TẬP SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SỐ 5/1997
NAM CAO VỚI NHỮNG NHÂN VẬT
GIÀU SỨC SỐNG CỦA ÔNG
NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
Nam Cao là nhà văn ngày càng được cả thế giớ nghiên cứu và giớ sáng tác đánh giá cao, coi
nhu tác giả hàng đầu của văn học hiện đại Việt Nam. Có thể nói tác phẩmNam Cao là một kho
tàng nhân học có trữ lượng phong phú khó mà lường hết. Kho tàng ấy chủ yếu hàm chứa trong
một thế giớ nhân vật sống động, vừa thật gần gũi, vừa mới lạ đến sững sờ như những phát hiện
lần đầu, mang rõ dấu ấn đặc sắc của Nam Cao. Trong đó, có một số đã thành điển hình quen
thuộc với mọi tầng lớp, đi vào thành ngữ cửa miệng của toàn dân.
Gần nửa thế kỷ nay, những cảm nhận khác nhau về Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, anh giáo
thứ… trong thơ ca, truyện ngắn, điện ảnh và cả trong tiểu thuyết hàng trăm trang
(1)
, mấy thuộc
hội thảo quốc gia
(2)
, nhiều bài bàn trực tiếp hay chỉ là đôi dòng liên tưởng nói ghé vào … về Nam
Cao, tất cả cho ta thấy một sự trạng hiển nhiên: cùng với độ lùi năm tháng, những nhân vật Nam
Caonhư được dòng chảy thời gian tắm gội cho, ngày càng lộ rõ hơn duyên sắc tươi đậm của
mình. Cái gì khiến cho những Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ,Hộ, Điền, dì Hảo… mãi mãi là những
người thân thuộc đồng hành với ta, mãi mãi có sức cuốn hút; cái gì trong tác phẩm Nam Cao
“khiến nó cứ mới mãi, được người đọc đọc mãi” – như Nguyễn Minh Châu
(3)
, một nhà cách tân
quan trọng khác trong văn xuôi đương đạicủa ta, đã phải đặt thành câu hỏi ? Là tác giả của “Chí
Phèo” – một tác phẩm ”đạt tới độ tuyệt vời viên mãn”, có”giá trị cổ điển trên tất cả phương diện”,
cùng với ”Sống mòn”- “một kiệt tác hiện thực” là ”hai tuyệt đỉnh của văn xuôi Việt Nam hiện đại”
(4)
, Nam Cao xứng đáng được coi như một cây bút kết tinh những thành tựu văn xuôi tự sự của ta,
saumấy thập kỷ gia tốc phát triển hướng vào quỹ đạo hiện đại.Để góp phần vào việc giải đáp này,
cần tìm hiểu cống hiến của Nam Cao- theo ý tôi, là thành tựu nổi bật, xây dựng nhân vật.
I. NHÂN VẬT MANG TÍNH PHỨC HỢP VÀ KHẢ NĂNG LƯỠNG PHÂN.
Đây là đặc điểm nổi bật nhất, thành tựu xuất sắc nhất trong thi pháp của Nam Cao.
Điểm lại hầu hết nhân vật trong truyện ở ta suốt khoảng 40 năm đầu thế kỷ này, của các nhà
văntừ Phạm Duy Tốn qua Hoàng Ngọc Phách đến những tác giả thời tự lựcvăn đoàn và tiểu
thuyết thứ bảy sau này, dù là quan chức ”Sống chết mặc bay” đáng lên án, thân phận ”Người ngựa
và ngựa người” đáng thương, bà mẹ chồng trong” đoạn tuyệt” gia trưởng đáng trách hay một”
Người đàn bà Tàu” kiên cường đáng phục… họ đều có nét chung, đó là sự đơn thuần, xác định
trong tính cách : đã đáng chê thì không thể đáng khen, đã chính thì tà không chen vào được. Ngay
thời đó, Thạch Lam đã phảixua tay trước kiểu nhân vật có “cái lạc quan dễ dàng của tiểu thuyết
luân lý” cũng như kiểu thở ra “cái bi quan quá đáng của tiểu thuyết sầu”. Cuộc đời đâu có đơn
thuần như vậy. Cứ ngẫm ngay vào bản thân mà xem, ai chẳng có phần sáng và phần tối. Aáy là
chưa kể những tác động nhiều chiềuhướng của hoàn cảnh, tình thế… Cho đến tận cuối những
năm 80, Nguyễn Minh Châu đã phải tỏ ra bực mình với chuyện “ cứ bình luận mãi về viết cái tích
cực hay tiêu cực, ca ngợi hay phê phán. Chẳng lẽ cuộc sống trong tiểu thuyết và trong cuộc đời chỉ
hạn hẹp trong hai chiều mặt phẳng ấy?”.
Lướt qua chặng đường hơn nửa thế kỷ văn học ấy, ta càng thấyvai trò của Nam Cao thật đáng
nể: nhà văn mới ngoài hai mươi tuổi này đã có một cách nhìn riêng sâu sắc ; đãthực sự có cách
xây dựng quán xuyến thành hẳn một thi pháp được vận dụng vào hầu hết các nhân vật chính của
ông, mà hai điển hình có da có thịt nhất, là Chí Phèo trong chuyện cùng tên và thứ trong tiểu
thuyết sống mòn.
Yếu tố cốt lõi, tạo nên bề dày và sự sống đặc biệt cho các nhân vật của Nam Cao, đó là sự
khám phá ra nhiều mặt khác nhau, thậm chí tương phản nhau trong cùng một tính cách, nhiều
chiều hướng có khả năng phát triển có khi trái ngược nhau trong cùng một con người. Đó là cách
nhìn nhận nhân vật trong tính phức hợp và khả năng lưỡng phân của nó.
Dưới ngòi bút của Nam Cao, chí Phèo là “con quỹ dữ làng Vũ Đại”, hung hãn chuyên gây sự
“giở toàn những giọng uống máu người không tanh”; nhưng y lại có cả quãng đời “lành như đất”,
1
TẬP SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SỐ 5/1997
hơn nữa, có lúc “lòng thành trẻ con”, tha thiết muốn “làm hòa” với tất cả. Y u mê truyền miên
trong lốt một tên nô lệ-tay sai; nhưng đến cuối truyện, trong một khoảnh khắc lại hóa thành người
trả thù tỉnh táo-“một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại… vượt ra ngoài tầm khôn ngoaan lộc
lõi của Bá Kiến”. Y liều lĩnh vong mạng đồng thời vẫn mang trong tiềm thức nổi “sợ cố hữu” của
anh canh điền “vừa bóp đùi cho Bà Ba vừa run” ngày xưa. Ngay trong lối chửi tưởng chừng hết
sức phi lý của y (“chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”) nếu nghỉ kỹ vẫn thấy nguồn cơn có lý
của nó. Y sa đoạ xuống đáy đục ngầu phàm tục, nhưng cũng co khả năng vươn đến chất thơ trong
trẻo hiếm có của tình yêu (“ hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuậng…và hắn say thị lắm”, “
hắn muốn làm nũng với thị như vối mẹ. Oâi sao mà hắn hiền…”). Không chỉ vậy, trong nhân vật
độc đáo này còn có khát vọng đổi đời – “Một cái khát vọng đâu phải tầm thường” khiến “Chí
Phèo tắm trong chất thơ” đúng như nhận định của Đặng Anh Đào. Không nắm được tính phức
hợp-lưỡng phân này, dễ dẫn đến cách nhìn cắt xén, dừng lại ở “một nữa Chí Phèo” mà khó thấy
được tính cách Chí Phèo “không phát triển đơn thuần một chiều thuận ”người hóa” hay nghịch
“vật hóa “, mà dao động trên các cực đối lập : lương thiện- lưu manh, người- vật… Đó là sự vận
đông đa tuyến, dao động trên nhiều phương diện”.
Không có những nét nghịch dị độtä xuất, được cá biệt hoá như Chí Phèo, nhưng Thứ lại có sự
phức hợp, sự giằng co đa dạng của người trí thức ở cấp độ nhân văn cao hơn. Trong người trí
thức nghèo nàyluôn đan xen nhau cái tâm thể luẩn quẩnvì nỗi lo tồn tại sinh vật (“Lúc nào cũng
lo chết đói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho không chết đói”) với khát vọng bay bổng về một lý
tưởng cao xa(“ y náo nức muốn học, muốn thành tài, để đem cái tài ra mà dẹp tan những nỗi bất
bình kia”). Vừa tự ti, nghĩ ” mình chỉ là một anh giáo khổ trường tư, lương kém lương anh bồi
khách sạn to” không dám vào nhà Hải Nam; vừa tự tôn xét mình” cũng có học, cũng thông minh
không kém gì ai… lại biết trọng nhân cách và có những ước vọng cao”. Y vốn ”hãi người” nói
chung, ”nhát gái lạ lùng”, nhưng có lúc táo bạo đến mức cố ý ”rẽ vào những con đường tối… ước
ao được một cô gái giang hồ ngăn lại, khoác tay lên vai…” Để trả miếng lại Oanh, Thứ đã có cử
chỉ biêu riếu cô ta một cách “tàn nhẫn… mà lại đê tiện nữa” như chính y ân hận sau đó. Nhưng
đối với gia đình ông Học- một chủ trọ khác của y, Thứ lai tế nhị đến mức cứ áy náy mãi chỉ vì sự
có mặt của y và San- hai ông giáo nho nhã đãõ ”làm nổi bật cái lỗ mãng của ông chủ nhà”, khác
nào ”một hạt táo… đã trồi lên, làm vướng víu cái hạnh phúc giản dị của gia đình họ …”
Quả thật, tính cách những Chí Phèo, Thứ đã minh hoạ đầy sức thuyết phục cho một nhận xét
của nhà tâm lý học Rubinxtên :Mỗi người là cả “một nước cộng hoà nhiều chủ thể”.
Hộ trong Đời thừa- một hoá thân khác của Nam Cao – cũng phức hợp, lưỡng phân như thế.
Nhân vật nhà văn này từng có cử chỉ thánh thiện cứu vớt cả gia đình Từ ; nhưng cũng nhiều lần
xua đuổi nguyền rủa cô ta. Y có ya thức trách nhiệm cao với văn chương, nhưng vẫn phải viết
những cái” bằng phẳng quá ư dễ dãi”. Quả là trongmỗi nhân vật trí thức của Nam Cao” luôn có
mặt hai con người…đối mặt và đối thoại với nhau”. Nhân vật của Nam Cao- kể cả những trường
hợp có tính cách thô sơ nhất như Thị Nở, vẫn sáng một lương tri nữ tínhlại có tình cảm đẹp.
Nhìn rộng ra, những nhân vật văn học xưa nay có sức sống lâu bền qua mỗi thế hệ, mỗi thời
đại sinh sôi, lấp lánh thêm những ý nghĩa mới, đều là những nhân vật phức hợp nhiều chiều cạnh ,
có khả năng chuyển hóa đa dạng đến bất ngờ.
II. TÍNH CÁCH VÀ SỐ PHẬN NHÂN VẬT ĐƯỢC CHÚ TRỌNG THỂ HIỆN QUA
HÀNH TRÌNH TÂM LINH HƯỚNG TỚI CỨU CÁNH NHÂN VĂN.
Hành trình tâm linh đề cập ở đây là diễn biến nội tâm gồm mọi cãm nhận, phản ứng của ý
thức, trực giác, linh cãm, tiềm thức, vô thức…Những hoạt động hướng ngoại và hướng nội trong
tâm trí nhân vật trên dọc đường đời, cứu cánh nhân văn là mục đích, lý tưởng vì con người theo ý
nghĩa “Người là tối thượng với người” (Marx); Có thể tự giác hay tự phát, ở cấp độ cao hay thấp,
tuỳ mỗi nhân vật mỗi cảnh ngộ, quan hệ.
Hành trình nhằm tới cứu cánh này là đặc điểm bên trong, là thế mạnh của nhân vật Nam Cao,
một con người “cả nghỉ, không tĩnh tâm”, có “đôi mắt sâu thẳm, thâm quầng vì day dứt”
(5)
. Cả đời
ông “cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách”, luôn đi vào cái ngóc ngách nội tâm để rồi ”làm sáng rõ
ra trước mắt người đọc không biết bao nhiêu những điều thuộc về lương tâm và đời sống tinh thần
2
TẬP SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SỐ 5/1997
của con người, những điều thời sự hàng ngày…nhưng lại rất sâu xa và lâu bền…, rất phổ biến ở
mọi nơi, mọi thời”. Người ta thường nói đến hai đề tài quen thuộc của Nam Cao là nông dân và trì
thức nghèo. Thực ra, đó cũng chỉ là những điểm mở, để tác giả đột phá vào nội tâm, dõi theo
hành trình bên trong, ghi nhận lấy những bi kịch “Sống mòn”, “Đời thừa”, “Không thể là người
lương thiện”…thật phi lý của con người nói chung, vượt lên mọi thể chế, quốc gia, mở ra cho ta
thấy toàn nhân loại-đúng như Emerson
(6)
đã viết: ”For always, the inmost becomes the outmost”
(7)
. Nam Cao lại đặc biệt sở trường miêu tả tâm lý. Oâng đã phanh phui ra bao nhiêu ngóc ngách
sâu kín vốn có trong lòng dạ con người, khiến bạn đọc cứ cãm thấy nhột mình chạm nọc trước
những khía cạnh tưởng như mới mẻ đến ngỡ ngàng, kỳ thực chỉ là những “người lạ đã quen”,
những tri kỷ bất ngờ từ treang sách Nam Cao. Nhận thức nghệ thuật thường mặc nhiên bao gồm
một khâu thiết yếu là nhận thức của bản thân; sở dĩ Nam Cao có sức quyến rũ mạnh, chủ yếu
người đọc luôn tìm thấy mình trong nhân vật của ông-ai mà chẳng muốn qua hân vật, được
ngắm lại chính mình? Đặc sắc nổi bật này của Nam Cao cũng chính là một đặc trưng quan trọng
của tiểu thuyết hiện đại. Nhiều nhân-vật-đầy-tâm-trạng trong truyện Nam Cao quen “đọc, ngẫm
nghỉ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán” (“Đời thừa”) khiến ta liên tưởng đến phẩm
chất con người ở thế kỷ ánh sáng-những “cây sậy biết suy tư” (Pascal), coi suy tư là cách thế
chính để tư cách người
(8).
Một đặc sắc sáng giá nữa trong nhân vật Nam Cao là nội tâm không chỉ được phanh phui,
khắc họa sâu sắc, mà còn được ghi nhận trong quá trình của nó, đặc biệt trong mọi diễn biến tâm
lý bộc lộ biện chứng sinh động thế giới bên trong; giúp người đọc soi thấy chính lòng mình, qua
đó rút ra được ít nhiều bài học đường đời cho bản thân-diễn biến đường đời của Chí Phèo chính là
quá trình anh canh điền có lương tri đấu tranh với tên tay sai quỹ dữ bị nhiễm độc thâm căn. Quá
trình ấy đã vận động từ tình trạng hài kịch cười ra nước mắt của một đồ ngợm, chuyền hóa thành
bi kịch thức tỉnh muốn sống như một con người. Nội dung những “Sống mòn”, “Đời thừa” có gì
khác ngoài hàng loạt cảnh cắn rứt, hành hạ lẫn nhau trong “cái chăn quá hẹp” của hạnh phúc và tự
làm tình làm tội mình qua một chuỗi ân hận, dằn vặt, xót xa? Đó cũng là một quá trình ráng sức
quẫy cựa mong thoát tình trạng mỏi mòn “chết mà chưa sống” (Sống mòn). Bước đường sa đọa
của anh Cu Lộ trong “Tư cách mõ” cũng là một quá trình tâm linh hết sức biện chứng, từ một
người vốn “ăn ở phân minh lắm…hàng xóm láng giềng ai cũng mến” đến chỗ “người ta càng
khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục”, trở thành một “anh mõ chính thông”.
Tác giả đã kết thúc quá trình này bằng một câu triết lý nghiệm sinh: “Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh
trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không
biết gì tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất dịêu để khiến người
sinh đê tiện “ Luận điểm có giá trị tâm lý học, giáo dục học này đã trùng hợp ý nghĩa với một
ngạn ngữ phương tây: “nếu gọi một người 99 lần là đồ con heo, thì đến lần thứ 100, y sẽ ăn cám
thật!”.
Ngược lại quá trình trên, là bước đường chuyển từ nhợm lên ngườitrong truyện “ Sao thế
này ?”. Bà Hưng Phú” có tư cách của một người đàn bà…thượng lưu ”trong truyện vốn là một
phụ nữ quê kệch cứng như một cái đanh, bẩn thỉu và cục mịch” lại” chúa đời hay ăn cắp, ăn
vụng”. Truyện kết thúc bằng câu triết luận của một nhân vật:” Một cô gái giang hồ với một người
đàn bà lương thiệnkhông khác nhau là mấy. Chỉ có những hoàn cảnh khác. Hoàn cảnh đổi, rất có
thể là người đổi, tâm tính đổi”. Điều này thật là gần gũi với chiêm nghiệm của trí tuệ dân gian và
những minh chứng của đời sống hiện đại. Câu triết luận về bà Hưng Phú phá ngu đổi tính cũng
bắt gặp mệnh đề triết học nổi tiếng của một triết gia lớn về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính
cách: ”Không có bản tính con người, chỉ có những trường hợp làm người:. Không chỉ dựng lại
những quá trình lớn trọn đời hay cả một quãng đời dài, Nam Cao còn có biệt tài đặc tả những quá
trình nhỏ- như cuộc tình năm ngày đêm Chí Phèo- Thị Nở đã “phục sinh” lại lương tri cho anh
canh điền làng Vũ Đại ; như cảnh Thứ sô xát với vợ qua diễn biến cơn giận dữ- nỗi ân hận- cuộc
làm lành, từ chỗ tưởng chừng ”chẳng bao giờ nữa ta tha thứ” đến chỗ nghĩ lại” không một cái tội
nào to tát đến nỗi không thể tha thứ, không một người nào không đáng cho ta thương xót và an ủi”
đã được diễn tả cực kỳ nhân bản trong một trường đoạn đặc tả đầy ý vị ân tình.
3
TẬP SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SỐ 5/1997
Có một đoạn văn tuyệt hay trong Sóng mòn đã chung đúc được sắc gọn mà xúc động điều
tâm niệm của Thứ – nhân vật đậm tính tự truyện nhất của Nam Cao- về ý nghĩa đường đời, về sức
ép đáng sợ của hoàn cảnh cùng sự cưỡng lại nó và nỗi đau thấm đậm ý hướng nhân văn cao đẹp
của anh:
“Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ là làm thế nào cho mình và vợ con mình có
cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quí hơn nhiều. Mỗi người sống,
phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong
mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại
một chút gì cho nhân loại. Có thú vị gì là cái sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật,
chẳng còn biết một việc gì ngoài công việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày. Có ai muốn gục mặt xuống
làm gì? Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm gì sát đất
“.
Tâm niệm này rất gần với ý tưởng nhân văn cộng sản, đến mức giống như một câu được trích
dẫn trong nguyên tắc của Mars ”(Hoàng Ngọc Hiến – “ văn học và học văn”). Ý hướng nhân văn
được Nam Cao chăm chú dõi theo và miêu tả trong suốt hành trình tâm linh của nhân vật.Bản
thân quá trình sáng tác của Nam Cao cũng là một hành trình kêu gọi thức tỉnh nhân tính, rà lại
nhân phẩm, vươn tới nhân văn. Nhìn nhận theo hướng đó , sẽ thấy từ Chí Phèo đến Sóng Mòn,
nhà văn đã có sự vượt mình không nhỏ.
III. NHÂN VẬT ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG CHẤT LIỆU ĐỜI THƯỜNG, BÚT PHÁP
ĐA DẠNG.
Gần như tất cả truyện của Nam Cao, kể cả hai tiểu thuyết dài hơi còn lại của ông – Sống mòn
và “Những người hàng xóm” – đều được xây dựng từng những chuyện vặ¨t vãnh, nhí nhách giữa
những con người nhỏ bé tội nghiệp; là sự thật đời thường, là cuộc sống hàng ngày của mỗi người:
Một bữa ăn với gia đình (Sống mòn), một lần trả lầm tiền mua sách quá mất mấy xu (nhỏ nhen),
tối sáng trăng ra sân ngồi chơi của Điền, bát cháo hành giải cãm của Thị Nở…làm nền cho
khoảng khắc thức tỉnh của Chí Phèo cũng là “tiếng trò chuyện của người đi chợ, tiếng gõ mái
chèo đuổi cá”… rất bình dị.
Để chuyển chất liệu đời thường ấy thành nhân vật văn học, Nam Cao đã vận dụng nhiều bút
pháp đa dạng. Có trào phúng, thường là cái cuời chua chát, cười ra mắt trước những hiện tượng
“nghịch dị” bộc lộ tình trạng bất thường, phi lý ngày càng trầm trọng trong xã hội. Có tả chân,
đến mức cứ như thấy hiện lên mồn một trước mặt (ví như đoạn tả người đàn bà nghèo ăn gian
một tấm bánh ngoài chợ trong truyện “Đòn chồng”) Có tự sự độc đáo “rất biến hóa, cứ nhập
thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật mà đắc dẫn mạnh tự sự theo dòng độc thoại nội tâm”.
Và chữ tình-thứ chữ tình có một vị chua chát, thấm thía ruột gan, nhuyễn vào tự sự, mang đặc sắc
riêng trộn không lẫn của Nam Cao mà có người gọi là “gịọng chữ tình tàn nhẫn”; ý vị chữ tình ấy
hầu như nhuần đượm trên mỗi dòng chữ của ông.
Ngôn ngữ tronbg sáng tác Nam Cao dù là ngôn gnữ miêu tả hay tự sự, đối thoại hay độc thoại
của nam Cao đến nay đọc lại vẫn hết sức trong sáng, có duyên lạ lùng, “đạt đền mức cổ điển của
văn xuôi tiếng Việt”. Ngôn ngữ thật sự đa dạng: Tiếng nói nhân vật, tiếng nói tác giả, tiếng hòa
trộn của tác giả với nhân vật…: và đặc biệt sỏ trường về ngôn ngữ bên trong với giọng nhập vai
hết sức linh hoạt, không chỉ bộc lộ tâm tình mà còn thể hiện được cả tính cách. Nhất là trong
Sống mòn, có một giọng vừa linh hoạt vừa biến hóa vừa đầy tâm trạng, một thi pháp của người
trong cuộc với tinh thần tự phanh phui, giàu suy tư chiêm nghiệm mà không sa vào mớ bồng
bông-sương mù nội tâm như ở các tiểu thuyết “dòng ý thức” của phương Tây.
Cách cãm nghỉ và ứng xử của nhân vật Nam Cao là nếp sống đôn hậu, tình nghĩa bao dung
của người Việt Nam (cách người bố của Dần xử với nhà trai trong truyện “Một đám cưới”; thái độ
Lão Hạc đã “khóc vì trót lừa một con chó”, và “gọi nó bằng cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi
đứa con cầu tự”…) về hình thức, từ chữ dùng, cách nói (“Cáo mặt cơng cơng”, “thôi thì cũng vắt
mũi đút miệng, được bữa hôm lo bữa mai”…) cho đến khẩu vị miếng ăn của nhân vật (món báng
đúc “bẻ ra ăn với cá bống kho ráo nước cho đến cong lên dầm vào một tí tương cua thì tuyệt; “-Dì
Hảo) cũng đậm chất dân tộc như vậy. Về ý vị triết lý, có thể không có truyện nào của Nam Cao
4
TẬP SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SỐ 5/1997
mà không tìm được ít ra một đôi câu đúc kết về sự đời, lòng người của nhân vật hay của tác giả.
Có những nhận xét kiểu tục ngữ, ngụ ngôn: “Ở cảnh chúng ta lúc này hạnh phúc chỉ là cái chăn
quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở” (Mua nhà). Có những luận điểm dựa vào ẩn dụ thông
thường, nhưng lại có tầm minh triết với quan điểm nhân đạo rất cao và mới mẻ, mặc nhiên đối
thoại với cả cỡ triết gia lớn thế giới như Nietzsche (9): “kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ
khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai mình” (Đời
thừa). Mang sức nặng chân thực và sức hút nhân văn, những nhân vật Nam Cao đã thành chân
dung tinh thần của cả dân tộc, góp phần vừa nhận chân thấu đáo,
vừa vạch vôi đánh dấu lại những chiêm nghiệm đời thường. Hậu thế đã và còn đến soi mình vào
đó để tìm gặp được hình bóng của mình, những điều có thể chia sẻ cùng mình. Những nhân vật
dày dặn, nhiều chiều cạnh, như lắng đọng cả một tầng văn hóa trong người, đã nâng bi kịch đời
thường lên thành bi kịch vĩnh cửu. Đó là bi kịch của cảnh sống mòn-phi lý, của khát vọng đổi đời,
của yêu cầu được phát triển hết mình nhân cách, vấp phải rào cản bên ngoài và bóng tối bên
trong. Chúng không là bi kịch của riêng ai, cũng không chỉ ở một “Thời xa vắng”. Chúng đã là
những vấn đề nhức nhối của quá khứ. Chúng càng thành những vấn đề bức xúc của hiện tại và
tương lai.
Với thành tựu nghệ thuật đã sáng tạo nên những nhân vật giàu sức sống, qua đó giúp ta khám
phá ra nhiều bí mật lòng người giữa đời thường; Với vai trò, tầm cỡ độc đáo và đặc sắc dân tộc
của ông, có thể coi Nam Cao là tác giả tập đại thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt
Nam hiện đại, xứng đáng hội thoại cùng những nhà văn hiện thực nhân bản tiêu biểu của thế kỷ
XX.
5