Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.74 KB, 79 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
LỜI MỞ MỞ ĐẦU
Năm 2008 thế giới phải đối mặt khủng hoảng tài chính, và cơn bão này dự
kiến còn tiếp tục kéo dài tới hết năm 2009. Khủng hoảng tài chính đã và đang tác
động mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế tài chính của tất cả các nước đặc biệt là các
nước đang phát triển. Trong điều kiện cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao sức cạnh
tranh cho sản phẩm. Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đang là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, để thực
hiện được yêu cầu trên thì các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý chi
phí, giá thành trong đó trọng tâm là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với doanh nghiệp sản xuất giúp nhà quản trị được thông tin chính xác để
xây dựng các chiến lược về giá bán sản phẩm cũng như tìm ra các biện pháp tiết
kiệm chi phí sản xuất.
Nhận thức rõ vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại phòng kế toán tài vụ của công ty gạch
ốp lát Thái Bình em lựa chọn chuyên đề thực tập chuyên ngành:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.”
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ánh và sự giúp đỡ chỉ bảo của ban lãnh đạo đặc biệt là
các anh chị cán bộ, nhân viên trong phòng Kế toán Tài vụ tại công ty cổ phần gạch
ốp lát Thái Bình.
Do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn chế
nên chuyên đề của em còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, rất mong được sự đóng góp
của thầy cô, các bạn và các cô chú, anh chị trong công ty để giúp em hoàn thiện hơn
bài viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán 47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CTCP GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH
1.1. Tổng quan chung về CTCP gạch ốp lát Thái Bình
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP gạch ốp lát Thái Bình
CTCP gạch ốp lát Thái Bình là doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công
ty cổ phần. Nằm trong khu công nghiệp khí đốt huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình,
CTCP gạch ốp lát Thái Bình là một trong số những công ty lớn nhất ở tỉnh Thái
Bình chuyên sản xuất và kinh doanh các loại gạch Ceramic ốp tường và lát nền,
kinh doanh xuất nhập khẩu gạch Ceramic các loại (Gạch lát sản xuất các kích cỡ:
300x300, 200x200, 400x400, gạch ốp gồm các kích cỡ: 250x200, 250x400).
CTCP gạch ốp lát Thái Bình sau 12 năm xây dựng và trưởng thành trải qua các
mốc lịch sử quan trọng sau:
• Năm 1997, Công ty gạch ốp lát Thái Bình được thành lâp với tên gọi
đầu tiên là công ty gạch ốp lát Thái Bình, sản phẩm chính là gạch
Ceramic lát nền được sản xuất trên dây truyền hiện đại của Italia, công
nghệ Tây Ban Nha, với công suất thiết kế 1.050.000 m
2
/ năm.
• Năm 1999, Công ty mở rộng thêm dây truyền sản xuất số II chuyên sản
xuất gạch Ceramic ốp tường nâng công suất sản xuất và cung ứng của
công ty lên tới 2.100.000m
2
gạch ốp lát các loại / năm.
• Ngày 09/12/2004, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định số 3067/QĐ-
UB về việc chuyển đổi Công ty gạch ốp lát Thái Bình thành Công ty cổ
phần gạch ốp lát Thái Bình, tới ngày 23/02/2005 sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Thái Bình cấp giấy phép kinh cho Công ty gạch ốp lát Thái Bình với:
 Tên gọi: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Tên tiếng Anh: Thai Binh Joint stock Ceramic tiles company
 Trụ sở chính:
Địa chỉ: Xã Đông Lâm-Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình

Tel: 036.3823.682/3823.688
Fax: 036.3823.695
2 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
Email:
Website:
 Thương hiệu: LONG HAU CERAMIC
 Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- Sản xuất các mặt hàng Ceramic ốp tường và lát nền cao cấp.
- Sản xuất các loại sứ vệ sinh, sứ mỹ nghệ.
- Sản xuất các loại frít men (Engobe, men trong, men đục, men
màu) phục vụ cho sản xuất gạch Ceramic.
- Dạy nghề ngắn hạn sản xuât gạch Ceramic, sứ vệ sinh, sứ mỹ
nghệ.
- Hướng dẫn chuyển giao công nghệ sản xuất gạch Ceramic, sứ vệ
sinh, sứ mỹ nghê.
 Vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ Việt Nam đồng)
Các thành tựu đạt được như sau: Huân chương lao động hạng III của chủ
tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng năm 2003, cúp vàng chất
lượng – 2003, Cúp Bạch kim vòm cung - 2004, cúp ngôi sao Kim cương – 2005,
cúp thế kỷ chất lượng – 2006, giải thường sao vàng đất Việt 2003 và 2005 cho
thương hiệu LONG HAU CERAMIC, giải Top 100 thương hiệu hội nhập WTO –
2007,…
Sản phẩm của công ty không những có mặt trên thị trường trên khắp cả nước
mà còn xuất khẩu sang thị trường một số nước như Irắc, Nhật, Nga, Cuba, Panama,
Đức…
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP gạch ốp lát
Thái Bình
1.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty luôn xác định việc SXKD trong cơ chế thị trường đầy biến động
phải tuân theo quy luật thị trường và xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Để
chiếm lĩnh được thị trường và tạo được lòng tin cho người tiêu dùng công ty luân
đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu với khẩu hiệu “Chất lượng trên từng milimét”.
3 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
Sản phẩm của CTCP gạch ốp lát Thái Bình gồm hai loại chính đó là gạch lát
nền và ốp tường có kiểu dáng mẫu mã phong phú, đa dạng với các loại kích cỡ và
màu sắc, hoa văn khác nhau.
Kết quả SXKD của công ty hàng năm cao và ổn định. Sau đây là kết quả mà
công ty đã đạt được trong 5 năm gần đây:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của CTCP gạch ốp
lát Thái Bình trong 5 năm gần đây
Đv: 1000
đ
TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
1 Tổng DT 93.000.160,4 90.000.479,2 94.115.381 98.403.711,7 102.566.931
2 LN trước thuế 2.407.964,2 1.496.534,5 2.049.736 1.715.000,0 2.287.141
3 LN sau thuế 1.733.734,2 1.496.534,5 2.049.736 1.543.500,0 211.587.5
4 Sản lượng bq 2.085.379 1.935.215 2.190.369 2.230.960,0 2.300.780,0
5 Số LĐ bq 312 326 333 338 335
6 Tổng chi phí
SXKD
90.592.196,2 88.503.944,7 92.065.645,9 96.688.711,7 100.279.790

Tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2008 là
86.329.476.151VNĐ. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên 50 tỉnh thành của cả
nước với trên 120 đại lý tiêu thụ, trong đó thị trường Hà Nội chiếm 40% sản lượng
tiêu thụ của cả nước.

Tuy những năm gần đây việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó
khăn do chi phí tăng cao, và nguồn khí nhiên liệu ngày càng khan hiếm, thị trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt cả về giá cả, chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản
phẩm nhưng doanh thu, lợi nhuận của công ty giữ ở mức tương đối ổn định. Mặc
dù sản lượng gần như không thay đổi (Khoảng 2.000.000 m
2
/1 năm) nhưng doanh
thu vẫn liên tục tăng qua các năm là do công ty đã nghiên cứu phát triển các mẫu
gạch ốp tường và gạch lát nền với hoa văn, mẫu mã mới và được sản xuất với men
màu chất lượng cao đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng giúp công ty tăng giá bán
ra của các sản phẩm. Măt khác công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001:2000, tập trung
4 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
nâng cao năng suất lao động, thực hiện áp dụng định mức khoán tiêu hao nguyên
vật liệu để giảm chi phí sản xuất.
Công ty là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá nên được hưởng thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất ưu đãi 20% từ năm 2005 đến năm
2014, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2005, 2006 và được giảm
50% thuế tử năm 2007 đến năm 2012, riêng quý IV năm 2008 công ty còn được
giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong năm tới công ty tiếp tục xúc tiến thực hiện dự án đầu tư dây chuyền
III mở rộng và nâng tổng công suất lên 4.200.000m
2
gạch ốp lát /1 năm. Công ty
đang thực hiện mở rộng thị trường về tuyến huyện thuộc các tỉnh phía bắc và các
tỉnh phía nam.
1.1.2.2. Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất
Sản phẩm gạch ốp lát của công ty được sản xuất trên dây chuyền, thiết bị

đồng bộ theo công nghệ tiến tiến nhất hiện nay của Italia và Tây Ban Nha, công ty
đã duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001: 2000.
Quá trình sản xuất là một chu trình khép kín đầu vào là nguyên liệu, đầu ra là thành
phẩm không qua bất kỳ một khâu trung gian nào nên chất lượng sản phẩm ổn định,
tỷ lệ thu hồi sản phẩm cao và không có sản phẩm dở dang. Các bước sản xuất gạch
ốp tường và lát nền là đồng bộ theo nguyên tắc “nước chảy”và phương pháp 1 lần
hoàn toàn giống nhau, chỉ khác về độ nung và phối nguyên liệu xương, pha màu. Vì
vậy công ty tổ chức sản xuất 2 loại sản phẩm lát nền và ốp tường trong cùng một
nhà xưởng, tổ chức sản xuất theo 3 ca mỗi ca 8 tiếng và đều có các tổ nhóm hoạt
động như nhau.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty bao gồm phân xưởng sản xuất, phân
xưởng cơ điện, kho nguyên liệu, vật tư phụ tùng, kho thành phẩm. Trong đó:
Số lao động trong phân xưởng sản xuất là 198 người chiếm 59,1% tổng số
lao động của công ty, phân xưởng cơ điện gồm 52 công nhân chiến 15,52% tổng số
lao động toàn doanh nghiệp.
5 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất gạch Ceramic của công ty

6 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Hỗn hợp nguyên liệu
Nghiền bi
Sấy phun
Ép
Sấy đứng
Tráng men
In hoa văn
Sấy modul

Nung con lăn
Phân loại
Đóng gói
Nhập kho
Nghiền màu Màu
Nghiền men Men
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
1.1.2.3. Bộ máy tổ chức CTCP gạch ốp lát Thái Bình
Bộ máy tổ chức được coi là bộ khung cho sự tồn tại và vận hành của một
công ty. Bộ máy công ty cần được tổ chức một cách khoa học, hợp lý gọn nhẹ, cần
có sự phân tách trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban, cá nhân và thiết lập
mối quan hệ chặt chẽ giữ các phong ban chức năng tạo nên một tập thể vững mạnh
hoạt động vì mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến:
7 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chủ tịch hội đồng
quản trị
Các uỷ viên hội đồng
quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc phụ trách
kinh doanh, đại diện
lãnh đạo về chất lượng
Phó giám đốc phụ trách
sản xuất, kỹ thuật
và hành chính
TP

Kỹ
thuật
TP
Kinh
doanh
TP
Kế
hoạch
TP
KT
TV

PX


PX
SX
TP
TC
HC
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
Quan hệ liên hệ:
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Hội đồng quản tri: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Lập chương trình hoạt động của hội đồng quản
trị, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ
toạ cuộc họp hội đồng quản trị, chủ toạ họp đại hội cổ đông, theo dõi quá trình thực
hiện các quyết định của hội đồng quản trị…

- Giám đốc điều hành: Có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến
hoạt động của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Điều
hành và chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của công ty. Ra các quyết định về:
Tuyển dụng, thuê mướn nhân sự, mức lương, phụ cấp lương, các quyết định khen
thưởng, kỷ luật nhân viên cấp dưới, quyết định giá mua nguyên vật liệu, phương
pháp Marketing…
- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản điều hành, hoạt
động SXKD, tính trung thực, chính xác, hợp pháp trong ghi chép sổ sách và báo
cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn
đề cụ thể theo thẩm quyền quản lý, điều hành hoạt động của công ty, báo cáo với
hội đồng quản trị về kết quả hoạt động SXKD, tham khảo ý kiến hội đồng quản trị
trước khi trình báo cáo , kết luận và kiến nghị lên đại hội cổ đông,…
- Phó giám đốc: Có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng
quản trị và giám đốc công ty giao về các công việc như: Điều hành sản xuất, khoa
học kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật, chăm lo
đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bảo hộ an toàn vệ sinh lao
động…
8 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
- Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư thiết bị, men màu,
nguyên liệu, vật liệu, kế hoạch vận tải đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, kế hoạch thu
mua vật tư, hàng hoá, phụ tùng…
- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý, năm.
Tổng hợp báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty với ban lãnh đạo theo
tháng, quý, năm. Thực hiện công tác Marketing: Nghiên cứu phát triển sản phẩm,
xây dựng chiến lược giá, xây dựng các chính sách phát triển thị trường đại lý, tiếp
thị, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
- Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm thực hiện công tác kế toán thống kê
của toàn công ty: Tổ chức hạch toán kế toán, ghi chép, xử lý dữ liệu và cung cấp

các báo cáo kế toán, các thông tin về tình hình tài chính của công ty cho lãnh đạo ra
các quyết định kinh doanh kịp thời.
- Phòng kỹ thuật: Giúp giám đốc công ty điều hành và quản lý toàn bộ công
tác kỹ thuât, công việc sản xuất và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm
đầu ra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng phương án kỹ thuật công nghệ sản
xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất,chế tạo sản
phẩm mới, đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị sản xuất,…
- Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng các kế hoạch: kế hoạch đào tạo
CBCNV-NLĐ, nâng cao tay nghề, kế hoạch bảo hộ lao động, kế hoạch tiền lương,
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCNV-NLĐ. Lập kế hoạch và thực
hiện các chế độ chính sách của nhà nước với NLĐ. Quản lý nhân sự toàn công ty,
chăm lo mọi mặt đời sống cho CBCNV-NLĐ,…
- Phân xưởng sản xuất: Tổ chức sản xuất hiệu quả, tiết kiệm, tuân thủ theo
đúng quy trình quản lý chất lượng. Chấp hành và tổ chức thực hiện các mệnh lệnh
của giám đốc, phó giám đốc phụ trách sản xuất, bố trí lao động trong dây chuyền
khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa công suất và đảm bảo sản xuất liên tục. Đây là
phân xưởng thực hiện việc gia công chế biến nguyên liệu, ép tạo hình, tráng men in
hoa, nung đốt sản phẩm và phân loại đóng gói sản phẩm.
9 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
- Phân xưởng cơ điện: Tổ chức, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của
giám đốc và phó giám đốc giao hàng tháng, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị phụ
trợ phục vụ sản xuất, gia công, sửa chữa thiết bị đáp ứng mọi yêu cầu về sửa chữa
thiết bị của công ty, ngoài ra còn có trách nhiệm vận hành các thiết bị phụ trợ sản
xuất (Hệ thống máy nén khí, máy phát điện, dây chuyền khí hoá than, xe nâng, xe
xúc…) phục vụ dây chuyền sản xuất chính.
1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tai CTCP gạch ốp lát Thái Bình
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, địa bàn hoạt động và quy mô sản xuất CTCP

gạch ốp lát Thái Bình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, tất cả các
công tác kế toán được thực hiện tại phòng Kế toán Tài vụ đặt ngay tại trụ sở chính
của công ty.
Công ty tổ chức quản lý bộ phận kế toán theo phương thức trực tuyến tham
mưu tức là kế toán trưởng là người điều hành trực tiếp các kế toán viên, phân công
công việc cho các kế toán viên đồng thời giữa kế toán viên và kế toán trưởng có sự
tham mưu, đóng góp ý kiến lẫn nhau.
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình
Phòng kế toán tài vụ của công ty hiện nay có 6 nhân viên gồm: 1 kế toán
trưởng, 1 phó phòng - Kế toán tổng hợp và 4 kế toán viên. Tất cả các nhân viên kế
10 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Bộ phận
KT tổng
hợp kiêm
TSCĐ ,
tiền Lương
Kế toán trưởng
Bộ phận
KT
vật tư
Bộ phận
KT công nợ,
tiền mặt
TGNH
KT
Thành
phẩm
Bộ phận
KT đầu tư

XDCB
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
toán trong phòng đều có trình độ chuyên môn nghề nghiệp vững chắc, trình độ học
vấn đại học, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc kế toán được giao.
Trong đó có sự phân công trách nhiệm như sau:
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng Kế toán Tài vụ, phụ trách, chỉ đạo
chung các hoạt động của phòng kế toán tài chính, chỉ đạo hạch toán kế toán toàn
công ty. KTT là trợ thủ cho GĐ trong việc ra các quyết định kinh doanh. KTT là
người chịu trách nhiệm trước GĐ và HĐQT cũng như trước pháp luật về mọi mặt
hoạt động kế toán tài chính của công ty của công ty.
- Bộ phận kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán tài vụ): Tập hợp chi phí sản
xuất, tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo kế toán định kỳ, quản lý và trích
khấu hao TSCĐ, ngoài ra còn tính lương và các khoản trích theo lương, theo dõi
các khoản tạm ứng, tình hình thanh toán lương thưởng và các khoản trợ cấp cho
CBCNV và NLĐ.
- Bộ phận kế toán vật tư: Quản lý và theo dõi biến động vật tư (Vật liêu xương,
men, màu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ rẻ mau hỏng…) trong kho
vật tư. Theo dõi phản ánh tình hình vật tư nhập-xuất-tồn vật tư, định kỳ phải cùng
đối chiếu với thủ kho về lượng vật tư thực tế tồn kho. Kết hợp cùng thủ kho theo
dõi lượng vật tư thực tế tồn kho theo ngày để có khế hoạch mua sắm vật tư kịp thời
phục vụ sản xuất. Hỗ trợ kế toán tổng hợp trong việc hạch toán chi phí sản xuất (chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung), định kỳ 4-6 ngày chuyển
chứng từ đến KTTH để kiểm tra vào sổ…
- Bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Quản lý theo dõi chi tiết
biến động sản phẩm tại công ty, theo dõi chi tiết lượng hàng gửi bán tại kho đại lý,
tình hình Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm, xác định doanh số tiêu thụ trong kỳ.
Định kỳ cuối tháng, quý, năm cùng thủ kho sản phẩm và các bộ phận khác kiểm kê
sản phẩm tồn kho…
- Bộ phận kế toán công nợ, tiền mặt, TGNH: Chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán
tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt, tình hình thanh toán tạm ứng, thanh toán nội bộ

11 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
trong công ty và bên ngoài công ty, theo dõi chi tiết tình hình huy động và tình hình
thanh toán công nợ với từng đối tượng khách hàng và nhà cung cấp.
- Bộ phận kế toán đầu tư XDCB: theo dõi tình hình đầu tư XDCB và quyết toán
các công trình, dự án đầu tư của công ty.
Bộ máy kế toán hoạt động đảm bảo công tác kế toán thực hiện chính xác,
hiệu quả, cung cấp thông tin tài chính kế toán cho các đối tượng ngoài doanh
nghiệp và các thông tin chính xác, kịp thời cho cán bộ quản lý ra các quyết định
quản trị.
1.2.2. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng
Chế độ kế toán công ty hiện nay áp dụng là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng bộ tài chính, luật kế toán 03/2003/QH11
ngày 17/6/2003 và hệ thống chuẩn mực kế toán đã ban hành.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán BRAVO, phần mềm này hiện nay đã
được nâng cấp phù hợp với các quy định và chế độ kế toán hiện hành.
Niên độ kế toán công ty áp dụng tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng
12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ).
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: Tài sản chắc chắn thu được
lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá trên 10.000.000 VNĐ và thời gian sử
dụng trên 1 năm. Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp tính giá nhập kho NVL, CCDC theo giá thực tế, tính giá xuất
kho NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.
Kỳ kế toán được tính theo quý.

12 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
1.2.3. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán
• Về tổ chức vận dụng chế độ chứng từ, sổ sách kế toán
Công ty sử dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ ban hành theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC và một số các chứng từ do công ty lập ra phù hợp với đặc
điểm SXKD của công ty và quy định của bộ tài chính.
Hệ thống chứng từ sử dụng trong công ty bao gồm các chứng từ thuộc 5 chỉ
tiêu: Lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định.
Các chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh
nghiệp được tập trung tại phòng kế toán tài vụ và phải đảm bảo điều kiện về tính
chính xác, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp mới được sử dụng để ghi sổ kế toán. Kế toán
phân loại, sắp xếp chứng từ và nhập dữ liệu vào máy tính.
Hình thức sổ kế toán mà công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức CTGS,
do đó hệ thống sổ mà công ty đang sử dụng hiện nay gồm có:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ cái các tài khoản
- Bảng cân đối số phát sinh
- Sổ chi tiết các tài khoản (Sổ chi tiết TK 6211, sổ chi tiết TK 6212,
sổ chi tiết TK 1521, 1522…)
- Thẻ tính giá thành (Thẻ tính giá thành gạch lát, thẻ tính giá thành
gạch ốp)
Việc ghi sổ kế toán được thực hiện theo trình tự sau:
13 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS tại CTCP gạch ốp lát
Thái Bình
Ghi chú:

Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, quý:
Đối chiếu, kiểm tra:
14 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Sổ, thẻ KT chi
tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ đăng ký CT
ghi sổ
Chứng từ gốc
Mã hoá CT và nhập dữ liệu
Bảng tổng hợp CT
cùng loại
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chứng từ ghi sổ
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
• Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế
toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về “chế độ kế toán doanh
nghiệp”, do đặc điểm SXKD nên công ty sử dụng những tài khoản sau: 111, 112,
131, 133, 136, 138, 141, 142, 151, 152, 153, 154, 155, 157,159, 211, 213, 214,
241, 242, 311, 315, 331, 333,334, 335, 336, 338, 341, 342, 411(4111, 4112), 412,
413, 414, 415, 419, 421, 431, 441, 461, 466, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 621, 622,
627, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911, 001, 007, 008. Ngoài ra nhiều tài
khoản được công ty chi tiết thành tài khoản cấp 2, cấp 3 như các tài khoản chi phí:

TK621 (Chi tiết thành 62111,61112, 62121,62122); TK 622 (Chi tiết thành 6221,
6222); TK 627 (Chi tiết thành TK 6271, 6272, 6273, 6274, 6275, 6276, 6277,
6278), TK 641 (Chi tiết thành 6411, 6412, 64131, 64132, 6414, 6415), tài khoản
nguyên vật liệu TK 152 (Chi tiết thành 1521, 1522, 1523, 1524), …
• Về tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty theo mẫu biểu, nội dung và
phương pháp lập thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC bao gồm 4 loại báo
cáo sau:
 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN)
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN)
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DN)
 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09)
Trong đó cuối mỗi quý kế toán phải lập báo cáo kết quả kinh doanh và bảng
cân đối kế toán, cuối niên độ kế toán phải lập cả 4 báo cáo tài chính trên trong đó
báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp.
Ngoài ra kế toán còn lập một số báo cáo kế toán để cung cấp thông tin kịp
thời cho các quyết định kinh doanh như: Báo cáo về dự toán ngân sách, báo cáo
tổng hợp nhập-xuất-tồn kho nguyên vật liệu, báo cáo tổng hợp nhập- xuất- tồn kho
thành phẩm, báo cáo tổng hợp tiền lương toàn công ty, báo cáo tổng hợp chi phí sản
xuất, báo cáo tình hình tiêu thụ thành phẩm.
15 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTCP GẠCH ỐP LÁT THÁI
BÌNH
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp 3 yếu tố tư liệu lao động,
đối tượng lao động và sức lao động, sự tiêu hao của 3 yếu tố này trong quá trình sản

xuất tạo ra chi phí sản xuất tương ứng. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn
bộ hao phí về lao đông sống và lao động vật hoá mà doanh nghiêp bỏ ra trong một
kỳ để thực hiện quá trình sản xuất. CTCP gạch ốp lát Thái Bình sản xuất 2 loại gạch
là gạch ốp tường và lát nền với kiểu dáng mẫu mã phong phú, đa dạng, có sử dụng
rất nhiều các loại chi phí khác nhau, để đáp ứng nhu cầu quản lý và hạch toán
CPSX công ty phân loại CPSX theo khoản mục gồm có:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan trực
tiếp tới việc chế tạo ra sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu xương: Đất sét, thạch anh, cao lanh, đá vôi (Đất sét Trúc
thôn, đất sét vệ linh, đất sét Phú Minh, đất sét trắng Hà Tây, trường thạch Yên Bái,
…) được mua từ các nhà cung cấp trong nước.
+ Men, màu, hoá chất: Frit men, men nền, men ENGOBE (Trong đó có
nguyên liệu men trong nước và nguyên liệu men nhập khẩu từ Tây Ban Nha và
Italia).
 Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công, tiền ăn
ca, các khoản trích theo lương đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ tính vào CPSX theo tỷ lệ quy định, các khoản phụ cấp mang tính
chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo ra sản phẩm.
Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình chi phí NCTT gồm lương và các khoản
trích theo lương của công nhân trưc tiếp sản xuất làm việc tại phân
16 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
xưởng sản xuất, công nhân trong phân xưởng cơ điện, công nhân tổ sản
xuất phụ, nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí NCTT được tâp hợp
chung cho cả 2 loại gạch và cuối quý đươc tiến hành phân bổ cho từng
loại theo gía tri NVLTT xuất dùng cho từng loại gạch.
 Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí còn lại ngoài 2 khoản mục chi phí
trên phát sinh trong quá trình sản xuất tại 2 phân xưởng, đó là các chi phí
liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phân

xưởng. Tại công ty CTCP gạch ốp lát Thái Bình thì chi phí SXC là khoản
mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía thành sản phẩm,
chiếm từ 50% đến 57%, khoản mục chi phí này được phân bổ cho từng
loại sản phẩm theo gía trị NVLTT xuất dùng cho từng loại. Chi phí sản
xuất chung của công ty gồm các loại sau:
+ Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng: Gồm các chi phí về
công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ và quản lý sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số khấu hao trích của máy móc
thiết bị dây chuyền lát, máy móc thiết bị dây chuyền ốp, khấu hao nhà xưởng,
phương tiện vận tải và các TSCĐ khác phục vụ quá trình sản xuất.
+ Chi phí nhiên liệu, vật liệu, động lực dùng cho phân xưởng: Gồm
chi phí về nhiên liệu (Khí ga tự nhiên, khí ga, dầu Diezen,…) sử dụng cho sản xuất
và quản lý sản xuất tại phân xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước…
+ Chi phí bằng tiền khác: Gồm toàn bộ các chi phí khác phát sinh
bằng tiền phục vụ sản xuất.
Do tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý phân xưởng
và công nhân phục vụ sản xuất đã được công ty phân bổ vào chi phí NCTT vì vậy
chi phí sản xuất chung của công ty không bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng.
2.1.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
17 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
 Đối tượng chi phí sản xuất: Xác định đối tượng CPSX là công việc đầu tiên
và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất, xác định đối tượng chi
phí sản xuất là xác định phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo
các giới hạn và phạm vi đó hay chính là xác định nơi phát sinh và chịu chi
phí. Công ty sản xuất 2 loại sản phẩm gạch lát nền và ốp tường trên dây
truyền công nghệ liên tục và đồng bộ, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và
cuối kỳ, số lượng sản phẩm sản xuất lớn và được sản xuất hàng loạt, chu kỳ

sản xuất ngắn do đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình
sản xuất.
 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất: Là cách thức mà công ty sử dụng để
phản ánh và tổng hợp chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng chi phí
sản xuất. Công ty thực hiện tập hợp chi phí theo 2 phương pháp: NVLTT
được phân bổ trực tiếp cho từng loại sản phẩm, chi phí NCTT và chi phí sản
xuất chung được tập hợp cho cả quá trình sản xuất trong môt kỳ sản xuất
kinh doanh sau đó được phân bổ gián tiếp cho từng sản phẩm theo chi phí
NVLTT.
2.1.3. Thực trạng kế toán các khoản mục chi phí sản xuất
2.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Đặc điểm:
NVL công ty sử dụng trong sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều loại nên công ty
tiến hành mã hoá từng loại để tiện theo dõi, quản lý NVL trên máy tính ví dụ: FA1 -
Đất sét Trúc thôn (Minh Phúc), FA2- Đất sét Trúc thôn (Tâm thành), FC1- Đất sét
Vệ Linh… Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu xương và mem
màu, hoá chất. Chi phí NVLTT là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
sản xuất, thường chiếm từ 35% đến 40% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí NVLTT được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm (Gạch lát nền và
gạch ốp tường) và được sử dụng làm tiêu thức phân bổ cho các khoản mục chi phí
còn lại do đó việc hạch toán CP NVLTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.
18 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
 Tài khoản sử dụng: Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình kế toán chi phí NVLTT
sử dụng tài khoản 621- Chi phí NVLTT, tài khoản này được mở chi tiết
thành các tiểu khoản sau:
 TK 6211: CP NVL gạch lát
- TK 6211.1: CP NVL xương cho gạch lát

- TK 6211.2: CP men màu cho gạch lát
+ TK 62112.1: Chi phí men engobe sx gạch lát
+ TK 62112.2: Chi phí men nền sx gạch lát
+ TK 62112.3: Chi phí men màu khác sx gạch lát
 TK 6212: CP NVL gạch ốp
- TK 6212.1:CP NVL xương cho gạch ốp
- TK 6212.2: CP men màu cho gạch ốp
+ TK 62122.1: Chi phí men engobe sx gạch ốp
+ TK 62122.2: Chi phí men nền sx gạch ốp
+ TK 62122.3: Chi phí men màu khác sx gạch ốp
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác liên quan như: TK 1521- nguyên liệu
xương, 1522 – Nguyên liệu men màu…
 Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)
- Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT-3LL
- Phiếu yêu cầu cấp vật tư (Mẫu công ty lập)…
 Sổ sách kế toán:
- Chứng từ ghi sổ
- Bảng kê chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết TK 6211, 6212
19 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
- Sổ cái TK 621
 Quy trình hạch toán:
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

20 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Bảng cân đối

số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tính giá thành
sản phẩm
Phiếu yêu cầu cấp vật tư,
phiếu xuất kho
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 621
Sổ chi tiết TK 621
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
Bảng 2.1: Định mức NVL và năng lượng tiêu hao cho 1 ĐVSP ( 1m
2
gạch)
STT Danh mục Đơn vị tính
Định mức tiêu
hao/1ĐVSP
1. Đất sét các loại Kg 10,7
2. Cao lanh Kg 1,3
3. Trường thạch các loại Kg 4,53
4. Thạch anh xương Kg 1,01
5. Bột đá vôi Kg 0,72
6. Thuỷ tinh lỏng Kg 0,11
7. Frit Engobe Kg 0,36
8. Men nền Kg 0,63
9. Màu các loại Kg 0,09
10. Hộp Caton các loại Cái 1
11. Điện lưới KW 3,09
12. Khí ga tự nhiên m
3
1,38

13. Khí ga m
3
0,21
14. Dầu Diezen lít 0,3
21 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
NVL dùng cho sản xuất của công ty đều được mua từ bên ngoài, nhập kho
rồi mới xuất dùng cho sản xuất khi có nhu cầu. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất định
mức tiêu hao NVL, nhu cầu thực tế bộ phận có nhu cầu NVL trong phân xưởng sản
xuất lập “ Phiếu yêu cầu cấp vật tư”.
Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu cấp vật tư
PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ
Tên tôi là: Nguyễn Thị Lan
Thuộc bộ phận: Phân xưởng sản xuất
Đề nghị cấp một số vật tư như sau:
STT Tên vật tư Mã vật tư
Đơn vị
tính
Số lượng
Đề nghị Thực hiện
1 Đất sét Trúc Thôn FA1 Kg 660.350,00
Duyệt Phụ trách bộ phận Người đề nghị
(Phó GĐ kỹ thuật) (Quản đốc phân xưởng)
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Phiếu yêu cầu cấp vật tư sau khi được quản đốc phân xưởng ký và được
PGĐ kỹ thuật duyệt được chuyển lên phòng kế toán, kế toán lập phiếu xuất kho.
22 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh

Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho
CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Nợ: 6211
Số: 4029 Có: 1521
- Họ và tên người nhận: Nguyễn Thị Lan Bộ phận: Phân xưởng sản xuất
- Lý do xuât kho: Xuất nguyên liệu xương gạch lát
- Xuất tại kho: Kho vật tư A1
ST
T
Mặt hàng Mã
số
Đơn vị
tính
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
Đơn
giá
Thành tiền
A B C D 1 2 3 4
1
Đất sét
Trúc Thôn
FA1 Kg 660.350,00 660.350,00 250,00 165.087.500
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm sáu mươi lăm triệu không trăm tám mươi
bảy nghìn năm trăm đồng chẵn./.
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu xuất kho này được lập làm 3 liên: Liên 1 được giữ tại phòng kế toàn

tài vụ cùng với “Phiếu yêu cầu cấp vật tư” làm căn cứ vào sổ kế toán, liên 2 giao
cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho vật tư và ghi vào thẻ kho, cuối quý thủ kho
23 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
cộng tổng số lượng nhập, xuất kho nguyên liệu trong quý và tồn cuối quý của từng
danh điểm vật tu để đối chiếu với bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn do kế toán vật tư
lập, liên 3 giao cho kế toán phân xưởng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư tại
phân xưởng và lập báo cáo quyết toán vật tư sử dụng trong quý.
 Phương pháp tính giá NVL xuất kho: Giá guyên vật liệu xuất kho
được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Đơn giá NVL
xuất kho
=
Trị giá NVL tồn kho
đến lần nhập thứ N
+
Trị giá NVL nhập
kho lần nhập thứ N
Số lượng NVL tồn kho
đến lần nhập thứ N
+
Số lượng NVL nhập
kho lần nhập thứ N
Giá trị NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho X Đơn giá NVL xuất kho
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho NVL kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào
máy gồm: Ngày chứng từ, số chứng từ, đối tượng, diễn giải, tên vật tư, mã vật tư,
tài khoản có, kho, số lượng trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, phần mềm
máy tính sẽ tự động tính ra đơn giá giá, thành tiền của NVL xuất kho dựa trên trị
giá NVL tồn kho đến lần nhập thứ N, trị giá NVL nhập kho lần thứ N và số lượng

NVL tồn kho đến lần nhập thứ N và số lượng NVL nhập của lần nhập thứ N.
Các chứng từ ghi sổ được lập dựa trên việc tập hợp các chứng từ cùng loại là
các phiếu xuất kho, và được tập hợp riêng cho từng loại phiếu xuất kho cho sản
xuất gạch ốp và gạch lát.
24 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. NguyễnHữu Ánh
Biểu 2.3: Chứng từ ghi sổ số 315
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 315
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
25 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán
47C
Chứng từ gốc
Ngày Số
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Nợ Có
Số tiền Ghi chú
03/10 PX3996
Xuất men bài engobe sản xuất
gạch lát
621121 1522 16.136.774
07/10 PX4001
Xuất trường đất sét Phú Minh
sản xuất gạch lát
62111 1521 18.156.934
08/10 PX4005 Xuất bài màu sx gạch lát 621123 1522 1.375.120

…. …. ………. ……. …… …… …..
31/10 PX4029
Xuất đất sét Trúc Thôn Sản
xuất xương gạch lát
62111 1521
165.087.500
Tổng cộng
1.568.775.540

×