Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

chính sách bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.13 KB, 25 trang )

BÀI TẬP MÔN
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC TÔN GIÁO
CHỦ ĐỀ: CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

NHÓM - LỚP NHÂN SỰ 2
1.
2.
3.
4.
5.

La Hữu Thọ ( nhóm trưởng)
Trần Thị Ý
Triệu Thị Xuân Yên
Trần Thị Thu Trang
Phùng Thị Yến

Phân công công việc của nhóm
Họ và Tên
La Hữu Thọ
Trần Thị Ý
Triệu Thị Xuân Yên
Trần Thị Thu Trang
Phùng Thị Yến

Công việc
Tổng hợp word+ thiết kế slide+ thuyết
trình
Tìm hiểu về thực trạng triển khai chính
sách bảo vệ môi trường
Tìm hiểu về phần khái quát chung của


chính sách bảo vệ môi trường
Tìm hiểu về giải pháp nâng cao hiệu quả
của chính sách bảo vệ môi trường


Mục lục
Lời nói đầu

I.
II.
III.
IV.

Tìm hiều chung
Thực trạng triển khai chính sách bảo vệ môi trường
Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo vệ môi trường
Kết luận

V.
Tài liệu tham khảo


Lời nói đầu
Sau khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế vào năm 1986, Việt Nam
bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này phần
nào được thể hiện qua nỗ lực tham gia các tiến trình quốc tế như Hội
nghị Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro
vào năm 1992. Giai đoạn sau những năm 1990, cùng với việc tham
gia ký kết một số Công ước quốc tế, Việt Nam cũng bắt đầu xây dựng
hệ thống chính sách, pháp luật và thành lập các cơ quan chuyên môn

nhằm phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững trở thành một chiến lược phát
triển mới của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chiến lược này đòi hỏi con người
phải có tư duy môi trường trong hành vi, lối sống, trong quyết định các chiến
lược và chính sách phát triển. Môi trường của thế kỷ XXI không chỉ là đầu ra của
cuộc sống, mà còn là đầu vào của sản xuất. Thực thi nghiêm chỉnh các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ công dân mà
chính là bảo vệ sự sinh tồn của con người và xã hội.
Bài tiểu luận của nhóm em còn nhiều hạn chế về cách tiếp cận mong cô và các
bạn góp ý thêm.


I.

Tìm hiểu chung về chính sách bảo vệ môi trường
1. Môi trường là gì?
Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả những yếu tố tự nhiên và xã
hội có liên quan mật thiết với nhau đang bao quanh con người, có ảnh
hưởng và tác động lên mọi hoạt động sống của con người như tài
nguyên thiên nhiên, ánh sáng, cảnh quan, không khí, nước, độ ẩm, quan
hệ xã hội...
Nói chung, môi trường là tất cả mọi thứ xung quang chúng ta, giúp
chúng ta có cơ sở để tồn tại và phát triển.
2. Chính sách bảo vệ môi trường
Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính
chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi
trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định".
Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong
nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành
chính đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá

luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới
đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp
địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của
chính sách cấp trung ương.
3. Mục tiêu của chính sách môi trường:



Sử dụng hợp lí tài nguyên,



Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,



Từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển KT- XH
bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân


2. Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014
- NĐ 05/2011Chính Phủ về Công tác dân tộc:
Điều 19. Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái
1. Sử dụng, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, sinh thái vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ, cải tạo và đảm bảo cho vùng có tài nguyên được đầu tư trở lại phù
hợp.
3. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào ở vùng có tài nguyên để nâng
cao nhận thức bảo vệ môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.
3. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở vùng dân tộc
thiểu số và miền núi
là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc
Kinh là dân tộc đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả
nước. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với
tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo nên một dân tộc Việt
Nam thống nhất.
Việt Nam

Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức
đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây
dựng đất nước. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một
quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất. Ngày nay trước yêu cầu phát triển mới
của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền
thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc
lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên
chủ nghĩa xã hội.


Trong 53 dân tộc thiểu số, dân số giữa các nhóm dân tộc không đồng đều, có dân
tộc với số dân trên một triệu người như Tày, Thái, Mường, Khmer. Nhưng lại có
những dân tộc với dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si
La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu. Tuy dân số có sự chênh lệch đáng kể, nhưng
các dân tộc đều coi nhau như anh em một nhà, quý trọng thương yêu đùm bọc lẫn
nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nhìn chung, các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ nhau, không có dân tộc thiểu số nào
cư trú theo vùng lãnh thổ riêng. Yếu tố đó nói lên sự hoà hợp của cộng đồng các
dân tộc đã có từ lâu đời và đã trở thành đặc điểm lịch sử, văn hoá của cộng đồng

các dân tộc Việt Nam. Tính chất cư trú của các dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi
để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng
phát triển.
Phần lớn các dân tộc thiểu số cư trú ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4
diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao; 23 tỉnh có miền núi và các
tỉnh đồng bằng Nam bộ có đông dân tộc thiểu số. Đây là khu vực biên giới, phên
dậu của Tổ quốc, là cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, có vị trí đặc
biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng của đất nước. Miền núi nước ta có nguồn
tài nguyên dồi dào, đa dạng, phong phú như đất, rừng, khoáng sản,.. với tiềm năng
to lớn phát triển kinh tế. Miền núi là đầu nguồn các dòng sông lớn, có vai trò đặc
biệt quan trọng về nguồn nước và môi trường sinh thái.

Hiện nay, môi trường miền núi phía Bắc và môi trường tự nhiên Việt Nam đang
đứng
trước
những
thách
thức

bản
sau:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị bảo vệ môi trường thấp kém, lạc hậu, ô nhiễm
môi trường ngày càng gia tăng, nhưng kinh phí đầu tư cho môi trường còn thấp,
năng
lực
cán
bộ
quản

môi

trường
hạn
chế.
Sự gia tăng dân số, di cư tự do và đói nghèo gây ra áp lực lớn đối với tài nguyên và
môi trường
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và
do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc
thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc không đồng đều.
Một số dân tộc đã phát triển kinh tế – xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các
dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo
cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình
trạng tự cung, tự cấp, du canh, du cư. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở


vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhìn chung gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
phát triển. Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ, ý thức
bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp.

Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội,
nhưng mỗi dân tộc đều có văn hoá truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập
quá, lễ hội, trang phục,… tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc, góp phần
làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhát. Trong quá trình giao
lưu, hội nhập chung của đất nước, bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú
trọng bảo tồn và phát triển.
Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến
lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi
trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và
xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa
dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.


Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về
công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay
là: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi,
trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm
nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo
vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường
của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung
ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước?.
Theo Luật Bảo vệ môi trường, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi
trường được quy định cụ thể như: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi
trường. Ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp
hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương
trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng
và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập
trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường
ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân


cư. Ðầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu
tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong
ngân sách nhà nước hằng năm. Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các
hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp
hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát
triển. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và
chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình
thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường. Mở rộng và nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường;

khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng
lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
II. Thực trạng triển khai chính sách bảo vệ môi trường
1.

Thuận lợi

Về cơ bản đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tương
đối đầy đủ và đồng bộ,
Có những quy định cụ thể, chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực, địa bàn,
khu vực, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý của nhà nước
về bảo vệ môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
2.

Khó khăn

Tuy nhiên, qua triển khai trong thực tế, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ Môi tường 2005 đã bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực
tiễn đòi hỏi phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời; tiến độ xây dựng và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ giao cho các
bộ hoặc ban hành theo thẩm quyền còn chậm. Việc áp dụng các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường chưa được đặt ra một cách tích cực.
Giải pháp Từ những yêu cầu thực tiễn, Quốc hội lập kế hoạch xây dựng Luật Bảo
vệ Môi trường sửa đổi nhằm từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ
môi trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong
giai đoạn mới.
3. Những ưu tiên trong chính sác bảo vệ môi trường tự nhiên



1. Ưu tiên 1 - Chông thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
'
Thành tựu
Về cơ bản đã bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp về đất đai; Tiến
hành điều tra cơ bản về tài nguyên đất và quy hoạch lại sử dụng đất có hiệu qua
và bền vững hơn; Thực hiện các chính sách và biện pháp chống thoái hóa đất, xa
mạc hóa và ồ nhiễm đất; Giao khoán rừng cho hộ gia đình, sản xuất theo mô
hình nông - lâm kết hợp, phát triển trồng cây trên sườn đất dốc, su dụng bền
vững đất ngập nước, quản lý đất theo lưu vực sông và đất ven bờ; Điều tra, xác
định phân loại và xử lý dần các kho vẫ khu vực đất bị tồn lưu ô nhiễm de hóa
chất bảo vệ thực vật (BVTV); bị ô nhiễm chất độc da cam/Dioxin tồn lưu từ
chiến tranh.
Hạn chế và tồn tại
Môi trường đất vẫn đang bị SU) thoái do xói mòn, rửa trôi, sạt lở,, sụt trượt, mặn
hóa, chua hóa, hoanị mác hóa, bị ô nhiễm do hóa chất BVTV và nguồn thải ô
nhiễm từ công nghiệp; Bình quân diện tích đất trên đầu người dân ngày càng
thấp được xếp thứ 159 trên hơn 200 quốc gia trên thế giói và chỉ bằng khoảng
1/6 trung bình của thế giới- Trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã
xâm chiếm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa đã tới mức báo động, có
thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia- Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và PTNT, tổng diện tích đất trồng lúa năm 2010 đã giảm 378,7 nghìn ha
so với năm 2000; Dự báo từ nay đến năm 2030, nhu cầu chuyên đổi đất trồng
lúa sang các mục đích sử dụng khác tiếp tục tăng thêm khoảng 500 nghìn ha.
2. Ưu tiên 2 - BVMT nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
Thành tựu
Vấn đề này rất được quan tâm vì Việt Nam bị xếp vào các quôc gia thiếu nước.
Tổng lưu lượng nước bình quân đầu người Việt Nam là 4.400 m3/người/năm,
trong khi bình quân thê giới là 7400 m3/người/năm; Quyết định số 8
l/2006/QĐ-TTg, ngày 14/4/2006, đa phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài

nguyên nước đèn năm 2020; Hoàn thành việc lập bản đồ Atlas điện tử và bản đồ
dạng số lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, suối Việt Nam (khoảng 2.600 sông,


suôi); Lập các quy hoạch sử dụng tài nguyên nước bền vững đối với các lưu vực
sông chính của các vùng; Đang triển khai một số đề án: Kiểm kê tài nguyên nước
quốc gia, Bảo vệ các nguôn nước ngầm ở các đô thị lớn, Đê án theo dõi kiểm kê
khai thác sử dụng nước đầu nguồn của lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long; Đề
án BVMT 3 lưu vực sông: Đồng Nai Sài Gòn, sông cầu, Nhuệ -Đáy...
Hạn chế, tồn tại
Đầu tư kinh phí cho công tác điều tra, kiểm kê, đánh gia tài nguyên nước không
đáp ứng yêu câu; Mạng lưới các điểm quan trắc, điều tra tài nguyên nước còn
thiếu;
Các đề án BVMT các lưu vực sông Đồng Nai Sài Gòn, sông Cầu, Đáy- Nhuệ được
triển khai chậm vì thiếu kinh phí và năng lực tổ chức quản lý còn bất cập; Nguồn
nước ngọt ngày càng khan hiếm, ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng,
nhiều dòng sông trước đây có chất lượng nước thuộc loại A, nay đã suy thoái trở
thành nước loại B, một số đoạn sông đã trở thành sông "chết", úng ngập đô thị
ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các đô thị lớn; Theo số liệu của Bộ
TN&MT, trên cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy cung cấp nước sạch cho các
đô thị với công suất thiết kế 5,4 triệu m3/ngày đêm, nhưng công suất khai thác
chỉ đạt 4,5 triệu m3 dụng tài nguyên nước bền vững đối với các lưu vực sông
chính của các vùng; Đang triển khai một số đề án: Kiểm kê tài nguyên nước quốc
gia, Bảo vệ các nguồn nước ngầm ở các đô thị lớn, Đề án theo dô /ngày đêm, tỷ
lệ thất thoát cấp nước sạch ở các đô thị hiện nay khoảng 30%, cá biệt có đô thị
bị thất thoát nước tới 40%, khoảng 30% dân số đô thị hiện nay chưa được tiếp
cận với dịch vụ cung cấp nước sạch.
3. Ưu tiên 3 - Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bền vững tài nguyên khoáng
sản
Thành tựu

Đã ban hành nhiều chính sách có liên quan: Luật khoáng sản, Luật thuế tài
nguyên, các Quy định về phí bảo vệ và phục hồi môi trường trong khai thác
khoáng sản... Khai thác khoáng sản đã có nhiều đổi mới về công nghệ khai thác,
sàng tuyển và chế biến nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và BVMT, đặc biệt
là đối vói khai thác than; Trong quản lý đã thực hiện khâu phục hồi hoàn trả môi
trường đất, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái khu vực sau khai thác; hạn
chế tối đa làm xáo trộn cuộc sống của người dân địa phương; Hạn chế bớt nạn
khai thác khoáng sản kiểu "thổ phỉ"; Giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô. Hạn


chế, tồn tại Nhiều loại khoáng sản chủ yếu đã khai thác quá mức, đang dần cạn
kiệt; Trữ lượng than Quảng Ninh chỉ còn khai thác trong vòng 30 năm nữa; Trữ
lượng dầu ngoài khơi chỉ còn khai thác khoảng 20 năm nữa; Cấp phép khai thác
khoáng sản còn chồng chéo, tùy tiện và nhiều sơ hở, đặc biệt là việc cấp phép
khai thác khoáng sản thuộc quyền quản lý của các địa phương; Hậu quả của
tình trạng loạn khai thác khoáng sản đang gây tác hại khôn lường cả về kinh tế,
xã hội và môi trường ở nhiều nơi; Xuất khẩu khoáng sản quá ồ ạt và nhiều tiêu
cực trong quản lý.
Ưu tiên 4 - Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên
biển
Thành tựu
Đã ban hành nhiều chính sách: Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam,
Nghị định về quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo; Thành lập
Tổng cục Biển và Hải đảo thuéc Bộ TÍsr&MT; Phối hợp giữa các Bộ/ngành và địa
phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý biển và hải đảo từng bước được kiện
toàn hơn; Đã tiến hành một số dự án có hiệu quả như Dự án Xây dựng quy
hoạch tổng thể khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển; Dự án thống kê,
phân loại, đánh giá tài nguyên thiên nhiên biển, hải đảo; ứng phó, phòng chống
sự cố tràn dầu.
Hạn chế, tồn tại

Còn thiếu nhiều văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên
biển và hải đảo; Năng lực tổ chức quản lý tài nguyên và BVMT biển còn hạn chế;
Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ quản lý tổng hợp môi trường và tài
nguyên biển và hải đảo còn thiếu và lạc hậu; Ó nhiễm môi trường nước biển ven
bờ có chiều hướng gia tăng, ô nhiễm dầu đã trở nến tràn lan, ô nhiễm kim loại
nặng đã xảy ra ở một số nơi; Đa dạng sinh học biển có chiều hướng suy thoái.
Ưu tiên 5 - Bảo vệ và phát triển rừng
Thành tựu
Đã ban hành nhiều chính sách: Luật bảo vệ và phát triển rừng, chính sách phát
triển rừng sản xuất, quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn
quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên; Đẩy mạnh việc giao khoán đất, khoán rừng
cho các hộ và tập thể dân cư; Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng;


Đưa độ che phủ rừng năm 2006 tăng 11% so với năm 1990, tỷ lệ che phủ rừng
hiện nay đạt khoang gần 40%.
Hạn chế, tồn tại
Chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 mới đật kế hoạch 63,4% (tái
sinh rừng khoảng Ì triệu ha, trồng mới 2,17 triệu ha rừng); Rừng giàu, nguyên
sinh chỉ còn khoảng 10%. Chất lượng rừng suy giảm rất nhiều; Rừng ngập mặn
vẫn bị thu hẹp dần và khai thác quá mức; Chiếm đất, phá rừng trái phép, lâm tặc
còn xảy ra trầm trọng; Cho người nước ngoài thuê rừng 50 năm vừa qua của
một số địa phương sẽ gây hậu quả khó lường; Tổng diện tích rừng ngập mặn
hiện nay so với năm 1990 chỉ còn khoảng 60%, so với năm 1943 chỉ còn 37%.
6. Ưu tiên 6 - Giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp
Thành tựu
Quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khi thải EƯR02, EUR03 đối với các
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phát triển giao thông công cộng;
Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu; Ban hành hệ thống Quy chuẩn quốc
gia về khí thải công nghiệp, chất lượng môi trường không khí xung quanh;

Nhiều cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm soát khí thải và sử dụng
năng lượng hiệu quả hơn; An toàn và vệ sinh môi trường lao động có nhiều tiến
bộ; Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm xen kẽ
các khu dân cư đông đúc; Cải tạo hệ thống giao thông đô thị, giảm ách tắc giao
thông, giảm ô nhiễm không khí; Tăng cường quản lý hoạt động thi công xây
dựng các công trình để BVMT không khí.
Hạn chế, tồn tại
Chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường không khí đô thị và công nghiệp còn
chồng chéo giữa các Bộ (TN&MT, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y
tế); Đầu tư cho hoạt động quản lý môi trường không khí còn ít, chưa hợp lý so
với môi trường nước và chất thải rắn; Hệ thống quan trắc môi trường không
khí, kiểm kê nguồn thải ô nhiễm không khí còn yếu; Ó nhiễm môi trường không
khí đô thị và công nghiệp ngày càng gia tăng, ô nhiễm bụi trong không khí đô thị
nước ta vào loại cao nhất nhì trên thế giới, ô nhiễm các khí độc hại nhiều nơi đã
tới mức hoặc vượt mức giới hạn cho phép; Chất lượng môi trường không khí
trong nhà (nhà dân dụng, nhà công cộng và nhà sản xuất) chưa được quan tâm
nghiên cứu và bảo vệ; Ó nhiễm tiếng ồn giao thông, tai nạn giao thông còn xảy


ra nghiêm trọng; An toàn và vệ sinh môi trường lao động công nghiệp còn bất
cập.
Ưu tiên 7 - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Thành tựu
Đã ban hành nhiều Nghị định, quy đinh và quy chuẩn quốc gia VẨ quản lý chất
thải rắn (CTR) và chà' thải nguy hại (CTNH); Tỷ lệ th gom CTR sinh hoạt đô thị bì
quân toàn quốc từ 70% đã tăng lê 80% trong 5 năm qua, tỷ lệ Cĩi được tái chế,
tái sử dụng từ 10% đ tăng lên 20%; Đã đầu tư trang bị 43 lò đốt chất thải y tế và
hàng chục lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại đáp ứng yêu cầu xử lý khoảng
50 chất thải y tế và chất thải côn nghiệp nguy hại; Đã đầu tư X dựng được một
số khu liên hiệp X lý CTR hiện đại ở các đô thị lớn.

Hạn chế, tồn tại
Quản lý nhà nước về CTR c ~ chồng chéo và phân tán giữa C" Bộ; Tỷ lệ thu gom,
vận chuyển xử lý CTR đúng kỹ thuật an toàn sinh môi trường còn thấp; Ho động
tái chế, tái sử dụng CTR c" mang tính manh mún, tự phát; Tỷ CTR đem chôn lấp
ở các bãi rác không đảm bảo vệ sinh môi trưs còn cao; Tỷ lệ thu gom, xử lý tf để
các chất thải nguy hại còn th Quản lý chất thải ô nhiễm ÍT trường ở các làng
nghề ngày c~ trở thành vấn đề bức xúc lớn.
Ưu tiên 8 - Bảo tồn đa dạ sinh học
Thành tựu
Đã ban hành Luật ĐD (2008) và nhiều Nghị định, : định về bảo tồn ĐDSH; Bảo
tồn sinh thái ở các Khu bảo tồn t: nhiên, Vườn quốc gia (128
chiếm 2,5 triệu ha, tăng 28% so với năm 2000, trong đó có 30 Vườn quốc gia, 59
Khu bảo tồn thiên nhiên và 39 Khu bảo vệ cảnh quan), 2 khu di sản thiên nhiên
thế giới; 16 khu bảo tồn ĐDSH biển và bảo vệ rừng ngập mặn, đất ngập nước;
Bảo tồn và phát triển 6 khu dự trữ sinh quyển;
Hạn chế, tồn tại ĐDSH đang bị suy thoái, số loài trong sách đỏ bị tuyệt chủng
hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ngày càng tăng; Rừng và các vườn quốc gia, khu bảo
tổn bị xâm hại; Hiện nay 80% số rạn san hô ở biển nước ta thuộc loại ở tình
trạng xấu, tỷ lệ số rạn san hô thuộc loại tốt trong thời kỳ 1994 - 1997 là 40%,


trong thời ky 2004 - 2007 chỉ còn khoảng 15%. Tổng diện tích thảm cỏ biển hiện
nay so với trước năm 1990 đã giảm đi khoảng 40 - 60%; Sự xâm hại của sinh vật
ngoại lai nguy hiểm: ốc biếu vàng, rùa tai đỏ, cây mai dương... là đáng lo ngại.

9. Ưu tiên 9 - ứng phó vói biên đổi khí hậu và phòng chông thiên tai
Thành tựu
Đã xây dựng và từng bước thực thi "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với BĐKH" và "Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020"; Nhiều Bộ, ngành đã xây dựng xong kế hoạch hành động ứng phó với

BĐKH (Bộ TN&MT, Bọ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT); Phát
triển cơ chế phát triển sạch (CDM) trong nhiều lĩnh vực hoạt động.
Hạn chếvà tồn tại
Nhận thức về BĐKH và phòng chống thiên tai còn thấp; Dự báo về tác động của
BĐKH đối với nước ta và dự báo thiên tai còn hạn chế; Kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH và phòng chống thiên tai còn thiếu cụ
Thực hiện chỉ tiêu PTBV về mặt môi trường
4.

Một số vấn đề về vệ sinh môi trường ở nông thôn miền núi và vùng
dân tộc thiểu số những tác động đối với sức khỏe và giải pháp can
thiệp.

Khi nói đến ô nhiễm môi trường, chúng ta thường hay quan tâm, bàn bạc về ô
nhiễm môi trường tại các khu vực đô thị, vấn đề xả thải ở các nhà máy, các khu
công nghiệp,… mà chưa chú ý nhiều đến ô nhiễm môi trường ở nông thôn nhất
là nông thôn vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Trong thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn vùng miền núi
của tỉnh ta cũng là vấn đề đáng bàn và cần phải có sự quan tâm, đầu tư thích
đáng hơn nữa.


Trước hết, do thói quen sinh hoạt, do điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội chưa
cao, nên tình trạng sử dụng nhà tiêu tạm bợ, không hợp vệ sinh hoặc không có
nhà tiêu, đi tiêu tự do bừa bãi trên rừng, tại khu vực bờ suối,… còn tồn tại khá
nhiều ở vùng nông thôn tỉnh ta. Theo báo cáo của Chương trình mục tiêu quốc
gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013, tỷ lệ hộ gia đình khu
vực nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của Tây Nguyên nói chung chỉ đạt
47% và của tỉnh Kon Tum là 41%, trong đó phần lớn là nhà tiêu chìm có ống
thông hơi, một loại hình tuy rẻ tiền, khá phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng

đồng bào dân tộc thiểu số nhưng lại là loại hình dễ bị hư hỏng và rất nhanh
xuống cấp thành loại hình nhà tiêu không hợp vệ sinh trong thời gian ngắn nếu
không được sử dụng và bảo quản cẩn thận. Vấn đề này đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường đất và nguồn nước sinh hoạt của khu vực nông thôn. Bên
cạnh đó, thói quen chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt dưới gầm nhà sàn và
tình trạng phân không được thu gom, xử lý, vương vãi xung quanh nhà và
đường đi, khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa rửa trôi cũng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sống. Nếu không có biện pháp nuôi nhốt, thu gom và xử lý
phân gia súc hợp lý và khoa học thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn
vùng miền núi hiện nay sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhà tiêu không hợp vệ sinh, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nông thôn.

Ngoài ra, do sự phát triển của cuộc sống nên hàng ngày

lượng rác ở nông thôn thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn, trong khi đó,
việc thu gom rác tập trung hầu như chỉ được thực hiện tại các thị trấn vì vậy tại
vùng sâu, vùng xa, vì nhiều lý do khác nhau như không có nơi thu gom rác, do


thói quen… hiện tượng người dân tự do vứt các loại rác thải (túi ni lông, xác
động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình…) ra môi trường xung
quanh vẫn còn rất phổ biến.
Tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đảm bảo an toàn là nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trầm trọng.
Ngoài những vấn đề đã nêu trên, một trong những vấn đề rất cần được quan
tâm hơn nữa tại khu vực nông thôn vùng miền núi nói chung và tại tỉnh ta nói
riêng chính là việc sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) không đảm bảo an toàn. Tại nhiều

vùng, hầu như bà con làm nương rẫy tại các khu vực đồi núi cao, ở trên khu vực
lấy nước sinh hoạt đầu nguồn nên việc phun thuốc trừ cỏ trên nương rẫy về lâu
dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước đầu nguồn. Tình
trạng pha thuốc ngay tại bể chứa nước tự chảy đầu nguồn của thôn, súc rửa
bình bơm và vứt chai lọ một cách bừa bãi đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn
nước sinh hoạt hàng ngày và là tiền đề phát sinh các loại bệnh tật mà người
nông dân không thể nhận thấy ngay được. Bên cạnh đó, thói quen ở rẫy, nuôi
nhốt gia súc tại rẫy cũng sẽ làm phát sinh các chất thải do hoạt động của con
người và gia súc tại khu vực nương rẫy, điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến
chất lượng nước sinh hoạt của người dân.
Như vậy rất dễ nhận thấy, vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn vùng miền
núi hiện nay đang là một trong những vấn đề cấp bách. Những nguy cơ sức khỏe
mà người dân khu vực này phải đối mặt trước tiên chính là những bệnh tật có
liên quan đến điều kiện vệ sinh kém, mà trong đó trẻ em chính là đối tượng dễ bị
tổn thương nhất.


Theo Tổ chức Y tế thế giới, không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh thích
hợp, không có nước để sử dụng cho các hành vi vệ sinh và uống nước không an
toàn là những nguyên nhân gây ra 88% số ca tử vong do các bệnh tiêu chảy trên
thế giới. Các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh tiêu chảy đóng vai trò quyết
định đến sự tăng trưởng kém và suy dinh dưỡng ở trẻ em tại các nước đang
phát triển. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và luôn đi kèm với các bệnh khác như: đau mắt
hột, các bệnh giun bao gồm giun đũa, giun trong máu và các loại giun đường
ruột khác. Tuy nhiên, trẻ em không phải là đối tượng bị ảnh hưởng duy nhất mà
còn hàng triệu người khác chậm phát triển và sức khỏe bị hủy hoại vì các bệnh
tiêu chảy và các bệnh khác có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Ngoài
ra, bệnh ung thư cũng là một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người dân
nông thôn do ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng

cách và chưa đảm bảo an toàn.
Để góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, biện pháp cấp
bách trước mắt là phải nâng cao nhận thức về môi trường sống, cần làm tốt
công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức và đề cao
ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị
- xã hội. Đưa các chỉ tiêu về vệ sinh như tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh, tỷ lệ cộng đồng thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn nước,… vào chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của
chính quyền các cấp về công tác này. Cùng với đó là tuyên truyền đến người dân,
gia đình về tầm quan trọng, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
đối với sức khỏe, hạnh phúc của con người. Có thể áp dụng chế tài xử phạt theo
quy định của Luật Bảo vệ môi trường đối với những cá nhân và gia đình tái vi
phạm nhiều lần về vệ sinh môi trường nông thôn như chăn nuôi gia súc thả


rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đổ thuốc bảo vệ thực vật thừa xuống
nguồn nước, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường… để người dân có ý thức, chủ
động và tự giác hơn trong việc thu gom rác thải, di dời chuồng nuôi gia súc ra xa
nhà ở và không thả rông gia súc. Từ đó chúng ta mới từng bước cải thiện được
môi trường sống, giảm thiểu bệnh tật cho cộng đồng dân cư khu vực nông thôn
vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
trước mắt và lâu dài.

II.

Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách bảo vệ môi trường

Các giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường chưa đồng bộ. Bảo vệ môi
trường chưa được lồng ghép một cách hài hòa với phát triển kinh tế- xã hội, dẫn
đến khó khăn cho ngăn ngừa ô nhiễm và bảo đảm phát triển bền vững.

Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ, ý thức bảo vệ môi
trường trong xã hội còn thấp.
Để đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo
với bảo vệ môi trường tiến tới phát triển bền vững vùng miền núi phía bắc, cần các
nhóm giải pháp sau:
1. Nhóm giải pháp về xây dựng, thực hiện hệ thống thể chế luật pháp bảo
vệ môi trường.
1.1. Khi hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội phải gắn với vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và tầm nhìn dài
hạn. Chúng ta cũng cần nhận thức rõ vấn đề an ninh môi trường trước những đe dọa
nghiêm trọng bởi các yếu tố như: biến đổi khí hậu; sự chênh lệch trong phát triển
giữa các vùng; những mâu thuẫn phát sinh trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên. Ngoài ra, nguồn nước của các dòng sông lớn khi chảy vào Việt Nam lại bắt
nguồn từ nước ngoài và bị khống chế từ nước ngoài, mức độ ô nhiễm các dòng sông
tăng nhanh,... đều tác động đến an ninh nguồn nước và hậu quả chưa thể lường hết
được. An ninh môi trường nếu không được xử lý thỏa đáng sẽ gây tác động xấu đến
mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước, do vậy khi tiến hành hoạch định, tổ chức


thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng ngành, địa
phương, phải gắn với vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và có tầm nhìn dài hạn.
1.2. Cần có bản đồ phân vùng môi trường làm căn cứ để xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường vùng dân tộc, miền núi. Sự
tăng trưởng kinh tế nhanh ở các tỉnh miền núi phía Bắc lại tỷ lệ nghịch với vấn đề
môi trường, nên cần tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất
sạch; trong đó ưu tiên các dự án đầu tư về xử lý chất thải, khôi phục môi trường.
Trong các hợp phần của các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, ngoài việc hỗ trợ
giống, cây, con, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hướng dẫn bà con kết hợp áp dụng
khoa học kỹ thuật mới với tri thức địa phương để vừa nâng cao năng suất cây trồng,
vật nuôi vừa bảo vệ độ phì cho đất, chống xói mòn, rửa trôi.
1.3. Cần tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

theo hướng hiện đại, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đề ra. Đổi mới và kiện toàn, tăng
cường năng lực tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhất là ở
cấp cơ sở (theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy
định tổ chức bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp
Nhà nước). Bố trí nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường đảm bảo đúng Nghị
quyết số 41/NQ-TW là không dưới 1% tổng chi ngân sách cho công tác BVMT.
Đầu tư có trọng điểm để giải quyết các vấn đề về môi trường, các điểm nóng về môi
trường thuộc khu vực công ích như bãi xử lý rác thải sinh hoạt đô thị, hệ thống xử
lý chất thải y tế, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp ở các khu
công nghiệp.
Thực hiện nghiêm túc luật Bảo vệ môi trường, luật Đất đai, luật Bảo vệ và
phát triển rừng, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. Trước mắt,
cần bổ sung, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường khu
công nghiệp, khu kinh tế, bệnh viện, làng nghề, các lưu vực sông, vùng nông thôn
và miền núi. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cần điều chỉnh lại mức thuế tài nguyên, thuế khai thác, sử dụng nước cho phù hợp
với thực tế và phải có qui định rõ ràng mức đóng thuế thỏa đáng của doanh nghiệp
cho địa phương và nhà nước, tránh tình trạng đóng thuế hình thức như hiện nay.
1.4. Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác BVMT.
Tạo cơ chế phối hợp, hợp tác và huy động mọi thành phần kinh tế, toàn xã hội tham
gia bảo vệ môi trường. Để huy động được toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường,
nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách chia sẻ lợi ích trong khai thác, sử
dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, rừng, phân phối công bằng lợi nhuận
giữa nhà nước, các đơn vị kinh tế và người dân. Doanh nghiệp phải thường xuyên


sử dụng một phần lợi nhuận từ công trình để chăm lo đời sống của đồng bào. Người
dân trồng rừng cần được hưởng phần kinh phí thỏa đáng cho việc đã tạo ra môi
trường không khí trong lành, đã tạo ra trữ lượng nước lớn cho các công trình thủy
điện. Nên dành một phần chi phí thuế tài nguyên, lợi nhuận của các dự án sản xuất

từ tài nguyên miền núi đầu tư trở lại cho đồng bào DTTS, để đồng bào ổn định cuộc
sống, hạn chế du canh, du cư, hạn chế chặt phá rừng bừa bãi làm nương rẫy.
2. Nhóm giải pháp gắn phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ môi trường
nhằm phát triển bền vững vùng miền núi phía bắc.
2.1 Sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản. Khuyến khích cộng đồng dân
cư tham gia vào hoạt động bảo vệ tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, nhất là
các mỏ nhỏ, phân tán. Sử dụng các chế tài pháp luật, các chính sách, công cụ kinh tế
và biện pháp hành chính nhằm thực hiện tốt các qui định pháp luật về tài nguyên,
khoáng sản. Tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái
ở địa bàn khai thác mỏ.
2.2 Tăng cường công tác thẩm định kế hoạch phát triển thủy điện trước khi
cấp giấy phép xây dựng nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, tránh ô nhiễm và cạn kiệt
nguồn nước trong vùng.
2.3 Tổ chức xây dựng nghề rừng, quản lý nghề rừng và thực hiện chủ trương
xã hội hoá nghề rừng. Tổ chức thực hiện tốt các Chương trình 327, 661 phủ xanh
đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nhằm tạo lá
phổi xanh cho vùng nông thôn miền núi. Xây dựng và ban hành các chính sách về
miễn giảm thuế sử dụng đất, các chính sách quản lý vùng đệm, vùng lõi rừng. Thúc
đẩy phát triển nông - lâm nghiệp sinh thái, khuyến khích trồng rừng dược liệu ở
những vùng có lợi thế so sánh. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách bảo vệ, phát triển
rừng. Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết
với dân để phát triển rừng bằng nhiều hình thức linh hoạt như thuê đất, nhận góp
vốn bằng quyền sử dụng đất của dân để trồng rừng nguyên liệu, chế biến lâm sản,
cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật... Chuyển đất và rừng của những nông lâm
trường sử dụng kém hiệu quả giao cho dân, thôn bản và các tổ chức kinh tế khác.
Tiến tới giao rừng, đất rừng cho cộng đồng làng, bản.
2.4. Có kế hoạch và kinh phí thỏa đáng thu gom rác thải: rác thải rắn, rác
thải bệnh viện cần có hố chôn lấp, sử lý đúng tiêu chuẩn, nhằm tránh nhiễm bẩn,
nhiễm độc nguồn nước. Đồng thời có chính sách đầu tư bảo tồn và phát huy tri thức
địa phương, trong đó, quan tâm đặc biệt tới các luật tục tiến bộ, kết hợp luật tục với

chế tài pháp luật trong bảo vệ môi trường.


2.5. Chính quyền địa phương cần cụ thể hóa và đưa chính sách bảo vệ môi
trường vào chương trình hành động, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, phát
huy vai trò của cộng đồng dân cư, tăng cường sự tham gia của cả cộng đồng vào
quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong hợp phần của các
chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn cần tăng cường hỗ trợ kinh phí
và hướng dẫn đồng bào xây hố xí hợp vệ sinh. Nên tránh tình trạng đổ đầu đối với
các vùng mà cần căn cứ vào đặc điểm từng vùng có chính sách hỗ trợ cụ thể để tăng
nhanh số hố xí hợp vệ sinh, giúp đồng bào từ bỏ thói quen đi vệ sinh tùy tiện trong
rừng. Tăng cường kinh phí hỗ trợ để bà con có điều kiện thay tấm lợp Phờrôximăng
bằng nguyên liệu tôn hoặc mái tranh, mái ngói, nhằm giúp đồng bào tránh các bệnh
ung thư khi sử dụng nước sinh hoạt hứng qua tấm lợp về sau.
2.6. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và phát
triển bền vững nhằm xây dựng phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ môi
trường. Môi trường ô nhiễm, các sự cố môi trường gia tăng ở vùng miền núi phía
bắc ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của đồng bào, không chỉ đơn thuần do
phát triển kinh tế, thương mại hay do áp lực dân số mà còn là vấn đề phức tạp liên
quan đến lối sống, văn hóa truyền thống của cộng đồng DTTS. Để thay đổi thói
quen, tập tục là cả vấn đề lớn, đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động phải kiên trì,
và chắc chắn. Cần tăng cường kinh phí truyên truyền để tuyên truyền bà con từ bỏ
thói quen cũ canh tác cũ, phá rừng làm nương rẫy, sống rải rác ở trên núi cao hạ
sơn, qui tụ thành làng bản, tránh nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Chính quyền các cấp cùng với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi
chính phủ, người có uy tín trong đồng bào DTTS cùng chung tay, góp sức, tuyên
truyền, giáo dục đồng bào nâng cao nhận thức về môi trường, từng bước hình thành
quan niệm mới về phát triển và phát triển bền vững; tuyên truyền người dân sử
dụng, bảo vệ tốt nguồn đất, nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khoáng
sản. Nên sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền qua các phương

tiện thông tin đại chúng bằng tiếng, chữ viết phổ thông và tiếng dân tộc; tuyên
truyền miệng; thực hiện lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc sinh hoạt cộng
đồng; tổ chức các cuộc thi truyên truyền gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh
tế- xã hội bằng hình thức thi viết hoặc sân khấu hóa, chuyển thể thành những kịch
bản có dùng ngôn ngữ, cách nói của đồng bào. Nội dung, cách thức tuyên truyền
gắn với từng chương trình chính sách phát triển kinh tế- xã hội và đối tượng cụ thể.
Ví dụ về việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường:

Bảo vệ môi trường tại vùng đồng bào Khmer


Để góp phần cải thiện môi trường sống và nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số
về vấn đề bảo vệ môi trường, Ủy ban Dân tộc đã chọn ấp Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn
(An Giang) thực hiện dự án "Thí điểm xây dựng mô hình bảo vệ môi trường vùng đồng bào dân
tộc Khmer ".
Dự án thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12/2013, góp phần nâng cao nhận thức về chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi
trường

trong

đồng

bào

Khmer,

ý

thức


trách

nhiệm

của

cộng

đồng.

Lương Phi là xã miền núi có đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống, tổng số hộ trên địa bàn
xã là 2600 hộ với trên 10.206 người trong đó số hộ đồng bào dân tộc khmer chiếm 30% dân số
toàn xã.Toàn xã chia thành 08 ấp gồm: ấp An Thạnh, An Nhơn, Tà Miệt, An Ninh, Tà Dung, Sà
Lôn, An Lương và ấp Ô Tà Sóc. Diện tích tự nhiên của xã 4.120m2, bao gồm vừa đồng bằng,
vừa đồi núi, người Kinh sống tập trung theo tuyến tỉnh lộ 955B, riêng đối với đồng bào dân tộc
Khmer sống chủ yếu tập trung theo phum sóc tại 03 ấp. Tà Miệt, Ta Dung và Sà Lôn. Phần lớn
hệ thống nhà ở của các hộ dân cất tự phát không theo quy hoạch, xã chưa chưa có hệ thống
thoát nước và thu gom rác thải, hệ thống hố xí nhà vệ sinh chưa được hoàn chỉnh.
Trước đây, nhận thức của về bảo vệ môi trường còn thấp, một số hộ vẫn duy trì thói quen
chăn nuôi gia súc ngay cạnh nhà và chung nhà...Nhưng với phương châm mưa dầm thấm lâu,
chính quyền địa phương luôn đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người
dân thực hiện các chủ trương chính sách của cấp trên về bảo vệ môi trường thông qua các
chương trình lớn như: thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh-gia đình văn hóa;
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức triển khai Kế hoạch
05/KH-UBND ngày 24/02/2012 của UBND xã về tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới năm 2012, trong đó tiêu chí số 18 (tiêu chí về môi trường) được
triển khai thiết thực trong các ngành, từ đó nội dung tuyên truyền của các ngành càng thêm có
hiệu quả, góp phần đồng bào Khmer nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, bộ mặt nông thôn
trong phum sóc ngày càng đổi mới.


Trong 02 năm 2012-2013, xã Lương Phi là xã điểm về thực hiện nông thôn mới
của tỉnh và huyện, đồng thời trong năm 2012 xã được dự án Bạn hữu trẻ em để kích
hoạt mô hình chấm dứt cộng đồng đi tiêu bừa bãi tại ấp An Nhơn. Từ đó, việc triển khai
các chính sách bảo vệ môi trường ngày càng đạt hiệu quả cao. Đến nay, xã Lương Phi tổ


chức vận động và hỗ trợ người dân xây được 43 hầm bioga cho các hộ chăn nuôi heo,
hướng dẫn hộ dân thường xuyên có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Trong năm 2012-2013, xã được tỉnh và huyện chọn thí điểm thực hiện nông thôn mới, trong
thời qua luôn được Đảng, Nhà nước đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chương trình, dự án của sở, ban,
ngành như: Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường hỗ trợ 141 hố xí tự hoại cho người dân
đồng bào Khmer, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Tri Tôn cũng có làm tuí biogas cho hộ chăn nuôi gia súc cho 41 hộ. Về công
tác công truyền, xã cũng phối hợp với nhiều ngành liên quan, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền
cho dân về tiêu chí số 18 của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về vệ
sinh môi trường, đặc biệt là đồng bào Khmer. Đến nay, có 1.768 hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh, đạt 68,7%.
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở, sự hỗ trợ của các
ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân các biện
pháp như sử dụng nước sạch, xây cầu vệ sinh, xây dựng chuồng trại đưa vật nuôi ra khỏi nơi ở
góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường. Đến nay, ý thức bảo vệ môi trường người dân từng
bước được nâng lên đáng kể nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer đã góp phần đáng kể trong
công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường hiện nay. Tuy nhiên, với tập quán sống trong phum sóc,
một số đồng bào Khmer vẫn còn nuôi gia súc trong nhà, việc bảo vệ môi trường chưa cao. Nếu
biết dựa vào cộng đồng sở tại với phương pháp và cách tiếp cận phù hợp, hoàn toàn có thể
giúp đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, tập quán canh tác, lối sống lạc hậu để bảo
vệ môi trường sống một cách bền vững./.

Phần kết luận:

Như vậy chúng ta có thể thấy rõ nhận thức của cộng đồng vùng dân tộc thiểu
số về bảo vệ môi trường nhìn chung đã được nâng cao nhưng còn hạn chế, chưa có
ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, tình trạng vứt rác,
xả nước thải bừa bãi ra các khu đất trống và khu công cộng còn xảy ra ở nhiều nơi.
Tư tưởng coi nhẹ lợi ích bảo vệ môi trường khá phổ biến, đặc biệt là ở vùng đồng


bào dân tộc miền núi. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp trong quá trình
triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- Để góp phần bảo vệ môi trường, Chính phủ cùng các địa phương cần tiếp
tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện Nghị quyết định hướng giảm
nghèo; đặc biệt cần phải tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm đầu tư cho
các hoạt động bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào
phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo; khai thác có hiệu quả
tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh
thái. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm
bảo vệ môi trường, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng
bảo vệ môi trường. Tăng cường, huy động các nguồn lực (tài chính, nhân lực, máy
móc, trang thiết bị,...) đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Đẩy
mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải. Bảo vệ môi
trường trong sản xuất nông nghiệp, khu du lịch, môi trường nông thôn và miền núi.
- Phát triển bền vững với các yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và
thực hiện công bằng xã hội với các giá trị văn hóa, nhân văn đối với vùng dân tộc
và miền núi là một yêu cầu có tính lâu dài trong chiến lược phát triển của quốc gia.
- Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững trở thành một chiến lược phát
triển mới. Chiến lược này đòi hỏi con người phải có tư duy môi trường trong hành
vi, lối sống, trong quyết định các chiến lược và chính sách phát triển. Môi trường
của thế kỷ XXI không chỉ là đầu ra của cuộc sống, mà còn là đầu vào của sản xuất.
Thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ đơn
thuần là nghĩa vụ công dân mà chính là bảo vệ sự sinh tồn của con người và xã hội.

- Chính phủ và các Bộ ngành cần tiếp tục xây dựng các chương trình, chính
sách, nghị quyết về công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là
đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi... cũng như việc bố trí kinh phí phù hợp
cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững./.
................................ Hết.....................................
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.

Giáo trình quản lí nhà nước về dân tộc- tôn giáo (học viên Hành chính
Quốc gia)
Wikipedia
Luật bảo vệ môi trường



×