Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Phòng, chống tội phạm mua bán người tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 204 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MAI TRÂM

PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƢỜI
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 62 38 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS PHẠM VĂN TỈNH
2. TS NGUYỄN DUY THUÂN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luật án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 9
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 9
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 13
1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 20
Chƣơng 2: TỘI PHẠM MUA BÁN NGƢỜI VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................... 24
2.1 Tội phạm mua bán người theo quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành .............. 24
2.2 Tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam hiện nay ................................... 33
Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................... 68
3.1 Nhận thức lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm mua bán
người ........................................................................................................................... 68
3.2 Hệ thống nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm mua bán
người ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 71
Chƣơng 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT
NAM VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN
NGƢỜI ..................................................................................................................... 116
4.1 Dự báo tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam trong thời gian tới ........... 116
4.2 Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm mua bán người ở Việt Nam ............... 121
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 157
TÀI LIỆ U THAM KHẢO ........................................................................................ 161
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 170


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, con người luôn được đặt tại
vị trí trung tâm, trong đó quyền con người được xem là giá trị chung của nhân loại,

thành quả của quá trình đấu tranh gian khổ, bền bỉ mà cả nhân loại hướng tới và ra
sức bảo vệ. Chính vì vậy, mua bán người đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của
nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Mua bán người, bao gồm phụ nữ, đàn ông và trẻ
em, đặt biệt là cho mục đích tình dục không phải là một hiện tượng mới mà là một
thực tế phổ biến trong nhiều xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, trong những
thập kỷ gần đây, nhất là trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa
thì mua bán người đã thực sự trở thành mối đe dọa cho các quốc gia, bởi mua bán
người, đặt biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em với nhiều hình thái, động cơ khác nhau,
được tổ chức chặt chẽ hơn và mang tính xuyên vùng, xuyên quốc gia, bao quanh nó
là các vấn đề về đạo lý, đạo đức, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, thương mại... Mua
bán người trở thành một ngành kinh doanh có tính toàn cầu đem lại những món lợi
nhuận khổng lồ cho các tổ chức tội phạm. Theo báo cáo của Tổ chức nhập cư thế
giới (IOM), hàng năm có khoảng 4 triệu người bị bọn buôn người bán qua biên
giới các quốc gia, lợi nhuận thu được từ hoạt động tội ác này hằng năm không
dưới 10 tỉ USD, chỉ đứng sau lợi nhuận thu được từ buôn bán vũ khí và buôn lậu
ma túy [75] và theo báo cáo của Liên Hợp Quốc và tổ chức Lao động quốc tế, hằng
năm trên thế giới có khoảng 800.000- 1.000.000 người bị mua bán, lợi nhuận tội
phạm thu được khoảng 32 tỷ USD. Trong đó, trên 80% nạn nhân là phụ nữ và các
bé gái [38]. Mua bán người được xếp vào loại tội ác chống lại loài người bởi nó
xâm phạm nghiêm trọng tới quyền con người, trong đó, có những quyền cơ bản
nhất như: quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe,
quyền lao động... Tội phạm mua bán người có tính chất và mức độ nguy hiểm cao
cho xã hội bởi tính giã man, vô nhân đạo thể hiện ở chỗ không chỉ xâm phạm các
quyền con người mà còn coi con người như một món hàng hoá để trao đổi vì lợi
nhuận. Hậu quả mà tội phạm mua bán người gây ra cho nạn nhân, gia đình nạn
nhân nói riêng và cho toàn xã hội nói chung là hết sức nặng nề vì nạn nhân, gia
đình nạn nhân không chỉ phải hứng chịu những tổn thương về tâm sinh lý, sức khỏe
tính mạng mà mua bán người còn đe dọa đến sự ổn định, trật tự an toàn xã hội, gây
ảnh hưởng xấu về nhiều mặt đối với các quốc gia. Đây là một biểu hiện của chế độ
1



“chiếm hữu nô lệ thời hiện đại” mà cả nhân loại lên án và tìm mọi biện pháp ngăn
chặn, đầy lùi. Vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm mua bán người đặt ra
không chỉ riêng đối với một quốc gia nào mà đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa các nước trên toàn thế giới, nhất là trong tình hình hiện nay khi vấn đề mua
bán trẻ em, bóc lộc sức lao động, đưa người lao động trái phép từ các nước nghèo
sang các nước phát triển đã trở thành vấn đề nóng của cả thế giới vì không chỉ phát
sinh các vấn đề tại các nước đến mà nhiều người dân vô tội phải bỏ mạng trên biển
hoặc trong những chiếc xe tải, xe container chất đầy người.
Ở Việt Nam, tội phạm mua bán người là một hiện tượng chỉ mới xuất hiện
khoảng hơn chục năm trở lại đây, song tính đa dạng và phức tạp cũng như những
hậu quả nghiêm trọng mà tội phạm này gây ra cho nạn nhân, gia đình, xã hội đã thu
hút sự quan tâm đặc biệt và lo ngại sâu sắc của Nhà nước và cộng đồng.
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm đấu tranh ngăn
chặn tình trạng mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em nhưng tình
hình tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp với tính chất, thủ đoạn ngày
càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt; nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ và có
tính xuyên quốc gia. Tội phạm mua bán người đã thực sự trở thành vấn đề nóng
bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục, tập
quán, đạo đức xã hội, pháp luật của Nhà nước, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia
đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Các phần tử xấu lợi dụng vấn đề này để nói
xấu, tuyên truyền sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước [15].
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đặt ra cho khoa học pháp lý phải nghiên cứu
một cách có hệ thống, toàn diện về tội phạm mua bán người để tìm ra những giải
pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này là
một yêu cầu cấp bách và cần thiết vì:
Thứ nhất, xét về mặt đạo đức xã hội, hành vi mua bán người là loại hành vi
suy đồi nhất, đáng xấu hổ nhất và đáng bị trừng phạt nhất trong mọi loại hành vi.

Vì thế, nghiên cứu để tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi hành vi tha hóa nhất về mặt đạo
đức luôn được đặt ra.
Thứ hai, xét trên phương diện thực tế của tình hình tội phạm ở nước ta, vấn đề
cần phải được nhìn nhận ở hai đặc điểm sau:
- Một là, trong dây chuyền các đối tượng chịu sự xâm hại của những hành vi
phạm tội, phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam là những đối tượng dễ bị xâm hại nhất, tức
2


là những mắt xích yếu nhất. Cho nên, dù tội danh mua bán phụ nữ đã được thay thế
thành tội danh mua bán người cho phù hợp với pháp luật quốc tế và với những biểu
hiện mới của tình hình tội phạm, thì phụ nữ và trẻ em nước ta vẫn là những người
bị hại chủ yếu;
- Hai là, một trong những nét đặc trưng nhất, đáng lưu ý nhất đối với tình
hình tội phạm thời kỳ kinh tế thị trường so với thời kỳ kinh tế bao cấp ở nước ta
chính là mức tăng đột biến và dữ dội của tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ
em. Nếu lấy năm 1986 làm năm định gốc (năm định gốc là thuật ngữ!), tức là
100%, thì số vụ án phải xét xử hình sự sơ thẩm ở những năm mà cơ chế thị trường
bắt đầu phát huy tác dụng, tức là từ năm 1989 trở đi như sau: năm 1989 đạt mức
1.550%; năm 1990 đạt 5.050%; năm 1991 đạt 7.750%; năm 1992 đạt 7.250%; năm
1997 đạt 8.500%; năm 1998 đạt 8.650%; năm 1999 đạt 6.950%; năm 2000 đạt
6.850%; năm 2001 đạt 3.900%, năm 2002 đạt 4.400% và năm 2003 đạt 4.100%
[53, tr.309].
Thứ ba, xét trên phương diện lý luận, tội phạm học, khoa học luật hình sự và
các khoa học pháp lý có liên quan khác trong những năm qua đã có những bước
tiến mới tạo thêm những cơ sở lý luận mới cho việc tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phòng, chống tội phạm mua bán người tại Việt Nam”;
Thứ tư, về mặt pháp luật, bên cạnh việc Quốc hội ban hành Luật số
37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 (có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010) (sau đây gọi là Bộ luật hình sự năm 1999) để

sửa đổi Điều 119 Bộ luật hình sự năm 1999 từ tội “Mua bán phụ nữ” thành tội
“Mua bán người” và giữ nguyên Điều 120 về “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em” chỉ bổ sung, sửa đổi khoản 2 điều luật này thì ngày 27/11/2015, Quốc hội
ban hành Luật số 100/2015/QH13 ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 thì Điều 119
Bộ luật hình sự năm 1999 được đổi thành Điều 151 giữ nguyên tên tội danh, chỉ
sửa đổi, bổ sung một số quy định trong điều luật. Riêng Điều 120 Bộ luật hình sự
năm 1999 từ tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” thành tội “Mua bán
người dưới 16 tuổi ” tách các hành vi đánh tráo, chiếm đoạt thành các điều luật
riêng và thêm vào Điều 154 quy định về tội “Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận
cơ thể người”. Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành Luật phòng, chống mua bán người,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, đã làm nảy sinh nhu cầu nhận thức mới về tội
phạm mua bán người trong tình hình mới.

3


Từ phân tích trên, tác giả chọn vấn đề “Phòng, chống tội phạm mua bán
người tại Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ tình hình tội phạm mua bán người; thực trạng công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm mua bán người để tìm nguyên nhân, điều kiện tồn tại
của tình hình tội phạm mua bán người thời gian qua ở nước ta; luận án đưa ra hệ
thống các giải pháp, kiến nghị phòng ngừa loại tội phạm này góp phần hoàn thiện
lý luận về phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng,
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt
Nam trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây cần phải thực hiện để đạt được mục đích của

đề tài luận án:
Thứ nhất, phân tích, hệ thống làm rõ những vấn đề lý luận về phòng, chống tội
phạm mua bán người; Phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm tội mua bán người; Xác
định những đặc trưng pháp lý của tội mua bán người; Phân biệt tội mua bán người
với hành vi đưa người di cư trái phép.
Thứ hai, phân tích làm rõ những quy định của pháp luật về phòng, chống tội
phạm mua bán người tại Việt Nam, bao gồm: các văn bản luật (Bộ luật hình sự, Luật
phòng, chống mua bán người...) và các văn bản dưới luật (các văn bản chỉ đạo của
các cấp, ban, ngành, đoàn thể về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung và tội phạm mua bán người nói riêng); Đánh giá thực trạng các biện pháp
phòng ngừa tội phạm mua bán người đã và đang được áp dụng trên phạm vi cả
nước, cũng như những văn bản chỉ đạo trên các địa bàn cụ thể.
Thứ ba, phân tích, làm rõ tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam từ
2004 đến 2015; Đánh giá thực trạng phòng, chống tội phạm mua bán người thời gian
qua tại nước ta, bao gồm: làm rõ phần hiện và phần ẩn của tình hình tội phạm mua
bán người; Luận giải, mô tả, minh chứng bằng các số liệu, tình huống điển hình về
bức tranh hiện thực phản ánh tình hình tội phạm mua bán người thời gian qua; Xác
định các yếu tố thuộc về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm mua bán người;
Thứ tư, dự báo tình hình tội phạm mua bán người và thiết lập hệ thống các biện
pháp phòng, chống tội phạm mua bán người trong thời gian tới.
4


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn phòng,
chống tội phạm mua bán người tại Việt Nam. Cụ thể trên cơ sở làm rõ các quy luật
của tội phạm mua bán người và thực tế của tình hình tội phạm mua bán người tại
Việt Nam từ năm 2004- 2015 để xác định nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội
phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng, trong đó phân tích, đánh giá

để tìm ra mối liên hệ giữa tình hình tội phạm mua bán người với những hiện tượng,
quá trình kinh tế - xã hội khác.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, nghiên cứu phòng, chống tội phạm mua bán người tại Việt
Nam dưới góc độ tội phạm học.
- Về không gian, khảo sát tình hình tội phạm và đấu tranh phòng, chống tội
phạm mua bán người trên phạm vi cả nước trong đó tập trung vào một số địa bàn
chủ yếu về tình hình tội phạm mua bán người như: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh
An Giang...
- Về thời gian, khảo sát tình hình tội phạm mua bán người và thực trạng phòng,
chống tội phạm mua bán người từ năm 2004 đến năm 2015. Trong đó, đề tài sử
dụng chất liệu nghiên cứu trong vòng 12 năm, từ 2004 đến năm 2015, bao gồm số
liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án và 92 bản án hình sự các loại về tội
mua bán người/mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là nền tảng tri thức về luật hình sự và tội phạm học
đã được nhân loại khái quát từ trước đến nay thể hiện thông qua các công trình
khoa học mà tác giả đã kế thừa trong luận án làm nền tảng tri thức để tiếp cận,
nghiên cứu tội phạm mua bán người.
Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là phương pháp luận chủ yếu.
Trong đó, trọng tâm vẫn là phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình
nghiên cứu của luận án, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính
khách quan, khoa học.
Tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự,
luật tố tụng hình sự và đặc biệt là tội phạm học, cụ thể như:
5



- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng trong
tất cả các Chương của luận án để xem xét từng vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ
giữa lịch sử, lý luận, pháp lý với thực tiễn tổ chức thực hiện.
- Phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh và tổng hợp: Các phương
pháp này dùng để làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn nhằm thống nhất nhận thức.
Các phương pháp này được sử dụng trong tất cả các Chương của luận án, đi sâu trình
bày các hiện tượng, các quan điểm, quy định và thực tiễn phòng, chống tội phạm mua
bán người; Rút ra bản chất của các hiện tượng, các quan điểm, quy định và hoạt động
thực tiễn phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng, từ
đó đưa ra những dự báo, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Phương pháp lịch sử: Được vận dụng nhằm phân tích, đánh giá sự kế thừa và
phát triển. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2, Chương 4 của luận
án nhằm đưa ra những chứng cứ, số liệu trong từng giai đoạn lịch sử đặt trong những
bối cảnh, mối quan hệ qua lại với những yếu tố lịch sử khác. Ngoài ra, phương pháp
này cũng được sử dụng tại các Chương khác của luận án khi trình bày, phân tích và
đánh giá pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Phương pháp thống kê, khảo sát ý kiến, nghiên cứu hồ sơ, hệ thống và phương
pháp chuyên gia: Dùng để đánh giá thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mua
bán người thời gian qua. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2 của
luận án.
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận
án nhằm trình bày nội dung theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế
thừa, phát triển các vấn đề để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án.
Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, luận án kết hợp chặt chẽ giữa
các phương pháp trong suốt quá trình nghiên cứu của toàn bộ nội dung luận án. Tùy
thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong luận án, tác giả vận
dụng, chú trọng các phương pháp khác nhau cho phù hợp.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã tìm hiểu và hệ thống hóa các công trình khoa học đi trước

có liên quan đến đề tài luận án, tác giả kế thừa có chọn lọc và phát triển ý tưởng khoa
học, từ đó đưa ra những luận điểm của mình về vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, luận án nghiên cứu hệ thống các quy phạm pháp luật về tội phạm mua
bán người, nghiên cứu các vấn đề lý luận về tội mua bán người, tội mua bán, đánh
6


tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 119, 120 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được
sửa đổi bổ sung năm 2009 và tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi, tội
mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo Điều 151, 152, 154 Bộ
luật hình sự năm 2015. Đồng thời nghiên cứu các quy định của Luật phòng, chống
mua bán người.
Thứ ba, luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, chỉ
ra được các khái niệm, dấu hiệu pháp lý, đặc điểm và thực tiễn phòng, chống tội
phạm mua bán người thời gian qua tại Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2010
đến nay (thời điểm Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 có
hiệu lực thi hành) và Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành.
Thứ tư, luận án đã phân tích, đánh giá, làm rõ tình hình tội phạm mua bán
người và thực trạng phòng, chống tội phạm mua bán người thời gian qua tại Việt
Nam, trên cơ sở đó xác định nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm mua
bán người.
Thứ năm, luận án đã nghiên cứu, tiếp cận lý luận về quyền con người và cơ sở
thực tiễn của nó, sự liên quan giữa quyền con người với tội phạm mua bán người,
từ đó đưa ra các giải pháp căn bản từ gốc để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm mua bán người tại Việt Nam.
Thứ sáu, luận án đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác phòng, chống tội phạm mua bán người dựa trên cơ sở phân tích các điều
kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể tại nước ta.
Thứ bảy, luận án cung cấp những luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn, làm

cơ sở cho việc đề ra các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm
mua bán người nói riêng; là cơ sở để thiết kế các biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi, đặc
biệt là việc đề ra các biện pháp phòng ngừa trong hiện tại và dự báo, phòng ngừa
trong tương lai, thông qua việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm, phát hiện
những quy luật tồn tại và phát triển của tội phạm.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa về mặt khoa học
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu tội phạm mua bán người dưới góc
độ tội phạm học tại Việt Nam. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý
luận, thực tiễn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng,
7


chống tội phạm mua bán người thời gian qua, góp phần hoàn thiện lý luận về luật
hình sự và lý luận về tội phạm học liên quan đến tội phạm mua bán người.
Trên cơ sở nghiên cứu, luận án đã đề ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và tội phạm học nói riêng, cũng như
đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
mua bán người.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập
và nghiên cứu tội phạm học và pháp luật hình sự. Đây là nguồn tư liệu mang tính lý
luận và thực tiễn cao, dùng để tham khảo đề ra các giải pháp căn bản và lâu dài
trong công tác.
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị như một tài liệu tham khảo cho hoạt
động phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm mua bán người ở
Việt Nam nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung luận án gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2. Tội phạm mua bán người và tình hình tội phạm mua bán người ở
Việt Nam hiện nay;
Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm mua bán người ở
Việt Nam hiện nay;
Chương 4. Dự báo tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam và những
biện pháp phòng, chống tội phạm này.

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Phòng, chống mua bán người đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của nhiều
quốc gia trên khắp thế giới. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này; nhiều hội nghị, hội thảo diễn đàn khu vực và quốc tế được tổ chức để làm sáng
tỏ những vấn đề liên quan đến tội phạm mua bán người. Nhìn chung, các công trình
nghiên cứu, các hội thảo, hội nghị đã khái quát được tình hình mua bán người đang
diễn ra trên thế giới trong những năm qua. Trong đó đặc biệt nổi bật là đã cho ra
đời được các văn kiện quan trọng nhằm đấu tranh, phòng ngừa, trấn áp tội phạm
mua bán người như:
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,
ban hành ngày 15/11/2000, được thông qua bởi các quốc gia thành viên trong hội
nghị tại Palermo, vào ngày 12-15 tháng 12 năm 2000, có hiệu lực ngày 29/9/2003;
- Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt
là phụ nữ, trẻ em – Nghị định thư đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
ngày 15/11/2000, có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2003, với 117 nước ký và 46 nước
phê chuẩn;

- Nghị định thư về chống nhập lậu người bằng đường bộ, đường biển, đường
hàng không, có hiệu lực ngày 28/01/2004…
Các văn kiện này chứa đựng các nguyên tắc, kế hoạch hành động, trong đó chỉ
rõ các bước cần tiến hành để thực hiện các nguyên tắc, đặc biệt đưa ra được khái
niệm về buôn bán người, cũng như mô tả được các hành vi, yếu tố cấu thành tội
phạm mua bán người. Mặc dù không mang tính chất bắt buộc pháp lý nhưng những
văn kiện này có ý nghĩa cung cấp cho các cơ quan của Chính phủ và phi Chính phủ
những kiến nghị về lập pháp và chính sách cũng như hướng dẫn trong việc phối
hợp hành động chống lại tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của các Chính phủ và các tổ
chức phi Chính phủ đã được công bố trong thời gian qua, trong đó một số công
trình đáng lưu ý như:
- "At what price, honour?", Research into domestic trafficking of Vietnamese
(girl) children for sexual exploitation, from urban slums in Phnom Penh, Cambodia
("Mức giá nào, thưa ngài?", Nghiên cứu về buôn bán nội địa trẻ em gái người Việt
9


Nam vì mục đích khai thác tình dục từ các khu ổ chuột thành thị tại Phnom Penh,
Campuchia) của tác giả Reimer. J.k do nhà xuất bản Chab Dai Coalition xuất bản
năm 2006.
Nghiên cứu cho thấy thực trạng chung về nạn buôn bán người và khai thác
tình dục phụ nữ và trẻ em ở Campuchia. Mặc dù hiện tại đã có sự quan tâm nhằm
giải quyết các khía cạnh khác nhau của vấn đề này, thậm chí cả đối với người Khơme, chiếm đa số trong dân số, nhưng vẫn có nhiều yếu tố như nghèo đói lan tràn,
thất nghiệp ở mức cao và trình độ học vấn thấp và những điều này đã khiến cho nạn
buôn bán trẻ em làm lao động và vào các ổ mại dâm trở thành các mối quan tâm
thực sự của các gia đình. Tuy nhiên, có rất ít các nguồn lực liên quan sẵn có nhằm
trợ giúp các nạn nhân, sự không hoặc kém hiểu biết hoặc các khung pháp luật hiệu
lực đối với việc khởi tố thủ phạm và những đặc tính về văn hóa làm tăng thêm nguy
cơ của nạn buôn bán người và tình dục vì mục đích thương mại. Các yếu tố nguy cơ

chính trong số các can phạm người Việt Nam cũng được điều tra trong nghiên cứu.
Các phát hiện từ cuộc nghiên cứu đã củng cố thêm cho các ấn phẩm nghiên cứu
trước đây về các yếu tố bất lợi tác động đến việc buôn bán trẻ em vì mục đích tình
dục thương mại. Một điểm khác biệt trong cuộc nghiên cứu này là sức nặng của các
giá trị cụ thể làm tồi tệ thêm bởi thực tế ở người Việt Nam tại Campuchia, mà bản
thân nó cũng là một yếu tố bất lợi. Phần đầu của cuốn sách giới thiệu về cơ sở, thiết
kế và phương pháp của cuộc nghiên cứu. Phần 2 gồm các phát hiện từ cuộc nghiên
cứu. Nó chỉ ra rằng gần một nửa các gia đình coi đây là một sự lựa chọn tiếp theo
việc buôn bán. Các phát hiện cũng cho thấy trẻ em gái nhỏ tuổi có thể bị bán trinh
(sau đó quay trở về nhà) rồi sau đó tiếp tục bị bán vào các nhà thổ và ở đó trong một
thời gian dài. Một mức độ cao và khái quát hơn về nhận thức trong số trẻ em và
người trưởng thành về tỷ lệ buôn bán người (buôn bán trẻ em gái vì mục đích tình
dục) và nhà chứa. Nhiều trẻ cho biết chúng tự cảm thấy nguy hiểm khi bị bán và
một số đứa trẻ khác bị ép buộc tham gia vào hoạt động thương mại tình dục. Một số
ít trẻ đã nói nếu có ai đó bắt ép chúng thì chúng sẽ "đánh trả lại". Tuy nhiên, phần
lớn trẻ em cho rằng chúng không thích điều đó nhưng sẽ chấp nhận để tồn tại. Phần
cuối của cuốn sách là các kiến nghị từ cuộc nghiên cứu.
- Taking the journey together: A united response to trafficking in the mekong
region (Cùng nhau trên một chặng đường: Đồng lòng hưởng ứng chống nạn buôn bán
người ở vùng sông Mêkong) của tác giả Chalk, Katie do Nhà xuất bản World Vision
Asia - Pacific Communications phát hành năm 2006.
10


Tổ chức Tầm nhìn Thế giới có đại diện tại 6 nước thuộc tiểu vùng sông
Mêkông. Năm 2006, Dự án “Chiến lược về chống buôn bán người Tiểu vùng sông
Mêkông (MDRTS) – Melong delta regional trafficking strategy” kết thúc, với bốn
mục mục tiêu là ngăn chặn; bảo vệ; đảm bảo sự theo đuổi của các tổ chức, chính
phủ đối với vấn đề buôn bán người; đẩy mạnh mạng lưới liên kết ở cộng đồng cũng
như Tầm nhìn Thế giới với các cơ quan chống buôn bán người ở Tiểu vùng sông

Mêkông. Báo cáo cung cấp tổng quan về chiến lược, những thành tựu của dự án và
các bài học kinh nghiệm. Dự đoán về các loại hình buôn bán người, các khuynh
hướng và những thách thức mà 6 quốc gia trong khu vực phải đối mặt.
- Child-friendly standards and guilelines for the recovery and integration of
trafficking children (Các chuẩn mực và hướng dẫn trẻ trong việc phục hồi và hoà
nhập đối với trẻ em bị buôn bán) do tổ chức ILO International Labour Organization
thực hiện, NXB ILO International Labour Organization (2006).
Cuốn sách là các chuẩn mực và hướng dẫn theo các bước khác nhau, các thủ
tục và dịch vụ cần thiết trong việc bảo vệ, phục hồi và tái hoà nhập xã hội của các
trẻ em là nạn nhân của buôn bán người. Những chuẩn mực và hướng dẫn này được
đề xuất cho việc sử dụng thực tế của những người triển khai, các nhà quản lý các
cơ sở bảo trợ, cán bộ Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình này. Chúng cũng được mở rộng tầm ảnh hưởng tới
các chính sách trong tương lai hoặc các cải cách về chính sách. Phần đầu của cuốn
sách gồm 12 nguyên tắc chung về bảo vệ trẻ em. Các phần tiếp theo là 3 giai đoạn
chính trong việc phục hồi và tái hoà nhập (gia nhập, thời gian chuyển tiếp và hoà
nhập), tiếp theo là sự miêu tả từng dịch vụ chính (hoặc quyền được bảo vệ) mà một
đứa trẻ cần. Các trách nhiệm của Nhà nước được đề cập đến trong phần cuối của
cuốn sách.
- Review of a decade of research on trafficking in persons Cambodia (Nhìn lại
một thập kỷ nghiên cứu về buôn bán người Campuchia) do nhóm tác giả Derks,
Annuska, Henke, Roger, Vanna, Ly thực hiện, NXB The Asia Foundation phát
hành năm 2006.
Cuốn sách được trình bày dưới dạng báo cáo. Trên cơ sở xem xét một cách hệ
thống những thông tin sẵn có báo cáo chỉ ra rằng mua bán người là một trong
những vấn đề nan giải của Campuchia, nó tồn tại dưới một dạng thức ngầm của bóc
lột và phổ biến với nhiều hình thức như tham nhũng, cưỡng hiếp, lạm dụng ma
túy.... Báo cáo nhìn nhận lại 1 thập kỷ các nghiên cứu liên quan đến buôn bán
11



người tại Campuchia. Báo cáo xem xét một cách hệ thống những thông tin sẵn có,
có thể hoặc không thể nói gì với chúng ta về các hình mẫu, phạm vi và hậu quả của
nạn buôn bán người tại Campuchia, đồng thời báo cáo cũng đề cập đến 1 đánh giá
quan trọng về các cách tiếp cận chính, các triển vọng cũng như các cuộc tranh luận
đã định hướng cho các nghiên cứu, cách thức thực hiện, phạm vi nghiên cứu và
những phát hiện cụ thể từ các cuộc nghiên cứu được tổng hợp cho Campuchia.
Chương 2 và 3 của cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng thể có hệ thống các cách
tiếp cận về phương pháp cũng như nội dung được sử dụng trong các nghiên cứu.
Cụ thể, chương 2 đánh giá về các phương pháp, cách thức thu thập số liệu và dạng
thông tin được sử dụng cũng như về địa điểm và các phát hiện trong các nghiên
cứu về buôn bán người ở Campuchia. Chương 3 thảo luận về các cách tiếp cận cơ
bản khác nhau của các nghiên cứu về buôn bán người. Chương 4 đưa ra đánh giá
những điều chúng ta đã biết và chưa biết về mục đích, tiến trình, phạm vi cũng như
nguyên nhân của nạn buôn bán người ở Campuchia. Chương 5 tập trung vào việc
làm thế nào để các chính sách và các nghiên cứu về buôn bán người được kết hợp
lại với nhau tại Campuchia. Chương 6 đưa ra các bài học rút ra từ việc xem xét lại
theo cách mà các kiến thức nghiên cứu đã được đưa ra cũng như các vấn đề mới
cần được nghiên cứu xa hơn và tốt hơn.
- First hand knowledge: Voice across the Mekong community action agianst
trafficking of children and women (Kiến thức đầu tay: tiếng nói vùng sông Mê Kông:
hành động cộng đồng chống lại nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em) do tổ chức ILO
International Labour Organization thực hiện – NXB ILO International Labour
Organization (2005).
Cuốn sách là báo cáo thuộc dự án tiểu vùng sông Mê Kông đấu tranh chống
lại mua bán phụ nữ và trẻ em. Báo cáo gồm 5 phần chính gồm các thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu tại 5 quốc gia thuộc dự án gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt
Nam và Trung Quốc. Ứng với mỗi quốc gia là một chủ đề riêng như sự quan tâm
quốc gia đối với thực trạng mua bán phụ nữ và trẻ em, những nỗ lực trong việc bảo
vệ trẻ em và sự đoàn kết cộng đồng với thực trạng này. Những nội dung này được

thể hiện dưới dạng những câu chuyện kể của trẻ em, phụ nữ, các nhà lãnh đạo cộng
đồng và các quan chức tham gia trực tiếp vào dự án.
- Learning programme evaluation Combating human trafficking in the Greater
Mekong Sub-region 12-19 December 2005 (Đánh giá chương trình Chống lại nạn

12


buôn bán người tại tiểu vùng sông Mê Kông 12-19/12/2005), Tác giả, NXB
Coordinated mekong ministerial initiative against trafficking.
Cuốn sách là báo cáo của khoá học "Chống lại nạn buôn bán người tại tiểu
vùng sông Mê Kông" với sự tham gia của 23 nhân viên Chính phủ cùng 3 trợ lý dự
án của UNIAP từ 6 quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.
- The Mekong challenge: Analysis report of the Baseline survey for the TICW
project phase II in Yunnan province (part of a series of studies on human trafficking
and labour migration in the greater Mekong sub-region – Thách thức Mekong: Báo
cáo phân tích điều tra cơ bản dự án TICW giai đoạn II tại tỉnh Vân Nam (Một phần
trong loạt nghiên cứu về buôn bán người và sự di cư lao động tại tiểu vùng sông Mê
Kông), Nghiên cứu do tổ chức ILO International Labour Organization thực hiện và
phát hành năm 2005.
Đây là cuộc điều tra cơ bản thuộc giai đoạn II dự án TICW nhằm tìm kiếm
đầy đủ các thông tin về phạm vi, quy mô, lý do và các dữ liệu tin cậy về di cư lao
động trong đó có buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới và sự di cư bất hợp pháp
tại tỉnh Vân Nam. Phần đầu của báo cáo cung cấp các thông tin về dự án cũng như
luật, nghị định và chính sách về di cư lao động vùng nông thôn cùng việc chống lại
tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em. Phần tiếp theo của báo cáo tập trung phân tích
các dữ liệu điều tra chính như hộ gia đình, những lao động di cư và những người hồi
hương tại 6 vùng thuộc dự án. Đối với những người di cư hoặc những người đã
quay trở về, những phát hiện chính gồm trình độ giáo dục, đào tạo kỹ năng, lý do di
cư, tuổi khi di cư lần đầu tiên, người giúp tìm việc, thái độ của các thành viên trong

gia đình người di cư, nghề nghiệp, giờ làm việc, thu nhập... những thông tin kinh tế
xã hội cơ bản của các vùng thuộc dự án và thực trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em và sự
di cư bất hợp pháp tại tỉnh Vân Nam; tính khả thi trong việc triển khai dự án chống
lại buôn bán phụ nữ và trẻ em (TICW). Phần cuối của báo cáo đưa ra các kiến nghị
và can thiệp.
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong khoa học pháp lý, đề tài về mua bán người đã được nghiên cứu không
chỉ ở cấp độ quốc tế mà tại Việt Nam, đề tài này cũng được nhiều cá nhân, tổ chức
nghiên cứu. Có thể chia các công trình nghiên cứu về tội phạm mua bán người
thành 3 nhóm lớn sau:
1.2.1 Luận án, luận văn, khóa luận: Trong các công trình nghiên cứu thuộc
nhóm này phải kể đến:
13


- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần Minh Hưởng với đề tài “Phát hiện,
điều tra các tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới của lực lượng cảnh sát
nhân dân” công bố năm 2008, luận án đi sâu nghiên cứu về công tác phát hiện, điều
tra đối với tội mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới của lực lượng cảnh sát nhân dân,
trong đó đã nêu được những đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù của tội mua bán
phụ nữ, trẻ em qua biên giới, những khó khăn, thuận lợi, những mặt đạt được, hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm phục vụ tốt
công tác phát hiện, điều tra tội mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, qua đó nâng
cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Hương với đề tài “Đấu
tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam”, công bố năm 2008; luận án
nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam
giai đoạn trước khi Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung, trong đó luận án đã khái
quát bức tranh toàn cảnh về công tác đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở
giai đoạn này, cũng như nêu ra một số nguyên nhân, điều kiện để tội phạm mua bán

phụ nữ tồn tại, từ đó đề ra một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả công
tác phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Văn Lai với đề tài “Quản lý nhà
nước và sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực buôn bán người ở Việt Nam”,
công bố năm 2007; luận văn nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước và sự tham
gia của cộng đồng trong lĩnh vực buôn bán người ở Việt Nam, trong đó đã phản
ánh những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những yếu
kém trong công tác quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng, từ đó đề ra
một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của các đối tượng này trong lĩnh
vực phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Đào Thị Ánh Tuyết với đề tài“Đấu
tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh”, công bố năm 2007; luận văn đã giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 1997 – 6/2007.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Minh Diễm Quỳnh với đề
tài,“Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới tại
tỉnh An Giang”, công bố năm 2007; luận văn đã giải quyết một số vấn đề về lý luận

14


và thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên
giới tại tỉnh An Giang giai đoạn 1997 – 6/2007.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Mai Trâm với đề tài“Đấu
tranh phòng, chống tội mua bán người trên địa bàn tỉnh An Giang và Thành phố Hồ
Chí Minh”, công bố năm 2010; luận văn đề cập hoạt động đấu tranh, phòng, chống
Tội mua bán người trên địa bàn 2 tỉnh An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, trong
đó đã phản ánh thực trạng đấu tranh phòng, chống tội mua bán người trên 2 địa bàn
này, có sự so sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 địa bàn, từ đó đưa ra các

nguyên nhân, điều kiện để tội phạm mua bán người tồn tại và phát triển, với các
nguyên nhân chung và đặc thù của từng vùng, từng địa bàn, để đưa ra các giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm này.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Đức Phương với đề tài“Tội
buôn bán người trong Luật hình sự Việt Nam”, công bố năm 2010; luận văn đã xem
xét tội mua bán người dưới góc độ luật hình sự, luận văn nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em, trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội mua bán người và tội
mua bán trẻ em nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm
mua bán người tại Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Vũ Mạnh Đức (2014),“Tội mua bán
người trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn – Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa”, công bố năm 2014; luận văn đã đề cập hoạt động đấu tranh, phòng, chống
tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó đã nêu lên được thực trạng
tình hình đấu tranh phòng, chống tội mua bán người trong giai đoạn 2009-2013 trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cũng như lý giải được các nguyên nhân, điều kiện của tình
hình tội phạm và đề ra một hệ thống các biện pháp phòng ngừa.
Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ luật học của các tác giả như: Nguyễn
Thị Tám với đề tài “Đấu tranh phòng, chống các tội mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt
Nam-Thực trạng và giải pháp” (Hà Nội-2009); Đinh Thị Phương Thúy với đề tài
“Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Hà
Nội-2008); Nguyễn Minh Diễm Quỳnh với đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội mua
bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới tại tỉnh An Giang” (Thành phố Hồ Chí Minh2007); Hoàng Hương Thủy với đề tài “Tội mua bán phụ nữ: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” (Hà Nội-2005) và các khóa luận của các tác giả như: Bùi Thị Tường
Vân (2004), “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em”,
15


khóa luận cử nhân luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Hồ Thị Linh
(2005), “Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán người theo pháp luật quốc

tế”, khóa luận cử nhân luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường
Đại học Luật Hà Nội,...
Các tác giả của các luận án, luận văn, khóa luận đã tiếp cận được các khái
niệm pháp lý, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu tranh phòng, chống
tội phạm mua bán người tại một địa bàn cụ thể, trong một khoảng thời gian cụ thể,
từ đó chỉ ra được một số nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục. Các công
trình trên rất có giá trị để Luận án có thể kế thừa thông tin, số liệu đối chứng, ý
tưởng nghiên cứu mà vẫn không bị trùng lặp vì có sự khác nhau về các yếu tố như:
Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu; thời gian nghiên cứu; địa bàn nghiên cứu; chất liệu
nghiên cứu.
1.2.2 Sách, giáo trình, sách bình luận chuyên khảo: Trong nhóm này đáng
chú ý có các tác phẩm như:
- Đỗ Ngọc Quang (1995), Giáo trình Tội phạm học, Nhà xuất bản Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội ;
- Viện Nhà nước và Pháp luật (2000), “Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
- Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,
Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội;
- Vũ Ngọc Bình (2002), “Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em”, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Nguyễn Văn Cảnh (2007), “Hoạt động điều tra các vụ án buôn bán phụ nữ
và trẻ em”, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
- Đinh Văn Quế (2005), “Bình luận khoa học BLHS”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh;
- Lê Cảm (chủ biên) (2007), Giáo trình luật hình sự phần các tội phạm, Khoa
luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2007), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội;
- Hoàng Thị Kim Quốc (chủ biên) (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước
và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

- Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), “Quyền con người”, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội;
16


- Võ Khánh Vinh (2011, 2013), Giáo trình “Tội phạm học”, Nhà xuất bản
Công an nhân dân;
- Võ Khánh Vinh (2012), “Xã hội học pháp luật những vấn đề cơ bản”, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội;
- Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, năm 2004, 2012;
- Học viện Cảnh sát nhân dân (2002,2013), Giáo trình “Tội phạm học”, Nhà
xuất bản Công an nhân dân;
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình “Luật hình sự Việt Nam - 2
tập”, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
- Phạm Văn Tỉnh (2007), “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt
Nam”, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
Các sách, giáo trình là những kết quả nghiên cứu của các tác giả được thực
hiện trong nhiều năm, các sách, giáo trình này đưa ra các căn cứ, luận điểm về lý luận,
các khái niệm, đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm nói chung và tội
phạm mua bán người nói riêng ở các khía cạnh luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng
hình sự. Đây là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về phòng, chống tội phạm nói
chung và tội phạm mua bán người nói riêng vì các tài liệu này không chỉ chứa đựng lý
luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản mà đề tài luận án phải giải quyết mà còn có
những chỉ dẫn trong việc xác định phương pháp luận nghiên cứu đề tài, từ tổng quan
cho đến chi tiết.
1.2.3 Các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan đến tội phạm mua bán
người
- “Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các Nghị
định thư của Liên hợp quốc về chống buôn bán người và di cư trái phép, bổ sung

cho công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”,
công bố năm 2004, bản báo cáo là kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ Dự
án“Tăng cường năng lực các cơ quan tư pháp và hành pháp trong phòng ngừa và
đấu tranh chống tội phạm buôn bán người ở Việt Nam” của tập thể các chuyên gia
pháp luật thuộc Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp. Báo cáo tập trung
so sánh, đánh giá tính tương thích giữa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan của Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư bổ sung Công ước về phòng ngừa, trấn áp
và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đánh giá khía cạnh
17


pháp lý và khả năng Việt Nam tham gia hai văn kiện này. Báo cáo cũng đưa ra các
đánh giá và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm
mua bán người.
- “Báo cáo tổng hợp về buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam”, đây là công
trình nghiên cứu của tổ chức ActionAid Việt Nam (viết tắt AAV), công bố năm
2005. Báo cáo là kết quả nghiên cứu cấp quốc gia/vùng lãnh thổ tại Campuchia,
Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam. Đây là một phần trong Dự án về phòng,
chống buôn bán người do ActionAid Việt Nam khởi xướng nhằm xây dựng mạng
lưới xuyên quốc gia hỗ trợ tốt hơn cho các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em Việt Nam.
Báo cáo được tổng hợp theo bốn vấn đề gồm: tìm hiểu tình trạng phụ nữ và trẻ em
bị buôn bán tại nguyên quán của họ, tìm hiểu về hiện trạng tại nơi đến, tiếp cận
những biện pháp can thiệp và đưa ra kiến nghị cho ActionAid Việt Nam về những
can thiệp cho chương trình trong tương lai. Báo cáo đã xác định được các đối tác
tiềm năng trong Chương trình Phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em của AAV
tại 3 quốc gia nghiên cứu; xác định bản chất, mức độ, địa điểm và thành phần cụ
thể của chương trình can thiệp dành cho người bị buôn bán, cộng đồng có người ra
đi trong lĩnh vực nghiên cứu; tìm hiểu điều kiện sống của phụ nữ và trẻ em Việt
Nam tại Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc); tiếp cận tình hình, hình

thức buôn bán, xu thế, nguyên nhân, hậu quả tại mỗi địa điểm xác định và đưa ra
các kiến nghị cho các chương trình.
- “Báo cáo tổng quan về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài”, đây là
công trình nghiên cứu của 4 tác giả Đặng Nguyệt Ánh, Lê Kim Sa, Nghiêm Thị
Thủy, Phi Hải Nam, công bố năm 2011. Báo cáo là kết quả nghiên cứu bức tranh
toàn cảnh về quá trình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài từ năm 20002010, trong đó làm rõ các khái niệm liên quan đến di cư, các công tác quản lý và
những bất cập trong quá trình di cư tạo cơ hội để tội phạm mua bán người tồn tại
và phát triển.
- “Nghiên cứu về mua bán trẻ em trai tại Việt Nam”, đây là công trình nghiên
cứu của Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt
Nam thực hiện, công bố tháng 01/2012. Nghiên cứu đưa ra một số bằng chứng ban
đầu về tình trạng mua bán trẻ em trai xảy ra ở Việt Nam, cả trong nước và nước
ngoài. Trong thời gian qua, trẻ em trai bị mua bán nhằm mục đích bóc lột lao động,
làm ăn xin và bán rong trên đường phố, hành nghề/bóc lột tình dục và nhận con
nuôi. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng các trường hợp trẻ em trai bị mua bán nhưng
18


trong hệ thống báo cáo chính thức của chính quyền địa phương lại không có trường
hợp mua bán trẻ em trai nào hoặc không có số liệu thống kê chính thức về tình hình
này. Đồng thời, chỉ ra những yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm mua bán người nói chung và mua bán trẻ em trai nói riêng, từ đó đưa ra một
số kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh đối với tội phạm này.
- Một số đề tài đề cập đến hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm mua bán
người như: Nguyễn Quang Dũng (1996), Tổ chức tiến hành một số hoạt động điều
tra ban đầu các vụ án mua bán phụ nữ qua biên giới Việt Trung, Hà Nội, Đề tài
nghiên cứu khoa học; Phạm Đang Quyền (1999), Điều tra tội phạm buôn bán phụ nữ
và trẻ em qua biên giới của lực lượng cảnh sát nhân dân, Hà Nội; Một số tài liệu
hướng dẫn về điều tra, truy tố, xét xử đối với tội mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em,
một số bài viết trên các tạp chí, các báo cáo của các cơ quan: Công an, Viện kiểm

sát, Tòa án...
- Các bài viết ở các tạp chí chuyên ngành như: Trần Minh Hưởng (2003),
“Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong tình
hình mới”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7; Vương Hoàng Cảnh (2004), “Cuộc
chiến với tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em”, Tạp chí Lao động và xã hội, số
253; Đặng Thu Hiền (2006), “Một số giải pháp phòng ngừa tội phạm mua bán phụ
nữ và trẻ em”, Tạp chí Kiểm sát, số 21; Lương Thanh Hải (2006), “Phòng, chống
tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 3; Kim Long (2008), Một số vấn đề lý luận về tội phạm mua bán phụ nữ,
trẻ em, Thông tin khoa học xét xử số 03. Các bài viết đề cập đến một khía cạnh,
một vấn đề cụ thể liên quan đến tội phạm mua bán người.
- Các tài liệu tập huấn: Bộ Công an – Tổng cục cảnh sát – Bộ Quốc phòng –
Bộ Tư lệnh Biên phòng (2007), Sổ tay hướng dẫn điều tra vụ án buôn bán người,
Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội ; Ban chỉ đạo Commit Việt Nam (2008), Bộ tài liệu
tập huấn liên ngành về phòng, chống buôn bán người, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội; Asean (2009), Tài liệu tập huấn của Asean về nâng cao nhận thức phòng,
chống tội phạm buôn người cho Thẩm phán và Kiểm sát viên, Thành phố Hồ Chí
Minh; Bộ Công an – Vụ pháp chế (2012), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật
Phòng, chống mua bán người, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội ; Tài liệu Hội thảo
Tình hình phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài và việc phòng, chống mua bán
phụ nữ, trẻ em qua biên giới – Những vấn đề đặt ra trong quá trình sửa đổi Luật
hôn nhân và gia đình, được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long tháng 7/2012.
19


Các tài liệu này cung cấp những nghiên cứu, thông tin, kỹ năng cơ bản về
phòng, chống tội phạm mua bán người. Đây là những tài liệu được biên soạn bởi
chính những tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình phòng, chống tội phạm mua
bán người nên mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, các tài liệu chủ yếu mang tính
hướng dẫn và báo cáo là chính, thiếu tính tổng hợp và khái quát.

1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu các công trình trong nước và ngoài nước về tội phạm
mua bán người như đã đề cập ở trên, tác giả có một số nhận xét, đánh giá về các kết
quả nghiên cứu như sau:
1.3.1 Về các công trình nước ngoài
- Thứ nhất, các công trình nghiên cứu, đặc biệt là các văn kiện đã đề cập và
phân tích các nguyên tắc, kế hoạch hành động, trong đó chỉ rõ các bước cần tiến
hành để thực hiện các nguyên tắc, đặc biệt đưa ra được khái niệm về buôn bán
người, cũng như mô tả được các hành vi, yếu tố cấu thành tội phạm mua bán
người. Đây là điểm xuất phát rất quan trọng, là cơ sở lý luận mang tính chất tiền đề
để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận và có sự so sánh giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Thứ hai, các công trình nghiên cứu nước ngoài thường được thực hiện thông
qua điều tra xã hội học, thông qua các cuộc điều tra các tác giả chỉ ra thực trạng và
đề xuất kiến nghị trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn. Cách tiếp cận này, có ưu điểm là
xác với thực tế, đưa ra các kiến nghị phù hợp tại phạm vi nghiên cứu nhưng hạn
chế là không mang tính khái quát (các tác phẩm thường được trình bày dưới dạng
câu hỏi khảo sát, trả lời).
- Thứ ba, pháp luật Việt Nam và thế giới còn tồn tại sự khác biệt, trong đó có sự
khác biệt về khái niệm tội phạm mua bán người giữa các nước với nước ta, thể hiện rõ
nhất ngay cách dùng từ để chỉ về loại tội phạm này, đa số các nước dùng “buôn bán
người”, nước ta là “mua bán người”, cũng như một số yếu tố cấu thành tội phạm…
- Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã xác định được các đối tác tiềm năng trong
các Chương trình Phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em tại
các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến và điểm xuất phát, cũng như xác định bản chất,
mức độ, địa điểm, hình thức buôn bán, xu hướng, nguyên nhân, hậu quả tại mỗi địa
điểm đã xác định. Xác định các lỗ hổng trong đáp ứng nhu cầu phòng, chống mua bán
người giữa các quốc gia từ đó đưa ra các kiến nghị cho các chương trình hợp tác về

20



phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em trong tương lai với
các lĩnh vực đã được xác định.
- Thứ năm, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp cho tác giả một cái
nhìn toàn diện, đa chiều về tình hình tội phạm mua bán người ở các nước và công tác
đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên phạm vi các nước và thế giới, từ đó
giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu, so sánh với thực trạng đấu tranh phòng, chống tội
phạm mua bán người ở nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm
mua bán người nói riêng.
1.3.2 Về các công trình trong nước
- Thứ nhất, các công trình cho thấy có nhiều cách tiếp cận ở các góc độ khác
nhau từ góc độ tội phạm học, góc độ pháp lý hình sự đối với tội phạm mua bán
người. Các công trình nghiên cứu cũng đã thống nhất về mặt nhận thức lý luận về
tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng. Các tác giả đều khẳng
định tội phạm mua bán người tại nước ta ngày càng phức tạp và cần sự nỗ lực của
toàn xã hội để đẩy lùi tội phạm này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, một số công trình được nghiên
cứu đã từ lâu ở giai đoạn trước khi Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ
sung năm 2009 và Bộ luật hình sự năm 2015, Luật phòng, chống mua bán người
được ban hành.
- Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã thống nhất về nhận thức lý luận về
tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm mua bán người nói riêng, bao
gồm: Phần ẩn của tình hình tội phạm; Phần hiện của tình hình tội phạm; Thực trạng
(mức độ) của tình hình tội phạm. Động thái (diễn tiến) của tình hình tội phạm; Tính
chất của tình hình tội phạm; Cơ cấu của tình hình tội phạm; Đánh giá tình hình tội
phạm theo cơ cấu, động thái và tính chất của tình hình tội phạm để làm cơ sở để tìm
ra nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm, từ đó đưa ra dự báo và đề ra các
giải pháp khắc phục.

- Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ vai trò phòng, chống của
tình hình tội phạm, thiếu một trong hai mặt này thì không thể từng bước giải quyết
có hiệu quả vấn đề tội phạm, dần loại nó ra khỏi đời sống xã hội. Các công trình
nghiên cứu cũng đều thống nhất đánh giá vai trò nổi trội của phòng ngừa tội phạm
nói chung và phòng ngừa tội phạm mua bán người nói riêng, trong sự so sánh vai
trò giữa phòng và chống tội phạm.
21


- Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã được công bố thời gian qua về tình hình
mua bán người (mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em) trên một địa bàn cụ thể, đã đi sâu
nghiên cứu được những đặc trưng pháp lý, cũng như khái quát được công tác đấu
tranh, phòng, chống tội phạm mua bán người trên một địa phương cụ thể trong một
giai đoạn nhất định, trong đó đã thống kê đầy đủ số lượng vụ, đối tượng, nạn nhân,
đồng thời cũng tìm ra được các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và
đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm này. Đây là những nghiên cứu hữu ích sẽ được tác giả kế thừa trong quá
trình nghiên cứu. Tuy nhiên, bản thân tình hình tội phạm mua bán người thời gian
qua luôn biến đổi và chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu tổng kết thực
tiễn, phân tích nguyên nhân và điều kiện để tội phạm mua bán người tồn tại và phát
triển từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người
trên phạm vi cả nước. Các công trình, đề tài nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành… là những điều kiện hỗ trợ cho việc thực
hiện luận án.
- Thứ năm, đã có một số công trình nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm mua
bán người nhưng chưa được nghiên cứu sâu, vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu sâu để
có cách hỗ trợ phù hợp.
1.3.3 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Trên cơ sở khảo cứu, hệ thống hoá các công trình khoa học đi trước có liên
quan đến đề tài luận án, tác giả kế thừa có chọn lọc và phát triển ý tưởng khoa học, từ

đó đưa ra những luận điểm của mình về vấn đề nghiên cứu.
- Bên cạnh việc nghiên cứu hệ thống các quy phạm pháp luật về tội phạm mua
bán người, luận án sẽ tập trung hướng nghiên cứu vào thực tiễn phòng, chống tội
phạm mua bán người thời gian qua tại Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2010
đến nay (thời điểm Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 có
hiệu lực thi hành). Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những khó khăn, phức
tạp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, trên cơ sở đó
đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện.
- Một hướng tiếp cận khác cũng được luận án chú trọng là nghiên cứu lý luận
về quyền con người và cơ sở thực tiễn của nó, sự liên quan giữa quyền con người
với tội phạm mua bán người, từ đó đưa ra các giải pháp căn bản từ gốc để nâng cao
hiệu quả đấu tranh với tội phạm này.

22


×