Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tác động ngoại vi tiêu cực từ việc định giá phí thu rác thải sinh hoạt hộ gia đình ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.05 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
----------

KINH TẾ CÔNG
Tác động ngoại vi tiêu cực từ việc định giá phí thu rác thải
sinh hoạt hộ gia đình ở Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S TRẦN THU VÂN
SVTH:

Tp Hồ Chí Minh, 2015

NHÓM 08


STT SBD

1
2
3
4
5
6

22
23
44


75
90
88

MSSV

Họ và tên

31101020203
Nguyễn Nhật Hoàng
31131020240 Nguyễn Nhật Hoàng (L)
31131022668
Lê Ngọc Nam
31131020195
Nguyễn Ngọc Tráng
31131023538
Võ Ngọc Anh Ý
31131023689
Hoàng Vĩ

Mức độ
đóng góp

100%
100%
100%
100%
100%
100%


Danh sách và mức độ đóng góp Nhóm 08


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..


Mục lục


Lời mở đầu
Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, thời đại mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
phát triển chóng mặt. Các tòa nhà chọc trời mọc lên từng ngày, công nghệ ngày càng hiện đại,
xã hội ngày càng văn minh. Cùng với sự phát triển ấy là rất nhiều hệ lụy tiêu cực nảy sinh, ảnh
hưởng không nhỏ tới sự nền kinh tế cũng như đời sống của người dân. Trong đó, có thể nói
vấn đề gây nhức nhối nhất chắc chắn là vấn đề về môi trường. Đây có thể nói đây là vấn đề
cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay của lịch sử loài người. Ô nhiễm môi trường đang từng
ngày trở nên trầm trọng hơn, mà hiện hữu rõ nhất chính là ở các đô thị lớn ở Trung Quốc, Ấn
Độ,… mà điển hình ở Việt Nam chính là thành phố Hồ Chí Minh, dù là thành phố hiện đại bậc
nhất Viêt Nam nhưng thành phố cũng đang nằm trong tốp đầu những khu vực ô nhiễm. Các
nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thì có rất nhiều, nhưng vấn đề rác thải vẫn nổi trội hơn cả. Xử
lý rác thải ở TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vẫn chưa đủ lực lượng để có
thể thu gom toàn bộ rác, chi phí thu gom rác thải thì lại chưa bao gồm chi phí xử lý môi
trường gây nên tình trạng thiếu hiệu quả. Với đề tài “Tác động ngoại vi tiêu cực từ việc định

giá phí thu rác thải sinh hoạt hộ gia đình ở Việt Nam’’, nhóm hy vọng sẽ làm rõ hơn sự thiếu
hiệu quả từ việc quy định phí thu rác thải, cũng như cái nhìn tổng quát về vấn đề xử lý rác thải
nói chung, từ đó đề ra một số giải pháp dựa trên các nguyên tắc kinh tế.

5


I. Thực trạng về rác thải và quy định về việc định giá thu phí rác thải sinh hoạt hộ
gia đình
1. Thực trạng về rác thải
1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất
của con người và động vật. Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương
mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác thải sinh hoạt - phát sinh
chủ yếu từ hộ gia đình - chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng
quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ
thuật. Thành phần chủ yếu của rác là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường
sống nhất. Do đó, rác thải sinh hoạt có thể được hiểu là những thứ hữu cơ phục vụ cho đời
sống của con người mà không còn được sử dụng và bị thải ra bên ngoài.

1.2. Tình hình rác thải trên thế giới
Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải
ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác
thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Theo thống kê của WB, Trung Quốc - quốc gia đã vượt Mỹ trở thành nước thải nhiều
rác nhất thế giới năm 2004, hiện chiếm 70% số lượng rác thải của toàn khu vực Đông Á - Thái
Bình Dương.
Tới năm 2025, cứ 3 tấn cá trong lòng đại dương sẽ có một tấn rác nhựa và tới năm
2050, lượng rác thải loại này sẽ vượt trên cả lượng cá trên các đại dương.


6


Các quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc với 2,4 triệu tấn, chiếm khoảng 30%.
Theo sau Trung Quốc lần lượt là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka.

7


1.3. Thực trạng rác thải thải tại Việt Nam
Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa
đạt so với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp
tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu
vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi.
Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể
trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị
hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập
trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng
chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.

1.4. Hiện trạng rác thải ở TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là đô thị phát triển nhanh, quy mô dân số xấp xỉ 12 triệu người. Theo
đó, thành phố đang phải đảm đương nhiệm vụ xử lý trên dưới 7.000 tấn rác thải sinh hoạt.
Trong đó thu gom được khoảng 4.900-5.200 tấn/ngày, tái chế/tái sinh khoảng 700-900
tấn/ngày, khối lượng còn lại bị thải vào hệ thống kênh rạch và môi trường xung quanh. Trong
đó: chất thải rắn sinh hoạt khoảng 5500 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 500 tấn/ngày
(gồm cả 50 tấn CTRNH/ngày); chất thải bệnh viện: 20 tấn/ngày. Ước tính trong những năm
tới, lượng rác sẽ tăng bình quân 10%/năm.

2. Quy định về việc phí thu phí rác thải sinh hoạt hộ gia đình

Theo cách tính hiện hành, chi phí thu gom rác bao gồm: chi phí thu gom rác, vận hành
đội xe chở rác, quản lý bãi rác hoặc các thiêu huỷ rác thải và tất cả nhân công trong lĩnh vực.

8


Nhìn chung, lệ phí thu gom chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại các thành phố ở
Việt Nam vẫn còn quá thấp, chỉ chiếm từ 0,1% - 0,2% so với mức thu nhập trung bình của hộ
gia đình, thấp hơn khoảng 8 lần so với mức trung bình của thế giới (0,98%).

9


Minh chứng cho điều này, nhóm lấy dẫn chứng về mức phí thu gom rác thải sinh hoạt
của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong bảng sau:
Mức phí
Đối tượng

Nội thành
Ngoại thành - vùng ven

Mặt tiền đường
Trong hẻm

(đồng/tháng)
TP. HCM
Hà nội
20.000/hộ
6.000/người
15.000/hộ


Mặt tiền đường

15.000/hộ

Trong hẻm

10.000/hộ

3.000/người

II. Phân tích tác động của ngoại tác tiêu cực từ việc định giá thu phí rác thải sinh
hoạt
1. Các yếu tố ngoại tác - Phân loại
Yếu tố ngoại tác tức là khi một hoạt động của bên này tác động đến hoạt động của một
bên khác, và các bên không phải chịu bất kì trách nhiệm nào.
Do nhóm chủ yếu nghiên cứu về hiệu quả sau cùng, cho nên nhóm chỉ quan tâm đến
việc phân loại theo hiệu quả.
Theo hiệu quả, yếu tố ngoại tác được chia thành yếu tố ngoại tác tiêu cực và yếu tố
ngoại tác tích cực.

2. Tính không hiệu quả của việc quy định giá phí thu rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
2.1. Yếu tố ngoại tác tiêu cực
Yếu tố ngoại tác tiêu cực là yếu tố có tác động xấu đến hoạt động của đối tượng chịu
tác động.

10


Ví dụ: Việc xả rác bừa bãi có thể gây tích tụ làm nghẹt đường cống thoát nước, do đó

gây ngập các hộ gia đình liên quan.
2.2. Phân tích tính không hiệu quả của việc quy định giá phí thu rác thải sinh
hoạt ở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc áp dụng phí thu rác thải sinh hoạt chưa được xuất hiện rộng rãi,
nhất là ở vùng nông thôn thì hầu như là không có. Tuy nhiên, như đã nêu trước đó, trong cách
tính phí thu gom rác hầu như chỉ tập trung vào chi phí quản lý, nhân viên là chính chứ chưa
tính đến các chi phí về môi trường.
Theo quan điểm của nhóm, việc tạo ra một đơn vị rác cũng đồng nghĩa với việc tạo ra
một đơn vị gây ô nhiễm. Tiềm tàng ô nhiễm của rác không thể thấy ngay được, nhưng ô
nhiễm lại trực tiếp gây chi phí thiệt hại mà không ai khác gánh chịu ngoài xã hội, nhóm gọi
chi phí này là chi phí ngoại tác (MEC). Nhóm xác định vấn đề nêu ra sau:
Mỗi hộ gia đình đều tạo ra rác thải sinh hoạt, chi phí chi trả để mỗi hộ gia đình thải rác
là MC (để có thể thải rác, mỗi hộ gia đình phải trả tiền công cho đơn vị thu gom rác với mức
là MC).
Vậy chi phí xã hội (MSC) sẽ bằng tổng của chi phí ngoại tác (MEC) và chi phí chi trả
thải rác (MC), tức là: MSC = MEC + MC. Do đó, đáng ra giá thu gom và sản lượng xả rác
phải được xác định tại điểm giao của chi phí xã hội biên và lợi ích xã hội biên ở mức giá P’ và
sản lượng Q’. Tuy nhiên, trên thực tế, giá thu gom và sản lượng xả rác chỉ được xác định tại
điểm giao của lợi ích xã hội biên và chi phí trả thải rác tương ứng ở mức giá P và sản lượng Q.
Dựa vào hình vẽ dưới đây, ta có thể thấy được sản lượng rác thải ra thực tế được xử lý
quá nhiều với mức giá quá thấp, việc này tạo ra một tổn thất về kinh tế được biểu thị bằng tam
giác E’BE.
MSC
B
P’
P

MC

E’

E

MEC
11


MSB
Q’

Q

III. Các giải pháp khắc phục sự tác động ngoại tác cho vấn đề trên
1. Giải pháp của tư nhân đối với các yếu tố ngoại tác
Để khắc phục được tính không hiệu quả do tác động ngoại tác tiêu cực, nhóm dựa trên
việc xác lập quyền sỡ hữu COASE để đề xuất hai giải pháp như sau:
(1) Xác lập trách nhiệm về môi trường đối với doanh nghiệp thu gom, xử lý rác thải
Nhà nước sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực xử
lý rác thải sinh hoạt, đầu tư các công nghệ tiên tiến vào thu gom, phân loại, xử lý rác.
Doanh nghiệp sẽ được xác lập quyền khai thác rác thải sau quá trình tổ chức đấu thầu
theo khu vực và sẽ chịu trách nhiệm thu gom, phân loại, xử lý rác thải ở khu vực thầu
được.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được giao địa điểm xử lý rác thải, đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về môi trường tại khu vực xử lý rác
thải. Doanh nghiệp có nhiệm vụ phải phải đảm bảo được vệ sinh môi trường bằng cách
đầu tư các hạ tầng, trang thiết bị chống gây ô nhiễm, và được giám sát thông qua các chỉ
tiêu đánh giá do nhà nước ban hành, nếu vi phạm sẽ có các chế tài xử lý hợp lý.
Với việc khoán trách nhiệm môi trường về phía doanh nghiệp, chỉ những doanh
nghiệp có năng lực thực sự mới có thể tham gia được. Buộc doanh nghiệp phải có chi
phí về xử lý chống ô nhiễm môi trường, từ đó chi phí về ngoại tác sẽ được doanh nghiệp
tính đến, và sẽ được bổ sung trực tiếp vào phí thu rác thải sinh hoạt của hộ gia đình.

(2) Giảm phí thu rác thải sinh hoạt đối với các hộ gia đình đã phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác (hữu cơ-vô cơ) tại nguồn đã là một việc làm từ lâu ở các nước phát
triển, tuy nhiên, tại Việt Nam thì hành động này vẫn chưa được xem trọng. Xuất phát từ
nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan mà việc phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam
hiện nay chỉ dừng ở mức thí điểm. Nếu các hộ gia đình đã phân loại rác tại nguồn thì
12


chi phí để xử lý rác của doanh nghiệp sẽ được giảm đi đáng kể, cũng như chi phí về
ngoại tác, từ đó sẽ khắc phục được tác động do ngoại tác tiêu cực gây ra. Bằng cách hỗ
trợ cao về mặt tài chính, kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức, nhóm xác định đây cũng
là một giải pháp khá tiềm năng.
2. Giải pháp của chính phủ đối với các yếu tố ngoại tác
Đôi lúc những giải pháp của tư nhân nhằm khắc phục tác động do các yếu tố ngoại tác
bị thất bại, lúc này, cần thiết phải có sự xuất hiện của chính phủ, nhằm can thiệp cũng như giải
quyết các vấn đề mà bản thân các giải pháp tư nhân không thể nào xử lý được. Do đó, nhóm
cũng có một số đề xuất về giải pháp của chính phủ nhằm khắc phục tác động của ngoại tác tiêu
cực nêu trên:
(1) Phạt tiền
Đối với các giải pháp của tư nhân như giải pháp (1) được nêu trước đó, nếu cứ để
mặc cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà không có những chế tài giám sát thích
hợp thì ắt hẳn giải pháp tư nhân này cũng sẽ gây thất bại cho thị trường. Do đó, đối với
các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp về môi trường tại địa điểm xử lý rác thải,
phải có các chế tài thật nặng khi doanh nghiệp vi phạm các chỉ tiêu đánh giá về môi
trường. Đứng trước các quyết định về tài chính, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không dám
vi phạm nếu như chế tài vi phạm gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Cũng tại giải pháp tư nhân (1), một hệ lụy có thể xảy ra đó là người dân sẽ không
chấp hành việc trả phí, thay vào đó sẽ thải ở nhiều vị trí không thu phí. Điều này cũng

sẽ gây thất bại nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Để không hạn chế sự tự do của
người dân, chính phủ cần phải có các chế tài thật nặng để xử lý tình trạng xả thải rác
không đúng nơi quy định, ví dụ tiền phạt gấp đôi phí thu gom rác. Chỉ có như vậy thì
mới đánh đúng vào tâm lý người dân để người dân chấp hành hơn nữa.
(2) Khoanh vùng phân loại rác
13


Đối với giải pháp tư nhân (2), giải pháp cũng sẽ thất bại nếu như ý thức của
người dân không tự nâng cao, dẫn tới tính không hiệu quả của việc phân loại rác nhỏ lẻ
(làm tăng chi phí thu gom hoặc thu gom chung gây lãng phí). Từ vấn đề đó, cần phải có
sự can thiệp trực tiếp của chính quyền trong vấn đề phân loại rác.
Những lợi ích từ việc phân loại rác là không hề nhỏ. Do đó, chính quyền nên quy
định những khu vực cần phải phân loại rác, có thể thí điểm theo thời gian. Song song đó
là sự cam kết của người dân sẽ phân loại rác và các chế tài xử lý trong khu vực khi hộ
gia đình không thực hiện phân loại rác. Khi đã có sự cam kết cũng như các chế tài xử lý
hợp lý, việc phân loại rác sẽ phần nào giảm thiểu được phần chi phí ngoại tác vốn có thể
không gây ra bởi các loại rác tái chế.
IV. Kết luận
Từ những nhận định trên của nhóm, phần nào đó đã sơ lược được tác động của ngoại
tác tiêu cực từ việc quy định phí thu rác thải quá thấp, chưa đầy đủ gây thất bại thị trường;
cũng như cũng đã đưa ra các giải pháp cụ thể theo quan điểm của nhóm dù chắn chắn là chưa
thể nào đầy đủ được.
Vấn đề môi trường hiện nay nổi bật lên như là một vấn đề thời sự nóng, vì nó liên quan
trực tiếp đến vận mệnh của con người trong giai đoạn này. Dù tất cả các đề xuất khắc phục đều
liên quan đến chế tài nhưng cuối cùng nhóm vẫn là mong muốn xây dựng về một ý thức cộng
đồng - nhất là ở Việt Nam - mà ở đó mỗi người đều có ý thức chung bảo vệ môi trường, bảo vệ
môi trường sống đang bị đe dọa bởi sự phát triển vốn đã lu mờ về giá trị của môi trường.

14




×