức sống của tinh trùng, điều này tác
động tới khả năng sinh sản của đàn lợn nái như tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, số con đẻ
ra/ổ. Tinh trùng có phẩm chất tốt thì khả năng sinh trưởng, phát dục, sức đề
kháng của đời sau mới cao, do đó chăn nuôi lợn đực giống đóng vai trò rất quan
trọng. Hiện nay, với sự kế thừa thành tựu của các lĩnh vực sinh lý học, di truyền
học, dinh dưỡng gia súc,... kết hợp với kinh nghiệm thực tế và kỹ thuật, chăn nuôi
lợn nói chung, chăn nuôi lợn đực nói riêng đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện.
Đực giống là yếu tố có ý nghĩa quyết định rất lớn đối với năng suất, chất
lượng đời sau, nhưng phương pháp và kỹ thuật khai thác thích hợp sẽ góp phần
tăng thêm giá trị và hiệu quả sử dụng của lợn đực giống, cùng với đó chất lượng
đời sau được đảm bảo hơn. Thực tế sản xuất trong và ngoài nước chứng minh
rằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho lợn đã đem lại những lợi ích kinh tế và kỹ
thuật mà phương pháp thụ tinh trực tiếp không thể nào so sánh được, đó là:
- Khai thác triệt để, phổ biến nhanh chóng và rộng rãi tiềm năng di truyền
của những lợn đực giống tốt.
- Cần sử dụng ít đực giống, vì vậy có điều kiện chọn lọc tốt hơn, sử dụng
những đực giống xuất sắc nhất.
- Tiết kiệm thời gian và giảm chi phí chăn nuôi.
- Chủ động xây dựng kế hoạch phối giống để tránh hiện tượng đồng huyết.
3
- Hạn chế các rủi ro về những bệnh truyền nhiễm qua đường giao phối.
- Tránh gây stress cho con vật khi giao phối sử dụng các con đực có khối
lượng khác nhau.
Bên cạnh những lợi ích trên, thụ tinh nhân tạo cũng có những khó khăn nhất
định. Ví dụ, khi tinh dịch kém phẩm chất, kỹ thuật và thời điểm phối giống
không thích hợp, dụng cụ dẫn tinh không vô trùng, tỷ lệ đậu thai rất thấp làm cho
số con sơ sinh/ổ sẽ không cao.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác thụ tinh nhân tạo cần giải quyết tốt hai
yêu cầu sau:
1) Phải có đực giống tốt. Muốn có được đực giống tốt thì phải xác định
nguồn nhập giống, thăm dò hướng và khả năng sử dụng, đồng thời phải có quy
trình chọn lọc, nhân giống và chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp.
2) Phải có phương pháp khai thác, sử dụng hiệu quả những đực giống trên.
Hiện nay ở các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh Trung du, miền
núi Phía Bắc đều có các trung tâm, trạm trại sản xuất tinh dịch lợn để thụ tinh
nhân tạo. Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, ... là những tỉnh có phong
trào thụ tinh nhân tạo cho lợn mạnh ở phía Bắc. Có tỉnh đã có 2-3 trạm; hầu hết
các tỉnh đều có ít nhất một trạm thụ tinh nhân tạo lợn.
Theo thống kê của cục thú y, số lượng đực giống ở các cơ sở thụ tinh nhân
tạo lợn là 1.580 con vào năm 1987, trong đó lợn Yorkshire và Landrace chiếm tỷ
lệ khoảng 95%. Theo báo cáo tháng 7 năm 2006 của Cục chăn nuôi- Bộ NN &
PTNT, cả nước có khoảng 300 cơ sở nuôi lợn đực khai thác tinh với số lượng
đực giống khoảng 2.000 con và sản suất được khoảng 2,6 - 3 triệu liều tinh mỗi
năm, đáp ứng thụ tinh nhân tạo cho khoảng 20% lợn nái cả nước. Như vậy, số
lượng lợn đực giống tại các cơ sở thụ tinh nhân tạo ngày càng tăng.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG
2.2.1. Cấu tạo và chức năng của bộ máy sinh dục lợn đực giống
Cơ quan sinh dục đực có chức năng sản sinh ra các tế bào sinh dục đực là
tinh trùng và các phần phân tiết (chất vận chuyển tinh trùng, chất hoạt hóa tinh
trùng, hormone sinh dục). Hệ sinh dục của lợn đực gồm các bộ phận chủ yếu:
bao dịch hoàn, dịch hoàn, phụ dịch hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, thừng dịch
hoàn, dương vật.
4
Bao dịch hoàn
Bên ngoài bao dịch hoàn là lớp giác mạc, là một lớp sợi vững chắc do phúc
mạc kéo dài thành. Phía trong là lớp giác mạc riêng, đó là một tổ chức liên kết
hình màng mỏng gọi là màng trắng, lớp màng trắng đi sâu vào trong chia dịch
hoàn thành nhiều múi, mỗi múi có chứa ống sinh tinh uốn khúc, bên trong có tinh
trùng được hình thành.
Bao dịch hoàn có tác dụng bảo vệ như: chống tổn thương cơ học, hóa học
và các tổn thương khác. Ngoài ra, bao dịch hoàn có tác dụng điều hòa nhiệt độ
của dịch hoàn, khi trời nóng thì giãn ra, khi trời lạnh co lại. Sự thay đổi diện tích
bề mặt của bao dịch hoàn có ảnh hưởng tới sự tỏa nhiệt. Nhiệt độ của dịch hoàn
thường xuyên được duy trì ở mức thấp hơn 2- 4oC so với nhiệt độ của trực tràng
đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho tinh trùng.
Hầu hết ở gia súc, quá trình sinh tinh cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
Do đó, ở các giai đoạn cuối của thời kỳ bào thai, dịch hoàn nhô ra ở phần thành
bụng phía sau phình ra thành bao dịch hoàn. Bao dịch hoàn có nhiều lớp đề thực
hiện chức năng điều hòa nhiệt độ cho dịch hoàn.
Dịch hoàn
Dịch hoàn hay còn gọi là tinh hoàn gồm một đôi hình bầu dục nằm trong
bao dịch hoàn, là tuyến sinh dục chính của lợn đực.
Dịch hoàn là cơ quan thực hiện hai chức năng: sản sinh giao tử đực và nội
tiết tố.
- Chức năng sản sinh giao tử đực (tinh trùng) thực tế là một hoạt động ngoại
tiết do các ống sinh tinh đảm nhiệm (từ khi bắt đầu thành thục tính) và chúng liên
tục sản sinh ra tinh trùng. Sau khi được sinh ra, tinh trùng chuyển dần đến phụ
dịch hoàn và tiếp tục thành thục ở đó. Khi giao phối, do các phản xạ hoạt động,
sực co rút cơ, tinh trùng được đẩy ra ngoài cùng với các chất tiết của các tuyến
sinh dục phụ và bắt đầu hoạt động mạnh, nhờ đó có tác dụng làm cho tinh trùng
có thể di chuyển trong đường sinh dục của con cái.
- Dịch hoàn còn có chức năng năng sản sinh các hormone Steroit và các
hormone có liên quan đến quá trình sinh lý bình thường của cơ thế lợn đực.
5
Phụ dịch hoàn hay mào tinh
Là phần ôm lấy dịch hoàn gồm đầu trên, thân, đầu dưới hay đuôi. Mào
tinh ở lợn đực rất phát triển, có thể đạt tới 150 - 200 gram ở lợn trưởng thành.
Đầu trên mào tinh có chứa một số ống sinh tinh. Mỗi ống sinh tinh đều nằm
trong một ngăn của mào tinh. Các ống sinh tinh này có lòng ống rộng hơn lòng
ống sinh tinh của dịch hoàn. Đến phần thân mào tinh các ống sinh tinh thẳng
tập trung thành ống mào tinh gấp khúc nhiều lần rồi đi xuống đuôi mào tinh
thành ống dẫn tinh đi ra ngoài.
Tinh trùng không ngừng được sinh ra ở ống sinh tinh sau đó đi vào phụ
dịch hoàn. Đó là nơi lưu giữ và hoàn thiện chức năng của tinh trùng. Trước khi
vào dịch phụ hoàn, tinh trùng không có khả năng vận động và thụ tinh. Trong
quá trình di chuyển ở phụ dịch hoàn, tinh trùng trưởng thành và thành thục về
chức năng. Ở đầu phụ dịch hoàn đuôi tinh trùng có sự rung động nhẹ. Tại thân
phụ dịch hoàn, tinh trùng có tiềm năng chuyển động tiến thẳng, nhưng bị ức chế
(môi trường trong phụ dịch hoàn có áp suất thẩm thấu cao, pH toan). Trong đuôi
phụ dịch hoàn, sự trao đổi chất của tinh trùng tăng lên, tinh trùng hoàn thiện khả
năng hoạt động.
Ống dẫn tinh
Hai ống dẫn tinh to bằng cọng rạ bắt đầu từ đuôi mào tinh đi lên qua ống
bẹn vào xoang bụng, quay về phía sau đi lên cổ bóng đái luồn dưới tiền liệt tuyến
rồi phình to ra thành ống phóng tinh xuyên qua thành niệu đạo cùng lỗ đổ của
nang tuyến. Ống dẫn tinh dẫn tinh trùng vào đường niệu sinh dục khi phóng tinh.
Thừng dịch hoàn
Thừng dịch hoàn gồm các động mạch và thần kinh đi vào dịch hoàn, chúng
cấu tạo bởi các mô liên kết, các hệ cơ vòng và cơ dọc liên kết với nhau.
Dương vật
Dương vật nằm ở dười vách bụng, được bắt đầu bằng một trụ, hai đầu bám
vào hai mẩu xương ngồi, hướng ra phía trước. Dương vật lợn đực có một đoạn
cong hình chữ S, nằm kín trong da, khi giao phối mới thò ra ngoài. Đầu dương
vật có hình xoắn như mũi khoan, cách đầu mút 0,5 - 0,7 cm có lỗ để phóng tinh
ra ngoài. Khi giao phối hay lấy tinh, dương vật thò ra ngoài 20 - 40 cm.
6
2.2.2. Cấu tạo và chức năng các tuyến sinh dục
Các tuyến sinh dục phụ gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo (tuyến
cowper), tuyến tinh nang. Các tuyến này tiết ra các chất tiết (có thành phần chủ
yếu trong tinh nang) tham gia vào quá trình thụ tinh.
Tuyến tinh nang
Đây là hai túi tuyến gồm nhiều thùy mà biểu mô của cơ thể gắn nếp hằn vào
bên trong. Tuyến này ở lợn có kích thước lớn nhưng kém đặc chắc, có nang
mỏng hơn là phần cuối của ống dẫn tinh. Ở lợn tuyến tinh nang dài tới 15 - 20
cm, nặng xấp xỉ 850 gram.
Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt nằm sau bóng đái, thân không lớn, nặng khoảng 80 gram,
các phần phân tán của nó nặng hơn (khoảng 150 gram). Tuyến này có nhiều
ốngđổ vào đường niệu sinh dục.
Tuyến cầu niệu đạo (cowper)
Còn có tên gọi là tuyến củ hành, là một tuyến lớn, thon dài 18 cm, nặng 400
gram, nằm dọc theo đường niệu sinh dục phần xoang chậu. Mặt trên của tuyến
cowper được bao bọc bởi phần cơ dày, chất bài tiết của tuyến này chính là keo
phèn, chất này đặc, keo dính, có tác dụng nút cổ tử cung khi lợn đực phóng tinh
xong. Tuy nhiên, keo phèn là chất không có lợi cho tinh trùng, vì khi tinh trùng
ra ngoài cơ thể, nếu trong tinh dịch có lẫn keo phèn, tinh trùng thường tụ lại nên
rất chóng chết. Do đó, khi làm thụ tinh nhân tạo người ta lọc bỏ keo phèn ngay
sau khi lấy tinh, hoặc lọc bỏ ngay trên phễu khi đang lấy tinh.
2.2.3. Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn
2.2.3.1. Đặc điểm tinh dịch lợn
Tinh dịch lợn cũng như tinh dịch của những gia súc khác là dịch tiết của
cơ quan sinh dục đực khi con đực thực hiện thành công phản xạ sinh dục.
Nghiên cứu về tinh dịch và tinh trùng lợn đực được Milovanov bắt đầu từ năm
1926 (Dương Đình Long, 1996). Tinh dịch lợn đực gồm hai phần: tinh thanh
và tinh trùng.
Tinh thanh
Tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch. Tinh thanh của tinh dịch là
môi trường có tác dụng đảm bảo cho sự sống của tinh trùng và kích thích tinh
7
trùng hoạt động. Tinh thanh của tinh dịch là hỗn hợp chất lỏng được tiết ra bởi
tuyến sinh dục phụ như: tiền liệt tuyến và niệu đạo (55 - 70%); tinh nang (20 -
26%), tuyến Cowper (15 - 18%) và tinh hoàn phụ (2 - 3%). Do tinh thanh chiếm
khối lượng lớn trong tinh dịch và chỉ là môi trường cho tinh dịch sống và hoạt
động, do vậy khối lượng tinh dịch là chỉ tiêu chỉ có ý nghĩa về mặt pha loãng và
qua nó không thể kết luận được tinh tốt hay xấu.
Tinh trùng
Tinh trùng lợn chỉ chiếm 2 - 7% trong tổng số tinh dịch tiết ra nhưng nó có
vai trò vô cùng quan trọng vì chính nó mới quyết định sự thụ thai ở con cái.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã
hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc điểm sinh lý, sinh hóa bên trong và có
khả năng thụ thai. Nói cách khác, tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã qua kỳ
phân bào giảm nhiễm, đã thành thục và có khả năng thụ thai.
Như vậy là khi con đực thành thục về tính, cơ quan sinh dục bắt đầu sinh ra
các tế bào sinh dục có khả năng thụ thai. Quá trình hình thành tinh trùng không
phải bắt đầu ngay sau khi con đực được sinh ra mà nó có thời gian nhất định nào
đó. Đối với lợn ngoại thành thục lúc 7 - 8 tháng tuổi có khối lượng cơ thể 70 - 80
kg nhưng khai thác tinh tốt nhất khi 10 tháng tuổi. Còn lợn nội thành thục lúc 5 6 tháng tuổi khi khối lượng 20 - 25 kg khai thác tinh tốt nhất khi 8 tháng tuổi.
Tinh trùng lợn được tạo ra từ các tế bào Sertoli ở thành của các ống sinh
tinh. Các ống này chứa rất nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó quan trọng nhất
là tế bào mầm hay tế bào sinh dục nguyên thủy. Vào một thời điểm nào đó, tế
bào sinh dục nguyên thủy tăng lên qua 2 lần phân chia, lần thứ nhất biến thành
tinh bào sơ cấp rồi thành tinh bào thứ cấp có 19 nhiễm sắc thể thường và một
nhiễm sắc thể sinh dục (X hoặc Y). Một tinh bào thứ cấp tồn tại không lâu rồi
phân chia thành hai tiền tinh trùng và hoàn thiện dần thành tinh trùng. Khi đã
được hình thành, tinh trùng chuyển từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ. Trong dịch
hoàn phụ, tinh trùng tồn tại trong môi trường có tính a xít nên khả năng hoạt
động của chúng bị ức chế. Khi di chuyển trong dịch hoàn phụ, tinh trùng được
bao phủ một lớp lipoprotein, lớp này nâng cao khả năng ổn định cho tinh trùng,
giúp cho tinh trùng không bị tụ dính. Quá trình hình thành tinh trùng chịu sự điều
khiển trực tiếp của testosterone (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996). Sự thành thục
8
tính dục
ục của lợn đực đđược xác định khi tinh hoàn có đủủ khả năng sản xuất tinh
trùng thành thục vàà có kh
khảả năng thụ thai. Sự sinh tinh của lợn đực nội bắt đầu rất
sớm.
ớm. Ở các giống lợn nội nh
như: Ỉ, Móng Cái, lợn đực ở 40 ngày
ày tuổi
tu đã có tinh
trùng thành thục,
ục, hoạt lực 0,6
0,6-0,7. Đến 50-55 ngày tuổi,
ổi, lợn đực đã
đ có khả năng
giao phối và thụụ thai. Ở các loại lợn lai, lợn ngoại sự xuất hiện tinh tr
trùng có khả
năng thụ thai thường
ờng chậm hhơn. Sự thành thục của tinh trùng
ùng chịu
ch sự điều khiển
của
ủa hệ thống thần kinh vvà hormone. Đồng thời quá trình
ình thành thục
th sinh dục chịu
ảnh hưởng
ởng của kiểu di ttruyền và môi trường.
ờng. Do vậy ở các giống lợn khác nhau,
môi trường
ờng khác nhau th
thì độ tuổi và khối lượng cá thể khi thành
ành thục
th cũng khác
nhau (Lê Xuân Cương, 1986). Thành ph
phần
ần có ý nghĩa sinh học quan trọng nhất
trong tinh dịch làà tinh trùng.
Tinh trùng lợn có chi
chiều dài toàn bộ 55 - 65 µm; dày 0,1µm; dài đầu
đ 8 - 8,5
µm; rộng đầu 4,7 - 5 µm; ph
phần trung gian của đuôi dài khoảng
ảng 10 µm.
Theo Nguyễn
ễn Tấn Anh (2003), về hhình
ình thái, tinh trùng có hai phần
ph cơ bản:
phần
ần chứa vật chất di truyền (đầu) vvà phần có liên quan đến
ến chức năng vận động
(cổ và đuôi).
Hình 1.1. Cấu tạo tinh trùng lợn
Tinh trùng lợn
ợn gồm 4 phần: đầu, cổ, thân, đuôi.
* Phần
ần đầu của tinh tr
trùng
Đầu
ầu có hai phần ccơ bản: nhân vàà acrosome. Trong nhân có chứa
ch chromatin
đậm đặc.
ặc. Nhân chiếm 76,7 – 80,3% thể tích đầu và được
ợc nén chặt lại gần như
nh
một
ột tinh thể. Nhân chứa thông tin di truyền của con đực, xung quanh llà nguyên
sinh chất, phần trước
ớc nhân bọc bằng một acrosome, giống cái túi có hai lớp m
màng
9
bọc và bọc sát vào nhân. Acrosome chứa một số enzim thủy phân, đặc biệt
hyaluronidase có tác dụng làm tan dã tế bào hình tia (phóng xạ) của tế bào trứng
để cho tinh trùng có thể dễ dàng tiếp cận với noãn hoàng trong quá trình thụ thai.
Theo một số tác giả thì chất protein của acrosome dễ bị tổn thương của tác nhân
bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, hóa chất, cơ học… vì vậy khi xử lý, bảo tồn
và vận chuyển cần chú ý bảo tồn toàn vẹn acrosome.
* Phần cổ, thân tinh trùng
Cổ là phần rất ngắn, hơi co lại, cắm vào hốc ở đáy phía sau của nhân. Từ
đây bắt nguồn các sợi trục thô kéo dài đến tận đuôi của tinh trùng, tạo thành công
thức sợi 2+9+9. Cổ nối liền đầu và thân, cổ dễ bị đứt bởi tác động cơ học và các
yếu tố hóa học, vật lý như nhiệt độ ... khi thụ tinh thì đầu tinh trùng xâm nhập
vào tế bào trứng còn cổ bị gãy để thân rời xa. Do vậy trong quá trình bảo tồn tinh
dịch tránh những tác động cơ học có thể dẫn đến gãy, đứt cổ tinh trùng.
* Đuôi tinh trùng
Đuôi được chia làm các phần: đoạn giữa, đoạn chính và chóp đuôi. Đoạn
giữa có 9 cặp vi ống ngoài, 2 ống trung tâm và được bọc quanh bằng 9 sợi ưa
Osmi, tất cả tạo thành một bó trục. Bó trục được bọc bên ngoài bằng ti thể xếp
theo đường tròn xoắn ốc (lò xo ti thể) và kết thúc tại vòng nhẫn Jensen. Ti thể có
chứa enzim oxi hoá và phosphoryl hoá, phospholipit, lecitin và plasmanogen.
Các chất này dự trữ năng lượng và ti thể được xem là nguồn phát sinh năng
lượng cần thiết cho sự hoạt động của tinh trùng. Đoạn chính không bao bọc bằng
ti thể mà chỉ có bó trục ở giữa và những sợi Osmi vây bên ngoài. Hệ thống này
được bao bởi một vỏ bọc bằng những sợi chắc – vỏ bọc này duy trì khả năng ổn
định cho các yếu tố co rút của đuôi. Bó trục của đuôi chịu trách nhiệm cho sự
chuyển động của tinh trùng. Bọc ti thể cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho
các tay dynein của các cặp vi ống có khả năng phân huỷ ATP, giải phóng năng
lượng để chuyển động đuôi của tinh trùng. Mỗi cặp vi ống có 2 dãy tay dynein
(ngoài và trong), các tay này hoạt động như một “cá líp” và đi dọc theo cặp kề
bên, làm cho cặp này trượt trên cặp khác. Việc gá lắp cầu nối hình tia giữa các
cặp vi ống ngoài với vi ống trung tâm cưỡng lại hiện tượng vừa nêu, làm cho
đuôi tinh trùng bị uốn lượn. Do các cặp vi ống ngoài trượt liên tục nên sự uốn lượn
được hình thành liên tục, được lan truyền tạo lên sự chuyển động đặc trưng của
tinh trùng (chuyển động làn sóng) đó là hiện tượng trượt theo vi ống. Sự vận động
này rất quan trọng khi tinh trùng đi vào đường sinh dục cái để gặp trứng. Thân tinh
10
trùng lợn có 25% vật chất khô, 75% là nước. Trong vật chất khô: protein 82%, lipit
13%; trong đuôi tinh trùng có 76% protein, 23% lipit, 1% muối.
2.2.3.2. Thành phần hóa học của tinh dịch lợn
Tinh dịch lợn là một hỗn hợp các chất lỏng rất phức tạp, cho đến nay thành
phần của nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Một số chất chỉ được
xác định ở mức định tính, các loài khác nhau thì thành phần hóa học của tinh
dịch cũng khác nhau, tác dụng chủ yếu của chúng là rửa đường niệu sinh dục, là
môi trường để nuôi sống tinh trùng ngoài cơ thể, kích thích tinh trùng trong qua
trình hoạt động ở đường sinh dục cái.
Thành phần hóa học của tinh dịch lợn được đưa ra ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của tinh dịch lợn
Thành
Trung bình
Dao động
Trung bình
Dao động
Nước
95
94-98
Sorbitol
12
6–18
Natri
650
290-850
Axit xitric
130
30–330
Kali
240
80-380
Inositol
530
380–630
Canxi
5
2-6
Protein
3700
-
Magie
11
5-14
Phosphatidylcholin
-
110-240
Clo
330
260-430
Egrothioneine
-
6-23
phần
(mg%)
(mg%)
Thành phần
(mg%)
(mg%)
Nguồn: Nguyễn Tấn Anh (1985)
2.2.3.3. Sự tiết tinh dịch ở lợn đực
Ở lợn đực khi đã thành thục về tính dục (6-8 tháng tuổi) người ta có thể cho
phối giống trực tiếp hay lấytinh bằng phương pháp nhân tạo. Ở lợn đực tinh trùng
và chất phân tiết không tiết ra đồng thời. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn
Anh (1993) có thể quan sát thấy 3 giai đoạn xuất tinh như sau:
- Giai đoạn đầu: Tiết ra 10-20 ml dịch trong suốt không có tinh trùng, chất
này có tác dụng rửa đường niệu sinh dục chuẩn bị cho tinh trùng di chuyển qua.
11
- Giai đoạn 2: Kéo dài 1 -2 phút, tiết ra khoảng 100-200ml chất dịch gồm có
tinh trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục phụ như: tiền liệt tuyến,
tinh nang, tuyến cầu niệu đạo (tuyến Cowper).
- Giai đoạn 3: là sự bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ (150ml 200ml), số lượng tinh trùng ở giai đoạn này ít, thời gian kéo dài 4 phút đến 5
phút. Trong tinh dịch, phần quan trọng nhất là tinh trùng đây là yếu tố chính gây
thụ thai ở lợn cái.
2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH
DỊCH LỢN
2.3.1. Thể tích tinh dịch
Thể tích tinh dịch là số ml tinh dịch sau khi lọc bỏ keo phèn trong một lần
thực hiện thành công phản xạ xuất tinh. Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào giống,
loài, độ tuổi, cá thể, kỹ thuật khai thác tinh, tần xuất lấy tinh và mùa vụ lấy tinh,...
Trong tinh dịch lợn có chứa một lượng khá lớn hạt thể selatin, chiếm tỷ lệ
20 - 30% lượng tinh dịch, chúng là sản phẩm của tuyến Cowper. Khi xuất tinh,
những hạt thể selatin gặp enzim kinase của tuyến tinh nang rồi đọng lại thành
những tinh thể lớn hơn. Sau đó các thể này hấp phụ nước và tăng lên về thể tích,
người ta gọi đó là keo phèn (Trần Tiến Dũng và cs., 2002). Trong giao phối tự
nhiên, keo phèn có tác dụng bịt lỗ tử cung không cho tinh dịch chảy ra ngoài.
Trong TTNT cần phải nhanh chóng loại bỏ keo phèn, nếu không nó sẽ hấp phụ
một phần nước trong tinh dịch và một số lượng lớn tinh trùng. Vào mùa giao
phối, trong tinh dịch lợn có lượng selatin lớn hơn mùa không giao phối. Do đó
khi xác định thể tích tinh dịch cần phải loại bỏ keo phèn bằng cách lọc qua nhiều
lớp vải gạc.
2.3.2. Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng (progessive motility %) là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng
có hoạt động tiến thẳng. Đây là chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá chất lượng tinh dịch,
cho biết khả năng thụ thai của quần thể tinh trùng trong tinh dịch.
Khi được xuất ra ngoài cơ thể, tinh trùng của lợn cũng như của các gia súc
khác vận động mãnh liệt, vận động với tất cả khả năng chúng có. Đây là đặc
điểm cơ bản của tinh trùng để đặt cơ sở cho khả năng thụ thai của chúng. Vì
vậy, trong kỹ thuật sinh học người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thông qua
chỉ tiêu này.
12
Hoạt lực tinh trùng càng cao, chất lượng tinh trùng càng tốt và khả năng thụ
thai càng lớn. Sức sống của tinh trùng còn ảnh hưởng đến sức sống của đời sau.
Hoạt lực và sức sống của tinh trùng phụ thuộc vào tỷ lệ thích hợp giữa các
dịch tiết của tuyến tiền liệt và tiểu nang. Thànhphần hóa sinh của tinh thanh rất
ổn định ở mỗi lần xuất tinh và không phụ thuộc vào tần số xuất tinh. Chất tiết của
tiểu nang có chứa một vài nhân tố không có lợi cho hoạt lực và sức sống của tinh
trùng. Nhưng chất tiết của tuyến tiền liệt lại kích thích sức hoạt động tinh trùng.
Khi tiếp xúc với chất tiết tuyến tiền liệt, tinh trùng được bảo vệ trước những ảnh
hưởng không có lợi của chất tiết tuyến tiểu nang (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn
Quốc Đạt, 1996).
Theo các tác giả Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993), hoạt lực tinh
trùng thường chỉ đạt: 0,7 – 0,8;
2.3.3. Nồng độ tinh trùng
Đây là số tinh trùng có trong 1ml tinh nguyên, là chỉ tiêu quan trọng đánh
giá chất lượng tinh dịch và quyết định mức độ pha loãng tinh dịch trong thụ
tinh nhân tạo. Ở các loài khác nhau, nồng độ tinh trùng cũng khác nhau. Ở lợn,
nồng độ tinh trùng đạt từ 200 - 300 triệu/ml. Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào
giống, cá thể, tuổi, thời tiết khí hậu và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Nồng độ
tinh trùng của lợn nội 1-2 năm tuổi đạt khoảng 40-50 triệu/ml, 2-4 năm tuổi đạt
20-40 triệu/ml. Lợn nhập nội, 1-2 năm tuổi có nồng độ tinh trùng 250-300
triệu/ml; 2,5-3,5 năm tuổi có 200-250 triệu/ml. Vụ đông xuân, chỉ tiêu này ở
lợn nội khoảng 30-50 triệu/ml; ở lợn ngoại khoảng 200-300 triệu/ml. Vụ hè thu,
lợn nội đạt 20-30 triệu/ml; lợn ngoại đạt 150-200 triệu/ml (Nguyễn Thiện và
Nguyễn Tấn Anh, 1993).
2.3.4. Chỉ tiêu tổng hợp VAC
VAC là tổng số tinh trùng tiến thẳng có trong 1 lần xuất tinh. Đây là chỉ
tiêu tổng hợp của 3 chỉ tiêu V, A và C. Chỉ tiêu này đánh giá khái quát chất
lượng tinh dịch và quyết định bội số pha loãng. Theo Nguyễn Tấn Anh và Lưu
Kỷ (1995), VAC của lợn ngoại ở các tỉnh phía Bắc đạt 26 - 41,6 tỷ/lần. VAC
càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt.
2.3.5. Sức kháng của tinh trùng
Sức kháng (R) đánh giá phẩm chất của tinh trùng, cũng có nghĩa là phẩm
chất của tinh dịch. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993), sức kháng
tinh trùng trung bình ở các giống lợn nội là 1.365 và các giống lợn ngoại là 3.000.
13
Ở nước ta, tiêu chuẩn tinh dịch lợn quy định chỉ tiêu này cho lợn nội từ
1500 và cho lợn ngoại từ 3.000 trở lên. R là chỉ tiêu quy định bắt buộc kiểm tra
định kỳ ở các trạm, trại TTNT lợn trong phạm vi cả nước.
2.3.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là số tinh trùng có hình dạng bất thường so với tổng
số tinh trùng đếm được trong quá trình kiểm tra. Có hai thời kỳ có thể gây nên
tình trạng kỳ hình ở tinh trùng:
- Kỳ hình ngay trong quá trình sinh tinh - tinh trùng kỳ hình sơ cấp, bắt
nguồn từ nguyên nhân có liên quan đến bệnh lý ở cơ quan sinh tinh.
- Sau khi tinh trùng được bài tiết ra - tinh trùng kỳ hình thứ cấp, bắt nguồn
từ nguyên nhân có liên quan đến ngoại cảnh hoặc kỹ thuật không đúng trong
khâu xử lý tinh dịch
2.3.7. pH của tinh dịch
pH được xác định bởi nồng độ ion H+ trong tinh dịch. pH của tinh dịch liên
quan đến khả năng sống và thụ tinh của tinh trùng. pH của tinh dịch toan tính thì
tinh trùng hoạt động yếu, thời gian sống kéo dài. Ngược lại, pH của tinh dịch
kiềm tính thì tinh trùng hoạt động mạnh, thời gian sống bị rút ngắn. Ở các loài
gia súc khác nhau, pH của tinh dịch cũng khác nhau. pH của dịch tiết từ dịch
hoàn phụ ở các loài gia súc luôn toan, có tác dụng ức chế tới mức thấp nhất sự
trao đổi chất và kéo dài thời gian sống của tinh trùng. pH của dịch tiết từ các
tuyến sinh dục phụ thường trung tính hoặc kiềm tính. Vì vậy, pH tinh dịch của
những động vật có lượng tinh nhiều, trong đó có dịch tiết của tuyến tinh nang
chiếm tỷ lệ cao thì thường kiềm tính. Theo Nguyễn Tấn Anh (1996), tinh dịch
lợn có tính kiềm yếu, pH khoảng 7,2 - 7,5. Tinh dịch có pH thấp hơn hoặc cao
hơn là tinh dịch không bình thường, không tốt cho sức sống và khả năng thụ thai
của tinh trùng.
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG
TINH DỊCH
2.4.1. Giống
Tùy từng giống khác nhau, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất
mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu mà có chất
lượng tinh dịch khác nhau. Giống là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phẩm
chất tinh dịch. Các giống khác nhau có phẩm chất tinh dịch khác nhau. Lợn đực
14
nội có phẩm chất tinh dịch thấp hơn nhiều so với giống lợn ngoại. Cụ thể như về
hai chỉ tiêu chính đó là thể tích tinh dịch và mật độ tinh trùng:
Thể tích tinh dịch lợn nội biến động từ 50 – 100 ml;
Thể tích tinh dịch lợn ngoại biến động từ 50 – 100 ml;
Mật độ tinh trùng giống lợn nội từ 50 – 80 triệu/ml;
Mật độ tinh trùng giống lợn ngoại từ 170 - 250 triệu/ml.
Từ đó cho thấy, các giống lợn nội: Móng Cái, Mường Khương chỉ đạt từ
0,8- 6 tỷ tinh trùng /1 lần xuất tinh. Trong khi đó các giống lợn ngoại nuôi ở Việt
Nam như Đại Bạch, Landrace, Berkshire, thì VAC đạt từ 16-90 tỷ/lần xuất tinh
(Lê Xuân Cương, 1986).
2.4.2. Tuổi của lợn đực
Tuổi của lợn đực có ảnh hưởng rõ rệt tới phẩm chất tinh dịch. Khi lợn đực
giống đã 7-10 năm tuổi, hoạt động sinh dục của chúng sẽ giảm, mất phản xạ tinh
dục và phẩm chất tinh dịch rất kém. Lợn đực già, tinh hoàn nhỏ lại, quá trình tạo
tinh trùng chậm trễ, 4 chân yếu, con vật không muốn giao phối. Tình trạng này
càng tiến triển nhanh khi sử dụng quá sức, thức ăn kém và nuôi dưỡng không hợp
lý. Các giống lợn nội giai đoạn cho phẩm chất tinh dịch tốt nhất là từ 6-18 tháng
tuổi, còn ở lợn ngoại là từ 2-3 năm tuổi (Lê Xuân Cương, 1986).
Lợn đực thành thục sinh dục khi đến một độ tuổi nhất định. Tuổi thành thục
của lợn phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng... Một số
giống lợn nội như Ỉ, Móng Cái,.. biểu hiện tính dục rất sớm (từ tháng tuổi thứ 3).
Các giống lợn ngoại, lợn lai có biểu hiện về tính muộn hơn (từ 4-6 tháng tuổi).
Tuy nhiên, từ 6-8 tháng tuổi lợn đực mới có tinh trùng thành thục. Tuy nhiên, lúc
này lượng tinh sản xuất ra còn thấp hơn so với lợn trưởng thành.Giai đoạn có
phẩm chất tinh dịch tốt nhất là 12 - 30 tháng tuổi đối với các giống lợn nội và 2 3 năm tuổi đối với các giống lợn ngoại.
2.4.3. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thứ hai sau giống. Thức ăn đầy đủ
sẽ phát huy được tiềm năng di truyền của giống. Nếu lợn đực được cho ăn không
đủ sẽ thấy hiện tượng giảm tính hăng rõ rệt, nồng độ tinh trùng thấp, tỉ lệ kỳ hình
cao, phẩm chất thấp.
15