Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Rủi ro ngành ngân hàng và cái chết của lehman brothers

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.5 KB, 5 trang )

1. Sơ lược về Lehman Brother
Được thành lập bởi Henry Lehman và những anh em của ông - những người nhập cư gốc
Đức những năm 1850. Thời kỳ đầu, Lehman Brothers hoạt động như một công ty buôn bán
bông, bắt đầu chuyển qua lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán những năm đầu thế kỷ 20, sau đó
trở thành một ngân hàng đầu tư. Lehman Brothers từng là ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới và
là một trong bốn ngân hàng đầu tư lớn nhất ở Mỹ với giá trị giao dịch hàng ngày có khi lên đến 7
tỉ Dollar. Theo Báo cáo Thường niên 2007 của Lehman Brothers, ngân hàng này có thu nhập chủ
yếu từ nguồn thu phí các giao dịch hoặc dịch vụ cung cấp.
Trước cuộc sụp đổ của mình, Văn phòng quản lý rủi ro của ngân hàng này đã nhận ra
năm loại rủi ro đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của họ. Có thể thấy rằng, thị trường, tín
dụng, thanh khoản, hệ thống và rủi ro danh tiếng tạo nên toàn bộ rủi ro trong hoạt động của
Lehman Brothers. Một mặt, muốn thành công, ngân hàng phải quản lý một cách thận trọng và
cân bằng; mặt khác, nếu xem nhẹ những vấn đề này, hậu quả sẽ vô cùng tai hại và như chúng ta
thấy ở đây là sự sụp đổ và cả hệ thống bị huỷ diệt.

2. Quá trình sụp đổ
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư - với đặc trưng là tính rủi ro rất cao - là vô
cùng gay gắt. Lehman Brothers từng là một trong số bốn ngân hàng đâu tư lớn nhất Mỹ và mục
tiêu của nó là ngôi vị dẫn đầu với tăng trưởng doanh thu kế hoạch đề ra là 15%/ năm. Để đạt
được kỳ vọng tăng trưởng, ngân hàng đã thực hiện những thay đổi chủ chốt trong chiến lược
kinh doanh: chuyển từ mô hình rủi ro thấp sang rủi ro cao. Thay vì tạo ra tiền từ các giao dịch, họ
chuyển sang kiếm tiền từ các vụ đầu tư dài hạn. Quản lý của Lehman cơ bản tập trung vào việc
mở rộng trong ba lĩnh vực chính: bất động sản, cho vay đòn bẩy và cho vay nợ dưới chuẩn
( Bankruptcy Report No.08 – 13555, 2008).
Lehman Brothers cũng chịu gánh nặng từ rất nhiều loại nợ dưới chuẩn và nợ tín thế chấp.
Nợ dưới chuẩn là nợ cho vay với những đối gặp rủi ro tài chính, không có hoặc chỉ có sự bảo
đảm rất thấp. Những khoản cho vay này thường đem lại lãi suất cao hơn do mức rủi ro cao hơn.
Nợ dưới chuẩn trở nên phổ biến và bùng nổ vì đợt dãi suất thấp trong dài hạn trong làn sóng
cuộc tấn công 11/9 và theo đó là bong bóng nhà đất khổng lồ, đồng thời cũng từ hành động của
Chính phủ nhằm cổ vũ các ngân hàng giải ngân các khoản nợ, để ngay cả những người có năng
lực tài chính thấp cũng có thể mua được nhà.


Lehman Brothers, cũng như các ngân hàng đầu tư dẫn đầu khác, tạo ra khoản lợi nhuận to
lớn từ nợ dưới chuẩn miễn sao tỉ lệ vỡ nợ nằm ở tỉ lệ bình thường. Mô hình là tạo ra các khoản
cho vay và chuyển chúng thành chứng khoán, có nghĩa là chia nợ thành những khoảng nhỏ và
trộn chúng lại để phân đều rủi ro tín dụng.Chứng khoán, được gọi là Residential Mortgage
Backed Securities, được bán cho các nhà đầu tư để tạo ra tiền cho ngân hàng. Mặc dù các khoản
cho vay được xem như rủi ro, những chứng khoán này được xếp hạn và xem là an toàn như trái
phiếu chính phủ. Điều này thường là vì người nhận nợ được xem là không phụ thuộc thậm chí là
vào việc tăng giá bất động sản. (Norberg, 2009, Bankruptcy Report No.08 – 13555, 2008).
Tuy nhiên, bong bóng nợ rẻ và giá bất động sản leo thang bùng nổ 2006, khi mà lãi suất
bắt đầu leo dốc, số lượng những nhà đầu tư vỡ nợ gia tăng tạo ra các khoản thua lỗ đáng kể và
dẫn đến gia tăng rủi ro thanh khoản. Những nhà đầu tư nhận ra rằng những chứng khoán này
hàm chứa nhiều rủi ro hơn nhận định và bắt đầu tránh chúng, trong lúc những tổ chức xếp hạn tín
dụng bắt đầu hạ bậc chúng. Một hậu quả khác của cuộc leo dốc lãi suất là nhu cầu bất động sản
sụt giảm theo giá. Điều này cũng đưa đến một vấn đề trong tương lai cho Lehman Brothers, khi


mà họ nhận những khoản lỗ là bất động sản (Norberg, 2009, Bankruptcy Report No.08 – 13555,
2008).
Cũng như rất nhiều ngân hàng đầu tư khác đang đối mặt với vấn đề, khi thị trường tín
dụng phát triển kém bền vững, khủng hoảng tín dụng, làm cho tài sản đòn bẩy từ nợ trở nên rất
khó bán. Lehman có ba lĩnh vực kinh doanh chính: nợ dưới chuẩn, bâts động sản và tài sản đòn
bẩy nợ, những tài sản mà không thể bán, những tài sản với sự sụt giảm giá thị trường hết sức
nặng nề.
Đầu năm 2008, Lehman Brothers có khoản lỗ quý trên $2.5 tỉ, hầu như tập trung chủ yếu
ở lĩnh vực kinh doanh đầu tiên đã đề cập (Lehman Brothers First Quarterly Report, Lehman
Brothers Second Quarterly Report 2008). Thực tế bấy giờ, Lehman Brothers đang bị thua lỗ cùng
với những khoảng nợ ngất ngưỡng và bảng cân đối tài chính đầy những tài sản yếu kém, kém
thanh khoản tạo ra một hậu quả tồi tệ cho ngành ngân hàng. Những nhà cho vay cùng những yếu
tố khác mất đi sự tín nhiệm với ngành ngân hàng, dẫn tới sự tăng giá vốn và khó khăn trong việc
có được nguồn tài trợ cho thanh khoản cơ bản.

Lehman Brothers công bố mức lỗ quý $3.9 tỉ vào tháng 9/2008 (Lehman Brothers First
Quarterly Report, Lehman Brothers Second Quarterly Report 2008). Mặc dù Lehman Brothers
đã nỗ lực bán đi một số tài sản của họ trong suốt năm để giảm đi rủi ro và tạo thanh khoản, thị
trường không còn tin họ và ngân hàng này đã không thể vay mượn đủ tiền cho hoạt động thường
ngày. Rõ ràng là có ít giải pháp khả thi ngoài việc phá sản. Lehman đã thương lượng với một số
ngân hàng khác về bán suốt tuần từ 12-14 tháng 9, nhưng không có bất cứ sự ấn định nào được
ký kết. Vì những hành vi sai trái và kém cẩn trọng trong nhận diện rủi ro, chính phủ Mỹ mất lòng
tin ào ngành ngân hàng và chọn giải pháp không can thiệp vài kết cục không thể tránh khỏi của
Lehman Brothers. Đến thứ hai, 15/9/2008, Lehman Brothers liệt vào danh sách phá sản. Kỷ
nguyên 158 năm chấm dứt, cuộc phá sản lớn nhất lịch sử là một thực tế, và nó chính là khởi đầu
cho một cuộc khủng hoảng tài chính đưa đến một làn sóng làm hỗn độn cả nền tài chính.

3. Sai lầm chiến lược
Có rất nhiều sai lầm mang tính chiến lược dẫn tới sự sụp đổ của Lehman Brothers. Khi
ngân hàng này bắt đầu tập trung hơn vào đầu tư dài hạn thay vì môi giới, nó sử dụng một số
lượng đáng kể vốn nhiều hơn trước đó. Lưu ý rằng, vốn tự có nhỏ đưa đến hậu quả một sự gia
tăng nhanh chóng rủi ro thanh khoản. Nó tạo ra vòng lẩn quẩn khiến ngân hàng cứ tiếp tục ngày
càng khó mượn vốn tài trợ rủi ro của nó. Nhưng vơi việc đầu tư thiếu cẩn trọng và phương cách
tài trợ vốn cho việc kinh doanh mới mẻ, Lehman Brothers đã tự đẩy họ vào rủi ro thanh khoản –
điều mà hoàn toàn có thể tránh được. Thay vào đó, việc tiếp cận nhận diện rủi ro lẽ ra nên được
ưu tiên thực hiện một cách chậm rãi trong những thương vụ kinh doanh mới mẻ. Và, ngân hàng
này lẽ ra nên để tâm đến các vấn đề cơ bản trong kinh doanh, luôn có những rủi ro ngầm định
cũng như sự phát triển thành công thường là việc mở rộng hợp lý.
Lehman Brothers tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển nóng vội mặc cho khủng hoảng
tài chính. Hậu quả là, họ tin rằng thay vì cắt giảm rủi ro, thì đây lại là cơ hội để giành lấy thị
trường và hoàn thiện lợi nhuận. Những hành động này dẫn đến sự gia tăng rủi ro tín dụng và rủi
ro hoạt động do rủi ro thị trường đang ngày càng tăng. Cuối cùng, rủi ro cùng việc thua lỗ gia
tăng đáng kể cùng với nhau siết ngân hàng với áp lực gấp đôi. Hơn nữa, việc tiếp cận vấn đề tối
thiểu hoá rủi ro thường được nghiên cứu phân tích thông qua thị trường trước khi có bất cứ quyết
định quan trọng nào được thực hiện. Các cuộc phân tích lẽ ra phải đưa đến những tín hiệu cảnh

báo để chuyển công cuộc quản lý sang một hướng khác.
Rủi ro thanh khoản và thua lỗ tạo ra bởi cấu trúc vốn của Lehman Brotherrs và tỉ lệ đòn
bẩy (Bankruptcy Report No.08‐13555, 2008). Tỉ lệ đòn bẩy lớn đồng nghĩa với khả năng tạo ra


lợi nhuận càng cao và mức độ rủi ro cũng càng cao. Một tỉ lệ đòn bẩy thông thường đối với một
ngân hàng đầu tư thường là từ 1 đến 12. Tuy nhiên, vì sự thay đổi luật 2004, ngân hàng đầu tư có
thể gia tăng tỉ lệ đòn bẩy lên từ 1 đến 40 ( Niall Ferguson, 2008 ), Lehman Brothers nắm lấy cơ
hội này và gia tăng tỉ lệ đòn bẩy từ 20.4 lên 30.7 (Lehman Brothers Annual Report, 2007).
Theo số liệu thực tế, trong số tổng tài sản trị giá $ 691 tỉ chỉ có $22.5 tỉ là vốn chủ sở
hữu, nghĩa là $ 668.5 tỉ là nợ. Với một tỉ lệ đòn bẩy lớn, chỉ nguồn thu 4% tổng tài sản sẽ to hơn
cả vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên điều lưu ý ở đây là tỉ lệ đòn bẩy củaLehman Brothers quá cao và
trong tương lai, điều tất yếu trong tương lai xói mòn sự tăng trưởng vốn sở hữu đòi hỏi việc phải
tìm một tỉ lệ nhiều rủi ro hơn. Cách tốt hơn để kiểm soát tỉ lệ đòn bẩy có thể là một sự linh động:
hay có thể nói là trong thời kỳ mà nền kinh tế ổn định, một tỉ lệ đòn bẩy cao hơn nên được sử
dụng và ngược lại, khi điều kiện bắt đầu thay đổi, chiến lược nên là giảm tỉ lệ đòn bẩy xuống để
hạn chế rủi ro. Không thể phủ nhận được sức mạnh sau một tỉ lệ đòn bẩy lớn như thế khi mà theo
số liệu báo cáo được công bố, Lehman Brothers nhận ra họ mất $5 tỉ chỉ trong 6 tháng, một sự
tàn phá nhanh chóng vốn chủ sở hữu.

4. Phóng đại giới hạn rủi ro
Khi phân tích một nghiệp vụ quản lý rủi ro của Lehman Brothers, có thể kết luận rằng
lãnh đạo Lehman đã phóng đại giới hạn rủi ro của nó vô số lần, cuối cùng, phóng đại chính sách
rủi ro ở mức 70% biên đối với bất động sản và 100% với các khoản cho vay đòn bẩy. Một giải
thích cho hành vi đầy nguy hiểm này là hệ thống thưởng. Để thu hút và giữ lấy những bộ óc sắc
sảo nhạy bén nhất trong ngành, ngân hàng đầu tư thường thưởng cho nhân viên với tiền hoa hồng
rất cao.
Tuy nhiên, các ưu đãi tiền thưởng thường là không đối xứng. Nếu kết quả của ngân hàng
xấu đi, vốn tích luỹ giảm xuống, trong khi nhân viên chỉ mất các khoản thanh toán trong tương
lai và giữ lại các khoản tiền thưởng cũ. Điều này tạo ra rủi ro đạo đức. Thường thì, trong đầu tư,

rủi ro và và lợi nhuận thường cân bằng. Tuy nhiên, khi mà những nhân viên ngân hàng trong
trường hợp cuối cùng có thể bị mất việc, họ có thể chấp nhận rủi ro cao hơn để có tiền thưởng
cao hơn. Điều này tạo ra một tình huống mà ngân hàng hành động mà không có bất kỳ một cảm
giác nào về rủi ro. Trong trường hợp của Lehman Brothers, nhân viên và nhà quản lý gặp vận
may trong suốt một năm tốt lành khi mà ngân hàng ăn nên làm ra, lợi nhuận mà có thể chính là vì
nắm giữ rủi ro cao cùng với tỉ lệ đòn bẩy cao và việc tiếp xúc với các khoản cho vay và bất động
sản sinh lời. Ví dụ, Richard Fuld, CEO của Lehman Brothers, người dẫn dắt ngân hàng này suốt
16 năm cho tới khi nó sụp đổ, tạo ra xấp cỉ $350 triệu suốt giây cuối cùng. Lương trên trời rơi
xuống nuôi dưỡng lòng tham và suy nghĩ thiển cận của nhà lãnh đạo khiến họ mù quán và kết
quả đưa đến là kịch bản xấu nhất thực sự diễn ra. Một phần lớn tiền thưởng được chi trả như cổ
phiếu, nên ưu đãi chỉ bất cân xứng trong một phần nào đó. Dĩ nhiên việc điều hành ngân hàng
đến chỗ phá sản thì bất lợi và bi thảm cho tất cả mọi người trong tổ chức, nhưng có vẻ suy nghĩ
cho lợi ích trước mắt đã lấn át hẳn suy nghĩ có tầm nhìn dài hạn.
Bên cạnh việc phóng đại giới hạn rủi ro ngân hàng chọn việc không tính đến những
ngành kinh doanh mới, bất động sản và cho vay đòn bẩy trong mô hình thử nghiệm “stress test”.
Hậu quả là, cấp quản lý của Lehman không có một phương pháp cân đối và hệ thống trong việc
đánh giá các tổn thất tiềm năng trong việc kém thanh khoản. Họ khuyến khích hành vi này bởi
niềm tin sai lầm rằng những lĩnh vực kinh doanh mới là khá nhỏ bé so với những lĩnh vực kinh
doanh truyền thống và lợi nhuận tiềm năng lớn hơn nhiều so với rủi ro tiềm năng. Điều này chỉ
ra việc hàm chứa rủi ro hoạt động cao và có thể khắc phục một cách hiệu quả bằng những tư duy
khiêm nhường và chuyên nghiệp hơn.

5. Những đề xuất kết luận


Cơ bản, một rủi ro mô tả xác suất và hậu quả của một sự kiện tiêu cực. Những rủi ro được
nhận diện và định nghĩa bởi Lehman Brothers trong việc kinh doanh của họ đã thể hiện những
kịch bản mà trong đó ngân hàng sẽ chịu đựng thua lỗ vì những sự kiện xấu liên quan đến thị
trường, tín dụng, thanh khoản, hoạt động và danh tiếng. Nhìn lại, rõ ràng là những kịch bản này
trở thành hiện thực và là lý do để một ngân hàng khổng lồ sụp đổ. Để trả lời câu hỏi có thể làm

gì khác đi để thấy rủi ro ảnh hưởng tổ chức như thế nào và họ phản ứng như thế nào.
Có vẻ như hệ thống hoa hồng đã thúc đẩy cấp lãnh đoạ tạo nên những rủi ro lớn. Những
lõi hoạt động được tạo ra khi loại bỏ đi tài sản trong thử nghiệm “stress test”, phóng đại giới hạn
rủi ro và tạo đòn bẩy quá mức bản cân đối tài sản, có thể được thổi bùng bởi triển vọng tiền
thưởng. Một hệ thống ngân hàng không có việc thưởng hoa hồng là khôn tưởng cho hầu hết các
ngân hàng, nhưng một phương pháp giảm thiểu một viễn cảnh mà rủi ro liên quan đến vấn đề
thưởng hoa hồng có thể được xây dựng trong một giới hạn hạn chế rủi ro bởi một tiêu chuân tiền
thưởng, Ví dụ, việc không có thưởng được khuyến khích nếu thử nghiệm “stress test” cho thấy
rủi ro lớn, thậm chí nếu lợi nhuận là lớn, mặc dù điều này đòi hỏi là phải được kiểm chứng bởi
những kiểm nghiệm độc lập.
Phần lớn rủi ro thị trường có thể tránh được nếu Lehman không đầu tư quá mạnh tay vào
những tài sản có quan hệ với nhau. Khủng hoảng tín dụng đả kích mạnh mẽ bởi khủng hoảng nợ
dưới chuẩn và nó ảnh hưởng cả bất động sản và tài sản cho vay đòn bẩy. Bởi vì sự ràng buộc
giữa những tài sản, Lehman bị đánh gục nhanh chóng bởi việc thua lỗ quá nhiều mặt trận. Hậu
quả của cú đả kích trong hệ thống có thể ít trầm trọng nếu ngân hàng hoạt động đa dạng hơn và
không quá tập trung trong danh mục đầu tư của mình. Tương tự, nếu tổ chức này tập trung vào
việc kiểm soát rủi ro sớm và bắt đầu bán những tài sản có vấn đề sớm hơn, họ lẽ ra sẽ chịu đựng
ít tổn thất hơn. Thay vào đó, họ sai lầm trong cả hai điều và chỉ hy vọng vào một sự phục hồi
không bao giờ có.
Khi ngân hàng này thay đổi chiến lược đầu tư dài hạn, nó khiến bản thân trở nên dễ tổn
thương hơn trước rủi ro thanh khoản. Họ trở nên phụ thuộc vào các nguồn tài trợ ngắn hạn cho
các cuộc đầu tư dài hạn, điều nhanh chóng trở thành một sao lầm khủng khiếp khi mà thị trường
tín dụng cạn kiệt và họ kẹt giữa những tài sản mất thanh khoản. Sự chuyển đổi này cũng khiến
họ phơi bày nhiều hơn rủi ro tín dụng vì cho vay dưới chuẩn. Rõ ràng họ đã đánh giá thấp khả
năng của việc vỡ nợ diện rộng, không thực hiện trách nhiệm và không sở hữu cả quy trình từ tạo
lập đến chứng khoán hoá. Cũng tương tự, nếu họ làm tốt hơn thử nghiệm “stress test” và các mô
phỏng, đáng lẽ họ không nên chuyển việc tập trung vào việc môi giới và và dịch vụ tài chính vốn
có tính thanh khoản cao hơn và ít rủi ro tiềm ẩn.
Sự tác động của tỉ lệ đòn bẩy cao dẫn đến việc hậu quả cùa những rủi ro khác càng sâu
hơn. Khi mà tất cả những kịch bản rủi ro khác trở thành hiện thực, đòn bẩy khiến sự sụp đổ trở

nên nhanh chóng và không thể dùng lại. Đó là lý do tại sao một ngân hàng 158 năm tuổi có thể
sụp đổ chỉ trong vòng chưa tới một năm sau hầu hết các năm trước kinh doanh đạt lợi nhuận.
Như đã lưu ý, một tỉ lệ đòn bâyr linh hoạt có thể là một cách để giảm thiểu rủi ro, mặc dù điều
này khá khó khăn để đạt được. Một giải pháp đơn giản tiếp theo có thể là sử dụng một tỉ lệ đòn
bẩy thấp và rõ ràng trong giai đoạn khởi đầu. Tương tự, sự điều tiết của chính phủ cho phép thay
đổi tỉ lệ đòn bẩy tối đa có thể được xem như một sai lầm to lớn bởi vì nó tạo ra khả năng về một
tỉ lệ đòn bẩy cao ngút trời.
Những rủi ro quá mức mà ngân hàng mang lấy trong những lĩnh vực khác cuối cùng đã
phá huỷ danh tiếng ngành ngân hàng. Lehman sụp đổ khi mà nó làm cho khả năng và hậu quả
của sự mất mát là hết sức tà khốc. Vì rủi ro danh tiếng và rủi ro thanh khoản có sự liên kết với
nhau, một sự sụt dốc liên tục được tạo ra. Những người hoạt động trong thị trường tài chính


không còn lòng tin với Lehman để tài trợ cho hoạt động thường ngày của nó khi mà thị trường
tài chính cạn kiệt và điều này trở thành cú đánh chết người. Tại mốc thời điểm này, Lehman
Brothers không còn có thể có bất cứ hành động nào khác hơn là những gì họ đã làm. Bánh xe
lệch khỏi sự kiểm soát và kết cục là không thể tránh khỏi.



×