Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.39 KB, 16 trang )

1
Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại
và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi
diện tích, ranh giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực
hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý
có liên quan. Luật đất đai năm 2013 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn
dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong công
tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống
nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp
cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình... Hiện
nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu
nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ
nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động,
trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị
trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại
nhất hiện nay. Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch
thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Ngoài ra
một vấn đề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp
cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân
sách cho nhà nước. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh
Vĩnh Phúc mặc dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả còn
nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giúp UBND tỉnh với tư



2
cách đại diện nhà nước sở hữu về đất đai có những biện pháp đẩy nhanh công tác
này. Do những yêu cầu cấp thiết như vậy nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề
tài: Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu năm 2016.
2. Tên đề tài: “Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”
3. Chủ nhiệm đề tài:
Th.s Phạm Thu Hương – giảng viên khoa Quản lý nhà nước – trường
Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc
4. Cơ quan thực hiện đề tài:
Nhóm giảng viên trường chính trị tỉnh Vĩnh Phúc
5. Cơ quan quản lý đề tài:
Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc
6. Cơ quan phối hợp thực hiện đề tài
Tổ chức 1: sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
Tổ chức 2: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
Tổ chức 3: Các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
7. Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
8. Kinh phí thực hiện
14 000 000 đồng chẵn (mười bốn triệu đồng chẵn)
9. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng nên việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là một nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai của nước ta nói riêng, các quốc gia nói chung, qua đó góp phần
giúp cho người sử dụng đất có thể yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả đất
đai. Làm tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng giúp nhà
nước quản lý chặt chẽ hơn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng

đất tốt hơn. Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy định về cấp giấy chứng


3
nhận quyền sử dụng đất đã được ban hành là căn cứ pháp lý cho các cơ quan có
thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế, khi triển khai hệ thống văn bản
này còn gặp nhiều vấn đề phức tạp: người dân không muốn nhận giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước cấp giấy không đúng thẩm quyền, …
Chính tình trạng đó đã làm cho hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai gặp khó
khăn và không mang lại hiệu quả quản lý cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
đó không chỉ xuất phát từ phía người dân mà còn liên quan đến trách nhiệm của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Với lý do trên, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một việc làm có tính cấp
thiết hiện nay. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Thực
trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ” làm đề tài nghiên cứu khoa học năm 2016.
10. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trên nhiều bình diện tiếp cận, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến
vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Nguyễn Quang Học (2004),
Các vấn đề pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, luận văn thạc sỹ
luật học, trường đại học Luật Hà Nội; Đặng Anh Quân (2011), Bàn về khái niệm
đăng ký đất đai trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2011. Ngoài ra, một số công
trình khoa học có liên quan đến lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất
như: Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các
giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật
Hà Nội; Trần Quang Huy (2009), Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành nhìn từ
góc độ bảo đảm quyền của người sử dụng đất,… Về cơ bản các công trình
nghiên cứu này đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về công tác quản lý đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa ra được một số thực trạng trong

quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay và đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nói chung. Tuy nhiên, các công trình này nghiên cứu ở phạm vi rất rộng (cả


4
nước, công tác quản lý đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nói chung của các cấp), chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát thực
trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên
địa bản tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm của trường Chính trị tỉnh
Vĩnh Phúc, đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này.
11. Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
12. Cách tiếp cận
Đề tài được tiếp cận từ góc độ nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc cấp giấy chứng nhận
quyền sủ dụng đất. Đồng thời tổ chức điều tra, thống kê, tìm hiểu thực tế, thu
thập các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sủ
dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân ; tổ chức hội thảo, lấy ý kiến của một số
cơ quan chuyên môn trực tiếp làm công tác này.
13. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Làm rõ cơ sở lý luận, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hộ gia
đình, cá nhân.
Nội dung 2: Khảo sát thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ khi luật đất đai

mới có hiệu lực (2014 - 2016)
Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân thời gian tới.
14. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chủ


5
yếu là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực
tiễn là phương pháp phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học với 300 phiếu khảo sát
chia đều cho 9/9 huyện, thành thị trong tỉnh, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp.
Trong đó căn cứ vào đặc trưng vấn đề cần nghiên cứu, nhóm đã chia đối
tượng điều tra thành các nhóm khác nhau và sử dụng những phương pháp điều
tra tương ứng cho mỗi nhóm. Cụ thể với nhóm đối tượng là các cá nhân, hộ gia
đình, nhóm sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra bằng phiếu kết hợp với
phỏng vấn sâu một vài nội dung liên quan. Với nhóm đối tượng điều tra là các
công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống Văn phòng đăng ký đất
đai, sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, các Phòng Tài nguyên và Môi
trường trực thuộc UBND cấp huyện và các công chức địa chính cấp xã trong
tỉnh, nhóm nghiên cứu ưu tiên sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu kết hợp thảo
luận nhóm về một số vấn đề liên quan đến chuyên môn như : những vướng mắc
trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguyên nhân của những vướng
mắc đó và các giải pháp, kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ cấp giây chứng nhận
quyền sử dụng đất, …
Ngoài ra, nhóm sử dụng các phương pháp xử lý số liệu chủ yếu như:
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp
lịch sử, phương pháp đọc tài liệu; phương pháp sơ đồ hóa số liệu.
15. Tiến độ thực hiện

Xây dựng thuyết minh, đề cương đề tài : tháng 1/2016
Hoàn thiện đề cương chi tiết đề tài: tháng 2/2016
Xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra, khảo sát: tháng 3/2016
Phân tích, tổng hợp số liệu, thông tin: tháng 4/2016
Viết báo cáo : tháng 6/2016
Hội thảo trao đổi kinh nghiệm: tháng 9/2016
Nghiệm thu đề tài : tháng 12/2016


6
16. Hiệu quả của đề tài
Về đường lối, chính sách, pháp luật: đề tài tổng hợp, phân tích để hệ thống
hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các hộ gia đình và cá nhân theo quy định của luật Đất đai 2013.
Đề tài cũng làm sáng tỏ thực trạng vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian sau khi luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.
Tác động đến xã hội: Sau khi được nghiệm thu đề tài đưa ra một số giải pháp
góp phần nâng cao chất lượng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân tại các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho các
giảng viên trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua tham gia thực hiện đề
tài, năng lực nghiên cứu của nhóm nghiên cứu là các giảng viên trường Chính trị
tỉnh Vĩnh Phúc được nâng cao hơn.
17. Sản phẩm giao nộp
- 06 báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài
- 06 báo cáo tóm tắt
- 01 USB chứa file báo cáo kết quả đề tài và file báo cáo tóm tắt



7
Phần thứ 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
1.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khoản 16 điều 3 luật Đất đai 2013 khẳng định: “ Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư
pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp ”.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường
phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối
với mỗi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm
một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là
phôi giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước
190mm x 265mm.
1.2. Sự cần thiết phải thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2.1.Vai trò của đất đai
Đất đai được xem là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Không có đất đai thì không có bất kỳ một hoạt động nào diễn ra và cũng không
có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định, là
thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia, là địa điểm, là cơ sở của các thành phố,
làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc
lợi khác. Đối với các ngành khác nhau thì đất đai có một vai trò và vị trí nhất
định.
1.2.2. Mối quan hệ giữa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các
nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
Với việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý sử dụng
đất .
Với công tác điều tra đo đạc đất
Với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất



8
Với công tác giao đất, cho thuê đất
Đối với công tác phân hạng và định giá nhà đất
Công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai
Ngoài ra hệ thống thông tin đất đai được xây dựng từ kết quả cấp giấy
chứng nhận sẽ được kết nối với hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan, với
hệ thống tổ chức tài chính, tín dụng; được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin đất đai một cách thuận lợi,
nhanh chóng ,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội
1.2.3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công cụ bảo vệ chế độ sở
hữu toàn dân đối với đất đai.
1.2.4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện để nhà nước
quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai trong cả nước, đảm cho việc sử dụng đất
đầy đủ, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
1.2.5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở bảo đảm cho thị
trường bất động sản phát triển bền vững.
1.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam
qua các thời kỳ.
1.4. Cơ sở pháp lý và các nội dung của việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
1.4.1. Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.4.2.Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.4.3. Nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.4.5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chương 2:
THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến vấn đề cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .


9
2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội
Trên cơ sở phân tích những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh
nhóm nghiên cứu rút ra những thuận lợi và khó khăn do các điều kiện này mang
lại cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn tỉnh.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
2.3. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh
vĩnh phúc.
2.4. Thực trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4.1. Thực trạng hồ sơ địa chính
Việc lập hồ sơ địa chính:
Việc lập hệ thống sổ sách.
Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính
Thực trạng quản lý hồ sơ địa chính
2.4.2. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của tỉnh.
Nguồn nhân lực làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh bao gồm các cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống văn phòng
đăng ký đất đai cấp tỉnh và các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại các huyện.
Ngoài ra còn có các công chức địa chính, lao động hợp đồng đảm nhận mảng công
tác địa chính tại các ủy ban nhân dân cấp xã. Số lượng và chất lượng đội ngũ này
đang dần được nâng lên nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc.
2.4.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Về cơ bản cơ sở vật chất của hệ thống văn phòng đăng ký đất đai bước đầu
được đảm bảo. Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của các chi nhánh
văn phòng phần lớn đã cũ, hết khấu hao và giá trị sử dụng thấp. Mặc dù đã được
đầu tư thiết bị mới song vẫn chưa đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu công việc.


10
2.4.4. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh trong
những năm qua.
Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau khi luật Đất đai 2013 có hiệu lực
thi hành năm 2014, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và cần
được hoàn thành các chỉ tiêu hàng năm được ủy ban nhân dân tỉnh giao. Trong 8
tháng năm 2015, hệ thống văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh đã giải quyết được
43.611 hồ sơ các loại. Trong đó, đăng ký cấp được 9.355 giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận được 3.038 hồ sơ; kiểm tra
biên tập và thực hiện trích đo địa chính thửa đất để thực hiện cấp giấy chứng
nhận đúng, chính xác ranh giới, diện tích thửa đất... theo đúng quy định được
6.800 thửa; hướng dẫn trả lời cho 5.438 lượt công dân đến làm các thủ tục liên
quan đến đăng ký cấp giấy chứng nhận và xử lý được gần 50 vướng mắc trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bảng 2.5. tổng hợp, so sánh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
trước và sau khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.
Trước tháng 10/2014
(Đvt: giấy chứng nhận)
Từ tháng 10/2014 đến
tháng 6/2016
(Đvt: giấy chứng nhận)


2012
2013
2014
Tổng số
Bình quân/năm
2015
6 tháng 2016
Tổng số
Bình quân/năm

14.834
20.871
18.561
54.266
18 089
19.206
11.774
30 980
20 653

(nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc)
2.5. Đánh giá thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện để đẩy nhanh
tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.
2.5.1. Những kết quả


11
Các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về đất đai mới được
ban hành đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể giúp cho công tác quản lý đất đai ngày

càng có hiệu quả.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban
nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chuyên môn. Hàng năm tỉnh
cũng bố trí nguồn kinh phí tương đối lớn phục vụ cho công tác cấp giấy chứng
nhận nói chung và công tác lập hồ sơ địa chính giúp cho việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân được đẩy nhanh tiến độ,
chất lượng được nâng lên. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo quyết liệt công tác cải
cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
xây dựng mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Về tổ chức bộ máy: Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp Vĩnh Phúc được
thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày
20/10/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở bàn giao nguyên trạng biên
chế, người lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng làm việc của Văn
phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp tỉnh (thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường) và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (thuộc phòng Tài
nguyên và Môi trường cấp huyện) trước đây. Theo đó nhiều chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được chuyển về Văn phòng đăng ký đất đai. Đặc biệt theo Điều
105 Luật Đất đai, Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền ký tất
cả giấy chứng nhận khi cấp đổi, cấp lại, cấp thực hiện các quyền của người sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trước đây thuộc ủy ban
nhân dân cấp huyện hiện nay đã được ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện. Quy định này đảm bảo tính chuyên môn, hệ
thống, đồng bộ, chuyên nghiệp hơn.
Về công tác tuyên truyền
2.5.2. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc làm cho tiến độ và
chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn tỉnh còn chậm.


12

Nguồn nhân lực phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hiện nay còn thiếu và chưa đồng đều về chuyên môn.
Do lịch sử công tác quản lý, sử dụng đất đai để lại, thực tế tại các xã,
phường, thị trấn tồn tại nhiều dạng giao đất trái thẩm quyền
Một vướng mắc khác trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiện nay là hiện tượng vi phạm
các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, tranh chấp đất đai qua các thời kỳ vẫn
chưa được xử lý dứt điểm.
Sau khi Văn phòng Đăng ký đất đai được thành lập và đi vào hoạt động
ổn định nhưng chưa được tự chủ về tài chính, nên trong thời gian đầu thực hiện
còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác thu, chi, không khuyến khích
được cán bộ tăng năng suất lao động trong việc thực hiện dịch vụ công nhằm
tăng thu để đảm bảo tự trang trải hoạt động.
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân
khá phức tạp, thường xuyên sửa đổi, bổ sung và thay thế qua từng thời kỳ.
Trung bình 5 đến 10 năm lại có luật mới đi kèm với nó là hàng loạt nghị định,
thông tư nên các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và người dân khó nắm
bắt, hiểu và thực hiện đúng.
Nguyên nhân thứ hai là do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc
vào một số hoạt động của một số đợn vị khác như cơ quan thuế, cơ quan Tài
nguyên và Môi trường.
Nguyên nhân thứ ba :Việc thực hiện các chính sách quản lý đất đai trong
từng thời kỳ như đo đạc lại bản đồ địa chính theo các quy định và công nghệ
khác nhau qua các thời kỳ, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa của địa
phương cũng là những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thửa đất
trước và sau khi thực hiện chính sách có sự biến động về diện tích gây ra sự
không trùng khớp giữa số liệu sau đo vẽ và số liệu trong giấy chứng nhận đã



13
được cấp trước đó.
Nguyên nhân thứ tư xuất phát từ trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai
người dân không đều, một số nơi, chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán
bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký đất đai cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa, một bộ phận rất lớn người dân chưa hiểu biết
đầy đủ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ đăng ký đất đai và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên nhân thứ năm là số lượng hồ sơ đầu vào và tính chất phức tạp
của các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Dẫn đến những vướng mắc, bất cập hiện nay trong công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân không thể không kể đến
yếu tố con người làm công tác này.
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Yêu cầu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3.2. Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân của tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong thực hiện luật đất đai và
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
3.2.2. Giải quyết triệt để những trường hợp còn tồn đọng lâu ngày.
3.2.3. Đối với công tác tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
3.2.4 Đối với hệ thống hồ sơ và đo đạc bản đồ địa chính.
3.2.5. Quan tâm đầu tư thích đáng về biên chế, con người, đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin cho Văn



14
phòng Đăng ký đất đai để hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của nhà nước và
của nhân dân.
3.2.6. Cần ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở, Ngành liên quan (Tài
nguyên và Môi trường, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Cục
Thuế) và UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn trong
việc thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.

KẾT LUẬN


15
Theo quy định của pháp luật nước ta, nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối
với đất đai nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền này cho
các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Chứng thư pháp lý xác lập mối quan
hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất trong việc sử dụng đất là giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất
đai đồng thời là quyền đầu tiên mà bất kỳ người sử dụng đất hợp pháp nào cũng
được hưởng, là cơ sở để họ được thực hiện các quyền và hưởng những lợi ích
hợp pháp mà nhà nước trao cho người sử dụng đất. Tiến độ và chất lượng cấp
giáy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là biểu hiện cho khả năng của nhà
nước trong việc quản lý tài sản đất đai của mình. Vì lẽ đó, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất luôn được các cấp chính quyền nói chung trong đó có các cấp
chính quyền trong tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đặc biệt quan tâm.
Thời gian qua, với những thay đổi có tính phù hợp với thực tiễn của hệ
thống văn bản về quản lý đất đai cũng như những nỗ lực của tỉnh Vĩnh Phúc,

tiến độ và chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn đã được đẩy nhanh và mang lại nhiều lợi ích thiết
thực về các mặt kinh tế, chính trị, trật tự xã hội cho không chỉ những người sử
dụng đất mà còn cho chính quyền địa phương. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều
vướng mắc, bất cập mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhóm
nghiên cứu trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm, chính sách pháp luật của nhà
nước đã tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng vấn đề này, từ đó đưa ra một
số các giải pháp phù hợp với địa phương với mong muốn nâng cao hơn nữa
chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn tỉnh thời gian tới.


16



×