1. TÊN TÌNH HUỐNG :
Tình hình, tác hại và phương pháp giải quyết nạn tảo hôn ở Huyện Quỳ Hợp - Tỉnh
Nghệ An hiện nay.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Thứ nhất: Hiện nay vấn nạn tảo hôn đã và đang gây ra những hệ lụy bi kịch
cho người dân các dân tộc thiểu số. Tảo hôn không chỉ gia tăng đói nghèo, số vụ ly
dị, giảm sút chất lượng giống nòi, sức khỏe sinh sản mà còn đẩy nhiều trường hợp
đến cái chết thương tâm.... Đây là vấn đề nhức nhối làm đau đầu chính quyền địa
phương cũng như toàn xã hội.
Thứ hai: Vấn nạn tảo hôn giờ đang là mối quan tâm lớn nhất của xã hội nên
chúng em muốn góp một phần nho nhỏ vào công việc nâng cao nhận thức của tất
cả mọi người bằng những biện pháp như tuyên truyền, quảng bá tới tất cả mọi
người về hậu quả của vấn nạn tảo hôn để mọi người không phải gánh chịu những
hậu quả nghiêm trọng do vấn nạn này gây ra
Thứ ba: Để nâng cao nhận thức của mỗi người, góp phần giúp cho xã hội đất
nước trở nên văn minh ổn định. Bảo vệ sức khỏe của con người, đồng thời góp
phần vào việc giữ vững nền kinh tế của đất nước.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG :
a) Tiến hành nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
+ Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu qua sách, báo, mạng xã hội.
+ Thống kê số liệu diễn ra các nạn tảo hôn .
+ Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế.
+Phân tích, đánh giá cụ thể các hậu quả của nạn tảo hôn.
b) Tổng hợp nghiên cứu và tìm ra giải pháp:
+ Môn ngữ văn: Nắm chắc các kỹ năng như thuyết minh, nghị luận, kể chuyện
để tuyên truyền các hậu quả của nạn tảo hôn .
+ Môn sinh học: Biết được những tác hại của việc kết hôn sớm, kết hôn cận
huyết ảnh hưởng đến sức khỏe .
+ Môn giáo dục công dân: Giáo dục pháp luật ý thức cho mỗi người với vấn
đề hôn nhân.
+ Môn tin học: Áp dụng các kỹ năng đã học để tìm tòi, liên hệ những thông tin
bổ ích liên quan đến vấn đề .
+ Môn toán : Thống kê những số liệu của những trường hợp tảo hôn và tỉ lệ
xảy ra nạn tảo hôn ở các vùng.
1
c) Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
+ Thực trạng xảy ra vấn nạn tảo hôn.
+ Hậu quả của nạn tảo hôn
+ Giảm bớt tỉ lệ các cặp vợ chồng kết hôn sớm.
+ Bảo vệ sức khỏe của mỗi con người.
+ Hạn chế tỉ lệ đói nghèo, cải thiện kinh tế .
+ Hiểu sâu hơn những kiến thức của các bộ môn.
+ Rèn luyện khả năng áp dụng từ sách vở vào đời sống.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
+ Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hậu quả của việc kết hôn sớm.
+ Vận động mọi người cùng tuyên truyền hạn chế nạn tảo hôn góp phần cải
thiện đời sống.
+ Vận động mọi người tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề hôn
nhân.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VÀ Ý
NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Trước tình trạng nạn tảo hôn đang còn và diễn ra trên địa bàn Huyện Quỳ
Hợp quê em. Chúng em là những học sinh ưu tú của các xã được tuyển vào học tại
Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Quỳ Hợp để sau này được đào tạo thành
những cán bộ về phục vụ quê hương đất nước nên chúng em đều nhận thức được
đây là một hủ tục lạc hậu và vi phạm pháp luật vì các bạn chưa đến tuổi thành niên
(Đủ 18 tuổi) mà đã kết hôn và những hậu quả của kết hôn sớm là rất tai hại.
Là một trường miền núi nên các thầy cô giáo luôn quan tâm đến chúng em
không chỉ giảng dạy kiến thức mà còn dạy dỗ chúng em về mọi mặt từ ăn, ở cho
đến cách sinh hoạt. Học tập tại trường, chúng em được tham gia rất nhiều các hoạt
động ngoại khóa, đặc biệt là các buổi phát thanh măng non do Đoàn thanh niên và
Đội TNTP HCM tổ chức về chủ đề giáo dục sức khỏe giới tính và tuyên truyền về
nạn tảo hôn. Đó là những hoạt động sinh hoạt rất bổ ích, bồi đắp cho chúng em
thêm nhiều kiến thức về cuộc sống, xã hội… Chúng em luôn ghi nhớ những lời
dạy dỗ của thầy cô giáo và tình nguyện làm những tuyên truyền viên về vấn đề tảo
hôn ở địa phương em để sau này góp phần xây dựng quê hương mình ngày càng
giàu đẹp.
a. Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ tác hại và hậu quả của nạn tảo hôn:
+ Tác hại của nạn tảo hôn:
2
Như chúng ta đã biết, hiện nay nạn tảo hôn đang là một vấn đề xã hội, đáng
quan tâm và lo ngại. Nạn tảo hôn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của
các bạn trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của toàn xã hội. Tác hại của
nạn tảo hôn vô cùng to lớn.
Theo các chuyên gia về tâm lý: những bé gái còn non dại chưa có kiến thức
gì về cuộc sống hôn nhân và gia đình cũng như sức khỏe sinh sản mà sớm làm vợ
làm mẹ thì cuộc sống rất vất vả, không hạnh phúc, dẫn đến tan vỡ và bi kịch xảy ra
là điều khó tránh khỏi. Những cuộc hôn nhân ấy chẳng những không xuất phát từ
tình yêu hai phía mà còn không hợp pháp lí vì hầu như không có sự xác nhận của
chính quyền địa phương. Vì thế mà phần lớn đều rơi vào bi kịch.
Không những vậy, vấn nạn tảo hôn còn gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe của người con gái sau này. Cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, mang thai sớm
có thể ảnh hưởng đến thai phụ sau này như: thai lưu, thai yếu, xảy thai, chửa ngoài
dạ con... Nếu sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ
và con. Con cái sinh ra còi cọc, suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh...nhiều trường hợp
gây tử vong. Người mẹ có nguy cơ sau này mất khả năng sinh sản do tắc nghẽn
ống dẫn trứng.
+ Hệ lụy của nạn tảo hôn:
Khó khăn trong việc được cấp thẻ khám chữa bệnh và làm giấy khai sinh
cho trẻ em. Cụ thể theo chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em : "Thẻ
khám chữa bệnh miễn phí là quyền lợi của trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên hiện nay
rất nhiều trẻ em chưa được cấp thẻ là do vướng ở giấy khai sinh. Không ít trẻ em
trong số đó đến nay đã hết độ tuổi để cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí".
Không có thẻ khám chữa bệnh miễn phí, nhiều gia đình lâm vào cảnh khó
khăn.
Không có giấy khai sinh, chuyện học của trẻ em vùng cao Huyện Quỳ Hợp,
Tỉnh Nghệ An cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Căn cứ giấy khai sinh, có trường hợp tảo hôn nhưng thực tế lại trong độ tuổi
kết hôn; Ngược lại, có thanh niên phạm tội phải truy cứu trách nhiệm hình sự
nhưng qua điều tra, xác minh, lại đang ở tuổi… vị thành niên!
Nạn tảo hôn đang diễn biến phức tạp tại vùng sâu, vùng xa ở Huyện Quỳ
Hợp quê em, hệ lụy phía sau là rất lớn. Chính quyền các cấp và các cơ quan chức
năng cần tập trung công tác tuyên truyền, vận động để bà con xóa bỏ các hủ tục lạc
hậu để hạn chế tình trạng tảo hôn làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế
và ảnh hưởng đến việc đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật về vấn đề
hôn nhân.
Giữa những cánh rừng xa thẳm, núi non trùng điệp, nơi còn nhiều khó khăn,
hạn chế về văn hóa, kinh tế, vấn nạn tảo hôn đã và đang gây ra nhiều bi kịch, hệ
lụy cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Sự chung tay, góp sức của các cấp ban
3
ngành, cộng đồng xã hội là hết sức cần thiết nhằm từng bước xóa bỏ quan niệm lạc
hậu, vấn nạn ăn sâu vào tiềm thức lâu đời của người dân miền núi.
+ Thực trạng nạn tảo hôn ở Huyện Quỳ Hợp:
Theo thống kê của Huyện Qùy Hợp, mỗi năm trên địa bàn có gần 40 trường
hợp tảo hôn, các xã có tỷ lệ tảo hôn cao như: Châu Thành (năm 2012 có 7 trường
hợp, năm 2015 có 4 trường hợp), Châu Quang (năm 2012 - 2015 có 5 trường hợp),
Liên Hợp (7 trường hợp).
Số vụ ly hôn tăng lên hàng năm (năm 2010 có 101 vụ, đến năm 2015 tăng
lên 132 vụ). Nhiều trường hợp các cặp vợ chồng sống với nhau không có đăng ký
kết hôn. Số vụ cưới không đăng ký kết hôn đã ly hôn từ năm 2010 - 2015 có 13 vụ,
độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa.
Tình trạng tảo hôn hiện vẫn diễn ra phổ biến ở Huyện Qùy Hợp.
(Ảnh minh họa).
Số ca nạo phá thai tổng hợp tại bệnh viện huyện năm 2015 là 98 ca. Tình
trạng trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái đang tuổi cắp sách đến trường đã bị gia đình ép
buộc nghỉ học để lấy chồng. Nhiều trường hợp đăng ký kết hôn chưa đủ tuổi, chính
quyền không chấp nhận, "xin khất" để khi đủ tuổi mới đăng ký kết hôn nên nhiều
trẻ em sinh ra không được làm khai sinh kịp thời, không những làm thiệt thòi đến
quyền lợi của phụ nữ, trẻ em mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
cuộc sống, chất lượng dân số và gia đình, chất lượng lao động xã hội và quá trình
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Qùy Hợp đã ra Chỉ thị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tảo hôn trên địa
bàn huyện giai đoạn 2015 - 2020.
Chỉ thị nêu ra 7 nhiệm vụ, giao cho các cơ quan chuyên môn, các b
Chị em phụ nữ tại lớp học truyền thông về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
( Huyện Quỳ Hợp - Nghệ An)
Các ban, ngành tổ chức thực hiện; trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phải tăng
cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phòng chống tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Ngoài ra trong các năm qua, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp
Trung tâm DS/KHHGĐ Huyện Quỳ Hợp đã tổ chức các lớp truyền thông
lồng ghép nâng cao chất lượng dân số, giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Quỳ Hợp: Châu Thái, Liên Hợp, Đồng Hợp, Văn Lợi, Châu Đình,
Châu Thành và Châu Quang.
Thông qua đợt truyền thông, các nội dung về Luật hôn nhân và gia đình;
Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; Định
hướng công tác tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống; Vai trò của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác truyền thông
giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... đã được chuyển tải đầy đủ
đến các nhóm đối tượng. Đây là các nội dung truyền thông rất mới nên đã tạo được
sự tham gia chú ý tích cực của đông đảo cán bộ và nhân dân vùng đồng bào dân
tộc thiểu số nhằm góp phần triển khai thực hiện tốt mô hình “Giảm tình trạng tảo
hôn và hôn nhận cận huyết thống” tại huyện Quỳ Hợp nói riêng và Tỉnh Nghệ An
nói chung.
Qua trên ta có thể thấy sự nhận thức về việc lấy chồng, lấy vợ sớm của thanh
niên đồng bào các xã trên địa bàn Huyện Quỳ Hợp, nhất là các xã vùng sâu, vùng
5
xa vẫn còn rất lạc hậu, không được nâng cao. Đa số các cặp vợ chồng đều chưa
lường hết được những hậu quả của việc kết hôn, sinh con sớm sẽ như thế nào đến
cuộc sống sau này. Đa số các gia đình kết hôn sớm thường xuyên cãi vã, đánh đập,
chửi bới nhau rồi cuối cùng đường ai nấy đi. Chẳng những thiếu thốn tình cảm mà
còn chịu nhiều thiệt thòi khác, thậm chí khiến nhiều trường hợp dẫn đến cái chết
thương tâm. Bên cạnh đó nhiều cặp vợ chồng kết hôn sớm khi ý thức, kinh nghiệm
về việc chăm sóc con cái, xây dựng kinh tế gia đình còn hạn hẹp khiến cho đứa trẻ
sinh ra bị suy dinh dưỡng còi cọc, mắc bệnh…và chẳng những không được chăm
sóc tốt mà việc giáo dục dạy dỗ cũng rất khó khăn, hạn chế. Tảo hôn còn làm cho
các cặp vợ chồng ‘nhí’ mất cơ hội học tập, ảnh hưởng đến tương lai, cuộc sống sau
này: Kết hôn sớm khiến hầu hết cuộc sống của những “gia đình nhí” lâm vào cảnh
khó khăn; Trong khi đó chưa có đầy đủ kiến thức hiểu biết để tự lo cho cuộc sống
gia đình.
Chúng em là những học sinh của trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS
Huyện Quỳ Hợp. Chúng em đều là những học sinh đến từ các xã vùng sâu, vùng
xa của Huyện Quỳ Hợp nên thấy được thấy thực tế ở các bản làng quê hương em
còn tồn tại tình trạng tảo hôn rất nhiều. Có những bạn, đang cùng đồng trang lứa
với chúng em hay có những chị đang học THPT cũng bỏ học để lấy chồng. Có
những cặp vợ chồng nhí chỉ bằng tuổi chúng em hay bậc chị (hơn vài tuổi), chưa
đủ tuổi kết hôn song đã lập gia đình và đang nuôi con nhỏ.
Như chị Lô Thị Xuân V- Dân tộc Thái (Xã Châu Cường - Huyện Quỳ Hợp)
cũng là một trong những học sinh của trường PTDTNT THCS Quỳ Hợp. Chị là
một trong những học sinh chăm ngoan, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện.
Tuy nhiên khi lên học cấp 3,chị quen 1 anh cùng làng và 2 người nảy sinh tình cảm
và do những suy nghĩ nông cạn, mặc dù đang học lớp 11 tại trường PTTH Quỳ
Hợp 3 nhưng chị cũng đồng ý để anh kia “Trộm” về làm vợ (theo lời kể của gia
đình). Mặc dù đã được nhà trường và gia đình vận động tiếp tục đi học nhưng chị
vẫn quyết định nghỉ học. Bỏ học giữa chừng, quãng đời học sinh tươi đẹp với bao
ước mơ và dự định khép lại, cuộc đời chị rẽ sang một trang mới mà chính chị cũng
chưa hình dung ra làm vợ, làm mẹ khi tuổi đời quá trẻ sẽ ra sao, cuộc sống chật vật
khi phải lo miếng cơm, manh áo sẽ như thế nào khi chưa có ngành nghề gì để kiếm
sống…..
Chị Lô Thị T (Sinh năm 1999), ở xóm Bản Bom, xã Châu Thái, Quỳ Hợp
cũng bỏ học giữa chừng khi đang học lớp 10 và lấy chồng, trường hợp chị T có
may mắn hơn một chút vì người chồng hiện tại cũng khá lớn tuổi và gia đình khá
có điều kiện nhưng áp lực làm vợ, làm mẹ khi tuổi quá nhỏ, đang tuổi ăn, tuổi học
thì cũng không phải đơn giản. Ở cùng làng nên nhiều khi chúng em cũng được
chứng kiến cảnh cãi vã giữa hai vợ chồng, vợ thì “tay xách nách mang” một đứa
con nhỏ và làm việc nhà, đồng áng…rất vất vả. Còn trường hợp Chị Lo Thị V
(sinh năm 1999), ở Xóm bản Lòng, Châu Thái, Quỳ Hợp, mặc dù thầy cô và bạn
bè động viên, vận động đi học nhưng vẫn bỏ học khi đang học lớp 11 và về nhà lấy
6
chồng. Dù không được chính quyền địa phương cho phép nhưng vẫn về ở với nhau
như vợ chồng từ khi mới 15-16 tuổi. Bỏ học giữa chừng, vợ chồng mũi dãi chẳng
biết làm gì để ăn, đành phải ‘cầu cứu’ cha mẹ, anh em. Năm 2016, nhiều ưu tiên
của nhà nước dành cho hộ nghèo nên vợ chồng mới có căn nhà để ở. Nhưng mãi
đến giờ đã có 1 mặt con nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn, đồng nghĩa với việc con
cái không có giấy khai sinh. Mặt khác gia đình chồng cũng rất khó khăn nên tất cả
các lo toan của cuộc sống cũng đè nặng lên đôi vai của “con dâu trẻ tuổi” khiến
cuộc sống của chị đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Hay trường hợp chị Vi Thị
Th (sinh năm 1999) ở xóm Na Án, Châu Thành, Quỳ Hợp lấy chồng từ năm lớp
11. Sau một năm chị có một đứa con nhưng do sức khỏe quá yếu nên đứa con của
chị không may bị mất. Nỗi đau mất con chưa dứt thì nỗi đau lại càng xoáy sâu hơn
vào lòng chị khi chính người chồng của chị lại bị nghiện ngập, thường xuyên đánh
đập chị. Cuộc sống đã khổ nay lại còn chật chội hơn, chị tâm sự nhiều khi chị
không biết nên đi theo con đường nào nữa, cuộc sống bế tắc....
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NẠN TẢO HÔN
7
Có thể thấy mỗi năm ở Huyện Quỳ hợp - Tỉnh Nghệ An có tới hàng chục
cặp tảo hôn, nạn tảo hôn đã len lỏi đến các cấp học nhất là ở các trường THCS và
THPT vùng miền núi, nơi có nhiều các em học sinh người dân tộc thiểu số đang
theo học. Những cặp tảo hôn không đăng kí kết hôn do không đủ tuổi nên số liệu
thống kê rất khó chính xác, mặt khác, các gia đình có con em tảo hôn đều giấu
chính quyền địa phương. Nạn tảo hôn gây những hậu quả khôn lường cho nhiều
gia đình và cho cả xã hội.
+ Những quy định của pháp luật về nạn tảo hôn:
Ngoài ra nạn tảo hôn còn làm gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh, làm gia
tăng một số bệnh, điều này khiến chất lượng dân số suy giảm ảnh hưởng đến trật tự
văn hóa ở địa phương, làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật và ý thức chấp
hành pháp luật trong xã hội.
Mà theo quy định của Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014, tảo hôn là một trong
những hành vi bị cấm. Và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy
vào mức độ vi phạm của hành vi.
- Xử phạt vi phạm hành chính, điều 47 nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt đối với hành vi tảo hôn như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì
quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có
quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
- Truy cứu trách nhiệm hình sự, điều 148 Bộ luật hình sự quy định đối với
tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn như sau:
“Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn
mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.”
b. Vận động mọi người cùng tuyên truyền, sức khỏe sinh sản, luật hôn nhân
gia đình và hạn chế nạn tảo hôn:
- Quy mô trường học:
Tuyên truyền đến mọi học sinh qua các buổi chào cờ, sinh hoạt nội trú, các
hoạt động ngoại khóa và các tiết học có liên quan đến nội dung sức khỏe sinh sản,
hôn nhân gia đình.
8
Tuyên truyền học sinh và phụ huynh làm tốt vai trò tuyên truyền, vận động
gia đình và người thân chấp hành tốt luật hôn nhân, gia đình và có ý thức loại bỏ
bỏ hủ tục tảo hôn.
Giáo viên tuyên truyền về việc tránh tệ nạn tảo hôn cho học sinh tại trường
PTDTNT THCS Quỳ Hợp
- Quy mô cấp địa phương:
Phối hợp và tham mưu với Cấp Ủy địa phương, làm tốt công tác tuyên
truyền đến toàn bộ nhân dân xã nhà về các nội dung liên quan đến sức khỏe sinh
9
sản, hôn nhân gia đình và nạn tảo hôn. Đặc biệt tổ chức cho các gia đình và thanh
niên địa phương ký cam kết không vi phạm nạn tảo hôn.
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Đối với thực tiễn học tập: Nhận thức được hậu quả của nạn tảo hôn. Nâng
cao khả năng nhận biết, áp dụng những kiến thức đã học, khả năng liên hệ các kiến
thức liên quan vào đời sống. Biết cách tuyên truyền về hậu quả của nạn tảo hôn và
phương pháp để tránh khỏi và xóa bỏ nạn tảo hôn đối với mọi người.
Đối với thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội: Nâng cao nhận thức, ý thức tự
giác của mỗi người trong việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội. Biết
được ảnh hưởng tiêu cực to lớn của nạn tảo hôn không chỉ đối với mỗi cá nhân mà
ảnh hưởng đến cả gia đình và toàn xã hội.
10