Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Biến đổi nhà ở truyền thống của người Mông đen tại Xã Khao Mang, Huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
3. Mục đích nghiên cứu đề tài........................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 5
7. Nội dung và bố cục đề tài ............................................................................. 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG ĐEN Ở XÃ KHAO MANG,
MÙ CANG CHẢI, YÊN BÁI ......................................................................... 7
1.1. Điều kiện tự nhiên ở xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái .................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 7
1.1.2. Địa hình, đất đai ............................................................................... 7
1.1.3. Khí hậu ............................................................................................. 8
1.1.4. Hệ động vật, thảm thực vật ............................................................... 8
1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội của xã Khao Mang ................................................... 9
1.3. Dân số, lịch sử tộc người và đời sống văn hóa của người Mông đen ở
Khao Mang ............................................................................................................................11
1.3.1. Dân số và phân bố cư trú ................................................................ 11
1.3.2. Nguồn gốc và lịch sử tộc người ...................................................... 11
1.3.3. Khái quát về đời sống văn hóa ........................................................ 12
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 13
Chương 2: NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MÔNG ĐEN . 14
Ở XÃ KHAO MANG ................................................................................... 14
2.1. Công việc chuẩn bị trước khi làm nhà .................................................................14
2.1.1. Chọn đất làm nhà ............................................................................ 14
2.1.2. Chọn hướng làm nhà ...................................................................... 15
2.1.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm nhà ................................................... 15
2.2. Cấu trúc ngôi nhà và mặt bằng sinh hoạt ............................................................18
2.2.1. Cấu trúc ngôi nhà............................................................................ 18


2.2.2. Mặt bằng sinh hoạt ......................................................................... 21

1


2.3. Nghi lễ và kiêng kỵ liên quan tới ngôi nhà của người Mông ở Khao
mang .................................................................................................... 22
2.3.1. Nghi lễ liên quan tới ngôi nhà truyền thống .................................... 22
2.3.2. Những kiêng kỵ liên quan tới ngôi nhà truyền thống của người Mông
ở Khao Mang............................................................................................ 26
2.4. Những giá trị của ngôi nhà truyền thống.............................................................27
2.4.1. Giá trị sử dụng ................................................................................ 27
2.4.2. Giá trị tâm linh ............................................................................... 28
Chương 3: BIẾN ĐỔI VỀ NHÀ Ở VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HÓA CỦA NGÔI NHÀ CỦA NGƯỜI MÔNG XÃ KHAO MANG HIỆN
NAY ............................................................................................................... 30
3.1. Biến đổi của ngôi nhà hiện nay ..............................................................................30
3.1.1. Biến đổi trong công việc chuẩn bị trước khi làm nhà ...................... 30
3.1.2. Biến đổi trong cấu trúc và mặt bằng sinh hoạt ................................ 31
3.1.3. Sự biến đổi trong nghi lễ và kiêng kỵ liên quan tới ngôi nhà .......... 32
3.2. Sự biến đổi giá trị ngôi nhà truyền thống ............................................................32
3.2.1. Biến đổi giá trị sử dụng................................................................... 32
3.2.2. Biến đổi giá trị tâm linh .................................................................. 33
3.3. Nguyên nhân sự biến đổi ..........................................................................................33
3.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................ 33
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................... 34
3.4. Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa của người Mông ở Khao Mang hiện
nay .......................................................................................................................................35
3.4.1. Những vấn đề đặt ra........................................................................ 35
3.4.2. Giải pháp bảo tồn............................................................................ 36

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 38
KẾT LUẬN ................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 42

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội, hội tụ những
giá trị mà con người đã tạo nên. Những giá trị quý báu mà con người tạo nên đó
không tồn tại bất biến bao giờ. Mà theo thời gian và nhiều yếu tố khác nó
không còn giữ được những giá trị nguyên vẹn ban đầu, ta không nhận ra được
hết dấu ấn thời đại trong đó nữa. Việt Nam là một nước đa dân tộc, mỗi dân tộc
lại có bản sắc riêng nên khẳng định rằng văn hóa cũng khá đa dạng. Người
Mông có truyền thống văn hóa rất đặc sắc, đặc trưng, rõ nét và ít bị hòa lẫn với
tộc người khác. Những đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông thể hiện qua loại
hình văn hóa như nhà ở, trang phục, ẩm thực , các nghi lễ trong chu kỳ đời
người… Tất cả thành tố văn hóa đó không chỉ thực hiện chức năng cố kết tộc
người mà còn phân biệt người Mông với dân tộc khác.
Nhà ở cổ truyền của dân tộc Mông là một loại hình kiến trúc có từ lâu đời.
Nó hình thành, tồn tại cùng lịch sử dân tộc cho tới ngày nay. Bên cạnh những
phong tục tập quán về ăn ở, tâm lý sống tạo ra đặc trưng riêng trong việc xây
dựng nhà ở, nét đặc trưng đó biểu hiện từ việc tổ chức không gian mặt bằng,
kết cấu kỹ thuật, vật liệu xây dựng và cả những quy tắc xây dựng kể từ lúc bắt
đầu xem tuổi làm nhà cho tới khi gia chủ dọn về nhà mới bởi người Mông coi
ngôi nhà của mình là một tổ ấm thiêng liêng nơi gắn bó tình cảm huyết thống
nhiều thế hệ. Hiện nay, nhà ở truyền thống của người Mông đen ở xã Khao
Mang có sự biến đổi rõ rệt từ khi chuyển xuống định canh định cư. Nghiên cứu

sự biến đổi về nhà ở truyền thống của người Mông để chỉ ra yếu tố biến đổi
phân tích nguyên nhân biến đổi từ đó góp phần bảo tồn gía trị văn hóa cộng
đồng người Mông tại Khao Mang là một điều có ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
Với lý do trên em chọn: “Biến đổi nhà ở truyền thống của người Mông đen
tại Xã Khao Mang, Huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái” làm đề tài tiểu luận
của mình.

3


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là biến đổi về nhà ở của người
Mông ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trên toàn bộ địa bàn người Mông sinh
sống ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về quá trình biến đổi nhà ở của người
Mông trong thời gian 10 năm trở lại đây. Do trong thời gian này quá trình biến
đổi diễn ra mạnh mẽ trong địa bàn xã.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu về ngôi nhà truyền thống của người Mông ở xã Khao Mang từ
công việc chuản bị trước khi làm nhà, kết cấu kỹ thuật và mặt bằng sinh hoạt
cho đến các nghi lễ tập quán cư trú trong nhà.
Tìm hiểu những biến đổi của ngôi nhà người Mông đen ở xã Khao Mang
trong bối cảnh hiện nay.
Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến việc biến đổi và đưa ra một só
khuyến nghị về giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của ngôi nhà trước kia, đồng thời cũng là bảo tồn những giá trị
văn hóa truyền thống của người Mông ở Khao Mang đang bị mai một.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiều luận này trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài
liệu đã sử dụng các phương pháp như:
-

Điền dã dân tộc học
4


-

Điều tra, quan sát

-

Phỏng vấn, chụp ảnh

-

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu khác như :

Nghiên cứu các sách báo, các công trình khoa học liên quan đến nhà ở, thu thập
tài liệu trên internet và các phương tiện thông tin đại chúng… nhằm bổ sung
những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu ở thực địa.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà ở của các tộc người ở Việt
Nam trong đó có:
- “ Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc Tụng
do Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc do trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội xuất bản 2004. Đây là công trình nghiên cứu khái

quát văn hóa và nghiên cứu các loại hình nhà ở cổ truyền của các dân tộc sống
trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên đã nghiên cứu cách đây cách lâu, do đó có
nhiều thông tin tư liệu không còn phù hợp với hiện nay.
- “ Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của tác giải Trần Bình do nhà xuất
bản Lao động Hà Nội xuất bản 2014. Đây là công trình nghiên cứu tổng quát về
văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy nhiên chỉ đưa ra được những nét
văn hóa truyền thống của các tộc người, trong đó có người Mông nhưng chưa
nói đến những biến đổi hiện nay.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài này góp phần bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về nhà ở của
người Mông đen ở xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái.
- Đề tài cũng cho thấy sự biến đổi của ngôi nhà người Mông đen ở Khao
Mang trong bối cảnh hiện nay.
- Góp phần đề xuất giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn văn hóa tốt đẹp của ngôi
nhà người Mông ở xã Khao Mang.
5


7. Nội dung và bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ luch, nội dung đề
tài gồm 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát về người Mông đen ở xã Khao Mang
Chương 2: Ngôi nhà truyền thống của người Mông ở xã Khao Mang
Chương 3: Biến đổi về nhà ở và bảo tồn các giá trị văn hóa của ngôi
nhà người Mông ở xã Khao Mang hiện nay

6


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG ĐEN Ở XÃ KHAO MANG,
MÙ CANG CHẢI, YÊN BÁI
1.1. Điều kiện tự nhiên ở xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Mù Cang Chải nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên
Bái 180km, theo quốc lộ 32. Đây là một trong 3 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ được
thành lập theo Nghị định tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá II ngày 27/10/1962.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao có tọa độ địa lý từ 21039’ đến 21050’ vĩ
độ Bắc; từ 103056’ đến 104023’ kinh độ Đông. Huyện nằm dưới chân của dãy
núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000m so với mặt biển. Phía Bắc giáp huyện
Văn Bàn - tỉnh Lao Cai; phía Nam giáp huyện Mường La - tỉnh Sơn La; phía
Đông giáp huyện Văn Chấn; phía Tây giáp huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.
Muốn đến được Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong
Tứ Đại Đèo của Tây Bắc. Huyện có 1 thị trấn là thị trấn Mù Cang Chải (huyện
lị), và 13 xã: Cao Phạ, Chế Cu Nha, Khao Mang, Dế Xu Phình, Hồ Bốn, Khao
Mang, Kim Nọi, La Pán Tẩn, Lao Chải, Mồ Dề,Nậm Có, Nậm Khắt, Púng
Luông.
Khao Mang là một trong số những xã nghèo của Huyện Mù Cang Chải,
xã có diện tích 66,23km2.
1.1.2. Địa hình, đất đai
Đây là khu vực núi cao bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn, bao gồm nhiều
dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Giữa các dãy núi
là các khe suối thuộc lưu vực sông Hồng và sông Đà. Tổng diện tích đất tự
nhiên trong toàn huyện là 119.909,75 ha
Xã Khao Mang nằm ở phía Đông Nam của huyện Mù Căng Chải, trong
khu vự dự trữ sinh quyển và bảo tồn các loại sinh vật cảnh. Xã cách trung tâm
7


huyện Mù Cang Chải 35km. Địa hình toàn xã nhìn chung chủ yếu là đồi núi

hiểm trở, giao thông đi lại vô cùng khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.
1.1.3. Khí hậu
Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính ôn đới, chia thành 2 mùa:
Mùa khô hanh và mùa mưa. Nhiệt độ bình quân trong năm: 18,5oc.
1.1.4. Hệ động vật, thảm thực vật
Nằm trên dải sơn mạch Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng tại Mù Cang Chải
trong đó có Khao Mang được đánh giá là khu rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất
bởi còn khá nguyên vẹn với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật
phong phú cùng 788 loài thực vật bậc cao, động vật phong phú và tính đặc hữu
cao, đặc biệt với loài vượn đen tuyền, niệc cổ hung, gà lôi tía, voọc xám...
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Mù Cang Chải nằm trên địa bàn nhiều xã, là
một vòng cung tạo thành bởi một hệ thống núi cao từ 1.700 - 2.500m, bao
quanh xã Khao Mang và vùng đầu nguồn của sông Nậm Chải, đây là khu vực
rừng phòng hộ lưu vực hệ thống sông Đà. Thảm thực vật trong Khu bảo tồn
chủ yếu là các loài cây lá rộng thường xanh và cây lá kim như: pơ mu, thông
tre...
Đặc biệt trên phần đỉnh núi phía đông có một thung lũng rộng gần 1km2,
rất bằng phẳng kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim á nhiệt đới với một số loài
cây ưu thế như: thiết sam, bông sứ, re hương, sồi Lào có đường kính 2 - 3m.
Khu bảo tồn có tính đa dạng cao về thực vật, qua kết quả 3 đợt điều tra của Tổ
chức Bảo tồn động, thực vật Quốc tế (FFI) đã thống kê được 788 loài thực vật
bậc cao có mạch thuộc 480 chi, 147 họ và 5 ngành, trong đó có 33 loài thuộc
diện quí hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Trong đó có 2 loài
thuộc cấp nguy cấp, 4 loài thuộc cấp bị đe dọa nguy cấp, 7 loài thuộc cấp hiếm,
có 190 loài cho gỗ thuộc 54 họ, chủ yếu là nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc.

8


Cũng tại đây đã điều tra phát hiện có 267 loài cây làm thuốc theo kinh

nghiệm của y học cổ truyền dân tộc, những cây thuốc này có thể sử dụng vào
các bài thuốc, toa thuốc đông y để chữa trị nhiều chứng bệnh đau xương khớp,
bệnh đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh gan, thận, cảm sốt và bệnh ngoài da...
Vào mùa hoa, rừng được bao phủ bởi hoa đỗ quyên và lan nở đẹp mê hồn,
ngắm nhìn cả ngày không biết chán. Động vật trong khu bảo tồn rất phong phú
và cho thấy tính đặc hữu cao, trong đó đặc biệt có loài vượn đen tuyền.
Các đợt khảo sát đã thống kê được 241 loài, 74 họ, 24 bộ động vật xương
sống, trong đó có 54 loài thú, 132 loài chim, 26 loài bò sát, 26 loài lưỡng thể,
đặc biệt có 42 loài động vật quí hiếm trong sách Đỏ Việt Nam và 28 loài ở mức
độ bị đe dọa toàn cầu. Chú ý hơn là loài vượn đen tuyền hiện tại ở Việt Nam
chỉ còn khoảng 120 cá thể; chim có tới 127 loài như: gà lôi, gõ kiến, cú mèo,
đại bàng, riêng khướu có đến 41 loài như: khướu vằn, khướu đầu hung, khướu
đuôi cụt, khướu lùn đuôi đỏ...
Quanh những dãy rừng nguyên sinh là nơi quần cư của đa phần người
Mông đen dân tộc Mông với một nền văn hoá phong phú, phản ánh nhận thức
về cuộc sống thực tại gắn với thiên nhiên và nét văn hoá đặc trưng trong các làn
điệu dân ca như: tiếng hát tình yêu, cưới xin, ru con.
1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội của xã Khao Mang
Xã Khao Mang là xã nghèo trong tổng số 13 xã của huyện Mù Cang Chải,
tỉnh Yên Bái. Do địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến bất thường nên khu
vực này thường xảy ra các trận lũ lớn, đặc biệt là lũ ống và lũ quét tỉnh trạng
sạt lở đất diễn ra liên tục. Bởi thế mà mùa mưa, hầu hết các thôn bản trong xã
đều bị chia cắt, việc đi lại của bà con gặp nhiều khó khăn việc sản xuất nông
nghiệp của bà con người Mông ở trong xã gặp rất nhiều khó khăn năm.Năm
2008 số hộ nghèo của xã chiếm tới 64%.

9


Nguồn thu nhập chính của người dân tại xã Khao Mang phụ thuộc chủ yếu

là vào cây lúa, ngô, sắn... Nhưng do thiếu đất sản xuất nên người dân phải canh
tác trên đất có độ dốc lớn chịu xói mòn mạnh, thời gian canh tác bị rút ngắn,
thường chỉ trồng được 2 đến 3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn
và bỏ hoang. Hiệu quả canh tác thấp khiến đời sống của người dân ở xã Khao
Mang gặp nhiều khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Tuy vậy xã Khao
Mang lại có tiềm năng phát triển lớn về thủy điện, du lịch, cảnh sắc thiên nhiên
ở xã Khao Mang trong một năm có ba thời điểm đẹp nhất. Đó là dịp tháng 5,
tháng 6 khi những tràn ruộng bậc thang vào mùa “ đổ nước” khi mùa thu đến
gần 18.765 ha ruộng bậc thang vào kỳ chín rộ. Đặc biệt là vào mùa xuân cả xã
Khao Mang giống như một danh lam thắng cảnhmở rộng ghi nhận sự dày công,
cần cù sáng tạo trong lao động của người Mông. Ruộng bậc thang được ví như
“kỳ quan của đôi bàn tay Khao Mang lại càng thu hút đông đảo khách du lịch
gần xa đây là một trong những thế mạnh nổi trội để phát triển du lịch của xã
Khao Mang.
Hiện nay xã đã nhận được nhiều sự quan tâm của huyện Mù Cang Chải
cũng như của tỉnh Yên Bài trong vấn đề phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
nhân dân.
Với đặc thù là xã vùng cao, chủ yếu là người Mông đen Mông sinh sống,
địa hình đồi núi bị chia cắt nên việc đi lại, giao lưu, thông thương hàng hoá của
nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, việc ứng dụng, chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi cũng hạn chế, chưa tận dụng được
thế mạnh về đất đai, nhân lực thực tế của địa phương. Xác định phát triển kinh
tế, xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, cấp
ủy, chính quyền xã đã đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn phù hợp
với thực trạng của địa phương”.
Hiện nay, trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng
vụ được xem là mục tiêu chính. Nhờ lồng ghép cùng với Chương trình xây
dựng nông thôn mới nên hệ thống kênh mương cơ bản bảo đảm đủ nước tưới
10



cho diện tích ruộng 2 vụ. Với những diện tích lúa nương chỉ dừng ở 50 ha, với
210 ha diện tích lúa nước thì tiếp tục cải tạo các hệ thống dẫn nước để nâng
diện tích lúa có thể gieo cấy 2 vụ, duy trì ổn định diện tích 335 ha ngô xuân hè
để ổn định an ninh lương thực, đồng thời thúc đẩy phong trào phát triển chăn
nuôi của địa phương.
Nhận thấy khả năng lợi thế của mô hình chăn nuôi đại gia súc, UBND xã
Khao Mang đã mạnh dạn hướng dẫn người dân nuôi bò tập trung. Vì thế, trong
6 tháng đầu năm 2009, đàn trâu của xã đã tăng 75 con so với cùng kỳ năm
2008; đàn bò 441 con, tăng 30 con.
Cùng với việc phát triển kinh tế, Khao Mang còn chú trọng thực hiện tốt
công tác xã hội. Sáu tháng đầu năm 2015, xã đã hỗ trợ 13.980kg gạo cho các hộ
nghèo, cho nhân dân vay hơn 7.000kg thóc. Ngoài ra, còn hỗ trợ 6,21 triệu
đồng mua dầu hỏa cho 100 hộ dân không có điện thắp sáng...”.
1.3.Dân số, lịch sử tộc người và đời sống văn hóa của người Mông đen
ở Khao Mang
1.3.1. Dân số và phân bố cư trú
Hiện nay, xã có 10 thôn bản với 842 hộ, dân số toàn xã vào khoảng gần
4.000 người; trong đó hơn 70% là hộ nghèo, chủ yếu là người dân tộc Mông,
còn lại là dân tộc Thái.
1.3.2. Nguồn gốc và lịch sử tộc người
Dân tộc Mông ở Yên Bái có khoảng 55.000 người chiếm khoảng 8,1%
dân số toàn tỉnh cư trú tập trung tại 40 xã vùng cao đặc biệt khó khăn thuộc 5
huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên. Tại huyện
Mù Cang Chải người Mông đen Mông cư trú ở 13/13 xã chiếm 90% dân số
toàn huyện.
Dân tộc Mông ở Mù Cang Chải gồm 4 Nhóm chính là:
Mông Hoa (Mông Lềnh); Mông Đen (Mông Đu) và Mông Trắng (Mông
Đo) và Mông Si ( Mông Đỏ). Một bộ phận người Mông Hoa di cư từ huyện
Bắc Hà (Lào Cai) xuống định cư tại huyện Mù Cang Chải mang nhiều đặc

11


trưng văn hóa của cư dân vùng ven biển. Tiếng nói của người HMông thuộc
nhóm ngôn ngữ Mông – Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á)
Những nhóm Mông đầu tiên di cư đến Việt Nam cách đây trên 300 năm
trong đó, có một số người Mông đen HMông đã chọn huyện Mù Cang Chải
làm điểm dừng chân, lập lễ sinh nhai lấy tên là “ Xáo Hmônh” sau đó mở rộng
địa bàn sinh sống sang các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn. Sau đó có một bộ phận
người Mông đen Mông di chuyển từ Lào Cai, Hà Giang, Sơn La sang địa hình
là vùng núi, vùng đầu nguôn, khi hâu khắc nghiệt , thiếu nước sản xuất và sinh
hoạt đã quyết định đến hình thái sản xuất của người Mông. Nông nghiệp trông
trọt là ngành sản xuất chính
1.3.3. Khái quát về đời sống văn hóa
Người Mông có truyền thống văn hóa dân gian phong phú thể hiện trong
làn điệu dân ca như: tiếng hát tình yêu, cưới xin, ru con, lao động sản xuất…,
các phong tục, lễ hội mang những nét đặc sắc riêng của người Mông đen...
Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ được một kho tàng truyện cổ về các tục lệ, lịch
sử tộc người, văn hóa tộc người thể hiện tinh thần thượng võ của cha ông được
truyền từ đời này qua đời khác.
Người Mông ăn tết vào đầu tháng 12 âm lịch (trước tết Nguyên đán cổ
truyền 1 tháng). Trong những ngày tết, cộng đồng người Mông thường tổ chức
đua ngựa, đánh quay, đẩy gậy, bắn nỏ, hội Gầu tào, ném pao...Thanh niên nam
nữ trang phục đẹp, rủ nhau đi chơi, thổi kèn lá, kèn môi, ném pao, hát đúm.
Ngày tết còn có ý nghĩa là ngày hội giao duyên của các đôi trai gái.
Từ lâu người Mông đã được coi là đại diện cho nếp sống và bản sắc vùng
rẻo cao. Người Mông có tục, ngày tết đến người con trai cả trong gia đình
được phép bắn 2 phát súng để đón mừng ông bà tổ tiên, họ hàng thân thiết đã
qua đời trở về trần gian sum họp với gia đình. Người Mông thường ăn tết năm
mới vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch. Họ tính lịch theo cách: mỗi tháng có 30

ngày cứ hết 12 tháng là đến tết. Người tết năm mới, họ còn ăn tết rằm tháng
giêng, tết Thanh Minh... bên cạnh những nghi lễ quan trọng như thờ cúng tổ
12


tiên, chào mừng ngày âm dương giao hòa... thì các trò chơi là một phần không
thể thiếu được như: bắn tên, đánh quay, ném pháo...
Trang phục: Sự tài tình của người Mông chính là nghệ thuật tạo hình trên
trang phục được người Mông lưu giữ vào bảo tồn họ có thể làm ra những bộ
trang phục của dân tộc mình bằng chính những nguyên liệu thiên nhiên là cây
lanh. Người Mông rất ưa chuộm vải lanh bởi nó có độ bền cao.
Áo của phụ nữ Mông ( tiếng Mông là So) có cổ phía trước hình chữ V,
được nẹp thêm vải màu tủy thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được
trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã và gắn đồng bạc, tạo ra những âm thanh
vui nhộn cho bộ trang phục. Hai ống tay áo thường được thêu hoa văn là những
đường văn ngang với đủ màu sắc váy của phụ nữ Mông ( gọi là Ta) là loại váy
mở, có nhiều nếp gấp, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa. Phần cạp váy được
khâu xếp lại cho vừa với vòng bụng có hai day tạp dề để buộc.
Con trai dân tộc Mông mặc quần đen, ống quần rộng để có thể leo đồi, núi
và múa khèn dễ dàng.
Người Mông ở Mù Cang Chải hoàn toàn biệt lập so với những người
Mông ở khu vực khác. Các vùng người Mông khác hầu hết đều tiếp giáp với
biên giới Lào và Trung Quốc.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, người Mông ở xã Khao Mang chủ yếu sống ở trên các đồi núi
cao. Sinh kế của họ chủ yếu là làm nông nghiệp, trồng ngô trên đồi núi, trồng
lúa ruộng bậc thang và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người Mông ở đây vẫn duy
trì được một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

13



Chương 2
NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MÔNG ĐEN
Ở XÃ KHAO MANG
2.1. Công việc chuẩn bị trước khi làm nhà
2.1.1. Chọn đất làm nhà
Với môi trường sống ở trên các sườn núi cao, khí hậu lạnh khắc nghiệt, đã
ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà ở của người Mông. Cũng giống như người
Mông ở các vùng miền khác trong tỉnh, người Mông đen ở Khao Mang chủ yếu
sinh sống trên các sườn núi cao cho nên nhà ở của người Mông đen luôn được
thiết kế với cấu trúc phù hợp với địa hình phức tạp, với môi trường sống, thời
tiết, khí hậu khắc nghiệt. Từ quan niệm sống, môi trường đã hình thành nên nét
độc đáo trong văn hóa kiến trúc ngôi nhà của người Mông đen nơi đây. Cũng vì
vậy mà trên những bản người Mông đen cư trú, hầu hết các ngôi nhà truyền
thống của người Mông đen đều thống nhất theo một khuôn mẫu kiến trúc.
Người Mông đen thường làm nhà trệt, mái thấp,vách tường bằng ván lịa gỗ
hoặc tre được băm dập nát, lợp ván gỗ hay bằng cỏ gianh, với ưu điểm vừa giữ
ấm về mùa đông, mát mẻ trong mùa hè và có thể chống được kể gian hay thú
giữ.
Người Mông đen dân tộc Mông đen ở Khao Mang rất chú trọng việc chọn
đất làm nhà. Khi chọn đất làm nhà, người Mông đen lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt
xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén
hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm
nhà. Sáng hôm sau chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn
còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như
số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm
địa điểm khác Sau khi chọn được đất tốt, đất lành, người ta tiến hành san nền,
kê móng.
14



Khi dựng nhà mới, chọn đất làm nhà là khâu rất quan trọng từ việc chọn vị
trí, thế đất lẫn cảnh quan xung quanh. Họ thường chọn những khu vực ở vị trí
thuận lợi, có thế đất tương đối bằng phẳng, đằng sau có điểm tựa, mặt trước
thoáng đãng. Sau khi chọn đất xong, nhiều gia đình người Mông đen còn có tục
bói đất bằng cách đào một chiếc hố tròn bằng chiếc bát con, sau đó đặt 5 hạt
thóc xếp đều ở bốn góc, một hạt xếp ở giữa tạo thành các đường chéo nhau. Họ
lấy một chiếc bát úp lên trên, đến sáng hôm sau ra mở chiếc bát ra xem, nếu
thấy 5 hạt thóc không dịch chuyển thì đó là khu đất tốt.
2.1.2. Chọn hướng làm nhà
Sau khi chọn đất, gia đình chọn ngày đẹp (ngày Thìn, ngày Thân, ngày
Dần) để làm lễ động thổ san nền. Họ kiêng san nền vào ngày Hợi, ngày mất,
ngày sinh của tổ tiên, con cháu trong gia đình. San nền xong, sẽ chọn ngày để
làm lễ dựng nhà. Làm lễ xong, chủ nhà lấy hai chiếc xương gà để xem việc
dựng nhà có suôn sẻ không, nếu thấy có điềm xấu báo hiệu họ sẽ chuyển việc
dựng nhà sang ngày khác. Còn nếu thấy chân gà tốt gia đình mới tiến hành
dựng nhà mới.
Khi làm nhà, người Mông đen ở Khao Mang rất chú trọng đến yếu tố
"cung - mệnh" nên cần phải xem tuổi gia chủ để tính ngày, tháng, năm rồi mới
làm. Người Mông đen bao giờ cũng làm nhà quay lưng về hướng bắc (dựa vào
núi) và để cửa quay ra hướng nam (quay về xuôi) hướng có gió thoáng mát.
Mỗi bản thường có từ 30 - 40 nóc nhà trở lên và có ít nhất từ hai dòng họ trở
lên sống quây quần bên nhau trên lưng chừng núi. Xung quanh mỗi nhà đều
trồng các loài cây ăn quả như đào, mận, táo, lê… cho nên khi mùa xuân tới, các
loài hoa nở rộ tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ ở nơi cao nguyên núi rừng.
2.1.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm nhà
Mù Cang Chải nổi tiếng về rừng, đặc biệt là các loại gỗ thuộc họ sa mộc
như thông, pơ mu và các loại gỗ lim, dổi, lát thơm… Xưa nay, người Mông đen
15



ở Khao Mang vẫn sử dụng các loại gỗ này để làm nhà. Từ cột, kèo, quá giang
đến ván thưng vách, ván lợp đều được làm từ gỗ tốt. Trước đây, gỗ pơ mu
trong vùng cư trú của người Mông ở Khao Mang còn nhiều. Người Mông nơi
đây đã biết tận dụng lợi thế này để khai thác làm nhà. Gỗ pơ mu có hai loại
khác nhau gọi theo tiếng Mông là pê mù và thư soa. Trong đó, pê mù là loại cây
có thớ thẳng, dễ xẻ, dễ bổ; còn thư soa là loại gỗ có thớ soắn, khó tạo tác hơn
nên đồng bào thường chọn loại thứ nhất để làm. Khi vào rừng, những người có
kinh nghiệm chỉ cần nhìn lá cây là có thể phân biệt được chúng.
Theo kinh nghiệm dân gian, nơi có nhiều gỗ to, gỗ tốt thường ở trong các
hẻm núi, khe suối trong rừng. Trước đây, khi rừng còn sát khu dân cư, việc lấy
gỗ ít vất vả hơn. Ngày nay, đồng bào thường phải đi xa nhà. Nơi lấy gỗ thường
cách khu dân cư của thôn Khao Mang từ 1 giờ rưỡi đến 3 giờ đi bộ đường rừng.
Ở đó, rừng già vẫn còn nhiều với những cây gỗ lớn và trung bình. Mật độ bình
quân 10 m/cây. Có những cây có đường kính gốc lên tới 2 – 3 người ôm.
Người Mông đen ở Khao Mang khi chọn gỗ làm nhà thường chú trọng vào
bộ khung, mái và vách nhà. Mỗi bộ phận lại sử dụng những loại gỗ khác nhau.
Theo đó, gỗ làm khung nhà (cột, kèo, câu đầu, xà vượt, xà ngang…) thường
được làm bằng gỗ lim, dẻ trắng (không có quả), dẻ đỏ (có quả), mái và vách
nhà thường làm bằng gỗ pơ mu loại thớ thẳng để dễ bổ, xẻ. Khi chế tác, đồng
bào sử dụng đơn vị đo là sải tay. Các đoạn ngắn được cắt thành từng khúc có
độ dài từ 0,8 đến 1,2 m rồi bổ ra để làm tấm lợp. Các tấm lợp to nhỏ phụ thuộc
vào cây nhưng phải có độ dài giống nhau vì không được đẽo gọt nên chúng
không phẳng nhưng khi lợp gối lên nhau khá nhiều nên không bị dột. Các bức
tường, vách cũng được làm bằng gỗ. Một ngôi nhà được làm bằng gỗ pơ mu có
tuổi thọ có thể lên tới hàng trăm năm.
Chuẩn bị gỗ làm nhà là công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất
trong toàn bộ quy trình dựng nhà. Nhiều gia đình phải mất tới gần mười năm
16



cho công đoạn này. nhà.Việc lấy gỗ làm nhà thường được người Mông tiến
hành vào kỳ nông nhàn: từ tháng mười âm lịch đến tháng chạp hàng năm. Theo
kinh nghiệm dân gian, để chống mối mọt, họ thường đi khai thác gỗ vào hạ
tuần các tháng ấy.
Theo thông lệ, người Mông kiêng lấy gỗ từ những cây mọc chia chạc, cây
cụt ngọn, cây sét đánh, cây có dây leo bám ký sinh… Theo quan niệm dân gian,
đó là những cây có “số phận” không tốt, nếu lấy chúng về làm nhà thì cái vận
xấu sẽ “lây” vào những người cư trú ở trong ngôi nhà đó. Những cây được ưu
tiên lựa chọn thường là những cây to, mọc thẳng, ngọn vươn cao, vừa dễ tạo
tác, vừa đáp ứng được những yêu cầu về tâm thức tâm linh cổ truyền.
Người Mông ở Khao Mang xưa có quy định về việc sở hữu tài nguyên
thiên nhiên nói chung. Theo luật tục cổ truyền, người chọn gỗ khi tìm được cây
gỗ ưng ý sẽ đánh dấu sở hữu bằng cách dùng dao khắc lên thân cây một dấu
nhân lớn ở vị trí vừa tầm mắt nhìn rồi phát quang một khoảng xung quanh làm
dấu. Khi đã có dấu đó, người khác không có quyền xâm phạm. Luận tục cũng
qui định trường hợp người nào cố ý khai thác cây gỗ đã có chủ thì người ấy sẽ
bị chủ gỗ phạt lý 1 con gà, 1 chai rượu; đồng thời phải trả lại toàn bộ số gỗ
thuộc về cây đó cho chủ cây. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, người vi phạm sẽ
phải chấp nhận mất trắng toàn bộ công sức chặt hạ, xẻ gỗ. Tuy nhiên, trường
hợp này chưa bao giờ xảy ra.
Quan niệm làm nhà của người Mông đen cũng rất khắt khe. Trước khi
chặt cây để dựng nhà, phải thắp 3 nén hương; tiếp đó, cắm 3 tờ giấy bản vào
gốc cây khấn thần rừng, thần cây cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm
rằng làm như thế thần cây, thần rừng không quở mắng và nhà cửa mới yên vui,
mọi người khỏe mạnh, ăn nên làm ra, gia đình hạnh phúc. Chọn được ngày chặt
cây, cây cột cái được gia chủ chặt xong đem thẳng từ rừng về, không được đặt
xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Đối với 2 cây cột cái ở gian giữa và cây
17



cái nóc (hay còn gọi là đòn nóc), người Mông coi 2 cây cột cái là cột chủ đạo
trong nhà thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà, nên cây
cột phải là một cây rừng không bị sâu, thối, cụt ngọn.
Nhiều ngôi nhà của người Mông đen ở Khao Mang được đặc trưng bởi
những mái Pơ Mu xám xịt. Người Mông đen ở bản nào cũng có một quy định
không biết có tự bao giờ là: Lên rừng tìm gỗ Pơ Mu dựng nhà chỉ được chặt
những cây gỗ phải đủ một tầm ôm của tay người, cây nhỏ hơn không được chặt
để nó lớn. Nếu ai vi phạm sẽ bị bản bắt vạ một con lợn to.
Ngày xưa, việc dựng nhà không chỉ là việc của mỗi gia đình mà là việc
chung của bản. Nếu nhà nào có con cái trưởng thành đã dựng vợ gả chồng có
nhu cầu dựng nhà ở riêng thì đàn ông cả bản cùng nhau lên rừng tìm gỗ rồi đục
kèo, cột, làm ngói. Còn đàn bà cả bản phải lo nấu nướng phục vụ. Gia chủ của
ngôi nhà chỉ cần chuẩn bị lợn, trâu để khao thợ chứ không có công xá gì.
Cái khó nhất để làm một ngôi nhà bằng gỗ Pơ Mu là chế tác các viên ngói.
Những viên ngói bằng gỗ Pơ Mu phải dùng chèm để chẻ theo thớ rồi tách làm
sao để nước mưa theo thớ mà chảy xuống. Việc lợp mái cũng rất công phu,
phải lợp từ nóc mái xuống và tính theo thớ gỗ để xuôi dòng chảy.
Mái nhà được làm bằng gỗ Pơ Mu thì không có vật liệu gì hay bằng, gỗ
không bị cong vênh, mối mọt, mùa đông thì ấm mà mùa hè thì mát mà độ bền
lên đến 200 – 300 năm.
2.2. Cấu trúc ngôi nhà và mặt bằng sinh hoạt
2.2.1. Cấu trúc ngôi nhà
Nhà người Mông thường có 3 gian với 2 cửa, một cửa chính, một cửa phụ
và có vài ba cửa sổ. Vào ngày tết, cửa chính thường được dán miếng vải màu
đỏ – chỗ để ma cửa ngự. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp
lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường
khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống
18



của gia đình. Hai gian trái đặt cối các loại dụng cụ chế biến thức ăn như cối
xay, cối giã…
Kết cấu ngôi nhà gỗ của người Mông đen ở Khao Mang cũng không cầu
kỳ. Bộ khung nhà làm bằng gỗ ván. Nhà thường được làm ba gian, gian chính
bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Đây cũng là nơi sinh hoạt chung của gia
đình, nơi ăn uống, tiếp khách. Các gian nhà của người Mông đen không quây
kín mà để mở. Không gian sinh hoạt cá nhân trong nhà được ngăn cách bằng
những chiếc rèm. Không gian bếp trong nhà của người Mông đen cũng không
đặt ở giữa nhà như nhiều dân tộc khác.
Cho dù là nhà có kinh tế khá giả thì họ vẫn làm nhà có khẩu độ cột thấp,
qua giang thông thủy, hèo tuột, lịa ván và các gian thông nhau. Sở dĩ nhà của
người Mông đen làm thấp hơn là để hạn chế tác động của gió bão. Đồng thời
cũng do địa thế cư trú chủ yếu trên các sườn núi cao không thể làm nền nhà
rộng để có sân đằng trước, đường chính thì lại đi dọc từ chân núi lên đỉnh rồi đi
rẽ sang hai bên nên nhà của người Mông đen ở Khao Mang phổ biến có cửa ra
vào từ hai chái nhà. Không gian cột bên chái nhà là khu sân phơi sân cho trẻ
con chơi, phụ nữ ngồi khâu vá và gia đình tập tụ làng bản họ hàng khi có tiệc
tùng đình đám. Còn đầu kia là khu chuồng trại, nước sinh hoạt. Trong lòng nhà
của người Mông đen thường có hai bếp lò. Một bếp để ở cửa đi vào là bếp để
nấu ăn và bếp lò ở bên kia là để nấu thức ăn cho gia súc, nấu rượu... Hai bên ở
khu vực bếp dành cho nấu ăn thường kê giường ngủ của gia đình để lấy hơi ấm
từ than củi. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là vì ở trên núi cao hay bị lệ thuộc
vào nguồn nước, không đào được giếng do đó người Mông đen ở Khao Mang
thường ở quây quần với nhau để sử dụng chung nguồn nước và cũng từ nhu cầu
phòng chống thú dữ giặc dã, cướp bóc.
Cửa chính ra vào nhà của người Mông cũng phải chọn gỗ tốt để làm. Cửa
bao giờ cũng được mở vào phía trong. Cửa không cài bằng then sắt mà phải cài
19



bằng then gỗ. Người Mông quan niệm không sử dụng bản lề, then cửa bằng sắt
là vì cửa mở ra đóng vào được xem là lòng bụng con người, nếu dùng các vật
dụng bằng sắt thì sẽ lạnh, nên tất cả các ngôi nhà của người Mông luôn sử dụng
sự mềm mại của cây rừng.
Điểm độc đáo nhất của nhà truyền thống dân tộc Mông ở Khao Mang đó
là người Mông đen không dùng con sỏ (một dụng cụ để chốt các điểm kết nối
kèo và cột) mà hoàn toàn dùng dây để buộc. Hơn nữa dù to hay nhỏ nhà đều
phải có đủ 3 gian và tối thiểu một ngôi nhà ít nhất phải có đủ 2 cửa, trong đó có
một cửa chính và một cửa phụ. Cửa chính được bố trí ở gian giữa nhà, cửa phụ
được để ở mặt đầu nhà, tùy thuộc vào đầu nhà nào đi ra đường thuận lợi thì sẽ
để cửa phụ ở đầu nhà đó. Còn với ba gian nhà thì được sắp xếp theo thứ tự gian
đầu, gian giữa và gian cuối. Trong đó, gian đầu ở bên trái hay bên phải là tùy
thuộc vào từng dòng họ nhưng bao giờ gian đầu cũng được dùng để đặt bếp nấu
nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ, gian cuối dùng để đặt bếp sưởi và
giường khách, gian giữa là gian có diện tích rộng hơn hai gian bên và là gian để
bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là nơi để tiếp khách, ăn uống của gia đình.
Cùng với việc làm nhà, người Mông đen còn làm thêm chuồng trại gia
súc, gia cầm. Thông thường chuồng gia súc, gia cầm được bố trí chếch sang
một bên góc nhà, tùy thuộc vào chiều gió thổi để tránh ô nhiễm không khí, môi
trường sống của gia đình.
Phần lớn khung nhà ở của người Mông được làm bằng những cây tre già
và cây gỗ tốt có độ cứng, chịu được sâu mọt, không bị mục nhanh. Đối với bốn
cây cột cái ở giữa và cây đòn nóc, người Mông đen coi đó là những cây chủ
đạo thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải
là cây gỗ rừng không bị sâu, không bị cụt ngọn… Đòn nóc và bốn cây cột này
còn có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh, cùng đó là cửa chính ra vào
cũng phải chọn gỗ tốt để làm.
20



Người Mông đen thường để cửa mở vào phía trong, then cửa cũng được
làm bằng những cây gỗ tốt, thẳng, vì người Mông quan niệm rằng then cửa là
chốt chặn nên dùng gỗ tốt sẽ xua đuổi được mọi tà ma vào nhà. Mái nhà được
lợp bằng ván gỗ hay cỏ gianh. Vách tường bằng ván lịa gỗ hoặc tre được băm
dập nát.
Trong ngôi nhà người Mông đen ở Khao Mang đều có một cái cột vuông
hay tròn được chôn ở giữa nhà nối với nóc nhà. Theo quan niệm của người dân
tộc Mông đen nó như một biểu tượng cột cái trong nhà hay cột trụ nhà. Khi gia
chủ làm xong nhà mới, thì cây cột trụ mới được dựng lên ngay giữa nhà. Trong
gia đình khi có công việc hay ngày lễ tết, ăn mừng cơm mới, cưới vợ, gả chồng
cho con, ngoài thắp hương trên bàn thờ, gia chủ phải thắp hương ở chân cột trụ
để báo cáo với thổ công biết gia đình có việc. Ngay trong ngày tết, cột trụ trong
nhà được trang trí bằng giấy bản với nhiều màu sắc khác nhau. Chính vì sự
“linh thiêng” của cột trụ trong nhà mà điều kiêng kị là cấm mọi người cầm dao
chặt, đẽo vào cột hoặc đi lại trong nhà vịn tay vào cột làm bẩn cột, không được
đốt bất cứ vật gì gần cột trụ nhà.
2.2.2. Mặt bằng sinh hoạt
Trong gia đình người Mông, phòng ngủ của vợ chồng, con cái được bố trí
riêng. Người Mông thường ngủ bằng phản gỗ hoặc giát bằng tre, được dùng
dao băm, đập giập cho mềm. Ngoài ra, nhà của người Mông còn có sàn gác để
cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm, ngô, lúa, đậu tương khi đã thu hoạch về,
khói bếp bên dưới hun lên sẽ giúp hạn chế sâu mọt, ẩm mốc.
Tập tục sinh hoạt trong những ngôi nhà truyền thống của người Mông đen
rất khắt khe, nơi ngủ của con, em dâu thì bố, anh chồng không được vào và
ngược lại con, em dâu không được phép vào nơi ngủ của bố chồng, anh chồng.
Nhà của người Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực,
thực phẩm; ngô, lúa, đậu tương khi thu hoạch về được cất lên gác, khói bếp sẽ
21



hạn chế được sâu mọt, ẩm mốc. Ngoài ra, sàn gác còn có thể làm nơi ngủ mỗi
khi nhà đông khách.
Có điều cấm kị là đàn bà, con gái không được phép ngủ trên gác. Bởi thế
kể cả khi cha mẹ chồng, con trai trong nhà đi vắng thì con dâu cũng không
được lên gác; nếu muốn lấy vật gì trên gác cũng không được trèo thẳng lên mà
chỉ được phép dứng ở bậc thang rồi lấy que khều.
Không những thế, sàn gác còn có thể làm nơi ngủ mỗi khi có khách đông
đến nhà chơi. Vì ở nơi có khí hậu khắc nghiệt nên nhà người Mông thường
được làm thấp để tránh gió vào mùa khô hanh, tránh bão vào mùa mưa, giữ ấm
cho mùa đông lạnh giá và làm mát khi mùa hạ đến.
2.3. Nghi lễ và kiêng kỵ liên quan tới ngôi nhà của người Mông ở
Khao mang
2.3.1. Nghi lễ liên quan tới ngôi nhà truyền thống
Lễ cúng động thổ là nghi lễ tín ngưỡng đầu tiên trong qui trình dựng nhà
của người Mông được tổ chức vào sáng sớm hôm dựng nhà, trước khi mọi
người bắt tay vào dựng các khung cột. Địa điểm cúng là ở chính giữa mảnh đất
được chọn để dựng nhà, gia chủ hoặc bố đẻ của gia chủ là người chủ trì lễ
cúng.
Đối tượng cúng trong lễ cúng động thổ là thần thổ địa (Thu tỷ). Lễ vật
dâng cúng gồm có 1 bát nước, ba bát xôi tím, 3 chén rượu và 1 con gà luộc.
Con gà dùng để cúng thần thổ địa trong lễ cúng động thổ không qui định là gà
trống hay gà mái, gà to hay gà nhỏ nhưng nhất thiết không dùng gà trắng. Khác
với các lễ cúng khác, lễ cúng thổ địa chỉ diễn ra một lần cúng đồ chín, không có
lần cúng đồ sống (cúng con gà còn sống, cắt tiết tại nơi cúng rồi mới đem luộc
chín) như hầu hết các lễ cúng của người Mông nơi đây. Tất cả lễ vật được bày
ngăn ngắn trong một cái mẹt đặt giữa mảnh đất làm nhà.

22



Chủ nhà kính cẩn thắp 3 nén hương vào bát hương, rót rượu và đọc lời
khấn xin phép thổ địa cho được làm nhà. Nội dung bài cúng là: “Hôm nay gia
chủ tên này, họ này muốn được làm nhà ở đây. Xin cúng thổ địa cơm, rượu,
thịt, xin thần thổ địa phù hộ cho việc làm nhà được thuận lợi, đừng cho đổ cột,
đừng cho rơi xà, đừng cho người ngã, đừng cho tai nạn, cầu xin thổ địa phù hộ
cho việc làm nhà được tốt, cột nhà đứng thẳng, khung nhà đứng vững, mọi
người làm nhà được an toàn, không có sự cố gì sảy ra…”.
Lễ cúng thổ địa diễn ra chóng vánh, lời bài khấn ngắn gọn, mộc mạc. Thời
gian khấn chỉ khoảng gần 2 phút. Sau khi khấn xong, gia chủ lui ra ngoài và
cùng mọi người bắt đầu làm dựng nhà. Mâm cúng được để nguyên tại chỗ cho
đến hết tuần hương mới được dọn đi.
Vợ gia chủ là người dọn mâm cúng. Đồ cúng được mang vào bếp, con gà
được chặt miếng đem ra chia đều cho mọi người. Mọi người dừng tay để cùng
nhau chia thịt gà sao cho mỗi người đều được một miếng thịt, 1 – 2 chén rượu.
Bữa ăn uống này được đồng bào quan niệm là để lấy may. Người ta tin rằng,
những ai đã ăn “lộc” của thổ địa thì trong khi dựng nhà sẽ bình an vô sự, không
sợ bị tai nạn. Bữa ăn này không bày mâm, không mất nhiều thời gian, chỉ
khoảng 5 phút. Sau đó, mọi người lại bắt tay vào việc dựng nhà.

Lễ vào nhà mới thường được tổ chức vào các ngày tốt trong tháng, họ
kiêng ngày con lợn, ngày mất của tổ tiên, ngày sinh của các thành viên trong
gia đình. Trước khi dựng hệ thống cột, vì kèo, gia chủ làm lễ lập bàn thờ tổ
tiên, đây là nghi lễ rất quan trọng trong phong tục vào nhà mới. Bàn thờ tổ tiên
được gắn lên tường ở vị trí gian giữa của ngôi nhà, họ lấy một mảnh ván gỗ đã
được chuẩn bị trước (không phải gỗ ở cây đổ, cây cụt ngọt, cây chết với ý
nghĩa đó là những loại cây không tốt, sau này gia đình làm ăn không gặp may
mắn). Trên ban thờ đặt ba ống hương, số bát hương phụ thuộc vào từng dòng
23



họ, có dòng họ đặt 3 bát, có dòng họ đặt 5 bát. Sau khi mọi công việc chuẩn bị
xong, chủ nhà lấy giấy bản, 1 chai rượu, 2 chiếc chén đặt trên chiếc mâm gỗ
đối diện với bàn thờ tổ tiên rồi châm hương cắp vào các ống hương trên bàn
thờ, mỗi ống 3 nén, 1 nén cắm ở cột cái, 2 nén cắm hai bên cửa, mỗi bếp cắm 1
nén. Chủ nhà ôm con gà đứng quỳ lạy trước bàn thờ để báo cáo với tổ tiên là
hôm nay gia đình làm lễ vào nhà mới, cầu mong ma tổ tiên, ma cửa phù hộ con
cháu làm ăn được thuận lợi, may mắn.
Mỗi lần vào nhà mới thường có khách đến mừng. khách đến mừng chia
thành hai loại: con cháu trong nhà và những người quen thân thích. Những
người con gái, cháu gái đi lấy chồng, theo tục lệ quay lợn đến mừng nhà mới
cùng với một giỏ đựng hai cái bánh dày đến mừng nhà mới. những khách quen,
họ hàng, làng bản thân thích đến ăn bữa cơm mừng gia đình có phong bì để
mừng, hoặc quà cho gia đình, tùy hảo tâm của mỗi người. Sau bữa cơm, con
cháu quay lợn đến được chủ nhà trả lại một miếng thịt lợn quay khoảng 2kg khi
về. những người cô, người bác, ông bà đến dự, sau khi về cũng được chủ nhà
gửi lại một miếng thịt lợn quay, mấy miếng bánh.
Bữa liên hoan mừng nhà mới được tổ chức ngay sau lễ cúng vào nhà mới.
Bữa liên hoan này nhằm mục đích để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn của mình tới
những người đã tham gia giúp mình làm nhà. Cơ cấu các món ăn trong bữa liên
hoan đơn giản, thường chỉ gồm có thịt lợn sào, nội tạng lợn luộc, canh sáo lợn,
cơm và rượu.
Tham gia vào bữa liên hoan là toàn bộ gia đình gia chủ, gia đình các anh
em ruột và những người tham gia giúp làm nhà (khoảng 40 – 50 người, có đám
đông lên tới gần 100 người). Người ta kê cao các ván gỗ cách đất một khoảng
vừa phải, thường cách đất 10 – 15 cm để thay bàn. Tùy theo số lượng người
tham gia vào bữa liên hoan đông hay ít mà sắp đặt số lượng ván kê phù hợp.

24



Trên mặt “bàn”, người ta đặt các bát, đĩa thức ăn ở dãy giữa – nơi dành
cho các vị cao niên và đàn ông con trai. Ở các dãy “bàn” khác, người ta rải lót
lá chuối rồi đổ cơm và thức ăn lên đó. Việc phân định thứ bậc, vai vế theo vị trí
trong không gian bữa liên hoan giống với cách phân vai vế trong các bữa liên
hoan cộng đồng khác. Theo đó, gia chủ và các vị cao niên, khách quý ngồi ở
hai bên dãy bàn giữa, gần với với vách thờ tổ tiên. Đám đàn ông con trai cũng
theo thứ bậc mà ngồi ở hai bên dãy bàn đó nhưng đổ dần về phía dưới (phía
cửa chính). Phụ nữ, trẻ em thì tùy thích ngồi ở các dãy bàn kê ở các gian hồi.
Bữa liên hoan mừng nhà mới của người Mông diễn ra đơn giản, không có
các thủ tục lễ nghi, không có quà mừng cho gia chủ, không có đàn hát văn
nghệ. Sau vài lời bộc bạch cảm ơn của gia chủ, mọi người cùng nhau nâng chén
chúc mừng gia chủ đã có ngôi nhà tốt, nhà đẹp rồi cùng nhau uống cạn bát rượu
đầu, sau đó, mọi người tự do ăn uống, mời mọc nhau theo tình cảm riêng. Bữa
liên hoan kéo dài đến tối mới tàn.
Sau khi gia chủ làm lễ đặt bàn thờ xong, mọi người mới dựng bộ khung
nhà đã được chuẩn bị từ trước. Theo phong tục của người Mông đen, bao giờ
cũng dựng vì kèo từ bên trái trước rồi mới đến các vì kèo khác. Các vì kèo
được cố định với nhau bằng các cây xà ngang, xà dọc rồi dùng đá kê các chân
cột tạo thành bộ khung vững chãi, rồi đưa các cây đòn tay cố định các vì kèo
với nhau. Cây xà nóc được đặt sau cùng, người Mông xoa không có kiêng kỵ
nhiều khi đặt cây xà nóc, nhưng phần gốc của cây bao giờ cũng đặt quay về
hương mặt trời lặn, còn ngọn quay về hướng mặt trời mọc. Các cây đòn tay
cũng được đặt cùng chiều với cây xà nóc...
Đối với người Mông đen, ngôi nhà không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là nơi
bảo vệ hồn lúa, hồn ngô, nơi cúng ma, là một điểm mốc trong hành trình hồn
ma tìm về với tổ tiên, vì vậy, việc cần làm đầu tiên khi Tết đến là trang trí nhà
cửa. Chọn một ngày đẹp trong lịch người Mông, ông chủ nhà sẽ dán một tấm
25



×