Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ngoại tác tiêu cực do chế biến thủy sản ở khu công nghiệp hòa trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.13 KB, 16 trang )

Kinh Tế Công

1


Kinh Tế Công

KHOA KINH TẾ


KINH TẾ

CÔNG
CỘNG

Đề Tài : NGOẠI TÁC TIÊU CỰC DO CHẾ BIẾN

THỦY SẢN Ở KHU CÔNG NGHIỆP
HÒA TRUNG

GVHD: ThS. Trần Thu Vân
SVTH: Nhóm 3

TP.HCM 2016
DANH SÁCH VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP NHÓM 3

2


Kinh Tế Công
STT



TÊN

LỚP

KHÓA

ĐÁNH GIÁ

24

Danh Ngọc Huy

DT01

K39

100%

73

Kim Toàn

DT02

K39

100%

38


Vũ Mạnh Long

DT01

K39

100%

26

Hồ Đức Hưng

DT01

K39

100%

58

Hà Minh Quyền

DT02

K39

100%

21


Nguyễn Bảo Minh Hoàng

DT02

K39

100%

NHẬN XÉT CỦA GVHD
-/.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Mục Lục

3



Kinh Tế Công

Đặt Vấn Đề
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế đang trên đà đi lên phát triển một cách mạnh
mẽ. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy mới nổi lên, trên con đường đi lên chúng ta đã
đạt rất nhiều thành công. Tăng trưởng GDP luôn đạt ở mức cao, đời sống của người dân ngày
càng được cải thiện.
Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng
của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn
tại nhiều hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay.
Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng
tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con
người.
Vấn đề quan trọng được nói đến ở đây là ngoại tác tiêu cực từ các khu công nghiệp như
là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, tiếng ồn và ô nhiễm chất thải. Ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam đang ở mức báo động đỏ, yêu cầu cấp bách đặt ra là Việt Nam phải có
những giải pháp thiết thực nhanh chóng nhằm giảm thiểu tình trạng trên.
Nhằm giúp mọi người thấy rõ hơn về thực trạng này, nhóm chúng tôi chọn chủ đề
“ngoại tác tiêu cực do chế biến thủy sản ở khu công nghiệp Hòa Trung”. Trong đề tài này
chúng tôi nêu lên thực trạng, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp thông qua các tài liệu
liên quan mà chúng tôi thu thập được. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn đưa ra cái nhìn tổng
quát về tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị để từ đó nhấn lên hồi chương cảnh báo với
các nhà chức trách và người dân trong ý thức bảo vệ môi trường để hướng tới xây dựng một
môi trường văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

4


Kinh Tế Công

I. TỔNG
1. Định nghĩa

QUAN LÍ THUYẾT NGOẠI TÁC

Yếu tố ngoại tác được hiểu là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây tác
động đến đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị đền bù.
Các đối tượng và chủ thể tác động ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức. sự tác động của
chủ thể này là xấu hoặc tốt. yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất- sản xuất,
sản xuất- tiêu dùng và tiêu dung- tiêu dùng.
2. Phân loại
2.1 Tính hiệu quả của sự tác động
• Yếu tố ngoại vi tích cực: là yếu tố có tác động tốt đến các đối tượng chịu tác


động. Ví dụ: Người nuôi ong tạo yếu tố tích cực đến người trồng táo.
Yếu tố ngoại vi tiêu cưc: Là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến đối tượng chịu

tác động. Ví dụ: người xả rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến người xung quanh.
2.2 Mức độ tác động
• Yếu tố ngoại vi liên quan đến vấn đề chủ sở hữu:
Là yếu tố mà sự xuất hiện của nó, mức độ tác động và các biện pháp hạn chế hay
khuyến khích phụ thuộc vào tính chất hay mức độ sở hữu của chủ thể tạo ra nó.


Yếu tố ngoại vi về mặt kĩ thuật:
Tính chất và trình độ về mặt kĩ thuật, công nghệ trong toàn bộ nền sản xuất

xã hội hoặc trong từng ngành, nghề, từng sản phẩm cụ thể gây nên những tác động
nhất định đến mặt bằng giá cả nói chung hoặc từng sản phẩm riêng biệt. Đó chính

là yều tố ngoại vi tích cực hay tiêu cực trên các đối tượng bị tác động. Sự thay đổi
về tính chất và trình độ kĩ thuật, công nghệ sẽ dẫn đến thay đổi về mức độ tác động
cũng như sự hạn chế khuyến khích các yếu tố ngoại vi.


Yếu tố ngoại vi liên quan đến hàng hóa công:

Là yếu tố ngoại vi có tác động đến các đối tượng mà số lượng đối tượng bị tác
động nhiều hay ít không liên quan (hoặc ít liên quan) đến tác động của nó.

3. Giải pháp



Tư nhân: Theo định lí COASE khi quyền sở hữu được xác định một cách rõ
ràng (bất kể thuộc về ai) thì kết quả thương lượng giữa các chủ thể và đối

5


Kinh Tế Công
tượng sẽ thành công, cả hai bên đều có lợi. Nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái


hiệu quả
Chính phủ: Khi giải pháp tư nhân không mang lại hiệu quả thì cần phải có sự
can thiệp của chính phủ, một số chính sách can thiệp đó là: phạt tiền, trợ cấp…

II.


KHU CÔNG NGHIỆP HÒA TRUNG VÀ QUÁ TRÌNH XẢ THẢI
CHƯA QUA XỬ LÝ RA MÔI TRƯỜNG

1. Giới thiệu về khu công nghiệp Hòa Trung
Khu công nghiệp Hòa Trung được thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thành lập
tại văn bản số 179/TTg-CN ngày 01 tháng 02 năm 2008 và được thành lập theo Quyết định số
115 và 116/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của UBND tỉnh Cà Mau

 Địa điểm: KCN Hòa Trung thuộc xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà

Mau.
 Vị trí địa lý: Phía Bắc và phía Nam giáp đất nông nghiệp; phía Đông giáp: sông Gành
Hào; phía Tây giáp: đất nông nghiệp.
 Tổng diện tích: 352 ha.
 Hạ Tầng:
6


Kinh Tế Công


Giao thông: KCN Hòa Trung cách Quốc lộ 1A khoảng 2 km, cách trung tâm
thành phố Cà Mau 5 km, cách sân bay Cà Mau 7 km, cách cảng Năm Căn 48 km

thuận lợi cho giao thông cả đường bộ và đường thủy.
Điện được cung cấp từ điện lưới Quốc gia theo quốc lộ 1A.
Nước được cung cấp từ mạng lưới nước do Công ty Cấp nước Cà Mau cung cấp.
Thông tin liên lạc do Viễn thông tỉnh Cà Mau quản lý và cung cấp.
 Lĩnh vực thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, các sản





phẩm từ chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; Công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm, chế phẩm sinh học, thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản và công
nghiệp phụ trợ sản xuất, chế biến; công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây
dựng khác; Kho bãi, dịch vụ và một số ngành khác…
 Hình thức đầu tư: đầu tư trực tiếp, đầu tư trong nước và nước ngoài.
2. Hành vi gây ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Hòa Trung
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động các doanh nghiệp và xí nghiệp chế biến thủy sản
tại khu công nghiệp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân (Cái Nước), đã thực hiện hành vi gây ô
nhiễm môi trường nghiên trọng thông qua việc xả thải trực tiếp hóa chất, nước thải chưa qua
xử lý ra các dòng kênh và điều này đang làm cho các dòng kênh chết dần. Môi trường, sức
khỏe và cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi không thể nuôi trồng và sản xuất
do nguồn nước bị ô nhiễm.
Các xí nghiệp chế biến thủy sản tại KCN Hòa Trung đều có đường xả nước thải bằng
ống nhựa, chui dưới lòng đất, xuyên qua đường giao thông, để xuống kênh xáng Lương Thế
Trân. Từ đây, nước kênh xáng pha lẫn, hòa tan với nước sông rạch của TP Cà Mau, huyện Cái
Nước, Đầm Dơi, Trần Văn Thời ảnh hưởng đến sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản hàng ngàn
hộ dân.

Cụ thể là Công ty TNHH chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Châu, Công ty cổ phần
chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Hòa Trung, Cty Kim Hồng, Cty CP Quốc tế JBICHEM
Cà Mau… đã lắp đặt các hệ thống đường ống xả thải ngầm nối với các bể xử lý hóa chất xả
thẳng ra kênh xáng Lương Thế Trân làm cho nguồn nước trở nên đen ngòm và hôi thối
Tại một “đơn vị điển hình” là Xí nghiệp Chế biến đầu vỏ tôm Hưng Nguyên. Ở đây có
tất cả 16 hồ xử lý hóa chất đầu vỏ tôm. Mỗi hồ có thể tích khoảng 2,6m3, có một lỗ xả nước
thải, được nối với ống xả chung - đường kính 20cm xả thẳng ra sông cái, hoạt động liên tục
suốt ngày đêm.
7



Kinh Tế Công
III.

NGOẠI TÁC TIÊU CỰC DO CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở KHU CÔNG
NGHIỆP HÒA TRUNG GÂY RA
Việc chế biến thủy không phải sử dụng toàn để chế biến, có thành phần chính và thành

phần phụ, thành phần phụ được chế biến chủ yếu để làm thức ăn chăn nuôi gia súc, thủy sản
và mang lại gia trị kinh tế cao. Bên cạnh mặc tích cực là thu lợi nhuận cao ấy, các doanh
nghiệp các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi từ thủy sản cũng khả gây một
ngoại tác tiêu cực không hề nhỏ đối với người dân xung quanh với một bán kính ảnh hưởng
không hề nhỏ, chủ yếu là thông qua đường không khí và đường nước thải vì đây là vùng có
rất nhiều song ngòi, kênh rạch nên rất dễ dàng trong việc xả thải của các doanh nghiệp, gây ra
nhiều xáo trộn trong cuộc sống cũng như hiệu quả trong hoạt động kinh tế.
1. Hiện trạng

Hai bên đường ở Khu công nghiệp Hòa Trung, Cty TNHH Đại Phát phơi đầu vỏ tôm,
tôm khô tạo nên một không gian hôi thối rộng lớn đón chào mọi người qua lại. Trong 9 chỉ
tiêu phân tích mẫu nước thải lấy ở doanh nghiệp này, có 3 tiêu chuẩn COD (lượng ôxi cần để
ôxi hóa các chất hóa học trong nước), Amoni, Nitơ vượt quy định.
Cty TNHH Công Thành- Việt Trung (phân xưởng 2) và Cty TNHH Kim Hồng chế biến
đầu vỏ tôm sản xuất chất chitin (chất làm cho vỏ tôm cứng). Phân tích 9 chỉ tiêu nước thải tại
đây, có 4 chỉ tiêu vượt mức qui định. Trong đó, tiêu chuẩn BOD (là lượng ôxi cần thiết để vi
sinh vật ôxi hóa các chất hữu cơ) vượt 5,85 lần, COD vượt 6,16 lần và Coliform (loại vi
khuẩn có khả năng lên men đường lactose) vượt 3.200.000 lần.
Cũng tại khu công nghiệp Hòa Trung, Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Châu có công
suất 1.500 tấn/năm nhưng không có hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng xuống kinh xáng
Lương Thế Trân. Phân tích mẫu nước thải có đến 5/9 chỉ tiêu vượt chuẩn cho phép, nhất là

Coliform vượt 36.000 lần.
2. Ngoại tác tiêu cực
2.1 Cuộc sống người dân

Khu công nghiệp (KCN) Hòa Trung (Cà Mau) bốc mùi hôi thối, nước xả thải đen ngòm,
tanh hôi kéo dài gây ô nhiễm, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Mùi hôi thối từ khí thải và nước thải các xí nghiệp chế biến đầu vỏ tôm đã thành mùi “đặc
8


Kinh Tế Công
trưng” KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân (Cái Nước). Những người đi ngang qua đây, một
tay phải bịt mũi, một tay lái xe phóng cho thật nhanh để tránh mùi hôi thối rất khó chịu. vốn
dĩ cuộc sống của người dân trước đây cũng khá là ổn định, nhưng bây giờ phải chịu cảnh ô
nhiễm như thế này thì đó là một điều có thể nói là rất tồi tệ, không khí ô nhiễm là nguyên
nhân gây ra những bệnh đường hô hấp, ung thư là một hậu quả tiềm ẩn trong tương lai, cái giá
của người dân phải trả có thể nói là quá đắt đỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không
khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi
năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển
ở châu Á. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người.


Khí oxit cacbon có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc gây tổn hại đến tim
mạch, trường hợp mức độ ô nhiễm cao sẽ gây nên bệnh tim mạch trầm trọng, tổn



thương hệ thống hô hấp… và về lâu dài có thể dẫn đến những chứng bệnh mãn tính.
Dioxit sunfua (SO2) là chất khí được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu như than, dầu

FO, DO có chứa lưu huỳnh, độc hại không chỉ đối với sức khỏe con người, mà cả



động thực vật.
Khí SO2 kích thích mạnh đối với mắt, da và các màng cơ, niêm mạc đường khí quản.
Theo nghiên cứu công trong tạp chí Environmental Research Letters của Viện Vật lý

(IOP), ước tính ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm do con người làm gia tăng nồng
độ bụi có kích cỡ nhỏ trong không khí (PM2.5). Những hạt bụi nhỏ liti này lơ lửng trong
không khí và có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp.
Bên cạnh việc bốc mùi từ phơi tôm, phơi cá, vỏ tôm thì việc xả thải trực tiếp ra các kênh
gần đó là đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chât lượng nước của các kênh rạch, như
chúng ta đã biết trong một thành phố của một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta,
không phải ai cũng có đủ nước sạch để dùng, đặc biệt hơn nữa là vùng Cà Mau, một thành
phố trực thuộc tỉnh chưa phát triển, kênh rạch dày đặt, cuộc sống của nhiều hộ dân vẫn phụ
thuộc vào nước của sông, kênh rạch trong sinh hoạt hằng ngày. Việc xả thải qua kênh rạch
làm cho nước bị chuyển màu và càng ngày cang đen hơn. Nếu cuộc sống của nhiều hộ dân
trong thành phố và khu vực lân cận sử dụng nguồn nước để sinh hoạt thì để lại hậu quả
nghiêm trong.
Theo nghiên cứu hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
9


Kinh Tế Công
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình
nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm Asen để ăn uống, con
người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây

nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng Asen 0,1mg/l. Vì vậy,
cần phải xử lý nước nhiễm Asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit
gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất
phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na)
gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi
gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng,
diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc,
viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng
Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium
tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân
gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi,
asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Như chúng ta đã biết, chất lượng cuộc sống là một điều mà mọi người ai cũng đặt biệt
quan tâm, một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống là nguồn nước sạch,
thông qua đây chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng cuộc sống của người dân trong thành
phố Cà Mau và cách khu vực lận cận ngày càng giảm sút.
2.2 Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân

Đối với Cà Mau thì thủy sản là một mặt hang thế mạnh, không chỉ tiêu thụ trong
nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu với khả năng cạnh trạnh tốt trên thi trường thế
giới, chúng ta đã biết muốn nuôi thủy sản chất lượng cao, cạnh tranh tốt thì phải đảm
bảo về mặt vệ sinh, không nhiễm bệnh, nguồn nước đúng tiêu chuẩn, nguồn nước
không nhiễm các loại kim loại nặng…

10


Kinh Tế Công

Theo thực tế tại tỉnh Cà Mau hiện nay rất có nhiều hộ nuôi tôm phải rơi vào
cảnh khốn khổ vì chịu cảnh tôm chết hang loạt, nguyên nhân chủ yếu được cho là
nguồn nước ô nhiễm và mang nhiều mầm bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng và hoại tử.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, năm 2015 toàn tỉnh có hơn 538ha
diện tích nuôi tôm công nghiệp bị nhiễm dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề cho người
nuôi (trong đó bệnh đốm trắng khoảng 26,5ha, gan tụy hơn 421ha, bệnh khác hơn
70ha).
Tuy diện tích nhiễm bệnh giảm so với cùng kỳ, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng
thủy sản tỉnh, dịch bệnh trên tôm diễn biến vẫn phức tạp và chưa có giải pháp ngăn
chặn hiệu quả.
Không chỉ ảnh hưởng về nuôi trồng thủy sản, việc ô nhiễm nguồn nước từ sản
xuất tôm khô, phụ phẩm tôm khô ảnh hưởng xấu tới việc trồng lúa, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, trồng rau màu và các hoạt động kinh doanh sản xuất khác trên một số địa
bàng lân cận như huyện Cái Nước, Trần Văn Thời…
Qua đây, việc sản xuất chế biến thủy sản gây ra môt hậu quả không nhỏ đối với
môi trường, người dân, sự phát triển kinh tế hiện tại cũng như tương lai. Thấy được
mối nguy hiểm đó cho nên chúng ta cần phải có biện pháp khắc phục vừa đảm bảo an
toàn, phát triển bền vững vừa giữ được một mặt hàng chất lượng cao, vốn là đặc sản
của Cà Mau.
IV.

NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA TRUNG
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi tại khu công nghiệp Hòa Trung

vẫn còn chưa lắp đặt hệ thống xử lí thải, chưa có hệ thống chung, chỉ là riêng lẻ, mặc dù có
nhưng đa phần là không đưa vào hoạt động vì nhằm mục đích cắt giảm chi phí doanh
nghiệp, chỉ khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương thì mấy hệ thống xả thải này có
hoạt động nhiều hơn, nhưng vẫn chưa triệt để. Cho nên chất thải từ nhiều doanh nghiệp là
một lượng quá lớn và chứa nhiều chất độc hại đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn
nước, gây ra một môi trường hôi thối và nhiều người sống lân cận. Các xí nghiệp chế biến

thủy sản KCN Hòa Trung đều có đường xả nước thải bằng ống nhựa, chui dưới lòng đất,
xuyên qua đường giao thông, xả xuống kinh xáng Lương Thế Trân.

11


Kinh Tế Công
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Hòa Trung Cà Mau chưa thể khắc
phục triệt để do còn nhiều doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành tốt các quy định về bảo vệ
môi trường, vận hành hệ thống xử lý nước thải ở một số doanh nghiệp còn mang tính đối
phó, việc xử lý nước thải ở khu công nghiệp chưa tập trung về một đầu mối nên rất khó
kiểm soát ô nhiễm. Tình trạng cơ sở, doanh nghiệp thu gom rác, nước thải chưa triệt để, xả
nước thải chưa xử lý ra môi trường vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra chưa
kịp thời, xử lý cơ sở vi phạm chưa nghiêm. Quy trình kiểm tra có thông báo trước nên các
doanh nghiệp có thời gian chấn chỉnh, vì vậy khi thanh tra ít phát hiện sai phạm.
Nhiều doanh nghiệp tại khu công nghiệp này hoạt động sản xuất chủ yếu là việc sản
xuất thủy sản, bên cạnh các việc xả thải trực tiếp qua các kinh xáng, các doanh nghiệp ở đây
còn thải ra nhìu mùi hôi thối thông qua việc phơi hoặc sấy các loại hải sản, phụ phẩm để
nhằm mục đích làm thức ăn chăn nuôi, mà nguyên liệu đầu vào của việc sản xuất thức ăn
chăn nuôi thì chủ yếu là các loại cá đang trong quá trình phân hủy nhằm sản xuất bột cá,
hoặc vỏ đầu tôm…
Do ý thức và lợi ích cá nhân nên các doanh nghiệp ở đây chi quan tâm tới lợi nhuận,
còn ảnh hưởng xấu thì người dân tự gánh chịu.
Trong tương lai, trình trạng ô nhiễm tại khu công nghiệp này nếu không được giải
quyết triệt đế thi sẽ tạo ra những hậu quả nặng nề trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất của người dân xung quanh mà còn tác động trực
tiếp lên cả doanh nghiệp khác, ảnh hưởng trực tiếp đên nguyên liệu đầu vào của chính
doanh nghiệp gây ô nhiễm, việc phát triển kinh tế bền vững sẽ không có hiệu quả. Cho nên
có những giải pháp từ cơ quan chính quyền là yêu cầu cấp bách để giải quyết tình trạng này.
V. GIẢI PHÁP

1. Giải Pháp Tư Nhân

Bên cạnh những mặt tích cực của ngành tồn tại những mặt trái, đó là vấn đề môi trường
của ngành chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi từ thủy sản gây ảnh hưởng rất nhiều đối với
môi trường cũng như người dân xung quanh trong KCN Trung Hòa, Cà Mau, từ việc xả nước
thải chưa qua xử lý, hay các công đoạn chế biến tôm không sạch sẽ, gây ra mùi hôi thối khó
chịu làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, vì thế xí nghiệp chế biến tôm
khô phải có những biện pháp quản lý môi trường như tiết kiệm nguyên liệu, cải tiến công
nghệ - thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường. Nếu không
12


Kinh Tế Công
giải quyết tốt việc thoát nước và xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sẽ gây ô
nhiễm đối với các nguồn nước dẫn tới hậu quả xấu, gây tổn thất cho mọi ngành kinh tế.
 Nhà máy, xí nghiệp phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để lọc và xử lý

nước thải trước khi thải ra môi trường ngoài.Quy trình xử lý nước thải sau chế biến nên
được kiểm soát trong quá trình chế biến thủy sản từ công đoạn rửa nguyên liệu đến thành
phẩm. Nên thực hiện rửa theo từng bồn, hạn chế dịch tôm, dịch cá rơi vãi ra sàn để tránh
gây mùi hôi tanh. Từ đó hạn chế được nước thải ở công đoạn vệ sinh.giữ vệ sinh tại nơi
chế biến.
 Áp dụng công nghệ xử lý nước thải kết hợp (cơ học - hóa lý - vi sinh). Biện pháp tốt

nhất cho các cơ sở chế biến là tận thu chất thải rắn. Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở chế
biến thủy sản quy mô công nghiệp đều đã thực hiện các giải pháp phân loại thu gom theo
đặc tính thành phần và nguồn phát sinh chất thải rắn cho các mục đích: tận thu, tái sử
dụng, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc điều kiện thải bỏ. Phế liệu thủy
sản được thu gom và định kỳ đưa ra khỏi khu vực sản xuất, phân loại và đưa vào tái sử
dụng hoặc đưa ra ngoài để tránh tồn lưu gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

 Để giảm lượng khí thải trong chế biến, ngay từ khâu đầu tiếp nhận nguyên liệu cần

tiến hành xử lý và chế biến nguyên liệu ngay. Tránh tình trạng kéo dài thời gian tiếp
nhận nguyên liệu vì thủy sản là loại nguyên liệu rất dễ phân hủy tạo ra mùi hôi, nếu không
xử lý kịp thời sẽ gây ra những vấn đề trong ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không
khí.
 Cần phải hoàn thiện các công nghệ sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại ,
công nghệ sản xuất kín, giảm các khâu sản xuất thủ công, áp dụng cơ giới hóa và tự động
hóa trong dây chuyền sản xuất. Giải pháp này còn bao gồm việc thay thế chất độc hại
dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn, làm sạch chất độc hại
trong nguyên liệu sản xuất. Các thiết bị máy móc sản xuất, các đường ống vận chuyển cần
phải kín, để đảm bảo vận hành an toàn, kinh tế và tránh sự rò rỉ chất ô nhiễm ra ngoài môi
trường.
2. Giải Pháp Của Chính Phủ
 Ban hành những định chế xử phạt thật nghiêm khắc đối với các nhà máy xí nghiệp

xả thải chưa qua xử lý ra trực tiếp môi trường. Bên cạnh đó, cần trợ cấp cho các xí
nghiệp chế biến tôm khô nhằm khích lệ xí nghiệp nhà máy tự giác đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý chất thải., áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm làm giảm đi
lượng chất thải từ chế biến. Ví dụ như:

13


Kinh Tế Công
Trước sức ép của người dân và dư luận, doanh nghiệp Hưng Nguyên chuẩn bị đầu tư
600 triệu đồng để xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, với công suất 300m3/ngày đêm,
dự định sẽ hoàn tất và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 6/2016
Tháng 5/2010 Sở TN-MT đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh phạt Công ty TNHH chế
biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Châu, Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập

khẩu Hòa Trung, Cty Kim Hồng và phân xưởng 2 Công ty TNHH kỹ nghệ sinh hóa Quốc
Thành - Việt Trung với mức phạt thấp nhất là 40 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng, trong
đó có doanh nghiệp bị đề nghị xử phạt hành chính nhiều hành vi vi phạm về bảo vệ môi
trường.
Ngày 11/4/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau quyết định xử phạt hành chính Cty CP
Quốc tế JBICHEM Cà Mau 285 triệu đồng do chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải đã chế
biến đầu vỏ tôm gây mùi hôi thối, xả thải nước bẩn.
 Nhà nước cũng cần quy hoạch, đầu tư, xây dựng thêm các cơ sở thu gom, xử lý

chất thải nguy hại tại các địa phương, địa bàn, khu công nghiệp phù hợp để giúp các cơ
sở chế biến thủy sản xử lý dứt điểm chất thải nguy hại, không để tồn đọng lâu dài.
 Cần tăng cường nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức/cá nhân đối với

công tác bảo vệ môi trường để từng cơ sở sản xuất, chế biến tự giác chấp hành và thực
hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để phát triển sản xuất trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế một cách bền vững. Chính
quyền địa phương cần tuyên truyền cho nhân dân địa phương theo dõi giám sát việc xả
thải của các cơ sở sản xuất, nếu phát hiện cơ sở nào xả nước thải chưa xử lý ra môi
trường kịp thời thông báo đến cơ quan quản lý môi trường. Các biện pháp tuyên truyền
bảo vệ môi trường (tờ rơi, báo chí, truyền thông) cũng cần được đa dạng hóa cho phù
hợp, dễ hiểu, dễ nhớ.
 Giải pháp quy hoạch Thực tế : nhiều nhà máy chế biến thủy sản nằm ngay giữa khu

dân cư và đô thị, gây ra nhiều bụi, các chất ô nhiễm ,Tất cả những nhược điểm đó là do
chưa có biện pháp qui hoạch hợp lý khi xây dựng.Trước tình hình đó, hiện nay nhà nước
yêu cầu các cơ sở cần phải có sự đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở cũ để
có biện pháp khắc phục; đối với các công trình mới bắt đầu được thực thi thì cần phải
báo cáo những ảnh hưởng có thể có đối với môi trường, phải đảm bảo không gây ra
những ảnh hưởng lớn trong quá trình xây dựng và cả quá trình vận hành, sử dụng sau
này. Do vậy, cần phải xem xét các điều kiện khí tượng, địa hình và thủy văn để bố trí

14


Kinh Tế Công
các công trình cho hợp lý. Mặt bằng qui hoạch phải đảm bảo thông thoáng, đón được
hướng gió tốt nhất cho đô thị. Bên cạnh đó phải xét đến sự phát triển của đô thị trong
tương lai, để cho công trình hiện tại và tương lai không ảnh hưởng lẫn nhau,
 Giải pháp cách li vệ sinh :Thường càng gần nguồn ô nhiễm thì sự ảnh hưởng của nó

gây ra càng lớn, do vậy cần phải qui định vành đai bảo vệ xung quanh khu công nghiệp,
đó là khoảng cách tính từ nguồn thải đến khu dân cư. Khoảng cách đó tùy thuộc vào tính
chất và đặc điểm của từng loại hình nhà máy, loại hình sản xuất gây nên, khoảng cách
này đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm ở khu dân cư do nguồn này gây nên không vượt quá
tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, đối với các khu công nghiệp cần có tường bao che hoặc
dùng dải cây xanh để ngăn cản sự phát tán bụi và tiếng ồn trong không gian, nhằm giảm
tối đa sự ô nhiễm môi trường đến nơi sinh sống của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thuấn và Trần Thu Vân (2004), Kinh tế công cộng.
/> /> /> /> /> />
15


Kinh Tế Công

16




×