Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt bầu bến đàn hạt nhân nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ THẮM

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA VỊT BẦU BẾN ĐÀN HẠT NHÂN

NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN
Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Văn Duy

Mã số:

60.62.01.05

2. TS. Phạm Kim Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thắm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Văn Duy, TS. Phạm Kim Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh lý - Tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nghiên cứu
vịt Đại Xuyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thắm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v

Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii

Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài ............................................... 2

1.2.
1.3.1.
1.3.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2
Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1.

Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng của thủy cầm ........................... 3

2.3.

Khả năng sản xuất của thủy cầm ........................................................................ 6

2.2.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.4.

2.4.1.
2.4.2.


Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình của thủy cầm ......................................... 5

Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................... 6
Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thủy cầm ................................................. 6

Khả năng sinh sản của thủy cầm ...................................................................... 11
Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm .................................................................... 18
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................... 19

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 19
Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .................................................................. 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 25
3.1.
3.2.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 25

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 25

iii


3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25

3.4.1.


Đàn hạt nhân ..................................................................................................... 25

3.4.
3.5.

3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 25

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25

Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng................................................................. 25

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 27
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................................... 27

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 34
4.1.

Kết quả trên đàn hạt nhân ................................................................................. 34

4.1.2.

Kích thước 1 số chiều đo cơ thể vịt .................................................................. 35

4.1.1.
4.1.3.
4.1.4.

4.1.5.
4.1.6.
4.1.7.
4.1.8.
4.2.

4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.5.

Đặc điểm ngoại hình ......................................................................................... 34
Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 37

Khối lượng cơ thể vịt Bầu Bến qua các tuần tuổi ............................................. 39
Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ ........................................................................... 42

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng .............................. 44
Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................. 47
Một số chỉ tiêu ấp nở ........................................................................................ 50

Khả năng sản xuất của vịt bầu bến thương phẩm ............................................. 52
Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 52

Khối lượng cơ thể vịt qua các tuần tuổi ............................................................ 53
Tốc độ sinh trưởng của vịt qua các tuần tuổi .................................................... 55
Kết quả khảo sát thân thịt ................................................................................. 60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 62
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 62

5.1.2.

Trên đàn thương phẩm ...................................................................................... 62

5.1.1.
5.2.

Trên đàn hạt nhân ............................................................................................. 62

Kiến nghị .......................................................................................................... 62

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 63

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ĐVT

Đơn vị tính

cs.


KL

Cộng sự

Khối lượng

NST

Năng suất trứng

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

NXB

Nhà xuất bản

TB

Trung bình

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TKL

TTTĂ


Tăng khối lượng
Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chế độ dinh dưỡng cho vịt Bầu Bến đàn hạt nhân........................................ 26
Bảng 3.2. Lượng thức ăn cho vịt Bầu Bến đàn hạt nhân ............................................... 26

Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng cho vịt Bầu Bến thương phẩm ....................................... 27
Bảng 4.1. Đặc điểm ngoại hình của vịt Bầu Bến........................................................... 34
Bảng 4.2. Kích thước 1 số chiều đo của vịt Bầu Bến .................................................... 36

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi.................................................................. 36
Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể của Bầu Bến ở các tuần tuổi............................................ 40
Bảng 4.5. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt Bầu Bến ............................................. 43
Bảng 4.6. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng........................... 45

Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng (n = 35) ..................................................... 48

Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt Bầu Bến ................................................ 50
Bảng 4.9. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thương phẩm ở các tuần tuổi ................................... 52

Bảng 4.10. Khối lượng vịt thương phẩm ở các tuần tuổi (n = 30) .................................. 54
Bảng 4.11. Tốc độ sinh trưởng của vịt Bầu Bến nuôi thương phẩm ............................... 56
Bảng 4.12. Tiêu tốn thức ăn và chỉ số sản xuất của vịt Bầu Bến thương phẩm .............. 59
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt của vịt Bầu Bến nuôi thương phẩm
(n = 6) ............................................................................................................ 60


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Hình ảnh vịt Bầu Bến lúc 1 ngày tuổi ............................................................. 34
Hình 4.2. Hình ảnh vịt Bầu Bến lúc trưởng thành .......................................................... 35

Hình 4.3. Khối lượng cơ thể vịt Bầu bến qua ở tuần tuổi ............................................... 41
Hình 4.4. Tỷ lệ đẻ của vịt Bầu Bến qua các tuần tuổi .................................................... 46

Hình 4.5. Khối lượng vịt thương phẩm qua các tuần tuổi .............................................. 54
Hình 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt thương phẩm qua các tuần tuổi ........................ 56

Hình 4.7. Sinh trưởng tương đối của vịt thương phẩm qua các tuần tuổi....................... 58

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Thắm

Tên luận văn: Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu Bến đàn

hạt nhân nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:


Đánh giá được đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu Bến đàn
hạt nhân và đàn thương phẩm.
Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng

Vịt Bầu Bến đàn hạt nhân và đàn thương phẩm được nuôi dưỡng và chăm sóc
theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh thú y của Trung tâm Nghiên cứu Vịt
Đại Xuyên.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm

Từ đàn hạt nhân 510 vịt ở 1 ngày tuổi (90 vịt trống + 420 vịt mái, được chia làm
3 lô, mỗi lô 30 vịt trống và 140 vịt mái) để theo dõi và đánh giá đặc điểm ngoại hình và
khả năng sinh trưởng, chọn 255 vịt mái và 42 vịt trống sinh sản (được chia làm ba lô,
mỗi lô gồm 85 vịt mái + 14 vịt trống) để theo dõi sinh sản.

Khả năng sản xuất đàn thương phẩm được theo dõi lặp lại ba lần trên 120 vịt từ 1
ngày tuổi đến 10 tuần tuổi (mỗi lần theo dõi 20 trống và 20 mái). Khả năng sinh trưởng
và khả năng cho thịt được khảo sát ở các thời điểm 8, 9 và 10 tuần tuổi (mỗi tuần mổ 3
vịt trống và 3 vịt mái).
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Đặc điểm ngoại hình theo dõi bằng phương pháp quan sát, chụp ảnh để mô tả
màu lông, mỏ, chân, hình dáng, đầu, cổ vào các thời điểm 1 ngày tuổi và trưởng thành
(22 tuần tuổi).

Các chỉ tiêu sản xuất trên đàn hạt nhân và đàn thương phẩm được theo dõi thông
qua ghi chép, cân, đo, tính toán các chỉ tiêu bằng các dụng cụ chuyên biệt như cân điện
tử, thước dây, thước compa,....


viii


Kết quả chính và kết luận
Đàn hạt nhân

- Vịt Bầu Bến đàn hạt nhân được chọn lọc là giống vịt kiêm dụng, vịt con mới
nở có màu lông xám đen có khoang vàng, mỏ và chân có màu vàng nhạt. Vịt trưởng
thành có thân hình khá vững chắc, ngực sâu rộng, màu lông màu cánh có màu sẻ sẫm
ngoài ra còn có màu trắng tuyền, khoang trắng đen. Đầu to, con đực đầu màu xanh. Mỏ
vàng - xám, chân thấp màu vàng cam.
- Tỷ lệ nuôi sống trung bình giai đoạn 0 - 22 tuần tuổi là 93,53%. Tỷ lệ đẻ bình
quân/52 tuần đẻ đạt 48,91%, năng suất trứng/mái/năm là 178,03 quả, tiêu tốn thức ăn/10
quả trứng là 3,776 kg.
- Trứng của vịt Bầu Bến có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn trứng giống, tỷ lệ
phôi và tỷ lệ ấp nở đạt cao.
Đàn thương phẩm

- Tỷ lệ nuôi sống trung bình giai đoạn từ 0 - 10 tuần tuổi của đàn vịt thương
phẩm là 97,67%.
- Khối lượng cơ thể của vịt Bầu Bến lúc 8, 9, 10 tuần tuổi lần lượt là 1695,61g,
1759,86g, 1811,12g; tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng lần lượt đạt 2,75kg, 2,98kg,
3,21kg. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong nuôi vịt Bầu Bến thương phẩm nên giết
thịt ở 9 tuần tuổi.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Bui Thi Tham

Thesistitle: Morpho-biometric and performance of the nucleus herd of Bau

Ben duck breed raised at the Dai Xuyen duck breeding and research center.
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective

Determination the morpho-biometric characteristics and performance of nucleus
and commercial herd of Bau Ben duck breed.
Materials and Methods
+ Raising method

Bau Ben duck was fed and managed in accordance with bio-safe and veterinary
procedure of the Dai Xuyen duck breeding and research center.
+ Experimental method

Nucleusduck herd: The morpho-biometric and productivity of nucleus duck herd
were based on measurement of 510 ducks at 1 day of age (90 male and 420 female were
divided into 3 groups, each group has 30 male ducks and 140 female ducks).

Laying performance was observed on 255 female ducks and 42 male of 3 groups
(each group has 85 female and 14 male ducks).
Commercial duck performance was derterminated by 3 replicates of 120 ducks
from 1 day to 10 weeks of age (20 males and 20 females per one replicate). Meat
productivity and the growing performace were evalued at 8, 9 and 10 weeks of age (3

males and 3 female ducks per week, 3 replicates).
+ Measurement method:

Morpho-biometric characteristics was derterminated by directly observing the
color of feather, beak, leg, neck, and taking the photograph at 1 day and 22 weeks of age.

For other technical measurements were derterminated by daily note and by
using electronic balance, measuring and palme tape, etc…

x


Main findings and conclusions

For the nucleus duck herd

Bau Ben nucleus duck herd selected is a dual purpose breed. At one day, the
feather of duckling is gray with yellow patch. The beak and leg are light yellow. The
mature ducks have stable shape, large chest, and color of feather and wings are dark
gray with white and white-black stripe. The head is big. The head color of drake is dark
blue. The color of beak is gray yellow, and leg is short and orange yellow.

- Average survival rate from 0 to 20 weeks of age was 93,53%. Laying rate was
48,91% at 52 weeks of age. Egg yield was 178,03 eggs/hen/52 weeks of laying. The
feed consumption was 3,776 kg/10 eggs.
- Egg of Bau Ben duck has hight quality and good for choosing breeder.
For the commercial duck

- Average survival rate from 0 to 10 weeks of age is very high (96,67%).


- The body weight of commercial duck at 8, 9 and 10 weeks of age was 1695,61
g; 1759,86 g; 1811,12 g with the feed cosumption of 2,75 – 3,21 kg, respectively. The
best efficiency for killing of commerial duck is 9 weeks age.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chăn nuôi thủy cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam,

chăn nuôi thủy cầm ở nước ta gắn bó với nền sản xuất lúa nước nên số lượng
thủy cầm Việt Nam đứng thứ hai thế giới. Trong thập kỷ qua số vịt tăng trung

bình 7%/năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịt hơi/năm, trứng đạt trên 2 tỷ
quả/năm, hiện nước ta số lượng có trên 89 triệu con thủy cầm trong đó Đồng
bằng sông Hồng chiếm 26,68%, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 32,19% và

khu vực Tây Bắc chiếm 2,17% trong tổng đàn thủy cầm của Việt Nam. Trong
chăn nuôi thủy cầm của nước ta thì chăn nuôi vịt là chủ yếu và quan trọng nhất,

chăn nuôi vịt tận dụng được điều kiện tự nhiên (ao, hồ, đồng ruộng, kênh

rạch…), chi phí đầu tư thấp; đặc biệt là chăn nuôi chạy đồng, vịt chạy đồng tận

dụng được khối lượng lớn lúa rơi. Mặt khác, chăn nuôi vịt trong ruộng còn tận
dụng được thức ăn trong tự nhiên, tiêu diệt ốc, côn trùng gây hại.

Để đạt được mục tiêu phát triển nhanh đàn vịt cả về số lượng và chất


lượng ngày nay chúng ta đã nhập nhiều giống vịt ngoại có năng suất cao, người

chăn nuôi ưa chuộng những giống có năng suất cao, thời gian nuôi ngắn để phục
vụ nhu cầu chủ yếu về năng suất thịt cho người tiêu dùng. Do đó một số giống vịt

nội: vịt Bầu Bến, vịt Cỏ, vịt Đốm,.. mặc dù có chất lượng thịt, trứng ngon những

do có năng suất thấp, thời gian nuôi thịt kéo dài nên không được ưa chuộng và
ngày càng bị thu hẹp về địa bàn nuôi và số lượng.

Ngày nay, khi đời sống của người dân được nâng lên, nhu cầu về số lượng

thực phẩm giảm đi và chủ yếu quan tâm đến chất lượng, thì những giống vịt nội

có chất lượng thịt, trứng ngon ngày được ưa chuộng hơn. Giống vịt Bầu Bến là

giống vịt nội có nguồn gốc ở chợ Bến - Hòa Bình, giống vịt này có nhiều đặc

điểm quý đó là khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chất lượng thịt thơm ngon, thích

nghi tốt với nhiều vùng sinh thái, đây là giống vịt kiêm dụng có thể sử dụng theo
hai hướng là lấy thịt và trứng. Giống vịt Bầu Bến từ trước tới nay chỉ có các

nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen (Hồ Khắc Oánh và cs., 2003; Nguyễn Đức
Trọng và cs., 2009), có nghiên cứu đánh giá giống vịt Bầu Bến tại tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên các nghiên cứu chưa theo dõi đầy đủ từ vịt sinh sản đến thương phẩm.

1



Đồng thời, trong khuôn khổ của nhiệm vụ quỹ gen cấp Nhà nước về “Khai thác,
phát triển nguồn gen vịt đặc sản: vịt Kỳ Lừa, Bầu Bến, Mốc và Đốm” đề tài

“Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt bầu Bến đàn hạt nhân
nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên” được thực hiện.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá được đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu
Bến đàn hạt nhân.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của vịt Bầu Bến nuôi thương phẩm.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả thu được là cơ sở đánh giá về giống vịt Bầu Bến và có kế hoạch
nhân giống, phát triển nguồn gen quý hiếm phát huy tiềm năng của giống vịt địa
phương.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Giúp các nhà quản lý, người chăn nuôi có thông tin đầy đủ để chọn lọc,
nhân giống, bảo tồn và phát triển giống vịt Bầu Bến.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG CỦA
THỦY CẦM


Tính trạng số lượng là các tính trạng có thể xác định giá trị bằng các phép

đo (các cách cân, đo, đong, đếm). Tuyệt đại bộ phận các tính trạng có giá trị về

mặt kinh tế ở vật nuôi đều là các tính trạng số lượng. Sự thay đổi trong quá trình
tiến hóa của sinh vật cũng kéo theo sự thay đổi các tính trạng số lượng.

Theo quan điểm di truyền học, hầu hết các tính trạng sản xuất của vịt đều

là các tính trạng số lượng, bao gồm: sinh trưởng, sản xuất thịt, sản xuất trứng, ...

Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể
quy định và do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định.

Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu

gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị kiểu gen (Genotype value) do các

gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh hưởng rõ
rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng
số lượng chịu tác động lớn của các tác động của ngoại cảnh.

Theo Đặng Vũ Bình (2002), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số

lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các

tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng ở con vật gọi
là giá trị kiểu hình. Các giá trị có liên hệ đến kiểu gen gọi là giá trị kiểu gen


(genotype value) và giá trị có liên hệ với môi trường gọi là sai lệch môi trường
(environmental deviation). Như vậy, giá trị kiểu hình của con vật sẽ được biểu thị
thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch của môi trường:
P= G + E

Trong đó:

P: là giá trị kiểu hình (phenotype value);
G: là giá trị kiểu gen (genotype value);

E: sai lệch môi trường (environmental deviation).

Trong một quần thể, sai lệch ngoại cảnh trung bình của toàn bộ các cá thể
sẽ bằng không, do vậy giá trị kiểu hình trung bình của quần thể sẽ bằng giá trị
kiểu gen trung bình. Như vậy, trung bình quần thể liên quan đến giá trị kiểu hình
hoặc giá trị kiểu gen.

3


Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy
định, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập
hợp nhiều gen nhỏ thì ảnh hưởng rất lớn đến các tính trạng cần nghiên cứu, đây
là hiện tượng đa gen.

Giá trị kiểu gen hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp, sai lệch trội-lặn
và át chế gen (sự tương tác giữa các gen). Do đó, giá trị kiểu gen được biểu diễn
thông qua 3 phương thức này:
G=A+D+I


Trong đó:

G : giá trị kiểu gen

A : giá trị cộng gộp (chính là giá trị giống của cá thể)
D : sai lệch trội- lặn

I : sai lệch do tương tác giữa các gen

Giá trị cộng gộp (giá trị giống - A) của một cá thể là giá trị được đánh giá

thông qua giá trị trung bình của đời con của cá thể đó. Do bố mẹ không truyền

toàn bộ các gen của mình cho đời con, kiểu gen của bố mẹ sẽ khác với kiểu gen

của con cái, vì vậy không thể sử dụng khái niệm hiệu quả trung bình của gen khi

xem xét giá trị kiểu gen trung bình ở đời con. Trong trường hợp này, chúng ta
phải sử dụng khái niệm giá trị cộng gộp (giá trị giống).

Sai lệch trội lặn (D): khi xem xét trên một locus, sai lệch trội D được sinh

ra từ sự tác động qua lại giữa các alen tại một locus. Theo quan điểm thống kê,
sai lệch trội là tương tác giữa hai allen hoặc tương tác trong locus, nó biểu thị ảnh

hưởng của việc đặt hai gen thành một cặp để cấu thành kiểu gen, ảnh hưởng này
không bao gồm ảnh hưởng riêng rẽ của từng gen trong số hai gen này.

Sai lệch tương tác của các gen (I): là sai lệch do tương tác của các gen


không cùng một locus, các locus có thể tương tác theo từng đôi hoặc ba, bốn,

thậm chí nhiều hơn nữa, tương tác cũng có thể xảy ra giữa các allen (giữa hai hay
nhiều allen khác locus, ở locus này với cặp allen ở locus khác...). Sai lệch này
thường thấy trong di truyền các tính trạng số lượng còn đối với di truyền theo
Mendel thì ít thấy hơn.

Môi trường (E) cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các tính trạng số lượng,
còn đối với các tính trạng số lượng do đơn gen quy định thì môi trường ít ảnh
hưởng đến. Ảnh hưởng của môi trường đến các tính trạng số lượng bao gồm:

4


- Sai lệch ngoại cảnh chung (Eg), là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác

động đến quần thể.

- Sai lệch ngoại cảnh riêng (Es), là các sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh

tác động đến từng cá thể trong quần thể.

Như vậy, kiểu hình của cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên thì giá trị

kiểu hình của cá thể đó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es

Như vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi chúng ta cần phải tác
động về mặt di truyền(G) bằng cách tránh cận huyết, tác động vào hiệu ứng cộng
gộp (A) bằng cách chọn lọc, tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng

cách phối giống tạp giao, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải thiện điều
kiện môi trường nuôi như thức ăn, nước uống, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y,...
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA THỦY CẦM

* Màu sắc lông: Màu sắc lông của thủy cầm nói riêng và gia cầm nói
chung là đặc điểm ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dòng. Hiện nay màu
sắc lông đối với một số gia cầm còn để phân biệt trống mái khi mới nở
(autosexing), các giống gia cầm bản địa, nguyên thủy thường có màu sắc lông đa
dạng, phong phú và pha tạp, còn các giống gia cầm hiện đại năng suất cao ngày
nay thường có màu sắc lông thuần nhất, đặc trưng. Các giống gia cầm và thủy
cầm hướng thịt thường có màu lông trắng tuyền hoặc màu sáng và có giá trị hơn
lông màu vì khi giết thịt không để lại gốc lông, không làm giảm sự hấp dẫn của
thịt, giống gia cầm hướng trứng thì thường có màu lông nâu.

* Hình dáng của vịt: hình dáng của vịt cũng là một yếu tố ngoại hình quan
trọng để phân biệt tính năng sản xuất chuyên biệt của chúng. Vịt hướng thịt có
hình dáng to, hình chữ nhật, dáng đứng thường gần song song với mặt đất; vịt
hướng trứng thường có hình dáng nhỏ, gọn, thanh, mảnh và dáng đứng thường
tạo với mặt đất một góc gần 900. Vịt kiêm dụng thường có dáng tạo với mặt đất
một góc khoảng 450.

* Mỏ và chân: Mỏ và chân là sản phẩm của da, được tạo ra từ lớp sừng, tại
đó tập trung nhiều nhánh thần kinh, mạch quản. Đối với vịt, mỏ còn chứa nhiều
xúc giác, nhờ đó mà chúng có thể kiếm mồi dưới nước. Màng bơi là phần cấu tạo
không có lông của da giữa các ngón chân. Màu của chân thường phù hợp với
màu của mỏ, và chúng đặc trưng cho từng giống thủy cầm.

5



2.3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM
2.3.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi

nói chung và chăn nuôi thủy cầm nói riêng. Chỉ tiêu này không những là thước

đo việc thực hiện qui trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn đánh giá sức

sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của mỗi dòng, giống gia cầm. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống như giống, trạng thái cơ thể, điều
kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng... Vì tầm quan trọng của nó mà hầu hết
các thí nghiệm đánh giá khả năng sản xuất của gia cầm đều phải xác định tỷ lệ
nuôi sống.

Vịt là loài thủy cầm có sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt

(Hetzel, 1984; Nguyễn Thị Minh và cs., 1996), vịt là loài vật nuôi có khả năng
thích ứng rộng rãi hơn nhờ các tiềm năng sinh học đặc biệt (Khajarern and
Khajarern, 1990)

Theo Nageswara et al. (1999), tỷ lệ nuôi sống của vịt Khaki Campell từ 19

-58 tuần tuổi ở phương thức nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh lần
lượt là 89,4%, 93% và 93,1%.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết tỷ lệ nuôi sống của vịt

Triết Giang nhập nội từ Trung Quốc nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại


Xuyên giai đoạn 1- 8 tuần tuổi đạt từ 93.15% - 99,54% tương đương với tỷ lệ
nuôi sống khi vịt được nuôi tại bản địa.

2.3.2. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thủy cầm
2.3.2.1. Khả năng sinh trưởng
a. Khái niệm sinh trưởng

Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị

hoá (đồng hoá mạnh hơn dị hoá) là sự tăng lên về kích thước cũng như khối
lượng theo thời gian của con vật dựatrên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước.

ĐaVenPort (1899), cho rằng: Sự sinh trưởng của cơ thể là tăng thể tích,

tăng các chiều như thế là do hình thành các chất mới qua sự tổng hợp của

Plasma. Tức là nguồn nguyên liệu của đồng hoá. Hoặc sự sinh trưởng cũng có
thể thực hiện được qua hấp thu. Sự tăng này có thể nhất thời hoặc có thể mãi mãi.

6


Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), quá trình sinh
trưởng là quá trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Tính
giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Thời gian của
các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng
của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn
khác, không đi ngược trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ
đều có đặc điểm riêng.


Căn cứ vào sự sinh trưởng ta có thể phân chia thành các thời kỳ phát triển
của gia cầm như sau: Thời kỳ phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, thời
kỳ phát triển của phôi trong quá trình ấp, thời kỳ gia cầm con và thời kỳ gia cầm
trưởng thành.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Sinh trưởng của gia cầm là một quá trình sinh học phức tạp chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác nhau như: dòng, giống, giới tính, tốc độ mọc lông, chế độ
dinh dưỡng và điều kiện chăn nuôi…

- Ảnh hưởng của giống, dòng đến sinh trưởng: Mỗi dòng hay giống, loài gia
cầm đều có một kiểu di truyền khác nhau nên chúng sẽ khác nhau về ngoại hình,
tầm vóc, sức sản xuất,… từ đó mà chúng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể, giữa dòng, giống
có sự sai khác.

Tác giả Hoàng Văn Tiệu và cs. (1993) cho biết: Khối lượng cơ thể các cặp
lai Anh Đào x Cỏ; Anh Đào x (Anh Đào x Cỏ); Anh Đào x Bầu lúc 70 ngày tuổi
có khối lượng cơ thể lần lượt là: 1,761 - 1,853 g; 2,138 - 2,269 g; 1,656 g.

Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu
vịt Đại Xuyên, lúc 8 tuần tuổi vịt dòng trống con trống có khối lượng 2830g, con
mái có khối lượng 2269g, vịt dòng mái con trống có khối lượng 2662g, con mái
có khối lượng 1964g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007).

- Ảnh hưởng của tính biệt: Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng
sinh lý cũng khác nhau nên khả năng đồng hoá, dị hoá và quá trình trao đổi chất
dinh dưỡng của chúng là khác nhau. Nhiều thí nghiệm cho thấy ở gia cầm cùng
một giống, dòng, lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein, axít amin,… cho

trao đổi cơ bản của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm mái trưởng thành, do vậy
khối lượng của gia cầm trống luôn lớn hơn khối lượng của gia cầm mái.

7


Theo Dương Xuân Tuyển (1998): vịt CV - Super M nuôi thịt cho ăn theo
chế độ tự do, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi ở dòng trống vịt đực là 3.323,8 g
và vịt mái là 3.062,1; còn ở vịt dòng mái cho các kết quả tương ứng là 3.126,4
và 2.879,2 g.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Văn
Trượng (1996) trên vịt Cỏ màu cánh sẻ nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại
Xuyên cho biết: Khối lượng cơ thể của vịt Cỏ màu cánh sẻ thế hệ thứ 5, lúc đẻ
quả trứng đầu, của con trống là 1.582 g và con mái là 1.467,5 g.

- Ảnh hưởng của lứa tuổi: Lứa tuổi có ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của động vật. Gia cầm cũng vậy, cũng tuân theo quy luật
chung như đối với những động vật khác. Đây là cơ sở cho những tính toán cần
thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của gia cầm để đạt mục
đích kinh tế cao nhất cho chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu của Lương Tất Nhợ và cs. (1997) trên vịt CV - Super

M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho thấy: tốc độ tăng

khối lượng của vịt CV - Super M bố mẹ ở giai đoạn vịt con 4 tuần tuổi có tốc độ
tăng khối lượng tuyệt đối là 45g/con/ngày và tăng trọng tương đối là 35,65 %; 8

tuần tuổi có các kết quả tương ứng là 25,57g/con/ngày và 8,19%. Vịt CV - Super

M dòng ông có các kết quả tương ứng là 51,14g/con/ngày và 40,86% (ở 4 tuần
tuổi) và 22,57g/con/ngày và 7,12%. Vịt CV - Super M dòng bà l úc 4 tuần tuổi là
37,00g/con/ngày; 34,97% và 8 tuần tuổi là 22,00g/con/ngày; 8,01%.

Theo Lê Viết Ly và cs. (1998), công bố kết quả nghiên cứu sinh trưởng của

nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của con đực

ở 3 tuần tuổi là 8,31g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 18,05g/con/ngày; của con mái ở
3 tuần tuổi là 6,90g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 16,55g/con/ngày.

- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông: Tốc độ mọc lông là một trong những

đặc tính di truyền có liên quan đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Người ta
thấy rằng những gia cầm non mọc lông nhanh thì sinh trưởng phát dục tốt trong

các điều kiện khác nhau. Có mối tương quan thuận giữa tốc độ mọc lông và khả
năng sinh trưởng của cơ thể gia cầm.

Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm hơn,
chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Song dù có tốc độ mọc lông chậm thì
từ 8 - 12 tuần tuổi gia cầm cũng mọc lông đủ.

8


- Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi cũng là

một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt.


Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997), nghiên cứu hai phương thức nuôi

khô và nuôi nước trên đàn vịt CV - Super M cho biết: với phương thức nuôi khô,
khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 3,3kg; đàn vịt dòng bà

là 2,9kg. Với phương thức nuôi có nước bơi lội thì khối lượng bình quân lúc vào
đẻ của đàn vịt dòng ông là 2,9kg; đàn vịt dòng bà là 2,7kg.

Kết quả nghiên cứu của Kschischan et all. (1995) cho biết: Vịt Bắc Kinh

nuôi thâm canh có khối lượng cơ thể cao hơn nuôi quảng canh trên bãi cỏ. Khối
lượng giết thịt của vịt ở phương thức nuôi thâm canh vịt trống là 2.437,0g và vịt

mái là 2.114,0g; ở phương thức nuôi quảng canh thì khối lượng cơ thể của con
trống, con mái tương ứng là 2.209g và 2.091g.

- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng là vật chất để

nuôi tế bào phát triển. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định khả năng sinh trưởng và phát triển của gia cầm.

Theo tác giả Chamber et all.(1990) cho biết: “Chế độ dinh dưỡng ảnh

hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây
nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác. Dinh

dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di
truyền về sinh trưởng”.

Kết quả nghiên cứu của Abdelsamie and Farrell (1985) về ảnh hưởng của các


mức Protein trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng tuyệt đối của vịt Bắc

Kinh cho biết: Ở tuần tuổi thứ 2 với khẩu phần ăn 24% Protein thô thì tăng khối

lượng cơ thể tuyệt đối của vịt đạt 320g, ở lô nuôi với khẩu phần 18% Protein thô thì
tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt chỉ đạt 309g.

- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: Các yếu tố thuộc môi trường như

nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ.. có ảnh hưởng không nhỏ tới
khả năng sinh trưởng của gia cầm nói chung và vịt nói riêng.

+ Nhiệt độ: Trong điều kiện chăn nuôi tự nhiên ở nước ta, việc đảm bảo
yêu cầu nhiệt độ trong chăn nuôi gia cầm là cần thiết vì nhiệt độ môi trường
chênh lệch nhau giữa mùa đông và mùa hè là khá cao. Đối với vịt, tiêu chuẩn
nhiệt độ không quá khắt khe như gà vì vịt có sức chống chịu tốt hơn gà. Tuy

9


nhiên, việc đảm bảo nhiệt độ trong khoảng cho phép vẫn rất quan trọng, đặc biệt
là trong 3 - 4 tuần tuổi đầu.

Kết quả nghiên cứu của Knust et all (1996) cho biết: Khối lượng cơ thể 7
tuần tuổi của vịt Bắc Kinh nuôi ở nhiệt độ 200C cao hơn 10% so với nuôi ở nhiệt
độ 300C.

+ Ẩm độ: Một đặc tính của thủy cầm là khi ăn cần có nước đi kèm; chính
vì vậy, trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng nuôi thủy cầm thường ẩm

ướt. Chất độn chuồng bị ẩm ướt dẫn đến thức ăn dễ bị nhiễm nấm mốc, tạo điều
kiện cho vi khuẩn phân hủy axít nucleoic trong phân và chất độn chuồng do đó
làm tăng hàm lượng NH3 làm cho gia cầm bị hen, dễ mắc các bệnh cầu trùng,
Newcastle, E.coli,... Vì vậy, cần hết sức lưu ý việc thông thoáng chuồng nuôi,
giúp gia cầm có đủ O2, thải bớt khí CO2 và chất cạn bã khác.

+ Ánh sáng: Gia cầm nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng lớn
tới sự sinh trưởng, phát triển và các chức năng sinh dục của cơ thể gia cầm. Thời
gian chiếu sáng tăng sẽ làm tăng lượng thức ăn thu nhận, nhưng lại làm giảm
hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Vì vậy, để gia cầm có tốc độ sinh trưởng tốt nhất
cần chú ý thời gian chiếu sáng thích hợp.

+ Mật độ: Mật độ nuôi có liên quan chặt chẽ đến độ thông thoáng và ẩm
độ trong chuồng nuôi. Nếu chúng ta nuôi với mật độ quá cao chuồng không
thoáng khí và mau bẩn ẩm độ cao. Vì vậy việc đảm bảo mật độ phù hợp trong
chăn nuôi gia cầm có tác động tích cực đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.

Theo nghiên cứu của Hudsky and Machalek (1981), mật độ chuồng nuôi
ảnh hưởng lớn đến khối lượng giết thịt của vịt Bắc Kinh nuôi ở Tiệp Khắc. Mật
độ nuôi 6 con/m2 nền chuồng có khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi là cao nhất
3.2.2.2 Khả năng cho thịt của thủy cầm

Để đánh giá khả năng sản xuất thịt của thủy cầm người ta thường hay sử
dụng các chỉ tiêu về khối lượng và thành phần thân thịt (khối lượng và tỷ lệ thịt
lườn, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi). Tỷ lệ thịt lườn và tỷ lệ thịt đùi có sự biến
động theo tuổi giết thịt của vịt, tỷ lệ thịt lườn tăng lên theo tuổi còn tỷ lệ thịt đùi
giảm theo tuổi.

Khả năng sản xuất thịt của thủy cầm phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi
giết thịt và mùa vụ, Powell (1980) đã nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ thịt xẻ của vịt

Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ 36 - 56 ngày tuổi và thấy tỷ lệ thịt xẻ tăng từ

10


65,7% lên 70,3%, đồng thời có sự khác nhau về tỷ lệ thịt lườn và thịt ức ở vịt đực
và vịt mái, trong thời gian mổ khảo sát ở 41 ngày và 50 ngày thấy tỷ lệ thịt lườn
tăng từ 8,9% lên 11,8% ở vịt đực, vịt mái tỷ lệ tăng từ 10,2% lên 13,4%.

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất thịt của vịt, kết quả nghiên cứu xác định ảnh hưởng của năng lượng, protein,
axit amin trong khẩu phần đến chất lượng thịt của vịt CV. Super M cho thấy: các
mức năng lượng và protein khẩu phần thấp có tỷ lệ thịt xẻ là 69,9%, ở mức trung
bình tỷ lệ thịt xẻ là 72,9% và ở mức cao tỷ lệ này đạt 71,4%. Khẩu phần có các
mức axit amin khác nhau c ng có tỷ lệ thịt xẻ khác nhau, tương ứng với các mức
axit amin thấp, trung bình và cao là 70,9%, 72,6% và 70,7% tỷ lệ thịt lườn có sự
sai khác giữa các lô sử dụng các mức năng lượng và protein khác nhau P < 0,001
(Trần Quốc Việt và cs., 2009).
2.3.3. Khả năng sinh sản của thủy cầm
2.3.3.1. Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của một cá thể vịt là thời gian từ khi vịt mới nở
đến khi đẻ quả trứng đầu tiên đối với vịt mái, đối với vịt trống thì đến khi vịt
trống đạp mái và có thể cho trứng thụ tinh. Đối với một đàn vịt, tuổi thành thục
sinh dục là tuổi của đàn vịt khi có tỷ lệ đẻ 5%, nhược điểm của phương pháp này
là không biết được tuổi đẻ chính xác của từng cá thể.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết: vịt
Triết Giang có tuổi đẻ sớm nhất, chúng có thể đẻ ở 14 tuần tuổi, song như vậy
ảnh hưởng đến khối lượng trứng và thời gian khai thác trứng. Khi nuôi nên cho
đẻ ở 16-17 tuần tuổi. Trong điều kiện chăn nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại

Xuyên, vịt Triết Giang có tuổi đẻ ở tuần tuổi 17 là hợp lý.
Theo Nguyễn Thị Minh và cs. (2007) cho biết giống vịt Cỏ là vịt
chuyên trứng có tuổi đẻ 20-21 tuần tuổi. Lê Thị Phiên và cs. (2006) giống vịt
Khaki Campbell là giống vịt chuyên trứng cũng có tuổi đẻ 20-21 tuần tuổi.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) vịt Đốm (Pất Lài) là giống vịt
kiêm dụng có tuổi đẻ 22 - 23 tuần tuổi.
2.3.3.2. Năng suất trứng

Năng suất trứng là số trứng gia cầm mái đẻ ra trong một đơn vị thời gian. Thông
thường người ta tính năng suất trứng cho một năm, cũng có khi tính năng suất trứng
trong một năm sinh học (365 ngày hoặc 500 ngày kể từ khi gia cầm nở ra).

11


Năng suất trứng là một tính trạng di truyền số lượng, có hệ số di truyền
không cao, có biên độ dao động lớn. Kết quả nghiên cứu của Hutt.F.F (1978)
cho biết hệ số di truyền năng suất trứng của gà Lergohrn dao động trong khoảng
0,09 - 0,22; của gà Plymouth là 0,25 - 0,41. Theo Nguyễn Thiện (1995) hệ số di
truyền năng suất trứng gia cầm là 12 - 30%.

Theo Hoàng Thị Lan và cs. (2005) hệ số di truyền năng suất trứng của

dòng trống T5 là 0,46; T1 là 0,43 và của dòng mái T6 là 0,55; T4 là 0,52.

Như vậy thì năng suất trứng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền -

giống mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng

* Các yêu tố di truyền cá thể

Có 5 yêu tố di truyền ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm đó là
tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ mùa vụ, thời gian kéo
dài chu kỳ đẻ trứng và tính ấp bóng.
+ Tuổi thành thục sinh dục

Như đã nói ở trên, tuổi thành thục có liên quan chặt chẽ tới năng suất
trứng. Thành thục sớm là một tính trạng mong muốn, tuy nhiên phải quan tâm
đến khối lượng cơ thể. Tùy vào từng giống để nuôi gia cầm giai đoạn hậu bị sao
cho tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ phù hợp.
+ Cường độ đẻ trứng

Cường độ đẻ trứng có tương quan chặt chẽ với năng suất trứng trong một
năm, nhất là cường độ đẻ trứng trong 3 - 4 tháng đầu tiên. Vì vậy để đánh giá năng
suất trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng
đầu để có những phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống.
+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng

Chu kỳ đẻ trứng của gia cầm được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu
tiên đến khi gia cầm nghỉ để thay lông ( đây là một bản năng của gia cầm và do
yếu tố di truyền). Sau đó gia cầm lại tiếp tục đẻ chu kỳ thứ hai. Nói cách khác
chu kỳ đẻ trứng của gia cầm là thời gian đẻ trứng liên tục trong một đợt của một
con gia cầm. Năng suất trứng của gia cầm phụ thuộc vào thời gian này kéo dài
chu kỳ đẻ thứ nhât, thời gian này càng dài thì sản lượng trứng gia cầm càng cao.
Tùy thuộc vào giống gia cầm mà thời gian này là khác nhau.

12



+ Tính nghỉ đẻ mùa vụ

Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cơ thể gia cầm sử dụng thức ăn ăn vào

để chống rét, do đó nhiều giống gia cầm giảm tỷ lệ đẻ dẫn đến ảnh hưởng năng

suất trứng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều giống gia cầm được tạo ra thì tính nghỉ đẻ

rất ngắn hoặc là không có. Tính nghỉ đẻ có tương quan nghịch với năng suất
trứng. Tính nghỉ đẻ càng dài thì năng suất trứng càng thấp.
+ Tính ấp bóng

Gia cầm nói chung đều có tính ấp bóng, đây là bản năng tự nhiên của gia

cầm nhằm duy trì nòi giống. Tính đòi ấp là do tác động của chất prolắctin (PRL).

Gia cầm nội có hàm lượng PRL cao nên bản năng đòi ấp cao. Có thể loại bỏ
được tính ấp bóng của gia cầm thông qua quá trình chọn lọc nhằm nâng cao năng
suất của gia cầm.

* Yếu tố giống, dòng ảnh hưởng đến năng suất trứng gia cầm

Các giống, dòng gia cầm khác nhau thì năng suất trứng khác nhau. Những

giống, dòng được chọn lọc một cách nghiêm ngặt cho năng suất trứng cao hơn

các giống, dòng không được chọn lọc. Những giống gia cầm hướng trứng có
năng suất cao hơn các giống gia cầm chuyên thịt và kiêm dụng.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) vịt Triết Giang là vịt chuyên trứng


có năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ ở thế hệ xuất phát là 251,3 quả, thế hệ 1 là

251,89 quả, thế hệ 2 là 259,71 quả; tương ứng tỷ lệ đẻ trung bình là 68,85%,
69,20%, 71,35%.

Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết năng suất trứng của vịt kiêm

dụng Đốm (Pất Lài) thế hệ 1 là 164,63 quả/mái/ 52 tuần đẻ; thế hệ 2 là
167,7quả/mái/52 tuần đẻ và tỷ lệ đẻ bình quân tương ứng là 45,16% và 46,58%.

Phùng Đức Tiến và cs. (2008) năng suất trứng của vịt Super Heavy nuôi

tại Trại Cẩm Bình vịt dòng ông là 199,9 quả/mái/48 tuần đẻ với tỷ lệ đẻ trung
bình là 59,48%; dòng bà là 223,2 quả/mái/48 tuần đẻ với tỷ lệ đẻ bình quân là
66,44%.

* Tuổi gia cầm

Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thường năm thứ 2

giảm 15%-20% so với năm thứ nhất.

13


×