Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÌM HIỂU về CHÍNH SÁCH GIÁO dục đào tạo đối với ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.61 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ

NHÓM KH14 NS2
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Thị Ngọc Lâm (nhóm trưởng)
Vũ Thị Chi
Nguyễn Thị Trà
Phạm Thị Thường
Khương Văn Huy
Đặng Thị Vân

BỐ CỤC BÀI TẬP
I. Tổng quan về chính sách GD-ĐT đối với vùng dân tộc thiểu số
1. Chính sách GD-ĐT được hiểu như thế nào?
2. Vai trò của chính sách GD-ĐT đối với vùng dân tộc thiểu số
3. Mục tiêu của chính sách GD-ĐT đối với vùng dân tộc thiểu số
4. Các nhóm chính sách GD-ĐT đối với dân tôc thiểu số.
II.
1.

2.

III.


IV.
1.
2.

Thực trạng thực hiện chính sách GD-ĐT ở các vùng dân tộc thiểu số.
Nội dung chính sách giáo dục đào tạo đối với vùng dân tộc thiểu số.
a. Chính sách về đầu tư cơ sở vật chất GD-ĐT ở các vùng dân tộc thiểu số.
b. Chính sách hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tại các vùng dân
tộc thiểu số.
c. Chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc vùng dân tộc thiểu
số
Thực trạng của các chính sách GD-ĐT đối với trẻ em, học sinh, sinh viên
dân tộc thiểu số.
a. Chính sách đào tạo nghề.
b. Chính sách phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ ở các vùng dân tộc thiểu
số.
Đánh giá chung
Đề xuất giải pháp
Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại.
Đề xuất giải pháp, kiến nghị.


NỘI DUNG
I. Tổng quan về chính sách GD-ĐT đối với vùng dân tộc thiểu số.
1. Chính sách GD-ĐT được hiểu như thế nào?
Chính sách giáo dục và đào tạo: là những chủ trương, biện pháp của Đảng
và nhà nước nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi người
dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp.
Phát triển GD và ĐT là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
nghiệp CNH,HĐH, là điếu kiện để phát huy nguồn lực con người với tư cách là

yếu tố cơ bản để PT XH, tăng trưởng KT nhanh và bền vững
2. Vai trò của chính sách GD-ĐT khi triển khai ở các vùng dân tộc thiểu số.
Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt chú trọng. GD-DT đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. GD –ĐT có tác động to lớn đên toàn bộ đời sống
vật chất và tinh thần của xã hội và đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số khi nơi
đây , trình độ dân trí rất thấp, nguồn nhân lực có trình độ vô cùng hạn chế, tình
hình kinh tế xã hội còn khó khăn, bất cập . Do đó phát triển GD-ĐT, đào tạo nguồn
nhân lực là cơ sở để thực hiện phát triển kinh tê- xã hội bền vững đối với các vùng
dân tộc thiểu số và ổn định chính trị-xã hội.
3. Mục tiêu của chính sách GD-ĐT cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Đưa đất nước phát triển một cách bền vững , đông bộ , vững mạnh cho dân
tộc thiểu số
- Xóa đói giảm nghèo , từng bước nâng cao đời sống vật chất , tạo điều kiện
tinh thần cho nhân dân.
II. Thực trạng thực hiện chính sách GD-ĐT ở các vùng dân tộc thiểu số.
1. Nội dung các nhóm chính sách GD-ĐT ở vùng dân tộc thiểu số.
1.1Chính sách đầu tư cơ sở vật chất thiết bị GD-ĐT cho vùng dân tộc
thiểu số.
a) Cơ sở pháp lý.
Bộ GDĐT đã phối hợp với các Bộ ban hành theo thẩm quyền các văn bản
triển khai thực hiện QĐ 1640 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Củng
cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 –
2015. Trong đó, lộ trình thực hiện được quy định như sau:


- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 đến 2013
+ Tập trung các nguồn lực của trung ương và địa phương để hoàn thiện
cơ bản các hạng mục công trình đầu tư xây dựng bổ sung cho 223 trường phổ
thông dân tộc nội trú.

+ Hoàn thiện các thủ tục, điều kiện xây dựng mới 48 trường phổ thông
dân tộc nội trú tại 22 tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Phấn đấu 60% số
trường phổ thông dân tộc nội trú xây dựng mới trong kế hoạch được hoàn
thành.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2014 đến 2015
+ Hoàn thành việc xây dựng mới 40% số trường phổ thông dân tộc nội trú
còn lại trong kế hoạch.
b) Thực trạng thực hiện chính sách
Theo báo cáo 176/BC-BGDDT 2014 báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện QĐ
1640/QD-TTg, có thể cho thấy tình hình triển khai như sau:
- Trong 3 năm qua, Bộ GDĐT đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện
QĐ 1640 tại 07 địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Đắk Lắk, Sóc Trăng, Bạc Liêu; tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm
học đối với giáo dục dân tộc; thanh tra chuyên đề về tổ chức và hoạt động của
trường PTDTNT ở các địa phương
- Các địa phương đã nghiêm túc chỉ đạo thực hiện việc quản lý đầu tư xây
dựng, lựa chọn đơn vị tư vấn và xây dựng các công trình thuộc Đề án theo các quy
định hiện hành (Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009; Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình). Việc lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn
và xây dựng thực hiện theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ, v..v…
- Nhiều địa phương đã làm tốt công tác rà soát, kết hợp, lồng ghép với các
chương trình, dự án khác, sắp xếp, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới, quy mô
trường PTDTNT phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiêu biểu như Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sóc Trăng,...



- Về cơ chế cân đối nguồn lực tài chính của các địa phương: Nguồn tài chính
chủ yếu để thực hiện QĐ 1640 là sử dụng nguồn vốn của Trung ương từ CTMTQG
GDĐT phân bổ hàng năm; nguồn vốn đầu tư của địa phương và nguồn huy động
xã hội hóa để sửa chữa, cải tạo các hạng mục công trình nhỏ và giải phóng mặt
bằng.
1.2 Chính sách hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tại các vùng dân
tộc thiểu số.
a) Cơ sở pháp lý
-Khoản 5,điều 10 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của chính phủ về công tác
dân tộc đã nêu”Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc
thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc”.
- Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/06/2006 của chính phủ về chính
sách đối với nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt,ở
vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
b) Thực trạng thực hiện chính sách.
Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc và các Nghị
định khác về chính sách đới với nhà giáo,cán bộ ở vùng miền núi,vùng dân tộc
thiểu số, đội ngũ giáo viên,cán bộ quản lý đã được củng cố và phát triển cả về số
lượng và chất lượng.Từ chỗ chờ sự chi viện giáo viên từ các tỉnh miền xuôi,hiện
nay nhiều tỉnh đã tự đạo tạo được giáo viên do hầu hết các tỉnh đều có trường trung
cấp hoặc cao đẳng sư phạm.
Đến nay, toàn ngành đã có 8.500 cán bộ, giáo viên, công nhân viên là người
dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 47,22% so với tổng số cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Chất lượng giáo viên là người dân tộc thiểu số được nâng cao. Toàn tỉnh đã có 62%
giáo viên Mầm non là người dân tộc thiểu số đạt chuẩn trở lên (trong đó có 2%
trên chuẩn); 98% giáo viên Tiểu học là người dân tộc thiểu số đạt chuẩn trở lên
(trong đó có 20% trên chuẩn); 96% giáo viên THCS là người dân tộc thiểu số đạt
chuẩn trở lên (trong đó có 14% trên chuẩn); 99% giáo viên THPT là người dân tộc
thiểu số đạt chuẩn trở lên (trong đó có 2% trên chuẩn).



Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công
tác giáo dục chính trị; củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh
công tác phát triển đảng viên mới trong các trường học. Đến nay, toàn ngành có
trên 3.000 đảng viên người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 40,6 % so với tổng số
đảng viên toàn ngành. 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp ghép đã đựơc tập
huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý và kỹ thuật giảng dạy lớp ghép.
1.3 Chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc vùng dân tộc thiểu số.
Chính sách trên vô cùng quan trọng, gồm rất nhiều các nội dung chính sách
hỗ trợ, thu hút cũng như khuyến khích trẻ em, học sinh đủ tuổi được đến trường,
học tập và rèn luyện toàn diện và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số nâng
cao dân trí, gồm những chính sách về các vấn đề sau:
- Hỗ trợ về học bổng, học phí.
- Đào tạo nghề.
- Phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ.
- Chế độ cử tuyển và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
- Giải quyết vấn đề chỗ ở cho học sinh, sinh viên dân tộc.
- Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc vào giảng dạy….v..v..
Tuy nhiên chúng tôi chỉ đi sâu phân tích 2 nội dung cơ bản trong chính sách
GD-ĐT đối với đồng bào dân tộc thiểu số dó là: Chính sách Đào tạo nghề và chính
sách Phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ ở địa bàn dân tộc thiểu số.
2. Thực trạng thực hiện các chính sách đào tạo dành cho trẻ em, học sinh, sinh
viên.
2.1 Chính sách đào tạo nghề
a) Cơ sở pháp lý.
Căn cứ vào Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc
quy định tại Điều 10 về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo và Chính sách
dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú theo Quyết định
số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ



Điều 10. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo:
2. Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội
trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập
cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa
ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế.
3. Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh,
sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn
trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh
viên dân tộc thiểu số.
Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp
học, ngành học.
4. Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số
phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập Quốc tế.
8. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân
tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung
Điều này.
Trong đó chính sách đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số dược Đảng
và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng.
Vậy nguyên nhân tại sao cần phải chú trọng đào nghề cho đồng bào dân
tộc thiểu số ?
Đa số lao động dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên có trình độ Tiểu học và
Trung học cơ sở , số lao động trong độ tuổi không biết chữ chiếm tỉ lệ cao( nhất là
khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên ).Đời sống của đa số đồng bào dân tộc

thiểu số còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 tại vùng dân tộc thiểu số
khoảng 38%, phong tục , tập quán của 1 số dân tộc thiểu số còn lạc hậu , trình độ
sản xuất lạc hậu thô sơ , năng suất hiệu quả lao động còn thấp, phần lớn sản xuất
tự cung tự cấp,sản xuất hàng hóa chậm phát triển hoặc quy mô nhỏ lẻ tự phát
…..Chính vì vậy Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chính sách đào tạo nghề cho


vùng dân tộc thiểu số giúp họ thoát nghèo một cách bền vững , có cuộc sống ngày
càng đầy đủ và phát triển hơn.
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (còn gọi là Đề
án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 thực hiện trong 11 năm (2010-2020) với mục tiêu dạy nghề cho
khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, trong đó, hỗ trợ dạy
nghề cho 6,54 triệu người; đào tạo, bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ, công chức xã.
b ,Thực trạng đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số:
Thứ nhất : Tuyên truyền , tư vấn học nghề và việc làm.
- Một số Bộ đã phối hợp với các cơ quan truyển thông, thực hiện các số chuyên
đề, phóng sự về đào tạo nghề cho LĐDTTS như: phát hành nhiều tin, bài, ảnh, tờ
rơi liên quan đến đào tạo nghề, cơ hội việc làm, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; giới thiệu giống mới;
thông tin, quảng bá về công nghệ, cơ sở chế biến sau thu hoạch, giới thiệu thị
trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; liên kết, hỗ trợ đào tạo nghề và tạo cơ hội việc
làm cho LĐDTTS.
Thứ hai : Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề.
Tại 51 tỉnh có DTTS, cư trú tập trung theo cộng đồng đã có 468 cơ sở đào tạo nghề
(Trung tâm dạy nghề, hoặc Trường Trung cấp nghề công lập) được đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề, với tổng kinh phí 2.311,6 tỷ đồng (ngân sách Trung ương
1.968,1 tỷ, chiếm 85,2%; ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn vốn khác
343,5 tỷ đồng, chiếm 14,8%).
Ngoài ra, tại các tỉnh có đông LĐDTTS, đã có 01 Trường Cao đẳng nghề

thanh niên dân tộc Tây Nguyên và 10 Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú (Phú
Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú
Yên, An Giang, Kiên Giang); 02 khoa Dân tộc nội trú tại Trường Cao đẳng nghề
Hòa Bình và Sóc Trăng; xây dựng ký túc xá, trang thiết bị dạy nghề cho các trường
trung cấp, cao đẳng nghề của một số tỉnh.
Thứ ba : Đội ngũ giáo viên , cán bộ quản lý dạy nghề .
Tại 51 tỉnh đã phát triển được đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật
tham gia dạy nghề khá với 9.811 giáo viên cơ hữu, 7.847 giáo viên thỉnh giảng,
9.790 người dạy nghề. Hiện có 1.197 cơ sở, đơn vị tham gia dạy nghề cho


LĐDTTS; 379/440 cơ sở dạy nghề bố trí được giáo viên cơ hữu theo quy định
(chiếm 86,1%).
Thứ tư : kinh phí thực hiện đề án trong 3 năm (2010-2013).
Tổng kinh phí Trung ương đã bố trí 4.877.041 tỷ đồng, trong đó: Hỗ trợ dạy
nghề cho LĐDTTS là 1.641,543 tỷ đồng; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề là
2.930,712 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã là 251,992 tỷ đồng.
Tổng kinh phí địa phương đã bố trí 989,105 tỷ đồng, trong đó: Đầu tư cơ sở vật
chất, mua sắm thiết bị dạy nghề 479,644 tỷ đồng, chiếm 16,4% tổng kinh phí đầu
tư; hỗ trợ dạy nghề 509,461 tỷ đồng, chiếm 31% tổng kinh phí hỗ trợ.
Ví dụ tiêu biểu : Một trong những tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh
sống, Yên Bái đã tiên phong trong triển khai và thực hiện đề án đào tạo nghề cho
đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2015. Ngày 1/7/2013 UBND tỉnh Yên
Bái đã ban hành kế hoạch số 93/KH-UBND để thực hiện dự án trên.
b) Kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số
đến tháng 6 -2013
Được thực hiện từ 2010 –đến 2013 , đã trải qua 3 năm triển khai đã có gần
850.000 lao động khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số được đào tạo nghề,
trong đó, trên 620.000 người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng
suất, thu nhập cao hơn. Vùng trung du miền núi phía Bắc có tỷ lệ người dân tộc

thiểu số được hỗ trợ học nghề cao nhất (59%), tiếp theo là Tây Nguyên (50%), Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung (15%), Tây Nam bộ (13%).
Có 16.000 LĐDTTS được thụ hưởng chính sách xuất khẩu lao động, đã đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó 7.132 LĐDTTS thuộc 62 huyện
nghèo. Đa số LĐDTTS đi xuất khẩu lao động đều có việc làm, thu nhập ổn định.
Số lao động có thu nhập khá cao đã gửi tiền về cho gia đình. Các hộ gia đình nhờ
có nguồn thu nhập này đã thoát nghèo.
Tỷ lệ LĐNT, LĐDTTS tự tạo việc làm sau khi học nghề chiếm tỷ lệ cao
63,1%; đặc biệt lao động học nghề nông nghiệp tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ rất cao
(87,74%). Kết quả đào tạo nghề dưới một năm của 32 tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ 4,97%
( 938.930/18.874.910) so với lao động trong độ tuổi. Kết quả đào tạo nghề dưới
một năm của 26 tỉnh có đông đồng bào DTTS: số LĐDTTS trong độ tuổi được đào
tạo nghề dưới một năm chỉ chiếm tỷ lệ 5,73% (277.659/4.850.247 người). Kết quả
đào tạo trình độ trung cấp nghề của 21 tỉnh có đông đồng bào DTTS chỉ chiếm tỷ


lệ 0,48% so với tổng số LĐDTTS (18.641/3.887.043 người). Kết quả đào tạo trình
độ cao đẳng nghề của 16 tỉnh có đông đồng bào DTTS chỉ chiếm tỷ lệ 0,17% so
với tổng số LĐDTTS (6.016/3.445.927 người).
Ví dụ tiêu biểu : Qua 5 năm(2010- 2014) thực hiện đề án trên , tỉnh Lai
Châu đã đạt được những kết quả tích cực như đã dạy nghề được 30525 lao động
đạt 102% kế hoạch , số người lao động học hề nông nghiệp chiếm 85%, phi nông
nghiệp là 15%.Góp phần nâng cao chất lượng lao động , nâng mức sống , tang thu
nhập cho lao đông đồng bào dân tộc thiểu số.
c)
Bên cạnh kết quả đã đạt được , việc đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn còn gặp nhiều bất cập và khó khăn:
- Nhiều cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đồng bộ
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu cả về số lượng, năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Chưa huy động được các nhà khoa học, các nghệ nhân, cán

bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao sẵn có tại địa phương tham gia
dạy nghề cho LĐDTTS.
- Công tác tuyên truyền về nghề đào tạo, cơ hội việc làm, thu nhập cho
LĐDTTS còn hạn chế.
- Một số nội dung, chương trình đào tạo nghề còn nặng về lý thuyết, chưa
thực sự phù hợp với trình độ nhận thức của LĐDTTS
- Một số địa phương chưa quan tâm xác định rõ đối tượng ưu tiên dạy nghề
3.2Chính sách phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ.
Phổ cập giáo dục
a)Cơ sở pháp lí:
- Chỉ thị số Số: 10-CT/TW về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,
củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn” đã nhấn mạnh
nhiệm vụ sau: Có những giải pháp tích cực để nâng cao trình độ tiếng Việt, giảm tỷ
lệ lưu ban và bỏ học đối với học sinh ở những vùng khó khăn, đặc biệt là học sinh
người dân tộc thiểu số.
-Nghị định 20/2014-NĐ-CP của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
-Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2013 về việc Phê duyệt Đề
án "Xóa mù chữ đến năm 2020"
b) Khái niệm phổ cập giáo dục :
Là tổ chức việc dạy học nhằm nâng cao toàn thể hay một tỉ lệ cao thành viên
trong xã hội ở một độ tuổi nhất định, đều có một trình độ học vấn nhất định. Khi


pháp luật đã quy định đối tượng, độ tuổi và trình độ PCGD, trách nhiệm và nghĩa
vụ của xã hội và cá nhân thì PCGD trở thành chế độ bắt buộc (cưỡng bức).
c)Thực trạng và những kết quả đạt được
Ở cấp mầm non:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ liên quan, tham mưu cho
các cấp có thẩm quyền ban hành 13 văn bản gồm (2 Quyết định, 6 thông tư, 5 văn

bản khác hướng dẫn thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ) chỉ đạo,
hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đề án.
- Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định. Ngày 10/8/2010
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án Phổ cập GDMN
(PCGDMN) cho trẻ em năm tuổi qua mạng tại điểm cầu Hội trường Chính phủ và
63 điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố.
2. Sau Quyết định số 239/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2
Quyết định quan trọng tạo cơ sở pháp lý vững chắc để triển khai PCGDMN cho trẻ
em năm tuổi là:
- Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
quy định một số chính sách phát triển GDMN giai đoạn 2011-2015.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ liên quan ban hành một số
văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án:
+ Quyết định số 248/QĐ-BGDĐT ngày 12/1/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày
09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ em năm
tuổi giai đoạn 2010-2015.
+ Thông tư số 02/2010/TT0BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu
dùng cho GDMN.
-Các địa phương triển khai:
Hầu hết các địa phương đã xây dựng đề án/ kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định 239/QĐ-TTg, xác định lộ trình chỉ đạo, triển
khai thực hiện trên địa bàn. Ngay trong năm 2010 đã có 18 tỉnh. Đến ngày
20/2/2012 đã có 62/63 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án/kế hoạch thực hiện phổ cập
GDMN cho trẻ em năm tuổi, chiếm tỷ lệ 98,42%. Trong đó có 10 tỉnh đăng ký đạt
tiêu chuẩn phổ cập vào năm 2012.


Tiến độ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm 2013

Số xã,
Số
TS TS xã,
phường,
huyện,
Tỉnh, TP quận, phường,
Tỷ lệ
Tỷ lệ
thị trấn
quận
huyện thị trấn
đạt PC
đạt PC
Vùng 1
153 2735
2177 79.6% 83 54.2%
Điện Biên
9
112
105 93.8%
7
77.8%
Sơn La
11
204
138 67.6%
1
9.1%
Lai Châu
8

108
82
75.9%
4
50.0%
Hòa Bình
11
210
209 99.5% 11 100.0%
Cao Bằng
13
199
132 66.3%
2
15.4%
Bắc Kạn
8
122
46 37,70% 0
0.0%
Hà Giang
11
195
109 55.9%
1
9.1%
Tuyên Quang 7
141
141 100.0% 7 100.0%
Lào Cai

9
164
164 100.0% 9 100.0%
Yên Bái
9
180
168 93.3%
4
44.4%
Quảng Ninh 14
186
109 58.6%
9
64.3%
Lạng Sơn
11
226
118 52.2%
0
0.0%
Bắc Giang 10
230
222 96.5% 10 100.0%

Số
tỉnh
Tỷ lệ
đạt
PC
2 13.3%


1

Thái Nguyên

9

181

164

90.6%

5

55.6%

Phú Thọ

13

277

270

97.5%

13

100.0% 1


Tính đến năm 2012, chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục mầm non tăng mạnh
lên 14, 43%, tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2000 là 6, 96%.
Tiểu học
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho đồng bào dân tộc thiểu số cấp tiểu
học, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp trong đó có giải
pháp “Thí điểm chương trình nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở
tiếng mẹ đẻ với học sinh dân tộc Mông, Jai và Khơ-me của 7 trường tiểu học thuộc
3 tỉnh Lào Cai, Gia lai và Trà Vinh bắt đầu từ năm học 2008-2009. Bên cạnh đó,
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học có quy định: Bắt đầu từ lớp 1, đối
với những trường hợp, lớp dạy tiếng dân tộc cỏ thể dùng tời lượng tự chọn để dạy
tiếng dân tộc.


Trung học cơ sở
Giai đoạn từ năm 2000-2001 đến năm 2012-2013, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu
số so với số học sinh Trung học cơ sở trên cả nước tăng dần theo từng năm. Tính
đến năm 2012, tỷ lệ này đạt 15, 90%. Điều này thể hiện tính hiệu quả của chính
sách đầu tư, phát triển trường lớp, và chính sách hỗ trợ học sinh người dân tộc
thiểu số. Đặc biệt, những chính sách đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú
và bán trú ban hành năm 2010 góp phần làm tăng số lượng học sinh người dân tộc
thiểu số tới trường.
Theo Trưởng phòng GD - ĐT huyện Trạm Tấu - Phạm Mạnh Tưởng, tính riêng
năm học 2013 – 2014, huyện Trạm Tấu có 10 trường PTDTBT tiểu học và THCS
với 139 lớp và 3.566 học sinh, tăng 2.129 học sinh so với năm học trước.
2.394/5.834 học sinh được hưởng chế độ bán trú, so với trước khi thực hiện Nghị
quyết đã tăng 2.394 em. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đạt 99%, tăng 1,7%;
học sinh đi học chuyên cần thường xuyên đạt 93 - 98%, tăng 3,43% so với trước
khi thực hiện Nghị quyết...
Học sinh Trung học cơ sở tương đối thành thào tiếng Việt nên tại các trường

trung học cơ sở, giáo viên và học sinh sử dụng tiếng việt trong dạy học và không
có trường nào sử dụng tiếng địa phương.
Đối với bậc trung học phổ thông : Theo báo cáo tổng kết 10 năm Trường
phổ thông dân tộc nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì học sinh tốt nghiệp phổ
thông trung học của hệ phổ thông dân tộc nội trú hàng năm thi vào các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đạt tỷ lệ 41,3% (trong đó có 15% là học
sinh cử tuyển); số còn lại đi học nghề và đại đa số là trở về địa phương sản xuất.
Huy động học sinh ra lớp, chống bỏ học, duy trì số lượng luôn là bài toán “đau
đầu” của giáo dục dân tộc, vùng cao những năm trước đây. Đáng mừng là thời
kỳ học sinh bỏ học tràn lan, có nơi tới mấy chục phần trăm đã cơ bản chấm dứt.
Những hạn chế:
Đối với các điểm trường xa trung tâm huyện, việc dạy và học tiếng Việt càng
khó khăn hơn. Trường Tiểu học Sơn Long là một trong những trường xa nhất của
huyện Sơn Tây. Toàn trường có hơn 95% học sinh người đồng bào Cadong, với 5
điểm trường lẻ ở các làng, xóm xa xôi, hẻo lánh. Số học sinh trong độ tuổi lớp 1
khá đông. Thầy giáo Đinh Xun Hân, giáo viên lớp 1, điểm trường lẻ Tà Vay, tâm
sự: Đa số học sinh ở chỉ nói tiếng mẹ đẻ. Việc tiếp thu tiếng Việt đối với học sinh


lớp 1 ở đây rất chậm, vì mọi sinh hoạt ở gia đình em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ.
“Để học sinh tiếp thu được bài, tôi phải nói cả hai thứ tiếng”.
Việc bỏ học vẫn còn diễn ra nhiều do tâm lý không thích đi học của các em,
nhận thức còn hạn chế cua gia đình về việc được đi học.
Chính sách xóa mù chữ
Tại các địa phương trên cả nước, xóa nạn mù chữ đang là chương trình có tầm
quan trọng đặc biệt và phổ biến thực hiện.
Tỷ lệ biết chữ của người dân tộc thiểu số luôn thấp hơn so với tỷ lệ chung của
tòa quốc từ 6-15% đối với thanh niên và từ 15-18% đối với người lớn. Tỷ lệ biết
chữ của thanh niên người dân tộc thiểu số từ 15-25 tuổi tăng mạnh hơn so với tỷ lệ
của người lớn từ 15 tuổi trở lên. Trong 10 năm( từ 2002 đến năm 2012), chênh lệch

tỷ lệ biết chữ của thanh niên người dân tộc thiểu số so với tỷ lệ chung đã giảm từ
15% xuống còn khoảng 6%.
-Phân theo các vùng địa lí, theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo năm
2012, tỷ lệ thanh niên biết chữ và người lớn biết chữ thấp nhất tại vùng núi phía
Bắc (93,50%; 84,00). Như vậy có thể thấy rằng, số lượng người mù chữ hiện nay
chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa,
có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, giao thông cách trở.
Ví dụ thực tiễn: trường Tiểu học xã Cán Tỷ lúc 21h có 2 lớp học xóa mù chữ,
đa phần học viên là những chị tuổi ngoài ba mươi, có một số người có khi đã ngoại
ngũ tuần. Lớp chật, “học sinh” ngồi bên trong, còn các phu quân làm “xe ôm” thì
đứng bên ngoài ngó vào. Ngồi hàng ghế trước, chị Vàng Thị Sung, ở thôn Đầu Cầu
II(năm nay 28 tuổi), đã có chồng, con lớn học lớp 3, con nhỏ học lớp 1. Chị đi học
vì muốn biết cái chữ, nhà nhiều việc, lại đang vào vụ làm đồng. Nhưng không học
bây giờ, chẳng biết khi nào mới biết đọc và biết viết, phải học để biết cái chữ, để
khi con có hỏi còn biết mà bảo nó chứ” ,danh sách đăng ký học là 25 chị em nhưng
giờ đang là mùa cấy nên số chị em đến lớp còn ít (15 học viên).
Hiện nay, các lớp học xóa mù chữ ở các xã đã đi vào nề nếp với số lượng học
viên luôn duy trì ổn định. Để có được kết quả này, đầu tiên phải nói đến công tác
vận động bà con đi học của các ban ngành, đoàn thể. Hầu hết những người mù chữ
thường có điều kiện kinh tế khó khăn, bản thân đều là lực lượng lao động chính
trong gia đình nên không có thời gian tham gia học tập. Không những vậy nhiều
chị em không thể tự quyết định được việc đi học mà phải có sự đồng ý của người
chồng.


Hiện nay, ở Quản Bạ độ tuổi 15- 60 có 84,63% người biết chữ; số người mù
chữ chiếm 15,37%. Thực hiện Đề án “Xoá mù chữ đến năm 2020”, huyện Quản Bạ
đã ra một số mục tiêu cơ bản. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ người biết chữ là
90% . Đặc biệt, để củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ, huyện đặt mục tiêu năm
2015 có 60% số người biết chữ tham gia học tập với nhiều hình thức. Đến năm

2020, trong độ tuổi 15- 60 đạt 98%, để đến năm 2020, 100% đơn vị hành chính cấp
xã, huyện đạt chuẩn Quốc gia về chống mù chữ theo tiêu chuẩn mới.
Dù đã có những khởi sắc nhưng vẫn còn 1 số hạn chế sau:
- Tỷ lệ biết chữ giữa các dân tộc là không đồng đều. Điển hình như: tỷ lệ
biếtviết của đa số người Kinh là 95,9% trong khi tỷ lệ đó của người H’Mông chỉ có
37,7% (theo Tổng điều tra Dân số năm 2009)
- Trong năm 2011, tỷ lệ biết chữ của người Mông trong độ tuổi từ 15 trở lên là
38%, trong khi mức trung bình của quốc gia là 94%. Tương tự như vậy, chỉ có 73%
trẻ em người Mông và 86% trẻ em người Khmer trong độ tuổi học tiểu học được
học tiểu học, trong khi tỷ lệ này của trẻ em người Kinh đạt 97%...
- Hiện trạng tái mù chữ vẫn còn diễn ra nhiều.
III.

Đánh giá chung
- Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,,
việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số đã có
những tiến bộ vượt bậc. Đây có thể được coi là một dấu hiệu tốt.
- Trên cơ sở những kết quả đạt được về cả 3 mặt: đầu tư cơ sở vật chất, các
chính sách đối với người dạy và người học đã cho thấy sự nỗ lực và cố gắng trong
công tác quản lí Nhà nước về dân tộc tôn giáo nhằm đạt được các mục tiêu kết hợp
hài hoà sự phát triển tự do của cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã
hội.
- Bên cạnh kết quả tốt vẫn còn tồn tại những những điểm còn bất cập, đây
chính là phương diện quan trọng để nhìn lại và định ra hướng đi cho phù hợp với
giai đoạn phát triển mới của đất nước . Đặc biệt là việc thay đổi từ nhận thức đến
hành động của các cơ quan quản lí Nhà nước và nhân dân.

IV.

Đề xuất giải pháp

1. Nguyên nhân của những hạn chế.
Về mặt khách quan:
- Nền kinh tế nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn. vì vậy, nguồn vốn
chủ yếu bố trí từ CTMTQG GDĐT hàng năm là rất hạn hẹp.


- Sự chênh lệch về đời sống kinh tế- xã hội tại khu vực sinh sống của đồng
bào dân tộc thiểu số so với các vùng khác còn khá lớn, dân trí thấp, kinh tế chậm
phát triển, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thường cao hơn 3 lần so với trung bình của
các tỉnh;. Vì khó khăn nên nhiều em đã phải bỏ học để giúp đỡ gia đình sản xuất,
đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Một số em phải ở trọ do trường quá xa nhà,
hằng tháng phải chi một khoản tiền phòng và tiền ăn tương đối lớn nên không thể
theo học được.
- Ngôn ngữ cũng được coi là một rào cản lớn đối với trẻ em các dân tộc thiểu
số (kể cả đội ngũ giáo viên dạy học), nó ảnh hưởng sâu sắc và là yếu tố có sự quyết
định tới sự thành công của chính sách giáo dục và đào tạo.
- Bên cạnh đó, các tập quán sinh hoạt lạc hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
quỹ thời gian dành cho học tập của học sinh tới môi trường giáo dục của nhà
trường. Đặc biệt, tập quán kết hôn sớm ở một số tộc người khiến nhiều em phải bỏ
học giữa chừng (nhất là các em gái), trọng nam khinh nữ, tác động tiêu cực đến
giáo dục phổ thông. Một số trường hợp hôn nhân cận huyết còn gây ảnh hưởng đến
nòi giống, làm suy giảm chất lượng giáo dục.
- Sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: giá cả, thị trường, đầu tư và các
chính sách kinh tế- văn hóa- xã hội.. cũng ảnh hưởng tới sự vận hành của chính
sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Về mặt chủ quan: xét trên 2 chủ thể:
Phía cơ quan Nhà nước thực hiện quản lí :
- Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản QPPL và khuyến khích triển
khai chính sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tuy nhiên
còn mang tính cục bộ, thiếu sự thống nhất, kiểm tra, giám nghiêm ngặt trong quá

trình thực hiện dẫn tới tình trạng hoàn thành chậm, hiệu quả chưa cao. (VD. Chính
sách phổ cập giáo dục và xóa mù chữ)
- Các cơ quan Nhà nước chưa linh hoạt kết hợp giữa chính sách giáo dục và
đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số với các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã
hội.... Đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
(VD. Chương trình 135 xóa đói giảm nghèo). Đây là nền tảng quan trọng để thúc
đẩy chính sách giáo dục phát triển.
+ Một số địa phương và các sở GDDT chưa thực sự quan tâm chỉ đạo quyết
liệt để củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục các trường PTDTNT.


+ Chính sách ưu đãi và thu hút giáo viên,cán bộ quản lý tại miền núi,vùng dân
tộc thiểu số, các chính sách luân chuyển hoặc phân bổ đội ngũ giáo viên chưa phù
hợp tại một số địa bàn miền núi.
+Sự thiếu thống nhất trong phối hợp về nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến
đào tạo và dạy nghề giữa các Bộ, nhất là mối quan hệ giữa Bộ LĐTB&XH (cơ
quan chủ trì thực hiện Đề án) với các Bộ, ngành
- Các cơ quan địa phương trực tiếp quản lí trên địa bàn sinh sống của đồng
bào dân tộc thiểu số:
+ Hoạt động quản lí chưa nghiêm ngặt và chú tâm đầy mạnh hoạt động tuyên
truyền để người dân hiểu rõ và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo..
+ Công tác tham mưu cho các cấp ủy và chính quyền về chính sách giáo dục
và đào tạo cho người dân tộc thiểu số còn hạn chế như: huy động các nguồn lực để
xây dựng trường PTDTNT, hoạt động về phổ cập giáo dục, hỗ trợ các thầy cô giáo
giảng dạy tại địa bàn...
+ Năng lực của một số cán bộ thực hiện công tác quản lí tại địa bàn dân tộc
thiểu số còn khá thấp.
Về phía người dân:
- Đến nay, một bộ phận đồng bào DTTS vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò
của giáo dục.

- Về trình độ tư duy, học sinh dân tộc ở cấp tiểu học thường mang tính trực
quan, không linh hoạt, thậm chí nhiều khi rập khuôn, máy móc. Những đặc điểm
đó dễ tạo ra lỗ hổng kiến thức, khiến các em chán nản và bỏ học. Hơn nữa, các em
học sinh vùng đồng bào dân tộc vốn quen sống tự do, phóng khoáng ở làng, bản
nên khi đến trường, các em thường chậm thích nghi với hoàn cảnh mới và khó hoà
nhập với tập thể... Nhất là bản người Hmông. Đây là thách thức không nhỏ mà các
tỉnh, huyện và trực tiếp là các Phòng Giáo dục chưa giải quyết được triệt để.
- Bản thân người lao động, đặc biệt là người DTTS, miền núi chưa nhận thức
đúng, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học nghề để lập nghiệp.
2. Một số giải pháp, kiến nghị cụ thể.
a) Giải pháp


- Một là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
cấp ủy, chính quyền các địa phương và cộng đồng về sự cần thiết phải củng cố và
phát triển hệ thống trường PTDTNT
- Hai là, cần tập trung nguồn lực, ưu tiên cho đối tượng lao động thuộc hộ
nghèo, hộ DTTS, hộ bị thu hồi đất, tái định cư. Gắn kết chặt chẽ giáo dục với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Ba là, tiếp tục thực hiện bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên và tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý,
giáo dục trong các trường PTDTNT
- Bốn là, tạo điều kiện và cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp,
các thành phần kinh tế, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập tham gia đào tạo,
dạy nghề gắn với thu hút lao động nông thôn vào doanh nghiệp.
- Năm là, giám sát chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ tại
các địa phương trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phụ cấp, học
bổng.
b) Một số kiến nghị
• Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:

- Xem xét, cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Củng cố và phát triển hệ
thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 – 2015” thêm 02 năm (2016
và 2017). Do thời gian Đề án được phê duyệt vào tháng 9/2011, nên việc bố trí
kinh phí chậm. Mặt khác Đề án được phê duyệt và thực hiện trong bối cảnh Chính
phủ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh
xã hội, vì vậy, trong quá trình triển khai các địa phương gặp nhiều khó khăn về thủ
tục lập và thẩm định dự án đầu tư, về bố trí kinh phí, nên tiến độ triển khai các hoạt
động của Đề án chậm.
- Xem xét cho phép bổ sung kinh phí Trung ương để hỗ trợ đầu tư xây dựng các
trường PTDTNT cấp huyện, thuộc các tỉnh thành lập mới các đơn vị hành chính
huyện (Sau thời điểm Đề án được phê duyệt), có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập
trường PTDTNT (như huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang; huyện Huyện Vân Hồ,
tỉnh Sơn La; huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên; huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu,...).
• Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét ưu tiên bố trí đủ kinh
phí Trung ương trong CTMTQG GDĐT hàng năm, để thực hiện các nhiệm


vụ của Đề án được phê duyệt tại QĐ 1640.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung “Luật dạy nghề” thành “Luật giáo dục nghề
nghiệp”, bao gồm cả hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục nghề
nghiệp.
hư vậy, có thể nói chính sách giáo dục đào tạo đối với vùng
dân tộc thiểu số của nhà nước ta đang đi đúng hướng, dù còn
gặp rất nhiều khó khăn, mắc phải một số khuyết điểm hạn chế song sự quan tâm
của Nhà nước đối với chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ở các vùng
dân tộc vẫn cần sát sao và chú trọng hơn nữa.


N


-----HẾT----



×